Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khu vực mậu dịch tự do châu mỹ tiến trình và triển vọng thành lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.02 KB, 127 trang )

đại học quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xà hội và nhân văn

khoa quốc tế học
************

Lê thị thu

Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ
Tiến trình và triển vọng thành lập

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

luận văn thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn

hà nội - 2007


mụC LụC

Bảng các chữ viết tắt .........................................................................................4
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu

.

....7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................11
6. Dự kiến đóng góp của đề tài

..10

7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................11
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực
mậu dịch tự do châu Mỹ ..............................................................12
1.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................................12
1.1.1. Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch .......................................12
1.1.2. Lý thuyết vỊ héi nhËp kinh tÕ khu vùc ..........................................................15
1.2. Xu h­íng hình thành các hiệp định thương mại tự do .....................................19
1.2.1. Bối cảnh thương mại thế giới.........................................................................20
1.2.2. Đặc điểm của tự do hoá thương mại hiện nay.............................................23
1.3. Thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ ....................................................31
1.3.1. Khái quát tiến trình liên kết kinh tế Mỹ Latinh ...........................................31
1.3.2. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ ...................................................................38
Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc
hoạt động của Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ ..42
2.1. Quá trình vận động thành lập FTAA ...................................................................42
2.1.1. Những ý tưởng ban đầu. ................................................................................42
2.1.2. Các thành phần, nhóm công tác tham gia xây dựng FTAA

45

2.1.3. Quá trình đàm phán hình thành ..................................................................49
2.1.4. Phương thức tổ chức và xây dựng .................................................................55


2


2.2. Các mục tiêu và nguyên tắc của FTAA ...............................................................58
2.2.1. Mục tiêu của FTAA ........................................................................................58
2.2.2. Nguyên tắc của FTAA ....................................................................................65
2.3. Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA ..........................................68
Chương 3: những vấn đề đặt ra, Tác động và triển vọng
thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ ..............74
3.1. Những vấn đề đặt ra .................................................................................................74
3.1.1. Các trở ngại trong đàm phán ........................................................................75
3.1.2. Bất đồng Mỹ - Mỹ Latinh ...............................................................................76
3.1.3. Các khác biệt về chính sách thương mại .....................................................81
3.2. Tác động của việc thành lập FTAA .....................................................................83
3.2.1. Tác động của việc thành lập FTAA đối với các nước châu Mỹ ................84
3.2.2. Tác động của việc thành lập FTAA ®èi víi thÕ giíi vµ ViƯt Nam ............97
3.3. Xu h­íng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA ......................101
3.3.1. Xu hướng, triển vọng ....................................................................................101
3.3.2. Giải pháp .......................................................................................................105
Kết luận ......................................................................................................................108
Tài liệu tham khảo ............................................................................................110
Phụ lục ...117

3


Bảng các chữ viết tắt

ANDEAN


Adean Pact: Nhúm Andean

ALADI

Asociacion Latinoamericana de Integracion:
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh

CACM

Central American Common Market:
Thị trường chung Trung Mỹ

CARICOM

Caribbean Community and Common Market:
Thị trường chung Caribbe

ECLAC

Economic Commission for Latin America and the Caribbean:
Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe (Thuộc Liên hợp quốc)

EU

European Union: Liên minh châu Âu

FTA

Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do


FTAA

Free Trade Area of the Americas:
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

GATT

General Agreement on Tariff and Trade:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

IDB

Inter-American Development Bank:
Ngân hàng phát triển liên Mỹ

IMF

International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế

KN

Kim ngạch

LAC

Latin America and the Caribbean:
Các nước Mỹ Latinh và Caribbe

4



LAFTA

Latin American Free Trade Association:
Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ Latinh

LAIA

Latin American Integration Association:
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh

MERCOSUR Southern Common Market/ Mercado Común del Sur:
Thị trường chung Nam Mỹ
NAFTA

North American Free Trade Agreement:
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ

OAS

Organization of American States:
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ

RTA

Regional Trade Agreement: Hiệp định thương mại khu vực

TNC

Trade Negotiating Committee: Uỷ ban đàm phán thương mại


WB

World Bank: Ngân hàng thế giới

WIPO

World Intellectual Property Organization:
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

5


mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cuộc chiến giành vị trí thống trị khu vực về mặt kinh tế
giữa các nước lớn ngày càng trở nên quyết liệt như hiện nay, cuộc đua ký kết
các hiệp định tự do thương mại khu vực đà tiến đến mức độ cao hơn. Và việc
ký kết hiệp định thương mại tự do song phương cũng như khu vực đang trë
thµnh mét xu thÕ trong quan hƯ kinh tÕ qc tế. Nhưng triển vọng của các hiệp
định thương mại này ra sao đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm vì
triển vọng đó sẽ phụ thuộc vào sự phân chia các lợi ích tiềm tàng trong tương
lai và các chi phí sẽ phải gánh chịu trước mắt của những nước tham gia. Có
nhiều quan điểm khác nhau xung quanh các hiệp định thương mại này, nhiều
quan điểm cho rằng các hiệp định đó có lợi cho tất cả các bên tham gia, nhưng
cũng có nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng thành công của các hiệp định

thương mại khu vực là không lớn vì trong nhiều trường hợp sự phân chia lợi
ích từ chương trình tự do hoá thương mại khu vực là không đồng đều giữa các
bên tham gia, lợi ích phần nhiều thuộc về các nước phát triển hơn. Song dù thế
nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận được những lợi ích mà tự do hoá
thương mại đem lại. Điều này được chứng minh bởi thực trạng ngày càng
nhiều hiệp định thương mại tự do song phương cũng như khu vực được ký kết.
Và châu Mỹ không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Thực tế châu Mỹ đà có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương, khu vực đang tồn tại, từ khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
đến khèi thÞ tr­êng chung Nam Mü (MERCOSUR), HiƯp héi mËu dịch tự do
Mỹ Latinh (LAFTA)

và hàng loạt các hiệp định tự do thương mại song

phương giữa các nước nội khu vực và các nước trong khu vực với các quốc gia
khác trên thế giới. Nhưng đến nay vẫn chưa có một môi trường thương mại,
giao dịch buôn bán tự do chung trong khu vùc nµy. ý t­ëng thµnh lËp Khu vực
mậu dịch tự do toàn châu Mỹ ra đời với mục đích lấp chỗ trống đó.

