Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

(Luận án tiến sĩ) tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CAO THỊ HẢI BẮC

TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA QUAN HỆ
GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CAO THỊ HẢI BẮC

TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT ĐỐI XỨNG CỦAQUAN HỆ
GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN QUÝ THANH

HÀ NỘI – 2016



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CAO THỊ HẢI BẮC

TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT ĐỐI XỨNG CỦAQUAN HỆ
GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN QUÝ THANH

Chủ tịch HĐ chấm LATS cấp ĐHQG

Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh. Luận án này được sự đồng ý của chủ
nhiệm đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam" để sử dụng một
phần dữ liệu định lượng và định tính của đề tài này vào việc đo lường và phân tích một

chủ đề hồn tồn mới. Đó là chủ đề "Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp
đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam". Kết quả nghiên cứu của luận án này hồn
tồn mới và khơng trùng lặp với kết quả nghiên cứu của đề tài "Sự hình thành và phát
triển vốn xã hội tại Việt Nam". Tôi cũng xin cam đoan kết quả nghiên cứu này hoàn
toàn trung thực và là sự phát triển tiếp nối chứ không phải là sự sao chép các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu của chúng tôi đã được công bố.

Tác giả

Cao Thị Hải Bắc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Giám
hiệu và Ban Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, các
thầy, cô giáo Khoa Xã hội học, thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quý
Thanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện
luận án này. Thầy đã giúp tôi học được nhiều điều bổ ích về cả kiến thức chun mơn
cũng như phương pháp nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà nghiên cứu, các anh chị khóa trên
và bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm và nhiệt tình giúp đỡ giúp tơi hồn
thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình của tơi. Bố mẹ hai bên,
chồng và con tôi là những người đã luôn sát cánh và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi
có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tác giả

Cao Thị Hải Bắc



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG

3

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

4

MỞ ĐẦU

5

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

7


3.1. Đối tượng nghiên cứu

7

3.2. Khách thể nghiên cứu

7

3.3. Phạm vi nghiên cứu

7

3.4. Phương pháp nghiên cứu

8

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

9

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

9

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

9

5.2. Giả thuyết nghiên cứu


10

6. Cấu trúc luận án

10

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

11

1.1. Các nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội

11

1.1.1. Khái niệm mạng lưới quan hệ xã hội

11

1.1.2. Các đặc tính của mạng lưới quan hệ xã hội

13

1.1.3. Đặc trưng quan hệ giúp đỡ trong mạng lưới quan hệ xã hội

15

1.2. Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại như một thành tố của vốn xã hội

20


1.2.1. Tính chất có đi có la ̣i trong khái niệm vớ n xã hơ ̣i

20

1.2.2. Tính chất có đi có la ̣i như mô ̣t chỉ báo đo lường vớ n xã hơ ̣i

22

1.2.3. Tính chất có đi có la ̣i của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hô ̣i

22

1.3. Các nghiên cứu về cách đo tính đố i xứng và bấ t đố i xứng của quan hệ giúp đỡ
trong vốn xã hội

24

1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

29

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

32

1

32



2.1.1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và quan điểm lịch sử cụ thể

32

2.1.2. Nhóm lý thuyết trị chơi

33

2.1.3. Nhóm lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi

34

2.1.4. Nhóm lý thuyết về vốn xã hội

35

2.1.5. Khung lý thuyết của luận án

37

2.2. Thiết kế nghiên cứu

38

2.3. Phương pháp nghiên cứu

40

2.3.1. Thao tác hóa khái niệm và công cụ đo


40

2.3.2. Cơ sở dữ liệu

47

2.3.3. Các chiến lược và mơ hình phân tích

50

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA
NGƢỜI VIỆT NAM

54

3.1. Mức độ đố i xứng và bấ t đớ i xứng về sớ lươ ̣ng loại hình giúp đỡ

54

3.2. Mức độ đố i xứng và bấ t đố i xứng về tính chấ t loa ̣i hình giúp đỡ

74

3.3. Mức độ đố i xứng và bấ t đố i xứng về hoàn cảnh giúp đỡ

80

3.4. Thảo luận về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn
xã hội của người Việt Nam


90

CHƢƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH ĐỐI XỨNG VÀ BẤT
ĐỐI XỨNG CỦA QUAN HỆ GIÚP ĐỠ TRONG VỐN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI

98

VIỆT NAM
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình
giúp đỡ
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bấ t đớ i xứng về tính chất loa ̣i hình
giúp đỡ
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng về hoàn cảnh giúp đỡ
4.4. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính đối xứng và bất đối xứng của quan
hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam
KẾT LUẬN

98
103
113
132
138

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

142
143


PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp
Bảng 3.1: So sánh mức độ đố i xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ nhất theo một số tiêu chí
Bảng 3.2: So sánh mức độ đớ i xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ hai theo một số tiêu chí
Bảng 3.3: So sánh mức độ đố i xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ với
người bạn thân thứ ba theo một số tiêu chí
Bảng 3.4: Kiểm định McNemar về tính đối xứng và bất đối xứng trong tính chất
các loại giúp đỡ chính
Bảng 3.5: Kiểm định McNemar về tính đối xứng và bất đối xứng trong một số
hồn cảnh trợ giúp chính
Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bấ t đối xứng về số
lượng loại hình giúp đỡ giữa người trả lời và ba người bạn thân
Bảng 4.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến mng độác yế u tố ảnh́ t đối xứng vố ảnh
hưởng đế n mng trong tính chất các loại hình giúp
Bảng 4.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đối xứng về tiền
bạc giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đối xứng về sức
lao động giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đối xứng về sức
lao động giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đớ i xứng trong
hồn cảnh cưới hỏi giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất

Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đớ i xứng trong
hồn cảnh tang ma giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đớ i xứng và bấ t đớ i xứng trong
hồn cảnh xây/mua nhà giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đố i xứng trong
hồn cảnh tìm việc giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đố i xứng trong
hoàn cảnh đầu tư làm ăn giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đố i xứng và bấ t đớ i xứng trong
hồn cảnh mua sắm vật dụng đắt tiền giữa người trả lời và bạn thân thứ nhất
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng giữa "bố
mẹ đẻ giúp" và "nhận giúp đỡ từ con cái" trong hoàn cảnh đầu tư làm ăn
Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng giữa "bố
mẹ đẻ giúp" và "nhận giúp đỡ từ con cái" trong hoàn cảnh ốm đau

3

49
55
56
57
75
81
99
104
107
108
110
113
115

117
119
121
122
125
127


DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 2.1: Khung lý thuyết của luận án

37

Hình 2.2: Thiết kế nghiên cứu

38

Hình 2.3: Có đi có lại trực tiếp giữa hai chủ thể

41

Hình 2.4: Có đi có l tiếp giữa hai chủ thểđaumẹ

41

Hình 2.5: Có đi có l tiếp giữa hai chủ thểđaumẹ ẻ

41

Hình 2.6: Đình 2.6: l tiếp giữa hai chủ thểđaumẹ ẻ


42

Hình 2.7: Bình 2.7: l tiếp giữa hai chủ thểđaumẹ ẻ giú

42

Hình 2.8: Quan h7: l tiếp giữa hai chủ thểđa

44

Hình 2.9: Quan h7: l t đQuan h7: l tiếp giữa hai chủ thể

45

Hình 3.1: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bạn bè thân và ít thân

