Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) lịch sử tiếp nhận truyện kiều từ góc nhìn phương pháp sáng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN

LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU
TỪ GĨC NHÌN PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC
Chun ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN

LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU
TỪ GĨC NHÌN PHƢƠNG PHÁP SÁNG TÁC
Chun ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Phạm Quang Long



Hà Nội - 2018


MỞ ĐẦU
Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm vơ cùng giá trị, trong đó có
Truyện Kiều. Đây là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội tụ đầy đủ tinh hoa
của ngôn ngữ Việt. Có thể nói từ trƣớc đến nay chƣa có một tác phẩm văn học nào lại
đƣợc giới nghiên cứu quan tâm, thƣởng thức, bình giá, phân tích, phê phán và tranh
luận thậm chí là gay gắt nhƣ Truyện Kiều. Đây là mợt tác phẩm có bề dày lịch sử
nghiên cứu, phê bình khá dài, vơ cùng phong phú, đa dạng cũng nhƣ nhiều sự phức tạp,
mâu thuẫn đan xen nhƣng cũng hấp dẫn và dễ đi vào đời sống nhân dân. Khi đi sâu vào
vấn đề “Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác”, đặc biệt là
tiếp cận Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, chúng ta có thể
nhìn nhận rõ hơn việc có hay khơng chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du cũng nhƣ chứng minh quan điểm cho rằng xem chủ nghĩa hiện thực nhƣ
một giá trị hơn hẳn các xu hƣớng khác là một quan niệm khơng chính xác. Từ đó,
ghi nhận những thành cơng và đóng góp của thi hào Nguyễn Du trên phƣơng diện
nghệ thuật với những sáng tạo mới về mặt điển hình hóa, chi tiết, tâm lý nhân vật…
mà trƣớc đó chƣa từng có trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, với nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu văn học
trong và ngoài nƣớc dành cho tác phẩm Truyện Kiều nhƣng với sức hấp dẫn của nó,
cho đến nay, các vấn đề trên vẫn đƣợc nhắc lại và tiếp tục đƣợc bình giá, phân tích
để có thêm những kết luận tƣơng đối toàn diện hơn, có ý nghĩa tổng quát hơn. Viết luận
văn này, chúng tơi hy vọng sẽ góp thêm mợt tiếng nói cho sự thành cơng của tác phẩm.
Trong q trình thực hiện đề tài, tôi nhận đƣợc sự động viên và đóng góp to lớn
của thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS Phạm Quang Long - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn thạc sĩ. Sự chỉ bảo tận tình của thầy đã tạo động lực và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn của mình.

Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng do thời gian có hạn nên luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy giáo, cơ giáo để tơi
có thể hoàn chỉnh tốt hơn luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...

1

2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………

2

3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu………………………………..

8

4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….

9

5. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….

9

NỘI DUNG
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU…


10

1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa hiện thực……………………………………..

10

1.2. Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác…………..

12

1.2.1. Khái niệm phương pháp sáng tác………………………………………

12

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du ……………..

13

1.2.2.1. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1945 – 1954……………………………………………………………………………
1.2.2.2. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1954 – 1975…………………………………………………………………………….
1.2.2.2.1. Nhóm nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của chủ nghĩa hiện thực
trong Truyện Kiều……………………………………………………………...
1.2.2.2.2. Nhóm nghiên cứu phủ nhận sự tồn tại của chủ nghĩa hiện thực trong
Truyện Kiều….....................................................................................................

13
15

15
18

1.3. Văn học và hiện thực từ góc nhìn của phản ánh luận…………………

23

1.4. Chủ nghĩa hiện thực nhƣ một giá trị…………………………………..

25

1.4.1. Chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du

25

1.4.2. Những ngộ nhận về chủ nghĩa hiện thực……………………………..

29

Chƣơng 2: VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH HÓA TRONG TRUYỆN KIỀU……………

35


2.1. Vấn đề điển hình hóa nhân vật…………………………………………

35

2.1.1. Khái niệm “điển hình hóa”……………………………………………


35

2.1.2. Xem xét ngun tắc điển hình hóa trong Truyện Kiều………………

36

2.1.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình chính diện…………………….

39

2.1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình phản diện……………………..

49

2.2. Hồn cảnh chi phối tính cách và số phận con ngƣời………………….

56

Chƣơng 3: CHI TIẾT VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN…………………….

62

3.1. Chi tiết nghệ thuật……………………………………………………….

62

3.1.1. Vai trò của chi tiết………………………………………………………

62


3.1.2. Chi tiết trong hành động của nhân vật………………………………...

66

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý……………………………………………….

72

3.2.1. Con người cô độc và phân tích tâm lý tàn nhẫn – khám phá thế giới
nội tâm nhân vật……………………………………………………………..

73

3.2.2. Những phạm trù ngôn ngữ thể hiện tâm lý nhân vật…………………

79

3.2.2.1. Ngôn ngữ tác giả - phân tích, lý giải những tâm lý khác nhau trong
cùng một hồn cảnh……………………………………………………………………

79

3.2.2.2. Ngơn ngữ nhân vật là ngơn ngữ của tâm trạng………………………….

81

3.2.2.3. Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện trạng thái tâm hồn nhân vật……………

84


3.3. Vấn đề ngôn ngữ trong Truyện Kiều……………………………………

87

3.3.1. Ước lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa và những phương thức biểu hiện
từ góc độ ngơn ngữ……………………………………………………………
3.3.2. Ngơn ngữ của chủ nghĩa hiện thực và xu hướng tiệm cận ngôn ngữ
đời sống trong Truyện Kiều…………………………………………………..

87
90

KẾT LUẬN……………………………………………………………………

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….

99


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình văn học nói chung, chủ nghĩa hiện thực (CNHT) đƣợc xem
là một trào lƣu, một phƣơng pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bƣớc phát triển
mới trong tƣ duy nghệ thuật của con ngƣời. Phát huy những điểm mạnh cũng nhƣ
khắc phục những hạn chế của các trào lƣu và phƣơng pháp sáng tác xuất hiện trƣớc
đó, CNHT đã kết tinh đƣợc truyền thống văn học và tƣ tƣởng thời đại. Đặc biệt, từ
sau năm 1954 xuất hiện những ý kiến bàn về CNHT trong văn học trung đại mà đối
tƣợng phân tích, chứng minh cho quan điểm này chính là tác phẩm Truyện Kiều, thơ

chữ Hán của Nguyễn Du và một vài tác giả tiêu biểu khác. Các nhà nghiên cứu hiện
đại ở Việt Nam đã đƣợc trang bị lý luận về CNHT của giới lý luận Xô Viết (Liên
Xô cũ), dù vẫn lấy hệ tƣ tƣởng lý luận văn học phƣơng Tây làm cột mốc, song đã
chuyển sang một lập trƣờng mới, đối lập hẳn với các quan niệm trƣớc những năm
1945 về vấn đề tả chân trong văn học trung đại Việt Nam.
Từ năm 1945 đến nay, trong giới nghiên cứu văn học ở nƣớc ta, phản ánh
luận đã chi phối mạnh mẽ đến phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ hệ thống vấn đề
nghiên cứu. Trong tình hình đó, vấn đề xem giá trị phản ánh hiện thực là giá trị cao
nhất của văn học trở thành dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Truyện Kiều nhƣ
một sản phẩm của phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa trên thực tế đã đem lại
nhiều sự bất cập cũng nhƣ các ý kiến phản đối.
Vậy luận văn này nhằm mục đích tiếp cận Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng
tác hiện thực chủ nghĩa để xem xét vấn đề này từ bản chất và quá trình lịch sử của
việc tiếp nhận. Phƣơng pháp sáng tác ở đây chính là CNHT. Việc nghiên cứu các
phƣơng pháp sáng tác theo từng thời đại và xã hội cụ thể giúp cho việc nhận diện
từng giai đoạn khác nhau của tƣ duy văn học. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn khi
viết Hành trình Truyện Kiều từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI đã phân chia lịch sử tiếp
nhận Truyện Kiều với bốn chặng chủ yếu cùng những lý giải khác nhau ở mỗi
chặng đƣờng lịch sử: Một là tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XIX (của các nhà
1


nho trƣớc); Hai là tiếp nhận Truyện Kiều trong nửa đầu thế kỷ XX (của các nhà trí
thức Tây học); Ba là tiếp nhận Truyện Kiều từ 1945 đến 1975 (của các nhà phê bình
cách mạng); Bốn là tiếp nhận Truyện Kiều sau 1975 cho đến nay (vận dụng các
phƣơng pháp đọc văn bản). Mỗi thời kỳ sẽ có những đặc điểm tiếp cận vấn đề khác
nhau, đem lại những nhận thức đa dạng nhƣng cũng đƣa đến nhiều cuộc tranh luận
xung quanh CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này
đã ngã ngũ với quan điểm khơng có CNHT trong Truyện Kiều qua các cơng trình
nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Trần Đình Hƣợu, Trần Đình Sử, Bùi

