Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VÕ THỊ THU

DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VÕ THỊ THU

DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUẬN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Dục Tú

Hà Nội-2013



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………… 2
3. Mục đích nghiên cứu………………………………............................ 12
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………..……………….…... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………...…... 12
6. Cấu trúc luận văn…………………………………………………..... 13
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ HẬU HIỆN ĐẠI – DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG VIỆT NAM………………………………………...14
1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại……………………………..…… 14
1.1.1 Lai lịch thuật ngữ hậu hiện đại………………………………..….. 14
1.1.2 Các tƣ tƣởng cơ bản và đặc điểm sáng tác hậu hiện đại trong văn
chƣơng……….……………………………..………………………………………...17
1.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam……………….……. 28
1.2.1 Điều kiện hậu hiện đại trong văn hóa – nghệ thuật Việt Nam……..…….. 28
1.2.2 Dấu hiệu hậu hiện đại trong đời sống văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại….. 31
Chƣơng 2: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – SỰ THAY ĐỔI KHUNG TỰ SỰ
TRUYỀN THỐNG…………………………………………………………..… 39
2.1 Cốt truyện phân rã…….…………………………………………….. 39
2.1.1 Cốt truyện mảnh vỡ……….……………………………………….. 39
2.1.2 Cốt truyện “mất tích” ……………………………………………. 46
2.2 Nhân vật – truy tìm bản thể ý nghĩa cá nhân ………………….…...50
2.2.1 Cái tôi cô đơn giữa hiện thực thậm phồn……………………………..50
2.2.2 Nhân vật – phi nhân vật…………………………………………. .56
Chƣơng 3: TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN – NHẠI VĂN VÀ PHỨC HỢP THỂ
LOẠI……………………………………………………………………………. 66
3.1 Nhại văn………………………………………………………………..66
3.1.1 Nhại tự truyện của Duras……………………………………….....66
3.1.2 Nhại tiểu thuyết trinh thám……………………………………….. 73

3.2 Phức hợp thể loại……………………………………………………..81
3.2.1 Tiểu thuyết trong tiểu thuyết………………………………………. 81
3.2.2 Báo chí trong tiểu thuyết…………………………………………..86
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

1.1

Chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism) là khái niệm đang ngày càng

phổ biến trên toàn thế giới. Như một sự phản biện chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu
hiện đại xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX ở châu Âu với tư cách là một trào lưu văn
hóa và xác lập một hệ chuẩn tư duy mới trên nhiều lĩnh vực: triết học, văn hóa, giáo
dục, văn chương, hội họa, âm nhạc… Được sản sinh và phát triển trên mảnh đất Âu
Mĩ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã chứng tỏ tính ưu việt của nó khi xâm nhập vào các
nước phương Đơng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… rồi ngày càng lan rộng
khắp thế giới. Có thể nói, trong hơn 50 năm qua, chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành
“tài sản chung” của nhân loại. Nó thẩm thấu rất sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm, nếp sống
của các quốc gia, các dân tộc và vẫn đang được tái tạo liên tục, phản biện liên tục.
Trên lĩnh vực văn học, Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu phát triển
mạnh mẽ với các tên tuổi lớn như Umberto Eco, Louis Borge, Italo Calvino…, nó
đem lại hương sắc mới, sự cách tân mới mẻ trên các phương diện nội dung và hình
thức.
1.2 Trong bối cảnh hội nhập thế giới trên nhiều mặt, đặc biệt về văn hóa, văn

học Việt Nam đã và đang có những chuyển động để hịa nhập với khơng khí chung
này như một vận động tất yếu của sự phát triển. Hành trình này buộc văn học Việt
Nam có nhu cầu và phải học hỏi những kinh nghiệm nghệ thuật mới của nhân loại
để tồn tại và phát triển. Khơng khí dân chủ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
hỏi, tìm tịi và tiếp thu những tinh hoa văn hố nhân loại, trong đó có Chủ nghĩa hậu
hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng được coi là một trong những cơng cụ để góp
phần giải mã những quy luật vận động của những hiện tượng văn học Việt Nam
đương đại.


1.3 Cùng với những tên tuổi khác, Thuận thuộc vào bộ phận thế hệ nhà văn
mới, giàu tiềm năng sáng tạo, dồi dào bút lực và sẵn sàng chịu mạo hiểm để cách
tân. Gây “xôn xao” bằng việc cho ra đời liên tiếp 5 cuốn tiểu thuyết: Made in Việt
Nam (2003); Chinatown (2005), Paris 11 tháng 8 (2005); T mất tích (2007) và
gần đây nhất là VânVy (2009), Thuận đã chứng minh được sức viết dồi dào của
một cây bút dũng cảm và quyết liệt trong việc làm mới văn chương cũng như làm
mới chính mình. Bằng chính những nỗ lực cách tân về kỹ thuật tự sự, quan niệm
nghệ thuật mới mẻ về con người và cuộc đời, Thuận dã dần định hình cho mình
một phong cách tiểu thuyết ấn tượng. Cho dù cô chưa bao giờ tuyên ngôn mình
viết theo trào lưu hay chủ nghĩa nào, nhưng rõ ràng, với những gì cơ thể hiện trong
tác phẩm của mình, Thuận đã xuất hiện với tư cách là một nhà văn hậu hiện đại.
Xuất phát từ mong muốn bước đầu tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại và
những dấu ấn của nó thể hiện qua các sáng tác của Thuận, để nhằm nhận diện một
trào lưu lớn đang góp phần làm biến đổi diện mạo Văn học Việt Nam đương đại,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết
của nhà văn Thuận.
2.

