Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) truyện ngắn bảo ninh từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.72 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN PHƢƠNG NAM

TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

NGUYỄN PHƢƠNG NAM

TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

Luận văn Thạc sĩ chun ngành Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Lý Hoài Thu


Hà Nội - 2013

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………….1
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….3
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………….....5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………..9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………….10
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...10
6.

Dự kiến đóng góp của luận văn……………………………………….11

7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………11
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………12
Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi thời kỳ đổi mới.12
1.1.

Những tiền đề về chính trị - xã hội, văn hóa - thẩm mĩ liên quan đến sự

tiếp nối và chuyển hướng của đề tài, đội ngũ sáng tác………………………12
1.1.1. Những tiền đề về chính trị - xã hội …………………………………...12
1.1.2. Tiền đề văn hóa - thẩm mĩ..………………………………….………..14
1.2.

Hành trình sáng tác của Bảo Ninh……………………………….……23


1.3.

Truyện ngắn Bảo Ninh trong thời kỳ đổi mới………………………...25

Chương 2: Cốt truyện và nhân vật…………………………………………...32
2.1. Cốt truyện……………………………………………………………….32
2.1.1. Khái niệm cốt truyện………………………………………………….32
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Bảo Ninh……………………….33
2.2. Nhân vật…………………………………………………………………35
2.2.1. Khái niệm nhân vật……………………………………………………35
2.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Bảo Ninh…………………..37
2.2.2.1. Nhân vật người lính…………………………………………………38
2.2.2.2. Nhân vật người phụ nữ……………………………………………...46
3


2.2.2.3. Những nhân vật khác trong các tác phẩm viết về cuộc sống thời hậu
chiến………………………………………………………………………....49
Chương 3: Kết cấu và ngôn ngữ……………………………………………..55
3.1. Kết cấu…………………………………………………………………..55
3.1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học……………………………………....55
3.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn Bảo Ninh………………………………….56
3.2. Ngôn ngữ………………………………………………………………..63
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật…………………………………………………...63
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật……………………………………………………69
KẾT LUẬN……………………………………………………………….....85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………89

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong văn học Việt Nam hiện đại, nhất là trong khoảng thời gian mấy
chục năm trở lại đây, truyện ngắn có nhiều lúc tỏ ra chiếm ưu thế. Nhắc đến
văn xuôi Việt Nam thời kỳ này, khơng ít người đặt vấn đề nghiên cứu truyện
ngắn, và cũng có những ý kiến nhận định rằng truyện ngắn đang là khu vực
sơi động và có nhiều đóng góp cho diện mạo văn học Việt Nam đương đại.
Bảo Ninh thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành và khẳng định mình thời
hậu chiến, đúng ra là từ đổi mới. Danh tiếng và đóng góp của ơng cho nền văn
học Việt Nam đương đại là không thể phủ nhận. Là một hiện tượng văn học,
việc thu hút sự chú ý của nhiều người, ít nhất là trong một thời điểm nào đó là
điều bình thường, nhất là ở Việt Nam. Bảo Ninh thuộc số những hiện tượng
như vậy.
Trong suốt quá trình sáng tác của mình, Bảo Ninh đã viết rất nhiều tác
phẩm, khơng ít trong số đó được đánh giá rất cao cả trong và ngoài nước.
Năm 1987, xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của
tình yêu) được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào
nồng nhiệt. Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là
Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng:
Nỗi buồn chiến tranh. Ngoài tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đoạt giải
thưởng Hội nhà văn, các tác phẩm của ơng chủ yếu là truyện ngắn, có những
truyện rất đặc sắc như: Hà Nội lúc không giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Vô cùng
xưa cũ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Ba lẻ một, Thách đấu … với phong
cách viết cô đọng và những khúc vĩ thanh đầy cuốn hút. Gần đây nhất, năm
2008 Văn Mới xuất bản cuốn Lan man trong lúc kẹt xe tuyển tập các tác phẩm
chọn lọc của ông. Bảo Ninh đã từng tự trào những truyện ngắn của mình là
5



“những truyện ngắn làng nhàng và lỡ nhỡ” nhưng thực sự nó có phải “làng
nhàng và lỡ nhỡ” như ơng nói hay khơng hay đó chỉ là sự khiêm tốn của một
nhà văn thực sự có bút lực?.
Một trong những hướng tiếp cận thành tựu văn học được nhiều nhà
nghiên cứu gần đây quan tâm là tiếp cận thành tựu về phương diện thể loại;
không phải là thể loại trong thế tĩnh mà là thể loại trong sự vận động, trong nỗ
lực tương tác liên thể loại. Từ góc nhìn này, chúng ta sẽ thấy được bức tranh
thể loại trong tính mở, tính động của nó. Nhờ vậy mà nguồn cơn của sự vận
động, phát triển; sự nổi lên của thể loại này, chìm đi của thể loại kia … đều sẽ
được thấy rõ.
Sau 1986, với xu hướng dân chủ hoá, sự thống nhất trong một chỉnh
thể đầy trật tự đã được thay bằng một đời sống thể loại sôi động, với những
“cuộc đấu tranh sâu sắc hơn và mang tính lịch sử hơn”. Bằng tương tác thể
loại, đời sống thể loại cũng như từng thể loại văn xuôi đều đã cựa mình, vươn
vai mạnh mẽ để ln tự làm mới mình, tự vượt lên những kích thước của
chính mình. Một số thể loại nhờ vậy mà trưởng thành một cách nhanh chóng.
Có thể nhìn bức tranh sắc nét ấy qua hai nhân vật trung tâm của tấn kịch phát
triển văn học giai đoạn này là tiểu thuyết và truyện ngắn.
Như vậy, góc nhìn tương tác thể loại đã cho chúng ta thấy được sự
năng động của các thể loại văn xuôi từ 1986 đến nay. Chỉ trong hơn hai mươi
năm đổi mới: văn xi đã đi từ kí (phóng sự), kịch đến tiểu thuyết, rồi từ tiểu
thuyết đến truyện ngắn. Có thể thấy, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại
có sự tương tác thể loại sâu rộng, nhiều chiều đến như thế. Do vậy mà, cũng
chưa bao giờ các thể loại văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết vận
động và đổi mới mạnh mẽ như vậy. Bằng sự tương tác, cấu trúc thể loại cũng
như từng thể loại đều vượt lên trên những khuôn thước cũ, đều bung ra để đổi
mới mình. Từ một tiêu thể, văn xuôi tạo sinh rất nhiều biến thể khác nhau.
6