Duy Tân, Trần Nho Thìn… khi cho rằng tƣ tƣởng văn học phản ánh hiện thực của
lý thuyết phƣơng Tây không thể áp dụng mợt cách máy móc vào thực tiễn văn học
phƣơng Đơng truyền thống. Phải xem xét vấn đề này trong một hệ thống để có thể
thấy đƣợc q trình đó diễn ra nhƣ thế nào? Các quan điểm khác nhau ra sao?
Những đánh giá tiêu biểu dựa trên lý luận nào?... Chính vì thế, chúng tơi chọn đề tài
“Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác” để có thể đƣa ra
cái nhìn cụ thể nhất. Ở đây, với mục đích đƣa ra mợt cách nhìn tổng quát về quá
trình tiếp cận Truyện Kiều trên cơ sở phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa sẽ
làm rõ vấn đề CNHT có hay khơng có ở tác phẩm Truyện Kiều? Chỉ ra những bất
cập và mâu thuẫn của việc vận dụng khái niệm CNHT cho văn học nƣớc ta nửa cuối
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Vậy, nếu nhìn nhận từ góc đợ mợt xu hƣớng
hay mợt trào lƣu thì có thể thấy sự vận đợng q trình đó nhƣ thế nào? Chúng tơi
xin giải quyết vấn đề trong ba chƣơng dƣới đây.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, CNHT nói chung
và CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nói riêng ln là một vấn đề
nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Vì ít nhiều chịu ảnh hƣởng của
những lý thuyết của văn học phƣơng Tây, hoạt động nghiên cứu Truyện Kiều từ đầu
thế kỷ XX cho đến nay đã phát triển rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Có hƣớng theo lý luận truyền thống, có hƣớng gắn liền với chính trị xã hợi, có

2


hƣớng lại phê bình nghiêng về hình thức nghệ thuật, có hƣớng phê bình khoa học
mác xít và cả hƣớng xã hội dung tục học... Ở mỗi hƣớng nghiên cứu tiếp cận Truyện
Kiều, ta đều thấy có những thành tựu nhất định, thể hiện các quan điểm văn học
nghệ thuật, quan điểm chính trị khác nhau, có khi là đối lập nhau tạo nên những
tranh luận gay gắt trên trƣờng văn học. Có thể nói rằng, Truyện Kiều là tác phẩm
hiếm hoi xuất hiện trong nền văn học Việt Nam lại trở thành tiêu điểm của các cuộc

đụng độ giữa các quan điểm học thuật, quan điểm văn học cũng nhƣ chính trị - xã
hợi. Chính GS Trần Nho Thìn cũng phải thừa nhận rằng: “Truyện Kiều là một kiệt
tác mà hầu nhƣ mọi cây bút có tầm cỡ của giới nghiên cứu trong thế kỷ XX, kể cả lí
luận và văn học đều thi thố tài năng với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau”
[87, tr. 43]. Đặc biệt, ở phạm trù CNHT, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu và thu
hút nhiều ý kiến tranh cãi, bàn luận. Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi sẽ chỉ
đi sâu tìm hiểu mợt số quan điểm khi bàn về CNHT trong tác phẩm Truyện Kiều.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến các đánh giá từ sau Cách mạng tháng 8/1945 – thời kỳ
nghiên cứu Truyện Kiều mà nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc nhận định là không đặt ra
vấn đề ln lí đạo đức, khơng đi vào q nhiều những chi tiết vụn vặt vô bổ.
Những năm 20 của thế kỷ XX, Truyện Kiều bắt đầu đƣợc nghiên cứu theo
hƣớng hiện đại với việc ứng dụng lối tƣ duy phân tích của phƣơng Tây, áp dụng chủ
nghĩa duy vật biện chứng thông qua phƣơng pháp luận của V.Lenin để “chỉ ra nội
dung xã hội hiện thực” [88, tr. 45] của Truyện Kiều. Các nhà nghiên cứu th ời kỳ
giai đoạn 1945 – 1954 đã có ý thƣ́c về viê ̣c xem xét tác phẩ m trong mối quan hê ̣ với
hiê ̣n thƣ̣c đời số ng xã hô ̣i . Tính nhân dân , tính hiện thực , tính nhân đạo là những
vấ n đề cốt lõi đƣơ ̣c đào xới một cách sâu sắc nhất từ trƣớc đến nay.
Khởi điểm, vào năm 1949, trong quyển Quyền sống con người trong Truyện
Kiều của Hoài Thanh đã đề cập đến vấn đề Truyện Kiều đối với các lớp người và
qua các thời đại. Lần đầu tiên trong lịch sử giới nghiên cứu, phần nội dung ý nghĩa
xã hội của tác phẩm mới đƣợc khám phá và diễn giải một cách đúng đắn theo
hƣớng khoa học: hƣớng tiếp cận Truyện Kiều theo quan điểm khoa học của chủ

3


nghĩa Marx. Trân trọng tấm lòng của thi hào Nguyễn Du, Hoài Thanh đã đề cao nội
dung nhân văn của Truyện Kiều, ông đã chọn nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải (đại
diện cho nhân vật chính diện) để phân tích vì theo ơng đây là nhân vật thể hiện
quan điểm sống của chính Nguyễn Du, ơng đã "địi quyền sống cho con ngƣời

trong xã hội phong kiến" [80, tr. 60] và thơng qua nhân vật Từ Hải để nói lên “mô ̣t
tâm sƣ̣ thầ m kiń của ông mà bấ y lâu ngƣời ta chỉ thu go ̣n vào tâm sƣ̣ “hoài Lê” [77,
tr. 24, 25].
Năm 1955, GS Đặng Thai Mai trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển
Viê ̣t Nam qua nội dung Truyê ̣n Kiề u đã có bƣớc sơ bợ tổng kết những chặng đƣờng
nghiên cứu phê bình Truyện Kiều và tiếp tục tập trung đi sâu vào tìm hiểu nợi dung
xã hợi tác phẩm. Ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du hết sức trung thành khi tả
thực những cảnh sống hàng ngày của các hạng ngƣời trong xã hội cũ.
Các nhà nghiên cứu thời kỳ giai đoạn 1954 – 1975 đã vận dụng lý thuyết của
CNHT nhƣ một phƣơng pháp sáng tác để tìm hiểu, phân tích Truyện Kiều. “Tuy
nhiên, việc đƣa ra những tiêu chí: CNHT – mợt trào lƣu văn học phƣơng Tây ở giữa
thế kỷ XIX vốn có những đặc trƣng loại hình rất khác so với văn học trung đại Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là việc khá mạo hiểm và thực tế
đã bộc lộ nhiều bất cập” [88, tr. 45]. Đặt Nguyễn Du vào giữa thời đại của ông đang
sống, các nhà nghiên cứu đã dùng những hình ảnh ấn tƣợng để đề cao giá trị hiện
thực của Truyện Kiều. Cả GS Đặng Thai Mai và nhà phê bình văn học Hoài Thanh
đều gọi Truyện Kiều là "một bản cáo trạng" đối với chế độ phong kiến Việt Nam.
Xuân Diệu xem tác phẩm là "mợt tiếng khóc vĩ đại dƣới các chế đợ cũ" [10, tr. 54].
Có thể nói, khi “đặt Truyện Kiều trên mảnh đất hiện thực của nó, phê bình văn học
giai đoạn này khơng cịn giới hạn nội dung tác phẩm trong tâm sự hoài Lê, trong số
phận riêng tƣ của nhà thơ [34, tr. 61]. Xung quanh vấn đề này vẫn tồn tại nhiều ý
kiến trái ngƣợc nhau khi mợt bên là nhóm tác giả khẳng định sự tồn tại của CNHT
trong Truyện Kiều nhƣ Lê Đình Kỵ, Đỗ Đức Dục, Xn Diệu…, mợt bên là những

