================================================================
I HC QUC GIA H NI
Tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------ 0------
TRN TH PHNG LOAN
TH GII NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
Hµ Néi – 2010
================================================================
1
I HC QUC GIA H NI
Tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------ 0------
TRN TH PHNG LOAN
TH GII NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Lê Dục Tú
Hà Néi – 2010
================================================================
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
4. Cấu trúc luận văn................................................................................... 9
Chương 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT ................................................. 10
1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm
văn học Việt Nam sau 1986 ............................................................................... 10
2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ...................... 13
2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch trong
các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh ....................................................... 13
2.2.1. Bi kịch cộng đồng .................................................................... 25
2.2.2. Bi kịch cá nhân ........................................................................ 28
2.3. Cảm hứng phê phán và cảm hứng trào lộng ........................................ 35
2.4. Cảm hứng khám phá con người bản năng ........................................... 43
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG
NGUYỆT MINH ............................................................................................. 52
1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước và sau 1986 và đặc
điểm nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ...................................... 52
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh.................. 55
2.1. Kiểu nhân vật truyền thống ................................................................. 55
2.2. Kiểu nhân vật đổi mới ......................................................................... 60
2.2.1. Nhân vật cô đơn........................................................................ 60
2.2.2. Nhân vật dị biệt ........................................................................ 65
2.2.3. Nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử ........................................ 68
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH ................................................ 72
1. Cốt truyện...................................................................................................... 72
================================================================
3
================================================================
1 .1. Cốt truyện truyền thống được kế thừa và phát triển ............................ 73
1. 2. Cốt truyện tâm lý … .......................................................................... 76
1.3. Cốt truyện phân rã............................................................................... 77
1.3.1. Kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính ........................................ 78
1.3.2. Kết cấu mở .............................................................................. 80
1.3.3. Kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện .......................................... 82
2.Tình huống truyện .......................................................................................... 85
3. Khơng gian - Thời gian nghệ thuật ................................................................ 90
3. 1. Không gian ........................................................................................ 90
3.1.1. Không gian bối cảnh ................................................................. 91
3.1.2. Không gian ảo .......................................................................... 99
3..2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 100
3.2.1. Thời gian hiện thực ................................................................. 101
3.2.2. Thời gian tâm lý ..................................................................... 103
4. Giọng điệu trần thuật ................................................................................... 105
4.1. Giọng điệu trữ tình ............................................................................ 107
4.2. Giọng khách quan gai góc, lạnh lùng ................................................ 111
4. 3. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt ........................................... 113
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 121
================================================================
4
================================================================
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới có nhiều thành tựu đáng kể
cả về nội dung lẫn hình thức. Góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của
nền văn học hiện đại là những nhà văn - người lính. Thời kỳ văn học trước
năm 1975, họ là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khi
bước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút cũng vẫn là những tác
giả quan trọng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh những “cây đa cây đề” của
các nhà văn quân đội mở đường tiên phong cho sự nghiệp đổi mới văn
chương như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…, người ta còn thấy xuất hiện một
lớp nhà văn quân đội trẻ trung hơn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì đổi
mới. Với những cái nhìn mới mẻ, họ có những đóng góp khơng nhỏ làm
phong phú, sâu sắc thêm cho những trang viết về chiến tranh và người lính, về
nhiều mặt bộn bề, phức tạp, sinh động của cuộc sống, con người hiện tại…
Việc tìm hiểu đóng góp của một nhà văn quân đội vào sự khởi sắc của văn
học thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái qt hơn khơng chỉ về vai
trị của những nhà văn mặc áo lính trong cơng cuộc xây dựng nền văn học
mới, mà còn thấy được phần nào con đường phát triển của văn xuôi Việt Nam
những năm gần đây.
1.2. Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong những
nhà văn quân đội tiêu biểu. Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những
năm đầu của thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho tới nay với sự đam mê
và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn,
rất nhiều bài bút ký, tùy bút…, định hình được một phong cách riêng vừa ổn
định lại không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt
Minh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện
ngắn Văn nghệ Quân đội (1996) với tác phẩm Bản kháng án bằng văn; Giải
thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của Tạp chí Văn hóa - văn nghệ
Cơng an (1998 -2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; Giải thưởng
cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm
Những bước đi vào đời; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Nhà xuất bản
================================================================
5
================================================================
Thanh niên (2004) với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều; Giải thưởng cuộc
thi truyện ngắn báo Văn nghệ (2003-2004) với tác phẩm Mười ba bến nước;
Hai lần Giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng về đề tài "Chiến
tranh và Người lính" với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy và tập truyện
ngắn Mười ba bến nước. Và gần đây, tập truyện ngắn Dị hương ra đời đã tạo
ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi.
Những thành công bước đầu của nhà văn Sương Nguyệt Minh chủ yếu
ở thể loại truyện ngắn. Với vốn sống phong phú của một người lính đã từng đi
nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu ln
hướng về cuộc đời và con người với cái nhìn trìu mến và lo lắng, các sáng tác
của Sương Nguyệt Minh cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc
sống: những được - mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hịa bình;
những mặt sáng - tối của đời sống nơng thơn, thành thị; những góc khuất
trong đời sống riêng tư con người… Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người
đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều với
một phong cách văn chương giản dị nhưng ln khơng ngừng tìm tịi, đổi
mới. Có thể nói truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh vừa có cái trầm tĩnh,
đơn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảo của một nhà văn tinh
nhạy khi sống trong xã hội thời kinh tế thị trường đầy biến động, vì thế
nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn có thể thấy được phần nào sự phát
triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ lúc đất nước bắt đầu bước vào
Thời kỳ đổi mới (1986) tới nay kể cả mặt đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp…
Trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Dị hương tháng 10 năm 2009
với sự có mặt của đơng đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phê
bình, có nhiều ý kiến cho rằng Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trong
tốp đầu hiện nay của đội ngũ nhà văn quân đội (Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, và
nhà LLPB n Trang, Nguyễn Hồng Đức…)
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Sương Nguyệt Minh mong muốn qua việc tìm hiểu tường tận những giá
trị nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả sẽ giúp làm nổi rõ hơn một số
phương diện trong văn học Việt Nam đương đại.