Góc nhìn này đã giúp chúng ta thấy được, lí giải được về sự phong phú và đa
dạng của cấu trúc thể loại cũng như cấu trúc từng thể loại trong văn xuôi giai
đoạn này.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, chúng ta đều có những truyện ngắn
hay, tác giả tiêu biểu. Bảo Ninh là một nhà văn trưởng thành khi chiến tranh
chống Mỹ đã kết thúc. Truyện ngắn của ông được viết rất nhiều theo lối
truyền thống. Chọn đề tài “Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại”,
chúng tôi muốn nghiên cứu việc nhận thức và thể hiện đề tài ở truyện ngắn
của một nhà văn cụ thể.
2. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, văn xi nói chung và truyện ngắn của Bảo Ninh
nói riêng ra đời trong một giai đoạn văn học đặc biệt - giai đoạn đánh dấu
bước chuyển mình của văn học Việt Nam thời chiến tranh sang thời văn học
hậu chiến. Vì vậy, để hiểu được một cách sâu sắc, trung thực, toàn diện về
nhiều lớp nội dung chứa đựng trong các tác phẩm của Bảo Ninh, chúng ta
phải đặt và xem xét nó dưới nhiều góc độ và bối cảnh khác nhau.
Trước hết chúng ta phải xem xét vấn đề trong bối cảnh rộng của nó, đó
là bối cảnh của những cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về đổi mới trong văn học
Việt Nam từ sau 1975, phát triển hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp,
cũng như chưa thật định hình chắc chắn. Các hiện tượng văn học: tác giả, tác
phẩm ra đời, sự khen chê chưa nhất quán - người khen hết lời, người chê hết
mức. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Thời kỳ văn học vừa qua và xu
thế phát triển đã có thái độ tán thành, khen ngợi: "Thời kỳ văn học từ sau
1975 đã đặc biệt định hướng sắp tới. Đến nay đã 15 năm nhưng vẫn còn là
sớm để thấy hết chân giá trị của những tác phẩm ra đời và những tác giả xuất
hiện được chú ý ở thời kỳ này - một thời kỳ phong phú các hiện tượng văn
học" (Báo Văn nghệ, số 15, 1990). Nhà văn Bùi Hiển cũng khẳng định: "Ngay
7



từ đầu những năm 80, đặc biệt là trong văn xuôi, sân khấu và điện ảnh đã bắt
đầu xuất hiện những sáng tác mang nhiều sắc thái mới" (Báo Văn nghệ, số 49,
tháng 12 năm 1989).
Nhưng bên cạnh đó một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khác lại cho
rằng đây là một bước thụt lùi của văn học Việt Nam, đặc biệt là đối với lĩnh
vực thơ ca. Trong lĩnh vực văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết), cũng có một số
ý kiến khơng tán thành, như một số bài phê bình đối với hiện tượng Nguyễn
Huy Thiệp, chẳng hạn đó là: "Một cây bút có tài, nhưng ..." của Hồng Diệu,
hay một số bài viết của Đỗ Văn Khang in trong tác phẩm: Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp (NXB Văn hố Thơng tin, 2001).
Mặt khác một số nhà văn và nhà nghiên cứu cịn giữ thái độ trung hồ,
chỉ dám nhận định dè dặt những đặc điểm, quy luật phát triển của văn học sau
1975, trên con đường tiếp cận, tìm hiểu và chiếm lĩnh đối tượng phức tạp này
qua các bài viết nhỏ như: Lại Nguyên Ân với "Thử nhìn lại văn xi mười
năm qua" (Tạp chí Văn học, số 4, 1990); Nguyễn Đăng Mạnh với "Một cuộc
nhận đường mới" (Tạp chí Văn học, số 4, 1995); Nguyễn Văn Long - "Thử
xác định đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975" (Tạp
chí Cộng sản, số 6, 2001).
Khi đặt và xem xét vấn đề trong bối cảnh rộng của nó, ta khơng thể
khơng nói đến đường lối văn nghệ của Đảng qua các thời kỳ và đối với thời
kỳ sau 1975, được cụ thể hố và thơng qua tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
- đánh dấu thời kỳ đổi mới, mở cửa đất nước. Đường lối văn nghệ của Đảng
có tính chất định hướng cho các văn nghệ sỹ trên con đường sáng tạo nghệ
thuật phục vụ quần chúng và các sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ
đó, văn học dân tộc sau 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng văn học phong phú
và phức tạp. Các hiện tượng văn học đặc biệt được chú ý nhiều gây ra những
làn sóng tranh luận mạnh mẽ nhất là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, hiện
8