6


Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (Free Trade Area of the Americas)
viết tắt là FTAA là một thực thể đang trong quá trình được thành lập. FTAA
có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước Tây bán cầu, là một bước ngoặt
trong lịch sử lục địa này cả về sự phối hợp kinh tế và thương mại giữa các bên
tham gia và được dự kiến là một hiệp định có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong
lịch sử. FTAA là một sáng kiến tự do thương mại tham vọng nhất của hệ
thống thương mại thế giới với thành viên gồm những nước thuộc loại giàu nhất
đến nước nghèo nhất, từ nước lớn nhất đến nước thuộc loại nhỏ nhất (theo kế

hoạch, đây là một khu vực mậu dịch tự do nối kết các nền kinh tế Tây bán cầu
gồm 34 nước trải dài từ Anchorage, Alaska đến Tierra del Fuego, Chile (Bắc
Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Caribbe, trừ Cuba). Chưa bao giờ trước đó có các
nước với quy mô và trình độ phát triển đa dạng đến thế cùng tham gia đàm
phán một hiệp định thương mại tương hỗ. Việc ra đời khu vực FTAA sẽ giúp
cho Mỹ chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này, nhất là trong tình hình hiện nay,
khi xuất khẩu của Mỹ còn nhiều khó khăn, nhập siêu đạt mức kỷ lục. Tham
vọng thành lập FTAA được coi là nền tảng của chính sách đối ngoại và kinh tế
của Mỹ hiện nay.
Một trong những mục tiêu của FTAA là tạo ra môi trường kinh tế chính trị thuận lợi hơn để phát triển. Nhiều chuyên gia dự đoán với sự ra đời
của FTAA, giao dịch thương mại giữa Mỹ và Brazil, nền kinh tế lớn nhất châu
Mỹ Latinh, sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, chỉ trong vài năm sau đó. Các
nước khác trong khu vực cũng vậy. Còn Mỹ, nước sáng lập và ủng hộ FTAA
mạnh mẽ nhất, cho rằng với một chính sách thuế quan áp dụng chung cho
toàn khu vực, một nền thương mại bình đẳng, dân chủ sẽ ra đời. Tổng thống
George Bush hào hứng hứa hẹn: Chúng ta sẽ xây dựng một bán cầu thịnh
vượng và tự do
Bằng việc giảm bớt các hàng rào thương mại và các biện pháp tương tự,
các FTA song phương đang khuyến khích trao đổi mậu dịch và đầu tư trực tiếp
giữa các nước ký kết, các khối kinh tế đà có những thành quả và tác động nhất

7


định đến khu vực này. Nhưng để hình thành một cộng đồng mậu dịch toàn
khu vực thì còn gặp nhiều khó khăn vì việc đàm phán một hiệp định thương
mại tự do giữa các nhóm nước đa dạng như vậy không dễ dàng chút nào.
Với những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ: Tiến trình và
triển vọng thành lập là cần thiết và tôi chọn đó là đề tài Luận văn tốt nghiệp

của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói, tự do hoá thương mại nói chung, tự do hoá thương mại toàn
châu Mỹ nói riêng là đề tài thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các
nhà nghiên cứu, các trung tâm quyền lực với rất nhiều mục đích, nhiều cách
tiếp cận và nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, do đặc thù là một khối
thương mại còn chưa được thành lập chính thức, cho nên số lượng các công
trình nghiên cứu được công bố chính thức về tổ chức này còn rất khiêm tốn.
ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về các khu vực mậu dịch
tự do khác, nhưng việc nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ thì
còn ít. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó cũng đà góp phần giúp người
đọc có được hình dung phần nào về FTAA. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
7/2002 có đăng bài Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ sẽ xây dựng như thế
nào của tác giả Giang Thêi Häc víi néi dung chđ u ®Ị cËp ®Õn mâu thuẫn
giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh trong việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do
châu Mỹ, các phương thức và khả năng xây dựng FTAA; bài viết Khu vực
mậu dịch tự do châu Mỹ: Quá trình hình thành, mục tiêu và nguyên tắc của
tác giả luận văn (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 12 năm 2005) với nội dung
liên quan trực tiếp đến FTAA.
ở nước ngoài, FTAA được đề cập, phân tích trong một số cuốn sách
tiêu biểu như: Trade negotiation in Latin America: Problems and Prospects”
do Diana Tussie biªn tËp, Palgrave MacMillan, United States, 2003;
“Prospects for Free Trade in the Americas của tác giả Jeffrey Schott,

8


Institute for International Economics, Washington, D.C, 2005. Các công trình
nghiên cứu đáng chú ý khác là: 1/. Bustillo, I. and J. Ocampo: Asymmetries and
Cooperation in the FTAA.


In Integrating the Americas: FTAA and Beyond, edited

by G. Mace and L. BÐlanger. Cambridge, Harvard University Press. 2002. 2/.
Bouzas, Roberto and Gustavo Svarzman: The FTAA Process: What has it achieved,
and Where does it stand? University of Miami, Miami, Florida, 2001. 3/. Carla A.
Hills, Jaime Iabludovsky: Free Trade in the Americas - Getting there from here;
Inter-American Dialogue, 2004. 4/. Daniel T. Grisworld: Free Trade Agreements Steps toward further open world, Cato Institute, No18, July 10/2003. 5/. Eduardo
Gudynas: MERCOSUR and the FTAA: New Tensions and New Options,
Interhemisphere Resource Center, New York, USA, 2003. 6/. Fishlow, A: “Brazil:
FTA or FTAA or WTO?” In Free Trade Agreements: US Strategies and Priorities,
edited by J. Schott.Washington, DC, Institute for International Economics, 2004. 7/.
Hornbeck, J.F: A Free Trade Area of the Americas: Status of Negotiations and
Major Policy Issues, Congressional Research Service, Washington, D.C. 8/. Jeffrey
J. Schott: Does the FTAA have a future? Washington: Institute for International
Economics, 2005. 9/. William H.Cooper: Free Trade Agreements: Impact on U.S.
Trade and Implications for U.S. Trade Policy, CRS Report to Congress, USA, 2005.
10/. Woodrow Wilson Center Report on Americas: Mercosur and the Creation of
the free trade area of the Americas, edited by Fernando Lorenzo Marcel Vaillant,
Washington D.C, September 2003 Và các bài viết, thông tin trong trang web

