BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
CON NG-êi c¸ nh©n trong tiÓu thuyÕt
Vµ truyÖn ng¾n viÖt nam sau 1975
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. Nguyễn Văn Long
2. TS. Nguyễn Văn Phƣợng
Phản biện 1: …………….
Phản biện 2: …………….
Phẩn biện 3: …………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại: Tầng 2, thư
viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Vào hồi…. giờ, ngày…. Tháng…. Năm 2013
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thƣ viện Đại học Quốc gia
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Khai thác yếu tố ngôn ngữ trong giảng
dạy văn học Việt Nam sau 1975”, Tạp chí giáo dục, số 189, tr. 40-42
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Cái hài và bi kịch của người trí thức trong
truyện ngắn Vũ điệu của cái bô”, Tạp chí nhà văn, số 4, tr. 78-84.
3. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), “Về người kể chuyện trong Cánh đồng bất
tận”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Nghiên cứu sinh, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội, lần thứ II, tập 1, tr. 203-213
4. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Vài nét về con người tự vấn trong văn
xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học
Hùng Vương, số 22, tr. 34-40.
5. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Bản năng tính dục trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975”, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, số 23,
tr. 44-50.
6. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người cô đơn trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học trẻ, lần thứ VII, năm 2012,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, NXB Đại học sư phạm, tr. 273-282.
7. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người kiếm tìm trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số
19, tr. 18-29.
8. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Chiếc thuyền ngoài xa – Con người cá
nhân trong cuộc mưu sinh”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 10.2012,
tr. 46-49.
9. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Thủ pháp phi điển hình hóa trong một số tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (761), tr. 102-105.
10. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người cá nhân trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975 – từ điểm nhìn không gian”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt,
tháng 10.2012), tr. 54-58.
11. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Con người tâm linh trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt, tháng 10.2012), tr. 59-62.
12. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), “Kết cấu phân mảnh, một sáng tạo
trong cách thức thể hiện con người (Khảo sát qua văn xuôi Việt Nam
sau 1975)”, Kỉ yếu hội thảo khoa học các trường Cao đẳng, đại học cụm
Trung Bắc, lần thứ IX, tr. 228-230.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước bước sang
thời bình với những biến chuyển lớn lao về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là
một thời điểm quan trọng mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học dân
tộc. Sự phát triển vượt trội của hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đưa văn
xuôi lên vị trí “thống trị” văn đàn, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra gương
mặt mới cho văn học sau 1975.
1.2. Cuộc sống thời bình tạo điều kiện cho con người trở lại với nhu cầu tự
nhiên, cùng với những chủ trương mở cửa, hội nhập về kinh tế và từng bước mở
rộng giao lưu văn hóa với thế giới đã thúc đẩy sự xuất hiện trở lại của ý thức cá
nhân, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và sự sáng tạo của nhà văn. Trong sự đổi
mới ý thức nghệ thuật thì sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người là cốt
lõi. Vượt qua nhận thức hạn hẹp, giản đơn về con người, văn học sau 1975 nhìn
nhận nó như một thực thể phức tạp và còn đầy bí ẩn. Con người được khám phá
ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ, được soi chiếu dưới
nhiều bình diện, tầng bậc khác nhau. Con người được nhìn nhận như một cá thể,
một số phận giữa cuộc sống đời thường.
Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người làm biến đổi mọi bình
diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cơ cấu thể loại.
Mấu chốt của những đổi mới này suy cho cùng vẫn xuất phát từ ý thức về cá nhân
và quan niệm con người cá nhân, cá thể. Con người cá nhân trong tiểu thuyết và
truyện ngắn Việt Nam sau 1975 vì vậy là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thực
sự cần thiết. Đi sâu vào vấn đề này, luận án có cơ hội tiếp cận và lí giải đặc điểm
cơ bản chi phối sự biến đổi trên các phương diện nội dung và nghệ thuật của văn
xuôi sau 1975.
1.3. Sự trở lại của con người cá nhân ở văn học đương đại là tiếp nối tinh
thần nhân bản của truyền thống văn học dân tộc, gắn với quá trình trưởng thành
ý thức cá nhân trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới.
1.4. Văn xuôi sau 1975 ngày càng có vị trí đáng kể trong chương trình hầu
hết các cấp học, bậc học. Tìm hiểu những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này từ
góc độ con người cá nhân là mở ra một hướng tiếp cận với những giá trị nền tảng
của nền văn học đang trên hành trình phát triển. Việc nghiên cứu Con người cá
nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn mang tính thời sự, tính thực tiễn đối với người học,
người dạy.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Con người cá nhân trong tiểu thuyết
và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 làm đề tài nghiên cứu của luận án này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Văn xuôi sau 1975 đã được nghiên cứu ở cấp độ tổng quan và nhiều hơn ở
cấp độ cụ thể, về mặt thi pháp tác gia, tác phẩm. Con người cá nhân trong tiểu
thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là một định hướng nghiên cứu chuyên
biệt. Đã có một số chuyên luận, bài báo và các tài liệu trong phạm vi nhà trường có
đặt vấn đề về con người cá nhân hoặc trên phương diện đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người, hoặc đi vào nghiên cứu hình tượng nhân vật cụ thể trong sáng
tác của các nhà văn.
2.1. Những nghiên cứu chung về con ngƣời cá nhân và vai trò, vị thế
của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau
1975
Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm trên phương diện tổng quan, bắt đầu từ những
năm tám mươi, thế kỉ XX. Nhìn chung, các tác giả đều đồng thuận cho
rằng: con người cá nhân được xem là hạt nhân trong sự thay đổi quan niệm
nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Và sự thay đổi
quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết và truyện ngắn làm
biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật
đến cấu trúc thể loại (Các công trình, bài viết của Trần Đình Sử, Nguyễn
Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Bùi Việt Thắng, Vũ Tuấn Anh, Bích Thu…).
2.2. Về những phƣơng diện biểu hiện của con ngƣời cá nhân trong tiểu
thuyết và truyện ngắn sau 1975
Theo quan sát của chúng tôi, các nhà nghiên cứu gặp gỡ nhau ở cái
nhìn nhiều chiều về con người, trong sự đa bội của chính nó, phong phú,
phức tạp và sinh động, đúng như bản chất con người.
Tác giả Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh đến các kiểu người: con người
như sản phẩm của lịch sử, con người duy ý chí, ảo tưởng, con người mang
thuộc tính nhân loại, con người là sản phẩm của tự nhiên và con người của
đời sống tâm linh. Nguyễn Văn Long chú ý đến vị thế, tính đa chiều trong
cách khám phá và thể hiện con người của tiểu thuyết và truyện ngắn. Mai
Hải Oanh phân tích, lí giải các loại hình nhân vật chính trong tiểu thuyết
sau 1975 như nhân vật tự ý thức, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân
vật dị biệt. Quan tâm đến con người trong cấu trúc bản thể, các tác giả khác
bước đầu đặt vấn đề về các loại hình nhân vật: con người tự thú, sám hối,
tự ý thức (Tôn Phương Lan, Mai Hải Oanh), con người tự nhiên, tâm linh
và con người xã hội (Bích Thu). Con người với cảm thức cô đơn, cảm thức
lạc loài thu hút nhiều sự quan tâm nhất của các nhà nghiên cứu (Bùi Việt
Thắng, Nguyễn Thị Bình, Bích Thu, Tôn Phương Lan, Lê Thị Hường, Trần
Hạnh Mai …). Nhân vật tự nhiên bản năng, nhân vật kì ảo, nhân vật gắn
liền với các yếu tố vô thức tiềm thức, tâm linh cũng được nhắc tới trong
một số công trình chung về văn xuôi sau 1975 và ở một số chuyên đề, bài
báo khác (Nguyễn Thị Bình, Võ Thị Thanh Hà, Mai Hải Oanh, Bùi Thanh
Truyền). Các nhà nghiên cứu khẳng định tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975
đã nhìn nhận con người với cả ở những khát vọng bản năng, tầng sâu vô
thức.
Thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và mỗi nhà nghiên cứu đều có
cách tiếp cận riêng ở những góc độ nhất định. Trong phạm vi luận án,
chúng tôi mới chỉ bao quát những ý kiến, những nhận định chung về tiểu
thuyết và truyện ngắn. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu luận giải về thế
giới nhân vật của những tác giả, tác phẩm cụ thể. Sự quan tâm đến con
người cá nhân trong các công trình nói trên là những gợi dẫn cần thiết cho
chúng tôi khi đi sâu vào vấn đề này.
2.3. Về các phƣơng thức nghệ thuật thể hiện con ngƣời cá nhân trong
tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975
Đổi mới trên phương diện nghệ thuật thể hiện được rất nhiều bài báo,
công trình, các chuyên luận quan tâm. Tuy nhiên, nhìn nó như là kết quả
của ý thức về con người cá nhân thì chưa có công trình nào trực tiếp luận
giải. Nguyễn Thị Bình khẳng định văn xuôi nước ta từ sau 1975 đã quan
tâm đến “không gian mang tính cá nhân” và “thời gian sự kiện ngắn”; “thời
gian tâm lí, thời gian hồi tưởng”. Nguyễn Văn Long cho rằng: “Sự khám
phá vào thế giới tiềm thức, vô thức, đời sống tâm linh đã dẫn đến nhiều
phương thức biểu đạt mới, như dòng ý thức, huyền ảo hóa”. Còn Mai Hải
Oanh nhấn mạnh: “việc vận dụng kĩ thuật dòng ý thức, sử dụng huyền
thoại, phi lí… nhằm miêu tả tính đa diện của nhân vật chính là những nỗ
lực hiện đại hóa tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam”. Bích Thu đặc biệt
quan tâm đến thủ pháp độc thoại nội tâm với nhiều dạng thể hiện độc đáo…
Chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu, phê bình thể đã hiện mối quan
tâm sâu sắc tới hình tượng con người cá nhân, coi con người cá nhân chính là cốt
lõi của sự đổi mới văn xuôi sau 1975. Các phương diện và phương tiện thể hiện
con người cá nhân cũng đã được bàn đến, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ khảo cứu
ban đầu. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực
diện, hệ thống vấn đề Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt
Nam sau 1975. Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài, tập trung
nghiên cứu một cách có hệ thống các bình diện của con người cá nhân và những
phương thức nghệ thuật thể hiện là nhiệm vụ chúng tôi đặt ra trong luận án.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là con người cá nhân trong tiểu thuyết và
truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu khảo sát, nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện
ngắn từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến những năm gần đây. Nhưng do số
lượng tác phẩm của hai thể loại này từ sau 1975 là quá lớn, luận án dành sự ưu
tiên cho những sáng tác nổi bật, có ý thức tự giác trong nhìn nhận và đánh giá
con người cá nhân. Sự lựa chọn này phù hợp với dung lượng, thời gian thực hiện
đề tài.
Nhằm làm rõ con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn từ sau
1975, cần sự đối sánh với văn học đoạn trước đó. Vì vậy, đề tài mở rộng phạm vi
tư liệu khảo sát đến văn xuôi trước 1975 trong những trường hợp cần thiết.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đề ra mục tiêu nhận diện, phân tích các dạng cơ bản của con
người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975, từ đó
khẳng định và lí giải sự xuất hiện trở lại của con người cá nhân, đồng thời chỉ ra
những đổi mới nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân ở
hai thể loại này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm công
cụ: con người cá nhân.
4.2.2. Tìm hiểu những tiền đề xuất hiện trở lại và sự vận động của con
người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
4.2.3. Phân tích các dạng biểu hiện cơ bản của con người cá nhân trong
tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
4.2.4. Phân tích những đổi mới trong nghệ thuật thể hiện con người cá
nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau
đây: Phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra,
chúng tôi còn vận dụng phương pháp liên ngành. Sự phối kết hợp các phương
pháp xã hội học, văn hóa học, tâm lí học… trong quá trình nghiên cứu giúp
chúng tôi đáp ứng tốt hơn mục tiêu của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên biệt và
tương đối toàn diện về con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt
Nam sau 1975; nhận diện và phân tích những dạng thức cơ bản của con người cá
nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975; chỉ ra những cách tân
của nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân trong tiểu
thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
6.2. Từ việc nghiên cứu về con người cá nhân, luận án góp phần khẳng
định sự đổi mới của văn xuôi sau 1975 ở một bình diện cơ bản trong quan niệm
và thế giới nghệ thuật.
6.3. Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu
và giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975 tại các trường phổ thông, cao đẳng và
đại học.
7. Giới thiệu bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án có 3
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Quan niệm Con người cá nhân - Tiền đề xuất hiện trở lại
và sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt
Nam sau 1975
Chương 2: Những kiểu con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện
ngắn Việt Nam sau 1975
Chương 3: Con người cá nhân và những đổi mới nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975
CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM CON NGƢỜI CÁ NHÂN - TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN
TRỞ LẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI CÁ NHÂN TRONG
TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Quan niệm “con ngƣời cá nhân”
1.1.1. “Con ngƣời” và bản chất của con ngƣời
Luận án điểm lại quan niệm con người trong những học thuyết triết
học, Tâm lí học, từ đó đi đến khái quát: con người là một thực thể, một sản
phẩm của tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, nhìn nhận về bản chất con người
cũng có hai xu hướng chính: một đề cao yếu tố tự nhiên, bản chất tự nhiên;
một nhấn mạnh vào bản chất xã hội, ý thức xã hội của con người.
1.1.2. Quan niệm “con ngƣời cá nhân” và quá trình phát triển của con
ngƣời cá nhân trong lịch sử
Con người cá nhân là con người được biểu hiện trong phẩm chất sinh lí
và tâm lí riêng biệt; gắn liền với ý thức về bản thể, về cá tính, về sự sống của
bản thân. Đó là ý thức về cái tôi với sự độc lập tương đối trong hành động, suy
nghĩ, tình cảm, là ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ mà nó đặt ra cho chính bản
thân mình. Cái tôi ấy có khả năng phản tỉnh, phê phán, khả năng hành động,
thực hiện khát vọng của riêng nó. Cái tôi đó – với trải nghiệm riêng biệt, mang
tính cá thể - nên nó cũng nhiều khả năng sai lầm, ấu trĩ hoặc vấp váp trong hành
động, nhưng đó lại chính là động cơ thúc đẩy hành động tiếp theo của cái tôi.
Và trong thế giới của riêng nó, cái tôi dễ rơi vào cảm thức cô đơn, trống trải.