59

Hình 3.2: Bất đối xứng liên thế hệ về số lượng loại hình giúp đỡ

67

Hình 3.3: Giúp đỡ đối xứng và bất đối xứng giữa bố mẹ và con cái

70

Hình 3.4: Tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/ con gái; con trưởng/ 72
con thứ
Hình 3.5a: Bất đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn

76
Hình 3.5b: Đối xứng về chia sẻ tâm sự giữa hai người bạn

76

Hình 3.6: Tính đối xứng trong giúp đỡ về tiền bạc và sức lao động giữa bạn bè

77

Hình 3.7a: Bất đối xứng về cung cấp thông tin quan trọng giữa hai người bạn

78

Hình 3.7b: Đối xứng về cung cấp thơng tin quan trọng giữa hai người bạn

78

Hộp 3.1: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình đơ thị

66

Hộp 3.2: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình nơng thơn

67

Hộp 3.3: Tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ giữa bố mẹ và
con cái ở gia đình nơng thơn
Hộp 3.4: Tính đối xứng và bất đối xứng về số lượng loại hình giúp đỡ giữa bố mẹ và
con cái ở gia đình đơ thị
Hộp 3.5: Tính bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ với con trai/ con gái; con trưởng/

con thứ
Hộp 3.6: Mức độ đối xứng và bất đối xứng trong giúp đỡ về chia sẻ tâm sự giữa hai
người bạn
Hộp 3.7: Tính bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ về tiền bạc trong gia đình
Hộp 3.8: Tính đối xứng trong nhận giúp đỡ về chia sẻ tâm sự từ bố mẹ và con cái

4

70
71
72
76
86
87


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam trong 28 năm đổi mới đã và đang có những bước chuyể n min
̀ h
liên tu ̣c và ma ̣nh mẽ ké o theo nhiề u biế n đổ i trong các quan hê ̣ xã hô ̣i , nơi sản sinh ra
vố n xã hô ̣i . Do vậy, muốn nâng cao chất lượng vốn xã hội thì việc nghiên cứu làm rõ
các đặc tính của các quan hệ xã hội là rất cần thiết. Vốn xã hội là một phạm trù rộng
lớn và phức tạp, được tạo nên bởi bốn thành tố: quan hệ xã hội (mạng lưới xã hội),
lịng tin xã hội, chuẩn mực có đi có lại và sự tham gia xã hội. Chuẩn mực có đi có lại
chính là tính chất cơ bản của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Khi nói đến tính chất
có đi có lại, phần lớn mọi người đều nghĩ đến những trao đổi, giúp đỡ trong kinh tế
theo kiểu A giúp B bao nhiêu thì B cũng giúp A bấy nhiêu một cách sòng phẳng.
Nhưng trên thực tế, tính chất có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ cịn chứa đựng những
đặc tính riêng, trong đó có tính đối xứng/bất đối xứng. Ví dụ, những loại hình giúp đỡ

như tình cảm, cung cấp thơng tin v.v... khơng phải lúc nào cũng dễ dàng giúp đỡ lẫn
nhau một cách sòng phẳng, tức là đối xứng. Vậy làm thế nào để đo được tính đối
xứng/bất đối xứng này vẫn đang là vấn đề bị bỏ ngỏ trong các nghiên cứu ở Việt Nam.
Tính đối xứng và bất đối xứng có thể nhìn ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình
giúp đỡ, tính chất các giúp đỡ và hồn cảnh giúp đỡ. Xét chiều cạnh thứ nhất, A giúp
B ba loại hình gồm tiền bạc, tình cảm, sức lao động nhưng B chỉ có thể giúp lại A một
hoặc hai trong số ba loại hình trên hoặc có thể giúp A thêm các loại hình khác thì quan
hệ giúp đỡ cho - nhận giữa A và B là bất đối xứng. Ngược lại, nếu B cũng có thể giúp
lại A đúng bằng số lượng loại hình giúp đỡ mà A đã giúp B thì quan hệ giúp đỡ giữa A
và B là đối xứng. Xét chiều cạnh thứ hai, A giúp B về tiền bạc nhưng B chỉ có thể giúp
lại A về tình cảm. Khi đó, quan hệ giúp đỡ giữa A và B là bất đối xứng. Ngược lại, B
cũng giúp lại A về tiền bạc thì quan hệ giúp đỡ này mang tính đối xứng. Xét chiều
cạnh thứ ba, A giúp B trong hoàn cảnh cưới hỏi và B cũng giúp lại A khi cưới hỏi thì
quan hệ giúp đỡ giữa A và B là đối xứng. Ngược lại, nếu B khơng giúp đỡ được gì cho
A trong hồn cảnh cưới hỏi nhưng có giúp A trong các hoàn cảnh khác như tang ma,
xây mua nhà v.v... thì quan hệ giúp đỡ giữa A và B mang tính bất đối xứng. Hiện nay,
ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đo lường được tính đối xứng/bất đối xứng của
quan hệ giúp đỡ hai chiều ở ba chiều cạnh này.
5


Vấn đề “tính đối xứng/ bất đối xứng” trong vốn xã hội chủ yếu được bàn luận
một cách không trực tiếp trong một số nghiên cứu ở Việt Nam như Đặng Nguyên Anh
(1998), Lê Ngọc Hùng (2003, 2008), Nguyễn Quý Thanh (2005, 2012, 2013),
Thomése. F và Nguyễn Tuấn Anh (2007, 2011, 2012), Nguyễn Duy Thắng (2007), Lê
Minh Tiến(2007), Trầ n Hữ u Du ̣ng (2006) v.v… Phần lớn các nghiên cứu này quan
tâm xem cá nhân nhận được những sự giúp đỡ nào về kinh tế, tình cảm hay loại hình
khác khi họ rơi vào những hồn cảnh cần đến chúng. Mặt “giúp đỡ” của quan hệ xã
hội được đề cập cịn khá mờ nhạt, hoặc nếu có, lại khơng đặt trong những cặp chủ thể
nhất định, và trên nền tảng của quan hệ “cho - nhâ ̣n giúp đỡ” qua la ̣i.

Xuất phát từ thực tiễn biến đổi xã hội và tình hình nghiên cứu mạng lưới quan
hệ xã hội và vốn xã hội chưa giải quyết đầy đủ và triệt để về vấn đề tính đối xứng và
bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ của người Việt Nam, luận án này mong muốn tìm
hiểu xem đặc điểm về mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn
xã hội của người Việt Nam hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng hơn cả đến
mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ? Như vậy, luận án sẽ đo mức độ
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở ba chiều cạnh: số lượng loại hình giúp
đỡ, tính chất giúp đỡ và hồn cảnh giúp đỡ. Cuối cùng, luận án sẽ tìm hiểu xem các
yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối xứng này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này đặt mục đích đầu tiên vào việc tìm ra một số logic xã hội hay chính
là đặc trưng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam. Thứ hai, luận
án này nhằm bổ sung một khung phân tích mới về mạng lưới quan hệ xã hội thông qua
việc đo lường định lượng và kiểm chéo thông tin bằng phương pháp định tính về tính
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội.
Để đạt được hai mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định hai nhiệm vụ cần
thực hiện như sau. Thứ nhất là đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ
giúp đỡ giữa những bạn bè thân thông qua ba chiều cạnh nêu trên. Đồng thời, luận án
cũng sẽ đo lường mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa người
được hỏi với bố mẹ và con họ. Các kết quả định lượng sẽ được kiểm định chéo bằng
các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp. Thứ hai, luận án sẽ phân tích các yếu tố
ảnh hưởng hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của các quan hệ giúp đỡ này.
6