Lịch sử vấn đề


2.1 Về tình hình dịch thuật và nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại
Tại Việt Nam, thuật ngữ “hậu hiện đại” lần đầu tiên xuất hiện trong bản dịch
của Nguyễn Trung Đức đăng trên Tạp chí Văn học số 5, năm 1991 có tên là Vài
suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của Antonio Blach.
Sau đó, các tạp chí Văn học, Nhà văn, Văn học nước ngồi, Thơng tin Khoa
học xã hội đã in một số bài giới thiệu hoặc dịch thuật về Chủ nghĩa hậu hiện đại.
Có thể kể đến như Sự suy tàn của phong trào tiền phong nghệ thuật hậu hiện đại
(tác giả Luc Ferry, Tạp chí khoa học xã hội, số 2/1995, dịch giả Nguyễn Văn Dân);
Về chủ nghĩa hậu hiện đại (John Verhaar, tạp chí Văn học, số 5/1997); Chủ


nghĩa hậu hiện đại cuả tác giả Phương Lựu trên tạp chí Nhà văn số 7/2000… Năm
2003, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đơng Tây tập hợp và tuyển
chọn các bản dịch và bài nghiên cứu của các dịch giả và tác giả trong nước cũng
như hải ngoại để in thành cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý
thuyết (Lại Nguyên Ân, Đoàn Từ Huyến biên soạn). Cho đến nay, đây vẫn là
chuyên luận lý thuyết hậu hiện đại dày dặn nhất ở Việt Nam. Đúng như lời giới
thiệu của tác giả: Cuốn sách bước đầu giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới, tập hợp những bài viết của các tác giả
trong và ngồi nước đề cập đến các khía cạnh lý thuyết của một trào lưu rộng lớn
và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn nghệ thế giới ngày nay” [60;5]. Nhà
xuất bản Hội nhà văn và Trung tâm Văn hóa Đơng Tây cũng in kèm tuyển tập
Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới (Lê Huy Bắc tuyển chọn) với mục đích giới
thiệu với bạn đọc thực tiễn sáng tác để kiểm chứng lý thuyết.
Giáo trình Lý luận văn học – tập 3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành
(2006) của tập thể tác giả Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến cũng dành
một chương để nói về chủ nghĩa hậu hiện đại. Bên cạnh việc giới thiệu sự ra đời
của chủ nghĩa hậu hiện đại, các tác giả còn tập trung làm rõ sự khác biệt của chủ
nghĩa hậu hiện đại và hiện đại, đồng thời chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của phòng
trào sáng tác hấp dẫn và mới mẻ này.

Ở hải ngoại, trên Tạp chí Thơ, có một số bản dịch của Phan Tấn Hải như
Giới thiệu thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ của Paul Hoover (số 11/1997); Chủ nghĩa
hậu hiện đại và văn chương của Steven Connor (số 12/1998); Giới thiệu tiểu
thuyết hậu hiện đại Hoa Kỳ trích từ cuốn Postmodern American Fiction: A
Norton Anthology (số 14/1998). Trên tạp chí Việt số 5 (đầu năm 2000), có bài tiểu
luận Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại của Hoàng Ngọc Tuấn.
Cũng ở Hoa Kỳ, cuốn Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hiện đại (NXB Văn
nghệ, 2000) của nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc và cuốn Văn học hiện đại và


hậu hiện đại qua thực tiễn sàng tác và góc nhìn lý thuyết (NXB Văn nghệ, 2002)
của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn đã đưa ra những ý kiến sắc sảo và những
kiến giải độc đáo về chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương thế giới cũng như Việt
Nam. Theo Nguyễn Hưng Quốc, chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam sẽ gồm ba nội
dung chính: một, tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại vừa như một khuynh hướng bản địa
được hình thành qua các nỗ lực sáng tạo của giới cầm bút trong nước vừa như một
di sản văn hóa của thế giới; hai, phản bác những nguyên tắc nhận thức và thẩm mỹ
của (những) chủ nghĩa hiện đại ấy; cuối cùng, phản bác của thái độ cực đoan và duy
lý trong chính sự phản bác ấy. Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, nếu
có, chỉ là một kết hợp cùng lúc giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại,
trong đó, các yếu tố mang tính hậu hiện đại được đẩy lên thành yếu tố chủ đạo” [65].
Cịn Hồng Ngọc Tuấn lại cổ súy việc Tiến tới một nền văn chương Việt Nam
hồn cầu hóa [92]. Nhà nghiên cứu này đã chỉ ra nguyên nhân “tinh thần hậu thuộc
địa và chủ nghĩa dân tộc cách ly khiến nhiều người dị ứng với những ý tưởng hiện đại
và hậu hiện đại” và nhà văn trong thời đại mới phải là một công dân hồn cầu “dứt
khốt vứt bỏ cung cách tư duy chật hẹp của những người núp sau khung cửa dân tộc,
vứt bỏ mặc cảm nhược tiểu, vứt bỏ mặc cảm tự tôn dân tộc theo kiểu cách ly chủ
nghĩa, vứt bỏ những lối mịn vơ dụng của những đường lối mỹ học hiện đại, và vứt bỏ
những hàng rào hay song sắt của những ý thức hệ. Đồng thời, nhà văn phải tự nhận
cho mình một nghĩa vụ mới: nghĩa vụ sáng tạo cống hiến cho hoàn cầu” [92].

Những nhận định của hai nhà nghiên cứu rất phù hợp với nhận định trên đây
chúng tôi đã đề cập: kêu gọi các nhà văn Việt hãy tìm tịi, đổi mới để đưa nền văn
học nước nhà hội nhập chung với khơng khí thời đại, thế giới.
Tạp chí Văn học nước ngồi số 8 + 9/2004 có bài Hậu hiện đại được tác giả
Diễm Cơ viết dựa trên Điều kiện hậu hiện đại: Bản tường trình về tri thức của
Lyotard.