tượng Bảo Ninh - tác giả của cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều vấn đề tranh
luận.
Bảo Ninh là một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp trên hai thể
loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh
đang thu hút sự quan tâm của người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại
và nội dung phản ánh. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Việt Thắng
khẳng định: "Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện
ngắn" [55, tr. 337]. Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau
1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây bút ấn tượng với người đọc [62, tr. 32].
Đi vào tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh tác giả cuốn sách Bình luận
truyện ngắn chỉ ra truyện Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình huống tượng
trưng. Hay WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình
yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh:
"in dấu niềm khao khát tình yêu", "đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh,
những bậc cha mẹ bị mất con".
Bảo Ninh còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết rất thành công về đề tài
chống Mỹ: Thân phận của tình yêu. Nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong tác
phẩm này trở thành mối quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu và
người đọc. Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định:
"Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển
tiểu thuyết hay về tình u, quyển tiểu thuyết về tình u xót thương nhất. Có
thể nói Phương là nhân vật phụ nữ đẹp nhất trong tiểu thuyết hiện đại Việt
Nam" [19, tr. 265]. Tác giả nhấn mạnh: "Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một
điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm (...), những cảnh tả chiến
tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm" [19, tr. 265].
Bên cạnh nỗi buồn chiến tranh là nỗi buồn về tình yêu, Đỗ Đức Hiểu nhận
định: "Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau (...) tình yêu,
9



chiến tranh, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hồng, nhức
nhối" [19, tr. 266].
Nghiên cứu về Thân phận của tình u ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong Tạp chí Văn học (số 3 - 1991) đã quan tâm đến thiên truyện
từ điểm nhìn chiến tranh: "Tồn bộ tác phẩm là các nhìn ngối lại, thờ thẩn,
đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc đầy phân tán
nhưng khơng hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung" [22,
tr. 85].
Trên Tạp chí Văn học, số 6 - 1991, với bài viết Văn xuôi gần đây và
quan niệm về con người, Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác
đáng về quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của tình
u. Ơng viết: "Cái phần được của Thân phận của tình u chính là ở chỗ tác
giả khao khát có những nhân cách như Kiên trong cuộc đời vốn còn rất hỗn
độn này. Một nhân cách như Kiên mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ,
mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà khám xét lịch sử cao hơn nữa
là đối diện với chính mình, rồi sám hối, tranh đấu và vượt lên" [58, tr. 19].
Hoàng Ngọc Hiến cũng từng khẳng định: "Với Thân phận tình yêu của
Bảo Ninh, cùng với sự xuất hiện của một nhà tiểu thuyết, lống thống bóng
dáng của một lều triết học. Cõi chập chờn bất định là cõi đắc địa của tiểu
thuyết. Bảo Ninh mới mon men bước vào cõi này, đã khơng ít độc giả ngỡ
ngàng đọc tác phẩm của anh. Có lẽ họ chưa quen đọc tiểu thuyết" (Tạp chí
Văn học, số 4 - 1995). Tác giả Nguyễn Khải trong Hãy nhìn sự chuyển hố
văn học bằng đồi mắt thưởng thức và thái độ khoan dung lại viết: Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh làm tôi chú ý khơng phải vì đó là cái nhìn duy nhất
mà là thêm một cái nhìn về chiến tranh. Cái nhìn này có mặt hay mặt dở.
Nhưng khơng nên phủ nhận hồn tồn sự đóng góp của nó. Nếu Bảo Ninh
tiếp tục viết về đề tài này thì: Qua dư luận, qua ý kiến của công chúng - tôi tin
10



anh sẽ viết tốt. Văn Bảo Ninh tuy không phải tất cả là hay nhưng có những
chương viết rất quyến rũ" (Tạp chí Văn học, số 4 - 1995). Gần đây cũng trên
báo Văn nghệ Trẻ, số 39 - 2006, trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tác giả
Nguyễn Trường Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam khơng nằm ngồi dịng
chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu, trong đó
là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Tác giả viết: "Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh với độ dài của thời gian, điểm nhìn mới mẻ của chiến tranh trong
quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm
điệu hào hùng thắng lợi mà cịn đượm nét đau thương bi tráng trong những
ngơi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi quạnh hiu, qua từng nỗi
bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu phương đêm đêm không ánh
đèn mỏi mắt chờ đợi". Nguyễn Trường Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở
cuốn tiểu thuyết này: "Điểm mới nhất trong kết cấu Thân phận của tình yêu là
ở chỗ tác giả lấy trục thời gian chi phối mọi hành động xuyên suốt các tính
cách nhân vật, trải rộng các vung khơng gian mênh mơng của chiến trường từ
Bắc chí Nam". Đó là những gợi ý tuy ít ỏi của các tác giả, những nhà nghiên
cứu đi trước song rất có ý nghĩa cho chúng tơi khi nghiên cứu truyện ngắn
Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại.
Như vậy, thể hiện cái nhìn tổng qt tồn diện, có hệ thống, chun sâu
trong việc nghiên cứu và có một cái nhìn hệ thống về Truyện ngắn Bảo Ninh
từ góc nhìn thể loại là một vấn đề cần thiết. Hy vọng đề tài sẽ mang đến một
ý nghĩa khoa học và thực tiễn hữu ích.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những đặc sắc riêng trong truyện ngắn Bảo Ninh, từ đó khẳng

11



định những đóng góp khơng nhỏ của Bảo Ninh trong nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của nhà
văn Bảo Ninh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thể loại truyện
ngắn: cốt truyện, nghệ thuật, nhân vật, ngơn ngữ … qua đó thấy được nét
riêng biệt, độc đáo của Bảo Ninh với thể loại truyện ngắn bên cạnh thể loại
tiểu thuyết rất thành công của ông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại
được tập hợp trong Tác phẩm chọn lọc Truyện ngắn Bảo Ninh do Nhà xuất
bản Phụ nữ ấn hành năm 2011. Đó là những truyện ngắn: Trại bảy chú lùn,
Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn
bay, Hữu khuynh, Khắc dấu mạn thuyền, Ngơi sao vơ danh, Bí ẩn của làn
nước, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Ba lẻ một, La-mác xây-e, Vô
cùng xưa cũ, Tiễng vĩ cầm của quân xâm lăng, Thách đấu, Thời của xe máy,
Lan man trong lúc kẹt xe, Giang, Quay lưng, Chuyện xưa kết đi được chưa,
Mắc cạn, Bội phản, Sách cấm, Ngàn năm mây trắng, Gió dại, Cái búng, Hỏa
điểm cuối cùng… ngồi ra chúng tơi sử dụng thêm một số tác phẩm khác của
tác giả để làm dẫn chứng minh họa.
Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả ở
những vấn đề liên quan và với một số tác giả cùng thời khác.