4


quan điểm phủ nhận sự tồn tại của nó trong tác phẩm này nhƣ Đặng Thanh Lê, Phan
Ngọc, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Lộc, Đào Xuân Quý…
Năm 1970, chuyên luận Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du

của GS Lê Đình Kỵ là mợt cơng trình nghiên cứu có tính lý luận sắc sảo với những
giá trị to lớn mà tác phẩm đạt đƣợc. Lê Đình Kỵ đã nghiên cứu tác phẩm trong mối
tƣơng quan với phƣơng pháp sáng tác của nhà thơ, với đặc điểm thi pháp thơ ca
trung đại. Có thể thấy, trong các nhà nghiên cứu phê bình văn học, Lê Đình Kỵ là
ngƣời đầu tiên khẳng định quan điểm thực sự có mợt CNHT trong Truyện Kiều.
Tiếp đó, nhà lý luận Đỗ Đức Dục đã nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến
tác phẩm Truyện Kiều đăng trên các tạp chí nhƣ: Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ
nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số 04/1971); Trở lại sự
xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số
01/1982); Truyền thống và cách tân trong Truyện Kiều và sự xuất hiện của CNHT
trong văn học Việt Nam (Tạp chí Văn học số 06/1983); Tun ngơn sáng tác của
Nguyễn Du (Tạp chí Văn học số 02/1984)… Tất cả các tạp chí này đều đƣợc Đỗ
Đức Dục tập hợp trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du (Nhà xuất
bản Văn học năm 1989). Đỗ Đức Dục tiếp tục nghiên cứu sự xuất hiện của CNHT
trong văn học Việt Nam qua các bài viết đầy tâm huyết với những dẫn chứng và
quan điểm sâu sắc. Nhƣ vậy, ở khái niệm CNHT, cái mà Lê Đình Kỵ gọi là “CNHT
tâm lý” thì Đỗ Đức Dục gọi là “CNHT tâm lý – trữ tình”, trong khi ở giai đoạn
trƣớc đó, Đặng Thai Mai gọi đó là “sự thực của tâm cảnh” [59, tr. 47].
Cùng quan điểm với hai nhà nghiên cứu trên là nhóm tác giả của cuốn Lý
luận văn học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (do Phƣơng Lựu chủ biên) đã
chứng minh có CNHT trong Truyện Kiều cũng nhƣ trong văn học phong kiến ở
phƣơng Đông. Nhƣ vậy, sau khi nêu ra một loạt các dẫn chứng về cơ sở xã hội, ý
thức hệ cũng nhƣ quan niệm, nguyên tắc sáng tác làm tiền đề cho sự ra đời của
CNHT, tác giả đã kết luận Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất cho CNHT ở Việt
Nam. GS Phƣơng Lựu không tỏ ra lúng túng nhƣ nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ hay
5


Đỗ Đức Dục mà có sự khẳng định rất rõ ràng khi so sánh CNHT trong Truyện Kiều
và trong văn học thời kỳ phong kiến ở phƣơng Đông giống CNHT thời Phục hƣng ở

châu Âu.
Khi xét Truyện Kiều đƣợc nhìn từ thể loại truyện nôm, GS Đặng Thanh Lê
trong chuyên luận Truyê ̣n Kiề u và thể loại truyê ̣n Nơm đã nghiên cứu tác phẩm này
từ góc đợ phƣơng thức phản ánh cuộc sống và thể loại. Theo giáo sƣ, với nhƣ̃ng
ràng buộc nhất định của giai cấp , của thời đa ̣i đ ã không cho phép Nguyễn Du đào
sâu phát hiê ̣n và khai thác đầ y đủ mo ̣i “chi tiế t chin
́ h xác” với nhƣ̃ng “tin
́ h cách điể n
hình” và “hoàn cảnh điển hình” . Nguyễn Du chƣa thể vƣơ ̣t lên trên nhƣ̃ng điề u kiê ̣n
của xã hội và văn học để hƣớng ngòi bút trình bày mợt cách “hiện thực” khi miêu tả
c ̣c đời, con ngƣời, tính cách. Nhƣ vậy, “Nguyễn Du chƣa hoàn toàn vƣợt lên trên
những điều kiện xã hợi và văn học để ngịi bút có thể trình bày mợt cách “hiện thực”
khi miêu tả c̣c đời, con ngƣời, tính cách” [42, tr. 261].
GS Phan Ngo ̣c với cơng trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều đã nghiên cứu Truyện Kiều ở góc đợ phong cách học. Ông đã sử dụng “thao
tác luận” để đi vào phân tích tác phẩm, từ đó tìm hiểu phong cách Nguyễn Du thơng
qua các phƣơng pháp phân tích nội tâm, về ngôn ngữ, đƣa “tiểu thuyết viết bằng
thơ” này từ thể loại truyện Nôm lên thành tiểu thuyết phân tích tâm lý. Phan Ngọc
đã cố gắng làm nổi bật vấn đề tƣ tƣởng Truyê ̣n Kiề u bằng cách đối lập Truyê ̣n Kiề u
với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để chứng minh rằng: Khi viết
Truyê ̣n Kiề u , “Nguyễn Du đã thay đổi chủ đề của tác phẩm, chuyển chủ đề từ tình
và khổ sang tài và mệnh” [64, tr. 32].
Với cơng trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, GS Trần Đình
Hƣợu đã nghiên cứu khái niệm “thực tại”, “cái thực” và áp dụng xem xét vấn đề
CNHT trong Truyện Kiều rất sắc sảo. Ông đã dứt bỏ việc lấy lý luận CNHT của
phƣơng Tây làm chuẩn mực để áp đặt cho văn học truyền thống mà khen hay chê.
Ngoài ra, ơng tìm hiểu lý do vì sao trong văn học trung đại khơng có vấn đề về
phƣơng pháp sáng tác theo CNHT, không quan niệm CNHT là đỉnh cao giá trị.
6



Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc lại chừng mực hơn khi đi vào tìm hiểu ngơn
ngữ nhân vật Truyện Kiều trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết
thế kỉ XIX với một kết luận: “Truyện Kiều là một tác phẩm đang tiến sát đến giai
đoạn cuối cùng của quá trình biện chứng dẫn đến sự ra đời của CNHT” [53, tr. 406].
Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu văn học trung đại, Nguyễn Lợc đã có những
kiến giải sâu sắc về những vấn đề ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm này, đặc biệt
Nguyễn Lộc đi sâu vào phân tích hai nhân vật chính diện là Thúy Kiều và Từ Hải
để làm rõ cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, bởi ở các nhân vật
chính này càng “chịu sự tác đợng của c̣c sống, tính chất lý tƣởng hóa của nhân
vật bị phá vỡ để dần chuyển sang quỹ đạo của lối điển hình hóa hiện thực chủ
nghĩa” [53, tr. 414].
GS Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hóa (2003), đã đi vào tìm hiểu tính luận đề để khẳng định có hay khơng CNHT
ở tác phẩm Truyện Kiều bằng cách đƣa ra luận điểm trong các sáng tác của nhà nho
và chứng minh nó phần nào đã hạn chế văn học đến với CNHT.
PGS Phạm Quang Long lại nghiên cứu Về sự hình thành của chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt Nam (2005) và một lần nữa đã khẳng định sau hơn 30 năm
công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ
xuất hiện, chƣa có ai viết về điển hình hóa hay và sâu sắc nhƣ ơng. Tuy nhiên, do
Lê Đình Kỵ đã xác định theo hƣớng chứng minh có mợt CNHT trong Truyện Kiều
nhƣng việc vận dụng khái niệm phƣơng pháp sáng tác CNHT tác phẩm này đã làm
cho ơng lúng túng và có phần khơng nhất quán, cuối cùng ông coi đây nhƣ là những
hạn chế nhất định của Nguyễn Du cũng nhƣ của thời đại ông lúc bấy giờ.
Trong năm 2005, Nguyễn Thị Hồng Thắng đã bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề
tài Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn
Du. Đóng góp lớn nhất của luận văn này là đã nhìn nhận và đánh giá Truyện Kiều từ
góc đợ phƣơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Đây là vấn đề không đơn giản và
gây nhiều tranh cãi bởi cho đến thời điểm luận văn ra đời vẫn cịn có nhiều ngƣời
7