Bên cạnh những cơng trình được in thành sách, trong những năm gần đây,
trên nhiều diễn đàn, tạp chí, báo điện tử… những vấn đề về chủ nghĩa hậu hiện đại
nói chung và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn học Việt Nam đương đại được
nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, trở thành những cuộc đối thoại rộng lớn
trong đời sống văn học nước nhà.
Báo Thể thao & Văn hóa (Thơng tấn xã Việt Nam) số ra ngày 6/1/2004
đăng bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn: Lối viết Hậu hiện đại sẽ
trở nên phổ biến ở Việt Nam. Sau đó trên trang www.vnexpress.net đã đăng lại bài
viết này với nhan đề Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn và văn học hậu hiện
đại. Tác giả bài viết đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại từ
góc độ khái niệm, cảm quan hậu hiện đại và ảnh hưởng của hậu hiện đại đến nghệ
thuật và văn học. Trong bài viết này, tác giả Hoàng Ngọc Tuấn cho rằng: “Văn
chương hậu hiện đại, do đó, là một tập hợp của những mảnh vụn. Có thể nói đa
tâm điểm là một trong những đặc điểm nổi bật của văn chương hậu hiện đại.
Khơng cịn cố tình làm độc giả chìm đắm vào cái thế giới hư cấu của tác phẩm, nhà
văn đặt người đọc vào một vị trí khách quan và tỉnh táo để nhìn thấy tác phẩm như
một văn bản đúng nghĩa, một tác phẩm nghệ thuật hư cấu, như một trị chơi tự trình
bày cách chơi của nó và mời gọi người đọc tham dự vào trò chơi ấy”. Là một
người có nhiều năm nghiên cứu về văn học Việt Nam, nhà nghiên cứu Hồng Ngọc
Tuấn dự đốn: “Tơi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên
phổ biến ở Việt Nam”. Tác giả đã rất lạc quan khi “thấy có vài nhà văn Việt Nam
đã sử dụng một số kỹ thuật viết hậu hiện đại, chẳng hạn kỹ thuật “nhại văn”, lối

viết đa tuyến, phi tuyến, hiện thực kỳ ảo, vv và vv…”. Tuy nhiên, theo ông, những
truyện ấy chưa thực sự là truyện hậu hiện đại, vì chưa thực sự chuyên chở cái cảm
quan hậu hiện đại (…). “Các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngồi có cơ hội thuận
lợi hơn để tiếp nhận cái cảm quan hậu hiện đại vì họ sống ngay trong xã hội hậu
hiện đại. Tuy thế, vẫn cịn rất ít trong số họ thực sự có lối viết hậu hiện đại” [58].


Trên trang điện tử www.tienve.org, tác giả Lê Chí Dũng đã viết bài Phải
chăng “chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”
như một sự phản biện, đối thoại với ý kiến của nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Tuấn
trên đây. Ơng nói: “Chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là một trào lưu văn học,
khơng có tiền đồ ở Việt Nam” [17]. Ngay sau đó, nhà nghiên cứu Hồng Ngọc
Tuấn đã trả lời Lê Chí Dũng bằng bài Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế
khơng?: Tơi chỉ tiên đoán rằng lối viết hậu hiện đại sẽ ngày càng được sử dụng ở
Việt Nam dù kết quả sẽ là những tác phẩm không nhất thiết sẽ mang tinh thần hậu
hiện đại thực sự (…). Tơi khơng bao giờ có hàm ý rằng chẳng bao lâu nữa xã hội
hậu hiện đại sẽ hiện hữu ở Việt Nam (…). Tôi cũng khơng cho rằng chỉ đến lúc
con người Việt Nam có cảm thức hậu hiện đại, hay đến lúc đất nước Việt Nam đã
là một cơ sở xã hội – tâm lý hậu hiện đại, thì lối viết hậu hiện đại mới trở nên phổ
biến (…). Nhà văn Việt Nam có thể bắt chước, vay mượn, hay sử dụng những lối
viết từ nước ngồi mà khơng cần phải đợi đến khi đất nước Việt Nam có những
điều kiện xã hội như ở nước ngoài” [91].
Trên báo điện tử www.vietnamnet.vn ngày 17/8/2006 có đăng tải bài viết Chủ
nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta của tác giả Đông La. Tác giả đã đưa ra
nhận định: “Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương
Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng khơng có tài, không hiểu biết dến nơi đến
chốn mà mê muội bắt chước thì chỉ làm ra được sản phẩm tồi mà thơi. Cũng như
những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được những thứ văn chương hậu hiện đại thứ
thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó” [45].
Ngày 3-4/11/2006, Hội thảo “Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn

hóa khu vực và quốc tế” do Viện Văn học phối hợp cùng Harvard – Yenching
Institste (Hoa Kỳ) tổ chức, có một số bài viết ứng dụng lý luận hậu hiện đại để nghiên
cứu văn học Việt Nam, như Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam
trong tương quan so sánh loại hình với văn xi hậu hiện đại Nga (Đào Tuấn


Ảnh), Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi
pháp hậu hiện đại (Cao Kim Lan), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi
(La Khắc Hịa).
Trên báo Văn nghệ ngày 8/12/2007 đăng tải bài viết Dấu ấn hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam sau 1986 của tác giả Phùng Gia Thế. Theo tác giả này, dấu
ấn đó vừa là sự tiếp thu văn học nước ngồi, vừa là sự khơi dậy những ngọn nguồn,
những “mẫu” có từ truyền thống và “việc phát triển văn chương Việt Nam theo
khuynh hướng hậu hiện đại là một xu hướng cần cổ vũ. Đấy khơng phải là sự sao
chép, cóp nhặt, lai ghép tùy tiện mà là sự thay đổi cả hệ hình tư duy và trên hết là địi
hỏi tất yếu của lịch sử - xã hội và bản thân văn học. Có thể gọi được chăng, đây là
khuynh hướng phát triển văn chương theo hướng hòa nhập với tiền trình văn học thế
giới, bên cạnh các khuynh hướng tìm tịi thử nghiệm khác của nên văn học Việt Nam
sau 1986 nhiều màu vẽ” [101].
Qua những nguồn tài liệu tham khảo có được, chúng tơi nhận thấy tuy đã xuất
hiện các bài dịch hoặc bàn luận về chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng phạm trù này với số
đông giới nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam vẫn đang ở dạng tiếp nhận thông
tin. Hơn nữa, trào lưu hậu hiện đại đến nay vẫn còn đang vận động, khơng đóng
khung vào bất cứ một hệ thống lý thuyết nào nên việc hiểu cặn kẽ và minh bạch về
nó là một vấn đề quá phức tạp. Dù phản đối hay đồng tình, họ đều thừa nhận thực tế:
Hậu hiện đại là khuynh hướng lớn trên thế giới, các yếu tố hậu hiện đại cũng đã bắt
đầu xuất hiện ở văn học Việt Nam trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hồi, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận… Những
tài liệu trên đây đã cung cấp cho chúng tôi những cơ sở lý luận quan trọng khi khái

quát các đặc điểm tiểu thuyết mang dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại của nhà văn Thuận
– đối tượng chính của luận văn này. Ở trong luận văn này, chúng tôi không tham vọng
soi chiếu tất cả các yếu tố trong chủ nghĩa hậu hiện đại, “ép khung” vào sáng tác của


