Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vấn đề không gian xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị ở trung quốc từ 1978 đến nay – trường hợp thành phố thượng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.9 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
-----------------------------------------------------

TRƢƠNG PHAN THANH THỦY

VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN XANH TRONG QUY HOẠCH
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN
NAY – TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ THƢỢNG HẢI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội – 2018


Cơng trình được hồn thành tại Khoa Sau Đại học – Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. NHÂM THỊ THANH LÝ

Phản biện 1: PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI
Phản biện 2: TS. BÙI THỊ THANH HƢƠNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại:
Văn phịng Khoa Đơng phương, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội, vào hồi 9 giờngày 12 tháng 10 năm
2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn
ra, các vấn đề như dân số đô thị đông đúc, tập trung, giao thông
ùn tắc, tài nguyên thiếu thốn, môi trường ô nhiễm, hệ sinh thái
suy thoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người.
Không gian xanh là một bộ phận quan trọng cấu thành
nên hệ sinh thái đô thị, là một nội dung quan trọng trong xây
dựng và quản lý đơ thị. Nó có tác dụng quan trọng trong việc
cải thiện sinh thái đô thị, làm môi trường đô thị trở nên tốt hơn.
Thơng qua đó, khơng gian xanh nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, tạo ra môi trường thuận lợi cho xây dựng kinh tế
và đầu tư với quy mô lớn.
Mặc dù không gian xanh đô thị không phải là vấn đề mới
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa nghiên cứu sâu về
vấn đề này. Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu về khơng
gian xanh đơ thị và đặc biệt coi trọng vấn đề quy hoạch, xây
dựng khơng gian xanh. Chính quyền Trung Quốc đã đề xuất rất
nhiều chính sách, kế hoạch liên quan đến khơng gian xanh, đặc
biệt là kể từ sau năm 1978. Trong đó, một ví dụ điển hình về
quy hoạch, xây dựng khơng gian xanh ở Trung Quốc đó là
thành phố Thượng Hải. Chỉ sau hơn 20 năm, Thượng Hải đã từ
một thành phố “thiếu thốn màu xanh” trở thành “thành phố
vườn cấp quốc gia”.
Thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách, thực trạng

quy hoạch, xây dựng không gian xanh đô thị ở Trung Quốc với

1


trường hợp thành phố Thượng Hải từ sau cải cách đến nay,
chúng ta có thể hiểu thêm được tầm quan trọng của không gian
xanh trong quy hoạch, xây dựng đô thị, từ đó rút ra những kinh
nghiệm, nhằm đưa ra những kiến nghị, gợi mở cho Việt Nam.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Vấn đề không
gian xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị ở Trung Quốc từ
1978 đến nay – Trường hợp thành phố Thượng Hải” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
2.1. Nghiên cứu trên thế giới:
Nhiều cuốn sách, báo cáo bài tạp chí đã nghiên cứu về
định nghĩa và tầm quan trọng của không gian xanh. Báo cáo
“Phát triển công viên thành phố, sân chơi và không gian xanh”
(2002) của các tác giả Nigel Dunnett, Carys Swanwick và
Helen Woolley nghiên cứu định nghĩa của không gian xanh,
phân tích tầm quan trọng của khơng gian xanh đơ thị đối với
tương lai của các thành phố và thị trấn ở Anh. Cuốn sách
“Không gian mở đô thị” (2003) của tác giả Hellen Wolley tập
trung vào tầm quan trọng của không gian mở, không gian xanh
đô thị trong cuộc sống đô thị hàng ngày. Cuốn sách “Không
gian xanh trong cộng đồng” (2016) của hai tác giả Deniz Aslan
và Yossapon Boonsom cũng tìm hiểu về vai trị quan trọng của
khơng gian xanh đô thị trong cộng đồng. Cuốn sách “Các thành
phố châu Âu và không gian xanh: London, Stockholm, Helsinki
và St. Petersburg, 1850-2000” (2006) do Peter Clark biên tập

nghiên cứu sự phát triển không gian xanh ở các thành phố châu
Âu hiện đạiNgồi ra, nhiều báo cáo, bài tạp chí cũng đề cập đến

2


các vấn đề trên như “Bản chất, vai trò và giá trị của không gian
xanh trong thị trấn và thành phố: Tổng quan” (2003) của Nigel
Dunnett, Carys Swanwick và Helen Woolley,“Khơng gian xanh
đơ thị và cách tiếp cận tích hợp đối với môi trường bền vững”
của Shah Md. Atiqul Haq.
Về phân loại không gian xanh đô thị, mỗi nước lại có hệ
thống phân loại riêng và các tác giả cũng đưa ra cách phân loại
của riêng mình. Cuốn sách “Đường xanh ở Hoa Kỳ” (1990) của
tác giả Charles E. Little trình bày đặc điểm của đường xanh
hoặc khơng gian mở dạng tuyến. Bài tạp chí “Phân loại khơng
gian mở cơng cộng toàn diện sử dụng hệ thống phân loại về
phát triển bền vững của không gian mở công cộng” (2016) của
Ashkan Nochian, Osman Mohd Tahir, Suhardi Maulan và
Mehdi Rakhshandehroo đánh giá và so sánh hệ thống phân loại
không gian mở ở một số nước phát triển và đang phát triển như
Mỹ, Singapore và Kuala Lumpur, từ đó, đề xuất hệ thống phân
loại khơng gian mở cơng cộng tồn diện cho Malaysia.
Về vấn đề không gian xanh đô thị ở Trung Quốc, các tác
giả trên thế giới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu. Bài tạp
chí “Khơng gian cơng cộng mới ở đô thị Trung Quốc” (2008)
của Piper Gaubatz nghiên cứu sự phát triển của khu vực công
cộng và năm loại khu vực công cộng là cảnh quan mới mở,
quảng trường, không gian thương mại, không gian xanh và
không gian chuyển tiếp với các ví dụ về Bắc Kinh, Thượng Hải

