Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

(Luận án tiến sĩ) từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn (trường hợp tô hoài và phạm hổ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH HUYỀN

TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ĐẾN
TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN
(TRƢỜNG HỢP TƠ HOÀI VÀ PHẠM HỔ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thanh Huyền

TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ĐẾN
TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN
(TRƢỜNG HỢP TƠ HOÀI VÀ PHẠM HỔ)

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGÀNH VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Lê Chí Quế
PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Chí Quế và PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý. Kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực, khơng trùng lặp với cơng trình của một
tác giả nào khác đã công bố trƣớc đây. Các nhận xét, đánh giá sử dụng của các
tác giả khác đều đƣợc trích dẫn theo đúng quy định hiện hành về Quy cách trình
bày luận án.
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm……
Tác giả

Nguyễn Thanh Huyền


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo và tập thể Giảng viên
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh
đạo Trƣờng Đại học Thủ đô Hà Nội, Lãnh đạo Khoa Giáo dục Mầm non Trƣờng
Đại học Thủ đô Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Chí Quế
và PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã ln tận tình, tin
tƣởng, chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình làm luận án.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã luôn động
viên, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả

Nguyễn Thanh Huyền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4
5. Đóng góp của luận án....................................................................................... 5
6. Cấu trúc luận án ............................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của truyện cổ tích dân gian
đến truyện cổ tích của nhà văn trên thế giới .................................................... 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của truyện cổ tích dân
gian đối với văn học viết tại Việt Nam ............................................................ 9
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của truyện cổ tích dân
gian đối với các nhà văn Tơ Hồi và Phạm Hổ .............................................14
1.2. Một số vấn đề lý luận ...............................................................................17
1.2.1. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ...........................17
1.2.2. Truyện cổ tích dân gian .......................................................................17
1.2.3. Truyện cổ tích của nhà văn .................................................................18
1.2.4. Cơ sở hình thành truyện cổ tích của nhà văn ......................................20
1.3. Con đƣờng tiếp cận cổ tích dân gian của cổ tích nhà văn ...................26
1.3.1. Giả cổ tích, giả huyền thoại .................................................................27
1.3.2. Truyện cổ viết lại .................................................................................28
1.3.3. Truyện lồng truyện ..............................................................................32
1.4. Q trình phát triển truyện cổ tích của nhà văn ..................................33
Tiểu kết ................................................................................................................41
CHƢƠNG 2. TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN TƠ HỒI ...................42



2.1. Yếu tố cổ tích trong sáng tác của Tơ Hoài trên phƣơng diện nội dung....42
2.1.1. Cảm quan về con ngƣời .......................................................................42
2.1.2. Cảm quan về xã hội .............................................................................44
2.1.3. Cảm quan về loài vật ...........................................................................46
2.1.4. Cảm quan về thiên nhiên .....................................................................49
2.2.Yếu tố cổ tích trong sáng tác của Tơ Hồi trên phƣơng diện nghệ thuật
...........................................................................................................................53
2.2.1. Nhân vật...............................................................................................53
2.2.2. Yếu tố kì ảo .........................................................................................62
2.2.3. Không gian, thời gian ..........................................................................65
2.2.4. Cốt truyện ............................................................................................70
Tiểu kết ................................................................................................................75
CHƢƠNG 3: TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN PHẠM HỔ .................76
3.1.Yếu tố cổ tích trong sáng tác của Phạm Hổ trên phƣơng diện nội dung
...........................................................................................................................76
3.1.1. Cảm quan về con ngƣời, thế giới tình cảm, xã hội .............................76
3.1.2. Cảm quan về loài vật ...........................................................................81
3.1.3. Cảm quan về thiên nhiên .....................................................................85
3.2. Yếu tố cổ tích trong sáng tác của Phạm Hổ trên phƣơng diện nghệ
thuật .................................................................................................................91
3.2.1. Nhân vật...............................................................................................92
3.2.2. Yếu tố kì ảo .........................................................................................99
3.2.3. Không gian, thời gian ........................................................................111
3.2.4. Cốt truyện ..........................................................................................117
Tiểu kết ..............................................................................................................121
CHƢƠNG 4. SO SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN TƠ HỒI
VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NHÀ VĂN PHẠM HỔ ................................122
4.1. So sánh truyện cổ tích của nhà văn Tơ Hồi và truyện cổ tích của nhà

văn Phạm Hổ trên phƣơng diện nội dung ..................................................122


4.1.1. Những nét tƣơng đồng và khác biệt ở cảm quan về con ngƣời.........122
4.1.2. Những nét tƣơng đồng và khác biệt ở cảm quan về xã hội ...............124
4.1.3. Những nét tƣơng đồng và khác biệt ở cảm quan về loài vật .............127
4.1.4. Những nét tƣơng đồng và khác biệt ở cảm quan về thiên nhiên .......129
4.2. So sánh truyện cổ tích của nhà văn Tơ Hồi và truyện cổ tích nhà văn
Phạm Hổ trên phƣơng diện nghệ thuật ......................................................132
4.2.1. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về nhân vật ...............................132
4.2.2. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố kỳ ảo .........................135
4.2.3. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về không gian, thời gian ..........137
4.2.4. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về cốt truyện ............................141
Tiểu kết ..............................................................................................................147
KẾT LUẬN .......................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 163