băn khoăn trƣớc câu hỏi: Có hay khơng chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du?
Cũng trong năm 2005, Chu Thị Hồng Loan một lần nữa đã tiếp tục khẳng
định vấn đề CNHT trong Truyện Kiều khi bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề tài Vấn đề
tính chất hiện thực trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX (Khảo sát qua Truyện Kiều). Thành công của luận văn là đã chỉ ra những bất
cập của việc vận dụng khái niệm CNHT cho văn học nƣớc ta nửa cuối thế kỷ XVIII
– nửa đầu thế kỷ XIX, vạch ra tình trạng đơn giản hóa các vấn đề của văn học giai
đoạn này.
Nhƣ vậy, hơn nửa thế kỷ đã đi qua, sự chú ý đƣợc nhìn vào ở những năm 40
của thế kỷ XX - khi khoa nghiên cứu, phê bình văn học đã đƣợc hình thành thì vấn
đề lịch sử nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều mới thực sự đƣợc chú trọng và đề cao,
đặc biệt trong những cơng trình viết về Truyện Kiều từ phƣơng pháp sáng tác
CNHT ngày càng nhiều càng chứng tỏ sự lôi cuốn của tác phẩm đối với các nhà
nghiên cứu nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung ln sống cùng năm tháng.
Để làm sáng tỏ hơn nội dung này của Truyện Kiều, chúng tôi sẽ lần lƣợt hệ thống và
đi vào phân tích các quan điểm khác nhau qua các bài viết, các chuyên luận, chuyên
đề nổi bật cũng nhƣ các ý kiến tổng kết về vấn đề này của nhiều tác giả khác nhau
từ trang 13 đến trang 23 ở trong chƣơng 1 dƣới đây.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Truyện Kiều – tác phẩm đƣợc một số
nhà nghiên cứu xác định là một truyện thơ tiêu biểu của văn học hiện thực và những
vấn đề về văn học hiện thực thời đại Nguyễn Du. Trong luận văn này, từ Truyện
Kiều, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp sáng tác hiện
thực, chủ nghĩa hiện thực, điển hình hóa, chi tiết, miêu tả tâm lý, ngôn ngữ… để chỉ
ra những phƣơng pháp nổi bật của Nguyễn Du trong tác phẩm để đời của ông:
Truyện Kiều.


8


Để thực hiện cơng việc đó, ngƣời viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu
trên cơ sở dữ liệu là các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX, nhất là những năm 20 có liên quan đến vấn đề CNHT trong Truyện Kiều với
những ý kiến trái chiều giữa một bên là nhóm tác giả khẳng định sự tồn tại của
CNHT trong Truyện Kiều, một bên là những ý kiến phủ nhận sự tồn tại của nó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp luận, phải vận dụng nhiều phƣơng pháp, khi là những
phƣơng pháp cụ thể mang tính tổng hợp do tính chất đa diện của vấn đề hay sự phức
hợp của đối tƣợng nghiên cứu, khi thì phải sử dụng liên phƣơng pháp để cắt nghĩa
nhiều chi tiết, nhân vật, sự việc, hoàn cảnh… lý giải nó trong tính phức hợp của
hoàn cảnh và ý thức nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du.
Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phƣơng pháp hệ
thống; phƣơng pháp đối chiếu; phƣơng pháp so sánh; phƣơng pháp phân tích – tổng
hợp; phƣơng pháp lịch sử - xã hội; phƣơng pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm;
phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học; nghiên cứu văn hóa học; phƣơng pháp loại hình,
phƣơng pháp nghiên cứu thể loại.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều
Chƣơng 2: Vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều
Chƣơng 3: Chi tiết và phƣơng thức thể hiện

9


Chƣơng 1
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU

Trong các vấn đề cần đƣợc nghiên cứu của văn học thời kì trung đại, câu hỏi
có hay khơng chủ nghĩa hiện thực (CNHT) trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đƣợc bàn luận nhiều nhất và khá phức tạp cũng nhƣ
chƣa có một hƣớng giải quyết thấu đáo cho vấn đề này. Trong một thời gian dài, sƣ̣
phân chia mo ̣i hiê ̣n tƣơ ̣ng trong suố t tiế n trình văn ho ̣c n hân loa ̣i thành “hiê ̣n thƣ̣c
chủ nghĩa” và “phi hiện thực chủ nghĩa” đã có nguy cơ trở thành quan niệm phổ
biế n. Sƣ̣ phân chia này đƣợc bắt đầu tƣ̀ quan niê ̣m cho rằ ng , CNHT là đỉnh cao của
văn ho ̣c, có giá trị nhất so với các phƣơng pháp khác cả về giá trị nợi dung và giá trị
nghệ thuật, vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cố chƣ́ng minh rằ ng văn ho ̣c truyề n
thố ng nƣớc ta cũng đã có CNHT. Trên thực tế, vấn đề này đề cập đến chủ yếu thông
qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, (thứ đến là thơ văn Trần Tế Xƣơng) bởi đây là tác
phẩm lớn của thời đại, cũng là tác phẩm duy nhất đã phản ánh đƣợc sâu sắc với một
nghệ thuật cao hoàn cảnh xã hội nƣớc ta trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy
tại sao vấn đề hiện thực, CNHT lại đƣợc chú ý đến thế? Trƣớc tiên chúng ta xem
xét mối quan hệ giữa văn học và hiện thực từ góc nhìn phản ánh luận.
1.1. Giới thuyết về Chủ nghĩa hiện thực
CNHT (Realism: Nguyên gố c tiế ng La -tinh có nghiã là “vâ ̣t có thâ ̣t” ) là một
trong nhƣ̃ng phƣơng pháp sáng tác cơ bản của văn học và nghệ thuật ở thế kỷ XIX –
XX, đƣơ ̣c xem nhƣ sƣ̣ tái hiê ̣n bản chấ t chân thƣ̣c của hiê ̣n thƣ̣c , của xã hội và cá
nhân con ngƣời . Tuy nhiên, CNHT trong mỗi hoàn cảnh khác nhau có khi đƣ ợc
dùng không phải với nghĩa là một phƣơng pháp sáng tác, nhiều khi đƣợc dùng theo
nghĩa rộng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học với hiện thực, dù tác phẩm
đó của nhà văn tḥc trƣờng phái và khuynh hƣớng văn nghệ nào.
Trong nghiên cƣ́u văn ho ̣c hiê ̣n nay vẫn tồ n ta ̣i nhiề u qua n niê ̣m khác nhau về
khái niệm CNHT, nhƣng nhìn chung có hai cách hiểu khá rõ ràng : Thƣ́ nhấ t cho