và Tây Ninh. Đặc biệt, về vấn đề không gian xanh đô thị ở
Thượng Hải, cuốn sách “Không gian (công cộng đô thị) ở
Thượng Hải” (2009) của tác giả Anke Haarmann đề cập đến

3


khái niệm về không gian công cộng và không gian tư nhân, đưa
ra một cái nhìn tổng quan về các biến đổi và các đặc điểm cơ
bản của môi trường xây dựng ở Thượng Hải.
2.2. Nghiên cứu ở Trung Quốc:
Cuốn sách “Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị”
(2012) do Dương Lại Lệ chủ biên đã trình bày những kiến thức
và lí luận cơ bản về quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị,
lịch sử phát triển của không gian xanh đô thị trên thế giới và ở
Trung Quốc, chức năng của không gian xanh, vấn đề thiết kế,
quy hoạch khơng gian xanh. Ngồi ra, các cuốn sách “Quy
hoạch hệ thống không gian xanh đô thị” (2009) do Khổng
Tường Phong chủ biên, “Quy hoạch hệ thống không gian xanh
đô thị” (2011) do Dương Thụy Khanh, Trần Vũ chủ biên cũng
trình bày những vấn đề trên. Về phần bài tạp chí, bài viết “
„Khơng gian xanh‟ và „quy hoạch hệ thống không gian xanh đô
thị‟ ” (2013) của hai tác giả Kim Vân Phong và Trương Duyệt
Văn nghiên cứu khái niệm “khơng gian xanh”, nguồn gốc, ý
nghĩa của nó so với khái niệm “xanh hóa” và ý nghĩa từ góc độ
quy hoạch đơ thị, từ đó tìm ra ý nghĩa thực sự của “không gian
xanh”. Về phân loại không gian xanh đơ thị ở Trung Quốc, bài
viết “Bình luận về nghiên cứu phân loại hệ thống không gian
xanh trong khu vực đơ thị ở nước ngồi” (2007) của các tác giả
Khương Doãn Phương, Lưu Tân Nghị, Lưu Tụng & Vương Lệ

Khiết trình bày hệ thống phân loại khơng gian xanh đô thị của
một số nước trên thế giới và của Trung Quốc. Bài tạp chí “Phân
loại khơng gian xanh đơ thị” (1999) của tác giả Ngơ Nhân Vĩ,
“Sự hình thành và phân loại hệ thống không gian xanh đô

4


thị”(2002) của tác giả Mã Cẩm Nghĩa trình bày cách phân loại
của mình.
Về vấn đề khơng gian xanh đơ thị ở thành phố Thượng
Hải, bài viết “Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị ở
Thượng Hải” (2002) của tác giả Trương Thức Dục trình bày
tình hình phát triển khơng gian xanh ở Thượng Hải, tư tưởng
chỉ đạo, nguyên tắc, mục tiêu, bố cục tổng thể trong quy hoạch
không gian xanh ở Thượng Hải. Các bài tạp chí của tác giả
Trương Lãng như “Nghiên cứu bối cảnh tiến hóa hệ thống
khơng gian xanh đơ thị Thượng Hải” (2009) trình bày các giai
đoạn phát triển đô thị và không gian xanh của Thượng Hải;
“Nghiên cứu xu thế và đặc trưng tiến hóa kết cấu bố cục hệ
thống khơng gian xanh đơ thị - Trường hợp thành phố Thượng
Hải” (2009) nghiên cứu sự thay đổi về kết cấu, bố cục, đặc
trưng, quy luật và xu thế phát triển của bố cục hệ thống không
gian xanh ở Thượng Hải.
2.3. Nghiên cứu ở Việt Nam:
Thượng Hải là một ví dụ điển hình về quy hoạch, xây
dựng không gian xanh. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có
một bài nghiên cứu cụ thể nào về không gian xanh của Trung
Quốc, đặc biệt là về thành phố Thượng Hải. Vì thế, nghiên cứu
chính sách, kinh nghiệm quy hoạch, xây dựng khơng gian xanh

của Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung sẽ là nguồn
tư liệu cần thiết cho việc quy hoạch, xây dựng không gian xanh
ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích:

5


Nghiên cứu, đánh giá các chính sách, chủ trương, thực
trạng quy hoạch, xây dựng không gian xanh đô thị của thành
phố Thượng Hải, Trung Quốc qua các giai đoạn từ năm 1978
đến nay. Từ đó có những liên hệ thiết thực cho việc quy hoạch,
xây dựng không gian xanh đô thị tại Việt Nam và đề xuất
những kiến nghị, gợi mở cho Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm khơng gian xanh đơ thị và vai trị của
nó trong quy hoạch, xây dựng đơ thị.
- Phân tích nội dung của các chính sách, nghiên cứu,
đánh giá thực trạng quy hoạch, xây dựng không gian xanh đô
thị ở Thượng Hải, Trung Quốc qua các thời kỳ từ sau 1978 đến
nay.
- Liên hệ, định hướng, giải pháp cho việc quy hoạch, xây
dựng không gian xanh đô thị tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một là chính sách quy hoạch, xây dựng khơng gian xanh
đơ thị của Thượng Hải từ năm 1978 đến nay, hai là thực trạng
xây dựng không gian xanh ở Thượng Hải từ 1978 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thượng Hải, Trung Quốc.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1978 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Nguồn tư liệu:
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa tài liệu.

