Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của william thacakeray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA WILLIAM THACKERAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU DUNG

NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA WILLIAM THACKERAY
Chuyên ngành: Văn học Anh
Mã số: 62.22.30.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Huy Bắc

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả
nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
một cơng trình nào khác.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 3
2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
4. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 7
5. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 8
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................9
1.1. Châm biếm - Cơ sở lý thuyết tổng quan ........................................................... 9
1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu và tiếp cận về tiểu thuyết của W.Thackeray .. 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .......................................................... 20
Tiểu kết .....................................................................................................................36
Chương 2. SỰ PHA TRỘN CHÂM BIẾM CỦA CÁC THỂ LOẠI ......................38
2.1. Kiểu châm biếm của người đầu trị sân khấu trên bình diện lời ................. 41
2.1.1. Châm biếm trong cách dẫn truyện ............................................................ 42
2.1.2. Giọng tung hứng của người đầu trò .......................................................... 46
2.2. Châm biếm mang phong cách tranh biếm họa .............................................50
2.3.1. Bức biếm họa về xã hội .............................................................................52
2.2.2. Chân dung nhân vật biếm họa...................................................................58
2.3. Châm biếm bằng ngịi bút phê bình ................................................................ 62
2.3.1. Giễu nhại tiểu thuyết .................................................................................63
2.3.2. Nhại và tự trào cái tôi của nhà tiểu thuyết ................................................67

2.3.3. Giễu nhại nhân vật chính diện của tiểu thuyết ..........................................69
2.4. Châm biếm theo phong cách phóng sự, báo chí ............................................ 75
2.4.1. Tinh thần luận chiến với tư tưởng tiến bộ tích cực ....................................75
2.4.2. Lời châm biếm đưa đẩy tự do ....................................................................78
Tiểu kết .....................................................................................................................81
Chương 3. KIỂU NHÂN VẬT MẶT NẠ HAY “CON RỐI DIỄN TRÒ” ............83
3.1. Nhân vật mặt nạ - con rối, sự kế thừa và phát triển ..................................... 84
3.1.1. Nhân vật mặt nạ, khái niệm và cội nguồn văn hóa ....................................84
3.1.2. Kiểu nhân vật con rối, khái niệm và cội nguồn văn hóa............................ 86
1


3.2. Kiểu nhân vật mặt nạ - con rối của Thackeray ............................................. 89
3.2.1. Kiểu nhân vật mặt nạ - con rối xấu xa ......................................................91
3.2.2. Nhân vật mặt nạ - con rối hài hước........................................................... 98
3.3. Mặt nạ tác giả hay sự “diễn trò” ................................................................... 101
3.3.1. Tác giả hay là người đầu trò sân khấu, nhà đạo diễn kịch ......................103
3.3.2. Người kể đeo mặt nạ, xưng “Tơi” ...........................................................106
Tiểu kết ...................................................................................................................114
Chương 4. BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ MANG MÀU SẮC CHÂM BIẾM...........116
4.1. Châm biếm mang màu sắc trí tuệ.................................................................. 117
4.1.1. Triết lí trong nhan đề tiểu thuyết .............................................................118
4.1.2. Lập luận, lí lẽ theo nguyên tắc “lột mặt nạ” ...........................................121
4.1.3. Lối châm biếm bác học – cội nguồn văn học hài hước Anh thế kỉ XVIII .124
4.1.4. Triết lý suy tưởng ....................................................................................131
4.2. Châm biếm mang màu sắc trữ tình ............................................................... 136
4.2.1. Nhận thức xót xa về con người ................................................................136
4.2.2. Trữ tình trong những chiêm nghiệm về sự đời ........................................139
Tiểu kết...................................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ..............................................................................................................147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................152

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Người ta nhớ đến William Thackeray là nhà tiểu thuyết hiện thực nổi tiếng
nước Anh. Đương thời, các nhà nghiên cứu ca ngợi tài năng của ông kết tinh ở đỉnh
cao Hội chợ phù hoa - một bức tranh biếm họa về xã hội Anh và xây dựng nên những
nhân vật điển hình về tính cách.
Song trong quan điểm và góc tiếp cận trước đây về tiểu thuyết hiện thực, ơng khó
có thể vượt qua đỉnh cao Charles Dickens khi xây dựng bức tranh toàn cảnh rộng lớn
xã hội Anh với đầy đủ tầng lớp. Về số lượng sáng tác, ông cũng phải nhường lại vị trí
số một trước khối lượng tác phẩm đồ sộ của người bạn văn cùng thời. Những điều tôn
vinh giá trị của bậc văn tài W.Thackeray thời trước đúng nhưng chưa đủ, khơng làm
cho người ta hình dung về phong cách nghệ thuật của ông một cách sắc nét.
Một nhà văn vượt qua quy luật băng hoại về thời gian, tồn tại lâu dài trong lịng
bạn đọc có lẽ là ở phong cách độc đáo, riêng biệt của cái Tôi sáng tạo. Mặc dù W.
Thakeray hẳn không phải là nhà văn hiện thực sánh ngang tầm cỡ với Dickens về mặt
chinh phục đông đảo độc giả thời bấy giờ nhưng tác phẩm của ơng vẫn có một sức hấp
dẫn độc đáo riêng. Ở đó, văn ơng in dấu ấn cái nhìn sắc sảo, tinh tế của một hoạ sĩ
biếm họa kết hợp với những lời bình luận sâu sắc của nhà phê bình và cảm hứng trữ
tình mãnh liệt của một nhà văn tha thiết với đạo đức, với cái Đẹp. Bằng các trang viết
thấm đẫm chất hài hước châm biếm sâu cay và nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, có
sức lơi cuốn bạn đọc, ơng đã đóng góp cho nền văn học Anh một sắc thái riêng biệt mà
nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã gọi tên là “một lối viết đầy sức gợi, ẩn ý” và “chất
uy-mua độc đáo, ở đó kết hợp trí tuệ và trái tim”. Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm

của ông cũng mang một “màu sắc” khác: Bagehot gọi là “chủ nghĩa hiện thực lạnh
lùng nghiêm khắc và khiêm nhường”. Thackeray có một lối nói duyên dáng, hấp dẫn
riêng và đặc biệt là tư duy châm biếm chi phối cách tổ chức văn bản nghệ thuật, thể
hiện cảm hứng mỉa mai, đả kích mãnh liệt xã hội quý tộc, tư sản Anh đương thời.
1.2. Mỗi tác phẩm là một sinh thể nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Nhà văn nhào
nặn chất liệu từ thực tại đời sống mà sáng tạo nên thế giới nghệ thuật sinh động, gợi
cảm. Các nhà nghiên cứu khi đề cập tới tiểu thuyết của ông thường lấy Hội chợ phù hoa
làm dẫn chứng, trong khi rất nhiều tiểu thuyết nổi tiếng khác của ông được chú ý ở Anh
nhưng ít được bàn đến trong các chủ đề học thuật ở Việt Nam.
Các sách hay chuyên luận viết về văn học Anh hay chủ nghĩa hiện thực, nếu có
3


dịp cũng giới thiệu và điểm đến danh tiếng của ông. Khi bàn về tiểu thuyết thành công
của ông cũng là lúc các nhà nghiên cứu tập trung vào nghệ thuật xây dựng tính cách
điển hình của nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống thượng lưu.
Từ cơ sở nghiên cứu thực tế đó, chúng tơi mong muốn xoay góc nhìn sang một
cách tiếp cận khác: qua nghệ thuật châm biếm của ông để hiểu hơn cách tổ chức nghệ
thuật độc đáo của tác phẩm. Luận án cũng có cơ sở đánh giá xác đáng ưu thế và sức lôi
cuốn mạnh mẽ trong tiểu thuyết của Thackeray, đặc biệt là hình tượng người kể
chuyện xưng “tơi” và thành phần bình luận được nhà văn tăng cường trong tiểu thuyết.
Đây là vấn đề cơ bản và đang được quan tâm đánh giá hiện nay. Bởi văn học luôn là
sự sáng tạo đổi mới không ngừng. Khi nền văn học hiện đại ngày càng đặt ra cấp thiết
vấn đề đổi mới kỹ thuật viết, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của Thackeray ra đời ở
thế kỷ XIX nhưng không hề lỗi thời. Theo thời gian, tác phẩm càng chứng tỏ sức hấp
dẫn khơng thể cưỡng nổi trong cách viết có dun và thể hiện nỗ lực tìm tịi đổi mới tiểu
thuyết của ơng. Vì vậy lựa chọn đề tài này chúng tơi thiết nghĩ có tính chất khoa học và
tính thực tiễn cập nhật.
1.3. Hiện nay trong các trường đại học ở Việt Nam, giáo trình Văn học Anh có
lựa chọn tác giả C.Dickens hoặc W.Thackeray, người ta thường chọn C.Dickens.