10


rằ ng CNHT là một thuâ ̣t ngƣ̃ đƣơ ̣c dùng để xác đinh

̣ mố i quan hê ̣ giƣ̃a tác phẩ m đố i
và hiê ̣n thƣ̣c , coi CNHT là mô ̣t trong những phẩ m chấ t của tác phẩ m văn ho ̣c ; cách
hiể u thƣ́ hai cho rằ ng CNHT là mô ̣t trào lƣu , mô ̣t trƣờng phái chỉ xuấ t hiê ̣n trong
mô ̣t giai đoa ̣n lich
̣ sƣ̉ nhấ t đinh
̣ của nó.
Các tác giả của cuốn Nguyên lý mi ̃ học Marx – Lenin khẳng định CNHT với tƣ
cách là phƣơng pháp sáng tác , và chỉ ra trong CNHT các đặc điểm cơ bản nhƣ: Tôn
trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể; sƣ̣ liên hê ̣ theo quy luâ ̣t nhân quả luôn đƣơ ̣c khám
phá trong sự phát triển về chất thơng qua việc điển hình hó

a các sƣ̣ kiê ̣n , tƣ́c là

tƣơng ƣ́ng với thƣ̣c ta ̣i ban đầ u . Các nhà nghiên cứu mác xít đã nhấ n ma ̣nh tin
́ h chấ t
điể n hình theo kế t luâ ̣n của Engels trong

Thư gửi cho M .Hacơnet (tháng 4/1888),

Engels đánh giá cao viê ̣c tái hiê ̣n “lich
̣ s ử hiện tại” của xã hội vào tác phẩm văn học
và xem đây là tiêu chí hàng đầu quan tro ̣ng nhấ t của CNHT : “Theo tôi, ngoài chi
tiế t chân thƣ̣c , CNHT còn đòi hỏi mô ̣t sƣ̣ tái hiê ̣n chân thƣ̣c nhƣ̃ng tính cách điể n
hình trong hoàn cảnh điể n hiǹ h” [106, tr. 374]. Nhƣ vâ ̣y, căn cứ theo quan điể m của
Engels thì CNHT phải tái hiê ̣n chân thƣ̣c

(không tái hiện theo kiể u bê nguyên xi

thƣ̣c ta ̣i vào tác phẩ m nhƣ chủ nghiã tƣ̣ nhiên ) đời số ng xã hô ̣i . CNHT phải miêu tả
đƣơ ̣c hoàn cảnh điển hình với cơ sở vật chất , các mối quan hệ xã hội trong sự vận

đô ̣ng biế n đổ i không ngừng. Trong hoàn cảnh điể n hình đó , nhà văn phải xây dựng
đƣơ ̣c nhƣ̃ng tiń h cách điể n hin
̀ h , và chỉ trong điều kiệ n đă ̣c biê ̣t nhất định, tính cách
điể n hình sẽ đƣơ ̣c bơ ̣c lơ ̣ mô ̣t cách rõ nét và đầ y đủ . Kế t luâ ̣n này của Engels đƣơ ̣c
xem nhƣ là đinh
̣ nghiã kinh điể n về CNHT.
Trong công triǹ h nghiên cứu Số phận li ̣ch sử của chủ nghiã hiê ̣n thực , Bôrix
Xuskôv đã có cái nhìn về CNHT trên cơ sở phân tích các dƣ̃ liê ̣u văn ho ̣c . Mă ̣c dù
bị giới ha ̣n vấ n đề ở tƣ cách phƣơng pháp sáng tác , nhƣng Bơrix Xuskơv đã có cái
nhìn bao quát về sự vận động , đă ̣c điể m – dù là cơ bản nhất – của các giai đoa ̣n của
CNHT: “CNHT với tƣ cách là phƣơng pháp sáng tác

, là một hiện tƣợng lịch sử

phát sinh ở mợt giai đoạn phát triển nhất định của lý trí con ngƣời” [103, tr. 30]. Dù
vậy, trong cách hiể u “mở rô ̣ng” về khái niệm CNHT la ̣i xuất hiện nhiều ý kiến đề

11


cao quá mƣ́c CNHT , xem đó là phƣơng pháp sáng tác hiê ̣u quả nhấ t , nhiề u thành
tƣ̣u nhấ t.
Nhƣ vâ ̣y, có thể thấy CNHT nếu đƣợc hiể u theo nghiã r ộng, là một kiểu sáng
tác mà trong đó nhà văn sẽ lựa cho ̣n nhƣ̃ng đề tài trong cuô ̣c số ng và tái hiê ̣n



trong trạng thái tƣơng đồng với b ản thân c̣c sống vốn có . Điều này khác với chủ
nghĩa lãng mạn nghiêng về biể u hiê ̣n chủ quan, CNHT căn cứ trên quan điể m khách
quan, yêu cầ u phản ánh c̣c sống nhƣ nó đang tồn tại . Nế u hiểu CNHT theo nghiã

hẹp thì nó gắn với một trào lƣu văn học xuất hiện ở Tây Âu vào thế kỷ XIX. Đây là
thời kỳ phát triể n đin̉ h cao rực rỡ của CNHT. Viê ̣c nhầ m lẫn giƣ̃a khái niê ̣m trào lƣu
văn ho ̣c hiê ̣n thƣ̣c và phƣơng pháp sáng tác CNHT cũng không phải là điều do con
ngƣời tƣởng tƣơ ̣ng ra mà là mô ̣t hiê ̣n tƣơ ̣ng có thâ ̣t

. Điề u cầ n khẳ ng đinh
̣ là khái

niê ̣m văn ho ̣c hiê ̣n thƣ̣c (dù là trào lƣu hay là phƣơng pháp sáng tác) thì cũng chỉ có
thể xuấ t hiê ̣n trong điề u kiê ̣n lich
̣ sƣ̉ văn hóa nhấ t đinh.
̣
Nế u không có phƣơng pháp l ̣n hay khơng có mợt hệ thống khái niệm cụ thể
để nghiên cứu về CNHT thì việc thảo luâ ̣n khái niệm CNHT có thể đi vào bế tắc. Vì
vậy, điề u đáng nói ở đây không chỉ là các ý kiến về con ngƣời mà là phƣơng pháp
lâ ̣p luâ ̣n để đƣa ra các ý kiến đó . Có thể thấy các ý kiến giai đoạn này tập trung vào
mơ ̣t vấn đề: đó là các nhà lí luận đều khơng bỏ qua mợt đặc điểm quan trọng của
CNHT: Hƣớng tới phản ánh cuô ̣c số ng , qua đó lý giải nhƣ̃ng vấ n đề của cuô ̣c số ng
bằ ng tƣ duy hiǹ h tƣơ ̣ng trong khuôn khổ thẩ m mỹ nhấ t đinh
̣ . Do vậy mà mỗi ngƣời
tùy theo quan điể m của mình mà xế p nhà văn này hay nhà văn kia vào nhóm CNHT
hay khơng? Ít nhiề u nô ̣i hàm của khái niê ̣m CNHT đã đƣơ ̣c hình dung, nhƣng cũng
nhƣ thời Phu ̣c Hƣng, những lý luận về CNHT ở thời kỳ này vẫn chƣa trở thành một
hê ̣ thố ng lý luâ ̣n hoàn chỉnh.
1.2. Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phƣơng pháp sáng tác
1.2.1. Khái niệm phương pháp sáng tác
Khái niệm “phƣơng pháp sáng tác” đƣợc cho là của nhóm RAPP đƣa ra vào
những năm 1920 dùng để chỉ nguyên tắc nội dung cơ bản của văn học. Thời kỳ
12