Con người cá nhân có lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
nó. Các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất trong quan điểm: cá nhân xuất
hiện đã lâu. Nó được thể hiện hết sức khác nhau và mang tính đặc thù
trong mỗi thời đại lịch sử. Tuy nhiên, phải đến thế kỉ Ánh sáng, nó mới
thực sự được ý thức đầy đủ. Từ đó về sau, ý thức cá nhân đã phát triển
gắn liền với sự phát triển của xã hội. Trong mỗi không quyển văn hóa
đặc thù, ý thức cá nhân luôn có những đặc tính riêng nổi trội. Điều đó
được phản chiếu khá rõ trong văn học. Thời hiện đại, quan niệm về con
người cá nhân được mở rộng trong quá trình tiếp tục đào sâu khám phá
bản thể, tạo ra những giá trị độc đáo hơn về con người.
1.2. Con ngƣời cá nhân trong văn học Việt Nam trƣớc 1975 – một cái
nhìn khái quát
Luận án khái quát những đặc điểm cơ bản nhất về con người cá nhân
trong văn học trước 1975 nhằm làm rõ một trong những tiền đề cho sự phát
triển của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975.
1.2.1. Con ngƣời cá nhân trong văn học cổ trung đại
Trong suốt 10 thế kỉ tồn tại, xã hội phong kiến Việt Nam đã trải qua nhiều
giai đoạn khi hưng thịnh, khi khủng hoảng nhưng vẫn có một môi trường văn
hóa đặc thù với sự hòa trộn của hai yếu tố nội sinh và ngoại nhập, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Phật, Nho và Đạo, hình thành những quan niệm
vũ trụ, nhân sinh và thẩm mĩ đặc trưng. Môi trường xã hội – lịch sử và văn hóa
nói trên giúp chúng ta tìm hiểu và lí giải những biểu hiện cũng như đặc điểm của
con người cá nhân trong hành trình văn học mười thế kỉ.
Thời Lí - Trần, phổ biến nhất vẫn là con người trung nghĩa, yêu nước,
con người bổn phận, trung quân ái quốc, chưa chịu sự ràng buộc chặt chẽ của
Nho giáo, còn đầy tinh thần tự chủ, tiến thủ, tích cực kiểu Thiền Tông hoặc
con người vô ngôn, vô ngã, tự do, phá chấp theo giáo lí nhà Phật. Lí tưởng
độc lập chủ quyền là cái đích của các cá nhân anh hùng thời đại. Giai đoạn từ
thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, con người cá nhân xuất hiện dưới các hình thức
chính: hoặc là công thần trung quân ái quốc, hoặc lìa bỏ công danh, thị phi,
lánh đục về nhàn, hoặc đắm theo tiếng gọi của bản năng sắc dục (tiêu biểu là
tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ). Thế kỉ XVIII
- XIX, con người cá nhân được khẳng định qua các nhu cầu sống, nhu cầu
hạnh phúc, qua khát vọng công danh, hành lạc, phóng túng ngoài những
khuôn khổ giáo điều (trong tác phẩm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm,
Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát). Cái tôi
bất lực, cười cợt, giễu nhại, tự trào đối với chính mình và thời cuộc (Nguyễn
Khuyến, Tú Xương) là hai cái tôi điển hình nhất, biểu trưng cho tâm thế đổ
vỡ của con người giai đoạn lịch sử nhiều biến động cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỉ XX. Có thể khẳng định, trong lịch sử văn học Việt Nam, con người xã hội -
nghĩa vụ được ý thức trước, con người tự nhiên được ý thức sau và phải qua một
quá trình vận động với nhiều giai đoạn để đi tới nhận thức đầy đủ về nó.
1.2.2. Con ngƣời cá nhân trong văn học hiện đại
Bắt đầu từ thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã chuyển dần từ phạm trù
trung đại sang hiện đại. Trong bối cảnh lịch sử mới, văn hóa mới, ý thức cá
nhân phát triển mạnh mẽ và mang những sắc thái riêng biệt.
1.2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam với những biến động lớn về chính
trị, kinh tế, văn hóa đã dẫn đến sự xuất hiện kiểu con người cá nhân mang tính
hiện đại với ý thức mới về cá nhân.
Ở giai đoạn đầu, ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ, thể hiện khá đậm đặc
trong các sáng tác thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đầu tiên là Tản Đà và sau
đó là phong trào Thơ Mới làm náo động thi đàn bởi cái tôi khao khát mãnh liệt
được sống thực là mình, với mọi cảm xúc, mọi rung động trong tình yêu, trước
vẻ đẹp của tự nhiên Trong lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
cũng thực hiện một cuộc “cách mạng” táo bạo trong tư tưởng và nghệ thuật. Ý
thức về con người cá nhân đã được nâng lên thành một vấn đề xã hội. Đó là khát
vọng bài trừ Nho giáo, vượt lên trên những ràng buộc của xã hội phong kiến;
giương cao lá cờ tự do yêu đương và tự do hôn nhân; ý thức về sự bình đẳng
giới, về quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự; tìm sự giải thoát trong tình yêu,
trong những ước mơ cải cách xã hội. Trong giai đoạn đầu của trào lưu văn học
hiện thực, các nhà văn dành mối quan tâm cho con người giai cấp. Đến Nam
Cao, ý thức cá nhân đã thực sự phát triển. Nhiều tác phẩm của Nam Cao thể hiện
sự bừng tỉnh sâu sắc về giá trị cá nhân trong thái độ nghiêm túc nhìn lại, mổ xẻ
hành vi, nhìn nhận những gì mình đã làm được và những gì mình đang khao
khát.
Nhìn lại thòi kì văn học, có thể nhận thấy ý thức cá nhân được phát triển
theo chiều hướng từ con người cá thể đến con người bản thể, đạt được đến chiều
sâu của giá trị nhân bản.
1.2.2.2. Giai đoạn từ 1945 – 1975
(*) Văn học cách mạng
Hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ đã cuốn dân tộc
Việt Nam, muôn người như một vào mặt trận chống giặc ngoại xâm và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh tạo nên gương mặt mới cho lịch sử dân tộc: gương
mặt chiến tranh với màu sắc sử thi bi tráng. Ngay từ những ngày đầu kháng
chiến chống Pháp, hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã tác động đến sự thức tỉnh của
con người về sức mạnh và giá trị cộng đồng. Cái tôi cá nhân – cá thể gần như bị
phủ nhận. Cái tôi đã hòa vào cái ta. Con người tìm thấy mình trong tập thể.
Những dằn vặt, đau khổ, mất mát của cá nhân gần như được xếp lại sau nhiệm
vụ chung. Mọi nguyên tắc ứng xử của mỗi người đều dựa trên lợi ích cách mạng.
Thời kì chống Mỹ, cái tôi cộng đồng đã phát triển thành cái tôi sử thi, kết tinh
cao độ phẩm chất, khát vọng, ý chí, sức mạnh của dân tộc. Con người trở thành
những biểu tượng của cộng đồng, được ngưỡng vọng. Đời sống riêng tư trở
thành một phần của đời sống chung. Con người quên bản thân để hi sinh cho
cộng đồng một cách thanh thản, nhẹ nhõm. Cũng đã có lúc các nhà văn “chạm
đến” cái riêng của con người cá nhân. Tuy nhiên, đó chỉ là những biểu hiện khá
mỏng manh so với những tượng đài sử thi bất tử. Hơn thế nữa, cái riêng ấy đều
được xem như là những biểu hiện tiêu cực, lạc lõng trước cái chung của cộng
đồng. Có thể nói, thì con người cá nhân đã không còn là mối quan tâm của văn
học ba mươi năm vệ quốc, nó đã được thay thế bằng con người cộng đồng, con
người sử thi.