Hướng nghiên cứu về W. Thackeray trong nước vẫn đi theo lối mòn của chủ nghĩa
hiện thực, trong khi khuynh hướng tiếp cận của các nhà nghiên cứu thế giới về tác
phẩm của ơng có nhiều đánh giá, nhìn nhận lại. Một số trường đại học nước ngoài, đặc
biệt là Mỹ, trong ngành văn học vẫn giới thiệu các tác giả văn học hài hước Anh thế kỉ
XVIII và chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, và bàn về Thackeray trong các chuyên luận
về nghệ thuật hài, nghệ thuật châm biếm. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này là cơ sở
cho chúng tôi giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên nghiên cứu ở nhiều góc độ về
tác phẩm của ông với cái nhìn khách quan, công bằng hơn về đóng góp của một nhà
văn Anh lỗi lạc.
2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài luận án của chúng tôi là Nghệ thuật châm biếm, khảo
sát từ tiểu thuyết của William Thackeray.
Luận án của chúng tơi phân tích lí giải hiện tượng độc đáo nổi bật trong tiểu
thuyết của ơng là ngịi bút châm biếm. Nó khơng phải chỉ là những hình thức trên bề
mặt câu chữ, mà sâu sắc hơn bắt nguồn từ trong kiểu tư duy châm biếm của tác giả, chi
4


phối mạnh mẽ đến cách tổ chức nghệ thuật tiểu thuyết. Nó làm cho thế giới nghệ thuật
của ơng có một đời sống riêng biệt, mang màu sắc khác lạ từ người kể chuyện đến
nhân vật và bình luận ngoại đề. Chính điều này khiến một số nhà nghiên cứu, độc giả
cùng thời quy kết ông là mâu thuẫn, không kiên định trước sau như một về người kể
chuyện, nhân vật, giọng điệu có tính chất giễu nhại, lững lờ nước đôi hay sự lan man
trong cách dẫn chuyện. Từ những phản biện ấy thơi thúc tơi tìm hiểu sâu sắc hơn về
một nhà văn hiện thực vĩ đại mà người ta đã từng nghĩ tiểu thuyết của ông chỉ dừng lại
ở thế kỉ XIX.
2.2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là chỉ rõ giá trị và nét độc đáo của ngòi bút
châm biếm chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn William Thackeray dựa trên hai vấn

đề là “chìa khóa giải mã” cơ bản: Thứ nhất là nhãn quan của nhà văn nhìn cuộc đời
như là một sân khấu lớn, một hội chợ phù hoa mà ở đó con người là những con rối
đang ngụp lặn đua chen trong dòng may rủi, đeo đuổi theo danh vọng, tiền tài, tiếng
tăm hay địa vị xã hội. Nghiên cứu nghệ thuật châm biếm của Thackeray ở góc độ này để
thấy tầm vóc triết lý và tiếng cười mang ý nghĩa triết học mà nhà văn đã kế thừa và phát
huy truyền thống hài hước châm biếm của nền văn học Anh thế kỉ XVIII. Thực sự đây là
một cách tư duy nghệ thuật độc đáo: tư duy châm biếm tạo nên tính chỉnh thể của thế giới
nghệ thuật tiểu thuyết ở Thackeray.
Cơ sở thứ hai để chúng tơi có thể chỉ ra nét khác biệt trong ngịi bút châm biếm
của ơng đó là tiếng cười châm biếm của ông không ảnh hưởng nhiều của tiếng cười
dân gian bình dân, mà mang đặc trưng uy mua kiểu trí thức, hàn lâm, uyên bác nên
tiếng cười ấy dí dỏm, hóm hỉnh vừa ý nhị, nhẹ nhàng, hài hước nhưng ẩn đằng sau câu
chữ ấy là sự vạch trần không khoan nhượng, phê phán sâu cay. Cách thể hiện trong
văn chương của ơng dù vẫn có nguồn gốc phong cách carnaval và những show trình
diễn nghệ thuật rối đường phố nhưng nó vẫn tốt lên vẻ đẹp un bác, trí tuệ.
Từ đó chúng tơi cụ thể hóa triển khai vấn đề nghiên cứu qua các phần: Ngòi bút
châm biếm chi phối cách xây dựng kiểu nhân vật “con rối diễn trị”. Trong tiểu thuyết
của ơng tiếng cười châm biếm sắc sảo, lôi cuốn và đầy sức gợi bởi vì nó được pha trộn
từ rất nhiều kiểu giọng châm biếm của các ngành nghệ thuật khác nhau. Cuối cùng
châm biếm chi phối cách tạo dựng bình luận ngoại đề như một chủ ý nghệ thuật đặc
biệt, hòa hợp màu sắc triết lí và trữ tình trong màu sắc châm biếm, khác với kiểu giọng
5


trữ tình ngoại đề truyền thống.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là năm tiểu thuyết được đánh giá là tiêu biểu
của Thackerey. Các dẫn chứng trong luận án từ bốn tiểu thuyết nguyên bản tiếng Anh
do chúng tôi thực hiện chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trong đó tiểu thuyết Hội chợ phù
hoa chúng tôi sử dụng bản dịch của dịch giả Trần Kiêm (in lần thứ năm, có sửa chữa),
Nxb Văn học, 2006.

- Lucky of Barry Lyndon, (1844), Oxford University Press, 1999.
- The History of Pendennis: His Fortunes and Misfortunes, his Friends and his
Greatest Enemy (1848- 1850), Oxford University Press, 1999.
- The History of Henry Esmond, (1852), Oxford University Press, 1991
- The Newcomes (1855), Oxford University Press, 1995.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội, luận án sử dụng tổng
hợp các phương pháp, trong đó chú trọng những phương pháp sau:
- Phương pháp thi pháp học và thi pháp học lịch sử: Luận án cũng tập trung vào
các vấn đề cơ bản cốt lõi của nghệ thuật tiểu thuyết: thể loại, nhân vật, người kể
chuyện. Tiểu thuyết Thackerey không chỉ là sự kế thừa nhân vật, cốt truyện, biểu
tượng, motif… từ các nhà văn đi trước mà đã có những phát triển, biến đổi, làm mới,
và đối thoại. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ hướng đến nhiệm vụ khái quát
sự vận động, phát triển của những hình thức tự sự châm biếm trong tiến trình lịch sử
văn học và những cách tân trong tiểu thuyết của Thackerey.
- Phương pháp văn hóa – lịch sử: Phương pháp này đặt tiểu thuyết của Thackerey
trong mối quan hệ ngoại tại, quan hệ với các sáng tác văn học Anh, lịch sử Anh và
châu Âu. Bởi lẽ, nghệ thuật châm biếm luôn được kết nối và tìm thấy trong lịch sử văn
học nhân loại.
- Phương pháp phê bình tiểu sử: Nghiên cứu tiểu thuyết của Thackerey trong mối
quan hệ với cuộc đời của nhà văn sẽ góp phần bổ sung một số thơng tin về những tiền
đề, nhân tố ảnh hưởng tới tư tưởng của nhà văn.
- Phương pháp phê bình xã hội học: Thackerey là nhà văn hiện thực. Tác phẩm
của ông là bức tranh chân thực về xã hội đương thời. Phương pháp này được sử dụng
để đối chiếu với những vấn đề xã hội đương thời. Từ đó, chúng tơi tiếp cận sâu hơn
những vấn đề thuộc về nguồn gốc của nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết
6


Thackerey.