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

Nxb


Nhà xuất bản

2

TCTDG

Truyện cổ tích dân gian

3

TCT

Truyện cổ tích

4

CTDG

Cổ tích dân gian

5

VHDG

Văn học dân gian

6

Tr


Trang

7

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.VHDG chính là nền tảng, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất
liệu sáng tạo cho văn học viết. Nhận định, đánh giá về vai trị, vị trí của VHDG
trong nền văn học dân tộc, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh đã viết: “Văn học
dân gian cổ truyền có giá trị lớn khơng phải chỉ vì nội dung thƣờng rất phong
phú, vì hình thức có khi rất mĩ lệ, mà cịn vì ảnh hƣởng to lớn của nó đối với văn
học thành văn, tức văn học viết của trí thức dân tộc” [70;527]. Nhiều nhà văn đã
tận dụng chất liệu dân gian, đặc biệt là TCT, để xây dựng cốt truyện, tình tiết
hoặc nhân vật trong các tác phẩm của mình. Nhờ vậy, các sáng tác hiện đại đƣợc
khoác chiếc áo mang màu sắc CTDG, vừa mới lạ, vừa quen thuộc, tạo nên sự
hấp dẫn riêng cho thể loại TCTcủa nhà văn. Có thể nói, TCTDG có sức sống rất
mãnh liệt vì nó là phần hợp nhất trong văn hóa truyền thống, đƣợc bảo lƣu, giữ
gìn, tạo thành bản sắc riêng của mỗi dân tộc. “Cổ tích mang diện mạo và tâm
hồn ngƣời. Mọi mặt gốc gác, nề nếp và truyền thống đều in bóng tuyệt vời trong
cổ tích. Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy đƣợc và cắt nghĩa đƣợc tất cả cơn cớ ta
tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đƣờng đến đâu đều
thấm đƣợm ý nghĩa đời ngƣời, con ngƣời trong niềm than thở hay ngàn vạn ƣớc
mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lịng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng với
nụ cƣời thật hóm, thật dun và phóng khống mọi nhẽ” [45;5]. Sang thời kỳ
hiện đại, TCT vẫn tồn tại, phát triển và dấu ấn của TCTcó thể đƣợc tìm thấy

trong sáng tác của rất nhiều nhà văn đƣơng đại.Với sự hấp dẫn, độc đáo mang
tính nội tại, mối quan hệ giữa TCTDG và TCT của nhà văn đã thu hút sự quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà lý luận, nghiên cứu và giảng dạy chuyên
ngành văn học dân gian trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong
suốt những năm qua.
Hƣớng tới độc giả chính là trẻ em, những câu chuyện cổ tích đóng vai trò
quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. TCT là mơi trƣờng ni dƣỡng tâm hồn,
kích thích tƣ duy và ngơn ngữ của trẻ. Hơn nữa, TCT có yếu tố hoang đƣờng, kì

1


ảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi. Mỗi câu chuyện là một
bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử trí tinh khơn cần có
để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những ngƣời xung quanh.
TCT có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho
trẻ những xúc cảm thẩm mỹ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí
tƣởng tƣợng cho trẻ. Cùng với TCT dân gian, TCT của nhà văn đã tiếp tục làm
tốt vai trò là “ngƣời bạn đồng hành” của trẻ em. Nhiều thế hệ trẻ thơ trên khắp
thế giới đã say mê và tƣởng tƣợng về thế giới diệu kì qua các câu chuyện cổ tích
của Andersen, Grimm, Pushkin…
1.2. Trong văn học thiếu nhi Việt Nam, Tơ Hồi và Phạm Hổ là những
gƣơng mặt tiêu biểu. Hai ông đã dành nhiều thời gian và tâm sức để sáng tác cho
các em. Qua khảo sát cụ thể những tác phẩm của hai nhà văn trên, chúng tôi thấy
hiện tƣợng đồng sáng tạo, hiện tƣợng mô phỏng phát triển cốt truyện, những
cách tân nghệ thuật khi sử dụng chất liệu TCTDG khá rõ. “Tơ Hồi đã đem đến
cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm quan về lịch sử dân tộc qua nét vẽ tài hoa, tinh tế
bức tranh phong cảnh, phong tục… Tô Hoài khai thác lịch sử gắn với cái thực
trong màu sắc kỳ ảo có tính chất huyền thoại” [85;76]. Tơ Hồi đã tìm tịi một số
TCT để viết lại, kiểu tiểu thuyết hố truyền thuyết và ơng đã rất thành công với

Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa. Với những tác
phẩm này, Tơ Hồi cũng đã mở ra một hƣớng khai thác mới về đề tài lịch sử:
hƣớng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hố.
Vấn đề sáng tác cổ tích mới đƣợc nhiều nhà văn quan tâm, trong đó, Phạm
Hổ là ngƣời đầu tiên đã thể nghiệm sáng tác TCT cho các em. Gần ba mƣơi năm,
ông miệt mài, tâm huyết viết Chuyện hoa, chuyện quả, với tình yêu thiên nhiên,
cây cỏ, tình u trẻ thơ. Với vốn văn hố dân gian giàu có, Phạm Hổ đã phát
triển, khuyến khích bạn đọc tuổi thơ kiếm tìm, khám phá, cắt nghĩa các giá trị
dân gian tƣởng đã ổn định, bất di bất dịch.
1.3. Trong những năm gần đây, nhu cầu nghiên cứu vai trò, ảnh hƣởng
của VHDG ngày càng đƣợc mở rộng và nâng cao với mục tiêu bảo tồn, phát huy
bản sắc dân tộc. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều những cơng trình

2


nghiên cứu đề cập đến sự ảnh hƣởng của TCT đối với các nhà văn hiện đại, các
nghiên cứu nghiêm túc đòi hỏi so sánh sự giống và khác nhau giữa truyện dân
gian và TCTcủa nhà văn. Đó là sự phân biệt để bảo tồn bản chất xã hội – lịch sử
duy nhất của các thể loại, đồng thời “chăm sóc” để nó tiếp tục “đâm chồi nảy
lộc”.
Nhìn lại một số cơng trình, chúng tơi thấy các nhà nghiên cứu đã chú
trọng tìm hiểu TCT trên góc độ thi pháp và mối quan hệ VHDG với văn học viết.
Các công trình bƣớc đầu nhìn nhận đƣợc sự ảnh hƣởng sâu đậm của TCTDG đối
với văn học viết trên các mặt nhƣ nhân vật, cốt truyện. Tuy nhiên, chƣa có
nghiên cứu nào đi sâu vào khảo sát những ảnh hƣởng từ TCTDG đến TCT của
nhà văn qua những trƣờng hợp cụ thể.
Trên cơ sở tham khảo các cơng trình nghiên cứu đã công bố, chúng tôi
lựa chọn đề tài Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn
(trường hợp Tơ Hồi và Phạm Hổ) với mục đích chỉ ra sức sống mãnh liệt của