Thuận mà sẽ xác lập một cách hiểu tinh thần cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại và lấy
việc khảo sát tác phẩm cụ thể của nhà văn để tìm hiểu điểm giao nhau giữa lý luận và
thực tiễn sáng tác.
2.2 Những bài viết đánh giá về tiểu thuyết của Thuận
2.2.1 Về Thuận và các sáng tác của Thuận
Nhà văn Thuận (tên thật là Đoàn Ánh Thuận) là một tác giả trẻ, sống định cư
tại Pháp. Tâm sự với độc giả gần đây trên báo Tuổi trẻ, ngày 24/10/2012, Thuận nói:
“Khi đã 26 tuổi, gần mười năm xa Việt Nam, tôi mới bắt đầu viết. Không để giãi bày
hay để tâm sự chuyện đời mà để phục vụ nhu cầu tưởng tượng, nhu cầu đi xa khỏi bản
thân. Sau đó là tìm những lối viết khác. Mới đầu tơi viết truyện ngắn. Nhưng thể loại
này nhanh chóng tạo cho tôi cảm giác chật chội và dễ dãi. Tuy vậy, phải đợi năm năm
sau thì Made in Vietnam mới có thể thành hiện thực. Tiểu thuyết là một cuộc phiêu
lưu và như mọi cuộc phiêu lưu, nó cần năng lượng và lòng dũng cảm” [102].
Người đọc biết đến cái tên rất gọn ghẽ - Thuận – qua một loạt các tiểu thuyết
được viết bởi một âm hưởng, giọng điệu và cấu trúc lạ. Không phải ngay từ đầu, cái
tên này đã được chú ý. Cho đến khi những Chinatown, Paris 11 tháng 8 nối tiếp nhau
chào đời, đặc biệt là khi Paris 11 tháng 8 được nhận tặng thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam (2006), thì người đọc mới đổ xơ ngược dịng tìm đọc Made in Vietnam với
tâm lý háo hức, ngóng chờ. Rồi khi T mất tích, VânVy xuất hiện, cái tên Thuận đã là
một danh từ riêng khơng cịn xa lạ với những ai quan tâm đến thời sự văn học Việt
Nam đương đại.
Và gần đây nhất, tháng 3/2013, Thuận vừa trở về Việt Nam tham dự buổi tọa
đàm T. mất tích- tìm T hay tìm tơi tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền- Hà
Nội) để giới thiệu bản dịch tiếng Pháp của tiểu thuyết thứ tư của cơ - T. mất tích. Bản
dịch do dịch giả Đoàn Cầm Thi thực hiện, Nhà xuất bản Riveneuve, Paris xuất bản, ra



mắt độc giả vào tháng 9/2012. Cũng do dịch giả Đồn Cầm Thi chuyển ngữ, trước đó,
Chinatown cũng ra mắt độc giả Pháp. Đoàn Cầm Thi cũng tiết lộ trong bài phỏng vấn
do báo Thể thao & Văn hóa (Thơng tấn xã Việt Nam) thực hiện Đoàn Cầm Thi và
cuộc phiêu lưu mang văn học Việt đến Pháp: Cùng với Blogger của Phong Điệp,
Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Song Song của Vũ Đình Giang, Giữa dịng
chảy lạc của Nguyễn Danh Lam, Paris 11 tháng 8 sẽ là tác phẩm tiếp theo của Thuận
được dịch ra tiếng Pháp. Cuốn thứ sáu của nhà văn mang tên Thang máy Sài Gòn
cũng sẽ được xuất bản vào đầu năm tới (2014) tại Pháp.
Thuận đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng bút danh Thuận Ánh, sau đó đổi
sang Thuận. Giải thích cho sự ngắn gọn này, nhà văn tâm sự: “Khi bắt tay vào nghề
viết, tơi đã chọn cho mình một bí danh ngắn nhất có thể, với hi vọng sau này, nó sẽ
được kéo dài bởi nhiều nhan đề tiểu thuyết”. Ở một phương diện nào đó, sự ngắn gọn
ấy đã được “kéo dài” như nhà văn mong đợi.
Độc giả quan tâm và yêu mến văn học Việt Nam đương đại cịn biết đến
Thuận, ngồi tư cách là tác giả của năm cuốn tiểu thuyết “có vấn đề”, cịn là dịch giả
của hai tác phẩm Xạ thủ nằm bắn (Jean Patrick Manchette)- một cuốn tiểu thuyết
trinh thám Pháp, được xuất bản ở Việt Nam vào tháng 6/2007 (NXB Văn học) và
cuốn Mở rộng phạm vi đấu tranh (Michel Houellebecq- tác giả của Hạt cơ bản),
được giới thiệu ở Việt Nam vào tháng 6/2008 (NXB Hội nhà văn).
Đến với văn chương với tư cách là một nhà văn thuộc bộ phận văn học hải
ngoại, Thuận - tất yếu thể hiện trong sáng tác của mình đặc trưng của dịng văn học
này: lực lượng sáng tác không thuộc về “các nhà văn di dân thế hệ thứ nhất” mà
thuộc về một thế hệ mới khơng cịn bị “cầm tù” bởi q khứ. Mỗi nhà văn, bằng
cách này hay cách khác, tự lựa chọn cho mình một hướng đi: “hoặc tìm cách thay
đổi, thơng qua tiếp cận với văn hố dịng chính của đất nước mà họ định cư để phát
huy những giao thoa văn hố; hoặc chuyển hẳn sang văn hố dịng chính của nước



