Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(MN) một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.65 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện .............................

T
T

Họ và tên
tác giả

Ngày/
tháng/
năm sinh

Nơi
cơng tác

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp vào
việc tạo


ra sáng
kiến

Đại học

100%

Trường
1

Mầm non

Giáo

...............

viên

..............
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các
hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3
tuổi C, trường mầm non .............................”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: .............................
- Chức vụ: Giáo viên.
- Đơn vị công tác: Trường mầm non ..............................
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường mầm
non .............................” thuộc lĩnh vực phát triển toàn diện.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày
25/08/2018 đến 09/04/2019.
4. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới:

1


- Sáng kiến này chưa được áp dụng ở các lớp và lần đầu tiên được áp dụng
ở lớp 3 tuổi C, trường mầm non ............................. năm học 2018- 2019.
- Với việc áp dụng sáng kiến này, giáo viên quan tâm hơn đến nhu cầu, hứng
thú và khả năng của trẻ, cơ giáo biết đưa ra các tình huống để từng trẻ đều đạt
được thành tích. Trẻ em khơng căng thẳng, được thực hành trải nghiệm nhiều hơn,
được nêu lên ý kiến của mình, được chia sẻ kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm
của bạn bè nhiều hơn. Do đó trẻ tự tin hơn.
- Trẻ gần gũi với giáo viên hơn, sẵn sàng chia sẻ hơn vì các con khơng bị
áp đặt và vì các con được tự khẳng định mình.
- Giáo viên tạo ra một khơng gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển
tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng chủ động đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, biết
khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề ở
mỗi trẻ như nhà văn Nhật Bản Kakura nói: “Con người là ngọn đèn được thắp
sáng chứ không phải là những cái bình nước cần được đổ đầy”.
- Thường xuyên tổ chức các họat động chăm sóc giáo dục trẻ một cách
thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực:
Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích
cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tịi, biết vận dụng vốn
kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của
trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện chăm sóc giáo dục trẻ tại

nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Giáo viên khuyến khích
phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên cũng như nguyên vật liệu
phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
4.2. Tính khoa học:
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non cho trẻ 3-4 tuổi, căn cứ vào mục tiêu, nội dung chăm sóc giáo dục
Mầm non, hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dục Mầm non.
- Nội dung sáng kiến mà tơi đưa ra đều có cơ sở lý luận vững vàng, luận
cứ khoa học, xác thực, luận chứng thuyết phục, phù hợp với lớp, độ tuổi, phù
hợp với địa phương nơi tôi công tác.
2


- Sáng kiến được thực hiện dựa trên tài liệu: “Hướng dẫn thực hành áp
dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”. Đặc biệt năm học
2018- 2019 thực hiện chủ đề: “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, đây cũng là
năm tiếp tục thực hiên chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” cùng với việc học tập module MN 1- D: “Xây dựng trường mầm non lấy
trẻ lầm trung tâm”. Đó chính là cơ hội để giáo viên có thể tìm hiểu, học tập để
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Xây dựng được một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ trong và ngoài lớp, đảm bảo an tồn, thân thiện với trẻ.
Trẻ có thể: “Học bằng chơi, chơi mà học”.
- Giúp trẻ thoái mái hơn khi lĩnh hội kiến thức, biết hợp tác cùng bạn, xây
dựng tính độc lập, kích thích óc tị mị, khả năng sáng tạo, biết chia sẻ, lắng nghe
người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn. Ngồi ra, nó cịn
xây dựng ở trẻ lịng tự tin, chủ động và phát triển khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
- Giáo viên nâng cao ý thức trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục
hướng tới chủ thể của q trình giáo dục đó là đứa trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ

thể hiện nhu cầu, khả năng cũng như ý kiến của mình. Giáo viên đã sử dụng tốt
phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành của từng
nội dung, biết xây dựng kế hoạch, đổi mới hình thức tổ chức, các phương pháp
giáo dục được thực hiện linh hoạt hơn, lồng ghép, tích hợp nhẹ nhàng trong các
hoạt động trong ngày của trẻ.
- Ngôn ngữ trong sáng kiến dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trẻ 3-4
tuổi và đảm bảo tính khoa học.
4.3. Tính thực tiễn:
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2018- 2019 của trường mầm non .............................. Để thực hện tốt
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp 3 tuổi C và có kế hoạch cải tiến nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm học tiếp theo thì việc tổ chức
tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết.
4.3.1. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cho trẻ mẫu giáo.
3


Qua khảo sát thực trạng về chất lượng của trẻ lớp 3 tuổi C đầu năm học
cho thấy.
Mức độ đánh giá
Chưa
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
đạt