trƣớc đó, khái niệm phƣơng pháp chỉ ra các thủ pháp để đạt kết quả nào đó. Khi bàn
về phƣơng pháp sáng tác là nói về quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực.
Sau này các nhà kinh điển của CN Marx đã đƣa ra những định nghĩa rõ ràng về
CNHT hơn. Phƣơng pháp sáng tác là một phạm trù cơ bản của lý luận văn học bên
cạnh một số phƣơng pháp sáng tác khác đã tồn tại trong lịch sử văn học nhƣ chủ
nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, CNHT... Phƣơng pháp sáng tác của CNHT có
khả năng mơ tả hiện thực rợng lớn để truyền vào tác phẩm lý tƣởng thẩm mỹ và tính
nhân văn cao cả.
Về khái ni ệm phƣơng pháp sáng tác , chúng tôi dựa vào Từ điể n thuật ngữ
văn học (1992) của Lê Bá Hán , Trầ n Đin
̀ h Sƣ̉ , Nguyễn Khắ c Ph i làm tiêu chí để
khai thác và đánh giá : “Phƣơng pháp sáng tác là hệ thống những nguyên tắc tƣ
tƣởng – nghệ thuật chi phối toàn bợ q trình hoạt đợng sáng tạo để xây dựng nên
tác phẩm nghệ thuật mà trƣớc hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ
thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm (…) biểu hiện
mối quan hệ thẩm mĩ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là phƣơng thức thể hiện
khẳng định một lý tƣởng thẩm mĩ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình
sáng tác” [26, tr. 264].
Nhƣ vậy, chúng ta cần phải nắm rõ và khái quát đƣợc những vấn đề sau
nhằm nắm rõ phƣơng pháp sáng tác Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Phải sang đầu
những năm 1930 của thế kỉ XX , khi xuất hiện nhƣ̃ng quan hê ̣ xã hô ̣i , nhƣ̃ng mâu
thuẫn dân tô ̣c và ngoa ̣i xâm thì CNHT mới có cơ hợi để trở thành mợt trào lƣu , mô ̣t
phƣơng pháp sáng tác hoàn chin
̉ h. Những sáng tác của các nhà văn xuất sắc văn học
hiện thực thế kỷ XIX đã hoàn thiện dần CNHT nhƣ một phƣơng pháp sáng tác phù
hợp với đối tƣợng mà nó phản ánh.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.2.2.1. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1945 – 1954

Thành tựu chủ yếu ở giai đoạn này phải nhắc đến cuốn Quyền sống của con
người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949) của Hoài Thanh đã ghi nhận một
bƣớc tiến mới trong việc nghiên cứu Truyện Kiều lúc đó. Liên quan đến nô ̣i dung xã

13


hô ̣i, Hoài Thanh đƣợc xem nhƣ là nhà nghiên cứu đầ u tiên nêu vấ n đề quyề n số ng
của con ngƣời trong Truyê ̣n Kiề u . Ông đặt thi hào Nguyễn Du vào giữa cuộc đời
đầy những xô đẩy, Hoài Thanh nhận ra bản chất "bất lƣơng", "mục nát", thối rữa
của cái xã hội phong kiến trong Truyện Kiều, mà ở đó, "tính mạng con ngƣời, phẩm
giá con ngƣời khơng cịn nghĩa lý gì nữa" [80, tr. 85]. Ông cũng chỉ ra những hạn
chế của Truyện Kiều khi cho rằng Nguyễn Du đầy mâu thuẫn và luôn quy tội cho số
mệnh, ông không dám theo đến tận cùng khuynh hƣớng phản phong đang nhen
nhóm trong lịng mình... Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều sống yêu đời
và hết mình với tình yêu con ngƣời, ý thức rõ ràng quyền làm ngƣời nhƣng sau
cùng lại để cho nàng đi tu, điều đó là đồng tình với xã hội phong kiến trong việc
dẫm đạp những mầm mống phản phong trong cái gọi là trật tự xã hợi. Điều đáng nói
là những hạn chế này đã đƣợc Hoài Thanh xem xét dƣới cái nhìn lịch sử: trong xã
hội phong kiến, "con ngƣời lẻ loi là Nguyễn Du khơng thể có con đƣờng đi nào
khác" [80, tr. 127]. Hoài Thanh đã có cái nhìn đầy cảm thơng với số phận của các
nhà nho thế kỷ XIX khi phải chứng kiến những bất cập cũng nhƣ ngang trái của xã
hợi cũ. Phần nợi dung xã hợi tích cực của Truyện Kiều đã góp phần tác đợng đến
nhận thức của ngƣời đọc, chỉ ra ý nghĩa xã hội và giá trị phản ánh hiện thực xã hội
cũ của Truyện Kiều. Đây là mợt đóng góp rất to lớn của Hoài Thanh trong việc
nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đi xa hơn khi vận dụng khái niệm hiện thực
vào Truyê ̣n Kiề u . Trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội
dung Truyê ̣n Kiề u , ơng đã nói về những nhà nho xƣa theo quan điểm thẩm mỹ
phong kiến, còn các nhà phê bình hiện tại quan niệm giá trị cổ điển của Truyện Kiều

theo tƣ tƣởng văn học nhân dân. Với vấn đề phản ánh hiện thực của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều, Đặng Thai Mai nêu rõ: “Trong tác phẩm của Nguyễn Du, ta chỉ
nên nhận lấy những tia hồi quang soi rọi cho mọi ngƣời nhìn thấy những nỗi mâu
thuẫn của xã hợi phong kiến trên con đƣờng phân hóa” [59, tr. 44]. Cái ghi nhận của
bài viết là nói về bút pháp tả thực của Nguyễn Du, thừa nhận thế giới Truyện Kiều
đều là hiện thực – nhƣng chỉ là hiện thực “tâm cảnh”.

14


Đặng Thai Mai cũng có nhắc đến vấn đề phản ánh xã hội hiện thực trong
Truyện Kiều và gặp gỡ quan điểm của Hoài Thanh khi thừa nhận Truyện Kiều có ý
nghĩa xã hợi, có giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến. Cả hai nhà nghiên cứu
đều mới chỉ dừng lại ở phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật mà chƣa có đi
sâu về mặt phƣơng pháp phản ánh.
1.2.2.2. Truyện Kiều trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu giai đoạn
1954– 1975
Khoảng những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu văn học thời kỳ
này đã tìm hiểu về các phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm, vấn đề phƣơng pháp sáng
tác của Truyện Kiều đƣợc quan tâm và đƣợc chia thành hai khuynh hƣớng: thừa
nhận hoặc không thừa nhận phƣơng pháp hiện thực của Truyện Kiều.
1.2.2.2.1. Nhóm nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của CNHT trong Truyện
Kiều
Việc nghiên cứu và xem Truyện Kiều ở thể loại phƣơng pháp sáng tác hiện
thực chủ nghĩa, hay nói đúng hơn, ngƣời đầu tiên khẳng định thực sự có mợt
CNHT trong Truyện Kiều chính là nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ trong chuyên luận
Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970). Ngay từ đầu tác phẩm
nghiên cứu, Lê Đình Kỵ đã khẳng định rằng, “CNHT trong Truyện Kiều là CNHT
hình thành trong vòng vây của những quan điểm thực tế sáng tác không phải hiện
thực của văn học dân gian hay phong kiến” [38, tr. 12]. Từ quan điểm này, tác giả

đi vào tìm hiểu cơ sở thẩm mĩ của Nguyễn Du. Chuyên luận Truyện Kiều và chủ
nghĩa hiện thực của Nguyễn Du ra đời trong bối cảnh văn học đƣợc xem xét ở quan
hệ với hiện thực đời sống xã hợi theo quan điểm Mácxít, tác phẩm văn học đƣợc
nhìn nhận nhƣ là sự phản ánh đời sống xã hội và bộc lộ thái độ của nhà văn đối với
hiện thực đó.
Đây là mợt cơng trình nghiên cứu có tính lý luận cao. Lê Đình Kỵ đã nghiên
cứu Truyện Kiều trong mối tƣơng quan với phƣơng pháp sáng tác của nhà thơ. Vấn

