Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

(Luận án tiến sĩ) mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình công giáo ở hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ hà đông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÙ THỊ THANH THUÝ

MÂU THUẪN VỢ CHỒNG
TRONG GIA ĐÌNH CƠNG GIÁO
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP GIÁO XỨ HÀ ĐÔNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÙ THỊ THANH THUÝ

MÂU THUẪN VỢ CHỒNG
TRONG GIA ĐÌNH CƠNG GIÁO
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP GIÁO XỨ HÀ ĐÔNG)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
Formatted: Swedish (Sweden)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THU HƢƠNG

Hà Nội-2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Xã hội học với đề tài: Mâu thuẫn vợ
chồng trong gia đình Cơng giáo ở Hà Nội hiện nay là cơng trình do chính
tơi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, chính xác và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Cù Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành luận án này, tôi xin gửi lời cảm ơn trước nhất đến
cô giáo - PGS.TS Hoàng Thu Hương - là người đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng đúng đắn cho cả quá trình nghiên cứu, điều tra, phân tích các số liệu

định tính và định lượng, cũng như kỹ năng viết bài một cách khoa học cho tác
giả luận án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thiện luận án này. Đồng thời, sự chỉ bảo tận tâm và nhiệt tình của cơ đã
truyền thêm lịng u ngành, u nghề cho tơi trong hoạt động nghiên cứu và
giảng dạy Xã hội học
Tiếp đến, tôi xin cảm ơn đến Linh mục Giuse Vũ Quang Học – linh
mục chính xứ Hà Đơng, cũng như các cơ chú, anh chị em trong ca đoàn, các
hội đoàn của nhà thờ Hà Đông, các giáo họ: La tinh trại, Mai Lĩnh, n Lộ đã
giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận án. Xin cảm ơn những đồng nghiệp của tôi tại khoa Xã hội học trường
Đại học Cơng Đồn đã tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như bố trí cơng
việc hợp lý để tơi có thể tập trung cao nhất cho việc hồn thành luận án.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã giúp đỡ và cổ vũ tôi, là nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất, là chỗ
dựa để tôi nỗ lực đến ngày hôm nay.
Một lần nữa, xin thể hiện sự biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến tất cả những
sự trợ giúp đó.
Tác giả luận án
Cù Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................... 5
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ................................................... 8
6. Khung phân tích ........................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 10
8. Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 13
1.1. Những nghiên cứu về mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình ..................... 14
1.1.1. Mức độ phổ biến của mâu thuẫn .................................................. 14
1.1.2. Biểu hiện của mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình ..................... 17
1.1.3. Nguyên nhân của mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình ............... 18
1.1.4. Những hệ quả của mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình .............. 21
1.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và hôn nhân ................. 24
1.2.1. Tôn giáo và tính bền vững của hơn nhân ...................................... 25
1.2.2. Tôn giáo và việc thực hiện các chức năng của gia đình ................ 33
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 37

2.1. Khái niệm cơng cụ................................................................................... 37
2.1.1. Gia đình ....................................................................................... 37
2.1.2. Gia đình Công giáo ...................................................................... 39


2.1.3. Mâu thuẫn vợ chồng .................................................................... 41
2.2. Lý thuyết áp dụng .................................................................................... 43
2.2.1. Lý thuyết Mâu thuẫn .................................................................... 43
2.2.2. Lý thuyết chức năng về tôn giáo .................................................. 47

2.2.3. Lý thuyết chức năng về gia đình .................................................. 50
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 52
2.3.1. Phương pháp luận ........................................................................ 52
2.3.2. Các phương pháp thu thập thông tin ............................................ 58
2.4. Quan điểm của đạo Công giáo về hôn nhân gia đình ............................... 64
2.5. Đặc điểm hơn nhân gia đình Công giáo ở địa bàn khảo sát hiện nay ........ 69
Chƣơng 3. MỨC ĐỘ VÀ CÁC CHIỀU CẠNH MÂU THUẪN GIỮA VỢ VÀ
CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH CƠNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ......................... 77

3.1. Mức độ phổ biến của mâu thuẫn vợ - chồng và các yếu tố tác động......... 77
3.1.1. Mức độ phổ biến của mâu thuẫn vợ - chồng trong một năm qua .. 77
3.1.2. Các yếu tố tác động đến mức độ mâu thuẫn vợ - chồng ............... 78
3.2. Các chiều cạnh của mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình ........................ 87
3.2.1. Mâu thuẫn về nhận thức, thái độ giữa vợ và chồng ...................... 87
3.2.2. Mâu thuẫn thể hiện qua hành vi của vợ - chồng ......................... 102
3.2.3. Mâu thuẫn về tâm lý cảm xúc giữa vợ - chồng........................... 118
Chƣơng 4. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG XU HƢỚNG GIẢI QUYẾT MÂU
THUẪN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH CƠNG GIÁO Ở HÀ
NỘI HIỆN NAY ........................................................................................... 131

4.1. Ngun nhân mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình................................ 131
4.1.1. Nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về con cái...................... 133
4.1.2. Nguyên nhân liên quan đến các vấn đề kinh tế ........................... 136
4.1.3. Nguyên nhân liên quan đến việc chăm sóc cha mẹ hai bên ........ 138
4.2. Xu hướng giải quyết mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình .................... 140
4.2.1. Giải quyết theo chiều hướng ơn hịa ........................................... 140