3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là tính đối xứng và bất đối xứng của
quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam. Cụ thể, đó là tính đối xứng và
bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những bạn bè thân và trong đó, quan hệ giúp đỡ

giữa người được hỏi với bố mẹ và con họ sẽ là trường hợp đặc thù để làm rõ thêm cho
quan hệ giúp đỡ trong xã hội, bởi gia đình cũng là một xã hội thu nhỏ. Bên cạnh đó,
chúng tơi sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng hơn cả đến mức độ đối xứng và bất đối
xứng của các quan hệ giúp đỡ này.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án này là cá nhân, đại diện cho các hộ gia đình
từ 20 tuổi trở lên và cộng đồng nơi cá nhân sống. Các cá nhân tham gia khảo sát thuộc
các ngành nghề khác nhau và mức thu nhập trung bình tháng của hộ gia đình không
giống nhau. Cộng đồng nơi cá nhân sống bao gồm cả khu vực nông thôn và đô thị. Các
thông tin cơ bản về khách thể được khảo sát được trình bày trong phụ lục 4.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu, luận án này được thực hiện bắt đầu từ năm 2012 đến
đầu năm 2016. Ngoài một phần dữ liệu định lượng và định tính từ bộ dữ liệu của đề tài
"Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam" được thực hiện từ năm 2011 đến
năm 2013, tác giả đã thực hiện thêm 25 phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp
nhằm phục vụ riêng cho mục đích nghiên cứu của luận án này trong khoảng thời gian
từ năm 2013 đến năm 2015.
Về địa bàn nghiên cứu, điều tra bảng hỏi của đề tài "Sự hình thành và phát triển
vốn xã hội tại Việt Nam" được tiến hành ở 5 tỉnh thành bao gồm: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Bình Dương. Địa bàn tiến hành phỏng vấn sâu và
nghiên cứu trường hợp bổ sung riêng cho luận án này được thực hiện ở các khu vực
nông thôn và đô thị thuộc các tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Về nội dung nghiên cứu: luận án này đo lường mức độ đối xứng và bất đối
xứng của quan hệ giúp đỡ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất
đối xứng này ở ba chiều cạnh: số lượng các loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp
đỡ, hồn cảnh giúp đỡ. Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng tổng hợp và phân tích thêm
7


các kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu đi trước bàn về mạng lưới xã hội của

cộng đồng các dân tộc thiểu số mà dữ liệu định lượng của luận án chưa bao phủ hết
được. Việc tìm hiểu đặc điểm quan hệ giúp đỡ của cả cộng đồng các dân tộc thiểu số
sẽ đảm bảo cho luận án có tính khái qt cao hơn.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ở phần này chúng tôi chỉ mô tả khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong luận án. Các mô tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ
thể hơn trong chương 2. Luận án này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như sau:
- Phân tích cơ sở dữ liệu định lƣợng:
Cơ sở dữ liệu định lượng được sử dụng trong luận án là một phần dữ liệu của
bộ dữ liê ̣u từ cuộc khảo sát 1430 đại diện hộ gia đình tại 5 tỉnh/thành phố ở Việt Nam,
bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương trong
khn khổ của đề tài do Quỹ Khoa học và công nghệ Quốc gia Việt Nam tài trợ.
Các chiến lược phân tích đa dạng như kiểm định T, kiểm định McNemar được
áp dụng để mô tả và kiểm định các số liệu thống kê ở các chiều cạnh như: số lượng
loại hình giúp đỡ, tính chất loại hình giúp đỡ và hoàn cảnh giúp đỡ. Chi tiết về từng
chiến lược phân tích sẽ được trình bày trong chương 2, trang 50-53.
Các mơ hình hồi quy tuyến tính bội được áp dụng để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ ở chiều cạnh số
lượng loại hình giúp đỡ. Trong khi đó, các mơ hình hồi quy logistic được áp dụng để
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ
ở chiều cạnh tính chất loại hình giúp đỡ và hồn cảnh giúp đỡ.
- Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp:
Ngoài dữ liệu định lượng, tác giả đã thực hiện thêm 25 phỏng vấn sâu và nghiên
cứu trường hợp để phục vụ riêng cho luận án này. Thông tin chi tiết về số lượng các
khách thể được khảo sát được trình bày trong phần dữ liệu định tính, trang 49.
- Phân tích dữ liệu từ các biên bản phỏng vấn sâu của đề tài
Ngoài các trường hợp phỏng vấn sâu do tác giả trực tiếp thực hiện, luận án đã
tham khảo và sử dụng 15 trường hợp phỏng vấn sâu từ các biên bản phỏng vấn sâu của
đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội tại Việt Nam". Thông tin cụ thể về các

trường hợp phỏng vấn sâu này sẽ được trình bày trong phần dữ liệu định tính, trang 49.
8


- Dữ liệu từ các bản ghi chép quan sát trực tiếp
Bên cạnh các nguồn dữ liệu định tính nêu trên, tác giả cũng tiến hành quan sát
tự do, quan sát có tham dự và ghi chép lại các kết quả quan sát được về quan hệ giúp
đỡ giữa bạn bè thân và giữa các thế hệ trong gia đình.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số thuật ngữ và một
vài logic xã hội liên quan đến quan hệ giúp đỡ có đi có lại, đó chính là tính đối xứng
và tính bất đối xứng. Việc đo lường và phân tích quan hệ giúp đỡ hai chiều cho – nhận
cũng là một đóng góp mới về khung phân tích mà nhiều nghiên cứu về mạng lưới quan
hệ xã hội chưa khai thác triệt để. Bên cạnh đó, luận án đã chứng minh được tính phù
hợp và phổ biến của việc áp dụng một số lý thuyết vào việc nghiên cứu quan hệ xã hội
và vốn xã hội, mở ra một hướng nghiên cứu mới về vốn xã hội.
Về ý nghĩa thực tiễn: Trong bối cảnh hiện đại hóa, tồn cầu hóa của nền kinh
tế thị trường hiện nay, quan hệ xã hội nói chung và quan hệ cho – nhận nói riêng đã và
đang có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực dễ nhận
thấy nhất là tính đa dạng của các loại hình giúp đỡ. Ngày nay con người có nhiều điều
kiện hơn để giúp đỡ nhau khơng chỉ về tinh thần mà cịn về vật chất. Tuy nhiên, mặt
trái của nền kinh tế thị trường khiến khơng ít người có suy nghĩ lệch lạc về văn hóa
cho - nhận là phải ln đối xứng và sịng phẳng mà khơng thấy hết được rằng bất đối
xứng cũng là xu hướng giúp đỡ cần có trong những loại hình và hồn cảnh giúp đỡ
nhất định. Do vậy, kết quả của luận án này sẽ góp phần định hướng đúng đắn hơn về
văn hóa giúp đỡ của người Việt Nam. Mặt khác, nhìn ở góc độ giao lưu quốc tế, có thể
thấy rằng thế giới đang ngày càng phẳng. Do vậy, sự khác biệt giữa các quốc gia chỉ
dựa vào những bản sắc và đặc trưng văn hóa. Bằng việc chứng minh rằng đặc trưng
văn hóa giúp đỡ của người Việt Nam vẫn khơng bị hịa tan trong q trình hội nhập sẽ
góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách có quan