sở tại, khơng cịn sáng tác bằng ngơn ngữ tiếng Việt; hoặc quay về với mơi trường
văn hố trong nước, hoà nhập với những vấn đề của văn học Việt Nam, nhưng vẫn
giữ cho mình một cách quan sát “người bên ngồi” cả ưu và nhược điểm của nó”
[26;21]. Từ đặc điểm này, nhà văn hải ngoại có thể khách quan nhìn nhận, đánh giá
đối tượng qua lăng kính đa chiều, đa diện. Hơn hai thập kỷ sống xa Việt Nam,
Thuận đã sống cuộc sống của một “người xa xứ”, một nhà văn xa xứ, như cách nói
trong bài viết Dòng chảy trầm của văn học xa xứ trên báo Người lao động, số ra
ngày 1/11/2007 là với “cách nhìn nhận cuộc sống già dặn, triết lý và ước vọng kiếm
tìm những giá trị nhân sinh tiềm ẩn trong dịng chảy vô biên của cuộc đời”.
2.2.2 Những bài viết nghiên cứu về sáng tác của Thuận
Thuận là tác giả đương đại có nhiều tìm tịi đổi mới, tuy nhiên việc nghiên cứu
và tìm hiểu về Thuận cũng như các sáng tác của cơ chưa nhiều và tính hệ thống chưa
cao.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên chính thức ra mắt ở Việt Nam – Chinatown - của
Thuận, đã phần nào kích thích thị hiếu thẩm mỹ của bạn đọc. Trong lời giới thiệu in
trên bìa cuốn tiểu thuyết, Dương Tường khẳng định có dấu ấn hậu hiện đại trong tác
phẩm này: “Ngổn ngang và tung tóe như những mảnh vỡ của một trị chơi ghép
hình, khơng chương hồi liền mạch suốt 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm,
hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay
mãi không dứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc như một thứ
humour xót xa và khơng thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại
này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng” [106].
Trong bài viết Đôi nét về kết cấu và thi pháp của Chinatown trên
evan.com.vn, khơng như Dương Tường – khẳng định có dấu ấn của hậu hiện đại Hồng Nguyễn khơng một lần nhắc đến cụm từ “hậu hiện đại” nhưng tác giả đã tìm
hiểu thi pháp hư cấu và kết cấu của tác phẩm dưới cái nhìn hậu hiện đại. Theo đó,


Hoàng Nguyễn cho rằng: Thuận đã sử dụng “kỹ thuật collage (cắt ráp) các chi tiết hư
cấu và phi hư cấu, thật và không thật của Thuận đầy tinh xảo và kết quả là tạo nên
một bức tranh ghép gần như khơng có đường nối và người đọc phải kiên nhẫn đọc

thật kỹ, so sánh với tiểu sử tác giả, những tác phẩm khác của tác giả mới có thể phân
biệt được đâu là yếu tố phi hư cấu, đâu là yếu tố hư cấu” [57]. Hoàng Nguyễn cũng đã
chỉ ra kiểu cấu trúc “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” và tính “liên văn bản” ở “những
đường links giữa Chinatown, I’m yellow, Made in Vietnam” [57].
Trong các bài viết về Chinatown, chúng tôi đánh giá rất cao bài viết trên
www.tienve.org I’m yellow: Khoái cảm văn bản – Đọc Chinatown của Thuận của
tác giả Đoàn Cầm Thi. Đoàn Cầm Thi nhận ra tác giả Chinatown đã “nháy mắt” với
Duras (tác giả Người tình) để “kéo người đọc vào mê lộ của nghệ thuật viết”. Mê lộ
ấy được Đoàn Cầm Thi chỉ rõ ở ba luận điểm: Viết không phải để nhớ lại. Cũng
không phải để quên đi”, “I’m yellow: Truyện lồng truyện” và “I’m yellow: “I” là ai”
[76]. Theo Đoàn Cầm Thi, đó là cách “đi tìm một bình diện mới của thế giới” khi
Thuận ln “đóng lên văn học dấu ấn của thế hệ và thời đại mình. Tác phẩm của cơ
cịn là hành trình của những cơng dân hồn cầu tương lai” [76].
Một ví dụ khác, Paris 11 tháng 8 – cuốn tiểu thuyết đưa tên tuổi của Thuận
đến gần hơn với độc giả nước nhà khi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
năm 2006. Đoàn Cầm Thi giới thiệu tác phẩm như “niềm hổ thẹn sâu kín của một
cường quốc hậu – tư – bản viên mãn. (…) Hai mươi chương miên man thực giả lẫn
lộn, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt,
một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu tinh tế, duyên dáng và chua xót, hài hước.
Vừa thẹn thùng vừa khiêu khích, Paris 11 tháng 8 chạm vào nỗi đau của nhân vật,
của nhân loại [107]. Trong bài viết Đọc Paris 11 tháng 8 của Thuận, Đoàn Cầm
Thi chỉ ra một dạng nhân vật hậu hiện đại trong tiểu thuyết này Liên – nhân vật
chính của tiểu thuyết – “trong tư thế chơi vơi, chông chênh, khó nắm bắt. Và chính
cái chơi vơi đó là một trong những đóng góp của Thuận trong văn học Việt Nam”


– tác giả cũng chỉ ra cấu trúc “báo chí trong tiểu thuyết” của tác phẩm này: “Lồng
thông tấn vào văn học, hai thể loại văn bản đối lập nhau, Thuận khiến người đọc
bất ngờ như thể xem một bộ phim màu có xen những đoạn tư liệu đen trắng. Động
tác lục lưu trữ của Thuận, đọc săm soi nỗi đau giấu kín dưới tầng tầng lớp lớp của

thời gian và thơng tin, nhưng khơng một lời bình luận” [81].
Những lời giới thiệu hay bài nghiên cứu trên đây dù chưa trực tiếp bàn đến các
yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Thuận nhưng đã cung cấp cho chúng tơi những
gợi ý rất q giá, mang tính định hướng nghiên cứu khi tìm hiểu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu sơ lược về chủ nghĩa hậu hiện đại làm cơ sở tham chiếu để tiếp
cận với văn học Việt Nam đương đại.
3.2 Nhận diện những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của nhà
văn Thuận.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Trong các tiểu thuyết mà chúng tơi đã có dịp trình bày qua ở trên, ngồi
Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, VânVy - những tác phẩm đã được in ấn,
xuất bản và giới thiệu tại Việt Nam - cịn có Made in Vietnam- đứa con đầu lòng
được xuất bản tại Văn Mới, Califonia, Hoa Kỳ (tháng 5/2003). Do điều kiện không
cho phép, chúng tơi khơng có trong tay đầy đủ văn bản tác phẩm này, chỉ có một trích
đoạn ngắn trích nguồn từ www.tienve.org. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tơi chỉ
tiến hành nghiên cứu dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận ở bốn tác phẩm
được nhắc đến ở trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp loại hình