4.2.2. Giải quyết theo chiều hướng cực đoan ....................................... 144
4.3. Vai trị của đạo Cơng giáo đối với mối quan hệ vợ chồng...................... 147

4.3.1. Đạo Công giáo thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn vợ - chồng
theo chiều hướng ôn hịa ...................................................................... 147
4.3.2. Đạo Cơng giáo củng cố sự đồng thuận và hạnh phúc hôn nhân .. 158
4.3.3. Đạo Công giáo - rào cản của những cuộc hôn nhân không hạnh
phúc..................................................................................................... 166
KẾT LUẬN .................................................................................................. 172
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 178


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát...........................................................63
Bảng 2.2. Quy mơ gia đình Cơng giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay ............... 72
Bảng 2.3. Khác biệt giới trong thực hành nghi lễ tôn giáo của người Công
giáo ở Giáo xứ Hà Đông .................................................................. 73
Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa quy mơ gia đình với mâu thuẫn vợ-chồng trong
gia đình Cơng giáo ở giáo xứ Hà Đơng ........................................... 80
Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa sự khác biệt vợ-chồng trước hơn nhân với tình trạng
mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo ở giáo xứ Hà Đơng ......83
Bảng 3.3. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tơn giáo vợ - chồng với
tình trạng mâu thuẫn trong gia đình Cơng giáo ở giáo xứ Hà Đơng
hiện nay ............................................................................................84
Bảng 3.4. Kiểm định trung bình Indepent Sample T.Test về mối quan hệ giữa
giới tính và niềm tin tơn giáo của vợ - chồng Công giáo................. 90
Bảng 3.5. Kiểm định trung bình Indepent Sample T.Test mối quan hệ giữa
giới tính với nhận thức về hôn nhân Công giáo ...............................93
Bảng 3.6. Kiểm định trung bình Indepent Sample T.Test về mối quan hệ giữa
giới tính với sự hài lịng về bạn đời ................................................. 96
Bảng 3.7. Mối liên hệ giữa việc thực hành tơn giáo với sự hài lịng về bạn đời ... 97

Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa giới tính, sự tương đồng/khác biệt tôn giáo với thái
độ về ly thân, ly hôn của vợ - chồng Công giáo ..............................99
Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tôn giáo với hành vi mâu
thuẫn vợ - chồng trong gia đình Cơng giáo ở giáo xứ Hà Đông ... 104
Bảng 3.10. Hồi quy logistics về mối liên hệ giữa độ dài hôn nhân với hành vi
giận dỗi bạn đời .............................................................................. 105
Bảng 3.11. Mối liên hệ giữa niềm tin và thực hành tôn giáo với mức độ
nghiêm trọng của mâu thuẫn vợ chồng Công giáo ở Hà Đông ..... 109


Bảng 3.12. Mối liên hệ giữa mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn với hành vi
ứng xử của vợ/chồng Công giáo ở giáo xứ Hà Đông ....................115
Bảng 3.13. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tôn giáo với hành vi ứng
xử của vợ chồng Công giáo ở giáo xứ Hà Đơng............................116
Bảng 3.14. Mối liên hệ giữa giới tính với những cảm xúc tiêu cực về bản thân 120
Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý tiêu cực về bạn đời với tình trạng
mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo ở giáo xứ Hà Đơng .. 123
Bảng 3.16. Mối liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực về bạn đời với mức độ nghiêm
trọng của mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo ở giáo xứ
Hà Đông .........................................................................................124
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tôn giáo với những cảm
xúc tiêu cực về người bạn đời ........................................................125
Bảng 3.18. Kết quả kiểm định Chi-square về mối liên hệ giữa niềm tin và
thực hành tôn giáo với những cảm xúc tiêu cực về bạn đời .......... 127
Bảng 4.1. Mối liên hệ giữa độ dài hôn nhân với mâu thuẫn vợ - chồng liên
quan đến vấn đề con cái ................................................................. 134
Bảng 4.2. Mối liên hệ giữa thu nhập vợ - chồng với mâu thuẫn về các vấn đề
kinh tế .............................................................................................136
Bảng 4.3. Mối liên hệ giữa mức độ ủng hộ hơn nhân từ gia đình với mâu
thuẫn liên quan đến chăm sóc cha mẹ hai bên ...............................138

Bảng 4.4. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tôn giáo vợ-chồng với xu
hướng giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng ôn hòa .................. 141
Bảng 4.5. Mối liên hệ giữa sự tương đồng/khác biệt tôn giáo vợ-chồng với xu
hướng giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng cực đoan .............. 144
Bảng 4.6. Mối liên hệ giữa sự đồng thuận và hài lòng về bạn đời với mức độ
hạnh phúc hôn nhân ....................................................................... 164
Bảng 4.7. Mối liên hệ giữa đánh giá về tình trạng không hạnh phúc trong hôn
nhân với suy nghĩ về ly hôn, ly thân của người Công giáo ở giáo
xứ Hà Đông ....................................................................................167


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ tương đồng giữa vợ chồng tại thời điểm kết hôn ............. 70