tâm đến việc phát triển mạng lưới quan hệ xã hội bền vững.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án này sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Đặc điểm về mức độ đối
xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam được
9


biểu hiện như thế nào thông qua số lươ ̣ng loa ̣i hình , tính chất và hồn cảnh của sự
"giúp đỡ - đươ ̣c giúp đỡ "? (2) Những yế u tố nào có ảnh hưởng nhiề u hơn cả đến tính
đớ i xứng và bấ t đớ i xứng của quan hệ giúp đỡ trong vố n xã hô ̣i của người Viê ̣t Nam?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu trên, luận án này đặt ra hai giả thuyết
chính. Giả thuyết chính H1 là quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam
khơng bất đối xứng hồn tồn và mức độ đối xứng/bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ
phụ thuộc vào mức độ gắn kết tình cảm. Tức là, quan hệ giúp đỡ có thể bất đối xứng ở
chiều cạnh số lượng loại hình giúp đỡ nhưng lại đối xứng ở các chiều cạnh khác. Và
những người bạn có tình cảm thân thiết hơn thì mức độ bất đối xứng trong quan hệ
giúp đỡ cũng được biểu hiện rõ hơn và ngược lại. Theo đó, giả thuyết phụ H1.1 là nhìn
chung, quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thường mang tính đối xứng rõ rệt. Giả thuyết
H1.2 là quan hệ giúp đỡ trong gia đình thường mang tính bất đối xứng rõ nét.
Giả thuyết chính H2 là mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ
trong vốn xã hội chịu ảnh hưởng đan xen của cả ba nhóm yếu tố cá nhân, gia đình và
cộng đồng/xã hội. Trong đó, nhóm yếu tố gia đình chắc hẳn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn
cả đến việc làm tăng hay làm giảm mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp
đỡ trong gia đình và nhóm yếu tố cá nhân sẽ ảnh hưởng rõ nhất đến việc làm tăng hay
làm giảm mức độ đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thiết.
6. Cấu trúc luận án
Luận án này được cấu thành bởi ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm bốn chương. Chương 1 là phần tổng

quan các nghiên cứu liên quan đến đặc tính mạng lưới quan hệ xã hội, tính có đi có lại
như một thành tố của vốn xã hội và tính đối xứng và bất đối xứng như một trường hợp
riêng của tính có đi có lại. Chương 2 sẽ đưa ra các cơ sở lý luận, thiết kế nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của luận án được trình bày trong chương 3
và chương 4. Chương 3 tìm hiểu đặc điểm về mức độ đối xứng và bất đối xứng của
quan hệ giúp đỡ. Chương 4 tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng hơn cả đến tính đối xứng
và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ.

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề theo ba chủ điểm chính. Thứ
nhất là các nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội, thứ hai là các nghiên cứu về tính
chất có đi có lại như một thành tố của vốn xã hội và thứ ba là các nghiên cứu về tính
đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội. Từ đó, chúng tơi sẽ
nêu rõ những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ.
1.1. Các nghiên cứu về mạng lƣới quan hệ xã hội
Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát lịch sử nghiên cứu liên quan đến các vấn
đề như khái niệm, đặc tính của mạng lưới quan hệ xã hội, đặc trưng của quan hệ giúp
đỡ trong quan hệ xã hội nói chung và trong gia đình Việt Nam nói riêng.
1.1.1. Khái niệm mạng lƣới quan hệ xã hội
Nhiều quan điểm cho rằng nhà xã hô ̣i ho ̣c ngườ i Đứ c Georg Simmel là người
đầ u tiên đưa ra khái niê ̣m "tính xã hơ ̣i" (sociability), tiền thân của khái niệm "mạng
lưới xã hội". Theo ơng, tính xã hô ̣i đươ ̣c hiể u như mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p cá c mố i quan hê ̣ giữa cá
nhân/nhóm vớ i nhữ ng cá nhân khá c/nhóm khá c [A. Degenne, M. Forsé, 1994, tr. 38].
Tức là, Simmel xác định mạng lưới bao gồm các mối liên hệ của các cá nhân

trong


trạng thái vận động tương tác lẫn nhau [Lê Ngo ̣c Hùng, 2003, tr. 68]. Sau đó, các nhà
xã hô ̣i ho ̣c theo trườ ng phá i Chicago đã ứng du ̣ng khá i niê ̣m "tính liên kế t xã hơ ̣i" của
Simmel và o cá c chủ đề nghiên cứ u như quan hê ̣ lá ng giề ng, quan hê ̣ gia đì nh, quan hê ̣
bạn bè trong đời số ng đô thi ̣[Xem Lê Minh Tiế n, 2006, tr. 68-69].
Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng nhà nhân ho ̣c ngườ i Anh J.A. Barnes
mới là người sáng ta ̣o ra khá i niê ̣m "mạng lưới xã hô ̣i" (social network). Trong bài viế t
"Giai cấp và cộng đồng ở đảo Parish, NaUy" đươ ̣c công bố năm 1954, ông dù ng thuâ ̣t
ngữ "mạng lưới xã hơ ̣i" để chỉ loại hì nh tở chứ c xã hô ̣i bao gồ m toà n bô ̣ cá c mố i quan
hê ̣ phi chí nh thứ c giữ a cá c thà nh viên của đảo [Lê Minh Tiế n, 2006, tr.70]. Tuy nhiên,
nhiề u nhà nghiên cứ u đề u đồ ng ý rằ ng nhà tâm lý học ngườ i Mỹ gố c Romania
J.L.Moreno mới là người có công đầ u tiên phá t minh ra phương phá p phân tích mạng
lưới xã hội. Ngay từ tác phẩ m "Ai sẽ sống sót?", ông đã đưa ra khái niệm "mạng lưới
xã hội" là một lược đồ các quan hệ đan chéo lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân đều có

11


một vị trí xác định trong lược đồ đó và liên kết với các cá nhân khác bởi những lý do
khác nhau và theo những phương thức khác nhau [xem Lê Minh Tiế n, 2006, tr.70].
Hiểu một cách chung nhấ t, mạng lưới xã hội là tâ ̣p hơ ̣p cá c quan hê ̣ xã hô ̣i giữa
các chủ thể (actor). Các mố i quan hê ̣ nà y mang nhiề u nô ̣i dung khá c nhau như giú p đỡ
về tinh thầ n hay vâ ̣t chấ t, trao đổ i thông tin v .v...[Xem Lê Minh Tiế n, 2006, tr. 66].
Vậy mạng lưới xã hội và vốn xã hội có phải là một hay khơng?
Về bản chất mạng lưới quan hệ xã hội, có nhiều quan điểm coi nó như một nơi
chứa đựng, nguồn tạo lập vốn xã hội. Tiêu biểu cho quan điểm này là Nan Lin trong
định nghĩa "Vố n xã hội là nguồ n vố n được tiế p cận thông qua các liên kế t xã hội của
cá nhân..." [Nan Lin, 1999, tr. 28]. Nan Lin đã khẳng định mạng lưới xã hội hay chính
là các liên kết xã hội là nơi sản sinh ra vốn xã hội. Đồng quan điểm với Nan Lin,
Pierre Bourdieu từng đinh
̣ nghiã vố n xã hô ̣i như “một tập hợp các nguồn lực hiện hữu