(*) Văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975
Văn học đô thị miền Nam trong giai đoạn này tồn tại trong một môi
trường văn hóa xã hội, chính trị đặc thù, chịu sự tác động mạnh mẽ của
cuộc chiến tranh, cùng với những ảnh hưởng trực tiếp của các hệ tư tưởng,
văn hóa phương Tây nên có diện mạo không thuần nhất, phức tạp. Ý thức
cá nhân được phát triển khá mạnh mẽ trong văn học với những biểu hiện đa
dạng, vừa mang dấu ấn trực tiếp của hoàn cảnh xã hội, thời đại, vừa in đậm
dấu ấn của các trào lưu tư tưởng trong văn học hiện đại phương Tây như
chủ nghĩa hiện sinh, lý thuyết phân tâm học…
Viết về con người, các nhà văn đô thị miền Nam quan tâm phản ánh
cái bé nhỏ, mong manh của kiếp người với muôn vàn đau khổ, cô đơn, chia
lìa, những cái chết, sự vô nghĩa chán chường, nổi loạn… Có thể nhận ra con
người cá nhân trong văn xuôi đô thị miền Nam 1954 – 1975 được khám phá dưới
những dạng chính: con người cô độc, con người nổi loạn, con người bản năng và ý
thức về nữ quyền.
+) Con người cô độc:
Nhiều tác phẩm viết về nỗi cô đơn cùng cực khi con người bị chối bỏ
trong gia đình, khi bị đổ vỡ niềm tin, rơi vào tình thế tuyệt vọng và luôn bị
ám ảnh bởi cái chết (Ngày qua bóng tối – Nguyễn Thị Hoàng; Chim hót
trong lồng - Nhật Tiến, Mưa trên cây sầu đông – Nhã Ca…).
+) Con người nổi loạn:
Sự hoài nghi, nỗi thất vọng tạo ra con người nổi loạn, nổi loạn trong
tư tưởng và nổi loạn trong hành động. Con người luôn ngờ vực, thắc mắc,
dằn vặt, chán chường và bất tín với tất cả (Vực nước mắt – Nguyễn Thị
Hoàng, Thú hoang – Nguyễn Thị Thụy Vũ). Con người có thể trốn chạy
khỏi gia đình, hoặc bất cần, hoặc phá phách, hoặc hành động ngược lại
quan niệm thông thường mà không màng tới hậu quả, thậm chí sống bất
chấp, thác loạn, điên rồ (Con đường – Nguyễn Đình Toàn, Mù khơi –Thanh
Tâm Tuyền, Sám hối – Minh Đức Hoài Trinh, Tóc mây – Lệ Hằng).
+) Con người bản năng:
Thể hiện con người trong yếu tố bản năng, nhiều tác giả tập trung
khai thác những ham muốn, ẩn ức dục tình. Một số tác giả nữ mạnh dạn thể
hiện xúc cảm ái ân, đặc biệt là ý thức đả phá quan niệm “tòng thuộc”,
khẳng định quyền được làm chủ, ngay cả trong những chuyện riêng tư nhất
(Ngày qua bóng tối, Vòng tay học trò – Nguyễn Thị Hoàng, Hơi thở rướn cong -
Túy Hồng), Nhang tàn thắp khuya - Thụy Vũ)…
Nhìn tổng quát, con người cá nhân thể hiện khá rõ trong văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX. Tùy vào từng giai thời cụ thể mà màu sắc cá
nhân có những biểu hiện rất khác nhau. Riêng giai đoạn 1945 – 1975, do
đặc điểm của một nền văn học vệ quốc, sự thể hiện con người cá nhân trong
văn học miền Bắc gần như “đứt gãy” bởi sự lấn át của con người sử thi.
Văn học đô thị miền Nam đã ít nhiều tái hiện chân dung con người cá nhân
trong một thời kì đặc biệt của lịch sử.
1.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới sau 1975 và sự thay đổi quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời
1.3.1. Hoàn cảnh thời bình tạo điều kiện nảy sinh những nhu cầu mới,
những quan niệm thẩm mĩ mới hình thành nên những lớp công chúng mới. Ý
thức cá nhân đã được đánh thức trở lại với những đòi hỏi cụ thể, bình thường nhất.
Toàn cầu hóa đã mở ra nhận thức mới cho con người Việt Nam hôm nay. Cái nhìn
về con người từ đó cũng thay đổi; sự mở rộng sự giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng
của nhiều nền văn học trên thế giới; những định hướng phát triển văn học nghệ
thuật của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học
theo tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật. Tất cả những yếu tố nói
trên đã làm biến đổi ý thức nghệ thuật của nhà văn, cả của công chúng văn học.
Trung tâm của sự đổi mới ý thức nghệ thuật đó chính là đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người.
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi. Trên văn đàn, xuất hiện
ngày càng nhiều những tác phẩm mang cảm hứng nghiên cứu về con người,
lấy con người làm tâm điểm quy chiếu lịch sử. Văn xuôi đã thực sự có
nhiều phát hiện phong phú về con người và điều đó khẳng định bước trưởng
thành của tư duy nghệ thuật. Con người đã được khám phá với muôn vàn
“khuôn mặt” sáng, tối; đa ngã, phức tạp, bí ẩn… Như vậy, văn học trong
tiến trình phát triển của nó, từ mối quan tâm trọng yếu là cuộc – sống – của
– con – người đã chuyển đổi thành mối quan tâm con - người – của – chính
– con – người. Văn học thực sự trở thành “khoa học của lòng người”.
1.4. Khái quát về sự vận động của con ngƣời cá nhân trong tiểu thuyết,
truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Khảo sát trên những nét lớn về con người cá nhân, chúng tôi thấy sự
vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975
được thể hiện qua ba chặng đường lớn: từ 1975 đến 1985, từ 1986 đến đầu
những năm 90, từ giữa những năm 90 đến nay.
Từ 1975 đến 1985, về cơ bản tiểu thuyết và truyện ngắn vẫn gắn bó với
truyền thống, lịch sử vẫn là tiêu điểm quy chiếu. Tuy nhiên đã bắt đầu có sự trở
lại của con người cá nhân với sự thức tỉnh những nhu cầu của đời sống riêng tư,
những trăn trở trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng (Tác phẩm của Lê
Lựu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
…).
Từ giữa những năm 80 đến những năm đầu của thập kỉ 90, tiểu thuyết
và truyện ngắn thể hiện những khám phá tự giác hướng vào chiều sâu bản thể
con người. Con người cá nhân hiện lên với nhiều phương diện, tầng bậc. Bên
cạnh việc tiếp tục chỉ ra một cách thấm thía bi kịch cá nhân dưới áp lực của
lịch sử, cộng đồng, con người được thể hiện trong chiều sâu bản ngã: con
người cô đơn, lạc loài; con người bản năng tự nhiên cùng với con người
tâm linh, vô thức (Một cõi nhân gian bé tí, Đám cưới không có giấy giá thú,
Tướng về hưu, Không có vua, Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn chiến tranh, Mảnh
đất lắm người nhiều ma…).
Từ giữa những năm 90 đến nay con người cá nhân có thêm sắc thái mới:
con người được nhận thức ở sự phức tạp, tính đa trị và nhất là ở nguy cơ nhòe
mờ cá tính, ở sự cô độc, mất phương hướng, mất khả năng giao tiếp, giao cảm.