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 2.2. Sự lựa chọn hôn nhân theo tôn giáo .............................................. 71

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 3.1: Hành vi mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình Cơng giáo ........... 103

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 3.2: Mức độ nghiêm trọng của hành vi mâu thuẫn vợ - chồng trong
gia đình Công giáo ......................................................................... 107

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 3.3. Ửng xử của vợ/chồng Cơng giáo trong q trình mâu thuẫn ...... 114


Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 3.4. Chiều cạnh cảm xúc tiêu cực về bản thân ................................... 119

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 4.1. Nguyên nhân mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình Công giáo ở
giáo xứ Hà Đông ............................................................................ 132
Biểu đồ 4.2. Mức độ cầu nguyện của vợ/chồng Công giáo khi xảy ra mâu
thuẫn ...............................................................................................149

Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Biểu đồ 4.3. Đánh giá mức độ hạnh phúc trong mối quan hệ vợ chồng Công
giáo ở giáo xứ Hà Đông ................................................................. 163

Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là thiết chế xã hội quan trọng, cơ bản đảm bảo cho sự ổn định,
phồn vinh của xã hội khi nó thực hiện tốt và đầy đủ các chức năng mà xã hội
kỳ vọng ở thiết chế này. Xã hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã và đang có
những biến đổi khơng ngừng về kinh tế - văn hóa - xã hội, sự biến đổi này là
kết quả của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, chủ động vào q trình

tồn cầu hóa, thể hiện những cố gắng nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong
việc đưa nước ta thốt khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, vươn lên thành
một nước công nghiệp. Tuy nhiên, những thay đổi đó đã có tác động khơng
nhỏ, khiến cho gia đình phải đối diện với nhiều vấn đề như: cấu trúc, chức
năng gia đình, định hướng giá trị, các mối quan hệ trong gia đình thay đổi, ly
hơn, ly tán, xung đột và bạo lực gia đình…đe dọa đến sự ổn định, tính bền
vững của gia đình.
Thống kê từ Viện Nghiên cứu Gia đình và giới năm 2014 - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có trên 60 nghìn vụ ly
hơn, cứ 10 cặp vợ chồng kết hơn thì có 3 cặp ly hôn, xu hướng này tiếp tục
gia tăng ở cả thành phố và nông thôn. Đáng lưu ý là 70% số vụ ly hơn thuộc
về các gia đình trẻ mà vợ/chồng trong độ tuổi từ 18 - 30; trong đó 60% ly hôn
sau khi kết hôn từ 1 - 5 năm, nhiều trường hợp mới chỉ cưới nhau được vài
tháng. Mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%) dẫn đến ly
hôn, các yếu tố tiếp theo là ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lực gia
đình (6,7%), sức khỏe (2,2%), xa nhau lâu ngày là 1,3%1. Báo cáo khác từ Vụ
Gia đình, Bộ VH-TT&DL, từ năm 2012 cho đến 2014, trung bình mỗi năm cả
nước có khoảng 20 nghìn vụ bạo lực gia đình, 80% số vụ ly hơn có ngun
nhân từ bạo lực…số vụ ly hơn hiện đã tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước 2.
1
2

/> />
1


Có nhiều nguyên nhân khác nhau được đưa ra lý giải cho tình trạng này,
lối sống hiện đại đã tác động khơng nhỏ đến đời sống gia đình, làm phơi pha
cách thức ứng xử truyền thống giữa các thành viên , các mối quan hệ đặc biệt là
quan hệ vợ chồng trở nên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, sự xuống cấp những nguyên

tắc, chuẩn mực trong gia đình, sự vi phạm cũng như chấp nhận những sai lệch
chuẩn mực ngày càng dễ dàng và phổ biến. Cá nhân trong gia đình khơng cịn
q coi trọng việc thực hiện vai trị, trách nhiệm của bản thân. Hàng loạt vấn đề
xã hội nảy sinh, len lỏi vào từng gia đình, trở thành nỗi bức xúc của chính gia
đình và xã hội. Nguy cơ đổ vỡ, ly hôn đang trở thành thách thức hàng đầu đối
với gia đình Việt Nam hiện nay3.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, hôn nhân Công giáo nổi lên như là một
điển hình về sự bền vững, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước đã
khẳng định so với hôn nhân của những người không theo đạo Công giáo, hôn
nhân của những người theo đạo Công giáo ổn định và bền vững hơn [Đỗ Thị
Ngọc Anh 2013, 2015; Đoàn Thị Phương Thảo, 2013; Chu Văn Tiến, 2014],
với tỷ lệ ly hơn ít hơn4. Niềm tin và các giá trị đạo đức của tôn giáo này được
coi là nguyên nhân chính lý giải cho thực tế xã hội này. Với tư cách là một
thiết chế xã hội, đạo Cơng giáo có những quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ về
mối quan hệ vợ chồng và trong mọi tình huống ly hôn, li dị là điều cấm kỵ.
Tuy nhiên, kết quả của hôn nhân là việc không ly hôn, chung sống với
nhau trọn đời khơng phản ánh chính xác mối quan hệ giữa vợ và chồng của
người Công giáo. Bởi quan hệ vợ chồng thực chất cũng là một dạng quan hệ
xã hội, những mâu thuẫn bất đồng trong đời sống vợ chồng là chuyện tự
nhiên, không tránh khỏi. Vậy người Cơng giáo làm cách nào để dung hịa
giữa tiến trình hơn nhân có mâu thuẫn với kết quả hướng tới là khơng ly hơn,
ly dị, đó chính là điều rất đáng quan tâm và nghiên cứu.