chính thức của FTAA: www.ftaa-alca.org. Nhìn chung, trong những bài viết
này, các tác giả nêu những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thách thức trong
đàm phán hình thành FTAA, tập hợp nhiều nước, nhiều vấn đề phức tạp; đồng
thời cũng chỉ ra những khả năng hình thành và phát triển, cũng như những tác
động tích cực, tiêu cực của nó đối với các nước châu Mỹ. Tuy nhiên, tình hình
nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài về đề tài cho thấy chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể tất cả các vấn đề nªu trªn.

9



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu làm rõ các về quan hệ quốc tế trong quan hƯ
kinh tÕ qc tÕ ë khu vùc ch©u Mỹ, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình
thành FTAA, tiến trình và triển vọng của việc thành lập FTAA, tác giả luận
văn đà đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tác động đến ý tưởng thành lập
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.
- Làm rõ quá trình đàm phán hình thành cho đến thời điểm hiện tại,
các mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của FTAA.
- Chỉ ra các tác động tích cực, lợi ích, cơ hội, cũng như những tác
động tiêu cực khi FTAA được thành lập. Tìm hiểu xem khu vực mậu dịch
tự do rộng lớn như vậy có tác động gì ®Õn khu vùc nµy, cịng nh­ ®Õn nỊn
kinh tÕ thÕ giới và Việt Nam.
- Tìm hiểu những bất đồng, tồn tại, trở ngại đối với việc thành lập
FTAA và phương thức giải quyết.
- Phân tích những cơ sở cho thấy triển vọng thành lập FTAA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiªn cøu
Víi tÝnh chÊt nghiªn cøu quan hƯ qc tÕ trong quan hƯ kinh tÕ qc tÕ
khu vùc ch©u Mü, luận văn tập trung nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế về
kinh tế trong quá trình và triển vọng thành lập FTAA với phạm vi nghiên cứu
cụ thể như sau:
+ VỊ thêi gian: Tõ khi ý t­ëng vỊ viƯc thành lập FTAA được đưa ra cho
đến nay (từ năm 1994 và liên hệ với các thời gian trước đó khi cần thiết).
+ Về không gian: Các quốc gia tham gia FTAA.
+ Về nội dung: Xem xét những cơ sở lý thuyết và thực tiễn tác động
đến sự hình thành FTAA, sự cần thiết thành lập FTAA, quá trình đàm phán,
các kết quả đạt được ban đầu, các lợi ích và tác động hai chiều của FTAA, vai
trò của các bên, cũng như triển vọng thành lập tổ chức kinh tÕ nµy.


10


5. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình
nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp kết hợp
phân tích với thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích dự báo trong quá trình
nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
1/ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn về tự
do hoá thương mại và hội nhập kinh tế khu vực.
2/ Phân tích thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ và rút ra nhận
xét.
3/ Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình, triển vọng đàm phán hình
thành Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ và tác động dự kiến của nó đối với
diện mạo kinh tế, xà hội khu vực châu Mỹ và nền kinh tế thế giới, trong đó có
Việt Nam.
4/ Xem xét các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc nhanh chóng
thành lập FTAA và liên kết toàn khu vực châu Mỹ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng
viết tắt, phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Khu vực mậu dịch tự
do châu Mỹ.
Chương 2: Quá trình vận động thành lập và nguyên tắc hoạt động của
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.
Chương 3: Tác động, những vấn đề đặt ra, và triển vọng thành lập Khu
vực mậu dịch tự do ch©u Mü.


11


Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ
Chương một của luận văn được thực hiện nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ.
Sau phần cơ së lý ln, trong ®ã cã ®Ị cËp ®Õn lý thuyết về thị trường tự do và
tự do hoá mậu dịch và Lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực, luận văn sẽ phân
tích các xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới
(song phương và khu vực). Từ lý thuyết và xu hướng có ảnh hưởng chi phối đó
luận văn sẽ đề cập, phân tích về thực trạng liên kết khu vực châu Mỹ và sự cần
thiết khách quan của việc thành lập FTAA.
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch
Lý thuyết thị trường tự do và tự do hoá mậu dịch được hai nhà kinh tế
học cổ điển người Anh là Adam Smith và David Ricardo đề xướng và phát
triển. Trong đó, Adam Smith là một đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị cổ
điển Anh và đồng thời được coi là ng­êi s¸ng lËp kinh tÕ häc, trun b¸ chđ
nghÜa tù do kinh tế.
Trong tác phẩm lớn nhất của mình: Của cải của các dân tộc xuất bản
năm 1776, Adam Smith đà cho rằng thông qua quy luật cung cầu và hệ thống
cạnh tranh tự do thị trường có thể thực hiện sự phân bổ nguồn lực một cách
hiệu quả. Ông cổ vũ mạnh mẽ cho chính sách để mặc tư nhân kinh doanh
(laisser-fair), giảm đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống
kinh tế. Ông phản đối sự can thiệp của chính phủ vào cơ chế thị trường, vào
hoạt động xuất nhập khẩu, vào bảo hộ công nghiệp và ngăn ngừa chính phủ

chi tiêu vào những việc không sinh lợi vì theo ông như thế sẽ làm suy yếu thị
trường.