Đó là cảnh báo về sự biến mất của cái tôi. Điều này thể hiện khá rõ trong sáng
tác của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Minh Phượng,
Thuận,…
Không nằm ngoài lộ trình trưởng thành của văn xuôi, con người cá nhân
cũng được thể hiện trong quá trình vận động phù hợp với từng giai đoạn lịch
sử. Với cái nhìn linh hoạt và toàn diện về con người, văn xuôi sau 1975 đã
minh chứng một điều: nhà văn không chỉ biết yêu, không chỉ hiểu con người
mà còn biết “buồn và đau cho con người, vì con người theo tinh thần “tôi là
con người, và không cái gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi”.
CHƢƠNG 2
NHỮNG KIỂU CON NGƢỜI CÁ NHÂN
TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
Dựa trên quan niệm về con người cá nhân, qua khảo cứu, chúng tôi
nhận thấy bốn kiểu loại điển hình, nổi trội nhất của con người cá nhân: kiểu
con người tự ý thức, kiểu con người cô đơn, con người tự nhiên và con
người vô thức, tâm linh.
2.1. Con ngƣời tự ý thức
2.1.1. Nhận thức về cái tôi và hành trình kiếm tìm bản thể
Tự nhận thức và tìm hiểu chính mình là cái đầu tiên mà con người
quan tâm đến. Hướng tới cái tôi có, cái tôi đã làm và cái tôi chưa làm được
là mục đích của nhiều tác giả. Con người cá nhân trong hành trình nhận
thức chính mình đã tự vấn, phản tỉnh, nhận thức về giá trị độc lập của chính
nó (Bức tranh, Cỏ lau, Thời xa vắng, Thiên sứ…)
Để khẳng định bản sắc riêng, trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đến từ
đâu? Tôi tồn tại ở cõi đời này vì điều gì? Cái gì khiến cho tôi là chính tôi?,
con người buộc phải tham gia vào cuộc kiếm tìm. Con người kiếm tìm đã
manh nha trong tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, xuất hiện nhiều trong tác phẩm của các nhà văn lớp
sau: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh,
…).
Kiếm tìm chính mình, khẳng định chính mình, con người tìm đến với
ý niệm về sự tự do. Đó là sự không trói buộc, không áp đặt, là sự tôn trọng
đối với những ham muốn sở thích của mỗi cá nhân, là lẽ tồn tại theo sở
nguyện của mỗi cá nhân con người trong một hoàn cảnh nhất định.
Tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 còn có thể hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ
của cá nhân thông qua ý thức về giới. Có thể nói, chưa bao giờ, ý thức về giới lại
được thể hiện tự giác và mạnh mẽ như thế. Quan tâm đến vấn đề này nhiều nhất
vẫn là các nhà văn nữ, với những biểu hiện khá đa dạng: sự thức tỉnh đời sống
riêng tư, ý thức “dám là mình”, ý thức về vẻ đẹp thân thể và sức mạnh thiên tính
nữ; khẳng định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh tự lập giữa cuộc đời Đó cũng có thể coi
là dấu hiệu sự thức tỉnh của ý thức nữ quyền.
2.1.2. Theo đuổi những đam mê riêng, vƣợt qua khuôn thƣớc số đông
Khi nhận thức về giá trị của cái tôi, con ngƣời cá nhân luôn có khát
vọng tìm kiếm những giá trị đích thực của đời sống, họ hướng tới những
đam mê, sở thích của riêng mình mà không bị ràng buộc bởi quan niệm của
số đông, tìm đến với tình yêu, nghệ thuật, hay lí tưởng về cái đẹp toàn mĩ…
(Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,Thời gian của người, Con
gái thủy thần…)
2.1.3. Nhận thức về cá nhân trong sự phân rã của các mối quan hệ gia
đình, xã hội
Xã hội hiện đại với sự phát triển cao của ý thức cá nhân cũng đồng thời
nảy sinh mặt trái, đó là sự lỏng lẻo của các mối quan hệ, sự cực đoan trong
những đòi hỏi vị kỷ của cá nhân, những áp lực của công việc, của mưu sinh… đã
đẩy con người đến chỗ phân rã, rơi vào bi kịch bị tha hóa, bị “tẩy trắng”, “biến
mất” khỏi cộng đồng. Hàng loạt tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn, Thiên sứ
(Phạm Thị Hoài), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Kịch câm (Phan Thị Vàng
Anh), Trí nhớ suy tàn, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), China town (Thuận), Cánh
đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư),… đưa ra nhận thức mang tính cảnh báo này.
Có thể nói, tự ý thức là phẩm chất của con người trong đời sống. Khi còn ý
thức về bản thể, về nhân vị, khát vọng kiếm tìm còn tiếp tục thiêu đốt họ. Khi
phản ánh khát vọng tự vấn, kiếm tìm của con người, văn xuôi sau 1975 đã thực
sự khẳng định được giá trị nhân bản của nó.
2.2. Con ngƣời cô đơn
Quan sát sự thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn
sau 1975, chúng tôi nhận thấy, con người có thể rơi vào một trong hai trạng thái:
bị cô đơn và tự cô đơn.
2.2.1. Bị cô đơn
Kiểu nhân vật cô đơn lạc thời, bất hòa với môi trường sống trở thành
một mẫu người tương đối phổ biến trong tiểu thuyết và truyện ngắn, đặc
biệt xuất hiện nhiều trong tác phẩm của những nhà văn viết ở cả hai giai
đoạn trước và sau 1975. Đó là những nhân vật lạc thời, bế tắc trước biến
động của gia đình và thời đại (tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp); những nhân vật trở về từ chiến tranh không thể
hòa nhập (sáng tác của Bảo Ninh, Chu Lai, Võ Thị Hảo, Trần Huy
Quang…); mặc cảm cô độc của thế giới đàn bà (sáng tác của các tác giả
nữ); những con người bị ruồng bỏ, bị hắt hủi, bị khuyết tật, dị dạng
(Nguyễn Huy Thiệp), bị lưu lạc, lưu vong (Nguyễn Ngọc Tư, Thuận, Đoàn
Minh Phượng…)
2.2.2. Tự cô đơn
Đó là con người với cảm thức khác biệt khi nhìn nhận và đánh giá các
hiện tượng của đời sống. Không hòa mình vào nhịp sống chung của xã hội,
cái tôi của những con người này tách ra, sống với những tín niệm riêng họ
về giá trị đạo đức, về nhân cách, về lí tưởng. Cái tôi đó “can đảm và mạnh
mẽ”, nó đứng cao hơn mọi người, có bản lĩnh và ghét sự a dua, khước từ sự
áp đặt mang tính khuôn mẫu, nhận ra sự thê thảm của chính con người khi
họ phụ thuộc vào những niềm tin mù quáng. Dĩ nhiên, vì cái nhìn khác
người mà cái tôi ấy có thể phải trả giá đắt. Và cũng vì điều đó mà nó hoàn
toàn cô đơn. Biểu hiện cụ thể của con người tự cô đơn: khước từ sự áp đặt
khuôn mẫu, từ chối những “bộ đồng phục quá chật”, can đảm đứng cao hơn
mọi người (Thiên sứ, Con gái thủy thần, Hồ Quý Ly…); nỗi cô độc của
người nghệ sĩ trên con đường nghệ thuật (Thương cả cho đời bạc, Trương
Chi, Tấm ván phóng dao…); sự dấn thân, đối mặt (Thiên thần sám hối, Trí
nhớ suy tàn…)
Tóm lại: Như vậy, bị rơi vào hoàn cảnh cô đơn hay tự cô đơn đều là trạng
thái của con người trong đời sống. Cô đơn không có nghĩa là hủy diệt, ngược lại,
cô đơn đem lại thức nhận về những giá trị mà con người cần theo đuổi, gìn giữ.