3
4

/> />
2



Nghiên cứu về mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo chính là
tìm ra các nhân tố thuộc về tơn giáo đã và đang tích cực trong việc điều tiết
mối quan hệ này. Từ đó thấy rằng, đạo Cơng giáo khơng tìm cách để “giải
phóng”, triệt tiêu mâu thuẫn giữa vợ và chồng, mà là điều chỉnh quan hệ này
trong việc kiểm soát về nhận thức, hành vi của các chủ thể trong q trình
mâu thuẫn, từ đó làm giảm những tác động tiêu cực của mâu thuẫn tới quan
hệ hơn nhân, thúc đẩy xu hướng hịa giải, đàm phán tiến tới sự đồng thuận
trong quan hệ vợ chồng và xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc.
Thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu điển hình bởi sự biến đổi
mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội - tơn giáo và những tác động
của các thiết chế xã hội đó tới gia đình, cho nên những thách thức của gia
đình Việt Nam nói chung có thể xem là những vấn đề mà các gia đình ở Hà
Nội đang phải đối mặt. Thêm vào đó, Hà Nội cũng được coi là một trong
những trung tâm tập trung số lượng tín đồ theo đạo Công giáo đông đảo
khoảng 175.000 người5 (theo số liệu của Ban tơn giáo Chính phủ). Vì những
lý do đó, việc nghiên cứu về “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo
ở Hà Nội hiện nay” hướng hai mục tiêu cơ bản: tìm hiểu thực trạng mâu
thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo,và xem xét vai trị của đạo Công
giáo đến mối quan hệ hôn nhân, trong trạng thái rất đặc biệt là mâu thuẫn giữa
vợ và chồng.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hồn thiện thêm khái
niệm mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo. Về
mặt khoa học luận án còn giúp cho việc kiểm định các giả thuyết và lý thuyết
5

/>
3



nghiên cứu, bổ sung các chiều cạnh thực tiễn cho lý thuyết thêm phong phú và
kiểm chứng sự phù hợp của các lý thuyết trong thực tế. Lý thuyết xung đột xã
hội được làm sáng tỏ qua việc phân tích về mức độ phổ biến của mâu thuẫn,
các yếu tố tác động đến mâu thuẫn, xem xét các khía cạnh khác nhau của mâu
thuẫn. Lý thuyết về chức năng của gia đình giúp ích cho việc lý giải về ngun
nhân mâu thuẫn vợ chồng trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của
gia đình. Lý thuyết chức năng về tơn giáo sẽ giúp cho việc giải thích vai trị của
tơn giáo trong việc can thiệp vào mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo
trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án góp
phần làm giàu thêm nguồn tri thức khi nghiên cứu về hơn nhân, gia đình Cơng
giáo, hay những nghiên cứu về mâu thuẫn vợ chồng đã có từ trước.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đóng góp cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết về
mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo. Luận án giúp cho việc mô tả
bức tranh khái quát thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo:
về mức độ xuất hiện mâu thuẫn, các chiều cạnh khác nhau của mâu thuẫn về
nhận thức, thái độ, cảm xúc, hành vi, ứng xử của vợ chồng trong mâu thuẫn,
xu hướng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo.
Qua đó, đánh giá về vai trị của đạo đức tôn giáo, niềm tin, thực hành, các
cam kết tôn giáo đối với mâu thuẫn vợ chồng. Kết quả nghiên cứu của luận án
có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm
đến gia đình Cơng giáo và mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Cơng giáo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm, lý thuyết xung đột, lý
thuyết chức năng về gia đình và tơn giáo, luận án hướng đến làm sáng tỏ thực

4



trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo và vai trị của đạo Cơng
giáo trong việc giải quyết mâu thuẫn trong đời sống hơn nhân gia đình Cơng
giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện mức độ phổ biến cũng như các chiều cạnh mâu thuẫn giữa
vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo trong 12 tháng qua. Phân tích những
yếu tố tác động đến mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình.
- Tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn vợ chồng và xu hướng giải
quyết các mâu thuẫn đó trong gia đình Cơng giáo.
- Phân tích về vai trị của tơn giáo trong việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng
và bàn luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và hôn nhân của người Công giáo.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo
ở Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu: gia đình Cơng giáo ở Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 13
giáo xứ bao gồm giáo xứ Chính tòa Hà Nội, An Thái, Cát Thuế, Cổ Nhuế,
Cửa Bắc, Đơng Lao, Đơng Trì, Giang Xá, Hà Đơng, Hàm Long, Hàng Bột,
Lai Yên, Nam Dư, Phùng Khoang, Thái Hà, Thình Liệt, Thượng Thụy, Thụy
Ứng, Vạn Phúc. Do hạn chế về nguồn lực cá nhân nên nghiên cứu chỉ tập
trung vào trường hợp tại giáo xứ Hà Đơng vì những lý do chính như sau:
Thứ nhất, giáo xứ Hà Đơng là một xứ Đạo nổi tiếng lâu đời thuộc Tổng
giáo phận Hà Nội với số lượng giáo dân tương đối đông đảo, bao gồm có 4
nhà thờ: nhà thờ chính xứ Hà Đông (phường Lê Lợi - quận Hà Đông) và 3
nhà thờ giáo họ trực thuộc giáo xứ Hà Đông: Mai Lĩnh (xã Mai Lĩnh – Quận