- Phương pháp so sánh...
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, nội dung chính của luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Khái lược về Hậu hiện đại – dấu ấn hậu hiện đại trong văn
chương Việt Nam
Chương 2: Tiểu thuyết của Thuận – Sự thay đổi khung tự sự truyền thống
Chương 3: Tiểu thuyết của Thuận – Sự phức hợp thể loại

Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ HẬU HIỆN ĐẠI –
DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN CHƢƠNG VIỆT NAM


1.3 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
1.3.1 Lai lịch thuật ngữ hậu hiện đại
Cho đến hơm nay, vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều về
chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất về thời
điểm ra đời của nó là sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Về nguồn gốc thuật ngữ hậu hiện đại, theo Hassan, danh từ post modernism
được Federico de Onis, nhà phê bình văn học người Tây Ban Nha sử dụng trong
cơng trình của ơng, nhan đề Hợp tuyển thơ ca Tây Ban Nha và thơ ca các nước
châu Mĩ nói tiếng Tây Ban Nha vào năm 1934 để chỉ sự đối kháng giữa chủ nghĩa
hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại. Nhưng trong công trình của Onis, chủ nghĩa
hậu hiện đại được dùng để chỉ phong trào cải cách tơn giáo nhằm mục đích hiện
đại hóa đạo Thiên chúa cuối thế kỷ 21 – đầu thế kỷ 20, và chỉ trào lưu văn học xuất
phát từ châu Mỹ La Tinh năm 1890 của một số nhà thơ, nhà văn viết bằng tiếng
Tây Ban Nha nhưng muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng Tây Ban Nha và chịu ảnh
hưởng của phái Thi Sơn – Pháp; ngoài ra chủ nghĩa hậu hiện đại ở đây còn chỉ
phong trào văn chương nghệ thuật chủ trương tìm về thiên nhiên và văn hóa dân
tộc ở Brésil, phát sinh từ São Paulo năm 1922. Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại mà
Onis dùng ở đây không phải là chủ nghĩa hậu hiện đại mà ta vẫn thường hiểu, do
đó, hậu hiện đại ở đây cũng không mang nội hàm như sau này JF Lyotard dùng,
khi ông quan tâm nghiên cứu sâu ít nhất hai điều: một là “hồn cảnh của tri thức

trong các xã hội phát triển nhất” và hai là “sự không tin vào các siêu tự sự”.
Năm 1939, thuật ngữ này được sử dụng bởi Arnold Toynbee. Năm 1942,
thuật ngữ này lại xuất hiện trong cơng trình Hợp tuyển thơ ca Mỹ La tinh đương
đại của Dudley Fits. Năm 1959, nhà phê bình văn học Irving Howe được coi là
một trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm về sự chuyển tiếp từ chủ nghĩa
hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại trong bài tiểu luận Xã hội đại chúng và tiểu
thuyết hậu hiện đại. Từ đó, thuật ngữ hậu hiện đại được sử dụng rộng rãi trong các


lĩnh vực khoa học và đời sống xã hội. Trong văn chương, nhiều nghệ sĩ, nhà văn,
nhà phê bình như Rauschenberg, Cage, Buroughs, Barthelme, Fielder, Hassan,
Sontag dùng thuật ngữ này để chỉ trích sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại và mơ tả
những khuynh hướng nghệ thuật đang hình thành và muốn vượt qua những giới
hạn của luận thuyết này. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20, khuynh hướng hậu
hiện đại ảnh hưởng rộng hơn, được giới trí thức đại học như Bell, Kristevia,
Lyotard, Derrida, Foucault, Jameson đem ra bàn luận và được thừa nhận như một
hiện tượng đặc thù của văn hóa phương Tây.
Trong khi trên lĩnh vực lý luận, kể cả triết học, mỹ học và phê bình văn học,
chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn cịn đang gây nhiều tranh cãi thì trên phương diện thực
tiễn, chủ nghĩa hậu hiện đại đã thẩm thấu rất sâu trong đời sống và trở thành một
hiện tượng văn hóa mang tính tồn cầu. Hiện nay, chủ nghĩa hậu hiện đại không
chỉ giới hạn trong phạm vi văn học nghệ thuật mà đã trở thành một cách tư duy,
một thái độ ứng xử thịnh hành ở các xã hội phát triển và đang phát triển.
Với sự khái lược trên đây, có thể thấy, thoạt đầu chủ nghĩa hậu hiện đại xuất
hiện tại Hoa Kỳ vừa như một hiện tượng văn học nghệ thuật vừa như một ý thức
văn hóa trong thời đại hậu kỹ nghệ. Sau đó, giới đại học tại Pháp nâng lên thành lý
thuyết và trở lại ảnh hưởng đến đời sống sáng tác và học thuật Hoa Kỳ. Trào lưu
này đã kết hợp khá hài hòa với các trào lưu đương đại khác trong văn học Hoa Kỳ
như hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận, hậu thực dân luận. Cũng từ đó, chủ nghĩa
hậu hiện đại lan rộng sang các nước châu Âu, Úc, Mỹ La tinh và các quốc gia châu

Á (chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc).
Hiểu theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau chủ nghĩa hiện
đại, cụ thể là sau thế chiến thứ 2, gắn liền với một giai đoạn phát triển cao của kinh
tế, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật cao. Hiều theo nghĩa hẹp, trong văn chương, nó
bao gồm nhiều khuynh hướng sáng tác như kịch phi lý, tiểu thuyết mới, hiện thực
huyền ảo và trào lưu hậu hiện đại. Đây là khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác


văn học nghệ thuật thời đại ngày nay chứ không phải là khuynh hướng độc tôn bởi
các trào lưu hiện thực, lãng mạn, tượng trưng hay siêu thực vẫn tồn tại song hành
với nó và vẫn có những nhóm cơng chúng hưởng ứng.
Dù là một khái niệm đang phổ biến trên tồn thế giới nhưng hậu hiện đại
khơng có một lý thuyết thống nhất hoặc một chuỗi quan điểm mạch lạc, khơng có
tổ chức, khơng tun ngơn. Hậu hiện đại là một hiện tượng không đơn nhất, một hệ
thống mở và không ngừng vận hành trong đời sống xã hội và văn học nghệ thuật.
Dẫn theo Dana Gicia [31] thì hậu hiện đại là một khái niệm trừu tượng mà “khơng
có hai người viết nào có thể đồng ý với nhau một cách chính xác”, cịn theo nhà
nghiên cứu người Hoa Kỳ Marry Klages trong tiểu luận Chủ nghĩa hậu hiện đại
thì: “Chủ nghĩa hậu hiện đại rất khó định nghĩa, vì nó là một quan niệm xuất hiện
trong nhiều bộ môn hay khu vực nghiên cứu bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm
hạc, phim ảnh, văn học, xã hội học, truyền thống, thời trang và công nghệ” [60;
tr.197].
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa Hậu hiện đại, hay còn gọi
là điều kiện hậu hiện đại, (tiếng Anh: postmodernity, tiếng Pháp: post-modernité),
là thuật ngữ do các nhà triết học, xã hội học, phê bình nghệ thuật và xã hội sử dụng
để nói về các khía cạnh của điều kiện nghệ thuật, văn hóa, kinh tế và xã hội hiện
đại, hình thành nên đời sống con người cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 với những đặc
trưng cơ bản. Những đặc trưng này bao gồm sự tồn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu thụ, sự
phân tán quyền lực, việc phổ biến kiến thức ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Còn với khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại, Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia định nghĩa là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc
trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn
mạnh vai trị của ngơn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt
nó tấn cơng việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường
với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh


hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngơn
ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc.
Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thốt có chủ ý từ những cách tiếp cận của
chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ “hậu hiện đại” bắt nguồn từ sự
phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai
sáng của chủ nghĩa hiện đại.
1.1.2 Các tư tưởng cơ bản và đặc điểm sáng tác hậu hiện đại trong văn chương
Để tìm hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tơi lấy chủ nghĩa hiện đại làm
mốc quy chiếu để “soi rõ”.
1.1.2.1 Sơ lược về chủ nghĩa hiện đại
Ib.Hassan coi chủ nghĩa hiện đại là một thứ chủ nghĩa hiện đại muộn, hay
còn gọi là chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ. Jean Francois Lyotard coi nó là đỉnh cao của chủ
nghĩa hiện đại, là “cơn kịch phát của cái hiện đại”. Dù còn nhiều ý kiến tranh cãi về
mối quan hệ giữa hai khái niệm này nhưng các nhà phê bình, nghiên cứu trên thế giới
đều khẳng định giữa chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng khơng ít khác biệt.
Thời hiện đại gắn liền với các tên tuổi lớn của triết học phương Tây như
Kant, Hegel, Jean Jacques Rousseau, Sigmun Freud, Karl Max,… Chủ nghĩa hiện
đại nhấn mạnh tính duy lý và q trình hợp lý hóa để tạo nên trật tự từ sự hỗn độn.
Chủ nghĩa hiện đại tin vào sự tiến bộ của con người nhờ tri thức, do vậy, luôn cố
gắng phá vỡ những hệ giá trị cũ, xây dựng nên những giá trị mới với hi vọng sẽ tạo
nên một nền văn hóa cao cấp, hồn chỉnh cho nhân loại. Nền văn hóa đó đối lập
với văn hóa bình dân vốn giản đơn và dung tục. Với niềm tin vào chân lý, vào sự
thật như là cái đúng, cái tốt đẹp, chủ nghĩa hiện đại ln tìm sự thống nhất trong

mọi yếu tố, sắp xếp các yếu tố thành một cấu trúc vững bền và quy nó vào một
trung tâm. Đó cũng là thời kỳ mà người ta luôn hướng tới tương lai, cổ vũ cho các


cuộc cách mạng cả xã hội lẫn tri thức, muốn phủ định và phản kháng cái cũ với
niềm tin sẽ lập được trật tự ổn định cho toàn thế giới. Con người hiện đại ln
muốn đứng ở vị trí bên ngoài, bên trên thế giới hỗn mang để làm chủ và điều chỉnh
nó theo những lý tưởng nhất định.
Trong văn chương nghệ thuật, nhà văn hiện đại có niềm tin vào lý tưởng mỹ
học mà mình phụng sự và tin vào sự tiến bộ của nghệ thuật. Vì thế, suốt thời gian
chủ nghĩa hiện đại phát triển mạnh, các trường phái văn học, hội họa, âm nhạc liên
tục xuất hiện, phủ định lẫn nhau và khẳng định sự tồn tại của mình. Từ Dada đến
Siêu thực, từ Tượng trưng đến Biểu hiện, Vị lai…, đều là quá trình chối bỏ liên tục
cái trước đó, nhằm sáng tạo ra cái mới. Chủ nghĩa hiện đại phủ nhận chủ nghĩa
hiện thực khi phá bỏ trật tự tuyến tính, nhấn mạnh tính chủ quan của việc viết văn.
Đó là trường hợp của trào lưu dòng ý thức (stream of consciousness) với những đại
diện tiêu biểu như Marcel Proust, James Joyce, Virginia Woolf… Ở chủ nghĩa hiện
đại, sự phân biệt các thể loại không cịn rõ ràng như trước; văn xi có thể mang
tính thơ như tác phẩm của Woolf hay Joyce; thơ có thể mang tính tư liệu nhiều hơn
như trường hợp của T.S.Eliot. Văn chương hiện đại cũng tập hợp những mảnh vụn,
ngẫu nhiên, phi lý nhưng lại cố gắng sắp xếp nó theo một trật tự hợp lý, có cấu trúc
chặt chẽ, có trung tâm và ngoại diên.
Đối sánh với chủ nghĩa hiện đại, I.Hassan trong cơng trình Chuyển hướng
về hậu hiện đại (xuất bản năm 1987) đã trình bày cụ thể về đặc điểm của chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học, chúng tôi xin lập biểu đồ phân biệt giữa chủ
nghĩa hiện đại// chủ nghĩa hậu hiện đại để tiện theo dõi và phân tích:
Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại


Chủ nghĩa lãng mạn/chủ nghĩa

Chủ nghĩa đa đa (Dada)


tượng trưng
Hình thức (liên kết, khép kín)

Phản hình thức (phân mảnh, mở
rộng)