================================================================
6
================================================================
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều bài phê bình đánh giá về truyện ngắn Sương Nguyệt
Minh trên các báo viết, báo mạng…với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Điều
đó chứng tỏ sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã được nhiều bạn đọc chú ý và
tìm hiểu.
Ngay từ khi truyện ngắn đầu tiên của anh (Nỗi đau dòng họ) được in
trên báo đã có ý kiến đánh giá đó là những trang văn “có mùi có vị, rõ ra tư
chất nhà văn”[54]. Liên tiếp sau đó, cùng với sự ra đời đều đặn của các tập
truyện ngắn, những ý kiến bình luận về tác phẩm của Sương Nguyệt Minh
ngày càng nhiều hơn.
Nhận xét về cách viết của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong Điệp
trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến
từng câu chữ, từng chi tiết. Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt
truyện”… Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tơi muốn cái lục
lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net, ngày 18/12/2008) cũng cho rằng:
“Một trong những yếu tố đảm bảo cho thành công của Sương Nguyệt Minh là
sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Có thể thấy rằng Sương Nguyệt
Minh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tải
lớn, chứa đựng được nhiều tâm tưởng. Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh
dễ thấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế
mạnh của anh. Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong truyện rất phong phú, có
những nét tính cách chân thực, sinh động, thường để lại ấn tượng sâu, như
Hoài Anh nhận xét: “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ
được biến đổi thành các hành động minh họa dẫn người đọc tới thế giới trong
câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần
lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam
và nữ…” [19].
Nhà văn Khuất Quang Thụy trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba
bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của
Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng
================================================================
7
================================================================
tạo văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại, đến
việc phá vỡ môtip chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm. Tất cả những
cái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tịi khơng mệt mỏi của tác giả
Sương Nguyệt Minh trong q trình sáng tác. Chính nhờ sự tìm tịi ấy mà các
tác phẩm của anh ln khơng ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khác
nhau trong từng giai đoạn sáng tác.
Nhìn nhận khái quát về quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các
nhà phê bình đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong
của nhà văn quân đội này. Nếu trong những tập truyện đầu tay như Đêm
làng Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương
Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn
chương theo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho tới tên của các
nhân vật trong tác phẩm” (Thu Phố, Tạp chí tun giáo, 10/2009), thì càng về
sau với các tập truyện Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương,
Sương Nguyệt Minh càng thể hiện những tìm tịi, bứt phá mới như chính anh
quan niệm: Nhà văn là người sáng tạo khơng ngừng như dịng sơng chảy liên
tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dịng sơng
khơng chảy là dịng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn
rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc. Các nhà phê bình quan tâm tới sáng tác
của Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận động trong văn chương của
Sương Nguyệt Minh là đi từ “hiện thực - lãng mạn” đến “hiện thực - lãng mạn
và kỳ ảo”. Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà văn
không nhất thiết phải viết hay hơn người khác, nhưng đến một lúc nào đó, nhà
văn phải viết khác mình. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này”
(Phát biểu nhân buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương). Nhà văn Di
Li trên tờ An ninh thủ đô ( Số ngày 18/10/2009) cho rằng: “Trước nay, cái tên
Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tài
chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dù dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nên
việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo
và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ.”
================================================================
8
================================================================
Ở những sáng tác đầu tay những trang viết về khơng gian q có thể
được coi là “bảo bối” của Sương Nguyệt Minh, chính vì vậy mà nhà phê bình
văn học Nguyễn Hoàng Đức đã gọi Sương Nguyệt Minh là “Nhà văn của
cảnh sắc đồng quê lung linh”, còn nhà phê bình trẻ Đồn Minh Tâm đã viết
một bài tiểu luận đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nội dung Không
gian làng quê trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Số tháng 11/2009).
Trong đó nhà phê bình trẻ này có những khám phá riêng về khơng gian nghệ
thuật đặc trưng của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - một không gian làng
quê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề những bi kịch trước sự tấn công của
cơ chế thị trường được viết với tấm lòng âu lo của một người con nặng tình
với quê hương.
Đến giai đoạn sáng tác sau của Sương Nguyệt Minh, chất kỳ ảo và yếu
tố tính dục lại được nhiều nhà phê bình chú ý tới. Tập truyện ngắn Dị hương
ghi dấu những đổi mới và thành công trong sự thay đổi bút pháp của anh, nó
vừa thể hiện sự thống nhất, vừa thể hiện những phát triển đáng mừng trong
phong cách tác giả, như nhà phê bình trẻ Đồn Ánh Dương đã viết “chất lãng
mạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho truyện ngắn Sương
Nguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên - Tạp chí Văn Nghệ
Quân Đội - tháng 11-2009). Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tính
dục giàu chất nghệ thuật, Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ơng
khơng đi theo lối mịn của bất kỳ ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệ
thuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mỹ vào văn học”. Điều đáng
quý là tác giả Sương Nguyệt Minh đã không sử dụng sex như một món ăn câu
khách mà “Sương Nguyệt Minh sử dụng sex như một phương tiện nghệ thuật
để đưa ý tưởng tác phẩm đến với người đọc. Đó là thứ tình dục sang trọng,
thanh tao, đầy gợi cảm” (Trần Hoàng Anh, Dị hương và lối viết như nhập
đồng, Tiền phong cuối tuần số 47/2009).
