Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan điểm, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước và thực hiện ở tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.61 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN TIẾN

QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC VÀ THỰC HIỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN TIẾN

QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC VÀ THỰC HIỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ

Hà Nội - 2012


2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CNXH

Chủ Nghĩa Xã Hội.

HĐND

Hội đồng nhân dân.

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc.

TU

Tỉnh ủy.

UBND

Ủy ban nhân dân.

4



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM , CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 9
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 9
1.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo ........................................................ 9
1.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo. ....................................................... 15
1.1.3. Những thành tựu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đương đại. .... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................. 22
1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam ......................... 22
1.2.2. Những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử. . 27
1.2.3.Tơn giáo trong bối cảnh tồn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay. .................. 31
1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo từ Nghị quyết
24- NQ/TW đến nay (1990 đến nay). .................................................................. 36
1.3.1. Đổi mới vấn đề tôn giáo là tất yếu khách quan. ..................................... 36
1.3.2. Những nội dung quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước giai đoạn hiện nay .......................................................................... 39
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM , CHÍNH SÁCH TƠN
GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ. ................................................................................. 54
2.1.Khái qt đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Phú Thọ. . 54
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 54
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ......................................................... 55
2.2. Đặc điểm, tình hình tơn giáo ở tỉnh Phú Thọ. ............................................. 59
2.2.1. Đặc điểm tôn giáo ................................................................................. 59
2.2.2.Tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh ....................................................... 61
2.3. Q trình thực hiện chính sách tơn giáo ở tỉnh Phú Thọ............................ 68
2.3.1. Chủ trương của tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện chính sách tơn giáo. .... 68
2.3.2. Q trình triển khai và thực hiện chính sách tơn giáo ở tỉnh Phú Thọ .... 71


1


2.4. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách tơn giáo ở tỉnh Phú Thọ. ................................................................... 76
2.4.1. Một số vấn đề đặt ra về việc thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo ở
tỉnh Phú Thọ. .................................................................................................. 76
2.4.2. Những giải Pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quan điểm, chính
sách tơn giáo tại tỉnh Phú Thọ. ....................................................................... 81
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Những thập kỷ ći thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI , tình hình tơn
giáo trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học và thực tiễn . Hiện nay tôn giáo đang trở
thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm , chú ý của nhiều nhà khoa họ c
và những nhà hoạt động thực tiễn . Tôn giáo không chỉ là vấn đề tinh thần , tâm linh
mà còn có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Chính trị,
đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục t ập quán, an ninh q́c phòng , vì thế đòi hòi
nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đa tí n ngưỡng , đa tôn giáo , đa dân tợc bên cạnh
các tơn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đơng đảo còn có các sinh hoạt tín
ngưỡng dân gian truyền thống. Tơn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân , các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển
mạnh mẽ, số người theo tí n ngưỡng , tôn giáo ngày càng tăng. Bên cạnh xu hướng

đồng hành cùng dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật, còn xuất
hiện các hoạt động tơn giáo khơng bình thường, một số chức sắc tơn giáo hoạt động
chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Lợi dụng việc đòi lại
đất đai, cơ sở thờ tự để có những hoạt động chống đối chính quyền, gây khiếu kiện
rất phức tạp.
Trước những diễn biến phức tạp của tín ngưỡng , tơn giáo hiện nay đòi hỏi
Đảng và Nhà nước phải tăng cường công tác tôn giáo , trong đó xây dựng và hoàn
thiện chí nh sách tôn giáo l à nội dung cơ bản . Qua quá trình nghiên cứu nội dung
quan điểm, chính sách tơn giáo và quá trì nh thực hiện tại các đị a phương ; Những
kết quả đã đạt được cũng như

những hạn chế nhằm tì m ra phương hướng và

giải

pháp để thực hiện hiệ u quả chính sách tôn giáo ở địa phương , đồng thời cũng làm
cơ sở cho việc hoạch đị nh chí nh sách tôn

giáo của Đảng và Nhà nước trong thời

gian tới.

3


Ở Tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác tôn giáo đã được Tỉnh ủy

, UBND,

MTTQ và cá c tổ chức chí nh trị xã hội quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đạt được

những thành tựu nhất đị nh. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện chính sách tơn giáo
khơng thể tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục chẳng hạn như : Quản lý
Nhà nước đối với tôn giáo , cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp cơ sở vừa thiếu ,
vừa thừa, vừa yếu về chuyên môn , sự phối hợp của các cấp, các ngành còn thiếu tập
trung chưa đồng bộ , các tổ chức đồn thể ở các cấ p hoạt đợng kém hiệu quả , công
tác xây dựng lực lượng cốt cán , đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo còn
chưa được quan tâm đúng mức , việc tuyên truyền chí nh sách tôn giáo chưa thực sự
hiệu quả .Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo trong tỉnh còn kéo dài,
(có những vụ kéo dài từ năm năm 2010 cho đến nay): Vụ tòa Giám mục Hưng Hóa
xin lại đất của khu Trường Tiểu chủng viện Hà Thạch cũ thuộc xã Hà Thạch ở thị
xã Phú Thọ, khu đất nhà thờ nội thị thuộc phường P hong Châu thị xã Phú Thọ , khu
đất của họ giáo Đoàn kết thuộc phường Bạch Hạc thành phố Việt Trì chưa được giải
quyết dứt điểm . Khiếu nại có liên quan đến chức sắc , nội bộ tổ chức phật giáo tại
chùa Thiên Phúc xã Phú Hộ thuộ c thị xã Phú Thọ , ban quản lý di tích chùa Bồng
Lai với sư trụ trì về chi tiêu tài chính ở xã Hà Thạch thị xã Phú Thọ . Ngồi ra còn
có một số hiện tượng tôn giáo mới như : Đoàn 18 Phú Thọ, Long hoa dị lặc , Cửu
trùng thiên, Ngọc phật Hồ Chí Minh, Hồng Thiên Long. Đó là những ́u tớ để các
thế lực lợi dụng gây ra những bất ổn trong xã hội , chống phá cách mạng, xâm phạm
an ninh q́c gia, lãnh thổ.
Bên cạnh đó nhận thức về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước của
một số cán bộ Đảng viên còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai và thực hiện chính
sách kém hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các cấp các ngành, việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, đặc biệt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức.
Trước thực tế đã và đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng cường công tác
tôn giáo ở tỉ nh Phú Thọ để thực hiện tốt chí nh sách tôn giá o của Đảng và Nhà nước.
Nhằm nhì n nhận lạ i quá trì nh thực hiện chí nh sách tôn giáo của tỉ nh trong giai đoạn