Có mục đích

Trị chơi

Được thiết lập, sắp đặt

Ngẫu nhiên

Thứ tự

Hỗn loạn

Thơng

thạo/Ngơn

từ

(Điều


Cạn kiệt/im lặng

khiển/biểu trưng)
Đối tượng nghệ thuật/tác phẩm

Q trình/trình diễn/đang diễn ra

hoàn chỉnh
Khoảng cách, gián cách

Tham dự vào

Sáng tạo/chỉnh thể hóa

Phá bỏ sáng tạo/giải cấu trúc

Hiện diện

Vắng mặt

Trung tâm

Phân tán

Thể loại, ranh giới

Văn bản, liên văn bản

Ngữ nghĩa học


Tu từ học

Hệ hình

Ngữ đoạn, cú pháp


Quan hệ phụ thuộc (câu chính

Quan hệ đẳng lập (câu đẳng lập)

Ẩn dụ

Hoán dụ

Chọn lựa

Kết hợp

Gốc rễ, chiều sâu

Cành nhánh, bề mặt

Giải thích, hiểu

Chống giải thích, ngộ nhận

Cái được biểu đạt


Cái biểu đạt

Để đọc

Để viết lại (vừa đọc vừa cùng

phụ)

sáng tạo)
Tự sự, đại tự sự

Chống tự sự, tiểu tự sự

Ngôn từ tinh luyện, hệ thống

Ngơn từ cá thể

Loại hình

Biến thể

Hoang tưởng

Tâm thần phân liệt

Kiểu mẫu

Đột biến

Nguồn gốc/Nguyên nhân


Khác biệt/ Dấu vết

Đức Chúa cha

Đức Chúa thánh thần

Siêu hình học

Giễu nhại


Sự xác tín

Sự bất quyết

Xác định

Bất định

Siêu thốt

Hướng nội

1.1.2.2 Các tư tưởng và đặc điểm cơ bản của văn chương hậu hiện đại
Khác với thời kỳ hiện đại và chủ nghĩa hiện đại, thời kỳ hậu hiện đại
(postmodernity) và chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) xuất hiện hầu như đồng thời.
Tùy mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến từng
quốc gia, từng lĩnh vực của đời sống mà biểu hiện của các khái niệm trong khuynh
hướng hậu hiện đại khác nhau. Chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn cịn đang vận động,

khơng đóng khung, gị bó vào bất cứ một hệ thống hay lý thuyết nào, tuy nhiên, để
dễ mường tượng, chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan
trực tiếp đến đề tài Luận văn:
- Bất tín nhận thức (Epistermological Uncertainty)
Đây được coi là “một phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu
hiện đại” [60]. Sự nảy sinh phạm trù này gắn với quá trình khủng hoảng niềm tin
vào tất cả những giá trị tồn tại trước đó. Để xác định tính hồi nghi đối với nhận
thức trong ý thức hậu hiện đại, nhà nghiên cứu văn học người Anh Ch.Brooke –
Rose cho rằng, do sự hoài nghi vào khả năng nhận thức của con người ngày càng
phổ biến, tính lịch sử của nhận thức đã không thể với tới được cách biểu hiện hiện
đại được xác định bởi cả tình trạng chính trị xã hội của xã hội đương thời, lẫn
những quan niệm được hình thành trong lịch sử. Nói cách khác, tư tưởng hậu hiện
đại đã đi đến kết luận rằng tất cả những gì được coi là hiện thực, trên thực tế khơng
phải là cái gì khác hơn chính sự hình dung về nó, sự hình dung vốn phụ thuộc vào
việc người quan sát lựa chọn điểm nhìn nào và sự thay đổi điểm nhìn dẫn tới sự


thay đổi cơ bản chính sự hình dung đó. Do vậy, sự tiếp nhận của con người buộc
phải “đa viễn cảnh”, luôn luôn thấy những dạng thức biến đổi và thực tại trong sự
thay đổi chớp nhống ấy khơng cho con người cái khả năng nắm bắt bản chất của
nó, những quy luât và những dấu hiệu cơ bản của nó.
- Đại tự sự (Grand - narratives) – Tiểu tự sự (Little - narratives)
Đây là khái niệm do Jean Francois Lyotard đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng
La Condition Postmoderne (Điều kiện hậu hiện đại) xuất bản ở Paris năm 1979.
Lyotard dùng nhóm từ này để chỉ những hệ thống ý thức chủ đạo chi phối mọi hoạt
động của con người trong những thời đại khác nhau. Đại tự sự có thể là những câu
chuyện, lời nói, huyền thoại được lặp đi lặp lại trong cộng đồng và biến thành những
tín niệm. Mỗi cộng đồng đều có những đại tự sự của riêng mình, nó chính là phương
tiện để bảo quản sự ổn định và trật tự trong xã hội hiện đại.
Lyotard phê phán sự ổn định mà chủ nghĩa hiện đại muốn tạo ra cho xã hội.

Theo ông, không tồn tại tri thức khách quan trong cuộc sống, đó chỉ là những trị chơi
ngơn ngữ, những diễn ngơn được hiểu tùy theo kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Mỗi tác
phẩm văn học là tri thức đối với một nhà phê bình văn học chứ khơng là tri thức đối
với một anh lái buôn mà chỉ là tạp hiệu (noise). Lyotard chỉ ra rằng những đại tự sự có
khả năng trói buộc thân xác và tư tưởng con người vào những hạn chế chật hẹp và mù
lịa. Ơng thấy cần đánh đổ những đại tự sự mà con người “chấp” vào.
Chủ trương bất tín, khước từ đại tự sự, Lyotard thiên về những tiểu tự sự
trong đó con người tự tư duy, tự phản ứng theo cách riêng của mình chứ khơng
gị vào những quy ước, mệnh đề định sẵn. Với tiểu tự sự, con người quan tâm đến
những vấn đề gần gũi với mình, những câu chuyện nhỏ nhặt, ngẫu nhiên, tạm bợ,
mang tính địa phương. Con người sống trong đời như đang chơi một trò chơi. Họ
cần phải chơi hết mình, tạo ra cả những trị chơi mới, nhưng phải biết rằng trị chơi
của mình khơng phải là duy nhất, còn rất nhiều người khác cũng đang chơi theo luật
riêng của họ và tất cả đều là những mảnh vụn của trị chơi nào đó lớn hơn.


×