6


- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
Phụ lục, luận văn được xây dựng theo kết cấu 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về không gian xanh trong
quy hoạch, xây dựng đơ thị.
- Chƣơng 2: Chính sách của Thượng Hải về quy hoạch,
xây dựng không gian xanh đô thị từ năm 1978 đến nay.
- Chƣơng 3: Tình hình xây dựng khơng gian xanh đơ thị
ở Thượng Hải từ năm 1978 đến nay và liên hệ với Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHÔNG GIAN XANH
TRONG QUY HOẠCH, XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm về không gian xanh đô thị:
1.1.1. Khái niệm trên thế giới:
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) định nghĩa:
Không gian xanh là một phần của không gian mở mà đất đai
một phần hoặc hoàn toàn được bao phủ bởi cỏ, cây, cây bụi,
hoặc thảm thực vật khác. Tuy nhiên, ở phương Tây, những

không gian này thường được gọi bởi thuật ngữ “không gian mở
đô thị”, và cả hai thuật ngữ có thể được sử dụng thay thế cho
nhau.
1.1.2. Khái niệm ở Trung Quốc:
Trong “Tiêu chuẩn phân loại không gian xanh đô thị
CJJ/T85-2002” ban hành tháng 9 năm 2002, không gian xanh

7


đơ thị chỉ đất đơ thị có hình thái tồn tại chủ yếu là thảm thực vật
tự nhiên và thảm thực vật nhân tạo.
Tóm lại, khơng gian xanh đơ thị chỉ khu đất được xanh
hóa, được che phủ bởi thảm thực vật tự nhiên và nhân tạo, nằm
trong khu vực thành phố và vùng ngoại ơ, có chức năng cung
cấp nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân, bảo vệ, cải
thiện môi trường đô thị, làm đẹp thành phố.
1.2. Vai trị của khơng gian xanh trong quy hoạch, xây dựng
đơ thị:
Khơng gian xanh có tác dụng bảo vệ mơi trường như hút
khí CO2, cung cấp O2 và ngăn chặn các chất khí bụi độc hại.
Khơng gian xanh cịn có tác dụng hạn chế tiếng ồn, nhất là ở
khu vực nội thành. Ở vùng ngoại thành, không gian xanh có tác
dụng chống xói mịn, điều hịa mực nước ngầm.
Khơng gian xanh là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng,
giải trí của người dân, đáp ứng các nhu cầu giao tiếp xã hội.
Hơn nữa, khơng gian xanh cịn góp phần tạo dựng không gian
kiến trúc cảnh quan đặc trưng của thành phố.
1.3. Khái quát lịch sử phát triển không gian xanh đô thị ở
Trung Quốc:

1.3.1. Giai đoạn trước năm 1978:
Từ xưa, người Trung Quốc cổ đại thường trồng cây ven
đường, xây dựng vườn cảnh.
Đến năm 1868, công viên đầu tiên của Trung Quốc với
tên gọi Công viên công cộng (Public Park) đã được xây dựng ở
Bến Thượng Hải (Thượng Hải). Do kinh tế lạc hậu và chiến

8


tranh liên miên, nên một số thành phố lớn và thành phố ven
biển của Trung Quốc chỉ xây dựng một số ít cơng viên.
Trong giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sau năm
1949, quy hoạch tổng thể của một số thành phố mới ở Trung
Quốc đề xuất khái niệm hệ thống không gian xanh, nhiều thành
phố bắt đầu xây dựng không gian xanh đô thị với quy mô lớn.
Năm 1958, Chính phủ Trung Quốc đề xuất phong trào
xây dựng vườn và cơng viên (Đại địa lâm viên hóa) và phương
châm “xây dựng vườn cảnh kết hợp với sản xuất”.
Trong suốt giai đoạn “Cách mạng Văn hóa” (1966-1976),
tồn bộ Trung Quốc lâm vào cảnh hỗn loạn, việc phát triển đơ
thị và xây dựng khơng gian xanh cũng bị trì trệ.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1978 đến nay:


Giai đoạn 1978 – 1991:

Vào tháng 12 năm 1978, trong Hội nghị về vườn cảnh và
xanh hóa đơ thị lần thứ ba, chính phủ Trung Quốc đề xuất rõ
ràng những phương châm, nhiệm vụ về cảnh quan đơ thị và

nhanh chóng thực hiện các yêu cầu về xây dựng vườn cảnh
trong thành phố.
Việc ban hành “Luật quy hoạch đô thị 1989” là một mốc
quan trọng trong quy hoạch đô thị ở Trung Quốc hiện đại.