Tổng
số trẻ

Đạt


25

17

68 %

8

32 %

Trẻ có ý thức thực hiện tốt
yêu cầu của tiết học

25

16

64 %

9

36 %

Trẻ tự tin bày tỏ suy nghĩ,
nhu cầu của mình

25

13


52 %

12

48 %

Kỹ năng phối hợp và làm
việc theo nhóm

25

15

60 %

10

40 %

25

15

60 %

10

40 %


Nội dung
Trẻ yêu thích, hứng thú
tham gia vào các hoạt động

Khả năng thực hành trải
nghiệm

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trên, ta thấy:
Khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động chưa cao, số
trẻ tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của mình cịn thấp. Vì vậy kỹ năng phối hợp
làm việc theo nhóm và khả năng thực hành trải nghiệm vẫn chưa cao mới chỉ đạt
15/ 25 trẻ = 60 %.
4.3.2. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường mầm
non ..............................
Qua kết quả khảo sát đầu năm học của trẻ như trên, tơi dã suy nghĩ và tìm
ra: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho
trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường mầm non .............................” Với
lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề cùng với kinh nghiệm của bản thân và sự
giúp đỡ của bạn bè động nghiệp, sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh, sau đây
là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học 2018- 2019:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động giáo dục:

4


Môi trường đối với trẻ mầm non rất quan trọng vì mơi trường là yếu tố
góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần chú trọng xây dựng mơi trường tích cực, phù

hợp, kích thích trẻ hoạt động.
Tạo mơi trường ngồi lớp học thân thiện gần gũi với trẻ:
Mơi trường ngồi lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tồn diện cho trẻ. Bản thân tôi đã cùng
với ban giám hiệu và các giáo viên trong trường luôn nghiên cứu, sáng tạo để
tạo mọi điều kiện tốt cho trẻ hoạt động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, hệ
thống cây bóng mát và hoa được cơ và trẻ trồng và chăm sóc. Từ những lốp xe
bỏ đi dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo giờ trở lên gần gũi, ngộ nghĩnh và
đẹp mắt, qua đó trẻ học được cách gữ gìn và bảo vệ mơi trường, cách chăm sóc
cây, hoa. Trẻ thêm u q, thích trồng và chăm sóc cây cảnh, có hành động giữ
gìn và bảo vệ mơi trường.

Hình ảnh trẻ chăm sóc cây cảnh
“Mỗi ngày đến trường học là một ngày vui” đặc biệt với trẻ 3 tuổi khi đến
lớp, trẻ được chính tay gắn ảnh của mình lên bảng “ Bé chăm học” mới thú vị
làm sao, phụ huynh thì thấy được tất cả lịch học tập, vui chơi, thực đơn của con
em mình ở lớp và được tuyên truyền nhiều kiến thức nuôi dạy trẻ thông qua
bảng tuyên truyền của lớp được các cơ giáo trang trí thật đẹp mắt và thay đổi
thường xun cho phù hợp.
Hình ảnh góc bé đến lớp
Thiết kế môi trường trong lớp đẹp, phù hợp kích thích trẻ hoạt động
tạo sản phẩm:
Mơi trường trong lớp học cũng rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ
hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ. Môi trường bên trong là khoảng
không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung hơn. Đánh giá
được tầm quan trọng đó, khoảng khơng gian trong lớp cũng được tôi chú ý. Với
không gian lớp đủ rộng để trẻ học tập và vui chơi, mảng chính của lớp học được
5



trang trí sinh động, hấp dẫn và thay đổi theo từng chủ đề. Các góc hoạt động
được trang trí với những hình ảnh ngộ nghĩnh, rõ nét, vừa tầm mắt của trẻ, có
tên góc rõ ràng, đồ dùng, đồ chơi trên giá đa dạng, phù hợp với từng chủ đề, có
nhiều đồ chơi mở và đồ chơi sưu tầm từ nguyên vật liệu thiên nhiên được bày
trí hấp dẫn, được lau rửa thường xuyên và đảm bảo dễ lấy, dễ cất và chơi theo
nhiều cách khác nhau. Ở các góc đều có góc mở để kích thích trẻ tư duy sáng
tạo, các góc chơi được sắp xếp và phân bố hợp lý tạo điều kiện để trẻ có thể giao
lưu giữa các góc và tự đổi vai chơi theo hứng thú của mình.
Ví dụ: Với chủ đề: “Bản thân”, tơi thiết kế góc mở cho trẻ phân biệt trang
phục bạn trai bạn gái, và đếm số lượng đồ dùng đồ chơi. Tơi thấy trẻ rất hứng thú
chơi. Qua đó trẻ học được cách phân biệt đồ dùng, trang phục bạn trai bạn gái, rèn
luyện kỹ năng đếm cho trẻ, rèn và phát triển tư duy, trí nhớ, ngơn ngữ cho trẻ.

