HƯỚNG DẪN CHỈNH TÂM TUỐCBIN (phần 1)
Trước khi tiến hành chỉnh tâm rôto trong
tuốcbin cần làm một số thao tác sơ bộ sau đây:
1. Kiểm tra độ đảo của các bạc chèn tại những nơi mà sau này ta sẽ
tiến hành kiểm tra vị trí của rôto trong phần tiện(rãnh gia công) để lắp
vành chèn của thân máy. Nếu có độ đảo thì phải lưu ý đến đại lượng
và vị trí của nó khi ta xác định vị trí củ
a rôto.
2. Kiểm tra độ đảo của cổ trục ở một vài chỗ dọc theo chiều dài của
nó.
3. Tháo vành chèn ra.
4. Lau chùi sạch sẽ bề mặt tiện tại các điểm đo.
5. Kiểm tra độ khít của cútxinê trong phần tiện của các paliê.
6. Kiểm tra xem rôto có bị cọ xát với chèn bánh tĩnh vòng chèn hơi,
chèn dầu, v.v.. không
Thông thường người ta chỉnh tâm của các rôto theo phần tiện cho chèn
trước và sau. Đối với tuốcbin có vành chèn ghép cứng vào thân máy
b
ằng bulông và không hay tháo ra khỏi thân máy thì không nên tiến
hành chỉnh tâm theo phần tiện của thân máy mà theo phần tiện cho
chèn.
Sau khi chỉnh tâm xong rôto thường được đặt đồng tâm với phần tiện
với dung sai cho phép: a – b = 0,0 đến 0,01 mm nếu rôto quay theo
chiều kim đồng hồ; a – b = 0,0 đến 0,10mm nếu rôto quay ngược lại;
c-(a+b)/2 = 0,0 đến +100 theo mặt phẳng đứng (hình 1).
Hình 1. Vị trí của
Rôto trong phần tiện của bộ chèn
vòng chèn
Khi chỉnh tâm rôto theo phần tiện của bộ chèn cần chú ý máy điểm
sau đây:
1. Đối với những cấu tạo mà khe hở trong then đứng có thể làm cho
paliê bị xê dịch so với thân máy, thì trong quá trình chỉnh tâm rôto
phải chú ý đến sự phân bố của khe hở này..
Hình 2. Kiểm tra vị trí của rôto trong phần tiện cho chèn.
2. Trong các tuốcbin có paliê chắn đỡ liên hợp cần kiểm tra xem
cútxinê có bị lật về phía côngxon phần chắn không, bởi vì có thể gây
nên sai lệch kết quả đo trong mặt phẳng đứng, nhất là khi có paliê
hình cầu.
3. Kiểm tra vị trí của rôto theo một chỗ tiện cho chèn có thể chưa lấy
được số liệu chính xác, cho nên cần tiến hành kiểm tra theo tất cả các
phần tiện ch
ủ yếu cho chèn trước cũng như chèn sau.
4. Khi chỉnh tâm rôto có thể đã nằm ở vị trí đồn gtâm với phần tiện
cho chèn, nhưng chưa trùng tâm với phần tiện cho vành chèn do vành
chèn bị cong hoặc bị lệch tâm.
5. Đối với tuốcbin hai thân, song song với việc chỉnh tâm rôto theo
phần tiện cho chèn cần tiến hành chỉnh tâm rôto theo các nữa khớp
trục.
Sau khi tiến hành chỉnh tâm rôto trong thân máy cần kiểm tra khe hở
giữa hai bánh tĩnh và bánh động ở
một số tầng và so sách kết hợp đo
tại hai phía đối nhau (phía trái và phía phải, quay rôto đi 180o ). Kiểm
tra như vậy là để xác định độ chính xác của phần tiện cho chèn với
phần tiện cho bánh tĩnh trong thân máy.