hoặc tiềm tàng, gắn với việc sở hữu một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ
quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [Pierre Bourdieu, 1983,
tr. 3]. Mạng lưới xã hội mà Bourdieu nói đế n ở đây là tổ ng hòa các mố i quan hê ̣ xã hô ̣i
của một cá nhân với đặc trưng là ít nhiều đã được thể chế hóa dựa trên sự quen biết
hoă ̣c thừa nhâ ̣n lẫn nhau . Theo đó , từ mố i quan hê ̣ vố n đã đươ ̣c gắ n

kế t chă ̣t chẽ và

thừa nhâ ̣n từ lâu như quan hê ̣ gia đin
̀ h , họ hàng, bạn bè thân thiết đến những quan hệ
chỉ là quen biết như quan hệ bạn bè thông thường và nhiều quan hệ xã giao khác đều
có thể đan kết thành một mạng lưới dày đặc, đa da ̣ng và cũng khá phức ta ̣p.
Cùng xem xét mạng lưới quan hệ xã hội ở góc độ cấu trúc

như Bourdieu,

Hồng Bá Th xã cho rằ ng mho rằ ng Hồng Bá Th xã hơ ̣i ở góc đô ̣ cấ u trúc̉a mạng lưới
quan hệ xã hội là nơi chứa đựng vốn xã hội .trưng là it́ nhiề u Vốn xã hội được sinh ra
từ tập hợp các giao điểm này [Hoàng Bá Th đư, 2009, tr. 44]. Đồng quan điểm với
Nan Lin còn nhiuan điểm vớkhác như Bourdieu (1986), Coleman (1988) v.v...
Bên cBourdieudòng quan điểm thứ hai với đại diện tiêu biểu là nhà xã hn điểm
thứ hai với đại diện tiêu1995) đã cho rằng "...v...rằng điểm thứ hai với đại diện tiêu
biểu là nàyác mố i quan hê ̣ xã hội của một cá

[Putnam, 1995, tr. 664-665; D.Hapern,

2005, tr. 1]. Putnam kh5, tr. 66mạng lưới xã hội chg lưới xã hộitr. 664-665; D.Hapern,
2005, tr. nàyác mố i quan hê ̣ xã hô ̣i của mô ̣t cá nhân với đă ̣c trưng là it́ nhiề u đã đươ ̣c
thể chế hóa dựa trên sự quen biế t hoă ̣c thừa nhâ ̣n lẫn nhau. The


12


Tuy nhiên, xét về bản chất, mạng lưới xã hội và vốn xã hội không phải là hai
phạm trù biệt lập mà là một phạm trù thống nhất. Mạng lưới xã hội và vốn xã hội nằm
trong nhau và được tạo nên theo một chu trình khép kín gồm hai giai đoạn: giai đoạn
thứ nhất là các quan hệ xã hội sinh ra các nguồn vốn xã hội, đến lượt mình ở giai đoạn
thứ hai, các nguồn vốn xã hội trong quá trình tương tác với nhau lại tạo nên các mạng
lưới quan hệ xã hội mới. Như vậy, thực chất hai dòng quan điểm nêu trên chỉ là sự
nhấn mạnh hơn đến giai đoạn thứ nhất hay giai đoạn thứ hai mà thôi.
Như vậy, mạng lưới xã hội là vốn xã hội. Tuy nhiên, trong một mạng lưới xã
hội rộng lớn, không phải quan hệ xã hội nào cũng được coi là nguồn vốn xã hội hữu
ích. Vấn đề này đã từng được chúng tôi bàn đến trong các nghiên cứu trước. "Mạng
lưới quan hệ xã hội" hiểu theo nghĩa rộng là tổng hòa tất cả các đối tác mà cá nhân đã
xây dựng và duy trì các quan hệ một cách có chủ đích. Nhưng xét theo nghĩa hẹp, mạng
lưới quan hệ xã hội có thể chỉ là số người ba ̣n mà cá nhân có thể tìm đến như nguồn hỗ
trợ đầu tiên khi họ gặp những khó khăn trong cuộc sống cần có sự trợ giúp. Như vậy, số
lượng những người được xem như là bạn thân cùng với các thành viên trong gia đình
ruột thịt ln sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ chính là mạng lưới quan hệ xã hội lõi của mỗi chủ
thể [Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc, 2015, tr. 38]. Do vậy, luận án này sẽ đo
tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong mạng lõi của người Việt Nam.
1.1.2. Các đặc tính của mạng lƣới quan hệ xã hội
Để có được thơng tin về một mạng lưới quan hệ xã hội thì cần nắm được các
đặc tính về mạng lưới đó. Các đặc tính thường được nhắc đến của mạng lưới xã hội
bao gồm qui mô, mật độ, tần suất tiếp xúc, cơ chế hình thành, có đi có lại v.v...
Về đặc tính qui mô mạng lưới xã hội, chúng tôi đã từng khảo sát ba dịng quan
điểm chính. Thứ nhất, qui mơ mạng lưới quan hệ xã hội của một cá nhân là tổng số
lượng các chủ thể mà cá nhân quen biết. Quan điểm này giới hạn qui mô mạng lưới xã
hội của một cá nhân trong các liên kết mạnh (strong ties). Tiêu biểu cho dòng quan
điểm này là nghiên cứu của Pool, Kochen (1978). Khác với dòng quan điểm cổ điển là

quan điểm cho rẳng qui mô mạng lưới quan hệ xã hội là mạng lưới của cả những
người quen biết và người lạ. Tiêu biểu cho dòng quan điểm này là Chang, Fu (2003).
Dịng quan điểm thứ ba có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) về
"Mạng lưới quan hệ xã hội của người Hàn Quốc". Trong nghiên cứu của Lee Jae Yeol,
13


qui mơ mạng lưới quan hệ xã hội được tính là tổng số người được liệt kê như là nguồn
giúp đỡ đầu tiên trong cuộc sống và những người được tin cậy để chia sẻ và bàn luận
những việc quan trọng [Nguyễn Quý Thanh, Cao Thi ̣Hải Bắ c, 2015, tr. 36-37].
Ở Việt Nam có lẽ cũng chưa

có nghiên cứu nào đo lường qui mô ma ̣ng lưới

quan hê ̣ xã hô ̣i . Do vậy, nghiên cứu về "Quan hê ̣ xã hô ̣i và vố n xã hô ̣i : nghiên cứu so
sánh Việt Nam và Hàn Quốc " của chúng tơi được thực hiện năm 2012 có lẽ là một
trong số ít các nghiên cứu có bàn đến chủ đề này. Chúng tôi cũng đã so sánh với kết
quả nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) và đưa ra kết luận rằng qui mô mạng lưới
quan hệ xã hội của người Việt Nam lớn hơn qui mô này của người Hàn Quốc. Các
nghiên cứu trước của chúng tôi về mạng lưới quan hệ xã hội cũng đã giới hạn rõ ràng
qui mô mạng lưới xã hội của người Việt Nam được đo lường là qui mô lõi và thuộc về
loại các quan hệ xã hội do cá nhân kiến tạo chứ không phải là loại quan hệ xã hội mặc
định. Cụ thể, qui mô lõi mạng lưới quan hệ xã hội được đo trong nghiên cứu của
chúng tơi chính là tổng số bạn bè thân thiết nhất, là những người sẵn sàng cung cấp các
trợ giúp cho bạn của mình [Nguyễn Quý Thanh, Cao Thi ̣Hải Bắ c, 2015, tr. 38].
Về đặc tính cơ chế hình thành mạng lưới quan hệ xã hội, phần lớn tác giả nhấn
mạnh đến đặc tính đồng dạng. Miller McPherson , Lynn Smith-Lovin, James M.Cook
(2001) trong tác phẩ m "Birds of a feather homophily in social network" đã chỉ ra rằng
sự tương đồng ta ̣o ra cá c liên kết, nghĩa là các mạng lưới quan hệ xã hội liên kết với
nhau dựa trên những đă ̣c điể m tương đồ ng nhấ t đinh

̣ . Sự tương đồ ng đó có thể là về
tuổ i, giới tính, nghề nghiê ̣p, vị trí cơng tác, q quán, sở thích v.v...[Miller McPherson,
Lynn Smith-Lovin, James M.Cook, 2001, tr. 415-416]. Trước khi lý thuyế t đờ ng da ̣ng
này ra đờ i, đã có nhiề u nghiên cứu thực nghiê ̣m đề

câ ̣p đế n ma ̣ng lướ i đồ ng nhấ t.