- Phương pháp phân tích văn bản: Đây là cơ sở để luận án khai thác và vận dung
dẫn chứng, thực chứng cho các vấn đề nghiên cứu
Ngoài ra chúng tơi có vận dụng phương pháp loại hình học và các vấn đề của tự
sự học để triển khai làm rõ kết quả nghiên cứu trong luận án.
4. Đóng góp của luận án
Đây là luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về nét độc đáo trong ngòi bút châm
biếm được khảo sát trong các tiểu thuyết tiêu biểu của Thackeray như một đối tượng
chuyên biệt. Chúng tôi khẳng định sự sâu sắc và nét khác biệt trong ngòi bút châm
biếm của Thackeray đó là ơng khơng sử dụng nó đơn giản như là thủ pháp. Châm
biếm trở thành tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, chi phối mạnh mẽ cách tổ chức hình thức
nghệ thuật của tác phẩm, từ đó thể hiện những cố gắng tìm tịi của Thackeray trong sự
đổi mới về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Anh. Ở đây chúng tơi nhìn nhận, đánh giá
nghệ thuật châm biếm của Thackeray như một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất.
Luận án đã tổng hợp, giới thuyết một số khái niệm nghiên cứu về nghệ thuật
châm biếm, là cơ sở lí thuyết để soi rọi vào tiểu thuyết của William Thackeray, để thấy
tầm vóc triết lý, tiếng cười mang ý nghĩa triết học mà nhà văn đã kế thừa và phát huy
truyền thống hài hước châm biếm của nền văn học Anh thế kỉ XVIII. Tiếng cười châm
biếm của ông hầu như không chịu ảnh hưởng của tiếng cười dân gian bình dân, mà
mang đặc trưng châm biếm kiểu trí thức, hàn lâm, uyên bác nên tiếng cười ấy dí dỏm,
hóm hỉnh vừa ý nhị, hài hước vừa thâm thúy, sâu xa.
Cũng qua nghệ thuật châm biếm, chúng tôi nhìn nhận Thackeray đã thể hiện một
tinh thần giải thiêng đối với thời đại Victoria, vốn yêu cầu con người khắt khe trong
khn khổ của nó. Các nhà văn thời kì đó cố tơ vẽ và đua nhau thể hiện một tinh thần
chung, một gương mặt chung giống nhau. Thackeray đã khác, ông coi tiểu thuyết
không phải theo tinh thần nghiêm trang mà xem nó như một trị chơi về cấu trúc, câu
chữ ở góc độ hài hước giễu nhại, coi nhân vật như các con rối của vở diễn, đóng vai và
diễn trịn vai trên sân khấu nghệ thuật cuộc đời, coi nhà văn khơng phải là người có
con mắt thấu suốt nghìn đời mà cũng nhỏ bé, giới hạn nên câu chuyện của họ lững lờ
nước đôi như hiện thực đang trơi chảy, ơng cũng khơng có một cái kết nhất định,
khơng viên mãn, trịn đầy.

Qua nghệ thuật châm biếm, chúng tôi nhận định tiểu thuyết hiện thực của
7


Thackeray có cách thể hiện độc đáo, màu sắc hiện thực được thể hiện dưới ngịi bút
châm biếm có sự hấp dẫn riêng. Sự đổi mới kĩ thuật tiểu thuyết đã tạo cho tiểu thuyết
của ông một dáng vẻ hiện đại và một tinh thần dân chủ sâu sắc. Thackeray hình thành
nên một kiểu trị chơi trong tiểu thuyết, để có thể tạo ra mơi trường giao tiếp chia sẻ,
đối thoại giữa tác giả và độc giả. Ông thực hiện trò chơi về thể loại, pha trộn nhiều thể
loại, nhiều kiểu tư duy nghệ thuật với nhau và tạo nên một người kể chuyện đối thoại
trải nghiệm cùng bạn đọc. Nó phá vỡ thế độc tơn của người kể chuyện, xố bỏ sự đơn
điệu về giọng điệu, điểm nhìn trong tác phẩm, trao cho bạn đọc điểm nhìn riêng, khơi
gợi tính trí tuệ, óc phê phán, phát huy tầm hiểu biết của họ
Đồng thời chúng tôi nỗ lực khám phá từ góc độ văn bản, xuất phát từ văn bản đánh
giá sâu sắc hơn, “nhận chân” giá trị đỉnh cao các tiểu thuyết của ông, định vị rõ rệt hơn
vai trị, vị trí cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn trong nền văn học Anh. Đặt
Thackeray và sáng tác của ơng trong dịng chảy văn học thời bấy giờ chúng tôi đã
nhận thấy sự khát khao đổi mới của ơng vượt thốt, phá vỡ những khn mẫu nghệ
thuật và định hình tư tưởng khơ cứng của thời đại. Tiếng nói tự do dân chủ và bình
đẳng đã tạo ra sự khách quan, quyết liệt trong ngòi bút châm biếm, hài hước mỉa mai
trong sự tâm tình cởi mở. Nhà văn như một người bạn đồng hành mở mang trí tuệ và
nâng tầm hiểu biết của bạn đọc.
5. Cấu trúc của luận án
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án của chúng tơi ngồi phần
Mở đầu và Kết luận, được triển khai trong 4 chương:
Chương một: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương hai: Sự pha trộn châm biếm của các thể loại
Chương ba: Kiểu nhân vật mặt nạ hay “con rối diễn trị”
Chương bốn: Bình luận ngoại đề mang màu sắc châm biếm
Cuối cùng là Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo


8


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Châm biếm - Cơ sở lý thuyết tổng quan
Trong phạm vi luận án, trước hết chúng tôi giới thuyết sơ lược về khái niệm và
đặc điểm nghệ thuật châm biếm làm cơ sở nền tảng lí thuyết để triển khai các luận
điểm chính của đề tài.
Châm biếm là một khái niệm rất quen thuộc trong đời sống của con người và
trong văn học nghệ thuật. Từ “châm biếm” gợi cho ta liên tưởng tới hệ thống các khái
niệm thẩm mỹ: tiếng cười, cái hài, cái hài hước, đả kích, mỉa mai, giễu nhại… Cuộc
sống có vơ vàn tiếng cười khác nhau, tuy nhiên khơng phải mọi tiếng cười đều có tính
chất châm biếm. Đối tượng của châm biếm được xem là cái xấu về mặt xã hội, tha hóa
về đạo đức, nhân cách, xấu về lối sống như: thói xu nịnh, háo danh, giả dối, độc ác,
phản bội… Những cái xấu, cái đáng cười đó tồn tại phổ biến trong những cái đã cũ, lạc
hậu, lỗi thời. Vì vậy, tiếng cười trong châm biếm phải là một loại vũ khí, phương tiện
để phê phán mặt trái của cuộc sống, phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối. Là hình
thức phê phán đặc biệt, nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, khẳng định cái mới và cái tốt đẹp.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng ấy, từ lâu con người đã đưa châm biếm vào ngơn ngữ
và các loại hình nghệ thuật, nâng tầm trở thành môt phương tiện nghệ thuật đắc dụng.
Châm biếm cũng như các dạng thức khác của cái hài đã xuất hiện từ rất lâu,
trong văn học cổ La Mã dưới dạng trữ tình tố cáo. Sự phát triển của các quốc gia cổ đại
làm nảy sinh tính chuẩn mực của tư duy và đánh giá, nảy sinh sự phân biệt thiện – ác.
Điểm xuất phát của sự phân tích châm biếm là những ý niệm chuẩn mực về trật tự hợp
lý của thế giới (ví dụ sáng tác châm biếm của Juvenal, nhà trào phúng cổ La Mã).
Các phong cách châm biếm của hai nhà thơ Roman, Horace và Juvenal, đã trở thành
hình mẫu cho các nhà văn thời đại sau này. Qua đó, châm biếm được phân ra hai loại
như sau:

Châm biếm Horatian: là sự khoan dung, vui nhộn, tinh tế dí dỏm, khơn ngoan.
Khi sử dụng tính hài hước nhẹ nhàng, nó hướng tới mục đích tự xóa bỏ và sửa chữa
các thói hư tật xấu trong cá nhân và xã hội. Nó định hướng sự hóm hỉnh, phóng đại, sự
hài hước về bản thân đối với cái gọi là là sự điên rồ, chứ không phải là cái ác. Âm điệu
cảm thông của Horatian phổ biến trong xã hội hiện đại.
Châm biếm Juvenial là sự châm biếm quyết liệt, dữ dội, cay đắng và tạo cảm
9


giác nghiêm trọng. Được đặt theo tên của nghệ sĩ trào phúng Juvenal, La Mã thời
Augustus, kiểu châm biếm này gây nên tiếng cười đậm nét hơn. Nó giải quyết các tệ
nạn xã hội và những điểm đáng lên án, sự tham nhũng của con người và các thể chế
qua cách thể hiện khinh miệt, xúc phạm và chế nhạo. Hình thức này thường bi quan,
đặc trưng của nó là sự mỉa mai, châm chọc, phẫn nộ về sự thoái hóa đạo đức và tật xấu
cá nhân chứ khơng chú trọng đến tính hài hước.
Đến thời Phục hưng, nguyên tắc xuất phát của châm biếm là bản tính người, là
ý niệm coi con người như thước đo của trạng thái nhân thế, vạn vật (Trong Ca tụng
ngu si của E.Rotterdam). Kế tiếp là thời chủ nghĩa cổ điển, châm biếm thể hiện từ
những quy phạm đạo đức và thẩm mỹ trừu tượng, khách thể châm biếm là những nhân
vật tập trung những đặc điểm tiêu cực. Ở thời Khai sáng, sự phê phán gay gắt, châm
biếm nhằm vào trạng thái thiếu hồn thiện của nhân thế và bản tính con người. Nhiệm
vụ thẩm mỹ tối cao của châm biếm là kích thích và làm sống dậy cái trí nhớ về những
giá trị chân, thiện, mỹ, sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn. Người sáng tạo ra tiếng cười phủ
định càng mang tính lý tưởng phổ qt, tồn dân thì châm biếm càng khỏe khoắn,
năng lực phục sinh càng mạnh.
Từ những truyện châm ngôn hay thơ Chaucer đến những sự mở rộng của John
Skelton, Shakespeare, Ben Jonson, Erasmus và Cervantes, truyền thống châm biếm
phát triển rực rỡ suốt thời Trung Cổ và Phục hưng, đỉnh điểm thời hoàng kim của sự
châm biếm là vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Những cái tên quen thuộc
như Swift, Samuel Butler, John Dryden, Alexander Pope, Richard Steele, Henry