Kiểm tra độ chỉnh tâm của rôto trong thân máy có thể tiến hành theo
nhiều phương pháp và sử dụng các dụng cụ sau:
1. Panme đo trong (hình 2, a)
2. Khối chì và panme đo trong (hình 2, b)
3. Cữ cặp (hình 2, c)
4. Cốt đai có chốt (hình 2, d)
5. Trục kiểm tra (trục ở hình 2)
HƯỚNG DẪN CHỈNH TÂM TUỐCBIN (Phần 2: cân chỉnh đồng
trục)
Mục đích của việc chỉnh tâm theo khớp trục (cân chỉnh đồng
trục giữa tuốc bin và máy phát) là làm cho các trục của rôto
trùng nhau trên các mặt ngang và đứng, sao cho tâm của rôto
này sẽ nối tiếp với tâm của rôto khác.
Như ta đã biết, khi đặt rôto nằm ngang rôto sẽ bị võng do chịu
tác dụng của trọng lượng bản thân vì vậy bề mặt của đầu mút
các nửa khớp trục sẽ không song song với nhau. Tuỳ theo cấ
u
tạo và kích thước của rôto tuốcbin độ võng đàn hồi có thể lên
tới 0.4mm, còn độ võng của rôto máy phát có khi tới 1,2mm.
Nhiệm vụ của chỉnh tâm theo nửa khớp trục là làm cho các nửa
khớp trục trùng tâm và các mặt đầu mút của chúng sẽ song
song với nhau trong đó các khe hở a và b (hình 8-3) trên bốn vị
trí đối nhau theo đường kính tương ứng sẽ bằng nhau.
Hình 8-3. Chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục
1) rôto tuốcbin; 2) rôto máy phát
Khi chỉnh tâm rôto theo nửa kh
ớp trục thường người ta gọi chỉ
số đo a theo chu vi của nửa khớp trục để xác định độ trùng tâm
là chỉ số hướng kính, còn chỉ số b giữa các bề mặt đầu mút của
nửa khớp trục để xác định độ song song thì được gọi là chỉ số
hướng trục.
Các số liệu chỉnh tâm được ghi theo công thức nêu lên ở hình 8-
4, trong đó sẽ ghi các khe hở đo được trong các ô hình chữ
nhật. Những khe hở đo theo chu vi thì ghi ở các ô hình chữ nhật
bên ngoài; những số liệu đo theo mặt đầu mút thì ghi vào hình
chữ nhật bên trong.
(click ảnh để phóng to)
Hình 8-4. Cách ghi các số liệu khi chỉnh tâm theo khớp trục
1) Mũi rà lắp trên nửa khớp trục của rôto tuốcbin; 2) các số liệu
sẽ ghi bắt đầu từ phía hới vào tuốcbin (theo chiều quay của
rôto khi tuốcbin làm việc)
Bốn ô hình chữ nhật sẽ tương ứng với các vị trí sau đây: ô thứ
nhất – tương ứng với dấu của nhà máy chế tạo(có ghi sẵn trên
mỗi nửa khớp trục); các ô khác còn lại – tương ứng với vị trí của
rôto khi quay đi 90, 180, 270o .
Muốn hiệu chỉnh đúng rôto trong trường hợp chỉ
nh tâm theo
phương pháp này phải dịch các đầu rôto nằm trên paliê đỡ theo
hướng dọc và ngang bằng cách thay đổi bề dày của các miếng
cán dưới các vấu của cútxinê.
Trước khi tiến hành chỉnh tâm rôto theo nửa trục cần kiểm tra
không được để:
1. Có sự cọ xát của rôto với răng chèn bánh tĩnh, răng chèn hai
đầu, cũng như với vành chán hơi chắn dầu khi rôto quay.
2. Có hiện tượng lỏng cútxinê lắp trong phần tiện của thân
paliê;
3. Có vết xước và những khuyết tật khác trên các nửa khớp trục
tại các vị trí đo khi tiến hành chỉnh tâm.