Chẳ ng ha ̣n như Portney , Berry (1997) cho rằng “Sự đồ ng thuận thường được tìm thấ y
phổ biế n hơn ở các mạng lưới

đồng nhất so với các mạng lưới không đ ồng nhất”.

Sampson và đồng sự (1997) cũng cho rằng: “Các hàng xóm đồng nhất hơn thì tinh
thầ n tập thể cao hơn” [Xem Anirudh Krishna, 2002, tr. 59-60].
Nghiên cứu của Lee Jae Yeol (2000) hay nghiên cứu của chúng tôi năm 2012
về "Quan hê ̣ xã hô ̣i và vố n xã hô ̣i : nghiên cứu so sánh Viê ̣t Nam và Hàn Quố c " cũng
bàn về tính đồng dạng của mạng lưới quan hệ xã hội. Kế t quả nghiên cứu của Lee Jae
Yeol cho thấ y mức đô ̣ đồ ng da ̣ng trong ma ̣ng lưới quan hê ̣ xã hô ̣i của người Hàn cao
hơn mức độ này trong ma ̣ng lưới của người Mỹ . Trong khi đó, nghiên cứu của chúng
14


tôi mới chỉ đo lường sơ lược một số chỉ số đồng dạng như cùng giới tính, cùng quê,
cùng học, cùng họ hàng mà chưa phân tích sâu về các chỉ số này.
Năm 2015 chúng tôi tiếp tục thực hiện một nghiên cứu về "Nguyên lý đồng
dạng: cơ chế hình thành mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam" để đi sâu hơn
vào việc đo lường các chỉ số đồng dạng của mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt
Nam theo 6 tiêu chí: cùng giới tính, cùng học, cùng nơi làm việc (đồng nghiệp), cùng
vị trí làm việc (đồng cấp), cùng quê và cùng họ hàng. Bên cạnh đó, chúng tơi đã phân
tích sự khác biệt theo giới tính, vùng miền nơng thơn-đơ thị của các chỉ số đồng dạng

này và đo lường được các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính đồng dạng của mạng lưới
quan hệ xã hội của người Việt Nam. Một số kết luận được rút ra như sau. Cùng với
nguyên lý bù trừ, tính đồng dạng là một trong hai cơ chế hình thành mạng lưới xã hội
cơ bản nhất và cũng là đặc tính tương đối phổ biến của người Á Đơng, trong đó tương
đối rõ nét với người Việt Nam. Tính chất đồng dạng đươ ̣c thể hiê ̣n rõ rê ̣t nhấ t qua cá c
tiêu chí như cùng đặc tính giới, đờ ng mơn, đờ ng hương và ngang cấp.
Ngồi các đặc tính cơ bản như qui mơ, mật độ, tính đồng dạng, một mạng lưới
quan hệ xã hội cịn chứa đựng nhiều đặc tính khác, trong đó có tính chất có đi có lại
mà tính đối xứng/bất đối xứng chính là trường hợp riêng của tính có đi có lại này. Có
đi có lại là một nguyên tắc phổ biến và dễ nhận thấy trong mọi sự trao đổi xã hội, đặc
biệt là các quan hệ giúp đỡ. Nhưng tính chất có đi có lại có ln đối xứng hay khơng là
điều khó nhận thấy ngay trong cuộc sống. Cũng khó tìm được nhiều nghiên cứu tại
Việt Nam bàn về đặc tính đối xứng và bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ, trong khi
đây là một đặc tính khá thú vị giúp hiểu hơn đặc điểm tâm lý cũng như tư duy tình cảm
của người Việt Nam. Do vậy, trong các phần sau, luận án sẽ khảo sát kỹ hơn về các
nghiên cứu liên quan đến tính chất có đi có lại và đặc tính đối xứng/bất đối xứng này.
1.1.3. Đặc trƣng quan hệ giúp đỡ trong mạng lƣới quan hệ xã hội
Như đã đề cập ở trên, luận án này bàn về mạng lưới quan hệ xã hội lõi của cá
nhân. Đó là mạng lưới thân gần như một nguồn vốn xã hội hữu ích nhất. Mạng lưới
này chính là các quan hệ bạn bè thân thiết và các quan hệ gia đình ruột thịt (bố mẹ và
con cái). Do vậy, ở phần này, chúng tôi sẽ khảo sát các nghiên cứu tiêu biểu liên quan
đến quan hệ giúp đỡ trong cả các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ gia đình ruột
thịt nói riêng như Granovetter (1973, 1983); Lee Jae Yeol (2000); Hirasawa Ayami
15


(2011), Russell J. Dalton và cô ̣ng sự (2001), Lê Ngọc Hùng (2003, 2008), Hoàng Bá
Thịnh (2009), Đặng Nguyên Anh (1998), Phan Đại Doãn (1994), Lê Ngọc Văn (2004),
Lê Ngọc Lân (2011, 2012), Nguyễn Hữu Minh (2012) v.v...
Granovetter (1973) đã nhắc đến hai kiểu loại giúp đỡ bao gồm những giúp đỡ