Hình ảnh trẻ chơi ở góc học tập
Tạo mơi trường giao tiếp tích cực cho trẻ:
Mơi trường giao tiếp của trẻ ở trường mầm non cũng rất quan trọng. Với
trẻ 3 tuổi, trẻ vẫn cịn nhút nhát, chưa thích đi học. Môi trường giao tiếp cởi mở,
thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung
quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong
ước của trẻ với giáo viên, với bạn bè. Nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ hơn, trẻ
hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng
cao hơn. Trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn bởi khi đến lớp trẻ
luôn được tôn trọng, được đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ, tạo điều kiện,
cơ hội cho trẻ thực hành trải nghiệm và phát triển năng lực cá nhân. Nắm bắt
được điều đó, trong mỗi hoạt động, tơi ln chủ động giao tiếp và tạo cơ hội cho
trẻ được giao tiếp với cơ giáo và các bạn.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, cơ có thể trị chuyện cùng trẻ về các bộ phận
trên cơ thể “Chủ đề bản thân” trẻ sẽ vui vẻ giới thiệu về tên tuổi, các bộ phận
trên cơ thể, sở thích của mình. Như vậy, trẻ sẽ có tâm lý thoải mái khi bước vào
các hoạt động khác và đem lại hiệu quả cao.


6


Hình ảnh cơ và trẻ trong giờ đón trẻ của cơ trị lớp 3 tuổi C
* Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động chú trọng tới khả năng thực
hành trải nghiệm, thí nghiệm:
Với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải
nghiệm thực tế dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến
thức sẵn có. Như vậy, thơng qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, trẻ được
cung cấp các kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành năng lực phẩm chất, kinh
nghiệm để phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá:
Với trải nghiệm, trẻ rất hứng thú và kiến thức kỹ năng sẽ hình thành một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tôi cho trẻ tham gia giáo dục trải nghiệm sáng
tạo thơng qua hoạt động ngồi trời, hoạt động khám phá khoa học. Cô chủ động
lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm kích thích tính tị mị muốn
được tham gia của trẻ.
Ví dụ: các con hãy nhìn xem cốc nước này như thế nào? Nước sẽ ra sao
nếu chúng mình cho một ít bột màu đỏ có thể hịa tan vào? Chúng mình hãy
cùng thử xem nào!

Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm về nước đổi màu
Giáo dục trải nghiệm mang đến bài học thực tiễn:
Tùy theo điều kiện mà chúng ta có thể thiết kế các thí nghiệm cho trẻ như:
Hằng ngày, cơ cùng trẻ tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầm
của hạt. Qua đó trẻ học cách chăm sóc cây, biết về sự sinh trưởng phát triển của
cây, trẻ được làm việc như một nhà khoa học thực sự từ đó trẻ biết yêu quý và
chăm sóc cây. Hay cho trẻ quan sát cây thiếu ánh sáng và cây có đủ ánh sáng,
sau đó cơ giải thích: Cây, con vật cũng giống như con người cần phải ăn, phải

uống, phải thở mới sống được vì vậy chúng ta nên chăm sóc chúng để chúng
lớn lên. Khi đó, cây xanh sẽ làm cho cho môi trường thêm trong lành. Cũng có
thể trong một giờ khám phá xã hội, giáo viên nhẹ nhàng tích hợp để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Trong tiết trị chuyện về trang phục của bé, cơ cho trẻ chọn trang
phục theo mùa, cho chơi trò chơi gấp quần áo,từ đó sẽ giáo dục cho trẻ biết ăn
7