Cũng trong buổi tọa đàm về sự ra đời của Dị hương, nhà phê bình Văn
Giá đã gói gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từ
Hoạt - Phiêu - Thõa (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung). Ba từ
================================================================
9
================================================================
ấy đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của tác giả quân đội
này.
Những nhận định, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học
đã góp phần giúp bạn đọc dần dần khám phá những nét đặc sắc trong sáng
tác của Sương Nguyệt Minh. Tuy nhiên hiện chưa có một cơng trình nghiên
cứu nào hệ thống lại những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Sương Nguyệt Minh hay đánh giá một cách tổng quan về phong cách
riêng của tác giả này. Hầu hết các nhà phê bình đề chỉ đi vào một khía cạnh
hoặc một tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn khái qt về đóng góp của
Sương Nguyệt Minh hay phân tích những đặc điểm chung của thời kỳ văn học
phản ánh qua những sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn
là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh với những nét chính: Cảm hứng nghệ thuật; Thế giới
nhân vật và Các phương diện nghệ thuật đặc sắc.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn Sương Nguyệt Minh,
nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tơi có liên hệ, so sánh với thể loại
khác của nhà văn như bút ký, cũng như so sánh với truyện ngắn của một số
nhà văn cùng và khác thời.
Phương pháp nghiên cứu:
Hướng vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1. Phương pháp loại thống kê, phân loại:
================================================================
10
================================================================
Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các
kiểu nhân vật, mơ hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiết
nghệ thuật … từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ
thuật trong tồn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này
3. Phương pháp lịch sử:
Phương pháp này cho thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương Nguyệt
Minh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân
độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn
4. Phương pháp đối chiếu, so sánh:
Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới
nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác
khác thời kỳ đổi mới, nhất là với các sáng tác về đề tài chiến tranh và những
bi kịch hậu chiến, bi kịch đời thường.
5. Phương pháp loại hình
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội
dung luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật
Chương 2: Thế giới nhân vật
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Sương
Nguyệt Minh
================================================================
11
================================================================
Chương I
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
1. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm
văn học Việt Nam sau 1986.
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu về khái niệm “cảm hứng nghệ
thuật”, song hầu hết các nhận định đều khẳng định vai trò quan trọng của cảm
hứng nghệ thuật trong sáng tác. Vì cảm hứng nghệ thuật giống như một sợi
chỉ đỏ xâu chuỗi các yếu tố trong văn bản, tạo nên một sự gắn kết bền vững.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ
thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt,
say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định,
một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp
nhận tác phẩm.”[6, tr 32]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với
niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả
dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khơ
khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng,
biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người
tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ
khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của
hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt
trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy
cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trị của cảm
hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình
tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng địi hỏi cao. Truyện ngắn cũng có
điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách
cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một
vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như
lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con
báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Vì vậy, truyện ngắn ln
địi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội
================================================================
12
================================================================
dung tư tưởng một cách sắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ,
hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm.
Cảm hứng nghệ thuật khơng phải là tình cảm được xướng lên thành
một phát ngơn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được
từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu… từ khơng khí chung của tồn tác
phẩm. Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân
nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà văn với thế giới
được mô tả. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với
đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọi
cấp độ. Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan của
nhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống
vì “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn
tích cực đưa đến hành động” [10, 268]. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm
có vai trị quan trọng, có vai trị khơng thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó
“biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư
tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.
Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn
liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Sau ngày đất
nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu
cầu vật chất và tinh thần của con người cũng khơng cịn như trước, vì vậy văn
học cũng khơng thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ. Hiện thực cuộc sống đời
thường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn
cảm hứng mới mẻ cho các nhà văn. Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra con đường cho các văn nghệ sĩ “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Và từ đó, một
khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng
thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở
chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống
thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các nhà văn khơng cịn “nhìn đời
================================================================
13
================================================================
và nhìn người một phía”, họ khơng chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận
thức được rằng “hiện thực khơng phải là một cái gì đơn giản, xi chiều; con
người là một sinh thể phong phú, phức tạp, cịn nhiều bí ẩn phải khám phá;
nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ khơng
chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tịi sáng tạo khơng chỉ dựa vào kinh nghiệm
cộng đồng mà cịn
phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình
nữa…”[18,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện
những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng
bi kịch, cảm hứng trào lộng….
Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến;
bi kịch tình u, hơn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của
thời kinh tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm mang cảm hứng này
đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới. Có thể nhắc tới những
sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa
lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)… Và ở chặng đường sau là hàng loạt
những tên tuổi như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị
Thu Huệ…
Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng
lớn trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người
khơng cịn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, cơng dân nữa mà chủ yếu được nhìn
nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắt
đầu xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với
nhiều mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát,
sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức,
tình cảm trong cuộc sống tinh thần , hạnh phúc tồn tại song song với những
bất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo
thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác. Cái Tôi cá nhân càng được đề
cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới
và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy sáng tác văn
học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn
================================================================
14
================================================================
đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong
văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [27, tr.3].
Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm
1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ
cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [18, tr.17] có nhận xét về văn
học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng
sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá
nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật
được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư
được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở
nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học
cũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[18, tr.18]. Từ đó có thể thấy sự tác
động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương.
Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới
nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai
đoạn văn học.
Sương Nguyệt Minh vốn là một nhà văn quân đội luôn biết đổi mới văn
chương của mình, trong sáng tác của anh vừa có những cảm hứng văn chương
thời chiến tranh (cảm hứng lãng mạn, ngợi ca) vừa có những cảm hứng của
văn chương thời đổi mới (cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…). Chính vì
thế anh đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nghệ
thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng.
