Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo sáu điều bác hồ dạy lực lượng công an nhân dân cho học viên trường đại học phòng cháy chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ PHƢƠNG NGÂN

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ
DẠYLỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ PHƢƠNG NGÂN

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ
DẠYLỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THANH KHÔI

Hà Nội – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, tài liệu nêu ra và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không
trùng lặp với các cơng trình khác.
Tác giả luận văn

Hà Thị Phƣơng Ngân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

+

1.

BCA

: Bộ Công an

2.

CAND

: Công an nhân dân

3.

CNCH


: Cứu nạn cứu hộ

4.

ĐĐNN

: Đạo đức nghề nghiệp

5.

KHXHNV

: Khoa học Xã hội Nhân văn

6.

LLCT

: Lý luận chính trị

7.

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

8.

PCCC&CNCH : Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ


9.

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 6
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY LỰC LƢỢNG CÔNG AN
NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY .................................................................................................. 7
1.1. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy ................ 7
1.1.1. Đạo đức ................................................................................................... 7
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp .............................................................................. 9
1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC ................................................. 13
1.2. Sáu điều Bác Hồ dạy lực lƣợng CAND và tầm quan trọng của những
điều dạy này đối với hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trƣờng Đại
học PCCC ....................................................................................................... 17
1.2.1. Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND ................................................. 17
1.2.2. Khái quát về Trường Đại học PCCC ................................................... 22
1.2.3. Hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo

Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND ........................................................... 26
1.2.4. Tầm quan trọng của Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND đối với
hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC .................. 42
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 47


CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO SÁU ĐIỀU
BÁC HỒ DẠY LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ........................... 47
2.1. Thực trạng giáo dục ĐĐNN cho học viên Trƣờng Đại học PCCC theo
Sáu điều Bác Hồ dạy lực lƣợng CAND trong thời gian qua ..................... 48
2.1.1. Thực trạng nhận thức của học viên về giáo dục ĐĐNN cảnh sát PCCC
theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND ................................................................... 48
2.1.2. Thực trạng rèn luyện, tu dưỡng ĐĐNN của học viên Trường Đại học
PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND ....................................... 59
2.1.3. Thực trạng thực hiện các mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục
ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực
lượng CAND .................................................................................................... 63
2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ĐĐNN cho học
viên Trƣờng Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lƣợng CAND
trong giai đoạn hiện nay ............................................................................... 74
2.2.1. Nhóm các giải pháp đối với lực lượng giáo dục................................... 74
2.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung và hình thức giáo dục ................ 78
2.2.3. Nhóm giải pháp đối với bản thân học viên ........................................... 84
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn ba mươi năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
Nhưng chúng ta cũng đang phải đứng trước những thử thách mới về sự xuống
cấp đạo đức diễn ra ở nhiều lứa tuổi, trong mọi mối quan hệ và các lĩnh vực hoạt
động của xã hội. Nghiêm trọng hơn cả, đó là sự xuống cấp về đạo đức nghề
nghiệp. Điều này không chỉ diễn ra trong những nghề nghiệp liên quan đến sản
xuất, kinh doanh mà nguy hiểm hơn nó cịn len lỏi trong các nghề được xã hội
tôn vinh như: nhà giáo, bác sĩ, quân đội, công an... những nghề nghiệp đóng vai
trị quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khó
khăn, thách thức này khơng dễ gì vượt qua được, nếu khơng có những giải pháp
tích cực để nâng cao giáo dục ĐĐNN. Đặc biệt là giáo dục ĐĐNN cho thế hệ trẻ
đang được đào tạo trong các nhà trường dạy nghề, cao đẳng và đại học ở nước ta
hiện nay.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Trường
Đại học PCCC luôn quan tâm đến việc giáo dục ĐĐNN cho học viên của nhà
trường.Chiến đấu với đám cháy dữ dội và cứu các nạn nhân khỏi một tòa nhà
đang cháy là hình tượng mà ai cũng nghĩ tới khi nhắc đến người lính cứu hỏa
- cái tên thân quen, mà nhân dân vẫn đặt cho lực lượng cảnh sát PCCC và
CNCH. Một mặt trận khơng có tiếng súng, khơng có tội phạm, nhưng mỗi
lần xung trận họ dường như có thể đón nhận sự hy sinh bất cứ lúc nào.
Cái nghề, mà người ta chạy ra để tránh khỏi ngọn lửa hung tàn, cịn các
anh thì chạy vào để cứu người, cứu tài sản.
Là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cán bộ PCCC,
CNCH cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân, mỗi chặng đường
phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng, của dân tộc và của lực lượng Công an nhân dân.