4



hiện nay, đề xuất những giải pháp để thực hiện chí nh sách tôn giáo của tỉ nh đạt hiệu
quả hơn.
Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan điểm , chính sách tôn giá o của Đả ng và
Nhà nước và việc thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành tôn giáo học. Hy vọng rằng với đề tài này, sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về lý
luận và thực tiễn trong quá trình triển khai, thực hiện các quan điểm, chính sách tơn
giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩ nh vực của đời sống xã hội , với
những diễn biến phức tạp , do đó việc nghiên cứu ngày cà ng được nhiều nhà lý luận,
chính trị quan tâm nhiều hơn . Từ khi có nghị quyết 24/NQ-TW năm 1990 đến nay,
việc đi vào nghiên cứu lý luận đã có nhiều thành tựu là cơ sở cho việc hoạch định
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các cơng trình như: PGS.TS Ngũn Đức Lữ “ Q trình hồn thiện chủ
trương chí nh sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong 60 năm qua (19452005)” Tạp chí công tác tôn giáo số 02 tháng 10 năm 2005, “ Quan điểm của Đảng
về tôn giáo qua các thời kỳ đại hội” Tạp chí Cộng sản Đảng số 07 năm 2006, “Quan
điểm và chí nh sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đởi mớ i”, Tạp
chí lý luận Chí nh trị số 12 năm 2009, “ Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong
văn kiện đại hội X của Đảng ” Tạp chí công tác tơn giáo sớ 09 năm 2006, “Lộ trình
đổi mới nhận thức về tôn giáo của Đảng từ sau Nghị quyết 24 /NQ-TW cho đến
nay”, tạp chí lý luận chính trị số 10 năm 2010, “Về quyền tự do tí n ngưỡng, tơn giáo
ở Việt Nam”, Tạp chí cơng tác tơn giáo số 04 năm 2010, “Pháp lệnh tín ngưỡng tôn
giáo là cơ sở quan trọng cho việc quản lý Nhà nước về tơn giáo”, Tạp chí Cơng tác
tơn giáo số 6 năm 2010. Các cơng trình nghiên cứu trên đã phân tích những quan
điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
GS. TS Đỗ Quang Hưng (2008)“Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam
lý luận và thực tiễn” (tái bản lần 2), NXB Lý luận Chính trị. Qua đó nghiên cứu về
sự phát triển quan điểm và đường lối tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhận


5


thức đến thực tiễn, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa,
phân tích những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các tôn giáo, cùng với cơ
sở lý luận khoa học để tiến tới hồn thiện luật pháp tơn giáo.
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (2012)“Quan điểm Đường lối của Đảng về
tôn giáo và Những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” NXB Chính trị Quốc gia:
nghiên cứu quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo đồng thời tổng kết kinh
nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam qua trường hợp “Vấn đề của Công
giáo”.
PGS.TS Tô Huy Rứa - GS.TS Hồng Chí Bảo - GS.TS Ngũn Khắc ViệtGS.TS Lê Ngọc Tòng đờng chủ biên “ Nhìn lại q trình đổi mới tư duy lý luận của
Đảng 1986- 2005” Tập 2, (tr 282-304).
Đề tài “ Quá Trình thực hiện chính sách dân tộc , tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây bắc , Tây ngun, Tây nam bợ” của Học viện
Chính trị quố c gia Hồ Chí Minh , năm 2002, Đề tài đề nghiên cứu q trình thực
hiện chính sách tơn dân tộc, tôn giáo ở Tây bắc, Tây nguyên và Tây nam bộ.
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ bảy khóa IX “Về cơng tác dân tợc, cơng tác
tơn giáo”. Ngồi ra còn có một số luận văn thạc sĩ : Vương Quốc Tuấn (2006) “Vấn
đề thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa ”, Hồng Ngọc Phương (2012)
“Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại thành phố Hồ Chí
Minh 1990 – 2005″.
Ở tỉnh Phú Thọ vấn đề thực hiện chính sách tơn giáo đư ợc thể hiện trong các
Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉ nh, các tổ chức
chính trị xã hội.Thơng qua việc thể chế hóa quan điểm chính sách tơn giáo của
Đảng và Nhà nước tại tỉnh Phú thọ đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh về lý luận, thực
tiễn khi triển khai, thực hiện chính sách tơn giáo.
Những cơng trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề: nghiên cứu lý luận, quan
điểm chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nước trong những giai đoạn khác
nhau, thực tiễn công tác tôn giáo tại tỉnh Phú Thọ tuy nhiên chưa nghiên cứu một