12


Adam Smith cũng là người đi tiên phong cho việc cổ vũ cho chính sách
tự do mậu dịch. Để lý giải về vai trò của ngoại thương, của tự do mậu dịch,
Adam Smith đà đưa ra khái niệm về lợi thế tuyệt đối, theo ông, các nước trên
thế giới buôn bán với nhau vì họ khác nhau về điều kiện địa lý và thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng nhưng phân bổ không đều giữa các quốc
gia. Có nước rất nhiều khoáng sản nhưng đất đai lại cằn cỗi, có nước đất đai
phì nhiêu, nhưng lại không có hoặc có rất ít khoáng sản, thậm chí có những
nước không có khoáng sản và đất đai thì cằn cỗi. Chính sự khác nhau này đÃ
tạo cho các nước cơ hội được chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà
mình có lợi thế và khi đó, nhờ chuyên môn hoá mà sản lượng của cả hai loại
hàng hoá sẽ tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, cả hai bên sẽ có lợi vì qua
đó các nước sẽ có được hàng hoá với mức giá rẻ hơn so với sản xuất trong
nước.
Chính nhờ phân tích trao đổi hàng hoá thông qua chuyên môn hoá sản
xuất của các nước dựa trên lợi thế tuyệt đối, Adam Smith đà đi đến kết luận
rằng mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, khắc phục
được hạn chế lớn nhất của phái trọng thương coi mậu dịch quốc tế là trò chơi
tổng số bằng không và mậu dịch quốc tế chỉ có lợi cho một phía.
Tuy nhiên, quan điểm về lợi thế tuyệt đối chưa phản ánh một cách đầy
đủ những sự khác biệt giữa các nước. Ngoài những khác nhau về điều kiện địa
lý và thiên nhiên, các nước còn phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu
cầu thị trường và khả năng cung ứng và sử dụng các nguồn lực. Xuất phát từ
thực tế đó, những người ủng hộ thương mại tự do đưa ra học thuyết kinh tế
khác - học thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) để làm rõ những khác

biệt cụ thể đó, để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối
tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm
lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do hơn sẽ cho những nhà sản xuất tại các
nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng
thời, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho

13


người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa các nguồn nhân
công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho
người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp
hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn.
Quan điểm về lợi thế tương đối được thể hiện thông qua nhiều mô hình
khác nhau, trong đó điển hình nhất phải kể đến mô hình của David Ricardo và
Heckscher - Ohlin. Đây là những mô hình cơ bản nhất để giải thích về nguồn
gốc những lợi ích từ thương mại. Theo quan điểm lợi thế tương đối của David
Ricardo (quan điểm này được nêu ra lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ XIX)
thì các nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp, hay còn gọi là chi phí cơ hội, thấp
hơn các nước khác [4, tr.327]. Chính lý thuyết về lợi thế so sánh của David
Ricardo đà phát triển xa hơn những ý tưởng của Adam Smith và khắc phục
được hạn chế của Smith trong việc giải thích nguyên nhân và cơ sở của mậu
dịch quốc tế. Ông cho rằng, ngay cả khi một nước có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất cả hai sản phẩm so với một nước khác thì họ vẫn nên chuyên
môn hoá sản xuất sản phẩm mà việc sản xuất ra nó có hiệu quả tương đối so
với sản phẩm kia. Nói cách khác, chừng nào còn có sự khác biệt trong cơ cấu
chi phí thì mậu dịch quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các bên tham gia. Sự khác biệt
này theo ông chính là lợi thế so sánh của các quốc gia.
Để hoàn thiện hơn học thuyết về lợi thế so sánh, vào đầu thế kỷ XX, hai

nhà kinh tế học Thuỵ Điển E.Heckscher và B.Ohlin đà đưa ra mô hình
Heckscher - Ohlin để lý giải nguồn gốc của thương mại dựa trên cơ sở sự khác
nhau về các nhân tố có sẵn. Định lý này được phát biểu như sau: Một nước sẽ
xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương
đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều
yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Hay nói vắn tắt, một nước tương
đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập
khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn và ngược lại, một nước có nguồn vốn dåi

14


dào sẽ xuất khẩu các hàng hoá sử dụng nhiều vốn và nhập khẩu hàng hoá sử
dụng nhiều lao động [15, trang 59].
Nh­ vËy, mét kÕt ln cã thĨ rót ra được từ lý thuyết về tự do hoá
thương mại của những người theo trường phái tự do cổ điển là trong lĩnh vực
thương mại quốc tế, mỗi nước đều có những lợi thế so sánh nhất định và khi
chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế rồi đem trao đổi
trên thị trường thế giới thì các quốc gia đều có lợi. Với quan điểm mậu dịch
quốc tế có lợi cho tất cả các bên tham gia, những người theo trường phái tự do
đà cổ vũ mạnh mẽ cho tư tưởng tự do mậu dịch.
Trên đây là những cơ sở cho thấy tại sao các quốc gia lại giao thương và
nên giao thương. Nói một cách đơn giản, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ
chuyên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất và
nhờ trao đổi những hàng hoá và dịch vụ này để có được những hàng hoá và
dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá
thấp hơn. Với cách làm như vậy, các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản
xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, hàng hoá và dịch
vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ hơn. Việc dỡ bỏ những rào cản do chính
phủ dựng lên đối với thương mại sẽ cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị

trường rộng lớn của thế giới với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần
áo, các mặt hàng chế tạo khác so với những dịch vụ tạo thành cơ sở của một
nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông và giáo dục [3, trang 2].

1.1.2. Lý thuyÕt vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc
Theo lý thuyết về liên kết kinh tế quốc tế thì khu vực thương mại tự do
là một trong sáu loại hình của thoả thuận thương mại khu vực, là một hình
thức của quan hệ quốc tế về thương mại khu vùc [6, trang 17]:
+ Khu vùc ­u ®·i thuÕ quan đặc biệt
+ Khu vực mậu dịch tự do
+ Liên minh thuÕ quan
+ Khèi thÞ tr­êng chung