Giai đoạn 1992 – 2000:

Năm 1992, Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và
Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil đã
phát động Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Cũng trong
năm 1992, Bộ Xây dựng Trung Quốc khởi xướng hoạt động
bình chọn “thành phố vườn” trên phạm vi toàn quốc. Cũng

9


trong năm 1992, Chính phủ Trung ương ban hành “Quy định về
xanh hóa đơ thị”.
Năm 1993, “Quy định về các chỉ tiêu trong xây dựng
không gian xanh đô thị” được ban hành, và thiết lập ba chỉ tiêu
là “diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn trên đầu
người”, “độ che phủ xanh” và “tỷ lệ không gian xanh”.


Giai đoạn 2001 – nay:

Năm 2001, sau “Thông tư về tăng cường xây dựng không
gian xanh đô thị” và bài phát biểu của phó thủ tướng Ơn Gia
Bảo tại Hội nghị cơng tác xanh hóa đơ thị tồn quốc, các cấp

lãnh đạo cực kỳ coi trọng cơng tác xanh hóa đơ thị.
Năm 2002, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn
ban hành một loạt các luật, các văn kiện đồng bộ và các tiêu
chuẩn quy phạm như “Tiêu chuẩn về phân loại không gian
xanh đô thị”, “Đại cương về lập phương án quy hoạch hệ thống
không gian xanh đô thị” (Bản thí điểm), “Thơng tư về tăng
cường bảo hộ tính đa dạng sinh học trong đơ thị”. Năm 2004,
Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn đề xuất xây dựng in
và phát hành Thông tư về “Ý kiến thực thi xây dựng thành phố
vườn sinh thái”, và tiến hành hoạt động thí điểm.
Năm 2006, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn tổ
chức “Hội nghị toàn quốc về cảnh quan tiết kiệm”.
Năm 2008, “Tiêu chuẩn đánh giá cảnh quan đô thị”
được ban hành thực thi vào năm 2010.
Có thể nói, quy hoạch khơng gian xanh đô thị của Trung
Quốc kể từ sau năm 1978 đã bước vào giai đoạn phát triển ổn
định và nhảy vọt. Việc quy hoạch, xây dựng không gian xanh

10


đơ thị đã được được chuẩn hóa, có tính khoa học, hợp lý, và
được tiến hành theo kế hoạch.
1.4. Tiêu chí phân loại khơng gian xanh đơ thị hiện hành ở
Trung Quốc:
Tiêu chí phân loại khơng gian xanh đơ thị hiện nay của
Trung Quốc là “Tiêu chuẩn phân loại không gian xanh đô
thịCJJ/T85-2002” được ban hành vào năm 2002. Dựa vào chức
năng, không gian xanh đô thị được phân thành loại lớn, loại vừa
và loại nhỏ, tổng cộng có 5 loại lớn, 13 loại vừa và 11 loại nhỏ.

Năm loại lớn bao gồm Công viên công cộng, Không gian
xanh sản xuất, Khơng gian xanh phịng hộ, Khơng gian xanh
phụ thuộc và các loại khơng gian xanh khác. Trong đó, bốn loại
đầu nằm trong khu vực đất xây dựng đô thị, cịn loại cuối lại
nằm ngồi khu vực đất xây dựng đơ thị, nhưng vẫn tính là nằm
trong thành phố.
TIỂU KẾT
Trong quy hoạch đô thị, không gian xanh là một bộ phận
quan trọng, không thể tách rời khỏi đô thị. Qua các định nghĩa
đó, có thể thấy, khơng gian xanh chỉ khu đất được xanh hóa,
nằm trong phạm vi khu vực thành phố và ngoại ơ, có chức năng
cung cấp nơi vui chơi giải trí cho người dân, bảo vệ, cải thiện
môi trường và làm đẹp thành phố.
Trước năm 1978, Trung Quốc hầu như khơng có một kế
hoạch chun nghiệp nào cho quy hoạch, xây dựng không gian
xanh trước năm 1978. Sau năm 1978, chính phủ Trung Quốc đã
rất coi trọng việc quy hoạch, xây dựng không gian xanh và ban
hành một loạt chính sách, luật pháp về khơng gian xanh. Từ đó,

11


quy hoạch, xây dựng không gian xanh ở Trung Quốc khơng cịn
mang tính tự phát nữa, mà đã được chuẩn hóa, thực hiện theo
pháp luật, có kế hoạch cụ thể, và phát triển nhảy vọt.
Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH CỦA THƢỢNG HẢI VỀ QUY
HOẠCH, XÂY DỰNG KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ TỪ
NĂM 1978 ĐẾN NAY
2.1. Khái quát về thành phố Thƣợng Hải trƣớc năm 1978:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Thượng Hải là phía Đơng giáp biển Hoa Đơng, phía Tây
giáp Tơ Châu (Giang Tơ) và Gia Hưng (Chiết Giang), phía Nam
là vịnh Hàng Châu, phía Bắc là đảo Sùng Minh nằm ở cửa sơng
Trường Giang. Thượng Hải có tổng diện tích là 6.340,5 km2,
trong đó diện tích đất liền là 6.218,65 km2, diện tích mặt nước
là 121,85 km2.
Thượng Hải có hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Các con
sơng chính chảy qua Thượng Hải là sơng Dương Tử (Trường
Giang), sơng Hồng Phố và sơng Tơ Châu.
Về mặt khí hậu, Thượng Hải có khí hậu cận nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm, mưa nhiều với bốn mùa rõ rệt.
2.1.2. Khái quát lịch sử phát triển thành phố Thượng
Hải trước năm 1978:
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc hơn 2000 năm trước,
Thượng Hải chỉ là một làng chài nhỏ. Năm 751 sau Cơng
ngun, huyện Hoa Đình (nay là quận Tùng Giang) được thành
lập. Năm 1267, thị trấn Thượng Hải được thành lập. Năm 1292,
huyện Thượng Hải chính thức thành lập. Năm 1685, trụ sở hải
quan được thành lập ở Thượng Hải.