2. Cảm hứng nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
2.1. Cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch
trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh
Vốn là một cây bút quân đội, một trong những quan tâm hàng đầu của
Sương Nguyệt Minh là đề tài chiến tranh và những người lính. Điều này cũng
khơng có gì là khó hiểu, nhất là với một cây bút vốn xuất thân từ quân đội
như anh. Sương Nguyệt Minh đã từng trực tiếp cầm súng trên chiến trường
Campuchia trong nhiều năm, từng ngày từng giờ chìm lút trong biển lửa trận
mạc, chứng kiến nhiều cái chết trẻ trong nỗi bi quan tuyệt vọng, anh cũng đã
================================================================
15
================================================================
từng sống nhiều năm với những người lính thời đánh Mỹ. Vì vậy, viết về họ,
viết về chiến tranh như là một nhu cầu tự thân, một lẽ tất nhiên là một mảng
không thể thiếu trong văn chương của anh. Khi nói về truyện ngắn viết theo
đề tài chiến tranh, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng nói : “… chiến tranh còn
nhiều tầng vỉa để khai thác. Bao nhiêu kỳ tích, con người, sự việc chưa được
phản ánh miêu tả, bao nhiêu hy sinh mất mát của đồng chí đồng bào chưa tri
ân đầy đủ, bao nhiêu câu hỏi về chiến tranh chưa được trả lời…Món nợ của
người cầm bút vẫn còn lớn lắm…Chiến tranh vẫn là một đề tài nóng của văn
học. Tơi nghĩ rằng 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa thì sự quan tâm của
người cầm bút đối với nó vẫn khơng hồn tồn mất đi ” (www.baomoi.com).
Điều này cũng rất gần với quan điểm của Chu Lai khi nhà văn mặc áo lính
này cho rằng “ …chiến tranh là một siêu đề tài. Càng khám phá càng thấy
những độ rung khơng mịn nhẵn, miễn là người viết biết tìm ra một lối đi
riêng”
Chiến tranh là một biến động quá lớn trong lịch sử của một dân tộc, ấn
tượng về nó khó lịng có thể phơi phai trong mỗi người. Một phần nữa là viết
về chiến tranh với một số nhà văn cịn như một món nợ, mà nếu như khơng
viết nhà văn sẽ có cảm giác như mình vơ ơn với những gì đã nhận được từ
đồng đội, từ nhân dân…Sương Nguyệt Minh cũng viết với tâm thế như vậy.
Trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh chỉ có một số ít các
truyện ngắn viết về người lính thời bình là mang dáng dấp, hơi hướng của
những tác phẩm viết trước năm 1975, còn lại đa phần các tác phẩm cũng
hướng về đề tài chiến tranh, người lính song cách tiếp cận của anh lại có
nhiều đổi mới. Truyện viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh tuy văn
phong giản dị song có nhiều điểm khác với tác phẩm của những cây bút trẻ
viết về cùng đề tài, bởi hiện thực trong đó được gợi lại nóng hổi, bởi đó chính
là vùng kí ức sâu đậm khi anh là lính, chứ khơng chỉ là những ấn tượng lờ mờ
qua những câu chuyện nghe được, đọc được. Ví như ký ức khơng thể nào
qn của thời son trẻ ở mặt trận biên giới Tây Nam (Quãng đời xưa in dấu);
hay cuộc sống binh ngũ trong thời kỳ đất nước ổn định, khi những người lính
thời bình dù khơng cịn phải đối mặt với những hiểm nguy của bom đạn
================================================================
16
================================================================
chiến tranh, song đời sống quân ngũ vất vả nhọc nhằn, ln địi hỏi họ phải hy
sinh những tình cảm riêng tư, phải luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ (Khi chúng
tơi là lính, Khi cơn lũ đi qua, Hai người lính và tơi...). Đọc những tác phẩm
này thấy rõ những ưu thế của một nhà văn lính viết về những đồng đội của
mình.
Càng giai đoạn sáng tác sau, những truyện ngắn của Sương Nguyệt
Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không
dừng lại ở cái nhìn xi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có
độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn
chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa
chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám
phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc
chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc
sống hôm nay, từ đó có những đóng góp khơng nhỏ vào mảng đề tài viết về
chiến tranh.
Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra
những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc
những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm
nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt
mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lịng khi con người bước
vào cuộc sống hịa bình . Một loạt truyện ngắn của anh như Nanh sấu, Quãng
đời xưa in dấu, Chuyến tàu đêm… đều viết với sự đan xen hai cảm hứng chủ
đạo này. Truyện Dòng sông trinh nữ trong tập truyện đầu tay của anh cũng là
một ví dụ điển hình. Tác phẩm khai thác một mối tình xun thời đại của một
cơ nữ sinh và một người chiến sĩ trẻ. Cuộc gặp gỡ vô tình một đêm mưa đã
khiến họ gắn bó với nhau trong tình yêu ngọt ngào và lãng mạn. Thế nhưng,
chiến tranh khơng cho họ ở bên nhau. Mối tình ấy giống như biết bao mối tình
sét đánh, ngắn ngủi thời chiến mà âm vang của nó thì cịn mãi, nhất là khi cơ
gái đã có một giọt máu cùng người lính, và ln giữ trọn lời thề đợi chờ. Nếu
chuyện kết thúc ở đó, thì dư ba của nó hẳn không nhiều. Sương Nguyệt Minh
đã viết tiếp những trang viết lãng mạn bằng một hiện thực nhói lịng. Trong
================================================================
17
================================================================
khi người phụ nữ xưa cùng đứa con gái giờ đã trưởng thành ngày ngày vẫn
ngóng đợi người lính trở về với niềm hy vọng cháy bỏng, thì ở một nơi chân
trời xa người lính ấy đã khơng cịn giữ được chính mình, đã tha hóa. Cuộc
sống hịa bình cuốn xô anh vào những mối quan hệ lầm tưởng: lấy vợ là một
họa sĩ có chồng ở ngoại quốc, trong cuộc hơn nhân ấy anh chỉ như một bức
bình phong che chắn cho cô ta trong những ngày đầu giải phóng, rồi sau đó
người vợ ấy bỏ rơi anh lại với nỗi đắng cay; tiếp tục trượt dốc anh lao vào
rượu chè bê tha và sống tạm bợ với một người đàn bà thất học, lỗ mãng…
Con người lý tưởng ngày xưa giờ đã biến chất một cách thảm hại. Người lính
trong chiến tranh đẹp lung linh, nhưng hịa bình đã tự đánh mất mình. Cái
nhìn sâu sắc giúp Sương Nguyệt Minh không xuôi chiều chỉ biết ngợi ca
những người cầm súng, không nông nổi khẳng định họ mãi là đẹp đẽ một
cách thô giản. Anh thấy rằng họ cũng là con người, cũng có nhiều lầm lỗi.
Thậm chí họ cịn dễ lầm lỗi hơn vì có một thời họ sống quá trong sáng và
luôn ở trong một “bầu không khí vơ trùng”, khi kết thúc chiến tranh, tâm lý
hưởng lạc cùng với những ấu trĩ trong suy nghĩ dễ khiến họ khơng giữ được
mình. Kết thúc truyện là một cái kết mở mang khơng khí lãng mạn, song nỗi
buồn hậu chiến thì khó ai có thể khẳng định sẽ ngi ngoai.
Ngay bên cạnh cảm hứng ngợi ca những tình cảm tốt đẹp giữa những
người đồng đội trong kháng chiến, là những dòng viết rất tỉnh táo về sự đổi
thay đen bạc của con người sau chiến tranh. Có nhiều tác phẩm của anh có
những dịng viết say sưa về một mối tình đẹp thời chiến, rồi sau đó lại xen vào
cảm xúc đau đớn khi có những con người khơng giữ được lịng thủy chung,
khơng giữ được bản chất tốt đẹp mà mình từng có. Nếu trước đây, bạn đọc
nào đã quá quen với những tác phẩm chỉ mang khơng khí ngợi ca, miêu tả
những người chiến sĩ anh hùng, lý tưởng hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước
những tác phẩm mà hình tượng trung tâm vẫn là những người lính, song hoặc
những tính cách tốt đẹp của họ bị biến chất trong cơ chế thị trường, hoặc họ bị
rơi vào “hội chứng lãng quên chiến tranh” hoặc họ khơng cịn là những con
người chủ động mà trở thành nạn nhân của một cuộc sống thực dụng, khi
đồng tiền đóng vai trị chủ đạo. Mơtip về những người đi qua chiến tranh với
================================================================
18
================================================================
những kỉ niệm sâu đậm nghĩa tình rồi dần lãng quên, hờ hững, quay lưng lại
với những gì mình từng tôn thờ và chịu ơn lặp đi lặp lại trong một số tác
phẩm. Chuyến tàu đêm viết về một người lính đi du lịch cùng vợ qua miền
đất đầy kỉ niệm. Kí ức làm anh ta nhớ lại kỉ niệm sâu nặng với H’Linh - cô
gái dân tộc trong sáng và nhân hậu đã cứu sống anh trong một trận lũ rừng.
Vậy mà, anh đã lãng quên cô. Cái lãng quên ấy cũng lặp lại ở nhân vật ông
họa sĩ trong Những tháng ngày đã qua và lãng quên đến mức tha hóa, đánh
mất mình nhất là ở nhân vật ông đạo diễn trong Nanh sấu.
Các mô típ về những anh bộ đội dũng cảm, thủy chung, son sắc giờ
không còn nữa. Ngay từ thời kỳ đầu của văn chương đổi mới, Nguyễn Duy
trong Ánh trăng, Nguyễn Minh Châu trong Bức tranh,… đã phát hiện ra rằng
tính cách bội bạc của con người dường như khơng có ngoại lệ, ngay cả ở
những người lính đã từng một thời được tơn thờ như những mẫu hình lý
tưởng nhất. Trước sức hút của bao sự cám dỗ trong đời sống thường ngày,
những người lính - người hùng một thời, cũng khó lịng trụ vững. Họ lãng
quên quá khứ, lãng quên nghĩa tình với đồng đội với người thân, họ sống
trong sự ích kỷ đáng chê trách.
Ngay trong những tác phẩm mang cảm hứng bi kịch cũng ngầm chứa
cả cảm hứng phê phán. Trong đa phần các tác phẩm giọng điệu phê phán của
Sương Nguyệt Minh không mãnh liệt, sâu cay mà nhẹ nhàng thấm thía, có khi
nó cịn khơng được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ mà ẩn rất sâu đằng sau cách
kể chuyện đầy khách quan của tác giả. Ở những tác phẩm viết về đề tài người
lính, tính phê phán bộc lộ qua việc tác giả phơi bày một số hiện tượng đáng
buồn về sự biến chất của những người một thời đã từng được vinh danh trên
mặt trận chống quân thù. Nổi bật trong số những tác phẩm này là Nanh sấu.