1



Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm đặc biệt đối
với lực lượng CAND. Sáu điều Người dạy đã trở thành di sản tinh thần thiêng
liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng.
Thấm nhuần tư tưởng đó, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của Nhà
trường luôn được gắn liền với những điều căn dặn của Người. Bởi vậy, mà
các thế hệ học viên do Nhà trường đào tạo ln có phẩm chất, đạo đức tốt, lập
trường chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn khá, hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đại bộ phận học viên xác định được việc phải tu dưỡng, rèn
luyện ĐĐNN, vẫn có một bộ phận nhỏ học viên còn chưa chấp hành tốt kỷ
luật của ngành, của trường. Nhiều học viên chưa xác định động cơ chọn nghề
nghiệp của mình, nên dẫn đến tâm lý chán nản, bng xi. Vì vậy, tăng
cường giáo dục, rèn luyện đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói
riêng cho học viên Trường Đại học PCCC đang là vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cấp bách hiện nay. Chính bởi lý do đó, tác giả chọn đề tài “Giáo
dục đạo đức nghề nghiệp theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lương công an
nhân dân cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp nói chung, đạo đức CAND nói riêng và Sáu
điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã
có nhiều cơng trình khoa học có giá trị được công bố như:
- Nghiên cứu về ý nghĩa tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc
biệt là Sáu điều Bác Hồ dạy đối với công tác xây dựng lực lượng và rèn luyện
đạo đức cách mạng cho lực lượng CAND có nhiều bài báo, tạp chí và cơng
trình khoa học như:
+ Tạp chí Cơng an nhân dân (số 3/2008) của PGS.TS Nguyễn Bình Ban
“Sáu điều Bác Hồ dạy là định hướng chính trị - tư tưởng đối với công tác xây

dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình hiện nay”. Tác giả đã làm rõ
2


nội dung sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND, ý nghĩa của nó đối với cơng tác
xây dựng định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ nói riêng và xây
dựng lực lượng CAND nói chung.
+ Đề tài Khoa học cấp Bộ - Mã số: TL - 2005 - T31 - 034 (2008), “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” do TS. Nguyễn Bình Ban
làm chủ nhiệm cũng bàn về vấn đề này. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu làm rõ
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng CAND,
những vấn đề đặt ra với công tác xây dựng lực lương trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp xây dựng
lực lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng phịng cháy và chữa cháy
cũng có nhiều tập bài giảng và cơng trình nghiên cứu như:
+ “Tập bài giảng xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy” của
tác giả Đào Hữu Dân (2012). Tập bài giảng trình bày khái lược lịch sử phịng
cháy và chữa cháy, những vấn đề về xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa
cháy đối với từng lực lượng cụ thể.
+ Luận văn tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc
Quỳnh (2015). Luận văn đã làm rõ được khái niệm nguồn nhân lực cảnh sát
và tầm quan trọng của nguồn nhân lực cảnh sát PCCC đối với quá trình phát
triển của đất nước, tiến hành khảo sát và đề xuất phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực cảnh sát PCCC từ 2010 đến 2020.
+ Tạp chí Giáo dục (số 352 /kỳ 2 – Tháng 2/2015) của tác giả Nguyễn
Thanh Nga “Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí

theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Bài báo đã trình bày sự cần thiết phải vận dụng tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục ĐĐNNcho sinh viên báo chí. Đánh
giá, đưa ra các cách thức và biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này.
3


- Nghiên cứu về giáo dục ĐĐNNnói chung và các ngành nghề nói riêng
cũng có nhiều cơng trình như:
+ Luận văn tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư
phạm trong nhà trường quân sự hiện nay” của Nguyễn Bá Hùng (Học viện
chính trị, 2010). Luận văn đã đánh giá thực trạng quá trình giáo dục
ĐĐNNcho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay. Đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ĐĐNN, tổ chức thực nghiệm
sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
+ Luận văn tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo
chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thanh Nga ( Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015). Luận văn tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo
đức nghề nghiệp và xác định giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh vào
q trình đào tạo và rèn luyện ĐĐNNcho sinh viên ngành báo chí theo tư
tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các
trường đào tạo chuyên ngành báo chí.
+ Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các
trường cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Kiều Thị Kiều
Thanh (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 2017). Luận văntrên cơ sở nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất các hoạt động tổ chức giáo dục
ĐĐNN cho sinh viên ở các trường cao đẳng nghề nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Ngồi những cơng trình nêu trên, cịn rất nhiều các cơng trình đề cập
đến nội dung này. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giáo dục
ĐĐNN cho học viên trường Đại học PCCC. Giáo dục ĐĐNN cho học viên

trường Đại học Phòng cháy chữa cháy vừa mang những cái chung của sinh
viên cả nước, cái riêng của học viên trong ngành CAND và cả cái đơn nhất là ngôi trường duy nhất trong cả nước đào tạo lực lượng cảnh sát
PCCC&CNCH cho đất nước. Vì vậy, đề tài khơng trùng lặp với các cơng