12


Sau năm 1845, Anh Mỹ, Pháp lần lượt xây dựng tô giới ở
Thượng Hải. Việc xây dựng và phát triển đơ thị đều mạnh ai
nấy làm, khơng có quy hoạch đô thị thống nhất, bố cục kết cấu
hỗn loạn, phân chia bất thường.
Năm 1954, Thượng Hải được Ủy ban Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc xác nhận là một thành phố trực thuộc
Trung ương và sự phát triển thành phố được đưa vào phạm vi

phát triển tổng thể của cả Trung Quốc.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá (1966 – 1976), việc
quy hoạch và quản lý đô thị ở Thượng Hải đã bị gián đoạn
nghiêm trọng, cơ bản là bị đình trệ.
2.1.3. Khái quát lịch sử quy hoạch, xây dựng không
gian xanh đô thị ở Thượng Hải trước năm 1978:
Trước năm 1912, diện tích khơng gian xanh cơng cộng
bình qn đầu người gần như bằng khơng, chỉ có những người
giàu có và tơ giới mới có vườn cảnh tư nhân và không gian
xanh công cộng. Năm 1868, thực dân Anh đã xây dựng công
viên đầu tiên ở Thượng Hải (nay là cơng viên Hồng Phố), sau
đó, tiếp tục xây dựng một số cơng viên, khơng gian xanh khác.
Năm 1927, Chính quyền Thượng Hải đã lập “Kế hoạch
Đại Thượng Hải” và “Kế hoạch khu vực trung tâm thành phố”.
Năm 1946, Ủy ban Quy hoạch đô thị đã đề xuất “Dự thảo sơ đồ
quy hoạch đô thị thành phố Thượng Hải”, quy hoạch, xây dựng
hệ thống không gian xanh đô thị bao gồm không gian xanh
trong khu vực xung quanh thành phố và vành đai cách ly xanh.
Năm 1949, ban hành“Thuyết minh dự thảo bản thảo thứ ba về

13


sơ đồ quy hoạch đô thị thành phố Thượng Hải”, Tuy nhiên, hầu
hết các kế hoạch trên đều không thể thực hiện được.
Đến cuối năm 1949, trong thành phố chỉ có 14 cơng viên,
7 vườn ươm, diện tích khơng gian xanh trên đường phố là 0,4
héc-ta, diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn đầu
người là 0,132 m2/người, diện tích khơng gian xanh trong vườn
hoa tư nhân là 146 héc-ta.

Đến cuối năm 1957, diện tích khơng gian xanh cơng cộng
bình quân đầu người đã tăng lên đến 0,35 m2/người. Năm 1959,
xuất phát từ tình hình thực tế, chính quyền Thượng Hải đưa ra
“Ý kiến sơ bộ về quy hoạch tổng thể đô thị Thượng Hải”.
Thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966 – 1976), việc xây
dựng khơng gian xanh đơ thị hầu như bị đình trệ.
Đến năm 1978, diện tích khơng gian xanh đạt 761 héc-ta,
diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn đầu người tăng
lên đến 0,47 m2/người.
2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thƣợng
Hải từ năm 1978 đến nay:
Kể từ sau cải cách năm 1978, kinh tế Thượng Hải bắt đầu
phát triển mạnh. Các chỉ số GDP, GDP bình quân đầu người
liên tục tăng trưởng. GDP của Thượng Hải từ 27,28 tỷ nhân dân
tệ năm 1978 tăng lên đến 3013,39 tỷ nhân dân tệ năm 2017, tỷ
lệ tăng trưởng năm 2017 là 6,9%.
Về mặt dân số, kể từ sau cải cách năm 1978, dân số
Thượng Hải hầu như liên tục tăng lên. Năm 1978, tổng dân số
của Thượng Hải là 11,04 triệu người với mật độ dân số là 1.785
người/ km2. Đến năm 2016, dân số tăng lên đến 24,20 triệu

14


người, với mật độ dân số là 3.816 người/km2. Thượng Hải trở
thành một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới.
Đến năm 2016, dân số thành thị đã đạt 21,27 triệu người,
mức độ đơ thị hóa là 87,9%. Có thể thấy, Thượng Hải là một
trong những thành phố có mức độ đơ thị hóa cao nhất của Trung
Quốc. Hơn nữa, mức độ đơ thị hóa của Thượng Hải ln duy trì

ở mức cao.
2.3. Q trình phát triển chính sách quy hoạch, xây dựng
không gian xanh đô thị ở thành phố Thƣợng Hải từ năm
1978 đến nay:
2.3.1. Các quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị
của thành phố Thượng Hải:


Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị
thành phố Thượng Hải năm 1983:

Năm 1983, lập kế hoạch quy hoạch chun nghiệp hệ
thống khơng gian xanh đơ thị, đó là “Quy hoạch hệ thống kiến
trúc cảnh quan thành phố Thượng Hải”.
Phạm vi của quy hoạch chủ yếu tập trung ở trung tâm
thành phố Thượng Hải. Đề xuất xây dựng ba vành đai xanh
hình trịn và tuyến đường chính hướng tâm, nêm xanh, không
gian xanh công cộng, không gian xanh chun dụng. Tiếp đó,
đề xuất xây dựng hệ thống khơng gian xanh có sự kết hợp giữa
điểm, tuyến, mảng. Ngồi ra, bắt đầu đề xuất ý tưởng về xanh
hóa, xây dựng vườn cảnh ở vùng ngoại ô. Mục tiêu của quy
hoạch là đến năm 2000, diện tích che phủ xanh đạt 6.215 héc ta,
độ che phủ xanh đạt 20%, diện tích khơng gian xanh cơng cộng
sẽ đạt 1.934 héc ta, diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình

15


quân đầu người từ 0,46m2 tăng lên đến 3m2. Tuy nhiên, quy
hoạch năm 1983 vẫn còn khá đơn giản, việc phân loại khơng

gian xanh đơ thị cịn chưa đầy đủ, khuyết thiếu các việc như bảo
tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ cây cổ thụ, chính sách quy
hoạch xây dựng và các biện pháp thực hiện theo từng giai đoạn.


Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị
thành phố Thượng Hải năm 1994:

Năm 1993, Chính quyền Thượng Hải đã ban hành “Quy
hoạch hệ thống không gian xanh đô thị thành phố Thượng Hải
(1994-2010)”.
Phạm vi của quy hoạch là trung tâm thành phố và vùng
ngoại ơ. Về mặt hình thái, Kết hợp các loại bố cục không gian
xanh khác như dạng điểm, dạng tròn, dạng nêm, dạng dải, dạng
hướng tâm, dạng mạng lưới. Quy hoạch đề xuất xây dựng 3
vành đai, 10 tuyến, 5 nêm, 9. Mục tiêu của quy hoạch là đến
năm 2000, diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình quân đầu
người là 3 – 4 m2/người, tỷ lệ không gian xanh là 13 – 14%, độ
che phủ xanh là 20 – 25%, đến năm 2010, cơ bản phù hợp với
yêu cầu về thành phố vườn cấp quốc gia, diện tích khơng gian
xanh cơng cộng bình qn đầu người là 6 – 7 m2/người, tỷ lệ
không gian xanh là 18 – 20%, độ che phủ xanh là 30%.
“Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị thành phố
Thượng Hải (1994 – 2010)” là một bước đột phá quan trọng về
phương diện kết cấu, bố cục của hệ thống không gian xanh.


Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị
thành phố Thượng Hải năm 2002:


16


Năm 2001, “Quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị
thành phố Thượng Hải (2002 – 2020)” được hoàn thành. Phạm
vi quy hoạch bao gồm trung tâm thành phố và vùng ngoại ơ với
tổng diện tích là 6.340 km2. Hình thức bố cục có sự kết hợp
giữa dạng điểm, dạng trịn, dạng võng, hình nêm, hướng tâm,
dạng dải. Bên cạnh đó, trung tâm thành phố hầu hết xây dựng
cơng viên công cộng các cấp, khu vực ngoại ô chủ yếu xây
dựng đất rừng sinh thái có quy mơ lớn, liên kết thông qua các
không gian xanh ven sông, hồ, biển, đường phố, đảo, thành phố.
Quy hoạch này chủ yếu đề cập đến xây dựng vành đai xanh
hình trịn, nêm xanh, hành lang xanh phịng hộ, cơng viên cơng
cộng và đất rừng có quy mơ lớn. Mục tiêu của quy hoạch là đến
năm 2020, độ che phủ rừng của toàn thành phố là trên 30%, độ
che phủ xanh là trên 35%; trong khu vực đơ thị hóa, diện tích
khơng gian xanh cơng cộng bình qn đầu người là trên 10
m2/người, độ che phủ xanh là trên 35%.
Trong quy hoạch 2002, phân loại khơng gian xanh được
hồn thiện hơn. Bố cục tổng thể của hệ thống không gian xanh
kết hợp chặt chẽ hơn.
2.3.2. Kế hoạch xây dựng không gian xanh đô thị ở
Thượng Hải:
Năm 2006, chính quyền Thượng Hải đề xuất “Quy hoạch
5 năm lần thứ 11 về phát triển lâm nghiệp xanh hóa của thành
phố Thượng Hải (2006 – 2010)” với tư tưởng quy hoạch chủ
đạo là quan điểm phát triển khoa học và xây dựng một xã hội
hài hòa. Kế hoạch đề xuất “bốn thay đổi”.