5



Hà Đông), La Tinh Trại (phường Yên Nghĩa – quận Hà Đông), Yên Lộ
(phường Yên Nghĩa – quận Hà Đông). Bên cạnh số giáo dân chính gốc
(khoảng 1.050 giáo dân)6, giáo xứ cịn có nhiều giáo dân di cư từ các tỉnh
thành lân cận sinh sống, lao động và học tập trên địa bàn cũng trở thành giáo
dân của giáo xứ Hà Đơng. Đây cũng chính là tình hình chung của các giáo xứ
khác trên đại bàn thành phố Hà Nội.
Thêm nữa, nằm tại trung tâm của thành phố Hà Đông cũ, cho nên giáo
dân ở đây mang những đặc điểm có tính đặc thù của một giáo xứ ở thành thị,
với sự đa dạng về ngành nghề, lứa tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, mức độ
niềm tin và thực hành tơn giáo tương đối đa dạng.
Vì vậy, khơng gian nghiên cứu được giới hạn tại 1 nhà thờ chính xứ và 3
nhà thờ giáo họ, và số giáo dân được khảo sát nghiên cứu có sự phân bố
tương đối đồng đều trong địa bàn quận Hà Đông chứ không chỉ tập trung vào
số lượng giáo dân tại Nhà thờ chính xứ.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu về „mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình
Cơng giáo ở Hà Nội hiện nay‟, nên đề tài tập trung vào tìm hiểu mâu thuẫn vợ
chồng trong gia đình Cơng giáo ở thời điểm hiện tại, cụ thể thời gian thực
hiện nghiên cứu là từ 2016 đến 2018. Khách thể của nghiên cứu là các cặp đôi
người Công giáo ở Hà Nội đang trong tình trạng hơn nhân là có vợ/có chồng
hợp pháp tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, do vậy căn cứ theo năm
kết hôn của các cặp vợ chồng trong mẫu khảo sát, chiều thời gian của vấn đề
nghiên cứu được thực hiện với những người Công giáo kết hôn từ năm 1970
đến 2017. Tuy nhiên, tiếp cận nghiên cứu vấn đề ở thời điểm hiện tại, nên
thực trạng mâu thuẫn vợ chồng được đo lường cụ thể những mâu thuẫn đã
phát sinh trong vịng 12 tháng tính đến thời điểm khảo sát.
6

/>
6



- Phạm vi về mặt nội dung
+ Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo được xem xét dưới
nhiều góc cạnh khác nhau bao gồm: tần suất của mâu thuẫn, các yếu tố tác
động đến việc xuất hiện mâu thuẫn vợ chồng trong 12 tháng qua; các chiều
cạnh cơ bản của mâu thuẫn như nhận thức, hành vi - ứng xử, tâm lý - cảm xúc
của vợ chồng khi mâu thuẫn xảy ra; nguyên nhân và xu hướng giải quyết mâu
thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo. Từ đó xem xét vai trị của
niềm tin và nghi lễ, đạo đức tôn giáo, cam kết tôn giáo đối với mâu thuẫn vợ
chồng trong gia đình Cơng giáo hiện nay.
+ Về đối tượng khảo sát: là giáo dân đang sinh sống, làm việc và thường
xuyên tham dự các thành lễ ở các Nhà thờ của giáo xứ Hà Đơng (có thể là giáo
dân của giáo xứ Hà Đơng hoặc giáo dân di cư từ các giáo xứ khác, nhưng hiện
tại đang sinh hoạt tôn giáo chủ yếu ở giáo xứ Hà Đông), đang sống đời sống
hôn nhân vợ chồng (không nghiên cứu những đối tượng hiện không sống cùng
vợ hoặc chồng). Ngồi ra, cịn tiến hành khảo sát một số đối tượng khác có liên
qua đến đời sống hơn nhân gia đình của người Cơng giáo như: linh mục, ông
trùm, bà quản ở các nhà thờ của giáo xứ, trưởng các nhóm, hội đồn.
Để có thể hiểu đầy đủ về mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo,
cần đặt gia đình trong bối cảnh kinh tế - xã hội để phân tích những nhân tố
khách quan ảnh hưởng đến gia đình và mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này, mâu thuẫn vợ chồng chỉ giới hạn xem xét các yếu tố
chủ quan, bên trong của hơn nhân gia đình Cơng giáo (các đặc điểm về hơn
nhân, quy mơ, loại hình gia đình và đặc trưng tôn giáo; sự tương đồng – khác
biệt vợ chồng) có ảnh hưởng tới mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình
Cơng giáo, chứ chưa xem xét sự tác động của các yếu tố khách quan.