Dám đối mặt với nỗi cô đơn, thể hiện con người trong nỗi cô đơn, văn xuôi đã
thực hiện chức năng nhân bản nhất: viết vì con người và sự sống con người.
2.3. Con ngƣời tự nhiên bản năng
Tự nhiên bản năng là một phần quan trọng không thể thiếu trong bản chất
người . Vấn đề này đã được đặt ra trong văn học từ rất sớm, nhưng có những thời
kì, hoặc do quá đề cao lí tính hoặc chỉ chú trọng đến tính xã hội, các quan hệ xã
hội - giai cấp của con người, văn học đã xem nhẹ, thậm chí bỏ qua con người tự
nhiên bản năng. Tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã tìm về với bản chất tự
nhiên của con người, khơi sâu nó. Đó chính là cái nhìn khá toàn diện và mang
tính nhân bản.
2.3.1. Con ngƣời với bản năng tính dục
Bản năng tính dục được xem như một vấn đề thường hằng của đời
sống, một phương diện không thể thiếu trong mỗi một con người. Hơn nữa,
bản năng tính dục còn được xem như một đối tượng thẩm mĩ đặc thù, gắn
liền quan niệm nhân bản và cái nhìn có chiều sâu triết học về con người.
Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã phơi mở những ẩn
ức tính dục, hành vi tình dục, hoạt động tính giao trong hàng loạt sáng tác.
Nhiều tác giả đồng thuận trong quan niệm tính dục là một nguồn sống tự
nhiên vô cùng trong trẻo, thầm thào mà mãnh liệt trong mỗi một con người
(Đám cưới không có giấy giá thú, Bến không chồng, Gia đình bé mọn…).
Có tác giả nhấn mạnh tình dục như một trạng thái sống có ý nghĩa nhất, một
trạng thái hiện sinh đầy nhục cảm và đam mê, là con đường giải thoát
những ám ảnh, ẩn ức, cô độc (Người đi vắng, Ngồi, ). Ở một số nhà văn,
bản năng tính dục được nhìn như một ẩn dụ, là phương tiện biểu đạt một tư
tưởng nghệ thuật (Vân Vy, Song song, Bóng đè, Nháp,…).
2.3.2. Con ngƣời với bản năng sinh tồn và bản năng xâm hại
Bản năng sống (hay bản năng sinh tồn) : là cội nguồn của ý chí sinh
tồn, đem lại nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt, giúp con người có thể vượt
qua cả những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất (Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn chiến
tranh, Người sông Mê, )
Bản năng xâm hại (Bản năng chết) xuất hiện khi “cá thể tồn tại
những khuynh hướng vô thức tự hủy hoại bản thân…, biểu hiện ra bên
ngoài thông qua những hành vi xâm kích đối với bản thân hoặc với các đối
tượng khác”. Trong chiều hướng tiêu cực, bản năng này sẽ dẫn đến sự tự
hủy diệt của cá thể (Hoàn - Người đi vắng; Chu Quý, Thảo Miên, Tiến sĩ N,
Ông Bân – Đi tìm nhân vật, Tính – Thoạt kì thủy…).
2.4. Con ngƣời vô thức, tâm linh
2.4.1. Giấc mơ và những ám ảnh
Các nhà văn sau 1975 khám phá cõi vô thức của con người trong
những giấc mộng và những ám ảnh không chủ định. Ở đó, ẩn ức, ám ảnh,
ham muốn, mong ước, đau khổ, tuyệt vọng, âu lo… đã được kí gửi và mang
tính biểu tượng. Giải mã giấc mơ, ta lần giở được một ám dụ huyền bí trong
tâm tưởng con người (Nỗi buồn chiến tranh, Ngồi, Người đi vắng, Người
sông Mê…)
2.4.2 Những hành vi không thể kiểm soát
Hành vi không kiểm soát được chính là phần biểu hiện bên ngoài của
vô thức. Hành vi này không được điều khiển bởi lí trí, nó bột phát thể hiện
do thói quen hoặc do một ám ảnh nào đó thúc đẩy từ bên trong (Nỗi buồn
chiến tranh, Người sót lại của rừng cười, Thoạt kì thủy,Người đi vắng,
Ngồi, )…
2.4.3. Những năng lực bí ẩn
Với quan niệm con người không nhất phiến, con người đa ngã, đời
sống tâm linh được khai thác khá phong phú, đa dạng, trong đó có những
năng lực bí ẩn được biểu hiện ra ở khả năng linh cảm(Ăn mày dĩ vãng,
Chim én bay, Thương nhớ đồng quê ), sự thông linh giữa âm – dương,
người sống – người chết (Nỗi buồn chiến tranh, Bến trần gian, Chợ rằm
dưới gốc cây cổ thụ, Nhân gian ), sự chuyển hóa của con người qua nhiều
kiếp khác nhau theo quan niệm luân hồi của đạo Phật (Giàn thiêu, Đức
Phật, nàng Savitri và tôi), sự thức tỉnh, giác ngộ gắn với niềm tin tôn giáo
của con người (Mùa hoa loa kèn, Mẫu thượng ngàn, Kín )
Tóm lại, nhìn con người trên bình diện cấu trúc bản thể, văn xuôi sau
1975 đã thực sự mở ra những khám phá bất ngờ, kì diệu về con người.
Trong ý thức về con người cá nhân, nhà văn đã đi sâu vào chính sự sống
của con người, nhận diện nó như một nhân vị, một sự sống độc lập. Con
người trong văn xuôi giai đoạn mới vì vậy mà vô cùng sinh động và hấp
dẫn trong tính đa chiều, đa ngã. Khám phá con người trong sự sống của
chính nó mà không cần bất kì một đường viền hay khuôn mẫu, văn xuôi đã
tìm được tiếng nói riêng và thực sự thể hiện được chức năng của nó: chức
năng phản ánh con người, vì con người.
CHƢƠNG 3
CON NGƢỜI CÁ NHÂN VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM SAU 1975
Khi đi vào thể hiện con người cá nhân, tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975
đã có những biến đổi toàn diện trong nghệ thuật tự sự, nổi bật là ở nghệ thuật xây
dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, kết cấu và tổ chức ngôn ngữ. Luận án
không nhằm khảo sát một cách đầy đủ từng phương diện trên đây mà chỉ tập
trung tìm hiểu những khía cạnh liên quan trực tiếp đến việc thể hiện con người cá
nhân.
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Phi điển hình hóa trong xây dựng nhân vật
Đây là cách thức các nhà văn làm cho nhân vật trở nên “nhòe mờ”
trong tính khái quát nhưng đậm đặc trong tính cá thể, tính độc đáo và tính
không lặp lại. Trong nhiều tác phẩm, nhân vật chỉ tồn tại thực bằng những
ám ảnh tâm thức (Người sông Mê, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy…).Thủ
pháp phi điển hình hóa được thể hiện khá nổi trội trên hai phương diện: mờ
hóa tiểu sử, nhân dạng và phá vỡ những khung tính cách của nhân vật
(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa lá rụng trong vườn, Thoạt kì
thủy, Người đi vắng, Người sông Mê,…).Xây dựng con người là những cá
thể không giống ai, chỉ đại diện cho chính bản thân mình với những ứng xử
thật khác biệt, các nhà văn cho thấy sự tồn tại cùng một lúc nhiều bản ngã
trong một con người, biểu hiện tính chất sinh động của chính nó trong đời
sống thực tại.