12



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp loại hình
5.2. Phương pháp so sánh
5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
5.4. Phương pháp thống kê
5.5. Phương pháp tiểu sử
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
6.1. Luận văn tập trung tìm hiểu Truyện ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể
loại nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Bảo Ninh đối với
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại ở phương diện thể loại.
6.2. Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong sẽ đóng góp một chút
cơng sức cho cơng tác nghiên cứu - phê bình văn học hiện đại để chúng ta
thấy được chân dung về một tác giả văn xuôi đặc sắc.
6.3. Thấy được những nét cơ bản trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện
và những nét cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
triển khai nội dung thành 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi thời kỳ đổi
mới
Chương 2: Cốt truyện và nhân vật
Chương 3: Kết cấu và ngôn ngữ

13



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TRUYỆN NGẮN BẢO NINH TRONG BỐI CẢNH
VĂN XI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1.

Những tiền đề về chính trị - xã hội, văn hóa - thẩm mĩ liên

quan đến sự tiếp nối và chuyển hƣớng của đề tài, đội ngũ sáng tác
1.1.1. Những tiền đề về chính trị - xã hội
Văn học là một hiện tượng lịch sử xã hội, được ra đời, phát triển trong
một hoàn cảnh lịch sử nhất định, văn học trở thành tấm gương phản chiếu đời
sống xã hội. Nhưng với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, sự
phản ánh của văn học cũng mang một nét mới. Ngoài nội dung khách quan
đời sống được phản ánh, nhà văn cịn phải biểu hiện thái độ chủ quan của
mình. Nên một tác phẩm văn chương chỉ phản ánh mặt khách quan của đời
sống thì chưa đủ mà phải biểu hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống, thái
độ đó có thể là đồng tình, biểu dương, ca ngợi hay phê phán, châm biếm ...
Đó cũng là giá trị nhân đạo, là tấm lòng, là trái tim của nhà văn trước hiện
thực đời sống.
Là một hiện tượng lịch sử xã hội ra đời, phát triển trong một hoàn cảnh
lịch sử xã hội nhất định nên văn học luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng của
nhiều yếu tố chính trị - xã hội trong bối cảnh lịch sử đó. Sinh thời chủ tịch Hồ
Chí Minh từng nói "Xã hội nào thì văn nghệ nấy". Lịch sử xã hội luôn luôn
chi phối ảnh hưởng đến văn học đó là một quy luật. Văn học Việt Nam sau
1975 cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy.
Với thắng lợi vĩ đại trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh kết thúc, đất nước độc lập, thống
nhất, nhân dân bước vào thời kỳ hịa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi cả nước. Cuộc sống của dân tộc và của mỗi gia đình dần dần trở lại

14


với những quy luật bình thường của nó, con người trở lại với muôn mặt đời
thường. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đất nước, xã hội, con người Việt
Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chồng chất và khơng ít thách
thức của thời kỳ hậu chiến, của nền kinh tế thị trường để đứng vững và hơn
thế nữa để tạo được những biến đổi to lớn, toàn diện sâu sắc, nhất là từ khi
công cuộc đổi mới được mở ra cho đến nay. Nền văn học như một tấm gương
tinh thần của cuộc sống, có chung vận mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua
những thăng trầm của lịch sử. Từ sau 1975, nền văn học cũng phải đứng trước
những khó khăn, thách thức gay gắt và đã có những biến đổi sâu rộng trên
mọi mặt của quá trình văn học.
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là Đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn
diện của Đảng ta. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới tồn diện mọi mặt: Kinh
tế, văn hố, chính trị, ngoại giao... Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử
trọng đại đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam. Đại hội đã tìm ra lối thốt
cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện
đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Viêt Nam.
Với Đại hội này, Đảng ta kêu gọi toàn Đảng, tồn dân đổi mới tư duy
nhìn thẳng vào hiện thực đất nước và đời sống nhân dân để đề ra đường lối
đúng đắn. Đây là thời kỳ chúng ta xác định đúng đắn hướng đi của đất nước,
mở đầu một thời kỳ đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đây cũng là thời kỳ mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp. Có thể nói, nhờ cơng cuộc
đổi mới mà Đảng ta đã tiến hành hơn 20 năm qua nên mọi mặt của đất nước
đã được thay đổi: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân
được nâng lên khá cơ bản, văn hoá xã hội cũng vì thế có được sự phát triển