15


+ Liên minh kinh tế
+ Hợp nhất kinh tế hoàn toàn
Trong đó, Khu vực mậu dịch tự do là một mô hình phổ biến trên thế
giới hiện nay. Thông thường, các tổ chức hợp nhất kinh tế - thương mại khu
vực hiện nay đều thuộc mô hình này (ví dụ: NAFTA, Khu vùc mËu dÞch tù do
ASEAN (AFTA), LAFTA ). Các khu vực mậu dịch tự do là kết quả của sự
kết hợp giữa tự do hoá thương mại và liên kết kinh tế. Trong khu vực mậu dịch
tự do, các quốc gia thành viên miễn thuế quan hoàn toàn cho nhau và thực
hiện giảm ở mức độ lớn, thậm chí bÃi bỏ hoàn toàn các hàng rào phi quan
thuế, tạo điều kiện cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa các quốc gia thành
viên [6, trang 18]. Quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong khu vực khác
với quan hệ thương mại tự do với những nước ngoài khu vực ở điểm các quốc
gia thành viên Khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan với
nhau. Các quốc gia thành viên có thể tự định mức thuế quan của Nhà nước đối

với các quốc gia bên ngoài khu vực. Điều này đà làm xuất hiện một khoảng
trống làm cho hàng hoá của các quốc gia ngoài khu vực có thể đi vòng qua
các nước thành viên có mức thuế quan cao của tổ chức này, từ đó thâm nhập
thị trường các quốc gia có møc thuÕ quan thÊp nhÊt trong néi bé khu vùc mậu
dịch tự do, sau đó thông qua các nước này, sử dụng điều kiện không phải nộp
thuế mậu dịch trong khu vực, chuyển hàng hoá vào các quốc gia có thuÕ quan
cao trong khu vùc. Møc thuÕ quan cao sÏ làm mất đi tác dụng bảo hộ. Để
tránh tình trạng này, khu vực mậu dịch tự do thường phải xác lập ngay các
điều khoản và đưa ra chế độ hải quan tương ứng.
Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do sẽ có tác động nhất định đến
chu chuyển hàng hoá và dịch vụ cũng như sự phát triển kinh tế nói chung của
mỗi nước thành viên của toàn khối, trên cơ sở đó sẽ mang lại cho các nước
tham gia những lợi ích khác nhau, trong đó có hai loại tác động chính là tác
động tĩnh (static) và tác động động (dynamic) (hay còn gọi là tác động bất
biến và tác động mang tính động lực).

16


1.1.2.1. Tác động tĩnh
Các tác động tĩnh của các khu vực mậu dịch tự do bao gồm sáng tạo
thương mại (trade creation) và chuyển hướng thương mại (trade diversion).
Những thuật ngữ này được đặt ra bởi Jacob Viner (1950).
* Sáng tạo thương mại: xuất hiện khi có một vài ngành sản xuất trong
một nước thành viên được thay thế bằng việc nhập khẩu các hàng hoá đó với
chi phí rẻ hơn từ các nước thành viên khác. Bằng cách đó, nó sẽ làm tăng của
cải của các nước thành viên, tăng phúc lợi kinh tế trong khu vực thương mại tự
do do các nước tăng cường chuyên môn hoá sản xuất dựa trên các lợi thế so
sánh của mình.
Khi đó người tiêu dùng sẽ có lợi vì có thể mua hàng từ người sản xuất

có hiệu năng cao nhất từ một nước thành viên của hiệp định thương mại tự do
khu vực, chứ không chỉ giới hạn mua trong số những nhà sản xuất trong nước.
Điều này không những chỉ làm tăng kim ngạch ngoại thương mà còn tăng lợi
ích kinh tế vì tài nguyên được sử dụng một cách hữu hiệu hơn.
* Chuyển hướng thương mại: xuất hiện khi các thành viên của khu vực
mậu dịch tự do chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá. Khi đó người mua hàng
chuyển việc nhập khẩu từ người sản xuất có hiệu năng cao nhất (nhưng ở nước
ngoài khu vực mậu dịch tự do) sang người sản xuất tuy không hiệu năng bằng
nhưng ở nước thành viên hiệp định thương mại khu vực và được hưởng ưu đÃi
do việc dỡ bỏ thuế quan nên có giá sau cùng rẻ hơn. Các nhà sản xuất trong
trường hợp này sẽ mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa;
ngân sách chính phủ cũng không thu được thuế vốn được áp dụng cho mặt
hàng nhập khẩu đó. Do đó, điều này không làm tăng kim ngạch ngoại thương,
lại làm giảm lợi ích kinh tế toàn cầu, vì tài nguyên không được sử dụng một
cách hữu hiệu nhất.
Vì thế tác động của hiệp định thương mại khu vực tuỳ thuộc vào sự so
sánh giữa hai loại tác động nói trên. Nếu như tác động sáng tạo thương mại
mạnh và tạo ra kim ngạch mậu dịch lớn hơn, từ đó tạo ra tác ®éng “chuyÓn

17


hướng thương mại, thì sẽ tốt hơn cho các nước tham gia hiệp định, hay nói
cách khác tác động sau cùng của một hiệp định thương mại khu vực là tích
cực, tuy nó đi ngược lại nguyên tắc bình đẳng trong quy chế tối huệ quốc đối
với tất cả mọi thành viên WTO. Đây là cơ sở để WTO chấp nhận biệt lệ và
cho phép thành lập và đăng ký các hiệp định tự do thương mại khu vực nếu
như các hiệp định này hội đủ các điều kiện.
Lý thuyết về thương mại quốc tế, có hai điều kiện để có thể đạt được
kết quả tích cực trên (kết quả sau cùng của một hiệp định thương mại là tích

cực): một là, trao đổi mậu dịch giữa hai nước cùng khối trước khi có hiệp định
càng cao thì càng có ít khả năng xảy ra tác động làm chuyển hướng thương
mại lớn hơn sau khi trao đổi mậu dịch; hai là, biểu thuế đối với các nước ngoài
khối càng thấp thì khả năng làm chuyển hướng mậu dịch của một hiệp định
thương mại khu vực càng thấp.
Như vậy, trên cơ sở tác động sáng tạo thương mại và chuyển hướng
thương mại của các hiệp định thương mại tự do, nền sản xuất của các các nước
thành viên sẽ được chuyển dịch theo hướng có hiệu quả hơn. Đó chính là cơ sở
để làm tăng khối lượng mậu dịch của các nước thành viên và trao đổi mậu
dịch nội khối.
1.1.2.2. Tác động động
Bên cạnh các tác động tĩnh của việc hình thành các khối thương mại tự
do còn có tác động động. Các tác động động, tức là những tác động được xảy
ra theo thời gian của việc hình thành một khối thương mại tự do là mở rộng thị
trường, làm tăng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư và sử dụng tốt các nguồn
lực. Trong đó tác động thúc đẩy cạnh tranh là quan trọng nhất vì cạnh tranh
được coi là một động lực phát triển, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp
sáng tạo, tìm ra các quy trình sản xuất và công nghệ mới để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng. Khi chưa thành lập khối thương mại tự do, các
nhà sản xuất kém hiệu quả trong nước được bảo hộ bằng các hàng rào thuế
quan, nhưng khi các hàng rào đó bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, các nhà sản xuất có