cách tồn diện có hệ thống về quan điểm

, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà

6


nước cùng với quá trì nh thực hiện chí nh sách tơn giáo đó tại tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay. Đề tài đã kế thừ a những thành qủa của những công trì nh trên nhằm
làm rõ việc cụ thể hóa quan điểm chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước tại tỉnh
Phú thọ, gắn với quá trì nh , thực hiện chí nh sách tôn giáo ở tỉ nh Phú Thọ , từ đó đề
xuất những giải phá p để thực hiện ch ính sách của Đảng và Nhà n ước đối với tôn
giáo ở Phú Thọ đạt kết quả tốt hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
* Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm , chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam và việc thực hiện quan điểm , chính sách trên đị a bàn tỉ nh, luận văn
đưa ra cá c giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chí nh sách tôn giáo c ủa
Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉ nh hiện nay.
* Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu quan điểm , chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay.
- Nghiên cứu tì nh hì nh tôn giáo và khảo sát việc thực hiện quan điểm , chính
sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất những giải pháp , nhằm tăng cường hiệu quả việc thực hiện quan
điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước và việc thực hiện ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay.

* Phạm vị nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên đị a bàn tỉ nh Phú Thọ
Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn từ Nghị Quyết 24NQ-TW của Bộ Chinh trị đến nay (1990 đến nay).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
* Cơ sở lý luận và thực tiễn

7


- Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩ a Mác

– Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.
- Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn của việc thực hiện chính sách tơn giáo
của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Phú Thọ.
* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp
lôgic – lịch sử, phương pháp phân tí ch - tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học ,
nhằm đạt được mục đí ch và hoàn thành nhiệm vụ của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu đặc điểm , tình hình tơn giáo và thực trạng của việc thực hiện
chính sách tơn giáo tại tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chí nh sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo để bổ sung, hồn thiện chính
sách tơn giáo và vận dụng vào thực tiễn công tác tôn giáo ở Phú Thọ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu , phần kết luận , danh mục tài liệu tham khả o và phụ lục ,
luận văn chia làm 2 chương, 6 tiết.


8


CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo.
+ Bản chất của tôn giáo.
Thuật ngữ tôn giáo (religion trong tiếng Anh), bắt nguồn từ tiếng La tinh là
religio có nghĩa là sự tồn tại một quyền lực bên ngoài mà con người phải tuân theo;
cảm giác mộ Đạo và tuân theo quyền lực đó. Theo tiếng Hy Lạp thì tơn giáo là
legere - ràng buộc hay mối liên hệ giữa con người và thần linh.Thuật ngữ religion
lần đầu tiên được Thiên chúa giáo sử dụng ngoài ý nghĩa như trên còn có nghĩa là ý
thức về một cộng đồng được tổ chức. Các tơn giáo cụ thể có khoảng trên dưới 5
nghìn tơn giáo đã và đang tồn tại trong lịch sử, hiện nay có khoảng 250 định nghĩa
về tơn giáo. Theo thời gian thuật ngữ ngày càng được mở rộng về nội hàm và mức
độ phổ biến, tùy từng tôn giáo, cách tiếp cận và ở từng nước mà nó được hiểu theo
những nghĩa khác nhau.
Trong Từ điển tiếng việt: “Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội hình thành
nhờ vào lòng tin và sùng bái thượng đế, thần linh” [46, tr. 239], tín ngưỡng là
“Niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi giới tự
nhiên. Còn tơn giáo được hiểu là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ
chức có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi” [58, tr. 8].Trong tác phẩm Góp phần
phê phán triết học pháp quyền của Hêghen phần Lời nói đầu C.Mác viết: “Sự nghèo
nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản khác
chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp
bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của
những trật tự khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [7, tr. 570].
Qua sự phản ánh của tôn giáo, những lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội trở

thành sức mạnh siêu nhiên có quyền uy tối thượng, có khả năng chi phối đến mọi
hoạt động của đời sống con người, con người sinh ra tôn giáo, chứ không phải tôn
giáo sáng tạo ra con người. Như vậy, việc phê phán tơn giáo cũng chính là phê phán

9


hiện thực là Nhà nước, là xã hội và đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực trong tơn
giáo cũng chính là thay đổi hiện thực xã hội và tự nhiên.
Trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tơn giáo đưa ra định nghĩa:“ Cộng đồng
người cùng chung một tín ngưỡng, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và tổ chức
ổn định” [50, tr.1]. Như vậy khi nói đến tơn giáo hiện nay ở nước ta vẫn hiểu theo
những dấu hiệu: Tơn giáo là cộng đồng người có chung niềm tin vào thế lực siêu
nhiên huyền bí, có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi, có tổ chức.
Những quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể
ở Việt Nam. Qua đó đã phát huy được vai trò của đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo
góp phần củng cố khối đại đồn kết dân tộc trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hiện nay việc nghiên cứu về bản chất tơn giáo mang tính đa chiều: Chẳng hạn
cách tiếp cận thế tục hay cách tiếp cận bên trong, đã tìm ra những kiến giải mới về
tôn giáo“ Sẽ là một sai lầm nếu phủ định hoặc xem nhẹ mặt tích cực của tơn giáo
trong việc xây dựng một đạo đức xã hội tương xứng với một xã hội văn minh và
phát triển” [6, tr. 45].
+ Tính chất tôn giáo.
- Tính lịch sử.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc thượng
tầng vì thế nó có tính lịch sử, Là sản phẩm do con người sáng tạo ra và tồn tại rất
lâu dài. Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau tơn giáo sẽ có những biến đổi để phù
hợp với kết cầu chính trị và xã hội của thời đại đó vì thế khi xã hội phát triển đến
một mức độ nhất định, khi mà những nguồn gốc của tôn giáo bị loại bỏ, khoa học

giúp cho con người nhận thức được các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tơn giáo sẽ
dần mất đi vị trí và vai trò của nó. C.Mác nói tơn giáo mất đi “Khi nào con người
không chỉ mưu sự, mà còn làm cho thành sự nữa thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ
cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh và tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với
bản thân sự phản ánh có tính chất tơn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ khơng còn gì
để phản ánh nữa” [10, tr. 439]. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ

10


mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậm chí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự
tồn tại của nó khơng còn nữa. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã đưa
ra khái niệm về tôn giáo “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế
đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [10, tr. 644].
Như vậy tôn giáo sẽ mất đi khi " Không còn gì để phản ánh nữa, như Ph.
Ăngghen đã chỉ ra, thì khi ấy tơn giáo sẽ mất đi. Trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người
với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của
cơ chế thị trường như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi
trường sinh thái bị hủy hoại… Vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại và
phát triển trên những phạm vi nhất định. Do đó, tơn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thể
đốn định được "tuổi thọ” của tơn giáo, song chắc chắn rằng tôn giáo vẫn là một
thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội” [60, tr. 8] tuy nhiên đây sẽ là quá trình lâu
dài của xã hội loài người, mặt khác một số các yếu tố của tơn giáo có thể còn tồn tại
dưới góc độ khác.
- Tính quần chúng.
Tính quần chúng thể hiện đơng đảo số lượng tín đồ và tầm ảnh hưởng của
một tơn giáo mà còn thể hiện là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận

quần chúng nhân dân lao động, mọi tôn giáo đều hướng thiện với khát vọng về một
xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc. Tất cả điều đó cùng với niềm tin là cơ sở
để tập hợp tín đồ, tơn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận
không nhỏ quần chúng nhân dân lao động “ Tôn giáo do con người tạo ra, bản thân
những người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tơn giáo và họ hiểu được
những nhu cầu cần có tơn giáo quần chúng” [9, tr. 438].
- Tính chính trị.
Lịch sử nhân loại trong quá khứ cũng như hiện tại dù là quốc gia có thể chế
chính trị như thế nào cũng sử dụng tôn giáo như một công cụ quan trọng không thể

11


thiếu để thống trị. Tính chính trị của tơn giáo chỉ thể hiện trong xã hội có giai cấp,
có sự khác biệt về lợi ích, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tơn giáo để phục vụ lợi
ích của mình.Trong nội bộ các tơn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, các hệ phái,
nhiều khi cũng mang tính chính trị nó thể hiện lợi ích giai cấp.
Hoạt động tơn giáo dù có mang tính chất độc lập thì nó cũng khơng thể
khơng đụng đến các vấn đề chính trị- xã hội vì những hoạt động này thu hút một bộ
phận rất lớn nhân dân là tín đồ và những người theo chủ nghĩa vơ thần. Do đó, bản
thân hoạt động tơn giáo đã mang trong nó mầm mống của chính trị, đó là chưa kể
đến tơn giáo bị lợi dụng, mặt khác với quyền lực của mình, Nhà nước có thể cấm
hoặc cho phép một tơn giáo nào đó được tồn tại và hoạt động trong một phạm vi
lãnh thổ mà nó quản lý, hoặc cấm một số hoạt động tơn giáo nhất định càng làm cho
tơn giáo có tính chính trị cả trong lịch sử và giai đoạn hiện nay.
+ Phương pháp giải quyết tơn giáo.
Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị, phức tạp. Vì vậy,
giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần hết sức thận trọng và tỉ mỉ với
những nguyên tắc nhất định đồng thời cũng phải mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chính sách của Đảng

và Nhà nước, chống những biểu hiện buông lỏng quản lý tôn giáo, hoặc mất cảnh
giác với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị, trật tự - an
tồn xã hội với phương pháp: Phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền,
phê phán thần học biến thành phê phán chính trị.
Thứ nhất: Cần khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong
đời sống xã hội phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Khi tơn giáo là một hình thái xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng do đó
nó phản ánh tồn tại xã hơi, thể hiện những ước muốn trong hiện thực mà họ khơng
có được. Đồng thời, cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, bè phái
cục bộ vì sự khác nhau về tín ngưỡng tơn giáo. Cần phải phát huy tiềm năng của tín
đồ vì mục tiêu chung: Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

12


Thứ hai: Tôn trọng và bảo đảm quền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng
của nhân dân “ Mỗi người phải được thỏa mãn những yêu cầu của mình về tôn giáo
và thể xác mà cảnh sát không được chõ mũi vào” [9, tr. 51].
Mọi cơng dân có quyền lựa chọn theo hoặc khơng theo tín ngưỡng tơn giáo,
đồng thời mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền và lợi ích như
nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của các tơn giáo đặc biệt là những giá trị
đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước, nghiêm cấm mọi hành vi xâm
phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân “ Không thể nào thủ tiêu được một
tôn giáo như Thiên Chúa giáo chỉ bằng cách chế giễu và sỉ vả. Nó cũng phải được
đánh bại về mặt khoa học, tức là được làm rõ về mặt lịch sử; nhiệm vụ đó ngay cả
khi khoa học tự nhiên cũng khơng thể đảm đương nổi” [8, tr. 806].
Như vậy tôn giáo khơng biến mất khi khơng có những điều kiện nhất định và
trong giai đoạn hiện nay điều đó là khơng thể làm được, do đó việc tơn trọng và
đảm bảo tự do tín ngưỡng là phù hợp với thực tiễn hiện nay, Lênin đã khẳng định: “
Mỗi người đều phải được hồn tồn tự do khơng những muốn theo tơn giáo thì theo