15


mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc.
1.1.2. Tiền đề văn hố - thẩm mĩ
Đường lối đổi mới tồn diện mà Đại hội VI đề ra đã mở đường cho sự
đổi mới trong văn học. Lúc này, người nghệ sĩ đã dám nhìn thẳng vào hiện
thực cuộc sống, có quyền nói thẳng, nói thật các vấn đề miễn là nhà văn phải
đứng trên lập trường quan điểm của Đảng khi phản ánh vấn đề hiện thực. Mặt
khác hiện thực cuộc sống thay đổi đã dẫn đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu
thưởng thức văn của công chúng cũng thay đổi. Trong hồn cảnh đất nước
hồ bình, cơng chúng hơm nay khơng dễ gì bằng lịng với những tác phẩm
văn học dễ giãi một chiều, mà đòi hỏi nhà văn viết về tác phẩm toàn diện hơn,
sâu sắc hơn. Cuộc sống hiện thực bây giờ không chỉ là chiến đấu và lao động
như trong văn học 1945 - 1975 nữa mà là mọi vấn đề bề bộn, đa dạng, phức
tạp của cuộc sống xã hội. Chính vì vậy, bạn đọc của chúng ta muốn hiểu thực
tại khơng chỉ có thế mà người đọc muốn hiểu toàn bộ hiện thực cuộc sống với
bộ mặt đa diện, đa chiều của nó, cũng như con người trong mối quan hệ nhiều
chiều, phức tạp chứ không phải theo lối miêu tả xuôi chiều đơn giản.
Văn học vẫn tiếp tục viết về chiến tranh nhưng người đọc muốn hiểu
mọi vấn đề về cuộc chiến kể cả mặt trái của nó, buộc nhà văn khơng thể viết
theo lối cũ nữa - nghĩa là viết thiên về chiến thắng, về cái anh hùng vĩ đại của
dân tộc. Những tác phẩm vẫn viết theo lối tư duy cũ khơng cịn sức hấp dẫn
đối với độc giả vì hồn cảnh xã hội đã thay đổi và tâm lí độc giả cũng vậy. Lý
luận văn học Macxit đã khẳng định: "Người đọc như một yếu tố bên trong của
quá trình sáng tác văn học". Đối với nhà văn, người đọc bao giờ cũng là hiện
thân của nhu cầu xã hội. Trong mọi trường hợp mỗi khi nói đến người đọc
nhà văn đều cảm thấy họ: "yêu cầu", "đòi hỏi", "tin cậy", "hứng thú", "hồi
hộp", "trơng chờ"... cịn nhà văn thì: "đáp ứng", "lý giải", "tác động", "lôi
cuốn", "thuyết phục", "giúp đỡ", "truyền đạt", "phơi bày", "cho thấy"... Đó

16


chính là mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn mà nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến các giai đoạn sáng tác văn học. Văn học sau 1975 cũng khơng nằm ngồi
ảnh hưởng đó. Nhà văn Ngun Ngọc đã nhận xét: "Sau 1975 bỗng dưng xuất
hiện một tình trạng rất lạ: sự lạnh nhạt hẳn đi trong công chúng và sáng tác.
Người đọc mới hơm qua cịn mặn mà là thế, bỗng dưng quay lưng lại với anh,
họ không thèm đọc anh nữa. Sách anh viết ra hăm hở dày cộm, nằm mốc meo
trên các quầy sách. Người ta bỏ anh, người ta đi đọc sách Tây và đọc Nguyễn
Du" [44, tr. 9]. Cịn Chế Lan Viên thì cho rằng: “Sách thì nhiều mà khơng có
tác phẩm”. Nguyễn Tn lại khẳng định: Văn học giai đoạn này hình như có
một khoảng “chân khơng văn học”
Tất cả những điều kiện trên buộc nhà văn - người nghệ sĩ cầm bút phải
thay đổi cách viết, cách xây dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt là quan niệm
nghệ thuật về con người... Điều này lí giải tại sao trong văn học dân tộc sau
1975 lại xuất hiện các hiện tượng "lạ" như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc
Trường, Dương Hướng, Bảo Ninh ... Nền văn xi sau 1975 vì vậy cần quan
tâm đến con người một cách tồn diện hơn, khơng chỉ đấu tranh giai cấp và
đấu tranh dân tộc, trong lao động và cơng tác mà cả trong cuộc sống bình
thường hàng ngày; không chỉ con người xã hội mà cả con người riêng tư, con
người tự nhiên; không chỉ tư tưởng, quan niệm mà cả tình cảm, tâm lí; khơng
chỉ đời sống hữu thức mà cả những cái thoáng qua bất chợt, mơ hồ trong đời
sống vô thức...
Văn xuôi đang bước vào một chặng đường mới với những thành tựu
đáng khích lệ. Nó tập trung giải quyết hàng loạt những vấn đề mới của chủ
nghĩa xã hội trong chặng đường đầu tiên của thời kì q độ, đồng thời trang
trải món nợ tinh thần đối với hai cuộc chiến tranh dân tộc. Văn xi cũng
đang có những tìm tịi, khám phá đáng khích lệ, những đóng góp mới về mặt
thể loại và phong cách thể hiện. Trong bước đường đi lên phía trước khơng