mang tính tình cảm (emotion) như chia sẻ, động viên trong lúc khó khăn; chăm sóc,
thăm hỏi lúc ốm đau v.v...và những giúp đỡ mang tính cơng cụ (instrumental) như hỗ
trợ tiền bạc để xây/mua nhà hay để làm ăn v.v...Tuy nhiên, cịn nhiều loại hình giúp đỡ
khác khó xếp hẳn về kiểu loại nào như giúp sức lao động, giúp cung cấp thông tin v.v...
Do vậy, trong phần này, luận án tập trung khảo sát các nghiên cứu bàn về bốn loại
hình giúp đỡ được cho là cơ bản, thiết yếu và thường gặp nhất trong cuộc sống bao
gồm: kinh tế, tinh thần, sức lao động và thông tin, tri thức.
1.1.3.1. Quan hệ giúp đỡ về kinh tế
Mạng lưới di cư là chủ đề được bàn đến nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm về
vai trò mạng lưới xã hội . Nghiên cứu tiêu biể u của Hirasawa Ayami (2011) về "Nhà
hàng Việt Nam - một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật"
cho thấy hầu hết những người Việt Nam định cư tại Nhật khi cần những hỗ trợ kinh tế
thường tìm đến bạn bè như hội đồng hương, hội đồng học, hội cùng nhà thờ. Hình thức
giúp đỡ phổ biến là cho nhau vay vốn làm ăn. Cùng chủ đề nghiên cứu về mạng lưới di
cư, Đặng Nguyên Anh (1998) trong bài viết "Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá
trình di cư" đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm rằng trong q trình thích ứng
với cuộc sống thành thị, người di cư đã huy động sự giúp đỡ về kinh tế từ chính những
bạn đồng hương hay đồng học như vay mượn tiền, nhờ chuyển tiền v.v...
Như vậy đặc trưng giúp đỡ về kinh tế của mạng lưới di cư là sự nương tựa lẫn
nhau giữa các thành viên trong cùng mạng lưới. Và hình thức giúp đỡ phổ biến nhất là
cho nhau vay mượn tiền. Khác với mạng lưới di cư, các giúp đỡ về kinh tế trong quan
hệ gia đình lại phản ánh nhiều đặc trưng riêng. Phan Đại Dỗn đã phác họa lại hình
ảnh gia đình Việt Nam trong xã hội truyền thống: "Gia đình là đơn vị giáo dục, truyền
thụ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đây đó chúng ta gặp những gia đình là
'thầy thuốc gia truyền', 'thợ mộc truyền nghề', 'thợ gốm truyền nghề' v.v..." [Phan Đại
Doãn, 1994, tr. 4]. Hiện tượng này vẫn còn khá phổ biến trong xã hội ngày nay tạo nên
đặc trưng về sự giúp đỡ "cha truyền con nối" trong quan hệ gia đình người Việt. Dựa
16



vào sự giúp đỡ này, các cá nhân có được công ăn việc làm và con đường sự nghiệp cho
riêng mình, tức là gia đình Việt Nam xưa và nay đã và đang góp phần khơng nhỏ trong
việc tạo kế sinh nhai cho các thành viên trong gia đình. Cùng quan điểm này, nghiên
cứu của Lê Ngọc Lân và đồng nghiệp cũng đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giúp đỡ về
kinh tế giữa người cao tuổi và con cháu. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh hiện nay
người cao tuổi cũng mang lại nhiều trợ giúp về kinh tế cho con cháu như đóng góp thu
nhập, góp vốn làm ăn, phổ biến kinh nghiệm làm ăn [Lê Ngọc Lân, 2011, tr. 61-62].
Một đặc trưng giúp đỡ kinh tế khác trong các gia đình Việt Nam được giới thiệu
trong nghiên cứu của Mai Văn Hai, Ngô Thị Thanh Quý (2012). Nghiên cứu cho thấy,
trong các hình thức liên kết làm kinh tế ở Duy Tắc, mạng lưới gia đình và họ hàng lấy
cá nhân làm trung tâm có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng, giúp nhau xóa đói giảm
nghèo, cải thiện cuộc sống trong bối cảnh kinh tế thị trường. Hình thức giúp đỡ chủ
yếu là cùng hợp tác làm ăn, kinh doanh như cho nhau vay tiền, cung cấp thông tin v.v...
Thêm một đặc trưng giúp đỡ khác khơng thể khơng nhắc đến, đó là, gia đình thường là
nguồn giúp đỡ đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của mỗi cá nhân. Đặc trưng này đã
được rút ra từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm về "Sự giao thoa giữa vố n xã hô ̣i với
các giao dịch kinh tế trong gia đình

: so sánh gia đin
̀ h Viê ̣t Nam và gia đin
̀ h Hàn

Quố c". Kế t quả nghiên cứu cho thấ y gia đin
̀ h luôn là nguồ n hỗ trơ ̣ đắ c lực nhấ t trong
viê ̣c cho cá nhân vay vố n khởi nghiê ̣p , vay vố n luân chuyể n , vận hành kinh doanh,
thực hiện những giao dịch đối ngoại v.v...[Nguyễn Quý Thanh, 2005].
Cũng là một nghiên cứu thực nghiệm tại làng Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An, tác giả
Nguyễn Tuấn Anh trong nghiên cứu "Dòng họ như một nguồn vốn xã hội: Các chiều
cạnh kinh tế và văn hóa của sự biến đổi quan hệ dịng họ ở một làng thuộc miền Bắc
Việt Nam" đã chứng minh được rằng quan hệ họ hàng, đặc biệt là dòng họ bên nội,

trong đó có bao hàm cả quan hệ giữa các thành viên gia đình ruột thịt có vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc cung cấp các giúp đỡ có đi có lại giữa các thành viên và hộ
gia đình trong dịng họ. Tác giả nhấn mạnh đến các giúp đỡ về vật chất và tài chính
trong các hoạt động như sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp và cho vay
vốn làm ăn [Nguyễn Tuấn Anh, 2010].

17


1.1.3.2. Giúp đỡ về tinh thần
Cũng trong nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (1998) nêu trên, những người
bạn, đặc biệt là những người cùng quê còn được nhấn mạnh là nguồn vốn xã hội hữu
ích trong việc cung cấp những giúp đỡ về tinh thần cho người di cư. Đó là việc tâm sự
những vui buồn, thuận lợi và khó khăn trong quá trình sống nơi nhập cư hay là những
trao đổi và chia sẻ về tin tức quê nhà v.v...
Tuy nhiên, Granovetter (1973) đã nhấn mạnh rằng những giúp đỡ mang tính
tình cảm (emotional helps) ln gắn liền hơn với các quan hệ gia đình. Về điều này,
Phan Đại Dỗn cũng nhấn mạnh rằng gia đình Việt Nam có chức năng ni dưỡng
người già. Con cái có một ý nghĩa tinh thần vơ cùng quan trọng trong gia đình người
Việt. Con cái là của để dành. Con cái được kì vọng sẽ phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi
già, có thể về vật chất, có thể về tình cảm hoặc bằng nhiều hình thức giúp đỡ khác.
Nhưng trên tất cả, việc làm trịn đạo hiếu với cha mẹ chính là thể hiện rõ nét nhất của
sự giúp đỡ về tinh thần của con cái với cha mẹ. Về phần cha mẹ, tác giả cũng đề cập
đến vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái [Phan Đại Doãn, 1994,
tr.6]. Đồng nhất với quan điểm của Phan Đại Doãn, Vũ Thị Cúc cũng tiến hành một
nghiên cứu định tính ở Hưng n để tìm hiểu quan niệm của người dân về giá trị con
cái. Nghiên cứu này cho thấy đối với hầu hết các bậc cha mẹ thì con cái có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng về mặt tinh thần. Sự giúp đỡ đặc biệt mà con cái mang lại cho cha mẹ
chính là sự giúp đỡ tinh thần lúc cha mẹ về già [Vũ Thị Cúc, 2012].
Nhấn mạnh đến một đặc trưng khác trong giúp đỡ về tinh thần giữa người cao

tuổi với con cháu, nghiên cứu của Lê Ngọc Văn đã phản ánh rõ những biến đổi trong
quan hệ giúp đỡ giữa người cao tuổi và con cháu. Xu hướng biến đổi rõ nhất là nhìn
chung ngày nay người cao tuổi và con cháu đều muốn nương tựa vào nhau để giúp đỡ
lẫn nhau chứ khơng theo mơ hình người cao tuổi chỉ sống phụ thuộc hoàn toàn vào con
cháu hay con cháu thường cảm thấy nhiều áp lực khi phải phụng dưỡng người cao tuổi
như trước đây. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định gia đình ln là nơi đáng tin cậy
nhất trong việc cung cấp cho cá nhân những giúp đỡ về tinh thần, tình cảm [Lê Ngọc
Văn, 2004]. Cũng bàn về quan hệ giúp đỡ giữa người cao tuổi và con cháu, Nguyễn
Hữu Minh đã phát hiện ra một số đặc trưng thú vị như: nhìn chung người Việt Nam có
xu hướng chia sẻ tâm sự với con ruột nhiều hơn là với con dâu và con rể, tỷ lệ về thăm
hỏi bố mẹ lúc ốm đau của con gái nhiều hơn con trai v.v... [Nguyễn Hữu Minh, 2012].
18