truyện cổ dân gian, sự vận động của nó trong dịng chảy văn học nói chung, văn
học viết cho thiếu nhi nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng góp
phần tìm hiểu sự dung hợp phong cách văn học viết và phong cách VHDG trong
những sản phẩm nghệ thuật của nhà văn Tơ Hồi và nhà văn Phạm Hổ.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi vào nhận diện, khảo sát những ảnh
hƣởng dấu ấn của TCTDG trong các tác phẩm văn học của hai nhà văn Tơ Hồi,
Phạm Hổ. Ở mỗi tác phẩm là mỗi dấu ấn khác nhau cho nên chúng tôi chọn và
phân tích những tác phẩm thật tiêu biểu. Cụ thể là:
Đối với nhà văn Tơ Hồi chúng tơi khảo sátĐảo hoang, Chuyện nỏ thần,
Nhà Chử…,101 Truyện ngày xưa trong sự đối sánh TCT do Nguyển Đổng Chi
sƣu tập.
Đối với nhà văn Phạm Hổchúng tôi khảo sát65 truyện gồmchuỗi truyện về
những chú Sẻ con (11 truyện);tập Chuyện hoa chuyện quả (47 truyện) và các tác
phẩmMa-ơ và Hơ-ê đi tìm ngọc; Chú bé người và ông trăng;Ngựa thần từ đâu
đến; Lửa vàng, lửa trắng;Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu; Cất nhà giữa hồ;Bê và

3


Sáo.
Do tính chất của đề tài là tìm mối liên hệ từ loại hình sáng tác này đến loại
hình sáng tác khác nên trong q trình khảo sát, phân tích ở khu vực hiện đại,
chúng tôi sử dụng TCTDG để làm cơ sở cho so sánh, đối chiếu, phân tích.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thống kê
Thống kê để xác định những hiện tƣợng mang tính phổ biến, sự kế thừa và
cách tân của hai tác giả Tơ Hồi và Phạm Hổ trên phƣơng diện TCT viết lại.
3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Chúng tơi sử dụng phƣơng pháp phân tích nhƣ một cơng cụ để tìm hiểu cụ

thể một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong truyện của Tơ Hồi và
Phạm Hổ.
Tuy nhiên, phân tích có đi liền với tổng hợp để các kết luận đƣa ra khơng
mang tính ngẫu nhiên mà sự đánh giá mang tính khái quát, thuyết phục hơn.
3.3. Phương pháp so sánh
Chúng tơi so sánh truyện của Tơ Hồi và Phạm Hổ với các tác phẩm của
thể loại TCTDG để thấy đƣợc hiện tƣợng mô phỏng phát triển cốt truyện, những
cách tân nghệ thuật của các nhà văn hiện đại khi sử dụng chất liệu từ TCTDG.
Đồng thời, luận án cũng so sánh những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa cổ tích
của hai nhà văn Tơ Hồi và Phạm Hổ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án chỉ ra những sáng tạo của Tô Hồi và Phạm Hổ trong thể loại truyện cổ
tích viết lại ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.
Tiếp cận đối tƣợng thể loại, luận án quan tâm tới hai phƣơng diện là lịch
sử và cấu trúc tác phẩm. Trên phƣơng diện lịch sử, luận án có nhiệm vụ trình bày
quá trình, đặc điểm phát triển của thể loại qua các giai đoạn lịch sử văn học.
Trên phƣơng diện cấu trúc, luận án có nhiệm vụ khảo sát các yếu tố hợp thành
nội dung và hình thức thể loại, tác phẩm. Cụ thể, đó là hệ thống đề tài, cảm
hứng, hệ thống hình tƣợng, cốt truyện, ngơn ngữ và giọng điệu… Song để làm

4


đƣợc điều này, ngƣời nghiên cứu trƣớc tiên phải dành thời gian sƣu tầm, thống
kê tác phẩm nhằm đảm bảo cho việc phân tích, khái quát về ảnh hƣởng thể loại
theo những phƣơng diện nghiên cứu đã đƣợc xác định ở trên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu thập, đối chiếu, hệ thống hóa các tài liệu nghiên
cứu. Xác lập và phân tích các đặc trƣng cơ bản trên hai phƣơng diện nội dung và

nghệ thuật, từ đó tiến hành so sánh những nét tƣơng đồng và khác biệt của
truyện cổ tích của nhà văn Tơ Hồi và truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ.
5. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu vấn đề ảnh hƣởng của VHDG đối với văn học viết địi hỏi sự
đánh giá tồn diện và sâu sắc. Việc chỉ ra đƣợc hết những biểu hiện muôn màu,
muôn vẻ của mối quan hệ này phụ thuộc vào những quan niệm, trình độ nhận
thức vấn đề ở từng thời điểm cụ thể. Do đó luận án sẽ là một bƣớc trong quá
trình nhìn nhận vấn đề này một cách hoàn chỉnh hơn. Điều mà luận án hƣớng tới
và khẳng định xét đến cùng là góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật với tính bền
vững trong sự biến đổi không ngừng của truyền thống nghệ thuật sáng tạo trong
lịch sử dƣới ánh sáng những quan niệm về các giá trị thẩm mỹ trong thời đại
mới.
Qua luận án Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn
(trường hợp Tơ Hồi và Phạm Hổ), chúng tơi cố gắng cung cấp cái nhìn hệ
thống và tồn diện về mảng TCT viết lại của Tơ Hồi và Phạm Hổ. Qua đó, luận
án góp phần khẳng định một phƣơng diện đóng góp khơng nhỏ của Tơ Hồi và
Phạm Hổ vào mảng văn xi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em.
Tìm hiểu những hiện tƣợng văn học này sẽ giúp hiểu thêm mối quan hệ
văn học với đời sống xã hội, về những đặc trƣng thi pháp của nghệ thuật cổ xƣa,
những nét riêng của văn học hiện đại khi viết lại văn học quá khứ.
Mặt khác, chúng tôi hi vọng luận án sẽ là một đóng góp cho ngành lý luận
nghiên cứu văn học thiếu nhi vốn còn nhiều nội dung đang bỏ ngỏ và chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức.