3.1.2. Độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý thức
Đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật, tiểu thuyết và truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 hết sức chú trọng đến độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý
thức. Khai thác sức mạnh của độc thoại nội tâm và dòng ý thức, các nhà
văn sau 1975
thể hiện được “tính chất tức thì của dòng tâm tư (Và đó chính
là sự đổi mới của nghệ thuật độc thoại nội tâm so với các thế kỉ trước”).
Với thủ pháp này, dòng suy nghĩ được hình dung lại ngay trên lối viết. Bởi
vậy, không chỉ từ vựng và giọng điệu của nhân vật được khôi phục nguyên
xi mà các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ, lộn xộn nhất của nhân vật cũng được ghi
lại. Cách viết bất chấp cú pháp, bất chấp quy ước văn phạm chính là cố
gắng hết sức mới mẻ của các nhà văn với mục đích thể hiện trung thành
dòng tâm tư, suy nghĩ của nhân vật.
3.1.3. Thủ pháp huyền thoại hóa
Trước năm 1975 huyền thoại “còn là một vấn đề xa lạ. Từ thời kì đổi
mới, bắt đầu xuất hiện trên văn đàn những tác phẩm với các nhân vật, các
sự kiện siêu nhiên hoặc được xây dựng trên cơ sở của trí tưởng tượng sáng
tạo, vượt qua ngoài khuôn khổ chân thực cụ thể của lịch sử”(Phùng Văn
Tửu). Phương thức huyền thoại hóa đã đem lại thành công trong xây dựng
và thể hiện con người, đặc biệt là con người vô thức, tâm linh.
Với những biểu hiện nổi trội: Chi tiết kì ảo, Không gian, thời gian
mang tính huyền thoại, Biến dạng, văn xuôi sau 1975 đã vượt ra khỏi con
đường biểu đạt quen thuộc, đến với cách thức biểu đạt “lạ” và vô cùng hấp
dẫn.
3.2. Trần thuật đa điểm nhìn
Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở
cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ
thuật. Đối chiếu văn học trước và sau 1975, chúng ta thấy rõ sự đổi mới
trong phương thức trần thuật, đặc biệt là nghệ thuật tổ chức điểm nhìn.
3.2.1. Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và sự dịch chuyển,
đan xen điểm nhìn
Di chuyển linh hoạt điểm nhìn, phối hợp điểm nhìn bên trong và
điểm nhìn bên ngoài, nhà văn có thể đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật,
bộc lộ những khao khát tìm hiểu, nhận thức về bản thân, gia đình, xã hội
của con người. Kết hợp với điểm nhìn bên ngoài, nhà văn nâng cao được
tính khách quan trong khám phá những tầng sâu bí ẩn, những ngõ quành,
góc khuất trong đời sống của nhân vật (Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly,
Thiên thần sám hối…)
3.2.2. Tƣơng tác giữa điểm nhìn ngƣời kể chuyện và điểm nhìn nhân
vật
Tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại với tinh thần gia tăng tính đối thoại
đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng: nhân vật ngang
hàng với người kể chuyện, bình đẳng phát ngôn, bình đẳng thể hiện quan
điểm. Chính tại đây, ta nhận ra mối tương tác giữa điểm nhìn của người kể
chuyện và nhân vật trong tác phẩm. Hai trường nhìn: trường nhìn của chủ
thể trần thuật và trường nhìn của nhân vật song song tồn tại, thậm chí nhiều
khi giao hòa, nhập vào nhau tùy theo chủ ý của nhà văn.
Với sự soi chiếu của trường nhìn người kể chuyện và trường nhìn
nhân vật, con người cá nhân hiện lên không khuôn cứng một chiều, không
đơn trị. Ngược lại, nó sinh động trong tính đa chiều, đa trị, đủ đầy các yếu
tố của con người theo đúng nghĩa của nó với phẩm chất của con người tự
nhiên, con người xã hội và con người tâm linh (Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ
lau, Nỗi buồn chiến tranh, Cơ hội của Chúa…).
3.2.3. Điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian
Con người cá nhân với cảm thức cô đơn được thể hiện rõ nhất dưới
điểm nhìn không gian với những không gian đặc trưng là không gian cá
nhân tù đọng, bế tắc, không gian lưu lạc, vô định (Thiên sứ, Đám cưới
không có giấy giá thú, Cánh đồng bất tận, China town, Và khi tro bụi,
Quyên…)
Con người còn được soi chiếu từ điểm nhìn thời gian mang dấu ấn cá
nhân. Thời gian nhiều chiều và liên tục chuyển đổi, luân phiên, gấp khúc
thay thế lẫn nhau, cách dán ghép bởi nhiều mảnh vỡ xen lồng giữa quá khứ
và hiện tại khiến cho cấu trúc truyện nhiều khi trở nên “rối bời”, khó đọc,
nhưng hết sức phù hợp với việc thể hiện dòng ý thức của nhân vật (Cánh
đồng bất tận, Nỗi buồn chiến tranh, Trí nhớ suy tàn).
3.3. Kết cấu
Trong xu thế đổi mới, văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã tạo ra những
bất ngờ về mặt kết cấu khi thể hiện con người cá nhân. Chúng tôi đặc biệt
quan tâm đến ba kiểu nổi trội: kết cấu dòng ý thức, kết cấu phân mảnh và
kết cấu giải quy phạm.
3.3.1. Kết cấu theo dòng ý thức
Trong một số tác phẩm, dòng ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật
trở thành sợi dây kết cấu xuyên suốt, đảo lộn trật tự không gian, thời gian tự
nhiên, quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc là đồng hiện, hoặc giao nhau, hoặc
đảo nhau. Có khi, dòng ý thức và hoạt động tâm lí nhân vật là một sợi dây
từ một điểm tỏa đi nhiều hướng để kết cấu tác phẩm. Những điều này đều
làm cho tính hoàn chỉnh của câu chuyện bị phá vỡ, tính liên quan của tình
tiết bị thủ tiêu, tâm lí nhân vật cũng không còn phù hợp logic. Sử dụng kết
cấu theo dòng ý thức, tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 đã tìm ra được
một hình thức mới thể nghiệm, khám phá thế giới nội tâm con người (Phiên
chợ Giát, Nỗi buồn chiến tranh, Người sông Mê, China towm…)
3.3.2. Kết cấu phân mảnh
Kết cấu này được hình thành nhờ những mảnh ghép tương đối độc lập
của cốt truyện. Các mảnh ghép đó được sắp xếp theo nguyên lí của tư duy
hội họa lập thể với những mảng màu xa lạ nhưng vẫn thể hiện một ý nghĩa
hoàn chỉnh. Hiện tượng phân mảnh khá phổ biến trong tiểu thuyết và truyện
ngắn sau 1975, đặc biệt với những sáng tác đi sâu vào thế giới nội cảm, mô
tả nó và trạng thái nhân sinh rời rã của con người (Thiên sứ, Con gái thủy
thần, Không có vua, Vàng lửa, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy,
Người sông Mê, Cơ hội của Chúa… ).