17


Năm 2011, chính quyền Thượng Hải đề xuất “Quy hoạch
5 năm lần thứ 12 về phát triển xanh hóa của thành phố Thượng
Hải (2011 – 2015)”. Tư tưởng chỉ đạo quy hoạch trong kế
hoạch này là lý luận Đặng Tiểu Bình và thuyết “Ba đại diện”,
cùng với quan điểm phát triển khoa học và “trào lưu màu xanh
có hàm lượng các-bon thấp” của quốc tế. Kế hoạch đề xuất
chuyển từ “bốn thay đổi” sang thực hiện “bốn chú trọng”. Mục
tiêu của kế hoạch này là đến năm 2015, toàn thành phố sẽ xây
dựng mới 5.000 héc-ta không gian xanh, trong đó 2.500 héc-ta
là khơng gian xanh cơng cộng, độ che phủ xanh của đơ thị đạt
38,5%, diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn đầu
người đạt 13,5 m2/người.
Hiện nay, Thượng Hải đang thực hiện “Quy hoạch 5 năm
lần thứ 13 về diện mạo đơ thị và xanh hóa của thành phố
Thượng Hải (2016 – 2020)” được đề xuất vào năm 2016. Tư
tưởng chỉ đạo của kế hoạch này là bố cục tổng thể “năm trong
một” và bố cục chiến lược “bốn toàn diện”. Xây dựng thành
phố sinh thái với một mơi trường sinh thái “xanh, sạch, có trật
tự, thích hợp để ở” là mục tiêu của kế hoạch này.
Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2020, độ che phủ
rừng của thành phố đạt 18%, nếu dân số giống với giai đoạn
trước thì diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình quân đầu
người là từ 15 m2/người trở lên (nếu theo tính tốn dân số
thường trú hiện nay, thì đạt từ 8,5 m2/người trở lên).
TIỂU KẾT
Trước năm 1978, số lượng khơng gian xanh ở Thượng Hải
rất ít, các chỉ tiêu về không gian xanh cũng rất thấp. Mặc dù


18


Thượng Hải có một số kế hoạch quy hoạch khơng gian xanh,
nhưng chúng hầu như không được thực hiện.
Sau năm 1978, chính quyền thành phố đề xuất các chính
sách, kế hoạch quy hoạch không gian xanh với tư tưởng chỉ đạo,
mục tiêu xây dựng cụ thể cho từng giai đoạn. Chúng đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển không gian xanh ở Thượng Hải.
Chƣơng 3: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KHÔNG GIAN
XANH ĐÔ THỊ Ở THƢỢNG HẢI TỪ NĂM 1978 ĐẾN
NAY VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng xây dựng không gian xanh đô thị ở Thƣợng
Hải từ năm 1978 đến nay:
3.1.1. Giai đoạn 1978 – 1998:
Thượng Hải đã xây dựng rất nhiều khơng gian xanh. Ví
dụ, Vườn Bách Thảo Thượng Hải, Công viên rừng cấp Quốc
gia Cộng Thanh, Đại Quan Viên Thượng Hải.Đến cuối năm
1998, tổng diện tích không gian xanh trong khu vực thành thị
đạt 8.855 héc-ta, trong đó diện tích khơng gian xanh cơng cộng
là 3.117 héc-ta, diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn
đầu người đạt 2,96 m2/người, độ che phủ xanh là 19,1%.
3.1.2. Giai đoạn 1998 – 2005:
Thượng Hải tích cực thúc đẩy xây dựng “khơng gian
xanh với bán kính phục vụ là 500 m”. Năm 2003, Thượng Hải
trở thành “thành phố vườn cấp quốc gia”.Đến cuối năm 2005,
tổng diện tích khơng gian xanh trong khu vực thành thị Thượng
Hải đã đạt đến 28.865 héc-ta, trong đó diện tích khơng gian
xanh cơng cộng là 12.038 héc-ta, bình quân đầu người đạt 11,01

m2/người, độ che phủ xanh là 37%, độ che phủ rừng là 11,6% .

19


3.1.3. Giai đoạn 2006 – nay:
Từ năm 2006 trở đi, việc xây dựng, quản lý không gian
xanh ở Thượng Hải đã bước vào giai đoạn phát triển mới. “Hội
chợ triển lãm thế giới Thượng Hải” với chủ đề “đô thị, làm cho
đời sống ngày một tốt đẹp hơn” được tổ chức ở hai bên bờ sơng
Hồng Phố vào năm 2010. Đến năm 2016, tổng diện tích khơng
gian xanh của tồn thành phố là 131.681 héc-ta, trong đó diện
tích khơng gian xanh cơng cộng là 18.957 héc-ta, bình qn đầu
người là 7,8 m2/người, độ che phủ xanh là 38,8%.
3.2. Đánh giá việc xây dựng không gian xanh đô thị ở
Thƣợng Hải:
3.2.1. Những thành tựu:
Thượng Hải đạt được nhiều thành tựu lớn trong xây dựng
không gian xanh.
Xây dựng không gian xanh đô thị mang lại lợi ích kinh tế,
đặc biệt là ảnh hưởng đến giá cả bất động sản của Thượng Hải.
Trong một nghiên cứu vào năm 2012, Thượng Hải xếp
thứ tư với 63,9 điểm (tổng điểm 100). Thượng Hải cũng xếp thứ
tư về mức độ hài lịng đối với xanh hóa và công viên với 27,68
điểm (tổng điểm 40).
Các chỉ tiêu về không gian xanh của Thượng Hải luôn
luôn tăng trưởng. Những chỉ tiêu này đều vượt qua những tiêu
chuẩn cơ bản về thành phố vườn cấp quốc gia. Thượng Hải từ
một thành phố “thiếu thốn màu xanh” trở thành “thành phố
vườn cấp quốc gia”.