7



5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo 12 tháng qua
như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến mâu thuẫn thuẫn vợ chồng trong
gia đình? Có những loại hình/chiều cạnh mâu thuẫn nào giữa vợ - chồng trong
gia đình Cơng giáo?
- Ngun nhân chủ yếu gây nên tình trạng mâu thuẫn giữa vợ và chồng
trong gia đình Cơng giáo là gì? Xu hướng giải quyết các mâu thuẫn đó trong
gia đình Cơng giáo ra sao?
- Niềm tin, thực hành, và các giá trị đạo đức Cơng giáo có vai trị gì
trong q trình giải quyết và xử lý mâu thuẫn? Hay nói cách khác, đạo Cơng
giáo có vai trị như thế nào trong việc trợ giúp vợ chồng Công giáo đối mặt
và vượt qua mâu thuẫn, những khủng hoảng trong đời sống hôn nhân?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo trong 12 tháng
qua mang tính phổ biến, tập trung vào những vấn đề thuộc về các chức năng
cơ bản của gia đình.
Mâu thuẫn biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi, ứng xử, tâm lý,
cảm xúc của vợ và chồng trong gia đình Công giáo chủ yếu ở mức độ
không nghiêm trọng, và có xu hướng được giải quyết một cách ơn hịa.
Việc cùng chia sẻ các giá trị đạo đức tôn giáo giúp ngăn chặn, phòng
ngừa sự xuất hiện của mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Niềm tin và thực hành tôn
giáo làm giảm mức độ nghiêm trọng của hành vi mâu thuẫn. Các cam kết tôn
giáo thúc đẩy các cặp vợ chồng lựa giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng ơn
hịa. Giáo lý đạo Cơng giáo có vai trị tích cực và hỗ trợ các các nhân vượt
qua khủng hoảng và làm giảm những tác động tiêu cực của mâu thuẫn lên mối
quan hệ vợ chồng.

8



6. Khung phân tích
Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của Việt Nam

Hơn nhân, gia đình
Cơng giáo

Đặc điểm hơn nhân,

Niềm tin, thực hành

gia đình Cơng giáo

tơn, đạo đức, cam kết
tơn giáo

Mâu thuẫn vợ chồng
trong gia đình Cơng
giáo

Mức độ

Các

phổ
biến

chiều
cạnh


mâu

mâu

thuẫn

thuẫn

Nguyên
nhân
mâu
thuẫn

9

Xu
hướng
giải
quyết
mâu
thuẫn


7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận án
được kết cấu trong 4 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đây là chương tập trung phân tích những luận điểm chính mà các nhà
nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã bàn đến mâu thuẫn vợ chồng trong

gia đình và mối quan hệ giữa tơn giáo và hôn nhân. Những nghiên cứu về mâu
thuẫn giữa vợ và chồng được tìm hiểu trong luận án liên quan đến các vấn đề
về: mức độ của mâu thuẫn, biểu hiện, nguyên nhân, hệ quả của mâu thuẫn giữa
vợ và chồng trong gia đình. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tơn giáo và
hơn nhân tập trung vào tìm hiểu những tác động âm tính và dương tính của tôn
giáo đối với sự ổn định và bền vững của hôn nhân, cũng như những tác động
của tôn giáo đến quá trình vận hành các chức năng của gia đình.
- Chương 2: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này sẽ phân tích các khái niệm về gia đình, gia đình Cơng giáo,
mâu thuẫn, mâu thuẫn vợ chồng. Một số lý thuyết được áp dụng trong luận án
bao gồm: lý thuyết mâu thuẫn, lý thuyết chức năng về tôn giáo, lý thuyết chức
năng về gia đình để lý giải hiện trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình, cũng
như vai trị, sự can thiệp của tơn giáo đến tình trạng mâu thuẫn hơn nhân.
Những căn cứ và định hướng từ khái niệm và lý thuyết giúp ích cho việc thiết
kế nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và xây dựng bộ
cơng cụ khảo sát định tính và định lượng.
Bên cạnh đó phần phương pháp nghiên cứu cũng sẽ được trình bày cụ
thể trong chương 2 gồm: phương pháp luận nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu cụ thể: phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, điều tra bằng
bảng hỏi. Thêm vào đó, cơ sở thực tiễn của nghiên cứu này còn là quan điểm

10


của đạo Cơng giáo về hơn nhân gia đình, cũng như những đặc điểm cơ bản
nhất về hôn nhân và gia đình Cơng giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Chương 3: Mức độ và các chiều cạnh mâu thuẫn giữa vợ và chồng
trong gia đình Cơng giáo ở Hà Nội hiện nay. Trong chương này sẽ tập trung
làm rõ các nội dung cụ thể như sau: thứ nhất, mức độ phổ biến của mâu thuẫn
vợ - chồng trong 12 tháng qua và các yếu tố tác động; thứ hai, các chiều cạnh

của mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Cơng giáo bao gồm: chiều cạnh nhận
thức, chiều cạnh hành vi, chiều cạnh tâm lý cảm xúc của mâu thuẫn vợ chồng
trong gia đình Cơng giáo. Đồng thời phân tích vai trị của niềm tin, thực hành,
các giá trị đạo đức tơn giáo trong việc ngăn chặn, phịng ngừa sự xuất hiện mâu
thuẫn, cũng như làm giảm những biểu hiện, tác động tiêu cực về nhận thức, thái
độ, hành vi, cảm xúc của vợ chồng khi mâu thuẫn xảy ra.
- Chương 4: Nguyên nhân và những xu hướng giải quyết mâu thuẫn giữa
vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo ở Hà Nội hiện nay. Trong chương này
tập trung làm sáng tỏ 4 vấn đề cơ bản: (1)nguyên nhân của mâu thuẫn; (2) xu
hướng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng; (3) vai trị của tơn giáo trong việc
giải quyết mâu thuẫn; (4) bàn luận về vai trò của tôn giáo với quan hệ hôn
nhân của người Công giáo.
8. Những đóng góp mới của luận án
Đây là một nghiên cứu có tính chất mơ tả bức tranh xã hội là chủ yếu,
nhưng điểm mới của luận án nằm ở chỗ nghiên cứu này đồng thời có tính chất
khám phá mối quan hệ giữa tôn giáo (cụ thể là đạo Công giáo) với hôn nhân
của những người theo đạo Công giáo.
Thứ nhất, về mặt khái niệm nghiên cứu làm rõ hơn khái niệm “mâu
thuẫn” đồng thời thao tác thành các chỉ báo cụ thể cho việc đo lường. Bên
cạnh đó làm sáng tỏ hơn khái niệm “gia đình Cơng giáo” dưới tiếp cận của
khoa học.

11


Thứ hai, nghiên cứu không chỉ mô tả đơn thuần thực trạng mâu thuẫn
giữa vợ và chồng trong gia đình Cơng giáo, mà cịn chỉ ra các thành tố tơn
giáo cụ thể tác động quá trình mâu thuẫn như: các giá trị đạo đức của tôn
giáo, niềm tin Công giáo, thực hành tôn giáo, cam kết tôn giáo. Các giá trị này
có vai trị nhất định trong từng giai đoạn của mâu thuẫn vợ chồng.

Thứ ba, nghiên cứu này nhìn nhận mâu thuẫn không đơn giản là hiện
tượng mà là q trình trong đó các chủ thể có sự điều tiết về hành vi, cảm xúc,
nhu cầu của bản thân, kết thúc của quá trình này được tiếp cận theo hướng
mẫu thuẫn giữa vợ và chồng không nhằm để phá vỡ quan hệ mà nhằm hướng
tới sự điều chỉnh góp phần vào sự ổn định và bền vững của hôn nhân.
Thứ tư, đóng góp của nghiên cứu này cịn nằm chính trong đối tượng
nghiên cứu, vì hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu Xã hội học nào đánh
giá tác động của đạo Công giáo đến mối quan hệ vợ chồng của người Cơng
giáo, mà mới chỉ có một vài nghiên cứu đánh giá tác động của đạo Công giáo
đến việc thực hiện một số các chức năng cụ thể của gia đình như: duy trì nịi
giống, giáo dục con cái.
Cuối cùng, nghiên cứu này được tiếp cận dưới góc độ của Xã hội học
Gia đình, Xã hội học Tơn giáo. Tuy nhiên, những đóng góp của nghiên cứu
cho chuyên ngành Xã hội học tôn giáo được thể hiện rõ nét hơn cả, trong việc
đánh giá những tác động qua lại của thiết chế tôn giáo đối với xã hội, nhóm,
cá nhân.

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Dẫn nhập
Nghiên cứu này tiến hành điểm lại những tài liệu trong nước và nước
ngoài chủ yếu là của các nhà xã hội học nghiên cứu về mâu thuẫn vợ chồng
nói chung, và mâu thuẫn vợ chồng trong những gia đình có tơn giáo nói riêng
với những kết quả chủ yếu như: mức độ phổ biến của mâu thuẫn, các biểu
hiện và nguyên nhân của mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng cũng như những
hệ quả của nó đối với mối quan hệ này, mối quan hệ giữa tơn giáo và hơn
nhân.Từ đó bàn luận về các kết quả nghiên cứu, những thành tựu có thể kế

thừa từ những nghiên cứu đi trước cũng như những khoảng trống cịn tồn tại
có thể mở ra hướng nghiên cứu mới liên quan đến vấn đề mâu thuẫn vợ chồng
trong gia đình.
Các tài liệu trong nước được tập hợp chủ yếu từ các cơng trình nghiên
cứu thực nghiệm của các nhà xã hội học đã có nhiều năm nghiên cứu về các
vấn đề của gia đình đã được cơng bố trên các tạp chí có uy tín, sách tham
khảo, chuyên khảo, giáo trình… được giới hạn trong vòng 20 năm trở lại đây
với kỳ vọng nhận diện được các vấn đề của gia đình khi Việt Nam đã có
những gặt hái bước đầu sau tiến trình đổi mới. Từ đó khoanh vùng nguồn tài
liệu tập trung vào vấn đề mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình, để xem xét
những thành tựu về mặt nội dung cũng như phương pháp mà các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra về vấn đề này. So với tài liệu trong nước, việc sử dụng các tài
liệu nước ngoài trong luận án này có sự tương đồng, chủ yếu là những nghiên
cứu về gia đình của các nhà xã hội học đã cơng bố trên các tạp chí uy tín, chủ
yếu là của Mỹ, với phạm vi thời gian cho các nguồn tài liệu dài hơn. Sở dĩ
như vậy, vì những thành tựu nghiên cứu về mâu thuẫn vợ chồng trong gia
đình của các nhà nghiên cứu nước ngồi đã có từ rất lâu, rất nhiều vấn đề đã