Các bài viết trên đã phản ánh rõ về đặc trưng của những giúp đỡ về tinh thần
trong gia đình người Việt. Đó là sự sẻ chia và động viên tinh thần có đi có lại mang
tính liên thế hệ. Sự kì vọng của các thế hệ trước vào thế hệ sau về sự giúp đỡ tinh thần
lúc họ về già có thể xuất phát từ sự tính tốn lợi ích như quan điểm của Becker (1999)
trong những bối cảnh nhất định. Nhưng trên tất cả, sự giúp đỡ về tinh thần trong các
gia đình người Việt xuất phát từ những chuẩn mực đạo đức có từ lâu đời.
1.1.3.3. Giúp đỡ về sức lao động
Trở lại với nghiên cứu về mạng lưới di cư của Hirasawa Ayami (2011) nêu trên,
mạng lưới bạn bè tại cộng đồng nơi nhập cư còn đóng vai trị quan trọng trong việc
giúp đỡ về sức lao động. Hình thức giúp đỡ phổ biến được đề cập là làm giúp hoặc làm
thuê tại nhà hàng với các công việc như bồi bàn, dọn dẹp, chuyên chở hàng hóa v.v...
Về mạng lưới quan hệ gia đình, Phan Đại Dỗn cũng đề cập đến vai trị của gia
đình trong việc giúp đỡ sức lao động cho các cá nhân. Tác giả lập luận rằng trong xã
hội nông nghiệp, sức lao động là nguồn tài sản quan trọng. Do vậy, trong công việc
nhà nông, các thành viên trong gia đình, mở rộng ra là trong họ hàng thường được huy
động về sức để giúp đỡ nhau cầy cấy, trồng trọt hay chăn ni. Đối với các gia đình

nơng nghiệp có thêm thủ cơng nghiệp hay bn bán thì các thành viên gia đình, họ
hàng vẫn có thể giúp đỡ nhau về sức lao động như sản xuất, vận chuyển và trơng nom
hàng hóa. Đây chính là sự giúp đỡ mang tính nghĩa vụ. [Phan Đại Dỗn, 1994, tr. 6]
Cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong sự giúp đỡ về sức lao động,
Nguyễn Quý Thanh đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm để khẳng định lao động gia
đình có năng suất cao hơn lao động bên ngồi trong khi chi phí lại thấp hơn. Một ví dụ
thực nghiệm là khi các ông chủ cần bốc dỡ hàng ngoài giờ mà những người lao động
họ thuê đã kết thúc giờ làm việc thì lúc này, các thành viên gia đình chính là lực lượng
lao động rẻ nhất và không kêu ca nhiều về công việc nặng nhọc [Nguyễn Quý Thanh ,
2005]. Từ đây có thể rút ra một đặc trưng của quan hệ giúp đỡ về sức lao động trong
gia đình giống như đã tìm thấy trong nghiên cứu của Phan Đại Dỗn. Đó là những
giúp đỡ về sức lao động trong gia đình thường ln mang tính tự nguyện và nghĩa vụ.
1.1.3.4. Giúp đỡ về thông tin, tri thức
Cùng nghiên cứu về vai trò của mạng lưới quan hệ xã hội trong tìm kiếm việc
làm, Granovetter và Lê Ngọc Hùng lại lựa chọn các đối tượng khảo sát khác nhau và
19


thu được những kết quả nghiên cứu không giống nhau. Granovetter (1973) đã tiế n
hành khảo sá t 266 người đã thay đổ i công viê ̣c ta ̣i vù ng Newton , thuô ̣c thà nh phố
Boston và thấy rằng trong trườ ng hơ ̣p tì m kiế m viê ̣c là m, các liên kết yế u có vai trò
đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng trong viê ̣c ta ̣o ra cơ hô ̣i di đô ̣ng cho cá

nhân, thâ ̣m chí cịn mang

lại nhiề u thơng tin viê ̣c là m hơn cá c liên kế t ma ̣nh [Granovetter, 1973, tr. 1373;
Granovetter, 1983, tr. 205]. Khác với Granovetter, Lê Ngo ̣c Hùng chỉ giới hạn chủ thể
nghiên cứu là sinh viên. Kế t quả nghiên cứu chỉ ra rằng các liên kế t ma ̣nh hay chí nh là
các quan hệ gia đình vẫn có sức ảnh hưởng lớn hơn các liên kế t yế u trong tìm kiế m
viê ̣c làm của người Viê ̣t Nam [Lê Ngo ̣c Hùng, 2003].

Cũng bàn về mạng lưới di cư nhưng Hirasawa Ayami (2011) lại lựa chọn đối
tượng khảo sát là những người Việt Nam kinh doanh nhà hàng định cư tại Nhật. Kết
quả khảo sát của Hirasawa Ayami cho thấy bạn bè giúp đỡ rất nhiều trong việc cung
cấp thông tin về nguồn nhân lực (giới thiệu người lao động Việt Nam biết tiếng Nhật)
hay địa điểm phù hợp để mở nhà hàng v.v...
Không chỉ mạng lưới bạn bè, gia đình cũng được bàn đến như một nguồn vốn
xã hội hữu ích trong việc cung cấp các giúp đỡ về thông tin. Dựa trên chỉ báo đo được
rằng đại đa số thanh thiếu niên nói chuyện lần đầu tiên chủ yếu với bố mẹ về biểu hiện
dậy thì, Nguyễn Hữu Minh khẳng định gia đình chính là nguồn cung cấp thông tin
quan trọng về sức khỏe giới tính cho thanh thiên và trẻ vị thành niên [Nguyễn Hữu
Minh, 2006]. Phan Đại Doãn cũng nhấn mạnh rằng mỗi khi cần giúp đỡ về thông tin
hay tri thức, các cá nhân thường tìm đến gia đình như nguồn đáng tin cậy đầu tiên bởi
gia đình chính là cái nôi kiến thức đã nuôi lớn mỗi cá nhân [Phan Đại Dỗn, 1994].
1.2. Các nghiên cứu về tính chất có đi có lại nhƣ một thành tố của vốn xã hội
Tính chất có đi có lại là một trong những thành tố quan trọng của vốn xã hội.
Do vậy, phần này sẽ tập trung tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như
tính chất có đi có la ̣i trong khái ni ệm vố n xã hô ̣i, tính chất có đi có la ̣i như một chỉ báo
đo lường vớ n xã hơ ̣i, tính chất có đi có la ̣i của quan hệ giúp đỡ trong vớ n xã hơ ̣i.
1.2.1. Tính chất có đi có la ̣i trong khái niệm vố n xã hô ̣i
Trong nhiều định nghĩa về vốn xã hội đã bao hàm tính chất có đi có lại.
Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc
quen biết, trong đó các thành viên tương tác qua lại với nhau [Bourdieu, 1986: tr.
20


×