mà còn phải có quyền truyền bá bất kỳ tôn giáo nào hoặc thay đổi tôn giáo” [51, tr.
212-213]. Các tôn giáo được Nhà nước thừa nhận và đều bình đẳng trước pháp luật,
tổ chức tơn giáo có trách nhiệm động viên tín đồ của mình thực hiện bổn phận công
dân, phấn đấu sống “ Tốt đời đẹp đạo”. Hiện nay, vẫn còn những lực lượng chính trị
lợi dụng tơn giáo với mục đích can thiệp vào nội bộ các quốc gia, vì thế cần phải
chống lại những âm mưu lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo tự do để thực hiện các mục
tiêu ngồi tơn giáo của mình.
Thứ ba: Cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tơn giáo.
Bởi vì ở những thời điểm lịch sử khác nhau, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống khác nhau. Do đó quan điểm thái độ của các tổ chức, tín đồ, chức sắc
về các lĩnh vực của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Có những tơn giáo khi mới
ra đời như một phong trào bảo vệ lợi ích của người nghèo, người bị áp bức. Nhưng
rồi, tôn giáo ấy lại bị biến thành công cụ của giai cấp thống trị, có những tín đồ,
chức sắc suốt đời hành động theo xu hướng đồng hành cùng dân tộc nhưng cũng có

13


người hợp tác với các thế lực phản động đi ngược lại với lợi ích quốc gia. Điều này
khiến cho Đảng và Nhà nước ln có thái độ, cách ứng xử phù hợp với từng trường
hợp cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Như Lên nin đã nhắc nhở: “ Người Mácxít
phải biết chú ý đến tồn bộ tình hình cụ thể” [53, tr. 518].
Thứ tư: Cần phân biệt hai mặt nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng tơn giáo.
Trong xã hội có giai cấp yếu tố chính trị ln chi phối và ảnh hưởng đến mọi
tôn giáo. Tôn giáo luôn tồn tại hai mặt: Nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo chân chính
của tín đồ, và một bộ phận lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo vì mục đích ngồi tơn giáo.
Sự phân biệt này trong thực tế là hết sức phức tạp và rất cần thiết “ Giáo hội và Nhà
nước hoàn toàn tách khỏi nhau; đó là điều mà giai cấp vơ sản xã hội chủ nghĩa đòi
Nhà nước và Giáo hội hiện đại phải thực hiện được” [52, tr. 71]. Nhu cầu tín

ngưỡng, tơn giáo là cần thiết và phải được đảm bảo, đồng thời xuất phát từ lợi ích
giai cấp, dân tộc và an ninh quốc gia cần phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ yếu tố
chính trị phản động trong tơn giáo. Ngày nay, các thế lực thù đich, phản động đang
lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “ Diễn biến hòa bình”, điều này nhắc nhở
Đảng và Nhà nước cần nêu cao tinh thần cảnh giác giải quyết kịp thời, cương quyết
đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo.
Thứ năm: Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người khơng
theo tơn giáo, đồn kết các tơn giáo và giữa những người cùng một tôn giáo.
Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tơn giáo“ Chúng ta không
những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong Đảng dân chủ- xã
hội tất cả những công nhân nào còn tin ở Thượng Đế; chúng ta nhất định phản đối
bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đến tín ngưỡng tơn giáo của họ, nhưng chúng ta
thu hút họ để giáo dục họ theo tinh thần cương lĩnh của chúng ta, chứ khơng phải để
họ tích cực chống lại cương lĩnh ấy” [53, tr. 520]. Qua q trình cùng nhau đồn kết
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao đời sống vật chất và trình độ kiến thức của
người dân trong đó có việc giáo dục thế giới quan duy vật, động viên đồng bào có
đạo đóng góp sức lực và trí tuệ, góp phần giành thắng lợi cho cơng cuộc công

14


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh.
Những phương pháp giải quyết tơn giáo mang tính ngun tắc của Chủ nghĩa
Mác – Lênin đã được Đảng và Nhà nước ta áp dụng đã mang lại những hiệu quả
trong công tác tôn giáo, đồng thời cũng làm cho tín ngưỡng, tơn giáo có những ảnh
hưởng tích cực đối với đời sống xã hội.
1.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã truyền bá, vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Người đã đề cập đến

những vấn đề cơ bản của cách mạng trong đó có tư tưởng về tơn giáo.
+ Tư tưởng về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Đây là tư tưởng quan trọng và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo, thể hiện nhất quán trong cả hoạt động lý luận và thực tiễn của Người và
trở thành nền tảng trong chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến
nay. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ngày 3-9-1945, trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó Người đề nghị Chính phủ tun bố “Tín ngưỡng
tự do và Lương Giáo đoàn kết”[29, tr. 9]. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của nhân dân được thực thi, Hồ Chí Minh cho rằng, về nguyên tắc hoạt động
của các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Với tinh
thần đó, Người chỉ đạo Chính phủ xây dựng các chủ trương, giải pháp tổ chức thực
hiện có hiệu quả các quyền đó đồng thời Người đã trực tiếp ký, ban hành nhiều văn
bản pháp luật quy định cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người
dân. Hiến pháp đầu tiên (thông qua ngày 2-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, ghi rõ “ Mọi cơng dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”.
Đến Sắc lệnh số 234/SL ngày 14-6-1955, gồm 5 chương và 16 điều quy định
chi tiết về Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
Người cũng rất chú trọng đến tín ngưỡng truyền thống nhất là tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, Người cho rằng: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã

15


hội.” [ 27, tr. 479]. Người quan niệm Đạo tổ tiên theo nghĩa rộng khi viết: “Những
người già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởng
niệm” [27, tr. 479 ] và luôn nhắc nhở hậu thế ghi lòng, tạc dạ công ơn của các bậc
tiền bối. Người cho rằng tổ tiên được tôn kính thì anh em mới dễ thuận hòa. Từ đó
Người ln tìm cách khơi dậy trong mỗi người dân niềm tự hào về con Rồng cháu
Lạc, về nghĩa “đồng bào” và khun mọi người dân dù có tơn giáo, tín ngưỡng, dân

tộc, thế hệ... khác nhau cũng đều phải có trách nhiệm với ơng cha để gìn giữ những
gì mà tổ tiên để lại: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”.
Người đã nhìn thấy ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng vừa là
đạo lý làm người, đồng thời cũng là nét đẹp văn hóa của dân tộc những tư tưởng đó
được thể hiện trong Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX
đã tiếp thu những tư tưởng của Người: “Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực
của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn vinh những người có cơng với Tổ quốc và
nhân dân” [20, tr. 49]. Quan điểm đó càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết trước xu
thế tồn cầu hóa hiện nay khi mà hiện tượng xâm lăng văn hóa phổ biến thì các giá
trị truyền thống lại là yếu tố quan trong giúp chúng ta có thể giữ gìn bản sắc truyền
thống của mình. Bên cạnh tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo Người còn đề
cập đến vấn đề chống lợi dụng tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan.
+ Tư tưởng về đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc.
Đồn kết theo quan điểm của người là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp, không
phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo, đây là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh,
chính vì vậy đã tập hợp được tồn dân, trong đó có nhiều chức sắc, tín đồ của các
tơn giáo tham gia kháng chiến và kiến quốc. Người nói rõ: “ Cái căn gốc, cái bất
biến cho chiến lược đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc mà một bộ phận là đồn kết tơn
giáo, đó là chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” [27, tr. 466]. Từ đó
Người đã cố gắng tạo ra cơ sở lý thuyết cho sự đồn kết ấy đó là khai thác những
giá trị trong các học thuyết tôn giáo, tôn trọng và tranh thủ những vị chức sắc các
tôn giáo phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích tồn dân lên trên hết. Trong bức thư gửi

16


đồng bào Phật giáo, nhân ngày lễ Phật rằm tháng bảy vào năm 1947, Người viết: “
Tơi kính cẩn cầu nguyện Đức Phật bảo hộ Tổ quốc và đồng bào ta…Nước có độc
lập, thì đaọ Phật mới dễ mở mang…Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hi sinh của cải,

xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc
dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng
ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi
ra khỏi khổ ải nô lệ” [30, tr. 197].
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân khắc phục những mặc cảm,
định kiến, chống lại âm mưu chống phá của thế lực thù địch. Đồng thời cần phân
biệt được tín ngưỡng chân chính của nhân dân với việc lợi dụng tín ngưỡng, tơn
giáo của thế lực thù địch. Người đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đạo –
Đời Về mối quan hệ giữa đạo với đời, Hồ Chí Minh ln chú ý để đáp ứng cả hai
nhu cầu ấy. Nhưng nhu cầu vật chất cần quan tâm trước hết và trên hết. Người ln
hướng tín đồ các tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo và nhắc nhở các cấp uỷ phải thực sự
quan tâm đến phần đời và phần đạo của bà con, làm sao cho họ “Phần xác no ấm,
phần hồn thong dong”[33, tr. 606]. Khi nhận xét về tư tưởng này PGS Nguyễn Đức
Lữ cho rằng: “Ở đó khơng còn ranh giới rõ rệt giữa đạo và đời, giữa phụng sự Tổ
quốc và phụng sự Đức Chúa. Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc được xem xét
trên giác độ của một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng của các
dân tộc Việt Nam” [26, tr. 60].
+ Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và một số lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Người đã nhìn thấy mối liên hệ giữa tơn giáo với nhiều mặt của đời sống xã
hội: tôn giáo với dân tộc, với văn hóa, với đạo đức, với chính trị. Đối với một người
có tơn giáo thì họ vừa có thể là người dân yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín
đồ chân chính. Hiện nay các tơn giáo ngày càng gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng
dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Phật giáo với phương châm“ Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”; Công giáo “
Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; Tinh Lành “