17


khỏi có những hạn chế và thử nghiệm chưa thành công.
Năm 1975 trở thành mốc chấm dứt một giai đoạn lịch sử của dân tộc để
chuyển sang một vận hội mới. Đối với văn học, bối cảnh mới tạo nên những
chấn động sâu xa trong ý thức nghệ thuật. Từ một nền văn học đấu tranh của
chiến tranh, của những u cầu nghiêm ngặt của chính trị, tư tưởng tồn bộ
nền văn học với những kinh nghiệm tích lũy được không phải chỉ là 40 năm
cách mạng mà trên cả chặng đường dài lịch sử văn học dân tộc, đang có
những nhu cầu mới - nhu cầu trở lại với sự sáng tạo trong dân chủ - nhu cầu
sống trong mọi vấn đề của đời sống con người để tìm kiếm và thiết lập những
giá trị phong phú của tinh thần con người.
Nhưng những nhu cầu và cả những tiền đề của đổi mới văn học sẽ khó
trở thành hiện thực hoặc nếu có trở thành hiện thực thì cũng khơng có được
diện mạo và tư thế như ta đang thấy. Nó cần có một yếu tố thúc đẩy mang tính
quyết định. Đó là sự dân chủ hố về mặt chính trị - xã hội, cho nên khơng
phải ngẫu nhiên mà trên chặng đường nối tiếp của nền văn học 1945 - 1975,
cái mốc của đổi mới văn học được tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Tính từ đó văn học mang một màu sắc khác, một tinh thần khác để có thể nói:
"Bắt đầu một giai đoạn khác". Giai đoạn mới này khơng cắt lìa mà vẫn tiếp
nối nhưng cũng không phải là sự tiếp nối tự nhiên bình thường mà là sự tiếp
nối vừa mang tính kế thừa, vừa có sự phủ định biện chứng. Trên tinh thần
biện chứng ấy của đổi mới, văn học sẽ được nhìn nhận khách quan hơn, đồng
thời tranh cãi về chuyện "phủ định hay khơng phủ định" cũng có thể có lời
giải đáp hợp lí. Chính Ăngghen đã từng nhấn mạnh sự phủ định biện chứng
như một chân lí tuyệt đối, khách quan. "Đối với triết học biện chứng thì
khơng có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Nó chỉ ra tính chất q
độ của mọi sự vật và đối với nó khơng có gì có thể đứng vững được ngồi q
trình khơng ngừng của sự sinh thành và tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ

18


thấp đến cao...Tính chất cách mạng của nó là tuyệt đối - đó là cái tuyệt đối
duy nhất được triết học biện chứng thừa nhận".
Đổi mới văn học được khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học
trên chặng đường mới của lịch sử và của chính nó. Văn học Việt Nam sau
1975 đã có sự đổi mới rõ rệt, người ta đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
học minh hoạ và yêu cầu văn nghệ phải được cởi trói, đổi mới, đổi khác.
Hành trình của đổi mới văn xi gắn liền với tiến trình vận động của đổi mới
văn học dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, văn học Việt Nam 30 năm qua đã
trải qua 3 chặng đường, có sự nối tiếp khơng đứt đoạn: từ 1975 - 1985 là giai
đoạn chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang nền văn học thời hậu
chiến; từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh
mẽ gắn liền với chặng đường đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ 1993
đến nay văn học trở lại với quy luật bình thường và hướng sự quan tâm nhiều
hơn đến sự cách tân nghệ thuật.
Nếu nhìn vào hành trình đổi mới văn xi Việt Nam từ sau 1975 đến nay
qua những chặng đường và thành tựu của nó ta sẽ thấy rõ sự thay đổi về tư
duy nghệ thuật (chủ yếu qua truyện ngắn và tiểu thuyết).
Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu cầu "đổi mới tư
duy tiểu thuyết". Tiểu thuyết Việt Nam những năm tiền đổi mới (1975 - 1985)
vẫn theo đà quay "quán tính" nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực
trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy
nghệ thuật của nhà văn như: Họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Miền
cháy (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn lốc (Khuất Quang Thụy), Đồng bạc
trắng hoa xoè (Ma Văn kháng) ... Chỉ khi bước vào thời kỳ đổi mới trong
không khí dân chủ của đời sống văn học, văn xi Việt Nam mới thực sự đổi
mới tư duy nghệ thuật. Từ sau 1986 đó là sự khởi sắc của văn xi trong đó
tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế của mình trong cách "nhìn

19


thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng sự thật"; bao quát được
những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong vận
động và phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của công chúng đương
đại: Thời xa vắng (Lê Lựu); Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Mưa mùa hạ, Mùa lá
rụng trong vườn (Ma Văn Kháng ); Thời gian của người, Một cõi nhân gian
bé tí (Nguyễn Khải); Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh); Cõi người rung
chuông tận thế (Hồ Anh Thái); Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy
Anh)…
Từ sau 1975 - 1980 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách
mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Tính chất
chuyển tiếp này thể hiển rõ cả đề tài, cảm hứng và cả các phương thức nghệ
thuật, cả quy luật vận động của văn học. Ở nửa cuối thập kỷ 70, nền văn học
về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật với những cảm hứng chủ
đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Khuynh hướng sử thi vẫn
được tiếp tục nhưng mờ nhạt dần với một loạt tiểu thuyết, kí sự, hồi kí về
chiến tranh. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu như: Năm 75 họ đã sống như
thế (Nguyễn Trí Huân); Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi); Tháng 3
Tây Nguyên (Nguyễn Khải); Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh); Miền cháy
(Nguyễn Minh Châu)... Bên cạnh nhu cầu tái hiện lịch sử, nhà văn có điều
kiện tập trung vào xây dựng tính cách nhân vật, phân tích và lí giải về các sự
kiện biến cố. Từ đỉnh cao của chiến thắng trọn vẹn, nhìn lại và tái hiện những
khó khăn, tổn thất thậm chí cả những thất bại tạm thời của ta trong chiến tranh
cũng chính là cách khẳng định những giá trị lớn lao của sự hy sinh và ý nghĩa
vĩ đại của sự chiến thắng. Bên cạnh đó một số cây bút đã đề cập kịp thời
những vấn đề mới nảy sinh trong bối cảnh giao thời từ chiến tranh sang hồ
bình, mà cuộc sống ở mọi nơi hiện lên khơng chỉ có niềm vui của hồ bình chiến thắng - đồn tụ mà cịn có bao sự phức tạp, khó khăn nảy sinh (tiểu
20