18


hiệu quả hơn ở các nước thành viên khác sẽ tràn vào. Khi đó, các doanh
nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn, và để tồn tại, phát triển thì
các doanh nghiệp sẽ phải hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao tính cạnh tranh
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trên đây là những tác động cơ bản từ việc hình thành một khối thương

mại tự do. Tuỳ thuộc vào những điều kiện ban đầu của các nước thành viên
khi thành lập khối, thái độ chấp hành các cam kết của mỗi quốc gia, diƠn biÕn
trong khu vùc vµ trong nỊn kinh tÕ thÕ giới thì các tác động này sẽ có những
biểu hiện khác nhau. Các khối kinh tế - thương mại khu vực ngày nay chú
trọng nhiều hơn đến tác động tạo dựng thương mại so với tác động chuyển
hướng thương mại. Trước đây, do theo đuổi công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu, nhiều khối kinh tế - thương mại khu vực đà có tác động làm chuyển
hướng thương mại là chủ yếu. Nhưng ngày nay, để thực hiện thành công chiến
lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, các khối thương mại như
MERCOSUR, AFTA, NAFTA... đà được thiết kế sao cho tác động tạo dựng
thương mại là chủ yếu. Nhờ có tác động này, trao đổi thương mại nội khối đÃ
được gia tăng, do các rào cản thương mại giữa các nước thành viên được giảm
bớt và khả năng đạt được nền kinh tế có quy mô của các nước tham gia. Hơn
nữa, nếu khối thương mại có định hướng hướng ra thị trường thế giới như
AFTA thì tác động tạo dựng thương mại lớn hơn, tạo điều kiện cho các nước
tham gia có thể mở rộng sản xuất, từ đó mở rộng xuất khẩu các sản phẩm
công nghiệp, do gia tăng trao đổi nội bộ ngành giữa các nước này.

1.2. Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do
Một đặc trưng của quan hệ kinh tế quốc tế là hình thành các mối liên
kết kinh tế giữa một sè n­íc, hc mét sè nhãm n­íc víi nhau, nh»m có được
lợi ích tối đa của tự do hoá thương mại, khi tự do hoá toàn cầu chưa phát huy
được hÕt tÝnh ­u viƯt cđa nã. Thùc tiƠn ph¸t triĨn quan hƯ qc tÕ vỊ kinh tÕ
cho thÊy, khi t­ tưởng tự do hoá kinh tế được kiểm nghiệm trên thực tiễn và
chứng tỏ được tính thích hợp của mình, nó sẽ được phổ biến ở nhiều cấp độ
19


khác nhau. Có nhiều nhân tố xuất phát từ thực tiễn đà góp phần làm cho tự do
hoá kinh tế trở thành làn sóng mạnh mẽ như hiện nay. Các nhân tố trực tiếp

thúc đẩy quá trình tự do hoá kinh tế nói chung và tự do hoá thương mại nói
riêng là: thương mại tự do là một trong những điều kiện cần thiết để các nước
đạt được tăng trưởng cao, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển; toàn
cầu hoá, khu vực hoá đà trở thành xu thÕ cđa nỊn kinh tÕ thÕ giíi, trong ®ã tù
do hoá thương mại là một mũi nhọn (với xu thế này, để phát triển được thì các
nước trên thế giới cần phải chấp nhận nó và cố gắng cải cách nỊn kinh tÕ cđa
m×nh theo h­íng cã thĨ tranh thđ được tối đa các lợi ích mà quá trình này
mang lại, đó là phát triển theo hướng mở cửa ra thế giới thông qua việc phối
hợp chính sách trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ, hợp tác
khoa học công nghệ...); những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động
của cách mạng khoa học công nghệ; vai trò ngày càng tăng của các tổ chức
thương mại khu vực và quốc tế....
Thực tế cho thấy ®Ỉc tr­ng nỉi bËt nhÊt trong héi nhËp qc tÕ và quan
hệ kinh tế quốc tế những thập kỷ gần đây là xu hướng gia tăng ồ ạt của các
hiệp định thương mại tự do. Viễn cảnh thương mại thế giới đà thay đổi cơ bản
từ một tổ chức thương mại chủ đạo duy nhất, đó là Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT), thành hàng loạt các tổ chức thương mại độc lập
cùng tồn tại với GATT và sau này là Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hàng loạt các thoả thuận thương mại ưu đÃi (PTAs) gia tăng nhanh chóng
trong những năm 1990, cụ thể là hơn 50% trong tổng kim ngạch thương mại
thế giới được tiến hành trong các PTA, và gần như tất cả các nước trong tổ
chức WTO đều tham gia vào các PTA. Tuy nhiên, các nhà kinh tế có những
nhìn nhận rất khác nhau về kết quả này. Một số cho rằng con số trên phản ánh
xu hướng thương mại tự do hơn nữa, các nước sẽ dễ dàng hơn trong việc đàm
phán và có thể đạt được các thoả thuận đa phương. Một số khác thì coi đây là
những trở ngại trên đường hướng tới thương mại tự do, bởi nó tạo thêm những
phức tạp và làm chệch hướng các nguồn lực đàm phán có giá trị (Nguồn: Bộ

20



Công thương: Thương mại tự do và những bất cập, diễn đàn doanh nghiệp,
24/10/2005).