Xây dựng không gian xanh đô thị cịn góp phần giảm bớt
ơ nhiễm khơng khí, cải thiện chất lượng khơng khí xung quanh,

20


giảm nồng độ SO2, NO2 trung bình hàng năm trong trung tâm
thành phố, giảm tần suất mưa a-xít, giảm ơ nhiễm tiếng ồn ở
Thượng Hải.
Khơng gian xanh đơ thị cịn nâng cao chất lượng sinh
hoạt, thỏa mãn nhu cầu của người dân Thượng Hải.
Hơn nữa, không gian xanh đô thị cịn làm đẹp cho thành
phố, từ đó nâng cao hình ảnh, địa vị của Thượng Hải trong mắt
bạn bè trong và ngồi nước.
3.2.2. Những hạn chế:
Chỉ tiêu diện tích khơng gian xanh cơng cộng bình qn
đầu người giảm đi và thấp hơn so với các thành phố lớn khác,
chỉ tiêu này hiện nay chưa đạt tới tiêu chuẩn về thành phố vườn
cấp quốc gia. Hơn nữa, không gian xanh công cộng của Thượng
Hải cịn phân bố khơng đồng đều.
3.3. Một số biện pháp, kinh nghiệm xây dựng không gian
xanh ở thành phố Thƣợng Hải:


Khoa học kỹ thuật và yếu tố văn hóa trong xây
dựng khơng gian xanh:

Chính quyền thành phố đã mời rất nhiều chuyên gia trong
và ngoài Trung Quốc, sử dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ
thuật, bao gồm đo vẽ bản đồ, viễn thám bằng máy bay, hệ thống

thông tin địa lý (GIS) để tiến hành nghiên cứu tình hình thành
phố Thượng Hải.
Cơ quan kiến trúc cảnh quan Thượng Hải còn đề xuất,
phải chú trọng đến nội hàm văn hóa của cảnh quan khơng gian
xanh, khiến người dân cảm thấy cảnh đẹp ý vui.

21




Sự tham gia của Chính quyền và người dân thành
phố trong xây dựng không gian xanh

Sự phát triển không gian xanh của Thượng Hải không thể
thiếu được sự lãnh đạo của chính quyền thành phố Thượng Hải.
Thị trưởng các thời kỳ của Thượng Hải luôn đi đầu trong việc
trồng cây, xây dựng không gian xanh, kêu gọi nhân dân tham
gia xây dựng khơng gian xanh. Khơng chỉ có lãnh đạo cấp
thành phố mà lãnh đạo cấp quận cũng tham gia xây dựng khơng
gian xanh. Ngồi sự lãnh đạo của chính quyền thành phố, nhân
dân Thượng Hải cũng tích cực tham gia trồng cây, xây dựng
khơng gian xanh.


Yếu tố tài chính:

Phương châm đầu tư cho xanh hóa đơ thị của Thượng
Hải là “chính quyền dẫn đường, trù bị vốn bằng nhiều con
đường, đầu tư đa dạng”.

3.4. Một số liên hệ với Việt Nam:
3.4.1. Khái quát về xây dựng không gian xanh đô thị ở
Việt Nam:
Hiện nay, hệ thống không gian xanh đơ thị cịn chưa
được quan tâm đầu tư thích đáng; tỷ lệ đất cây xanh, công viên
đạt rất thấp so với tiêu chuẩn quy định; diện tích, mặt nước
(sơng, hồ) bị giảm xuống đáng kể. Cây xanh ở đô thị nước ta
chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh
thái.
3.4.2. Một số kiến nghị, gợi mở cho Việt Nam:
Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống pháp luật hồn
thiện về quy hoạch, xây dựng khơng gian xanh.

22


Thứ hai, đưa xây dựng không gian xanh đô thị vào kế
hoạch quy hoạch đô thị tổng thể của từng thành phố, và không
gian xanh cần phản ánh đặc sắc của từng thành phố.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của
người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường đô thị.
Thứ tư, tăng cường đầu tư vào xây dựng không gian xanh,
trù bị vốn bằng nhiều con đường, xây dựng kế hoạch xanh hóa
lâu dài, đảm bảo mức độ xanh hóa đơ thị và chất lượng xây
dựng không gian xanh.
Thứ năm, làm tốt công tác bảo vệ và quản lý, xây dựng
cảnh quan tiết kiệm.
Thứ sáu, lập kế hoạch quy hoạch, đảm bảo sự phát triển
toàn diện trong xây dựng không gian xanh.
TIỂU KẾT

Thượng Hải là một trong những thành phố lớn nhất và đông
dân nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước năm 1978, các chỉ
tiêu không gian xanh của Thượng Hải rất thấp. Sau năm 1978,
việc xây dựng không gian xanh ở Thượng Hải đã phát triển
vượt bậc và đạt được những thành tựu lớn. Từ một “thành phố
thiếu thốn màu xanh”, Thượng Hải đã trở thành “thành phố
vườn cấp quốc gia”.
KẾT LUẬN
Không gian xanh đô thị là một nội dung quan trọng trong
quy hoạch đô thị. Luận văn đã làm rõ được khái niệm, vai trị
của khơng gian xanh đơ thị. Đó là, khơng gian xanh chỉ khu đất
được xanh hóa, nằm trong phạm vi khu vực thành phố và ngoại
ơ, có chức năng cung cấp nơi vui chơi giải trí cho người dân,

23


×