Nhân vật Lê Mãnh trước đây đã từng là một người lính can trường, chiến
cơng đầy mình, từng dầm thân thể xuống cửa sông đánh tầu giặc…Nhưng, khi
về sống giữa thời bình, ơng ta đã bị tha hóa, quên khứ hào hùng và quên cả
người thân… Con người ấy lại trở thành một đạo diễn ăn chơi sa đọa, quan hệ
với cả những cô gái đáng tuổi con mình, dùng cả kỷ vật thiêng liêng ngày xưa
để làm vật giải nguy trong những cuộc mây mưa. Ở tác phẩm này Sương
================================================================
19
================================================================
Nguyệt Minh đã “giải thiêng lịch sử”, không lý tưởng hóa nhân vật của mình
như kiểu xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ trước. Ông đã lách sâu ngòi
bút để làm rõ thêm những biến dạng nhân cách của những con người ngay ở
hàng ngũ “quân ta”. Vì thế mà nhân vật của Sương Nguyệt Minh trở nên thật
hơn, gần hơn với đời thường và cũng có sức thuyết phục hơn.
Cùng cảm hứng với những tác phẩm viết về sự lạc lõng của những
người lính trở về sau chiến tranh rất nổi tiếng cùng thời như Tướng về hưu
(Nguyễn Huy Thiệp), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)…Sương Nguyệt Minh cũng
có cái nhìn đầy cảm thơng với những người lính vốn từng giữ vai trị chủ chốt
trong một giai đoạn lịch sử, giờ khơng thể hịa nhập với cuộc sống bon chen
đời thường. Đó là nhân vật Bùi Như Lạc trong Chuyện gia đình bạn tơi hay
nhân vật người cha trong Bản kháng án bằng văn, Cha tôi. Họ vốn là những
người lính đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho quân ngũ, về với
cuộc sống đời thường, họ chỉ có hai bàn tay trắng. Có người thì cố gắng bằng
mọi cách chạy đua với đời để kiếm miếng cơm manh áo cho vợ con mà không
sao làm nổi, có kẻ thì sống trong nhà mình mà cứ như lạc vào đảo hoang. Họ
khơng hiểu những gì đang diễn ra quanh mình, khơng làm chủ được gia đình
mình đành cứ đứng nhìn những người thân trong gia đình bị vịng xốy của
kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại kéo tuột khỏi tay mình. Đọc loạt
truyện ngắn này của Sương Nguyệt Minh cũng như của Nguyễn Huy Thiệp,
Ma Văn Kháng, Chu Lai… người đọc dễ có liên tưởng tới những tác phẩm
viết về “thế hệ vứt đi” của nhà văn Mỹ Hêminguây khi ông rời khỏi quân ngũ
sau Đại chiến thế giới thứ nhất.
Không chỉ thay đổi cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minh
cũng có cách đánh giá chiến tranh khơng theo lối mịn. Giờ đây, sau một thời
gian dừng lại để suy ngẫm anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả công
chúng đều khơng cịn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc
trong các cuộc chiến tranh. Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào,
nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất rất nhiều. Cái mất mát
tính bằng người bằng của thì đã có rất nhiều tác phẩm nói tới, song những di
chứng nặng nề tạo nên những bi kịch hậu chiến âm ỉ thì phải đợi đến giai
================================================================
20
================================================================
đoạn này mới thấy được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn chương. Văn
học đổi mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái được cái mất của chiến tranh.
Nguyễn Duy nhận ra:
Xét đến cùng mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại
Cịn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì
khơi sâu vào những mất mát không thể đong đếm được trong nhân cách, trong
cuộc sống của những con người đã từng đi qua sự tàn khốc của một cuộc
chiến. Khác với cách khai thác thật nặng nề và đầy day dứt (như là một chủ ý
của Bảo Ninh), Sương Nguyệt Minh có những trang viết tuy nhẹ nhàng nhưng
cũng khơng kém phần ám ảnh về những tổn thất trong và sau các cuộc chiến.
Có thể kể đến những tác phẩm nổi bật ở dòng cảm hứng này như Bên dòng
Tonlê Sáp, Hòn đá cháy màu lửa, Mười ba bến nước, Tiếng sét bên triền núi,
Người ở bến sông Châu…. Ở những tác phẩm ấy Sương Nguyệt Minh giúp
người ta có một cái nhìn sâu sắc, giàu nhân bản hơn với những gì chiến tranh
gây ra và lấy mất, từ đó dấy lên trong lòng người đọc sự ghê sợ những trận
chiến tương tàn.
Trong hoàn cảnh chiến tranh - một hoàn cảnh đặc biệt, con người cũng
phải sống một cách khác đi với bản chất thật của mình. Những điều cấm kỵ
của chiến tranh đôi khi gây nên những bi kịch đau đớn vô cùng. Những bi
kịch ấy xuất phát từ việc chiến tranh không cho phép người ta tự do lựa chọn
số phận cho mình. Truyện ngắn Bên dịng Tonle Sap phản ánh một bi kịch
như vậy. Truyện viết về những ngày quân đội Việt Nam sang giúp nước bạn
Campuchia chiến đấu với tàn quân Pôn Pốt. Bên cạnh những cái chết thương
tâm của các chiến sĩ dưới bàn tay bạo tàn của lũ giặc, cịn có những sự việc
thật buồn diễn ra trong đời sống tình cảm của con người. Chuyện tình của
Chương và Saly - cơ gái Campuchia xinh đẹp không chỉ bị đứt đoạn bởi hành
động đố kị ghen tuông tức thời của Kiên mà chủ yếu là bởi sự cấm đoán của
chiến tranh. Kỷ luật dân vận thời đó buộc đơi bạn trẻ phải “tạm gác hạnh phúc
riêng tư và chờ đợi” ngay cả khi tình cảm của họ chẳng có tội lỗi gì. Rồi sau
đó, sự thuyên chuyển công tác cùng với cái nghiệt ngã của chiến tranh khiến
================================================================
21
================================================================
cho họ xa nhau vĩnh viễn: Chương chết thật thảm khốc, cịn Saly thì mãi mãi
khơng bao giờ ngi qn những mất mát đau lịng. Phải sống trong hồn
cảnh chiến tranh bất thường, con người khơng thể có cuộc sống bình thường
n ổn, và cái khơng bình thường ấy cịn đeo bám họ đến cả thời hịa bình,
độc lập.