5


6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các cơng
trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án và phần Phụ lục, luận án

bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Truyện cổ tích của nhà văn Tơ Hồi
Chƣơng 3. Truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ
Chƣơng 4. So sánh truyện cổ tích của nhà văn Tơ Hồi và truyện cổ tích
của nhà văn Phạm Hổ.

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của truyện cổ tích dân
gian đến truyện cổ tích của nhà văn trên thế giới
“Ảnh hƣởng to lớn của VHDG đối với thành tựu của những tác giả lớn
xƣa nay chẳng phải chỉ là một hiện tƣợng đặc biệt Việt Nam… Trong kịch, văn
thơ cổ Hy–La, trong những tác phẩm lớn từ thời kỳ Phục hƣng trở đi, có nhiều
điển hình đã xây dựng từ những hình tƣợng nhân vật vốn đã quen thuộc trong
VHDG. Đó là trƣờng hợp Prơmêtê, Iphigiêni, Orexto, Ơđip, Hămlet, Ơtenlơ,
Đơn Kihơtê, Vinhem Ten, Phaoxtơ, Rôlăng… Ở Trung Quốc, trƣớc khi văn nhân
viết truyện Tây du ký, truyện Tam quốc hoặc Thủy hử, thì các nhân vật nhƣ Tơn
Ngộ Khơng, Trƣ Bát Giới, … Tào Tháo, Khổng Minh, Quan Vũ, Trƣơng Phi, Lã
Bố, Lỗ Trí Thâm, Lý Quỳ, Võ Tịng…vốn đã đƣợc dân gian xây dựng với nhiều
nét phong phú” [70;527].
Có thể kể ra nhiều tác giả có cơng trình nghiên cứu về VHDG, cổ tích của
nhà văn và mối liên hệ giữa hai thể loại này. Trƣớc hết không thể không nhắc
đến học giả ngƣời Đức Jens Tismar với hai cơng trình nghiên cứu quan trọng:
Kunstmarchen (Truyện cổ tích) (1977) và Das deutsche Kunstmarchen des
zwanzigsten Jahrhunderts (Truyện cổ tích Đức thế kỉ XX) (1981) bao gồm
những phân tích về TCT của nhà văn một cách có hệ thống. Trong chuyên khảo

ngắn đầu tiên của mình, Tismar đã xây dựng các tiêu chí [144;15-16] để so sánh,
làm rõ mối quan hệ giữa TCT của nhà văn với TCTDG, qua đó định hình khái
niệm “cổ tích của nhà văn”.Cũng bàn về vấn đề thuật ngữ, nhà nghiên
cứuVHDG ngƣời Mỹ Richard M. Dorson đƣa ra khái niệm “nhại văn học dân
gian” – Fakelore từ năm 1950. Theo đó VHDG nhại và VHDG giả là VHDG
khơng nguyên bản, đƣợc sáng tác, trình bày nhƣ thể bản gốc truyền thống.
Dorson đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là các bài báoFolklore
and Fakelore (Văn học dân gian và văn học dân gian nhại) (1950),Fakelore
(Nhại văn học dân gian) (1969) và cuốn sách Folklore and Fakelore: Essays

7


toward a Discipline of Folk Studies (Văn học dân gian và nhại văn học dân gian:
những bài luận hƣớng tới một nguyên tắc của các nghiên cứu dân gian) (1976).
Cùng quan điểm với Dorson là Alan Dundes, nhà nghiên cứu VHDG của Đại
học California, Berkeley. Ông cho rằng truyện cổ tích của anh em nhà Grimms
và một số tác giả khác là fakelore trong bài viết Nationalistic Inferiority
Complexes and the Fabrication of Fakelore: A Reconsideration of Ossian, the
Kinder –und Hausmärchen, the Kalevala, and Paul Bunyan (Các tổ hợp bậc thấp
của chủ nghĩa dân tộc và sự chế tác nhại văn học dân gian: một sự xem xét lại
các trƣờng hợp Ossian, Kinder-und Hausmarchen, Kalevala và Paul Bunyan)
(1985).
Ở nƣớc Anh, trong chuyên luận có tựa đề: “Folklore and the Fantastic in
Nineteenth – Century British Literature (Folklore và chất kì ảo trong văn học
Anh thế kỉ XIX), nhà nghiên cứu Jason Marc Harris đã tập trung nghiên cứu quá
trình các nhà văn thế kỉ XIX bắt chƣớc, sửa đổi và biến đổi các chất liệu dân
gian vào trong các câu chuyện văn học kì ảo. Nguồn cội và sự khai sáng hợp lý
cho việc hình thành thể loại văn học kì ảo ở Anh vào thế kỉ XIX đã gợi mở trong
nghiên cứu Folklore ở phƣơng Tây và các nƣớc châu Âu. Giải thích về nguồn

gốc và sự phát triển của TCT có cuốn sách Fairy Tales from before Fairy Tales
(Tiền thân của các câu chuyện cổ tích) của tác giả Jan M. Ziolkowski với chƣơng
điển hình nhƣ: Folklore in Medieval Latin poetry (truyện dân gian trong thơ la
tinh thời trung cổ). Bên cạnh đó, chuyên luận Fairy Tale in the Ancient world
(Truyện cổ tíchtrong thế giới cổ đại) của tác giả Graham Anderson khám phá
TCT đã tồn tại nhƣ thế nào trong các hình thức tiểu thuyết lãng mạn xa xƣa trong
chƣơng Fairy Tale into romance (Truyện cổ tích trong câu chuyện lãng mạn).
Đặc biệt là cuốn sách The Oxford Companion to Fairy Tales (Bạn đồng hành với
những câu chuyện cổ tích) của Jack Zipes (in lần đầu năm 2000 và tái bản lần
hai năm 2014). Cuốn sách này tập hợp tất cả những nghiên cứu gần đây nhằm
cung cấp nhiều thơng tin nhiều nhất có thể về những sáng tạo của các tác giả có
đóng góp cho sự phát triển của TCT văn học ở châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó có