mặc phù hợp với thời tiết. Thơng qua trị chơi gấp quần áo, cô dạy trẻ kỹ năng
sống là kỹ năng tự phục vụ biết cách tự mặc áo.
Cũng có thể thông qua các ngày hội, ngày lễ, cô tổ chức cho trẻ cùng
trang trí khánh tiết, tham gia sắp xếp các gian hàng hay một buổi tiệc nhỏ, cùng
nặn các loại bánh và thưởng thức chúng, đây cũng là một hình thức trải nghiệm
lý thú với trẻ
Hình ảnh trẻ trải nghiệm trong ngày mùng 3/ 3 âm lịch ( tết hàn thực)
Giáo dục trải nghiệm tạo cho bé niềm say mê tìm hiểu:
Có thể khẳng định rằng trẻ em say mê, thích tìm hiểu sự vật hiện tượng thì
trẻ mới có thể lĩnh hội được những kiến thức mới, học bằng cách khám phá và
biết cách lĩnh hội những kiến thức mới giúp bé được trải nghiệm và tự phát hiện
ra những điều lý thú.
Tùy vào điều kiện cụ thể, cơ giáo có thể tạo cho trẻ cơ hội thực hành trải
nghiệm một cách đơn giản không hề tốn kém hoặc mất thời gian.
Ví dụ: Cơ giáo thay vì dạy trẻ một cách sáo rỗng về cách chăm sóc rau thì
cơ có thể cho trẻ ra vườn rau tham quan trong giờ chơi ngoài trời rồi cùng trẻ
nhổ cỏ, bắt sâu, tưới rau. Như vậy trẻ sẽ rất hứng thú. Hay trong giờ khám phá
xã hội trò chuyện về cơng việc của bác nơng dân thay vì nói về công việc vất vả
của bác và giáo dục trẻ tại sao phải u q bác nơng dân thì hãy cho trẻ chơi trị
chơi làm bác nơng dân gánh mạ đi cấy rịi hỏi trẻ con có thấy mệt khơng? Vậy
con phải có tình cảm thế nào với bác nơng dân như vậy chẳng phải trẻ sẽ hứng
thú hơn việc phải ngồi và nghe cơ nói. Cơ giáo cũng có thể cho trẻ tự làm đồ

dùng để học và chơi như vậy trẻ cũng thích thú hơn.

Hình ảnh trẻ chăm sóc vườn rau
* Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ trong và
ngồi lớp học.
Chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm tạo điều kiện
cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân
8


trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú dựa vào khả năng của mỗi đứa trẻ. Đây
cũng là thử thách rất lớn với giáo viên vì như vậy giáo viên phải thiết kế và tổ
chức các hoạt động sao cho mang tính mở để kích thích trẻ tư duy.
Tổ chức các hoạt động trong lớp:
Các hoạt động trong lớp được thiết kế đảm bảo tính vừa sức, chuyển tiếp
linh hoạt và xen kẽ động tĩnh để cho trẻ không bị chán khi học và cần đảm bảo
rằng trẻ ln được học bằng chơi. Cơ giáo cũng có thể kết hợp với âm nhạc để
trẻ hứng thú hơn có thế trẻ mới lĩnh hội được kiến thức.
Ví dụ: Trong giờ làm quen với toán: Xác định tay phải- tay trái cô cho trẻ
cầm cốc, bàn chải và vận động theo bài: “Bé tập chải răng” để trẻ xác định tay
trái cầm cốc, tay phải cầm bàn chải.

Hình ảnh trẻ và cơ trong hoạt động học tốn xác định tay phải - tay trái
Tổ chức các hoạt động ngoài lớp:
Hoạt động ngoài lớp học là hoạt động mà trẻ yêu thích nhất vì trẻ có thể
hịa mình vào thiên nhiên, được nơ đùa thỏa thích, được khám phá và tìm hiểu
những gì trẻ muốn. Nắm bắt được điều đó, tơi sưu tầm các nguyên vật liệu tự
nhiên cho trẻ sáng tạo và vui chơi như vậy vừa đỡ tốn kém lại thân thiện với môi
trường mà lại tạo điều mới lạ cho trẻ ngay từ những vật gần gũi.
Ví dụ: Từ những chiếc mo cau, ta có thể mang cho trẻ chơi trò chơi kéo

mo cau- một trò chơi dân gian quen thuộc, hay các non sữa bột bỏ đi cho trẻ
chơi cà kheo hay con trâu làm từ lá mít, lá cây ngọc lan rụng vừa giáo dục trẻ vệ
sinh mơi trường lại khơi gợi óc sáng tạo của trẻ. Trẻ được học tập,vui chơi và
hịa mình vào thiên nhiên sẽ làm tăng hứng thú của trẻ trong các hoạt động.
Ngồi ra, thơng qua các hoạt động được tổ chức ngoài lớp học như vậy, trẻ em
được rèn luyện và phát triển về thể chất rất tốt.