thuyết Những khoảng cách còn lại của Nguyễn Mạnh Tuấn, Miền cháy của
Nguyễn Minh Châu). Bước vào những năm đầu của thập kỷ 80, tình hình kinh
tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng
hoảng trầm trọng, nên văn học cũng chững lại và cũng khơng ít nhà văn lâm
vào bối rối, khơng tìm ra phương hướng sáng tác. Ý thức nghệ thuật của số
đông người viết và công chúng chưa kịp chuyển biến kịp thời với thực tiễn xã
hội, những quan niệm và cách tiếp cận vốn quen thuộc trong thời kỳ trước đã
tỏ ra bất cập trước hiện thực mới và đòi hỏi của người đọc. Đây là khoảng
thời gian mà nhà văn Nguyên Ngọc gọi là: "khoảng chân không" trong văn
học. Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều
sâu của đời sống văn học, với những trăn trở, tìm tịi thầm lặng mà quyết liệt
ở một số nhà văn có mẫn cảm với địi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách
nhiệm cao về ngịi bút của mình. Những tìm tịi bước đầu ấy đã mở ra cho văn
học những hướng tiếp cận mới về hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện
thực đời thường với những vấn đề đạo đức - thế sự, đang tồn tại nổi cộm đòi
hỏi văn học phải nhận thức, khám phá.
Từ 1986 đến đầu những năm 90, là giai đoạn văn học đổi mới thực sự,
tập trung vào mồ tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Văn xi
viết về con người và cuộc sống với tất cả những mặt tốt, xấu của nó. Có thể
kể các tác phẩm như: Bến khơng chồng (Dương Hướng); Đám cưới khơng có
giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Cỏ lau, Mùa trái cóc
ở miền Nam (Nguyễn Minh châu); Thân phận tình yêu (Bảo Ninh) ... Các cây
bút này đã đi vào thể hiện các khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan
hệ thế sự đan xen nên cuộc sống đời thường phức tạp. So với trước đây, nhiệt
tình phê phán của văn học giai đoạn này dữ dội hơn rất nhiều. Đặc điểm nổi
bật trong văn học là khuynh hướng đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những
sai lầm của quá khứ - cái mà người ta nói là khuynh hướng văn học phơi bày
21



tố cáo. cố nhiên cảm hứng phê phán cũng có lúc đẩy tới cực đoan, lệch lạc và
người viết bộc lộ một cái nhìn ảm đạm hồi nghi thiên lệch.
Quả thật, sự xuất hiện của cảm hứng sự thật khi viết về con người cuộc
sống là một tất yếu, đồng thời là điều tất yếu mà văn học cần phải vượt qua để
tìm đến những chiều sâu mới. Sự phơi bày, kể lể, ngợi ca con người đã đến
lúc người đọc đòi hỏi một chiều khác hơn, người ta chờ ở nhà văn qua sự vận
động xã hội phức tạp đó đưa đến cho người ta những tổng kết nhân văn sâu
sắc và lâu dài qua hình tượng nghệ thuật.
Từ cuối những năm 90 đến nay, trong xu thế đi tới sự ổn định xã hội,
văn học về cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường
nhưng không xa rời những định hướng tư duy đã hình thành từ những năm 80.
Nếu như trước đó động lực thúc đẩy văn học đổi mới là do nhu cầu đổi mới
xã hội và khát vọng dân chủ - đó cũng chính là nội dung cốt lõi của văn học
trong chặng đường đầu thời kỳ đổi mới, thì khoảng 10 năm trở lại đây, văn
học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó mặc dù vẫn khơng đi
lệch khỏi xu hướng dân chủ hố. Đây là lúc văn học cũng như văn xuôi trở về
với đời sống thường nhật và vĩnh hằng, đồng thời có ý thức và nhu cầu tự đổi
mới về hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện cũng như tư duy nghệ
thuật. Có thể tìm thấy những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân tiểu thuyết
trong hàng loạt các tiểu thuyết gần đây như: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Hồ
Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh); Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà); Giàn
thiêu (Võ Thị Hảo); Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái); Mảnh đất
lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo
Ninh)....
Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn cũng có những cách tân lớn trong tư
duy và đạt được nhiều thành tựu. Vì vậy có thể nói, văn học sau 1975 là "thời
của tiểu thuyết", "thời của truyện ngắn". Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã
22



đạt được những thành tựu rực rỡ, với sự bổ sung của những cây bút trẻ - thế
hệ nhà văn có duyên với truyện ngắn: Ngyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Bảo
Ninh, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Hảo ... Bên cạnh đó là sự "hồi xuân", "tái xuất" của những
cây bút thế hệ trên lục tuần như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên,
Xuân Thiều, Lê Tri Kỷ ... họ không bị xơ cứng theo tuổi tác trái lại càng hăm
hở viết, viết bằng sự lựa chọn câu chữ chặt chẽ, viết bằng cảm xúc sâu lắng.
Bước đột phá đầu tiên của truyện ngắn sau 1975 là tác phẩm gây nhiều
tranh luận của nhà văn quân đội: Thái Bá Lợi, Hai người trở lại trung đoàn
(1976) đã từ bỏ lối viết đơn giản, một chiều về cuộc sống và con người, tác
giả đã mạnh dạn trình bày tính chất ngày càng trở nên phức tạp của cuộc sống
và con người thời đại được thử thách qua ngọn lửa chiến tranh và chuẩn bị
nhân cách để bước vào đời sống bình thường, hồ bình. Giờ đây con người
được phát hiện, thể hiện trên bình diện đạo đức, trong tiến trình hình thành
nhân cách mới với những thử thách thầm lặng nhưng không kém phần gay go
phức tạp. Dựa vào đặc trưng của thể loại truyện ngắn là "cưa lấy một khúc
của đời sống", tìm ra những "tình huống tiêu biểu" tác giả đã chú trọng khai
thác cái thời khắc thử thách của con người khi nhân vật Thanh bị hiểu lầm,
mất tình cảm và niềm tin đối với Mây và phải im lặng. Trong chiến tranh cuộc
sống bị dồn nén, tập trung vào một hành động vì mục đích cao cả vì thế khó
có thể biện bạch thanh minh những chuyện tế nhị về danh dự, tình u. Con
người cơng dân nghĩa vụ là cao cả nhất, sau này khi Trí "lộ mặt" phản bội tình
yêu đối với Mây, sự tỉnh ngộ của nhân vật nữ, sự trở lại đàng hoàng và cao
thượng của Thanh, hồi kết của câu chuyện vẫn cịn vị đắng chát của nhân tình
thế thái, nhưng vẫn đậm chất nhân văn của con người Việt Nam: Trọng chữ
tín, chữ nghĩa. Khi truyện ngắn in ra khơng phải khơng có ý kiến phê phán tác
giả là đã chú trọng vào phần khiếm khuyết của con nguời (nhân vật Trí) trong
23