8


các quốc gia nhƣ Pháp, Đức, Anh, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các
nƣớc Baltic. Hầu hết các phần bài viết trong cuốn sách này trình bày về thân thế,
sự nghiệp và phong cách sáng tác của các nhà văn viết TCT trên thế giới;sự hình
thành văn chƣơng của thể loại TCT và sự phát triển của các loại TCT cụ thể.
Điều đáng quý là hiện nay tác giả Jack Zipes vẫn tiếp tục cập nhật, bổ sung các
thông tin, tài liệu liên quan đến TCT của nhà văn để tái bản cuốn sách trong thời
gian tới với nội dung ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Hay A companion to the
Fairy Tale (Một ngƣời bạn đồng hành với truyện cổ tích) của hai tác giả Hilda
Ellis Davidson và Anna Chaudhri với phần nghiên cứu khá toàn diện về các vấn
đề lý luận liên quan đến TCT và tình hình nghiên cứu TCT ở một số nƣớc và khu
vực trên thế giới. Đáng chú ý là một số nội dung bình luận có giá trị tham khảo
liên quan đến các nhà văn viết TCT nổi tiếng thế giới bao gồm anh em nhà
Grimm và Andersen.
Ngồi ra, có một số tác phẩm đáng chú ý khác nhƣ Calvino‟s Journey:

Modern Transformations of Folklore, Story and Myth (Hành trình của Calvino:
những biến thể hiện đại của truyện kể dân gian, truyện và huyền thoại) của
Cristina Bacchilega hay The impact of Folklore on American Literature (Ảnh
hƣởng của văn học dân gian đối với văn học Mỹ) của John T.Flanagan.
Các cơng trình nghiên cứu cho thấy hiện tƣợng mô phỏng văn học dân
gian nhƣ các trƣờng hợp nhà văn viết TCT và truyện ngụ ngôn là khá phổ biến.
Trong trào lƣu này xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng nhƣ: Grimm (Đức),
Andersen (Đan Mạch), L.Tôn-xtôi và Pushkin (Nga), La Phông-ten (Pháp)…
Đánh giá quá trình hình thành và phát triển về mặt thể loại, có thể thấy sự gắn
kết giữa CTDG và văn học viết trên thế giới đã phản ánh mối quan hệ tƣơng tác,
ảnh hƣởng lẫn nhau và TCT của nhà văn ra đời chính là kết quả của sự giao thoa
giữa hiện đại và truyền thống.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyện cổ tích
dân gian đối với văn học viết tại Việt Nam
Các tác giả Đỗ Bình Trị, Nguyễn Đình Chú, Phan Đăng Nhật, Bùi Cơng

9


Hùng, Hà Cơng Tài,… đã có những bài viết đề cập đến quan hệ giữa VHDG và
văn học viết ở nhiều phƣơng diện và mức độ khác nhau. Nói chung ý kiến của
các tác giả đều gặp nhau ở chỗ xác định ảnh hƣởng của sáng tác dân gian trong
tác phẩm văn học là đa dạng, thậm chí rất sâu xa. Tác giả Chu Xuân Diên trong
Nhà văn và sáng tác dân gian [13] cho rằng tính chất và qui mô mối liên hệ giữa
nhà văn với sáng tác dân gian biểu hiện ra một cách khác nhau do phụ thuộc vào
điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xn Diên
trong cơng trình Văn học dân gian Việt Nam [70] khẳng định những giá trị bền
vững của văn học trong tƣơng quan với VHDG.
Lê Kinh Khiên với bài viết Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ
giữa văn học dân gian và văn học viết[71;327] đã nhấn mạnh không thể nghiên cứu

VHDG mà khơng tìm hiểu tác động qua lại của nó với văn học viết, càng khơng thể
hiểu đƣợc đầy đủ, sâu sắc bộ phận văn học viết nếu khơng biết đến ảnh hƣởng của
VHDG.
Ngồi ra, có thể kể tên một số tác giả nhƣĐặng Văn Lung với bài Vai trò
của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học dân tộc [79], Hà Công Tài
với bài “Để nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết”
[106], Trần Đức Ngôn với bài Các hình thức tương tác của văn học dân gian và
văn học viết(hội khảo khoa học “Quan hệvăn học dân gian và văn học viết” tại
Khoa Ngữ văn Trƣờng ĐHSP Hà Nội (2009)).
Trong cuốn Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt
Nam xuất bản năm 1997 [126], tác giả Võ Quang Trọng đã chỉ ra sự trợ giúp đắc
lực của VHDG đối với việc tạo dựng mơi trƣờng hồn cảnh trong tác phẩm văn
xi hiện đại, trong việc xây dựng tính cách nhân vật với những đặc điểm tâm lý
truyền thống, trong việc tiếp nối ngƣời kể truyện dân gian của nhân vật ngƣời kể
chuyện trong văn xuôi hiện đại, trong việc tiếp thu phản ánh nghệ thuật dân gian
và đặc thù là vai trò của sáng tác dân gian.
Trên phạm vi rộng, VHDG bao giờ cũng là cơ sở, nền tảng của toàn bộ
quá trình phát triển văn học viết của một dân tộc. Nghiên cứu ảnh hƣởng của

10


VHDG đến văn học viết khơng chỉ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại bền vững
của truyền thống văn học dân tộc mà điều quan trọng hơn cả chính là nhằm phát
hiện những khả năng sáng tạo truyền thống ấy, “khơng có truyền thống lớn,
khơng thể có cách tân văn học lớn” [46;24]. Có thể nói rằng trong bản chất,
chúng ta đi tìm hiểu những cơ chế và tiềm năng phát triển của văn học viết trên
những mức độ nào đó ở ngay chính truyền thống VHDG. Nghĩa là ở đây, chúng
ta đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và quá trình
sáng tạo cái mới trong văn học.