Fielding, và William Hogarth ở Anh và Nicolas Boileau-Despreaux, La Fontaine,
Moliere, và Voltaire ở Pháp đã gợi nhớ đến ngọn nguồn kế thừa và phát triển của nghệ
thuật châm biếm. Thế kỷ XIX, châm biếm đã nhường chỗ cho một hình thức phê bình
nhẹ nhàng hơn. Cách cư xử và đạo đức vẫn còn có tính chế nhạo nhưng thường là
trong khn khổ của một tác phẩm dài hơn, chẳng hạn như một cuốn tiểu thuyết. Tuy
nhiên, châm biếm có thể được tìm thấy trong các bài thơ của Lord Byron, của William
S. Gilbert, trong kịch của Oscar Wilde và G.Bernard Shaw, và trong tiểu thuyết của
W.M.Thackeray, Charles Dickens, và nhiều người khác. Những nghệ sĩ châm biếm
người Mỹ thời đó bao gồm Washington Irving, James Russell Lowell, Oliver Wendell
Holmes và Mark Twain.
Truyện châm biếm thế kỷ XX vẫn tiếp tục ghi nhận và phát huy những phản
ứng của Horatian hay Juvenial đối với những con người trong thời đại bị chi phối bởi
10


sự sợ hãi của bom nguyên tử và bị ô nhiễm, nạn phân biệt chủng tộc, ma túy, kế hoạch
lỗi thời và sự lạm dụng quyền lực, các nhà phê bình đã nhận thấy một số thay đổi.
Trong một số trường hợp, nghệ sĩ châm biếm là khán giả chứ không phải là nghệ sĩ.
Cái gọi là thay đổi, dù là một vở kịch (như Thở của Samuel Beckett, trong đó có tiếng
thở được nghe trên sân khấu khơng chiếu đèn), một câu chuyện đùa (của Lenny
Bruce), hoặc một tạo hình (của John Chamberlain), tìm cách gây nhầm lẫn cho khán
giả bằng cách trình bày sự giả dối như một tác phẩm nghệ thuật thực sự, do đó làm cho
hồi nghi về toàn bộ khái niệm “nghệ thuật”. Các nghệ sĩ châm biếm đương đại được
chú ý là Sinclair Lewis, James Thurber, Aldous Huxley, Evelyn Waugh, W. H. Auden,
Phillip Roth và Joseph Heller.
Nói đến nghệ thuật châm biếm tức là chúng ta nói tới cách thức lựa chọn đối
tượng, tổ chức văn bản nghệ thuật để vạch trần mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng,
phơi bày những đặc tính xấu xa của đủ mọi hạng người trong xã hội, từ đó làm bật lên
tiếng cười châm biếm, đả kích. Bằng cách tống tiễn mọi cái lỗi thời, tiêu diệt đối tượng
khơng khoan nhượng, nó đã tơ vẽ, nói q thậm chí bóp méo đối tượng bằng các biện

pháp: cường điệu, ngoa dụ, phóng đại, nghịch dị. Châm biếm cịn có thể sử dụng các
thủ thuật: so sánh, ẩn dụ, ví von... để tạo nên tiếng cười sảng khối, sâu sắc và mang
lại hiệu quả lớn. Nghệ sĩ thường sử dụng chất hài, mỉa mai, trào phúng, đả kích... để
tăng cường sức mạnh châm biếm của mình, hài hước để vui vẻ, mỉa mai, trào phúng để
tỉnh táo nhận diện đối tượng và đả kích có tác dụng rõ rệt là đánh gục đối phương về
mặt tinh thần. Tính đả kích được thể hiện bằng cái cười nghiêm khắc đối với cái xấu
xa bị bóc trần khỏi vỏ bọc ngồi đẹp đẽ, tạo cho người đọc có thái độ đúng đắn với
tiêu cực, cái xấu và dễ dàng nhận diện được nó trong những cái tưởng như rất thường
trong cuộc sống.
Quả thực vấn đề hài hước, châm biếm đến nay vẫn là một khái niệm hấp dẫn
trong các câu chuyện, sinh hoạt đời sống, trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và đời
sống học thuật của giới nghiên cứu. Trên tinh thần nghiên cứu của luận án, chúng tôi
cho rằng trong chất châm biếm cũng góp phần thể hiện rõ các đặc trưng tinh thần hiểu
biết và khám phá, tính hồi nghi, hài hước và biểu hiện tự do sáng tạo của tiểu thuyết.
Châm biếm thuộc phạm trù mỹ học là cái hài, sự phê phán mang tính cảm xúc
sáng tạo tích cực và có sức cơng phá mạnh mẽ đối với cái tiêu cực luôn tồn tại trong xã
hội. Trong văn học nghệ thuật chúng ta có thể bắt gặp nhiều khái niệm: Hài hước, mỉa
mai, châm biếm, trào phúng, đả kích, giễu nhại... Các phạm trù liên quan đến cái hài
11


có những đặc điểm chung và riêng. Địi hỏi sự phân biệt rành rọt sẽ rất khó khăn vì
chúng ln hỗ trợ, đồng hành cùng nhau. Tuy nhiên có một số đặc điểm nhận dạng
khái niệm, chúng tôi giới thuyết ra đây cũng nhằm làm rõ thêm nghệ thuật châm biếm
là đối tượng nghiên cứu của luận án và hiệu quả, sức mạnh của châm biếm khi huy
động nhiều màu sắc hài đa dạng.
Nhìn ở các góc độ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, châm biếm cũng
được nhìn nhận là một nghệ thuật rất phổ biến và hiệu quả. Trong các sách và giáo
trình Mỹ học đại cương của các tác giả Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân,
Nxb Giáo dục năm 2003, Mỹ học đại cương của tác giả Đỗ Văn Khang, 2002 (tái

bản), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, khi viết về cái hài trong cuộc sống và trong nghệ
thuật, các tác giả đều đề cập tới khái niệm châm biếm. Châm biếm là một trong các
cấp độ từ thấp đến cao của cái hài, tính theo mức độ gay gắt và tính chất triệt để của sự
phê phán. Thứ nhất là Hài hước – bông đùa, bông lơn. Ở đây cái cười xuất phát từ mâu
thuẫn bề ngồi và mang tính chất nhẹ nhàng, thoả mái, nhằm xây dựng cho đối tượng,
loại bỏ những yếu điểm để đối tượng ngày một hoàn thiện hơn. Thứ hai là Dí dỏm –
chỉ bảo, gợi mở. Cái cười ở đây có tính chất trí tuệ hơn, những sự đối lập gây cười
nằm sâu bên trong bản chất sự vật, hiện tượng hơn. Tiếng cười trong trường hợp này
thường có ý nghĩa nhận thức. Thứ ba là Châm biếm, mỉa mai. Tiếng cười ở đây bắt
đầu mang mầu sắc phê phán có tính phủ định đối tượng nhưng mức độ còn nhẹ nhàng
chưa hẳn nhất thiết phải mang tính thù địch, nó dành cho những hiện tượng buồn cười,
thậm chí mù qng nhưng có thể sửa chữa được. Cuối cùng là Đả kích, loại cười này
thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất. Sự phê phán ở đây hồn tồn mang tính
chất phủ định. Trong trường hợp này có thể khơng có tiếng cười (biểu hiện ra bên
ngoài), hoặc chỉ cười một cách nghiêm chỉnh. Dưới đây, chúng tôi cũng nhấn thêm một
vài nét khác biệt của châm biếm khi so sánh với các tính chất hài hước và mỉa mai.
Hài hước (Humour) là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng,
chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung
và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế, như dốt mà hay
nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng, trưởng giả học làm sang... Trong hài hước, phép
biện chứng của trí tưởng tượng, phóng khống hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm
thường là cái cao quý, sau cái điên rồ là cái anh minh, sau cái buồn cười là nỗi đau.
Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu nên giọng đả
kích, phủ định, tố cáo đóng một vai trị quan trọng, nổi bật. Bên cạnh đó, nó cịn kết
12


