Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.88 KB, 9 trang )
Tưởng cong mà lại thẳng
Biểu đồ lãi suất huy động ngày càng có những diễn biến làm các
chuyên gia khá bất ngờ thay vì cong lên như nguyên lý huy động
càng dài thì lãi suất càng cao thì nó lại có xu hướng đi ngang.
“Ngắn”, “dài” đều như nhau
Kể từ khi Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi
suất VND theo xu hướng giảm dần, hiện tại, các ngân hàng đã
cam kết giữ lãi suất huy động ở mức 11,2%/năm.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 tuần gần
đây, lãi suất huy động nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và
nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tương đối giống nhau. Cụ
thể, lãi suất huy động 3 tháng là 11% - 11,2%/năm; 6 tháng: 11%
- 11,2%/năm; trên 12 tháng: 10,5% - 11,2%/năm.
Nhìn vào các con số trên, có thể thấy đường cong lãi suất huy
động đang có xu hướng đi ngang thay vì cong lên như nguyên lý
“huy động càng dài thì lãi suất càng cao”.
Nhìn nhận vấn đề này, đã có một vài lo ngại và liên tưởng đến
diễn biến lãi suất của năm 2008. Thời điểm đó, lạm phát phi mã
trên 20% nên Ngân hàng Nhà nước buộc phải thi hành chính
sách thắt chặt tiền tệ: nâng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, rút
tiền gửi kho bạc, yêu cầu mua tín phiếu bắt buộc. Chính sách này
cộng với yếu tố cân đối nguồn vốn không tốt ở các ngân hàng, đã
đẩy họ vào tình thế bất ổn thanh khoản.
Tuy nhiên, so sánh với thời điểm hiện nay, một cán bộ Ban Kinh
doanh nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) nói:
“Xu hướng biểu đồ lãi suất đi thẳng là chuyện bình thường trên
thị trường, không thể nói rằng, cứ “thẳng” là bất hợp lý và có dấu
hiệu đe dọa thanh khoản”.
Theo ông này, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện rất tốt,
hầu như ngân hàng nào cũng dư nguồn vốn khả dụng và bằng