3.3.3. Kết cấu giải quy phạm
Giải quy phạm là hình thức kết cấu được vận dụng khá tiêu biểu trong tiểu
thuyết và truyện ngắn sau 1975 nhằm đưa ra quan điểm của con người hiện đại
trong cuộc đối thoại dân chủ về mọi vấn đề của đời sống. Biểu hiện của kết cấu
giải quy phạm là hình thức vận dụng thi pháp truyện cổ hoang đường, sử dụng
các chất liệu của cổ tích, huyền thoại - hình thức “bình cũ” để rót thứ “rượu
mới”- gửi gắm quan niệm hiện đại về con người và thế giới. Rõ nét nhất là các
sáng tác “giả cổ tích”, “giả truyền thuyết”, “giả lịch sử” với đậm đặc các chi tiết
Liêu trai, các huyền tích, mô típ “huyền kì” quen thuộc, thậm chí dùng chính
huyền thoại để giải thiêng, khiến con người không còn ảo tưởng về cái có thực,
đồng thời dùng ảo giác về cái không có thực để làm cơ sở kiểm định đạo đức và
tâm linh của con người. Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái,
Võ Thị Hảo là những tác giả tiêu biểu có sử dụng kết cấu này.
3.4. Tổ chức ngôn ngữ hƣớng tới tính đa thanh, tính cá thể
Mang đặc trưng riêng của văn học giai đoạn mới, dân chủ và cởi mở, văn
xuôi sau 1975 vì vậy khá phóng túng trong ngôn ngữ trần thuật. Trong ngôn ngữ
không còn tồn tại duy nhất tiếng nói toàn tri của nhà văn - người biết hết. Ngược
lại, tổ chức ngôn ngữ văn xuôi hướng đến tính đa giọng, đa thanh, tính cá thể.
Chính nhờ đặc điểm này, văn xuôi có cơ hội thể hiện cái nhìn nhiều chiều, dân
chủ, bình đẳng, độc lập về con người cá nhân.
3.4.1. Ngôn ngữ đa thanh – sự thể hiện nhu cầu đối thoại cá nhân
Tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 khá thành công khi tạo dư âm
đối thoại nhiều chiều về con người cá nhân và đời sống hiện thực từ việc tổ
chức những tiếng nói xã hội khác nhau, những tiếng nói cá nhân khác nhau
trong tác phẩm.
Trong xu hướng nhấn mạnh đến con người cá nhân, các nhà văn hiện
đại ưu tiên nhường lời cho nhân vật, làm nổi bật nhân vật thay vì người kể
chuyện (như văn học sử thi giai đoạn trước). Nhà văn hết sức nhạy bén, tinh
tế khi khai thác sắc thái đa dạng, những biến đổi của ngữ điệu trong tác
phẩm. Từ đó, người đọc vừa “nghe” thấy nhân vật, vừa “nghe” thấy người
kể chuyện. Nội dung, tư tưởng được truyền nhận trong tác phẩm vì vậy
hoàn toàn khách quan, tính hoàn tất đối với những gì được đánh giá cũng bị
phá bỏ. Sự dân chủ trong ngôn ngữ được thiết lập, tạo ra những hiệu ứng
thẩm mỹ nhiều chiều đối với độc giả.
Tiêu biểu cho khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ đa thanh trong tiểu
thuyết và truyện ngắn sau 1975 có thể kể đến là Nguyễn Minh Châu, Phạm
Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận,
Đoàn Minh Phượng… và gần đây nhất là Đặng Thân.
3.4.2. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã – một biểu hiện của nhu cầu dân chủ
hóa
3.4.2.1. Lời văn đậm tính khẩu ngữ, tính cá thể
Đó là hiện tượng dòng chảy ngôn ngữ tự nhiên của cuộc sống tràn vào
tác phẩm với hàng loạt các thủ pháp nói mỉa, nói ngược, chơi chữ, phản cú
pháp… Nhu cầu cởi bỏ cái khung chật chội của văn chương sử thi đã đem
lại sự “gây hấn” về mặt ngôn từ. Các nhà văn đã minh chứng văn chương
không chỉ là lãnh địa của lớp ngôn từ trang nhã, mực thước, rằng mọi từ
ngữ đều có quyền bình đẳng. Theo khuynh hướng này, có lúc ngôn ngữ văn
xuôi khó tránh khỏi cực đoan, thô tục, nhưng đa số, khi sáng tạo, người cầm
bút đều mong muốn tái hiện được bức tranh thời đại hôm nay một cách
chân thực nhất.
Khẩu ngữ và và sự thâu nạp ngôn ngữ của nhiều tầng lớp người trong
xã hội, ở các lứa tuổi khác nhau khiến ngôn ngữ văn xuôi mang tính cá thể
hóa cao độ. Xuất hiện phóng túng ngôn ngữ bụi bặm (không loại bỏ yếu tố
thô tục), ngôn ngữ tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975 thể hiện thế mạnh
tái hiện con người trên phương diện đời thường, hoàn toàn đúng với chức
phận của nó.
3.4.2.2. Tổ chức câu văn “áp sát” phong cách cá nhân và nhịp sống thời đại
mới
Ngập tràn trong tiểu thuyết và truyện ngắn thời đổi mới là kiểu
ngôn ngữ bất quy tắc, coi thường cú pháp (diễn đạt cắt ngắn hoặc cà kê)
biểu thị nhịp sống gấp gáp, hối hả, hỗn tạp của một thế hệ thời mở cửa.
Hiện tượng tạo những tổ hợp ngôn ngữ mới, lạ hóa, chêm xen tiếng nước
ngoài đã phá vỡ “tính thuần khiết” của ngôn ngữ Việt, in đậm dấu ấn
“giao lưu”, “đa văn hóa” của con người thời đại toàn cầu. Dễ thấy loại
ngôn ngữ này trong tác phẩm của những cây bút thế hệ sau đổi mới như
Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư ….
Khảo sát tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975, chúng tôi hướng sự chú ý
đến những cách tân cơ bản trong nghệ thuật thể hiện con người cá nhân ở những
phương diện cụ thể. Thủ pháp phi điển hình hóa gắn bó khá chặt chẽ với tính đa
ngã, cá biệt, đặc biệt là sự tẩy trắng cá tính, dấu hiệu biến mất của con người cá
nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật, thủ
pháp độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng đến tối đa. Gắn
với con người tâm linh, vô thức, thủ pháp huyền thoại hóa phát huy mạnh mẽ
khả năng khai thác những bí ẩn khó đoán của con người. Thể hiện cái nhìn dân
chủ, gia tăng tính đối thoại, tôn trọng tối đa nhận thức cá nhân, tiểu thuyết và
truyện ngắn sau 1975 hết sức linh động trong tổ chức điểm nhìn trần thuật. Chú
trọng miêu tả thế giới nội tâm, kết cấu dòng ý thức giống như một tất yếu nghệ
thuật, cuốn hút người đọc và giới nghiên cứu. Ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hậu hiện
đại, chủ nghĩa giải cấu trúc, kết cấu phân mảnh thể hiện tính phân rã, riêng lẻ của
các cá thể, đặc biệt là trạng thái cô đơn của con người. Bên cạnh đó, tổ chức
ngôn ngữ hướng tới tính đa thanh, tính cá thể góp phần mở ra cái nhìn nhiều
chiều về con người cá nhân trong trạng thái hiện sinh của chính nó.
Trên thực tế, những đổi mới trong nghệ thuật thể hiện con người cá nhân
còn đa dạng, phong phú hơn nhiều. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một sự đầu tư kĩ càng
trong một công trình nghiên cứu chuyên sâu khác.