hợp nhiều sắc thái tiếng cười phong phú: tiếng cười khinh bỉ, cười thiện cảm, có tiếng
cười nghiêm khắc hoặc rất chua chát...
Khác với cái châm biếm nổi bật là chất phê phán quyết liệt, sâu cay, hài hước

lại ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Đặc trưng của hài hước trong các tác phẩm
nghệ thuật còn thể hiện bởi sự khéo léo, nhẹ nhàng của tác giả, vạch ra các mâu thuẫn,
tạo ra cái buồn cười, bất ngờ giúp công chúng nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm
cười mà phân tích đúng sai.
Hài hước, châm biếm và mỉa mai có liên quan mật thiết với nhau, nhưng có sự
khác biệt khá rõ ràng. Là một hình thức chỉ trích, châm biếm sử dụng tính hài hước để
đạt được mục đích. Biện pháp châm biếm cũng sử dụng lối nói mỉa mai để bật ra dụng
ý nghệ thuật. Nói một cách đơn giản, sự châm biếm và mỉa mai liên quan chặt chẽ bởi
vì một khi đã châm biếm thì tác giả thường dùng lối nói mỉa mai. Cũng giống như một
bộ phim hài sử dụng những câu nói đùa để làm người xem bật cười hoặc một bộ phim
hành động sử dụng các vụ nổ để gây ấn tượng cho khán giả, châm biếm sử dụng sự
mỉa mai để phê bình một cách hài hước. Có nhiều kiểu mỉa mai, nhưng tất cả đều dựa
trên tính hài hước. Sử dụng ngơn ngữ đi ngược với ý nghĩa thực của chúng có lẽ là
hình thức đơn giản nhất của lối nói mỉa mai.
Nhìn ở góc độ phương pháp nghệ thuật và cấp độ thể loại, châm biếm thường
được so sánh với trào phúng. Đó là một hình thức tái tạo hiện thực, được khám phá là
một cái gì đó sai lệch, vơ lý, khơng xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng
một hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế nhạo (khía cạnh hình thức). Trào phúng
không chỉ là nét đặc biệt của sáng tác văn học, báo chí mà cịn là một ngun tắc phản
ánh nghệ thuật trong đó sử dụng các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng
đại, khoa trương để chế nhạo và chỉ trích, tố cáo và phản kháng cái tiêu cực và lỗi thời
trong xã hội. Đối tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của một cá nhân,
một tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong cộng đồng, chẳng hạn tiểu phẩm.
Khơng chỉ ở góc độ tác phẩm nghệ thuật mà dưới cái nhìn của lĩnh vực báo chí,
châm biếm là một phương thức nghệ thuật được sử dụng khá mềm dẻo, linh hoạt.
Trong sách, giáo trình của ngành báo chí, châm biếm cũng được nhìn nhận và vận
dụng ở nhiều thể loại của nó, đặc biệt là thể loại tiểu phẩm. Châm biếm - đả kích trong
đó dùng lời lẽ thâm thuý, vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong
xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ phải, vì vậy yêu cầu của châm biếm cũng cao hơn
hài hước ở mức độ phê phán gay gắt và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về

13


phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm mang tính châm biếm thường chĩa mũi
nhọn đả kích, phê phán, bài trừ những thói hư tật xấu, những tư tưởng sai lạc, không
lành mạnh trong xã hội. Với những đề tài quen thuộc của mình, châm biếm đã thực
hiện vai trị tích cực bằng việc tố cáo cái xấu, cái khuyết điểm, tác động lên sự vận
động phát triển tốt đẹp hơn của xã hội. Văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý
khiến đối tượng bị châm biếm “giật mình” soi rọi xem xét lại bản thân, cịn người đọc
lại thích thú khi phát hiện ra ngụ ý thâm thúy.
Người ta thường xem bản chất của cuộc đời là hài hước. Cái hài hước và châm
biếm là những cung bậc khác nhau hiện diện một cách đa dạng phong phú trong cuộc
sống. Nhìn nhận một cách nghiêm túc, việc nhận diện tính hài hước và sử dụng nghệ
thuật châm biếm là điều hết sức cần thiết, bởi nó làm lộ tẩy sự giả tạo, phơi bày bản
chất, bài trừ cái xấu xa, ngu dốt. Trong cuộc sống, quả thực khơng thể vắng bóng cái
hài hước, cái châm biếm. Con người luôn cần sử dụng sự hài hước, tự trào bản thân
hay châm biếm một vấn đề hiện hữu bất bình thường trong cuộc sống với một dụng ý
tích cực. Chúng khơng chỉ mang lại tiếng cười mà cịn có tác dụng xây dựng, hoàn thiện
cá nhân và xã hội. Ngày nay, châm biếm vẫn được sử dụng như một cách phản biện xã
hội, sử dụng trí thơng minh như một vũ khí, và là cơng cụ giúp con người tự hồn thiện.
Qua đó, châm biếm cịn thể hiện ngầm ẩn về quyền tự do ngôn luận, tinh thần dân chủ
rõ nét và có tính phản biện tích cực trong khoa học cũng như văn học nghệ thuật.
Từ sự phân định vài nét khu biệt về khái niệm, chúng tôi nhận thấy vấn đề
châm biếm và nền văn học Anh thế kỉ XIX vẫn là nguồn cảm hứng học tập, nghiên
cứu không bao giờ vơi cạn. Hơn nữa nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Anh thế
kỉ XVIII và văn chương của Thackeray khơng chỉ bao hàm tính phê phán như mọi
người vẫn hiểu về châm biếm như trước đây mà nó bao trùm ở khái niệm rộng hơn, đa
dạng màu sắc vì kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật của mỉa mai, hài hước, trào
phúng, đả kích. Điều này tạo cơ sở vững tin và khích lệ chúng tơi trong quá trình
nghiên cứu về một vấn đề tưởng như đã cũ, một chủ đề được nhắc lại muôn đời vẫn

ln mới mẻ dưới một góc nhìn mới hay cách tiếp cận khác. Đó là một chủ đề vĩnh
cửu, có tính cập nhật trong thời đại mới. Và từ đỉnh cao nghệ thuật đó, người ta vẫn
khơng thể qn phong cách của W.Thackeray - một con người hào hoa phong nhã, dí
dỏm vui tươi mà nhân hậu, hơn hết là một tấm lòng tha thiết yêu thương con người.
1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu và tiếp cận về tiểu thuyết của W.Thackeray
Các tài liệu nghiên cứu về W.Thackeray từ trước tới nay cho thấy nhiều góc độ
14


tiếp cận khác nhau về nghệ thuật châm biếm của ông, rõ nhất là các khuynh hướng
dưới đây.
Thứ nhất hướng nghiên cứu bút pháp châm biếm của ơng dưới góc nhìn và
phương pháp phê bình tiểu sử, xã hội học, văn hóa học, phương pháp thực chứng… từ
đó làm nổi bật sự đả kích châm biếm xã hội thượng lưu, phản ánh hiện thực của chủ
nghĩa hiện thực thế kỉ XIX.
Thứ hai nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của Thackeray được khai thác
dưới góc độ thi pháp học và trần thuật học để thấy sự nỗ lực trong việc đổi mới cách
tân nghệ thuật tiểu thuyết dưới sự chi phối của tư duy châm biếm ở các phương diện:
người kể chuyện, giọng điệu nghệ thuật, bình luận ngoại đề.
Thứ ba là khuynh hướng khai thác tính châm biếm của ơng dưới góc nhìn liên
văn bản và văn hóa học để thấy sự tài hoa của một nhà tiểu thuyết, nhà phê bình, nhà
báo... cho thấy sự vận dụng tài hoa của ông trong sự pha trộn các chất liệu thể loại
trong tiểu thuyết.
Thứ tư là khuynh hướng tiếp cận bút pháp châm biếm của ơng dưới góc độ góc
độ nữ quyền để diễn giải lịch sử, ngôn ngữ, bản sắc, khát vọng thiên tính nữ và lí giải
quan niệm của ơng về tiểu thuyết khơng có nhân vật chính diện. Đây cũng là một cách
thức tiếp cận nổi bật.
Bằng cách tổng hợp các hướng nghiên cứu chính về nhà văn và tiểu thuyết,
chúng tôi mong muốn dần làm sáng tỏ các khuynh hướng này ở các minh chứng rõ rệt
dưới đây bằng cách trình bày, nhận định chi tiết hơn tình hình nghiên cứu trong và