1.2.1. Bối cảnh thương mại thế giới
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xu hướng hình thành
ồ ạt các hiệp định tự do thương mại chính là do sự bế tắc của thương mại đa
phương, khi tự do hoá toàn cầu chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó. Kể
từ khi vòng đàm phán Doha được khởi động tháng 11/2001 tại Qatar, các cuộc
đàm phán thương mại đa phương của WTO gần như đi từ bế tắc này đến bế tắc
khác. Tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO hiện đang tiến
những bước rất chật vật. Trở ngại chính cho tự do hóa thương mại hơn nữa
trong tương lai là sự bế tắc về các thỏa thuận đa phương trong lĩnh vực nông
nghiệp tại vòng đàm phán Doha, do chính sách bảo hộ và can thiệp của các
nước phát triển. Trong lúc đó, các nước thành viên lại bận bịu đi tìm những
hiệp định thương mại tự do song phương.
Hai cuộc họp của WTO tại Tokyo ngày 16/2/2003 về tự do hoá thương
mại trong lĩnh vực nông nghiệp và tại Geneva ngày 18/2/2003 về tiếp cận của
các nước nghèo đối với thuốc chữa HIV đều kết thúc mà không đem lại kết
quả gì. Các cuộc đàm phán về tự do hoá thương mại của WTO vẫn chưa có gì
tiến triển kể từ khi vòng đàm phán Doha được khởi động. ĐÃ có lúc, sự kiện
11/9 tưởng như đem lại một động lực mới cho việc thu hẹp khoảng cách giữa
các nước giàu và các nước nghèo xung quanh những mâu thuẫn về mở cửa thị
trường, các nước giàu nhận thức được vị trí của các nước thế giới thứ ba trong
cc chiÕn chèng chđ nghÜa khđng bè, ®· høa sÏ nhân nhượng các nước đang
phát triển trên cả những vấn đề "gai góc" như nông nghiệp và giúp các nước
nghèo trở thành những đối tác đầy đủ trong một nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, thực tế đà không diễn ra như mong đợi, WTO vẫn dẫm chân
tại chỗ và chưa thống nhất được khuôn khổ các cuộc đàm phán trong lĩnh vực
nông nghiệp. Sự thất bại tại Tokyo cho thấy những khác biệt giữa phe "bảo

thủ" (đại diện là Nhật Bản và Liên minh châu Âu) và phe "cấp tiÕn" (do c¸c

21


nước như Canada hay ấn Độ dẫn đầu) vẫn còn lớn. Kế hoạch mang tính thăm
dò do WTO đưa ra không thoả mÃn được bất kỳ bên nào. Những bất đồng dai
dẳng trong lĩnh vực nông nghiệp là một rủi ro lớn đối với tiến độ của vòng
đàm phán Doha.
Hội nghị thượng đỉnh WTO diễn ra từ ngày 13-12, kết thúc ngày 18-122005 tại Hồng Công quy tụ các bộ trưởng kinh tế, tài chính của 148 quốc gia
thành viên. Hội nghị diễn ra trong khi các cuộc biểu tình phản đối trên đường
phố Hồng Công ngày càng rầm rộ và cuối cùng Hội nghị cũng đà không đạt
được kết quả gì. Trên thực tế, các nước giàu (G-7) chỉ muốn các nước nghèo
và những nước đang phát triển tự do hóa thị trường công nghệ phẩm và thị
trường dịch vụ mà không chịu xóa bỏ trợ giá cho nông nghiệp của họ, cũng có
nghĩa vấn đề bế tắc vẫn chưa được tháo gỡ.
Một trong những điểm được cho là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của
vòng đàm phán đa phương là nội dung đàm phán đà được mở rộng sang những
lĩnh vực phi thuế quan và ngoài phạm vi thương mại thuần tuý. Các nước phát
triển và đang phát triển không nhất trí được với nhau vấn đề trợ cấp nông sản,
tiêu chuẩn lao động và môi trường. Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, mà
tiêu biểu là Mỹ và EU, cũng bất đồng với nhau về Chương trình nghị sự của
Vòng đàm phán Doha về Phát triển (DDA) (Chương trình nghị sự của Vòng
Đàm phán Doha gồm sáu nội dung lớn: 1, nông nghiệp; 2, tiếp cận thị trường
phi nông nghiệp, dịch vụ; 3, "các vấn đề Singapore" (các vấn đề Singapore là
đầu tư, cạnh tranh, minh bạch hoá mua sắm chính phủ và thuận lợi hoá thương
mại đà được các nước giàu đưa ra từ Hội nghị cấp Bộ trưởng của WTO tại
Singapore năm 1996, do gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước nghèo nên
tại hội nghị này không có bất kỳ thoả thuận nào liên quan đến việc phát động
đàm phán. Đàm phán về các vấn đề Singapore đà tạm thời lắng xuống kể từ đó

đến Hội nghị Doha.); 4, các quy tắc về giải quyết tranh chấp và bồi thường
thương mại; 5, sở hữu trí tuệ (TRIPS); 6, các vấn đề thương mại và phát triển,
đặc biệt trong "các vấn đề Singapore" - minh bạch trong mua sắm chính phủ,

22


thuận lợi hoá thương mại, chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh, và giới
hạn của các quy định về đầu tư qua biên giới.
Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do
Trong lúc đàm phán đa phương gặp trắc trở thì đàm phán song phương
lại có đà mới. Một loạt các FTA song phương đà được ký kết xuyên châu lục.
Cùng thời gian với hai lần thất bại mới nhất của WTO là các FTA được ký
giữa Singapore - Australia, Hàn Quốc - Chile. Thái Lan - ấn Độ, Thái Lan Australia, Nhật Bản - Chile, ... Riêng Mỹ thì tuyên bố ưu đÃi đặc biệt với các
nước Mỹ Latinh với kế hoạch của Tổng thống Bush giảm 2/3 thuế nhập khẩu
các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp nhập khẩu từ Mỹ Latinh. Mỹ muốn
đây sẽ là món quà khích lệ các nước này mạnh dạn bước vào Khu vực mậu
dịch tự do châu Mỹ.
Làn sóng hình thành các FTA trong nền kinh tế thế giới bắt đầu xuất
hiện từ đầu những năm 1980 và bùng nổ sau năm 1995 khi Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) được thành lập. Theo thống kê của WTO, tính đến cuối
năm 2002 có khoảng 250 FTA được các bên ký kết và thông báo tới
GATT/WTO, trong đó khoảng 130 FTA được thông báo kể từ khi WTO thành
lập năm 1995.
Trong suốt nửa đầu thập kỷ 1990, khi người ta vẫn không chắc về sự kết
thúc của Vòng đàm phán Uruguay thì số lượng các hiệp định thương mại khu
vực - bao gồm tất cả các hình thức khối thương mại mang tính ưu đÃi như các
FTA, liên minh thuế quan (CU) và các liên minh kinh tế (EU) đà được trình
lên GATT/WTO theo Điều khoản GATT XXIV, GATS V và Điều khoản Cho
phép (Enabling Clause), tuy nhiên, đa số các RTA là dưới hình thức hiệp định