Hình ảnh kéo mo cau trong hoạt động chơi ngoài trời
9


Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ cho trẻ:
Hoạt động lễ hội là một trong những hoạt động giáo dục cần thiết trong
chương trình giáo dục mầm non. Thơng qua các lễ hội trong năm sẽ góp phần
giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Đối với trẻ mầm non, trẻ rất hào hứng với các hoạt động lễ hội. Với mỗi
lễ hội giáo viên dạy trẻ biết tên gọi của ngày hội ngày lễ, biết các hoạt động
trong ngày lễ . Khi chuẩn bị đến ngày lễ, cô cho trẻ tập văn nghệ, cùng cô giáo
chuẩn bị khánh tiết cho ngày hội, ngày lễ như vậy chẳng phải trẻ càng náo nức
thêm sao. Không những vậy, trẻ được rèn luyện củng cố các kỹ năng và phát
triển các lĩnh vực như: Lĩnh vực thể chất,lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực ngơn ngữ,
lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội, lĩnh vực thẩm mĩ. Trong lễ hội, trẻ được
vui chơi, khám phá những điều mới lạ thơng qua các trị chơi, học được cách
giao tiếp và quan trong là trẻ mạnh dạn hơn, yêu trường mến lớp, thích được đến
trường mầm non.
Ví dụ: Với ngày: “ Bé vui hội xuân” năm học: 2018- 2019, tơi trị chuyện
cùng trẻ về ngày hội, nhắc phụ huynh chuẩn bị trang phục, cho trẻ trang trí
khánh tiết cùng cơ, luyện văn nghệ, biểu diễn thời trang và bài đồng diễn. Như
vậy, khi tổ chức trẻ rất hào hứng.


Tiết mục văn nghệ của cô và trẻ trong ngày:
“Bé vui hội xuân” năm học 2018- 2019.
* Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ
động của trẻ:
Phát huy tính tích cưc chủ động của trẻ là điều mà tất cả các nhà giáo dục
đều mong muốn. Trẻ có tích cực hoạt động thì kết quả trên trẻ mới đạt được. Để
làm được điều đó, giáo viên cần xác định phải thực sự tâm huyết với nghề và coi
trẻ như con, như bạn có thế mới đạt được hiệu quả giáo dục.
Ln thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học:
Thu hút sự chú ý của trẻ vừa dễ vừa khó đặc biệt là với trẻ 3 tuổi vì trẻ rất
thích những điều mới lạ nhưng lại dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy mỗi
tiết học tơi ln xác định rõ mục đích yêu cầu của từng loại tiết mà đặc biệt là
phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ 3- 4 tuổi là khả năng tập trung chú ý chưa cao.
theo đó, tơi ln sử dụng các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn, sử
10


dụng các trị chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học
và hoạt động học xuyên suốt chủ đề. Qua đó, giờ học nào trẻ cũng hứng thú,
khơng gị bó, kết quả hoạt động cao phát huy tính tích cực của trẻ.
Cơ giáo luôn chú trọng tới phương pháp nêu gương:
Với trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 3 tuổi nói riêng nêu gương là
rất quan trọng vì trẻ tuổi này rất thích được khen. Trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều
khi được cô giáo động viên khen ngợi và nêu gương. Ngược lại, trẻ sẽ rất buồn
nếu bị cô giáo và các bạn chê cười.
Nêu gương có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, và mọi đối tượng tùy theo mục
đích giáo dục. Cơ có thể nêu gương chỉ là vì hơm nay trẻ đến lớp rất ngoan khơng
khóc nhè hoặc khơng mang q đến lớp, cũng có thể là trẻ vẫn chưa ngoan lắm
nhưng cô vẫn nêu gương ví dụ: Hơm nay bạn An đến lớp vẫn cịn địi mẹ mua q
bánh, ngay lúc đó cơ có thể dùng hình thức nêu gương là: Các con ơi bạn An hơm

nay ngoan lắm bạn ấy khơng địi mua quà nữa đâu các bạn khen bạn ấy nào. Như
vậy, bạn An sẽ vui vẻ vào lớp ngay. Hoạt động nêu gương này được tôi tiến hành
thường xuyên vào cuối ngày rồi nêu gương cuối tuần và đã đạt được kết quả cao.
Hình ảnh nêu gương cuối tuần
Nêu gương được thực hiện thường xuyên sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và
khuyến khích các trẻ khác để cùng được nêu gương giống bạn. Ngồi ra, cơ giáo
cũng phải là người ln làm gương trước trẻ về lời nói, cử chỉ, hành động, như
vậy mới khuyến khích được tích tích cực của trẻ.
* Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động giáo dục dưới hình thức thi đua,
khen thưởng:
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi nói riêng
là thích điều mới lạ nhưng lại rất nhanh chán. Nếu cơ giáo khơng có những hình
thức thu hút trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ khơng cao. Bản thân tơi ln tìm tịi,
suy nghĩ và nhận ra thi đua và khen thưởng là hình thức nên được áp dụng để
khuyến khích và tạo hứng thú cho trẻ. Trẻ ln muốn mình giỏi nhất và muốn
làm được mọi việc mà chúng muốn. Chính vì vây, cơ giáo có thể tổ chức tiết học
dưới dạng hội thi hoặc thi đua để khuyến khích trẻ. thi đua thì phải gắn với khen
thưởng mới có hiệu quả.
11


Ví dụ: Trong hoạt động học thể dục: “ Bị trong đường hẹp”- Chủ đề bản
thân, cô cho trẻ chia làm hai đội hoa hồng, hoa cúc cùng nhau tập thể dục rồi bò
lên lấy hoa tặng bạn búp bê, sau đó phần thưởng là rất nhiều đồ chơi mà các bạn
u thích.
Hình ảnh hoạt động học thể dục áp dụng hình thức thi đua khen thưởng
Hình thức thi đua, khen thưởng khi sử dụng cũng nên phải đảm bảo tính
vừa sức với trẻ và phải đảm bảo cơng bằng khuyến khích trẻ nhanh nhẹn, tun
dương những trẻ đã có cố gắng, không chê những trẻ kém. Như vậy, luôn đảm
bảo tính giáo dục trẻ mà lại khuyến khích trẻ hoạt động.

* Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt
động giáo dục:
Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên
phải tích cực tìm tịi, học hỏi để ln sáng tạo đổi mới các thức tổ chức các hoạt
động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động, tiếp thu kiến
thức một cách chủ động. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
để đạt hiệu quả cao hơn.
Ứng dụng công nghệ thơng tin cho trẻ tìm hiểu mơi trường xung
quanh:
Mơi trường xung quanh đối với trẻ vơ cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại tị
mị, hiếu động, ln đặt ra mn vàn câu hỏi. Chính vì thế, cơ giáo phải biết áp
dụng phương pháp dạy học tích cực, dám đổi mới và lựa chọn ra những hình
thức khác nhau trong mỗi chủ đề.
Ví dụ: Cho trẻ “ Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường thủy”,
nếu chỉ quan sát tranh hay mơ hình thì hoạt động học sẽ trở nên đơn điệu và
nhàm chán. Tôi đã kết hợp cho trẻ quan sát về hoạt động của tàu thủy, ca nô.
Như vậy trẻ khơng những quan sát được mà cịn nghe thấy tiếng cịi tàu, nhìn
thấy chuyển động thật của con tàu, điều đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ cho đối
tượng cần tìm hiểu. Như vậy, hoạt động học sẽ mang lại hiệu quả cao.

Hình ảnh tiết học sử dụng giáo án điện tử power point
Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn trẻ hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học:

12


Để tác phẩm văn học như: Thơ, truyện, ca dao, đồng dao đi vào tâm hồn
trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, thoải mái địi hỏi cơ giáo khơng chỉ có giọng đọc,
kể diễn cảm mà phải biết cách lựa chọn các hình thức dạy học đa dạng. Ngồi

việc sử dụng các loại rối, mơ hình, tơi cịn sử dụng các hình ảnh sinh động nhằm
thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Ví dụ khi dạy câu chuyện: “ Tích chu”, ngồi
việc sử dụng mơ hình, tơi cho trẻ xem hình ảnh câu chuyện với các hình ảnh
sinh động, hấp dẫn để trẻ hiểu sâu hơn về tác phẩm qua đó giáo dục trẻ phải biết
nghe lời ơng bà bố mẹ, khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy, tơi thấy
tiết dạy có hiệu quả hơn. Trẻ lớp tôi cũng thấy hứng thú hơn trong các hoạt
động, hiệu quả giáo dục được năng lên đáng kể so với đầu năm.
Hình ảnh hoạt động văn học dạy truyện: “ Tích chu”
Ngồi ra, với các tiết tạo hình, tốn, âm nhạc, cơ giáo có thể linh hoạt sử
dụng kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả cao trong các
hoạt động giáo dục.
* Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh thực hiện giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm:
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ được thực hiện tốt hơn khi có được sự phối
hợp hiệu quả giữa gia đình và nhà trường. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà mỗi
giáo viên cần làm tốt khi thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.
Với tâm lý cũ của cha mẹ là muốn con phải nghe lời mình tuyệt đối đã vơ
hình tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái khi mà trẻ thì muốn nêu lên
suy nghĩ của mình, cách làm của mình cịn cha mẹ thì lại bắt chúng làm theo cha
mẹ. Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giáo dục này chính là do lỗi của bố mẹ
chưa dành nhiều thời gian cho con, cũng là lỗi của giáo viên chưa tích cực
truyên truyền tới cha mẹ và cộng đồng trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi cùng với một giáo viên khác trong lớp
đã bàn bạc với nhau về cách để tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc và
giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Trong cuộc họp phụ huynh đầu
năm học hay qua các giờ đón trẻ, tơi tranh thủ tun truyền phụ huynh: Hãy
dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ và hãy tôn trọng khả năng và ý thích tích
cực của trẻ, thường xuyên thực hiện công việc cùng con và để con nêu ra ý
tưởng mới để phát triển tư duy cho trẻ.