Chiến tranh với mỗi người mang một khuôn mặt khác nhau và bi kịch
do chiến tranh gây nên cũng không ai giống ai, nhất là những bi kịch hậu
chiến. Cũng giống như nhiều tác giả khác thời kỳ đổi mới, Sương Nguyệt
Minh cũng có một cái nhìn khác hơn, sâu hơn về chiến tranh, khi nhà văn phát
hiện ra cuộc chiến không dừng lại ở những mất mát có thể tính được bằng số
người, số của, mà cịn có những tổn tâm lý, những thương tật “què quặt” tâm
hồn, những di chứng nặng nề nhất vẫn tồn tại âm ỷ, dai dẳng, khi chiến tranh
qua rồi còn để lại những bi kịch gia đình, những đứa con quái thai…Truyện
ngắn Người ở bến sông Châu được người đọc đánh giá cao ở một cái nhìn có
chiều sâu khi Sương Nguyệt Minh viết về những người nữ chiến sĩ sau ngày
rời khỏi chiến trường, họ phải chịu nhiều sự thiệt thòi hơn cả những người
đồng đội khác giới. Nhân vật Mây xuất ngũ trở về đúng cái ngày đau khổ
nhất: ngày người yêu đi lấy vợ. Chiến tranh đã lấy mất của chị tuổi trẻ, nhan
sắc. Khi đi chị là cô gái xinh đẹp nhất làng, cịn khi về là hình hài “cái chân
cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt”. Vết thương trên người cứ
mỗi khi trở trời lại làm chị đau đớn, nhưng nào có thấm thía gì với nỗi đau
tinh thần, khi ngày ngày chị nhìn sang hàng xóm thấy thấy người xưa “bên kia
hàng dâm bụt … như đơi chim cu”, cịn chị thì chỉ một thân một mình với
chiếc nạng gỗ và con búp bê khơng biết rồi sẽ dành cho đứa trẻ nào! Rồi
không chịu nổi cảnh trớ trêu, Mây bỏ nhà ra căn chòi bên bờ sông để ở, sống
với nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ mới nguôi ngoai.
Các tác phẩm văn học đổi mới thể hiện bi kịch hậu chiến này khơng
phải là hiếm hoi. Võ Thị Hảo cũng có truyện ngắn nổi tiếng Người sót lại của
rừng cười phản ánh nỗi đau khổ, mất mát của những cô thanh niên xung
phong sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn. Chiến tranh
khiến họ có một cuộc sống khơng bình thường với những chuỗi ngày cơ đơn
================================================================
22
================================================================
đến rợn người và những chuỗi cười ma quái, để về sau kẻ thì chết thê thảm,
người thì sống dở chết dở với những vết thương tinh thần khơng gì có thể xoa
dịu. Trong truyện, Võ Thị Hảo đã cho nhân vật của mình nói lên những điều
rất xúc động: Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là
khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy. Và cái
kết truyện của Võ Thị Hảo thật đến đớn đau, khi nhân vật chính cuối cùng
mất hết: tuổi trẻ, tình u và sự bình n trong cuộc sống, cơ ra đi mà khơng
biết đến nơi đâu. Cịn ở tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, với cái nhìn u
thương, cảm thơng, chia sẻ của tác giả, kết truyện Người ở bến sông Châu vẫn
hé mở một niềm hy vọng, khi có người đồng đội năm xưa về xây cầu và trăn
trở với những lời ru của Mây. Đó có lẽ là một điểm khác trong tác phẩm của
Sương Nguyệt Minh so với các tác phẩm viết về chiến tranh cùng thời, ngay
trong cảm hứng bi kịch, văn của Sương Nguyệt Minh vẫn hé mở cho người
đọc một niềm tin đầy nhân hậu.