Bằng việc phân tích các tác phẩm và cơng trình nghiên cứu nêu trên,
chúng tơi mong muốncó thể góp phần làm nổi rõ đƣợc q trình vận động các
yếu tố tƣ tƣởng và nghệ thuật của truyền thống VHDG trong sự phát triển của
văn học viết. Nghĩa là ở đây, các yếu tố tƣ tƣởng và nghệ thuật của VHDG là
những tín hiệu có tính truyền thống mang đặc điểm văn học dân tộc qua hàng
nghìn năm lịch sử, lại vừa mang thêm những ý nghĩa thẩm mỹ mới trong đời
sống văn học viết.
Trong các công trình nghiên cứu VHDG, chúng tơi nhận thấy các tác giả
đã dần chú trọng nghiên cứu mối quan hệ giữa VHDG và văn học viết, cũng nhƣ
ảnh hƣởng của VHDG đối với văn học viết. Với Vai trò của văn học dân gian
Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Võ Quang Trọng đã dành một dung
lƣợng khá nhiều để nói về sự khác nhau giữa TCTDG và cổ tích văn học. Ơng
cũng nêu ra hiện tƣợng các nhà văn hiện đại Việt Nam vay mƣợn, sử dụng chất
liệu TCTDG trong các sáng tác của mình. Nhà văn một mặt bảo tồn và trung
thành với cốt truyện dân gian, mặt khác chỉ sử dụng những kiểu dạng của
TCTDG, truyện kể truyền miệng nhƣng lại đƣợc thể hiện theo nội dung mới.
Ông chứng minh khá kĩ quan điểm này qua một số tác phẩm của Tơ Hồi, Phạm
Hổ. Đây là cơng trình nghiên cứu có chất lƣợng, từ đó có thể áp dụng để tìm hiểu
ảnh hƣởng sâu rộng của TCTDG với các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Cũng theo
Võ Quang Trọng trên Tạp chí Văn hố dân gian, số 2/1995 với bài “Một số đặc
điểm của truyện cổ tích văn học trong mối quan hệ thể loại với truyện cổ tích

11


dân gian”, viết lại TCT là một hiện tƣợng phổ biến trên thế giới. Tác giả cũng đã
chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa TCT văn học và TCTDG về tính
chất hai loại hình. Tác giả cho rằng: “Truyện cổ tích văn học là một thể loại đang
tồn tại và không ngừng phát triển trong đời sống văn học của nhiều dân tộc trên
thế giới. Việc tìm hiểu nghiên cứu nội dung, tƣ tƣởng thẩm mĩ và đặc trƣng thi

pháp của thể loại trên cơ sở khảo sát từng tác giả cụ thể ở Việt Nam là công việc
lý thú và hấp dẫn”.
Vũ Ngọc Khánh với bài Truyện cổ tích trong phát triển [68;28] đã cho độc
giả cái nhìn khá tổng quát về sự phát triển của TCT từ dân gian đến hiện đại, từ khi
truyền miệng đến khi đƣợc cố định bằng văn bản. Các chất liệu cổ tích đã đƣợc các
nhà văn sử dụng sáng tạo trong các sáng tác: sáng tác theo cốt truyện hoặc theo
phong cách cổ tích (Quả dƣa đỏ, Cách ba nghìn năm…); các tác giả viết theo phong
cách cổ tích nhƣ Tơ Hồi, Phạm Hổ; các nhà văn tạo ra một loạt truyện mới bằng
việc sử dụng các mơ típ CTDG nhƣng lời văn hiện đại. Tác giả khẳng định rằng
“đây là trƣờng hợp giống nhƣ có những nhà văn lấy đề tài hay nhân vật trong lịch
sử để viết truyện. Lịch sử với họ chỉ là cái đinh cho họ treo những bức tranh mà
thơi, cổ tích ở đây với họ cũng vậy. Có thể có lúc chất cổ tích đậm đà đây đó, song
thực sự là họ đang viết tiểu thuyết”. Tác giả cũng đƣa ra những khái niệm cổ tích
của nhà văn đó là “những loại sáng tác mà lấy đề tài của cổ tích, có dựng chuyện, có
sắp xếp gia cơng, có thể có cả hƣ cấu nữa, nhƣng không đi xa với TCT cho lắm.
Nhân vật đƣợc cá tính hố rõ ràng, các biện pháp miêu tả tâm lý, bình luận ngoại đề
đều đƣợc sử dụng cũng cịn là cổ tích của nhà văn”.
Lã Thị Bắc Lý trong cơng trình Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 [83] đã
nhấn mạnh đến việc gia tăng các thể loại mới của văn học thiếu nhi giai đoạn
này, trong đó có thể loại TCT hiện đại. Khi bàn đến thể loại này, tác giả đánh
giá: “vấn đề sáng tác cổ tích mới đƣợc nhiều nhà văn quan tâm hơn, trong đó,
Phạm Hổ là ngƣời đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện sự tích cho
các em”.
Bài viết của Lê Tiến Dũng“Đặc điểm nhân vật truyện cổ tích và việc hiện

12


đại hố truyện cổ dân gian” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3/2004 phát
hiện ra tình trạng một số truyện cổ dân gian đƣợc các nhà văn dựng lên “một cách