13


Hình ảnh tuyên truyền kiến thức lấy trẻ làm trung tâm cho cha mẹ trẻ.
Thế giới đồ chơi với trẻ là rất thú vị, thay vì mua cho con những chiếc
súng nước, siêu nhân thì phụ huynh hãy mua cho con những đồ chơi phát triển
trí tuệ như lắp ghép, rơbíc thơng minh giúp trẻ tư duy và học qua trị chơi. Đó
cũng là điều mà tơi tun truyền với phụ huynh, tuy nó đơn giản nhưng lại thiết
thực với trẻ.
Tuyên truyền phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên
vật liệu phế thải để phục vụ cho các hoạt động giáo dục cũng là việc làm thường
xuyên mà tôi thấy cũng rất hiệu quả. Việc vận động phụ huynh sưu tầm nguyên
vật liệu cho con mang đến trường để học cũng là một cách tuyên truyền đến phụ
huynh về quá trình học tập của các con ở trường mầm non.
4.4. Tính hiệu quả:
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã tạo cho trẻ
mạnh dạn, tự tin hơn, khả năng hoạt động tư duy đã tốt hơn.
Giáo viên đã sử dụng tốt phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ
bản, kỹ năng thực hành của từng nội dung, đổi mới hình thức tổ chức trong các
hoạt động trong ngày của trẻ.
Nhờ áp dụng sáng kiến này mà tôi đã giúp trẻ trẻ yêu thích, hứng thú tham
gia vào hoạt động, trẻ tự tin bày tỏ suy nghĩ của mình, kỹ năng phối hợp trong
nhóm tốt hơn, phát triển ở trẻ nhiều kỹ năng quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ. Ngồi ra, nó cịn xây dựng ở trẻ biết cách thực hành
trải nghiệm, tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống
thực hằng ngày.
Đối với phụ huynh học sinh: Phụ huynh đã hiểu tâm lý của con hơn, dành
nhiều thời gian hơn cho con và quan trọng là luôn tôn trọng khuyến khích trẻ tư
duy, khơng áp đặt trẻ làm theo mình mà tơn trong những suy nghĩ, hành vi tích
cực của con. Phụ huynh đã có sự quan tâm và phối hợp với giáo viên trong các

hoạt động giáo dục.
4.5. Kết quả, hiệu quả mang lại:
14


Sau khi thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường mầm
non .............................”, trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng của trẻ.
Cụ thể: Kết quả khảo sát cho thấy về chất lượng của trẻ lớp 3 tuổi C tăng
lên đáng kể.
Kết quả:
Qua khảo sát cho thấy:
*Về phía trẻ:
Mức độ đánh giá

Tổng
số trẻ

Đạt

Tỷ lệ
%

Chưa
đạt

Tỷ lệ %

25


25

100 %

0

0%

Trẻ có ý thức thực hiện tốt
yêu cầu của tiết học

25

23

92 %

2

8%

Trẻ tự tin bày tỏ suy nghĩ,
nhu cầu của mình

25

24

96 %


1

4%

Kỹ năng phối hợp và làm
việc theo nhóm

25

23

92 %

2

8%

24

96 %

1

4%

Nội dung
Trẻ u thích, hứng thú
tham gia vào các hoạt động

Khả năng thực hành trải

nghiệm

25

Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động:
- Trẻ yêu trường, mến lớp, thích được đi học. Trẻ khơng cịn khóc nhè mỗi
khi đến lớp.
- Trẻ thích thú hơn khi gia gia hoạt động, khơng nói chuyện riêng trong
giờ học.
- Trẻ tự nguyện và thích được chia sẻ cùng cơ giáo, bạn bè.
Số trẻ đạt là 25/25 trẻ, chiếm 100% tăng 32% so với đầu năm.
Về ý thức thực hiện tốt yêu cầu của tiết học:
15


- Trẻ đã có ý thức thực hiện tốt các yêu cầu của tiết học, trẻ tạo được các
sản phẩm theo chủ đề.
- Có thói quen học tập và thực hiện yêu cầu của cô giáo.
- Biết cách cầm bút, tô màu, biết cất đồ dùng vào đúng nơi quy định, khi
chơi xong biết dọn đồ chơi gọn gàng.
Số trẻ đạt là 23/25 trẻ, chiếm 92 % tăng 28 % so với đầu năm.
Tự tin bày tỏ suy nghĩ, nhu cầu của mình:
- Trẻ gần gũi với cơ hơn, sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với
cơ giáo, với bạn, với những người thân trong gia đình.
- Trẻ biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình khơng cịn nhút nhát, rụt
rè. Số trẻ đạt là 24/25 trẻ, chiếm 96% tăng 44 % so với đầu năm.
Về Kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm:
- Trẻ đã biết phối hợp và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng thảo luận theo nhóm của trẻ tiến bộ rất nhiều.
- Trẻ biết tự khởi xướng trò chơi, biết thảo luận theo nhóm nên kết quả