Đọc kỹ các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, người đọc sẽ thấy, mặc
dù là một nhà văn đã từng trải qua những tháng ngày cầm súng, song truyện
của Sương Nguyệt Minh khơng có nhiều những cảnh tượng chiến tranh dữ
dội, những cuộc chiến tương tàn với tiếng súng, tiếng bom. Anh viết nhiều
hơn về những bi kịch lặng thầm mà âm ỉ. Những bi kịch chiến tranh trong
truyện của anh không gây ấn tượng ghê sợ như những tác phẩm Ăn mày dĩ
vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… song nó ám ảnh người
đọc bằng chính những sự lặng im đầy đau đớn. Tác phẩm được nhắc tới nhiều
hơn cả của Sương Nguyệt Minh theo đề tài bi kịch hậu chiến là Mười ba bến
nước… Truyện bắt đầu bằng một sự việc đầy nghịch lý, hiếm có trên đời:
nhân vật tơi trong truyện lấy vợ cho chồng. Tình tiết ấy là hệ quả của một
chuỗi những bi kịch của người đàn bà “mười ba bến nước”. Cứ mượn nhan đề
của tác phẩm mà ứng với những khổ đau người phụ nữ trong truyện phải trải
qua, người đọc mới thấm thía câu “đời là bể khổ”. Bến nước đầu tiên của Sao
có lẽ là bến nước thời con gái, khi trót nặng lịng u Tào rồi khi Tào nhập
ngũ, họ phải xa nhau. Cái bến nước này trong thời chiến, hỏi có bao nhiêu
người con gái đã phải đi qua? Song nỗi đau của Sao cịn nhiều hơn thế, đó là
================================================================
23
================================================================
lúc nghe tin Tào mất, Sao đi lấy chồng và đúng cái ngày cơ vu quy, thì là
ngày Tào bị áp giải đi khắp xóm, trước ngực treo một cái mẹt trịn ghi dịng
chữ “Thanh niên như tơi thì mất nước” và bao lời đồn thổi về việc trốn chạy
của Tào. Bến nước thứ hai cũng không phải là chuyện buồn nhỏ, dù nó âm ỉ
và khó ngỏ cùng ai, vì đây là chuyện riêng tư khó nói của một người phụ nữ
có chồng đi chiến trận. Cưới nhau song, ngày hôm sau Lãng - chồng Sao lại
lên đường ra trận sau một đêm tân hôn không trọn vẹn. Mô típ về người
chinh phụ khơng phải là hiếm trong văn học tự cổ chí kim, song do những
quan niệm ngặt nghèo về đạo đức, văn học cổ không dám phơi bày những
khao khát bản năng của con người trên trang giấy mà chỉ dừng lại ở những
câu thơ thể hiện nỗi mong đợi chung chung
Lịng này gửi gió đơng có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
(Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
Đến thời Sương Nguyệt Minh, thiếu thốn tình cảm bản năng cũng được
coi là những bi kịch mà chiến tranh gây ra. Sương Nguyệt Minh đã viết rất
thực về những nỗi khổ thầm kín ấy “Người vợ xa chồng có trăm ngàn cơ cực,
chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào. Có những đêm dài ghê gớm, tơi lục sục
khơng ngủ. Nằm một mình ơm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng. Tôi lôi cái
áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn…
Đêm đêm, tôi nằm tưởng tượng ra đủ điều, vị gối ấp áo vào mặt tìm hơi
chồng. Không chịu nổi lại đổ lúa vào xay, xay đến sáng, hoặc múc nước giếng
khơi đổ ào ào tắm cho lửa lòng dịu đi…vv… vv”. Bi kịch ấy cứ ngấm ngầm
giết chết tuổi xuân của người phụ nữ, nhưng nó chưa phải là bi kịch ghê gớm
nhất. Bởi sau đó Sao cịn đi qua bến nước của sự nghi kỵ lòng chung thủy và
phải sống trong sự ghẻ lạnh của bao nhiêu người, của cả bà mẹ chồng vốn vẫn
yêu thương cô như con gái. May sao, Lãng về! Dường như hạnh phúc đã mỉm
cười với vợ chồng chị, dường như chiến tranh vẫn còn “nhân nhượng” với cái
gia đình nhỏ bé của Sao hơn với rất nhiều gia đình có người đi mà khơng có
================================================================
24
================================================================
ngày đồn tụ. Nhưng, (sau và trong chiến tranh có thật nhiều những cái
“nhưng” oan nghiệt!), bi kịch chưa dừng lại, điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra
- Sao 5 lần đẻ và cả 5 lần đều là những đứa con dị dạng, quái thai. Còn bi kịch
nào đau đớn hơn cho người phụ nữ khi sau mỗi lần mang nặng đẻ đau, lại
sinh ra những hài nhi không mang hình dạng con người. Chất độc hóa học đã
cướp mất quyền làm cha làm mẹ của Sao và Lãng, gây nên những giấc mơ ám
ảnh kinh hồng. Người ta có nhiều cách để đo đếm những mất mát thương
vong của chiến tranh, nhưng biết lấy gì để đong đếm những giọt nước mắt của
những người vợ, người mẹ khi sinh ra những đứa con quái thai, dị dạng; lấy
gì để đo những nỗi đau đến điên loạn khi nhìn thấy những chã đất, liễn sành,
những bè chuối chở những hài nhi khơng được làm người! Có lẽ mỗi lần Sao
đẻ con quái thái là một lần cô đi qua bến nước của sự tột cùng đớn đau. Bất
hạnh dồn dập đổ xuống đầu Sao, cũng là bất hạnh mà chiến tranh gieo xuống
những gia đình Việt Nam, ngay cả khi tiếng súng đạn đã ngừng. Mười ba bến
nước ấy vừa là những bến nước mà người phụ nữ nông thôn nào cũng phải
qua, vừa có những bến nước mới mà chỉ có người phụ nữ kinh qua chiến
tranh mới phải nếm trải. Bến nước thứ mười ba đưa Sao trở về với gánh nặng
gia đình mà chị đã yêu thương gắn bó, song khơng biết đó có phải là bến nước
cuối cùng của đời chị khơng?
Đã có nhiều tác phẩm viết về nỗi đau da cam, song truyện ngắn Mười
ba bến nước của Sương Nguyệt Minh được đánh giá cao bởi một lối viết giàu
cảm xúc, nhiều chi tiết và nhất là những khung cảnh ám ảnh vừa rất thực mà
cũng rất giàu tính biểu tượng mang đậm chất điện ảnh. Truyện tuy ngắn song
lại có chồng lớp những thân phận con người, đan xen giữa yếu tố ảo và thực,
giữa hiện thực khốc liệt và trữ tình lung linh . Chính vì thế, Mười ba bến nước
đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình đạt giải cao trong Liên hoan
phim Việt Nam 2010. Và cũng không quá khi nhiều người đánh giá Mười ba
bến nước là tác phẩm xuất sắc của Sương Nguyệt Minh viết về những bi kịch
hậu chiến.
Những tác phẩm viết về chiến tranh của Sương Nguyệt Minh chiếm
phần không nhỏ trong các sáng tác của anh, mỗi tác phẩm phản ánh một vấn
================================================================
25