15


đề này trƣớc đây đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới nhƣng chỉ mới ở mức gợi
mở để tiếp tục nghiên cứu. Còn ở chuyên luận của Lê Đình Kỵ, ơng đã phát hiện
trong tác phẩm của Nguyễn Du có những nhân vật đƣợc miêu tả bằng “những ngôn
từ lấy thẳng từ cuộc sống”, do vậy ông đã đi đến kết luận “có mợt xã hợi Truyện
Kiều” [38, tr. 284]. Xã hội ấy đƣợc bắt đầu với bộ máy cai trị là cả mợt triều đình
phong kiến thối nát. Ông nhấn mạnh thế lực đồng tiền trong Truyện Kiều là “thế lực
của đồng tiền đã đƣợc tố cáo một cách trực tiếp và sâu sắc trong các tác phẩm của
Nguyễn Du, và về mặt này, Truyện Kiều xứng đáng đƣợc xếp vào những giá trị vĩ
đại nhất của nền văn học thế giới” [38, tr. 292].
Lê Đình Kỵ đi vào phân tích “Cơ sở tƣ tƣởng thẩm mỹ của Truyện Kiều” và
“Vấn đề điển hình hóa trong Truyện Kiều” theo hƣớng CNHT, chia thành năm
chƣơng trong cuốn sách của ơng, trong đó ơng đã vận dụng những lý luận của
CNHT để khẳng định “có thể nói Truyện Kiều đã đạt tới một CNHT tâm lý cao nhất
trong nền văn học dân tộc quá khứ” [38, tr. 387]. Đặt vấn đề nhƣ thế song ông lại
không khỏi lúng túng khi tiếp cận những yếu tố ƣớc lệ, tƣợng trƣng trong Truyện
Kiều. Những quan niệm thời Nguyễn Du có phần khác xa với những cách hiểu của
xã hội hiện đại và ơng đƣa tất cả những cái khác biệt đó vào những ràng ḅc của
mỹ học đƣơng thời. Tiếp đó, Lê Đình Kỵ đi vào phân tích và coi đây nhƣ là những
hạn chế nhất định của Nguyễn Du cũng nhƣ của thời đại ông, khẳng định CNHT

của Nguyễn Du “thiếu nhất quán và đầy mâu thuẫn” [38, tr. 389]. Nhƣ vậy, việc vận
dụng khái niệm phƣơng pháp sáng tác CNHT vào Truyện Kiều đã làm cho ông lúng
túng, dè dặt và có phần khơng nhất qn khi đề cập tiếp về nó trong tác phẩm.
Nếu nói về thành cơng mà Lê Đình Kỵ làm đƣợc ở cơng trình này là đã thực
sự vận dụng nhuần nhuyễn các khái niệm: Tính cách, hoàn cảnh, cá tính, chi tiết…
để phân tích một cách sinh động các nhân vật trong Truyện Kiều. Ông đã nghiên
cứu Truyện Kiều theo thi pháp của CNHT và cũng là ngƣời đầu tiên mở cánh cửa
nghiên cứu mới – nghiên cứu Truyện Kiều trong tƣơng quan với phƣơng pháp sáng
tác của tác giả.

16


Sau chuyên luận có tầm ảnh hƣởng to lớn này của Lê Đình Kỵ, sau mợt thời
gian dài tiếp tục lại có mợt số nhà nghiên cứu văn học đề cập đến vấn đề này. Tiêu
biểu có nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục với nhiều bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí,
ơng đã đi sâu vào tìm hiểu Truyện Kiều trên nhiều phƣơng diện khác nhau để khẳng
định sự tồn tại của CNHT, đồng thời nới rộng phạm vi đề tài thành “CNHT thời đại
Nguyễn Du”. Trên cơ sở bài viết Suy nghĩ về sự xuất hiện của CNHT trong văn học
Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu xã hội thời đại Nguyễn Du và khẳng định: “CNHT
thời đại Nguyễn Du đƣợc kết tinh ở Truyện Kiều”. Sau cùng, để kết luận cho bài
viết, ơng nhấn mạnh: “Có thể xem Nguyễn Du nhƣ ngƣời mở đầu cho CNHT trong
văn học Việt Nam” [15, tr. 104]. Đỗ Đức Dục đã bỏ nhiều cơng trong việc tìm hiểu,
so sánh để khẳng định có mợt CNHT trong Truyện Kiều, tuy nhiên cách lý giải của
tác giả còn mang nhiều suy diễn võ đốn. Ví dụ nhƣ khi cần chứng minh cho sự tồn
tại của CNHT trong Truyện Kiều, ông không căn cứ vào văn bản, vào nợi dung hình
tƣợng kể khái qt mà làm điều ngƣợc lại, Đỗ Đức Dục đƣa ra các luận đề theo
cách nhìn phiến diện của mình và tiếp đó đi tìm tịi các chi tiết cũng nhƣ hình ảnh
phù hợp để chứng minh cho luận điểm này. Cho nên khi bắt gặp những hình ảnh,
chi tiết, biểu tƣợng nằm ngoài mục đích của mình, ơng lại đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch

sử của thời đại. Xếp Truyện Kiều vào “CNHT tâm lý – trữ tình”, Đỗ Đức Dục cũng
tỏ ra phân vân và giải thích chƣa có sự thuyết phục, từ đó đặt ra câu hỏi: Nếu
Truyện Kiều tḥc CNHT tâm lý thì những tác phẩm hiện thực sau này khơng tḥc
dịng hiện thực tâm lý thì đƣợc gọi là gì? Đỗ Đức Dục đã khơng đƣa ra đƣợc lời lý
giải nào cho hợp lý vì chƣa đƣa ra tiêu chí rõ ràng để phân loại các dịng CNHT.
Bên cạnh đó, trong q trình phân tích sự tồn tại của CNHT trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du, Đỗ Đức Dục một lần nữa lại chạm phải vấn đề ƣớc lệ, tƣợng
trƣng nhƣ Lê Đình Kỵ và cũng khơng thể khơng nhìn thẳng vào nó, cuối cùng tác
giả đi đến một kết luận: Quy phạm hay ƣớc lệ hoặc tƣợng trƣng cũng không thể cản
trở Nguyễn Du đi vào CNHT. Ơng cịn nhấn mạnh thêm là do CNHT của Nguyễn
Du đã có chỗ phá vỡ quy phạm, điều mà trƣớc đây chƣa từng có. Đây là mợt kết
luận thiếu căn cứ, vợi vàng, khơng có cơ sở. Rõ ràng, yếu tố ƣớc lệ, tƣợng trƣng
17


trong Truyện Kiều nói riêng và trong văn học nói chung là có thật, là hiển nhiên,
việc nó nằm trong hệ thống thi pháp văn học trung đại và ít nhiều chi phối tới việc
xây dựng nhân vật của Nguyễn Du cũng là điều dễ hiểu.
Nhìn chung, những nhà nghiên cứu theo chiều hƣớng khẳng định có CNHT
trong Truyện Kiều đều cùng chung xuất phát từ phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm
hiện đại do có sự ảnh hƣởng của lý luận văn học châu Âu. Khi áp dụng vào phân
tích thi pháp văn học Trung đại thì có sự lúng túng nhất định hoặc sớm vội kết luận
và gần nhƣ đi ngƣợc lại quan điểm ban đầu của chính mình.
1.2.2.2.2. Nhóm nghiên cứu phủ nhận sự tồn tại của CNHT trong Truyện
Kiều
Nếu ở giai đoạn trƣớc, nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ là ngƣời tiên phong đề
xuất hƣớng nghiên cứu Truyện Kiều từ góc đợ phƣơng pháp sáng tác của tác giả, thì
đến lúc này, GS Đặng Thanh Lê cũng là ngƣời đầu tiên phát triển một hƣớng nghiên
cứu mới: Đó là tiếp cận Truyện Kiều từ góc đợ thể loại. Đặng Thanh Lê viết chuyên
luận Truyê ̣n Kiề u và thể loại truyê ̣n Nôm tiế p tu ̣c cách tiế p câ ̣n xã hô ̣i ho ̣c đƣợc chia

làm hai phần, trong đó ở phần thứ hai khi đi vào phân tích tác phẩm Truyện Kiều,
nhà nghiên cứu xem xét hình tƣợng nghệ

th ̣t trong bớ i cảnh văn hố và

xã hợi

đƣơng thời, đă ̣c biê ̣t là trong vấn đề thể loa ̣i văn ho ̣c truyê ̣n Nôm . Bà chú ý tới thế
giới và con ngƣời trong Truyê ̣n Kiề u ; xem nhân vật Thúy Kiề u là tƣơ ̣ng trƣng cho
nhan sắ c và phẩ m chấ t nƣ̃ giới theo quan niê ̣m thẩ m mỹ đa ̣o đƣ́c phong kiế n