thương mại tự do) đà tăng lên. Tại thời điểm đó, các nhà kinh tế dự đoán rằng
một khi Vòng đàm phán Uruguay kết thúc và Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đi vào hoạt động, số lượng RTA mới sẽ giảm xuống. Nhưng trái với
dự báo, các hiệp định thương mại khu vực đà tăng lên cả về số lượng và quy
mô sau khi WTO ra đời.

23


Tóm lại, có nhiều nguyên nhân giải thích cho xu thế kí kết các FTA
mới này. Thứ nhất, những bế tắc về tự do thương mại đa phương khiến các
nước cảm thấy không thoả mÃn được nhu cầu mở rộng thị trường của mình.
Tốc độ đàm phán đa phương thường chậm do có quá nhiều bên còn FTA dễ
đạt được hơn. Thứ hai, FTA song phương thường đánh trúng vào nhu cầu buôn
bán của hai đối tác. Trong khi khuôn khổ đàm phán WTO thường rộng, bao
gồm cả những mặt hàng mà một số nước thành viên không có lợi ích nhiều thì
FTA đáp ứng nhu cầu buôn bán của các nước. Thứ ba, các nước phải ký FTA
để khỏi bị yếu thế trong cuộc cạnh tranh đang ngày một khốc liệt trên thị
trường thế giới.
Ngoài việc cải thiện được lợi ích kinh tế của những nước tham gia, FTA
còn có thể mang lại những tác động tích cực khác, cụ thể là: Các FTA sẽ thúc
đẩy việc cải cách điều chỉnh (regulatiory reform) bên trong của những nước
có liên quan. Khi các FTA mở rộng để bao hàm không chỉ buôn bán hàng hoá
mà còn cả trao đổi các dịch vụ, đầu tư, chính sách cạnh tranh... thì sức ép đòi
tự do hoá những kiểm soát cứng nhắc ở trong nước sẽ tăng lên cùng với sự tiến
triển của những thương lượng về FTA. Trong các thương lượng đa phương
được tiến hành trong khuôn khổ WTO, những nước phản đối tự do hoá có thể
hình thành một loạt liên minh để phong toả hoặc làm chậm quá trình đi đến sự
nhất trí, nhưng trong những thương lượng FTA, mà hầu như đều là song
phương, thì tác động của những yêu cầu của nước đối tác sẽ rất mạnh và trực

tiếp. Điều này sẽ thúc đẩy việc cải cách những quy chế cứng nhắc trong nước.
Mặc dù các nước đang tích cực theo đuổi các FTA song xu thế tự do
hoá thương mại toàn cầu vẫn được coi là tất yếu. Về lâu dài, một môi trường
thương mại tự do toàn cầu mà WTO đang theo đuổi vẫn giữ nguyên sức hấp
dẫn.

1.2.2. Đặc điểm của tự do hoá thương mại hiện nay
Nhiều nghiên cứu gần đây về mối liên hệ giữa tự do hoá thương mại và
phát triển đà cho thấy, tuy chính sách thương mại là một công cụ thóc ®Èy

24


phát triển quan trọng, nhưng sự phối hợp với các chính sách khác mới là cốt
yếu. Các chính sách trong nước nhằm thu hút đầu tư, cải thiện nguồn nhân lực
và thúc đẩy điều chỉnh về tổ chức là cần thiết đối với các nước nhằm khai thác
triệt để cơ hội của tự do hoá thương mại, và chúng phụ thuộc cơ bản vào cam
kết của các chính phủ. Một trong những lý do giải thích tại sao nhiều nước
đang phát triển lại theo đuổi tự do hoá thương mại, theo đuổi các hiệp định
thương mại với các nước phát triển là do họ thấy được đó là cơ hội để thúc đẩy
điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Quá trình tự do hoá thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản
đối với thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế quan, trước hết nhằm đạt
được sự đối xử công bằng giữa hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước với
hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất trong
nước với những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là đạt được chế độ
thương mại tự do.
Do thế giới chưa sẵn sàng cho một chế độ thương mại tự do đa phương,
nên các chương trình tự do hoá thương mại khu vực đang chiếm ưu thế, trong
các chương trình đó, các nước không chỉ quan tâm đến việc dỡ bỏ các rào cản

đối với thương mại, mà còn tiến hành những cải cách nhằm thuận lợi hoá
thương mại. Đặc biệt là các chương trình cấp thấp hơn, khu vực hoặc đơn
phương, thường được thiết kế nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình xây
dựng hệ thống thương mại đa phương trong phạm vi WTO.
Ngày nay, do đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, tự do hoá thương
mại được diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới, trong đó các nước đang
phát triển là những chủ thể tích cực của quá trình này. Cho đến cuối những
năm 1980, cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá đà được tiến
hành ở nhiều nước đang phát triển. Từ cuối những năm 1980, đặc biệt khi
chiến tranh lạnh kết thúc, có nhiều lý do khác nhau buộc các nước đang phát
triển phải quan tâm hơn đến việc tăng cường liên kết kinh tế quốc tế. Đó là sự
phát triển, những thay đổi trong thương mại quốc tế và vai trò ngày càng cao
của nó đối với tăng trưởng kinh tế, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị
25


×