17



Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc”; Cao Đài “
Nước vinh, đạo sang”; Phật giáo Hòa Hảo “ Phụng đạo- yêu nước và gắn bó với dân
tộc”.
- Quan hệ giữa tơn giáo và văn hóa
Hồ Chí Minh quan niệm tơn giáo vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa
là di sản văn hóa của nhân loại: “Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tơn giáo, văn hóa nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa” [28, tr. 431]. Người đã chỉ thị cho các địa phương, cán bộ, qn dân
phải giữ gìn di sản văn hóa có trong tôn giáo. Đồng thời cũng cần làm trong sạch
đời sống tín ngưỡng, tơn giáo cần phải đấu tranh bài trừ mê tín, hủ tục làm giàu
thêm bản sắc văn hóa.
- Quan hệ giữa tơn giáo với đạo đức.
Tơn giáo đều khuyên con người hướng thiện, trừ ác… Hồ Chí Minh đã nhìn
thấy những giá trị đạo đức trong các tôn giáo, Người đã khái quát giá trị đạo đức có
trong tơn giáo:
“Chúa Giêxu dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [31, tr. 225 ].
- Quan hệ giữa tôn giáo với chính trị.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không thể không quan tâm đến
mặt chính trị trong tơn giáo. Trước luận điệu tun truyền, xuyên tạc của bọn phản
động rằng, cộng sản là những kẻ theo chủ nghĩa tam vơ: Vơ gia đình, vơ Tổ quốc và
vô đạo, trước sau sẽ tiêu diệt tôn giáo, Hồ Chí Minh khẳng định rõ “Ở các nước xã
hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hồn tồn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy” [32, tr. 176].
Người phê phán những kẻ lợi dụng tơn giáo vì mục đích chính trị phản động Người
cho rằng: “Những người Công giáo Việt Nam theo Pháp và bù nhìn, làm hại đồng
bào chẳng những là việt gian, mà cũng là giáo gian. Còn những đồng bào Công giáo


18


kháng chiến mới là tín đồ chân chính của Đức Chúa, vì những đồng bào ấy thực thà
Phụng sự Đức Chúa, Phụng sự Tổ quốc” [31, tr. 433]. Đối với những kẻ đó cần
phải nghiêm trị, tuy nhiên điều quan tâm nhất của Người là làm thế nào để đoàn kết,
thu hút những người có tơn giáo tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Người đã nhìn
thấy mối liên hệ giữa tôn giáo với các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó có cách
tiếp cận đa chiều dưới góc độ văn hóa, đạo đức, xã hội học, từ đó khai thác những
giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo làm giầu thêm đời sống tinh thần của xã
hội. Đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh, loại bỏ việc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo
vào những mục đích chống dân tộc, con người.
1.1.3. Những thành tựu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn
đương đại.
Khi Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào nước ta đã tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ về thế giới quan và phương pháp luận đối với ngành khoa học xã hội
và nhân văn. Hiện nay, ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu tỉ mỉ về những thành tựu của ngành. Thực tế cho thấy,
20 năm nay giới khoa học xã hội và nhân văn đã bắt đầu có sự chuyển biến từ lối
nghiên cứu vĩ mô sang lối nghiên cứu vi mô, kết hợp giữa vĩ mô với vi mơ, với
phương pháp nghiên cứu liên ngành… Vì thế ngành khoa học xã hội ở nước ta đã
có những thành tựu, cung cấp những luận chứng khoa học cho đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Triết học.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận
cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới với việc xem xét quá trình tồn cầu hóa,
những vấn đề của tồn cầu hóa tác động đến các mặt của đời sống xã hội và con
người hiện đại. Chẳng hạn khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền
văn hóa, văn minh, sự khác nhau giữa các tôn giáo, nguyên nhân của sự xung đột
tôn giáo sắc tộc… giúp cho các dân tộc có thể xích lại gần nhau hơn, để các dân tộc

có thể giữ gìn văn hóa và phát huy bản sắc riêng của mình đồng thời cũng làm cho
các giá trị văn hóa có sự tiếp biến lẫn nhau.

19


Ở Nước ta triết học đã và đang tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn
trong công cuộc xây dụng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bên
cạnh việc nghiên cứu để nhận thức lại, nhận thức đúng và phát triển những nguyên
lý cơ bản của Triết học Mác- Lênin, còn tập trung nghiên cứu những trào lưu triết
học ngồi mácxít. Với phương pháp nghiên cứu liên ngành triết học đã có nhiều
diện mạo mới và cũng là cơ sở cho sự ra đời triết học tôn giáo.
Đối tượng của Triết học tôn giáo theo GS.TS Đỗ Quang Hưng“ Những Vấn
đề triết học tôn giáo hay triết học về tôn giáo: Chắc hẳn những vấn đề thần học
đương đại và những chuyển biến của nó, đặc biệt đối với Công giáo, Tin lành, Hồi
giáo …. ,các tơn giáo lớn này đã và đang có xu hướng hội nhập, cập nhật và hiện
đại hóa ngày càng rõ nét, đa dạng, khách quan” [47, tr. 24 ]. Tại cuộc hội thảo khoa
học “Một số vấn đề triết học tôn giáo hiện nay” của Trung tâm nghiên cứu tơn giáo
đương đại, các nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều quan điểm, cơ sở lý luận của triết
học tôn giáo, điều này có ảnh hưởng đến cách tiếp cận, cũng như phương pháp
nghiên cứu với tính đa chiều. Ngồi ra cịn có cơng trình nghiên cứu như: “Một số
vấn đề triết học tôn giáo” của Trần Quang Thái biên soạn.
+ Xã hội học,
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung đặc thù
của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; Là khoa
học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các
hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Hiện nay xã
hội học nghiên cứu có tính chất liên ngành, từ đó mở ra được nhiều hướng nghiên
cứu mới chẳng hạn như xã hội học tôn giáo, cũng như sự chuyển biến từ nghiên cứu
vĩ mô (cấu trúc xã hội) sang nghiên cứu vi mô (cá nhân), sự kết hợp giữa nghiên

cứu vi mô và vĩ mô.
Xã hội học tôn giáo nghiên cứu quan hệ giữa tôn giáo và xã hội, cơ cấu và quy
luật tồn tại của tôn giáo với tư cách là hiện tượng xã hội. Nghiên cứu: biểu hiện lí
luận của tơn giáo (thần thoại, tín ngưỡng, giáo lí, thần học) với ý nghĩa tư tưởng của
nó (lí luận của tơn giáo coi như là tự ý thức của xã hội biểu hiện nhu cầu, chuẩn mực,