ngồi nước.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ trước tới nay, các sách nghiên cứu, cũng như giáo trình giảng dạy ở đại học
chủ yếu đi sâu giới thiệu nhà tiểu thuyết hiện thực Charles Dickens. Bàn về nhà văn
W. Thackeray, các cuốn sách có tính chất giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và giá trị
đỉnh cao là tiểu thuyết Hội chợ phù hoa của ơng. Cũng có khi người ta nhắc đến ông
trong sự đối sánh khi nghiên cứu về Dickens. Vì vậy, tài liệu trong nước bằng tiếng Việt
viết về ông không nhiều, chủ yếu tập trung theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các hướng
sau có bàn đến nhưng đều thể hiện ở cảm quan hay lời bình luận lẻ tẻ, thiếu hệ thống.
Một cơng trình nghiên cứu về văn học Anh có tính chất hệ thống và khái qt
sâu rộng hơn đó là Lịch sử văn học Anh quốc của tác giả Đỗ Khánh Hoan, NXB Sài
Gòn, Sáng tạo, 1969, gồm hai tập trong đó giới thiệu về Thackeray ở tập hai. Ông viết
15


rất lơi cuốn trong cái nhìn so sánh giữa hai tác giả Dickens và Thackeray. Nhà nghiên
cứu phát hiện đằng sau những lời nói châm biếm mỉa mai là nỗi đau và cảm xúc buồn
thương của nhà văn. Ông đã đưa ra những nhận định có tính chất điểm xuyết về nghệ
thuật này: “Nghệ thuật bi thảm của Thackeray cũng đặc sắc. Ơng khơng dài dịng. Với
lối diễn tả đơn giản nhưng mãnh liệt, ơng có thể gợi ở ta nhiều cảm xúc thương hại hay
buồn khổ... Sau hết Thackeray có một lối văn rất đơn giản, duyên dáng” [36,207].
Sau này trong sách Văn học lãng mạn và hiện thực Phương Tây thế kỷ XIX NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1981, hai tác giả Lê Hồng Sâm và Đặng
Thị Hạnh đã khái quát sâu hơn bức tranh hiện thực phê phán Anh, trong đó đánh giá tác
phẩm Hội chợ phù hoa là tiểu thuyết tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của
W.Thackeray. Nhà nghiên cứu rất tinh tế phát hiện nét nổi bật trong bút pháp làm nên sức
hấp dẫn của câu chuyện: “Trong cuốn tiểu thuyết có nhiều lời phát biểu của tác giả, bình
giá, khái quát, kết luận... Yếu tố chính luận tăng sức mạnh châm biếm, là một bộ phận
không thể chia cắt của nghệ thuật hiện thực Thackeray cũng như Dickens” [61,191].
Nhìn ở một góc độ khác, Lê Huy Bắc trong bài viết Giọng và giọng điệu trong
văn xuôi hiện đại in trong Tạp chí Văn học số 9-1998, đã lấy dẫn chứng hiện tượng nổi

bật trong tác phẩm của Thackeray khi đề cập tới người kể chuyện chuyển đổi vị trí linh
hoạt, có lúc “người kể chuyện rời bỏ vị trí trần thuật (ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba)
để tham gia đối thoại với độc giả”: “Giọng trên thực ra đã có cơ sở từ những lời bình
luận (hay trữ tình) ngoại đề trong sáng tác của W. Thackeray, V. Hugo” [14,12] và
nhà nghiên cứu nhận định đây là kiểu giọng tự sự của văn chương hiện đại khi xoá bỏ
khoảng cách trần thuật của mình để trị chuyện với độc giả hay bằng cách kéo độc giả
ra ngoài câu chuyện để đối thoại, đàm luận. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm
trên và kế thừa mảnh đất ít nhiều đã được khai phá để khai thác sâu hơn trong q
trình triển khai luận án.
Bên cạnh đó giáo trình dành cho sinh viên các trường ngoại ngữ về văn học
nước ngoài History of English literature (Lịch sử văn học Anh) do tác giả Nguyễn
Kim Loan chủ biên, NXB Giáo Dục, 1998, lại chỉ có tính chất giới thiệu hệ thống về
nền văn học Anh. Đề cập tới thời Victoria, tác giả dẫn ra hai nhà văn tiêu biểu là
Dickens và Thackeray, so sánh hai phong cách viết chủ yếu từ phương diện giá trị đề
tài và nội dung để nhấn mạnh đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XVIII. Tác giả
có đánh giá sự thành cơng giọng điệu châm biếm của nhà văn nhưng khơng phân tích
sâu về hình thức tổ chức nghệ thuật của tiểu thuyết Hội chợ phù hoa và các tác phẩm
16


khác của Thackeray [100,26].
Sách nghiên cứu English Literature (Văn học Anh) dành cho sinh viên trường
ngoại ngữ của Nguyễn Chí Trung, NXB Giáo dục, 2000 có giới thiệu về giá trị nội
dung và nghệ thuật của Thackeray ở các tiểu thuyết tiêu biểu. Người viết ghi nhận tác
phẩm nổi tiếng đầu tiên của ông là The book of Snobs (1846 - 1847) đã quan tâm đến
giai cấp thượng lưu và kiểu bắt chước phong cách của họ trong tầng lớp trung lưu, tác
giả phê phán những kẻ xấu xa đồi bại với ngịi bút châm biếm sắc nhọn. Ơng đã xây dựng
nên các bức tranh chân dung châm biếm về những kẻ trưởng giả học làm sang, điển hình
nổi bật của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Anh thế kỉ XIX. Ơng phơi bày tính kiêu
căng tự phụ và sự tàn bạo, thái độ đạo đức giả và kiểu trưởng giả, tính ích kỷ và sự xấu

xa đồi bại của họ. Bức tranh đời sống của tầng lớp thượng lưu Anh thế kỉ XIX được vẽ
bởi Thackeray xứng đáng là bức tranh điển hình về một xã hội hài hước cho đến ngày
nay [127,134].
Bên cạnh đó, tác giả có bàn luận một số vấn đề ở phương diện kỹ thuật viết.
Trong tương quan so sánh, tác giả thấy sự khác biệt giữa hai nhà tiểu thuyết Thackeray
và Charles Dickens khi viết về hiện thực được nhìn ở nhiều góc độ, quan điểm, về đề tài
cũng như hình thức nghệ thuật. Theo nhận định của Nguyễn Chí Trung: Thackeray
khơng tạo ra tiếng cười vui nhộn như Dickens cũng không ngập tràn nước mắt, “Nhưng
sự hoà nhã và chân thành trong lời châm biếm của ông là nét sắc sảo của chất uy-mua và
sự tự nhiên bình dị của ơng, cảm xúc trực tiếp là phần sức mạnh đặc biệt” [127,137].
Tiếp cận sâu hơn đến hướng nghiên cứu thứ hai như chúng tôi đã đề cập ở phần
đầu, sách Văn học Phương Tây - cơng trình của nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2002,
một lần nữa đánh giá nhà văn Thackeray nhiều hơn về phương thức trần thuật trong
Hội chợ phù hoa. “Ngày nay, người ta đã coi sự hỗn hợp những trạng thái phức tạp
khác nhau ở các tâm hồn tế nhị ấy là nét duyên dáng, riêng biệt, độc đáo của
Thackeray, của chủ nghĩa hiện thực của Thackeray” [24,518]. Tác giả Đặng Anh Đào
có nhắc tới vai trị đạo diễn múa rối của người kể và nhấn mạnh nét đặc biệt trong bình
luận ngoại đề của ơng “đầy ẩn ý, nhiều sức gợi, khó nắm bắt bởi lẽ tính chất đặc biệt
của ngoại đề ở Thackeray lại chính là ở chỗ chúng thường được diễn đạt bằng một
giọng văn châm biếm mỉa mai” [24,591]. Bài viết đã chỉ ra các yếu tố nổi bật từ bình
diện trần thuật của lời châm biếm trong tác phẩm nhưng cũng chỉ dừng lại ở những
phát hiện tinh tế có tính chất khơi mở. Chúng tôi tiếp thu sâu sắc hướng nghiên cứu
này, đồng thời triển khai chi tiết hơn, đồng bộ hơn ở các tiểu thuyết của ông.
17