hiện đại”, “tính cách nhân vật truyện cổ đƣợc xây dựng nhƣ những tính cách nhân
vật trong truyện ngắn hiện đại. Đây là một thực tế cần đƣợc nhìn nhận lại, địi hỏi
nhà sƣu tầm nắm vững đặc trƣng thi pháp thể loại, nếu không sẽ rơi vào “tình
trạng làm mới văn hố cổ xƣa, làm mất đi giá trị đích thực vốn có của nó”.
Bùi Thanh Truyền với bài: “Tiếp biến dân gian trong truyện viết cho
thiếu nhi sau năm 1986”[128;16] đã nhận định: “đồng hành cùng trẻ thơ trên
chuyến tàu trở về với cội nguồn dân tộc, một mặt ngƣời viết đã bộc lộ rất rõ sự
nâng niu, trân trọng truyền thống, mặt khác cũng cho thấy rõ bản lĩnh, tài năng
và tấm lòng của nhà văn, mong muốn đem đến cho các em những đặc sản tinh
thần quen mà lạ”.
Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Trâm với đề tài: “Vai trò của văn học dân
gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại”[122] nhấn mạnh về dấu ấn của
TCT trong sáng tác của nhà văn hiện đại sau năm 1945. Tác giả đã chỉ ra khá cụ
thể sự kế thừa và sáng tạo của nhà văn bằng cách khảo sát một số tác phẩm cụ
thể của các tác giả văn học hiện đại mà trong sáng tác có mang dấu ấn sâu đậm
chất liệu của VHDG.
Tháng 12 năm 2009,Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội tổ chức hội thảo
khoa họcMối quan hệvăn học dân gian và Văn học viết- những vấn đề lý luận và
thực tiễnđãthu hút nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu trong cả nƣớc. Điều đó chứng
tỏ đây là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trong đó, các bài viết chất lƣợng,
uy tín đề cập đến sự ảnh hƣởng của VHDG với văn học viết đƣợc gửi về cho hội
thảo với số lƣợng lớn.
Những cơng trình trên đều đề cập đến mối quan hệ giữa VHDG và văn
học viết ở nhiều phƣơng diện và mức độ khác nhau. Nhìn chung, ý kiến của các
tác giả đều gặp nhau ở chỗ xác định ảnh hƣởng của các sáng tác dân gian trong
tác phẩm văn học là đa dạng, thậm chí rất sâu xa.

13



1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyện cổ tích
dân gian đối với các nhà văn Tơ Hồi và Phạm Hổ
1.1.3.1.Với nhà văn Tơ Hồi
Trong bài Tiểu thuyết “Đảo hoang” của Tơ Hồi (1977), tác giả Phan Cự
Đệ đánh giá cao những giá trị nội dung của tác phẩm: ca ngợi tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc, ca ngợi sức mạnh của ý chí và nghị lực con ngƣời trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm. Tác giả bài
viết phát hiện nhà văn Tơ Hồi đã khai thác những đặc điểm của thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim muông, khơi dậy
ƣớc mơ khám phá thiên nhiên ở các em thiếu nhi và khẳng định Đảo hoang
“đánh dấu một bƣớc tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết”, “là một
thành công quan trọng... mở ra những phƣơng hƣớng và kinh nghiệm trong việc
khai thác một cách khoa học và nghiêm túc VHDG để viết thành truyện và tiểu
thuyết cho thiếu nhi...”.
Tác giả Văn Hồng trong “Chuyện nỏ thần, hiện thực và huyền thoại”
(1985) tập trung làm rõ mối quan hệ giữa bút pháp hiện thực và bút pháp huyền
thoại trong các chi tiết miêu tả phong tục tập quán, hội hè, lao động xây thành,
làm nỏ cũng nhƣ trong nghệ thuật xây dựng hai nhân vật điển hình là Cao Lỗ và
vua Thục. Theo Văn Hồng thì “cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả mang tính
hiện thực lịch sử, cịn cách nhìn, cách cảm nhận của nhân vật... ít nhiều mang
tính huyền thoại”.
Tác giả Hà Minh Đức trong Tuyển tập Tô Hoài, tập 1 (1987) đã nhận xét:
“Đặc điểm đầu tiên dễ thấy qua những sáng tác đầu tay của Tô Hồi là tính dân
tộc rõ nét và đậm sắc thái. Có thể nói rằng tất cả những cái ơng viết ra đều thuộc
về phần bản chất và tiêu biểu của đời sống dân tộc. Ông muốn trở về với ngọn
nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự
sống của dân tộc trong thời kỳ xa xƣa và những cảm nghĩ và hình thái tƣ duy,
với những hành động sáng tạo của ngƣời lao động trong q trình đấu tranh giữ
nƣớc và dựng nƣớc. Tơ Hồi với lịng u nƣớc sâu sắc truyền thống của dân tộc


14


đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết”[22;128].
Tác giả Vũ Quần Phƣơng trong Tơ Hồi, văn và đời (1994) cho rằng:
“Trong văn xi, Tơ Hồi có lối đi riêng. Ơng nhảy qua các chuyện thời sự mà
quay về xa xƣa. Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành, về quân cờ đen đánh Pháp.
Nhiều huyền thoại lịch sử đƣợc ông viết lại thành truyện cho nhi đồng. Đọc ơng,
ngƣời ta đƣợc tắm tâm hồn mình vào khơng khí Việt Nam truyền thống. Ơng là
ngƣời lƣu giữ đƣợc nhiều nét xƣa, nhiều hƣơng vị xƣa mà khơng sa vào hồi
cổ”[103;163]
Trong Giáo trình Văn học trẻ em, Lã Thị Bắc Lý [84] đã nhận định:
“Ngoài mảng truyện đồng thoại, Tơ Hồi cịn tâm đắc với việc tìm tịi một số
truyện cổ tích để viết lại, kiểu tiểu thuyết hóa truyền thuyết và ơng đã rất thành
cơng với Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử…Với những tác phẩm này, Tơ
Hồi cũng đã mở ra một hƣớng khai thác mới ở đề tài lịch sử: hƣớng khai thác
lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa”[84;76].
Tại hội thảo khoa học Mối quan hệvăn học dân gian và văn học viếtnhững vấn đề lý luận và thực tiễn(Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội – 2009),
Nguyễn Thanh Tâm có bài viết: Hành trình từtruyện cổ tích dân gian đến “một
trăm cổ tích” và “truyện thơ cổ tích Việt Nam”, trong đó, tác giả đã đánh giá
những ảnh hƣởng của TCT đối với những sáng tác của Tơ Hồi. Đồng thời, tác
giả cũng khẳng định Tơ Hồi đã tạo khơng khí mới cho những câu chuyện cổ.
Nhờ đó, những câu chuyện kể dân gian lại tiếp tục nối dài sự sống ở một sinh thể
mới.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hồi Chất cổ tích của nhân vật 101
truyện ngày xưa (Tơ Hồi)[54]nghiên cứu những đặc điểm của nhân vật, chỉ ra
những sáng tạo của Tơ Hồi ở việc xây dựng loại nhân vật TCT viết lại. Tác giả
bƣớc đầu khái quát một số đặc điểm của nhân vật, sự ảnh hƣởng của cổ tích đối
với tập truyện của Tơ Hồi và sự đóng góp của nhà văn khi viết lại cổ tích.
1.1.3.2. Với nhà văn Phạm Hổ