20


mục đích, giá trị của xã hội và những thiết chế tôn sùng ý thức ấy); mặt thực hành của
tôn giáo (thờ cúng, nghi thức, lễ hội) như là công cụ để xây dựng và củng cố cộng
đồng tôn giáo; cơ cấu và sự vận hành của những tổ chức riêng biệt của tôn giáo (nhà
thờ, giáo hội, giáo phái...).
Xã hội học tôn giáo “Là bộ môn nghiên cứu quy luật xã hội của sự xuất hiện,
phát triển và tồn tại của tơn giáo trong suốt tồn bộ lịch sử của nhân loại, những
thành tố cấu thành và cấu trúc của nó, địa vị, vai trò và chức năng của tơn giáo trong
xã hội, sự ảnh hưởng của nó đến các thành tố khác của hệ thống xã hội, đặc điểm
của sự tác động trở lại của một xã hội cụ thể đến tơn giáo” [24, tr. 22]. Ngồi ra cịn
có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này của Nguyễn Xuân Nghĩa, "Công
đồng Vatican II (1962-2012), tính hiện đại và Giáo hội Công giáo Việt Nam - Một
vài quan sát xã hội học", Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 211, tháng 7 - 2012,
tr. 121-144. "Lý thuyết chọn lựa hợp lý và việc giải thích hiện tượng tơn giáo", Tạp
chí Khoa học xã hội, số 2-2008, trang 69-79.
+Tâm lý học tôn giáo.
Tâm lý học tôn giáo nghiên cứu các quy luật tâm lý của sự xuất hiện, phát
triển và hoạt động của những hiện tượng tôn giáo trong tâm lý xã hội, trong tâm lý
nhóm và trong tâm lý cá nhân (nhu cầu, tình cảm, tâm trạng, truyền thống), nội
dung, cấu trúc, định hướng của những hiện tượng ấy, vị trí và vai trò của chúng
trong hệ thống tôn giáo và ảnh hưởng của chúng đến các lĩnh vực hoạt động phi tôn
giáo của xã hội, của nhóm và của cá nhân (nhu cầu, tình cảm, tâm trạng, truyền

thống) với cách tiếp cận đặc thù của mình tâm lý học tơn giáo hiện nay có những lý
giải rất mới mẻ về tơn giáo.
Bên cạnh đó những thành tựu khoa học tự nhiên, của khoa học công nghệ
cũng làm thay đổi tư duy về tôn giáo. Khi các ngành khoa học xã hội và nhân văn
hiện nay mang tính chất liên ngành, tri thức của những ngành khoa học xã hội và
nhân văn, cho phép chúng ta nhìn nhận tơn giáo ở các bình diện khác nhau và trên
các cấp độ khác nhau. Chẳng hạn ở nước ta trước đây những lý giải về tôn giáo chủ
yếu dưới dạng triết học đặc biệt là triết học Mác- Lênin, do đó “tơn giáo” khơng

21


phải là chỉ xoay quanh định nghĩa cũng như bàn về các nguồn gốc, bản chất, chức
năng, vai trò chung chung mà phải trả lời những vấn đề như sự biến đổi tín ngưỡng,
tơn giáo trong thế giới hiện đại; tơn giáo và tính hiện đại, đa ngun và thế tục hóa...
chưa kể còn phải bàn đến những vấn đề như “Hiện tượng tôn giáo mới”; tôn giáo và
pháp quyền trong thế giới hiện đại, tính liên ngành của nó, tơn giáo được xem xét
trên nhiều bình diện ( kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tơn giáo) từ đó đã đưa đến
những quan niệm rất mới về bản chất tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong giai
đoạn hiện nay. “ Niềm tin tôn giáo không phải là niềm tin mê muội, cuồng tín thiếu
suy nghĩ. Người tín đồ tơn giáo trước hết là người hiểu một cách trí tuệ điều mình
tin, điều mình coi là thiêng liêng… Niềm tin tôn giáo cũng không thể là những hiện
tượng được xem là phản văn hoá, trái với tiến bộ, văn minh” [57, tr. 63]. Với những
phương pháp nghiên cứu mới, đã lý giải được nhiều vấn đề về lý luận trong giai
đoạn hiện nay, cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở cho sự ra đời những
chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.
+ Là quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tơn giáo.
Từ những hình thức tín ngưỡng, tơn giáo sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo

phương Đông cổ đại đến phương Tây, tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín
ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc. Có những tơn giáo mới du nhập vào, có
những tơn giáo xuất hiện ở nước ta, có những tơn giáo thu hút hàng triệu tín đồ,
đồng thời có những tơn giáo có số lượng tín đồ khơng đáng kể, thành phần cũng rất
đa dạng “…Việt Nam gần như là một bảo tàng tôn giáo” [54, tr. 41]. Sự tồn tại đa
dạng của các loại hình tơn giáo song số lượng tín đồ chiếm khoảng 25% dân số và
tập trung ở các tôn giáo lớn.
Tính đến năm 2011 nước ta có 13 tơn giáo và 33 tổ chức tôn giáo được Nhà
nước công nhận: “Phật giáo trên 10 triệu, Thiên chúa giáo 6,1 triệu, Cao đài 3,2
triệu, Hòa hảo 1,26 triệu, Tin lành gần 1,5 triệu, Hồi giáo 72,732 nghìn, Tịnh độ cư
sĩ phật hội 1,5 triệu, Tứ ân hiếu nghĩa 70 nghìn, Minh lý đạo Tam tông miếu 1,058

22


×