Vẫn tiếp thu tinh thần ấy, cơng trình Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên,
Nxb Thế giới, 2004 triển khai mục từ viết về nhà văn Thackeray của tác giả Phùng
Văn Tửu và mục từ Hội chợ phù hoa của Nguyễn Phương Chi định hướng nét nổi bật
riêng biệt trong văn phong của nhà văn, “Bút pháp châm biếm của ông không đơn điệu

mà rất uyển chuyển. Đặc biệt những lời bình xen vào những đoạn văn miêu tả là phần
cấu thành không thể tách rời của tác phẩm” [37,648]. Từ đó tác giả cũng đánh giá
những hạn chế mà tác phẩm không tránh khỏi khuyết điểm như bố cục, đoạn văn rườm
rà hoặc có nhiều đoạn văn luận thuyết tạo cảm giác nặng nề cho bạn đọc. Trong khuôn
khổ giới thiệu tác giả tác phẩm của từ điển nên những nhận định ấy là định hướng khái
quát một cách ngắn gọn mà tác giả chưa có cơ hội nghiên cứu sâu sắc hơn.
Một cách tiếp cận khác kết hợp nhiều hướng nghiên cứu về Thackeray là sách
chuyên luận của tác giả Nguyễn Linh Chi với tựa đề William Makepeace Thackeray,
do Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), NXB Đại học Sư Phạm, 2006. Rất hiếm hoi ở Việt
Nam, nhà văn Thackeray được giới thiệu một cách có hệ thống với tư cách là một tác
gia vĩ đại của nền văn học Anh. Quyển sách 127 trang được xây dựng có hệ thống về
cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn. Để giúp bạn đọc định hình về phong
cách của Thackeray, nhà nghiên cứu đã giới thiệu nền tảng cơ sở hình thành nên ngịi
bút châm biếm sắc sảo của ông: “Trong thời gian đi học đại học, ơng cũng bộc lộ tài
năng của mình trong lĩnh vực viết những bài thơ văn trào phúng. Ông dành nhiều thời
gian cộng tác với các tờ báo trào phúng: tờ Timbutoo, tờ Snob với các bút danh:
Micheal Angelo Titmarsh và George Savage Fitzboodle. Có thể nói khuynh hướng hài
hước đã có ở ơng từ rất sớm khi chưa hề theo nghiệp văn chương mà chỉ là người
chuyên vẽ tranh biếm họa cho các tờ báo trào phúng. Rời nhà trường, ơng chính thức
bước chân vào làng báo với những bài báo và những truyện ngắn có tính chất châm
biếm” [20,27]. Thời gian làm chủ bút tuần báo lớn, Tuần báo Cornhill, ở Những bài
tiểu luận lan man “tài năng của ông vẫn bộc lộ khi ông trộn lẫn bút pháp châm biếm
sâu cay và tình cảm sâu sắc, xây dựng trên nền của hồi tưởng. Có thể nói, ở lĩnh vực
viết tiểu luận và phê bình thì Thackeray thực sự đạt đến tầm cỡ khơng có đối thủ cạnh
tranh”. Mặt khác “sự nghiệp văn chương của Thackeray có tính chất khá thuần nhất.
Ơng viết nhiều thể loại, kí họa phê bình, tiểu thuyết, cả truyện thiếu nhi và truyện lịch
sử, nhưng hầu hết các tác phẩm của ông đều có tính chất châm biếm, nhằm đả kích xã
hội tư sản quý tộc Anh đương thời” [20,30]. Nhà nghiên cứu đã nhìn thấy dụng ý nghệ
thuật châm biếm và sự chi phối xuyên suốt trong hệ thống sáng tác của ông. Đi vào
18



phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Thackeray, tác giả khái quát một số đặc điểm
phong cách văn chương châm biếm của ơng. Nhà văn có một giọng văn rất đặc biệt và
tạo nên sức cuốn hút kỳ lạ “...kể bằng một giọng điệu không hề cần đến một sự nỗ lực
nào để che đậy cái duyên dáng tuyệt vời của hình thức văn học cổ xưa, nhưng vẫn
mang đậm nét ngơn ngữ Anh thanh thốt, khơng gị bó của chính Thackeray” [20,41].
Khi phân tích Hội chợ phù hoa, Nguyễn Linh Chi đã gặp gỡ các ý kiến đi trước trong
nhận định về văn phong của Thackeray, “ngòi bút hài hước nhẹ nhàng với châm biếm
sâu cay cùng suy tưởng sâu sắc”. Vai trò của người kể chuyện ngồi việc thuật lại câu
chuyện theo tuần tự của nó, cịn đưa ra những chỉ dẫn và bộc lộ tình cảm yêu ghét của
mình hết sức rõ ràng, “Chúng được coi là đầy ẩn ý, nhiều sức gợi, khó nắm bắt, bởi lẽ,
tính chất đặc biệt của bình luận ngoại đề ở Thackeray lại chính là ở chỗ chúng được
diễn đạt bằng một giọng văn châm biếm, mỉa mai. Đây cũng chính là giọng văn chủ
đạo của ơng” [20,107]. Có thể nói đây là một chuyên luận nghiên cứu khái quát về nhà
văn Thackeray và giá trị tác phẩm Hội chợ phù hoa. Tuy nhiên, với mục tiêu giới thiệu
một tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, nhà nghiên cứu chưa có cơ
hội đi sâu vào nhiều tiểu thuyết của ơng để làm nổi bật đóng góp lớn của Thackeray
khi dùng ngịi bút châm biếm như một hình thức tư duy nghệ thuật, cách tổ chức tác
phẩm nghệ thuật và tạo ra sự đổi mới phương thức tự sự của tiểu thuyết về mặt hình
thức. Song chuyên luận này là tài liệu hiếm hoi trong vấn đề nghiên cứu Thackeray tại
Việt Nam. Đây là gợi ý quý báu cho đề tài và cách triển khai luận án của chúng tôi.
Ở bài viết giới thiệu trong quyển tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, tập 1 tác giả Trần
Kiêm không chỉ thể hiện là một dịch giả tài ba mà cịn chứng tỏ là nhà phê bình tinh tế
khi nhận thấy nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc nét của ông, những đoạn văn châm biếm
cay độc lại xen vào những đoạn văn trữ tình thấm thía “Thackeray hay xen vào việc
miêu tả những lời phẩm bình của mình; nói chung lối văn của ơng giàu tư tưởng tính,
cơ đọng, sự châm biếm và sự suy tưởng bổ sung và hỗ trợ tác dụng của nhau. Ẩn dưới
những lời trào phúng nhẹ nhàng là những ý tứ kín đáo bắt ta phải suy nghĩ mới hiểu
hết được”, đồng thời cho thấy “bút pháp tác giả không đơn điệu, rất uyển chuyển, lời

văn có khi mộc mạc giản dị, có lúc tinh tế cầu kỳ, có khi sơi nổi nhiệt tình, có lúc lạnh
lùng khách quan, có khi đẹp đẽ thanh tao, có lúc thơ bạo tàn nhẫn...” [65,3]. Quả thực
Trần Kiêm đã tập trung làm nổi bật những giá trị độc đáo về ngòi bút châm biếm của
Thackeray ở những lời bình luận đan xen với giọng văn trữ tình thấm thía, tư tưởng
kín đáo mà thâm thúy ẩn giấu sau những lời tưởng lạnh lùng, giễu nhại.
19


Hiện nay có một số báo cáo khoa học, luận văn sinh viên nghiên cứu về Hội
chợ phù hoa của Thackeray nhưng cũng dừng lại ở quy mô nhỏ và chưa đề cập sâu tới
giá trị nổi bật của tiểu thuyết. Tính đến nay chưa có luận án nghiên cứu chuyên biệt về
nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của ông cấp Tiến sĩ ở Việt Nam.
Nghiên cứu về Thackeray và nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của ông,
các tài liệu trong nước chủ yếu dừng lại ở tính chất giới thiệu hoặc khái qt có tính
chất gợi mở. Các nhà nghiên cứu tập trung vào tiểu thuyết được cho là tiêu biểu và nổi
tiếng nhất đó là Hội chợ phù hoa mà thiếu việc nhìn nhận đánh giá nhiều tiểu thuyết
tiêu biểu khác của Thackeay. Các hướng nghiên cứu về ông ở Việt Nam đều tụ lại ở
nhận định sự thành công của Thackeray gắn liền với đỉnh cao của một tiểu thuyết, mà
chưa thấy được sự thành công của ông ở nhiều lĩnh vực khác nhau của văn học nghệ
thuật, thiếu hệ thống trong cách đánh giá về ngịi bút châm biếm sắc sảo của ơng ở các
tiểu thuyết khác nhau, chưa nhận diện phong cách nghệ thuật của ông một cách đồng
bộ. Tuy nhiên trên hết, những lời nhận xét đó là nét “chấm phá”, “điểm huyệt” bằng
những câu từ rất sắc sảo về phong cách nghệ thuật Thackeray và là những định hướng
quý báu cho chúng tơi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Bàn về nghệ thuật châm biếm của Thackeray, tình hình nghiên cứu ở nước
ngồi có sự khác biệt rõ rệt so với trong nước cả về số lượng, phạm vi và các khuynh
hướng nghiên cứu. Ngồi các bài viết có tính chất giới thiệu, đã có những cơng trình
nghiên cứu riêng về tiểu thuyết gia: Thackeray của tác giả Anthony Trollope, 1879; A
Personality of Thackeray (Nhân cách Thackeray) của M. Elwin năm 1932 và A