Trong hai bài viết về văn xuôi của Phạm Hổ với nhan đềPhạm Hổ - người

15


kểtruyện cổ tích về hoa quả và Phạm Hổ - một lối đi riêng trong truyện cổ viết
lại[65], tác giả Lê Nhật Ký tỏ ra rất tâm đắc với mảng văn xuôi của Phạm Hổ,
nhất là những điểm độc đáo thể hiện sự “riêng có” của ơng trong mảng truyện
viết theo kiểu cổ tích hiện đại. Qua tìm hiểu truyện Ngựa thần từ đâu đến của
Phạm Hổ, Lê Nhật Ký khẳng định “Nghệ thuật truyện cổ viết lại cho phép nhà
văn sáng tạo, nhào nặn cốt truyện trên tinh thần thời đại mình. Từ hình tƣợng rất
quen thuộc trong truyền thuyết dân gian, nhà văn Phạm Hổ đã phát triển, xây
dựng thành một hình tƣợng nghệ thuật trọn vẹn, khuyến khích bạn đọc tuổi thơ
tìm, khám phá, cắt nghĩa các giá trị dân gian tƣởng đã ổn định, bất di bất dịch”.
Khảo sát hai truyện ngắn Lửa vàng, Lửa trắng và Lửa vàng, Lửa trắng, Lửa nâu,
Lê Nhật Ký đánh giá cao Phạm Hổ vì cho đến nay “trong phạm vi văn học thiếu
nhi, gần nhƣ chỉ có Phạm Hổ dấn thân vào loại truyện viết tiếp” (dựa vào kết
thúc truyện dân gian có sẵn rồi viết một truyện mới dựa cơ sở đảm bảo tính logic
về sự phát triển của nội dung câu chuyện). Nhƣ vậy, TCT đã đƣợc các nhà văn
hiện đại với cái nhìn mới về cuộc sống, áp dụng các phƣơng pháp sáng tác văn
học mới, ở nhiều thể loại văn học khác nhau đã khai thác chất liệu của TCT
trong các sáng tác của mình và đã đem đến những thành công đáng kể.
Trong Giáo trình Văn học trẻ em, Lã Thị Bắc Lý [84] xác định thể loại
nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là cổ tích hiện đại (cịn gọi
là cổ tích mới). Tác giả đã chỉ ra những khám phá, mở rộng đề tài và tìm tịi
hƣớng khai thác mới mẻ, phù hợp nhu cầu bạn đọc, đặc biệt là đối tƣợng trẻ em
trong những tác phẩm của Phạm Hổ.
Từ việc điểm lại các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của TCT đối
với văn học viết ta thấy rằng các nhà nghiên cứu đã chú trọng nghiên cứu nhân
vật cổ tích trên góc độ thi pháp và mối quan hệ VHDG và văn học viết. Các cơng

trình bƣớc đầu nhìn nhận đƣợc sự ảnh hƣởng sâu đậm của TCTDG đối với văn
học viết trên các mặt nhƣ nhân vật, cốt truyện… Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của
các cơng trình trên, trong luận án này chúng tôi nghiên cứu một cách tổng thể để
thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của cổ tích đối với truyện của Tơ Hồi, Phạm Hổ và sự

16


đóng góp của hai nhà văn khi viết lạiTCT.
1.2. Một số vấn đề lý luận
1.2.1. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
VHDG ra đời sớm, từ xã hội nguyên thủy. Văn học viết (còn gọi là văn học
thành văn) ra đời sau, đặc biệt từ khi xuất hiện giai cấp, nhà nƣớc và chữ viết.
Theo quy luật chung, VHDG là nền tảng, là cơ sở của văn học viết. Trong mối
quan hệ giữa VHDG và văn học viết thì VHDG cho nhiều hơn là nhận [71].
Chúng ta có thể thấy trong dịng văn học viết, Truyện Kiều của Nguyễn Du là
đỉnh cao chói lọi. Trong tác phẩm của ơng có khá nhiều câu ca dao, dân ca mà
ông chịu ảnh hƣởng. Một mặt khác, văn học viết cũng tác động đến VHDG.
Chúng ta đã thấy trong ca dao, dân ca có khá nhiều điển tích, điển cố của Truyện
Kiều, của Lục Vân Tiên (của Nguyễn Đình Chiểu) và một số câu thơ mang
phong vị Truyện Kiều.
Dƣới chế độ cũ, quan điểm phong kiến coi thƣờng những ngƣời nông dân, thợ
thủ công, ngƣờibuôn bán, cho rằng VHDG khơng phải văn chƣơng, là những câu
nói vần vè nôm na, những câu chuyện truyền miệng không trang nhã. Vậy mà, ở
thế kỷ XV, thơ Nơm Nguyễn Trãi có khá nhiều tục ngữ, thành ngữ. Cuối thế kỉ
XVIII, Nguyễn Du đã từng nói rằng: “Nhờ những câu hát dân gian mà ơng biết
đƣợc tiếng nói trong nghề trồng dâu, trồng gai”[71]. Dƣới chế độ mới, với quan
điểm Mácxít, nhân dân lao động đƣợc tơn trọng, tài sản văn hóa tinh thần của họ
đƣợc đánh giá đúng mức. Chính vì vậy, chỉ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
mới có nhiều hơn số lƣợng các nhà văn, nhà thơ học tập VHDG, sử dụng những

thủ pháp của VHDG vào trong sáng tác của mình, đặc biệt đã hình thành nên tiểu
loại TCT của các nhà văn.
1.2.2. Truyện cổ tích dân gian
VHDG ra đời sớmTCT là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, có
q trình phát sinh, phát triển lâu dài, bắt đầu từ cái "ngày xửa ngày xƣa" và liên
tục đƣợc tái tạo trong các thời đại sau. Khái quát hiện thực xã hội, TCT trình bày
con ngƣời với tƣ cách "tổng hoà những quan hệ xã hội", kể về số phận của các

17


×