, dựa

vào các phạm trù nhƣ hạnh và tình , sắc và tài , đồ ng thời Kiều cũng là “con ngƣời
của hiện thực khổ đau , con ngƣời của vâ ̣n mê ṇ h bi kich”
[42, tr. 126], “con ngƣời
̣
đƣợc thức tỉnh dù chỉ để khổ đau” [42, tr. 134], và màn tái hồi Kim Trọng “vẫn là
một nỗi đoạn trƣờng không thể giải quyết” [42, tr. 139]. Tác phẩm của Nguyễn Du
“đã bao quát vấn đề phụ nữ ở một phạm vi rộng lớn, đa dạng, sâu sắc nhất” [42, tr.
160], và ông “đã khám phá một bản chất của xã hội phong kiến: Bản chất đối lập
với tài hoa, nhân phẩm, và đặc biệt là với hạnh phúc của ngƣời phụ nữ” [42, tr. 160163-164]. Đặng Thanh Lê khẳng định phần cơ bản của nội dung tác phẩm “vẫn là
18


sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong lịch sử tƣ tƣởng và
lịch sử văn học Việt Nam” [42, tr. 199].
Bƣớc đột phá đánh dấ u sƣ̣ chuyể n hẳ n sang nghiên cƣ́u thi pháp Truyê ̣n Kiề u
theo mô ̣t quan niê ̣m mới là của


GS Phan Ngo ̣c v ới cuốn Tìm hiểu phong cách

Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Thành công của nhà

nghiên cứu là đã xem xét

Truyê ̣n Kiề u của Nguyễn Du nhƣ một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn theo hƣớng tiế p
câ ̣n của “thao tác luâ ̣n” . Đi sâu vào phân tích, tƣ̀ viê ̣c khẳ ng đinh
̣ có mô ̣t chủ đề tƣ
tƣởng riêng của Truyê ̣n Kiề u , Phan Ngo ̣c khám phá phƣơng pháp tự sự trong truyện
của Nguyễn Du, xác định Truyê ̣n Kiề u là một tiểu thuyết tâm lý đƣợc xây dựng theo
yêu cầ u của kich
̣ , nêu vấn đề nhận thƣ́c luâ ̣n của truyê ̣n , tiếp đó là phân tích tổ chức
câu thơ và ngơn ngƣ̃ , ngƣ̃ pháp của truyê ̣n . Ý nghĩa của cơng trình này ở chỗ , Phan
Ngọc ḿ n khẳ ng đinh
̣ Truyê ̣n Kiề u của Nguyễn Du là một sáng tạo nghệ thuật vô
cùng mới mẻ với nhƣ̃ng nguyên tắ c sáng ta ̣o riêng , chƣa tƣ̀ng có trong truyề n thố ng
nghê ̣ thuâ ̣t của Viê ̣t Nam và cả Trung Quố c … . Nhƣ vậy, lần đầu tiên các vấn đề
đƣợc nghiên cứu và phân tích sâu đến đến nhƣ vậy: Nguyên tắ c tƣ̣ sƣ̣ của Nguyễn
Du; con ngƣời trong Truyê ̣n Kiề u ; phƣơng pháp miêu tả tâm lý ; các biện pháp ngôn
ngƣ̃; cách kết cấu theo kiểu kịch đã đƣơ ̣c đề xuấ t ra . GS Phan Ngọc cịn tìm hiểu
tính hiện đại của Nguyễn Du khi tác giả đã “xây dựng lên đƣợc một loại hình tiểu
thuyết thực sự mới mẻ: Loại hình tiểu thuyết phân tích tâm lý” [64, tr. 106]. Phan
Ngọc đã có sự cẩn thận nhất định và “chƣa dám gọi Nguyễn Du là một nhà thơ theo
CNHT” nhƣng cũng thừa nhận Nguyễn Du “đã cố gắng vƣơn đến bút pháp hiện
thực” [64, tr. 102]. Việc không chối bỏ những thành tựu mà Nguyễn Du làm đƣợc
nhƣng để công nhận Nguyễn Du là nhà hiện thực chủ nghĩa thì Phan Ngọc lại tỏ ra
khiên cƣỡng. Nhƣng chính sự phát hiện này đã giúp cho cơng trình của ơng đƣợc
đón nhận với sự đồng tình của số đơng trong giới nghiên cứu khoa học.
Trong cơng trình khoa học Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, đặc

biệt là ở bài Thực tại , cái thực tại và vấn đề CNHT trong văn học Viê ̣t Nam trung
cận đại , nhà nghiên cứu về văn học và nho giáo Trần Đình Hƣợu đã đi vào thực tại

19


bằng tâm không dắt văn học đến con đƣờng hiện thực; có cái nhìn thực tại thành
c̣c đánh ghen của trời, của mệnh với tài. Nguyễn Du khơng có ý định lựa chọn
phƣơng hƣớng CNHT, cũng khơng có ý định xây dựng điển hình từ thực tại, mà "cả
cái thực tại cõi ngƣời ta không đặt con ngƣời trong những quan hệ xã hội cũng
không thể nào làm cho Nguyễn Du thành hiện thực đƣợc" [32, tr. 469]. Theo đó, GS
Trần Đình Hƣợu cũng khơng quan niệm CNHT là đỉnh cao giá trị tuyệt đối nhƣ
nhiều nhà phê bình đã và đang quan niệm mà yêu cầu cần nhìn nhận văn học truyền
thống Việt Nam trong đặc trƣng riêng, những quan niệm giá trị riêng của chính nó.
Ơng nhấn mạnh: “Truyện Kiều vẫn cứ là một tuyệt tác mà vẫn không phải là hiện
thực chủ nghĩa” [32, tr. 478]. Về vấn đề này thì cả hai nhà nghiên cứu Phan Ngọc
và Trần Đình Hƣợu đều có chung mợt quan điểm khi khẳng định: Đằng sau mỗi
phƣơng pháp sáng tác đều cần có mợt tiền đề xã hợi để nảy sinh CNHT, cần có cả
mợt lực lƣợng chính trị xã hợi làm hậu thuẫn. Dựa vào cơ sở đó, có thể thấy xã hợi
Việt Nam lúc bấy giờ chƣa thể có đủ điều kiện để có thể ra đời mợt CNHT theo
đúng nghĩa của nó.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lợc trong cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế
kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX, đã dành hẳn chƣơng 7 và chƣơng 8 để bàn về tác giả
Nguyễn Du mà đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều. Nguyễn Lộc đã đi sâu vào các
vấn đề nhƣ: Ngôn ngữ, vấn đề điển hình hóa, lai lịch, nợi dung xã hợi, cảm hứng
chủ đạo và những mâu thuẫn trong thế giới quan trong Truyện Kiều. Liên quan đến
cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du, Nguyễn Lợc đồng quan điểm với GS Lê Đình
Kỵ khi cho rằng: “Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về c̣c sống, thời đại nhà thơ
đang sống, trong đó Nguyễn Du muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền
sống của con ngƣời, nhất là ngƣời phụ nữ với sự áp bức của chế độ phong kiến lúc

suy tàn” [53, tr. 346]. Nhà nghiên cứu cũng đã phân loại nhân vật trong tác phẩm
thành ba nhóm khác nhau: Thứ nhất là nhóm nhân vật đƣợc xây dựng theo lối điển
hình hóa theo văn học truyền thống (Kim Trọng, Từ Hải); Thứ hai là nhóm nhân vật
đi theo hƣớng ngun tắc điển hình hóa của CNHT (Tú Bà, Hoạn Thƣ, Sở Khanh,
Mã Giám Sinh); Thứ ba là nhóm nhân vật đƣợc dựng lên theo nguyên tắc trung gian
20


×