khi bản thân Trí là một người anh hùng trong chiến tranh. Đúng là như vậy:
người ta có thể là anh hùng trong lửa đạn nhưng lại có thể là kẻ hèn nhát trong
tình u, tình bạn, tình đồng chí. Cũng như khơng ít kẻ giờ đây đứng trước
vành móng ngựa, rơi vào vịng lao lí, khi trước đó trong chiến tranh giải
phóng là những người cán bộ đảng viên mẫu mực, cuộc sống có nhiều cách
sàng lọc, thử thách phẩm giá con người.
Truyện ngắn sau 1975 còn chú trọng nghiên cứu thực trạng tinh thần xã
hội sau chiến tranh - đó là một hiện thực phức tạp đa dạng đan xen mặt sáng,
tối trong đời sống cũng như những đổi thay tất nhiên trong nhận thức, tình
cảm của con người. Truyện ngắn Lời cuối trong kịch bản (1980) của Lê
Hồng được viết theo xu hướng này: Một cơ gái là một diễn viên nghệ thuật
không chuyên, trong chiến tranh đã gặp một chàng trai (người lính). Họ đã
hứa hẹn: "Em sẽ chờ anh cho đến khi hết chiến tranh". Hồ bình 20 năm cơ
gái vẫn chờ người u mình nhưng chàng trai đã khơng trở về (bị mất tích).
Cơ được chọn đóng vai một cơ gái tiễn người u ra trận chống quân xâm
lược, bộ phim được kết thúc bằng lời thoại như cơ gái đã nói với người u
mình năm xưa, nhưng cơ gái đã từ chối nói lời cuối cùng đó vì lí do riêng tư,
thầm kín ấy. Ơng đạo diễn và nhiều người khác khơng hiểu được hành động
của cơ gái, bộ phim vì thế có nguy cơ khơng hồn thành. Giá trị nhân văn của
câu chuyện này là ở chỗ: Thế hệ cô gái đã hy sinh tuổi xn vì sự nghiệp, họ
khơng luyến tiếc. Nhưng các thế hệ sau họ không phải sống như thế thì tốt
hơn - nghĩa là khơng phải mất mát chờ đợi vô vọng, nghĩa là được sống với
tuổi xuân, với tình u của mình. Nhà văn nhờ ngọn gió lành của cơng cuộc
đổi mới đã có thể nhìn thẳng vào sự thật, viết về mọi sự thật như văn hào
LepTơnstơi từng nói: "Nhân vật mà tơi u thích nhất, tâm huyết nhất khi viết
- đó là sự thật". Sau 1980 trong văn học đương đại hình thành khuynh hướng
văn xuôi thế sự đời tư, mà các nhà nghiên cứu gọi bằng văn xuôi đời thường
24



cùng tồn tại bên văn xuôi sử thi. Truyện ngắn có thể viết về mọi chuyện, và
có điều kiện đi sâu vào các trạng huống tinh thần tinh tế trong thế giới tâm
linh của con người như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn
Minh Châu. Âm hưởng phê phán - sự phê phán trên tinh thần nhân văn, cầu
thị vang lên mạnh mẽ trong nhiều tác phẩm của các nhà văn: Người không đi
cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân, Bức tranh của Nguyễn Minh
Châu, Gió từ miền cát của Nguyễn Xuân Thiều... Nhưng nó là phê phán để
xây dựng cái mới, để thanh lọc tâm hồn con người.
So với tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975 đã thực sự khởi sắc, các nhà
văn đã có những tìm tịi nghệ thuật làm cho thể loại "nhỏ" có sức chứa, hay
nói cách khác là có khả năng khái quát nghệ thuật đời sống theo chiều sâu.
Qua đó cũng chính trong giai đoạn này đã khẳng định được nhiều cây bút
truyện ngắn có phong cách tiêu biểu như: Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê ...
1.2. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, từng chiến đấu ở
chiến trường Tây Nguyên năm 1969 cho đến ngày hòa bình lập lại. Ơng học
khóa II Trường Viết văn Nguyễn Du, hiện công tác tại báo Diễn đàn Văn
nghệ Việt Nam và Văn nghệ Trẻ; ông được văn đàn biết đến sau truyện ngắn
Trại bảy chú lùn in năm 1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình
khen chê với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1991). Trước đó Nỗi buồn
chiến tranh được biết đến với tên Thân phận tình yêu, sau được dịch ra tiếng
Anh “The Sorrow of War”. Cuốn tiểu thuyết thứ 2 có tên Thảo nguyên suốt
bao năm cho đến nay chưa từng được công bố và dường như để thay vào đó là
loạt truyện ngắn và bút ký văn học thỉnh thoảng đăng tải trên báo chí, đã in
thành nhiều tập và được tuyển chọn thành tập.

25



×