13


được làm sáng tỏ mà các nhà nghiên cứu trong nước có thể kế thừa cho bối
cảnh của xã hội Việt Nam sau những năm đổi mới. Kết quả của quá trình tổng
quan tài liệu cho thấy, các vấn đề của gia đình trong đó có mâu thuẫn vợ
chồng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất ở nhiều nội
dung quan trọng.
1.1. Những nghiên cứu về mâu thuẫn vợ - chồng trong gia đình
1.1.1. Mức độ phổ biến của mâu thuẫn
Điểm lại nghiên cứu của các nhà xã hội học nước ta về mối quan hệ vợ
chồng, các bằng thực nghiệm đều chỉ ra mâu thuẫn vợ chồng là hiện tượng

phổ biến.
Mâu thuẫn vợ chồng được hiểu “là tất cả những hình thức bất đồng ý
kiến, tranh luận hay mức độ cao hơn là cãi nhau” giữa vợ và chồng trong gia
đình [Trịnh Thái Quang, 2007: 76], là biểu hiện của sự bất đồng về tình cảm,
một hậu quả chắc chắn xảy ra do sự khác nhau giữa vợ và chồng, sự khác
nhau không thể tránh được giữa hai người sống liên tục với nhau trong sự
thân mật, “sẽ là không hợp lý nếu cho rằng hai con người khác nhau sẽ luôn
muốn làm một công việc, theo cùng một cách và trong cùng một thời gian”
[Vũ Tuấn Huy, 2003: 19]. Người Việt Nam có câu “bát đũa cịn có khi xơ” để
chỉ đời sống hơn nhân không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng, cho nên
mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình là một hiện tượng phổ biến [Vũ Mạnh
Lợi, Vũ Tuấn Huy, 1999], là điều tất yếu của quá trình vận động và phát
triển xã hội, là điều khó tránh khỏi trong các mối quan hệ của con người,
đặc biệt trong quan hệ vợ chồng [Nguyễn Đình Tuấn, 2005]. Điểm lại
những nghiên cứu đi trước có thể thấy, khái niệm mâu thuẫn vợ chồng
trong các nghiên cứu đa phần được tiếp cận với nghĩa rộng là mâu thuẫn
giữa các cặp đôi là vợ chồng hoặc chung sống như vợ chồng và được hiểu
là toàn bộ quá trình xung đột giữa vợ và chồng bao gồm từ bất đồng quan

14


điểm, tranh luận, cãi nhau bằng ngôn từ/ phi ngôn từ đến những hành động
bạo lực [Trần Thị Vân Nương, 2016].
Để làm sáng tỏ mức độ phổ biến của mâu thuẫn vợ chồng, phương pháp
thống kê, định lượng với các câu hỏi hướng đến xem xét tần xuất, mức độ,
tính thường xuyên của mâu thuẫn hay được sử dụng. Nghiên cứu “tác động
của những yếu tố kinh tế - xã hội đến sự biến đổi của gia đình” do Viện Xã
hội học tiến hành tại Thái Bình (1994) và Nam Định (1996) chỉ ra trong
khoảng thời gian một năm trước thời điểm nghiên cứu, kết quả tương ứng là

có 94% và 80% hộ gia đình thừa nhận có ít nhất một sự bất đồng giữa vợ và
chồng về các vấn đề trong đời sống gia đình. Nghiên cứu thử nghiệm “Biến
đổi gia đình ở Việt Nam” do Viện Xã hội học và Trung tâm nghiên cứu Dân
số, Đại học Michigan, Mỹ tiến hành nghiên cứu từ 800 hộ gia đình ở Hải
Dương năm 2001 cho biết, khoảng 75% hộ gia đình có ít nhất một lần mà
người trả lời nói rằng xảy ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng về một vấn đề bất
kỳ nào đó. Điều này cho thấy có rất ít gia đình khơng xảy ra mâu thuẫn giữa
vợ và chồng trong đời sống hàng ngày [Vũ Tuấn Huy, 2003].
Kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia do Trần
Thị Kim Xuyến và các cộng sự thực hiện từ năm 2008 đến 2010 với tiêu đề
“Những biến đổi của gia đình nơng thơn ven đơ ở Nam Bộ trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa” tiến hành tại hai xã ven đô của thành phố Cần
Thơ, Mỹ Tho, và một xã gần thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương với mẫu điều
tra 600 hộ, đã chỉ ra mức độ phổ biến trong mâu thuẫn giữa vợ và chồng theo
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và chưa bao giờ, trong đó tần số
xảy ra bất đồng ý kiến giữa vợ chồng khơng q cao, chủ yếu theo tính theo
hàng tháng và hàng năm. Thêm vào đó có sự khác biệt về mức độ bất đồng,
mâu thuẫn giữa vợ và chồng theo loại hình gia đình, theo đó gia đình mở rộng
có ưu thế hơn trong giải quyết vấn đề mâu thuẫn gia đình, khi mà tỷ lệ chưa

15


×