Consideration of Thackeray (Tầm quan trọng của Thackeray) của George Saintsbury
năm 1936, Reading Thackeray (Đọc Thackeray) của Michael Lund năm 1988 và có
một hệ thống các nhà nghiên cứu về Thackeray gọi là trường phái Thackeray. Bên
cạnh đó có nhiều sách, chuyên luận, các bài viết nghiên cứu về nền văn học Anh thế kỉ
XVIII - XIX, các tác giả nổi tiếng của Văn học Anh đã dành nhiều sự quan tâm đến
phương thức tự sự, nghệ thuật châm biếm của nhà văn. Các khuynh hướng nghiên cứu
về nghệ thuật châm biếm của Thackeray được nhìn nhận dưới góc độ thi pháp học,
liên văn bản, văn hóa học và có những định hướng dưới góc độ nữ quyền.
Một chuyên luận nghiên cứu dành vị trí xứng đáng cho nhà văn là Thakeray của
tác giả Anthony Trollope, NXB MacMillan and Co, London, 1879. Tồn bộ cơng trình
nghiên cứu của ông được đăng tải trên trang . Tác giả đã
20


nghiên cứu hệ thống về tiểu sử và sự nghiệp, phong cách của Thackeray không chỉ ở
tư cách nhà tiểu thuyết mà cả vai trò nhà báo và nhà thơ. Cơng trình nghiên cứu triển
khai trong 9 chương (chapter I: Biographical, chapter II: Fraser’s magazine and Punch;
chapter III: Vanity Fair; chapter IV: Esmond and the Virginians; chapter VI:
Thackeray’s burlesques; chapter VII: Thackeray’s lectures; chapter VIII: Thackeray’s
ballads; chapter IX: Thackeray’s style and manner of work) với tổng số 220 trang. Ở
chương III, khi bàn về tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, A.Trollope chủ yếu phân tích
dụng ý nghệ thuật xây dựng các nhân vật của Thackeray, đặc biệt là sự thành cơng ở
nhân vật Rebecca. Ơng khẳng định rằng sự tuyệt vời nhất của bức biếm họa, đó là
Thackeray đã kết hợp sức mạnh của sự căm phẫn mãnh liệt với sự hài hước. Từ một
người rất đồng cảm, thấu hiểu, ông nhận định “Thackeray không hay giễu cợt, nhưng
ông là một người châm biếm, và thỉnh thoảng có thể là một người châm biếm trong
cuộc trò chuyện. Nhưng Thackeray là người ln mang trong mình nỗi đau và khơng
có ý tưởng từ bỏ nỗi đau. Khi nhìn thấy sự xấu xa ơng tập trung bắt nó thể hiện bản
chất một cách rõ nét, và cố gắng để xóa bỏ nó đi. Đó là ý tưởng của tơi về người đàn
ơng mà nhiều người gọi là một người hay chỉ trích. Đối với tôi, người đàn ông ấy lại là

một trong những trái tim mềm yếu nhất của con người, ngọt ngào, dịu dàng như chính
bản thân ơng và khơng bao giờ cố ý gây thương tích” [126, 184].
Sách Cẩm nang Penguin về văn học Anh do David Daiches chủ biên, nhà xuất
bản McGraw – Hill, năm 1971, cũng nhận định rằng Thackeray viết tiểu thuyết có sự
pha trộn chất báo chí. Đánh giá về ngịi bút châm biếm, Thackeray được nhắc đến như
một người kể chuyện có tài năng bẩm sinh, lời văn tự nhiên duyên dáng. Bên cạnh đó
với một văn phong khác với Dickens, Thackeray phẫn nộ, thẳng thắn nhưng ở mức độ
nhất định do khiếu thẩm mỹ tinh tế, tế nhị. Bằng cách này ông là người thuộc về thế kỷ
XVIII. Ở đây ông đã thành công khi châm biếm đối tượng nhưng vẫn cân bằng giữa
lòng căm phẫn, chỉ trích và tình cảm. Tuy chỉ nhắc đến giá trị tác phẩm Hội chợ phù
hoa là đỉnh cao trong văn học hiện thực Anh, tác giả cũng cho rằng đó là một tiểu
thuyết hiện thực có phong cách riêng: Ơng có thể tạo ra kiểu tiểu thuyết châm biếm xã
hội như trong Hội chợ phù hoa. Phần sức mạnh và sức sống tồn tại đó trong lịng bạn
đọc không phải ai cũng dễ dàng đạt được như ông trong thế kỷ XIX. Những nhận định
trên chủ yếu có tính chất khái qt mà khơng đi sâu vào tiểu thuyết Hội chợ phù hoa
cũng như nghệ thuật châm biếm riêng biệt của nó [87,518]. Ở đây chúng tơi đồng tình
với khái niệm tiểu thuyết châm biếm xã hội mà tác giả đã sử dụng, mong muốn triển
21


khai sâu hơn trong luận án nhằm làm nổi bật tư duy châm biếm đã chi phối hệ thống
nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết.
Trong cuốn sách nghiên cứu Ba tiểu thuyết của William Thackeray: nghệ thuật
phân tích, xuất bản năm 1971 tác giả Henry Nelson Rogers đã có sự phân tích hệ
thống và sâu sắc về những tiểu thuyết nổi tiếng của ông là Vanity Fair, Henry Esmond
và The Newcomes với phương pháp luận đúng đắn. William Thackeray hoàn thành tác
phẩm Henry Esmond (viết về cuộc đời nhân vật cùng tên) vào năm 1852. Mục đích
của ơng khi viết cuốn sách này là tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực sự nhằm phản
bác lại những quan điểm phê phán hướng về ơng. Nhìn vào tất cả nỗ lực của mình
dành cho tác phẩm này, Thackeray hài lịng nói: “Tôi viết nên cuốn sách này và sẽ

luôn đứng về phía nó, tơi ln muốn để nó lại cho thế hệ sau khi tôi phải ra đi, cuốn
sách chất chứa cả tâm tư của tơi trong đó”. Đã có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều nổ ra
ngay từ khi tác phẩm này được xuất bản, và trong một thời gian dài nó được xem như
một tác phẩm văn học lãng mạn, bởi những bối cảnh và phông nền đậm chất lịch sử
cùng với những biến cố xảy ra bên trong mối quan hệ của các thành viên gia đình
Esmond. Bản chất của câu chuyện về Henry Esmond là một câu chuyện tâm lý tình
cảm lãng mạn. Từ xuất thân đầy bí ẩn, hàng loạt những biến cố xảy ra trên đường đời,
đến những phẩm chất đầy cao quý và tinh thần sống luôn tràn đầy khát vọng tươi đẹp
khiến Esmond hiện lên như một vị anh hùng điển hình trong văn học. Khó khăn lớn
nhất mà Esmond phải vượt qua bắt nguồn từ sự đấu tranh với những mặt trái tồn tại
trong chính bản thân (điều mà ai cũng có, cũng phải đấu tranh), bất cứ lúc nào khi cái
xấu trong ơng có cơ hội nhen nhóm để trỗi dậy. Vì là một người mẫn cảm và sâu sắc
với mọi thứ, Esmond ln trong tình trạng đấu với bản thân và ám ảnh bởi quá nhiều
thứ - chính là đặc điểm tính cách được xem như kẻ thù lớn nhất của ông. Để rồi cuối
cùng ông nhận ra rằng mình đã ủng hộ sai lầm một đảng phái chính trị, đã theo đuổi
một người phụ nữ không phù hợp vốn không dành cho ông, và quan trọng nhất là ơng
khơng hề biết rõ về chính bản thân mình, xã hội mình đang sống. Do đó, hành trình
cuộc đời của Esmond lại chính là một q trình trưởng thành, một q trình dài hơi và
liên tục mà ở đó Henry Esmond sẽ tự nhận thức và tự hoàn thiện bản thân mình. Đi sâu
tìm hiểu cấu trúc cơ bản của mạch truyện sẽ giúp người đọc có cái nhìn cận cảnh sáng
suốt hơn về sự tự dối bản thân và chối bỏ chính mình của Esmond, để cuối cùng ta sẽ
hiểu được ngụ ý ẩn sau của toàn bộ tác phẩm.
Tiếp tục triển khai các câu chuyện huyền thoại tạo nên tác phẩm The
22


×