hoạt động theo nhóm rất tốt.
Số trẻ đạt là 23/25 trẻ, chiếm 92% tăng 32 % so với đầu năm.
Về Khả năng thực hành trải nghiệm:
- Trẻ tò mò ham hiểu biết hơn
- Trẻ thích được tham gia các hoạt động khám phá trải nghiệm.
- Trẻ biết cách chăm sóc cây cối, biết làm các thí nghiệm nhỏ với sự
hướng dẫn của cơ và tìm ra câu trả lời.
Số trẻ đạt là 24/25 trẻ, chiếm 96% tăng 36% so với đầu năm.
* Đối với bản thân:
Cơ giáo tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, tổ
chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong giảng dạy, cô chú ý
đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Cơ giáo ln đặt trẻ vào vị
trí trung tâm của hoạt động. Bản thân cơ giáo có thêm kinh nghiệm trong phối
hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
* Đối với phụ huynh học sinh:
Cha mẹ thấu hiểu tâm lý của con hơn, biết phối hợp với giáo viên trong
q trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Phụ huynh cũng tôn trọng khả năng và ý
16


thích tích cực của trẻ, thường xun thực hiện cơng việc cùng con và để con nêu
ra ý tưởng mới để phát triển tư duy cho trẻ. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt
hơn. Đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, cha mẹ thay đổi trong cách rèn kỹ
năng cho trẻ.
4.6. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua việc thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường
mầm non .............................” nêu trên, tôi thấy đã mang lại kết quả thiết thực,
trẻ lớp 3 tuổi C đã thu được kết quả tốt. Theo tơi sáng kiến này có khả năng ứng
dụng cho tất cả các trường mầm non, không những áp dụng được cho lớp mẫu

giáo lớn 3- 4 tuổi mà cịn có thể áp dụng cho các độ tuổi khác.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng của sáng kiến:
- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
trong trường mầm non. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cịn giúp trẻ có cơ hội
được phát triển tồn diện, khơng chỉ chú trọng tới phát triển trí tuệ mà cịn ni
dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Ngồi
ra, nó cịn xây dựng ở trẻ lịng tự tin, chủ động và biết cách giải quyết công vệc
theo cách riêng của mình. Sáng kiến này có khả năng áp dụng trong phạm vi
trường mầm non .............................. Mặc dù sáng kiến cịn nhiều hạn chế, bản
thân tơi rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng xét duyệt sáng kiến để tơi có
thể áp dung sáng kiến này trong phạm vi rộng hơn để nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
7. Hiệu quả lợi ích thu được:
Sau khi thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C,
trường mầm non .............................” theo nhận định của bản thân và Ban giám
hiệu nhà trường, sáng kiến đã thu được kết quả như sau:
- Trẻ có nhiều cơ hội để học tập, khám phá theo nhiều cách khác nhau,
trẻ được đưa ra ý kiến, quan điểm của mình và tự tìm cách giải quyết vấn đề
dưới sự hướng dẫn của cô giáo nên hiệu quả hoạt động cao hơn.

17


- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, tự tin bày tỏ suy nghĩ, nhu
cầu của mình, thích tìm tịi, khám phá, trải nghiệm, khả năng làm việc theo
nhóm tốt hơn chính vì vậy khả năng thực hành trải nghiệm tốt hơn.
- Giáo viên chịu khó tìm tịi và thiết kế các hoạt động phù hợp với khả
năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ vì vậy trẻ thích thú hơn rất nhiều trong các hoạt

động học.
- Giáo viên chủ động tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để chăm sóc
giáo dục trẻ, từ đó hiệu quả phối hợp cao hơn, bố mẹ cũng hiểu con hơn và
thích được chia sẻ với cơ giáo về tình hình cũng như tâm lý của trẻ.
Với những lợi ích đã đạt được thông qua việc thực hiện sáng kiến: “Một
số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi tại lớp 3 tuổi C, trường mầm non .............................” thì trẻ lớp
tơi đã đạt được các mục tiêu về chất lượng giáo dục độ tuổi như sau:
Lĩnh vực phát triển thể chất: Đạt 24/25 trẻ = 96%
Lĩnh vực phát triển nhận thức: Đạt 25/25 trẻ = 100%
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Đạt 25/25 trẻ = 100%
Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: Đạt 25/25 trẻ = 100%
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Đạt 25/25 trẻ = 100%
Như vậy, tất cả trẻ lớp tôi đã đạt được mục tiêu giáo dục của độ tuổi.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu: Khơng có
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
............................., ngày 09 tháng 04 năm
2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN

.............................

18



×