4


trình trước đó. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tiếp
tục nghiên cứu về đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn làm rõ thực trạng giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều
Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên trường Đại học PCCC,trên cơ sở
đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
-Nhiệm vụ:
+ Luận văn làm rõ những nhận thức cơ bản về đạo đức, đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
+ Luận văn phân tíchtầm quan trọng của giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều
Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên của Trường Đại học PCCC.
+ Đánh giá thực trạng nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng của học viên và
việc thực hiện nội dung, hình thức giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy
lực lượng CAND của Nhà trường.
+ Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên trường
Đại học PCCC trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc giáo dục ĐĐNN
theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên Trường Đại học
PCCC.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung : Nghiên cứu thực trạng giáo dục ĐĐNN theo

Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên trường Đại học PCCC.
+Phạm vi về khơng gian: Học viên chính quy hệ đại học Trường Đại
học PCCC.
+ Phạm vi về thời gian: 2014 - 2018
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5


- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên nền tảng quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Cơng an có liên quan đến giáo dục
lý luận, chính trị, đạo đức trong các trường đại học, cao đẳng và trong các
trường CAND.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: logic tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về ĐĐNN, ĐĐNN Cảnh sát PCCC, thực trạng nhận thức,
rèn luyện, tu dưỡng của học viên và việc thực hiện nội dung, hình thức giáo
dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND của Nhà trường. Trên
cơ sở đó cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Ban
Giám hiệu các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả những hoạt động này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở nhà trường trong và ngồi ngành Cơng
an, các cơ quan nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan đến nội dung
luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận văn gồm 2 chương ( 5 tiết ).
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệptheo Sáu điều
Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân cho học viên Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO
SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO
HỌC VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.1. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy
1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm và có vai trò quan
trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Sự ra đời và phát triển của
đời sống đạo đức xã hội là do nhu cầu cuộc sống của con người, của xã hội
đặt ra. Ở một mức độ khái quát nhất, có thể hiểu:Đạo đứclà hệ thống các quy
tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội.
Thứ nhất, đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều
chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh tự nguyện, tự giác, không vụ lợi,
đi từ tối thiểu đến tối đa trong mọi hành vi con người.
Thứ hai, đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
xã hội. Đạo đức - với tư cách là một hình thái ý thức xã hội - tác động đến tồn
tại xã hội, đến đời sống kinh tế.
Thứ ba, đạo đức cịn góp phần nhân đạo hoá con người và xã hội.

Trong một xã hội, con người biết sống vì nhau, vì người khác, sống thân ái,
biết yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau... đó sẽ là xã hội tốt đẹp.
Đạo đức có một số chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi: Sự điều chỉnh hành vi được
thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu. Một là, thơng qua dư luận xã hội, ca
ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Trong
trường hợp này, giá trị đạo đức phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của
dư luận. Mỗi khi dư luận xã hội được củng cố và phát triển, được mọi người
đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo
đức. Hai là, bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình
7


theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cách thức điều chỉnh này phụ thuộc
vào việc giáo dục, giác ngộ của chủ thể đạo đức.
Thứ hai, chức năng giáo dục: chức năng giáo dục được thực hiện thông
qua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân. Giáo dục đạo
đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã
hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân
nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã hội. Trong
quá trình hoạt động sinh sống, mỗi cá nhân khơng chỉ mưu cầu lợi ích vật
chất, lợi ích tinh thần, mà còn mưu cầu sự tiến bộ của bản thân và đều muốn
được dư luận xã hội ca ngợi, biểu đương. Do đó, những tư tưởng và những
chuẩn mực đạo đức xã hội trở thành mục tiêu, thành những định hướng cho
hoạt động cá nhân của nó. Tự giáo dục đạo đức của cá nhân, trước hết thế
hiện ở chỗ, mỗi cá nhân thông qua sự tự phán xét của lương tâm về hành vi
của mình để củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân, để đạt tới hành vi ứng
xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đó. Mặt khác, dựa vào dư luận xã hội,
họ tự điều chỉnh hành vi và điều chỉnh ngay cả những chuẩn mực đạo đức cá
nhân khi nhận thấy nó sai lệch với chuẩn mực xã hội. Giá trị đạo đức trong

trường hợp này được xác định phụ thuộc vào sự nhạy cảm, sự cầu thị của chủ
thể trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho phù hợp với tư tưởng, chuẩn
mực đạo đức của xã hội.
Thứ ba, chức năng nhận thức: những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực
đạo đức xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay
khơng, điều đó khơng chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn, tư tưởng đạo đức, của
các chuẩn đạo đức, vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ
thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và chuyển hố nó trong hoạt động nhận
thức và trong hành vi của mỗi chủ thể đạo đức. Thông qua sự lựa chọn, đánh
giá của các chủ thể đạo đức về những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, trong bản
thân họ hình thành niềm tin, lý tương đạo đức và các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức trong quan hệ ứng xử của chính họ.
8


Như vậy, có thể nói, giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân
ln phụ thuộc vào việc các cá nhân ấy được giáo dục và tiếp nhận những tư
tưởng và các chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội.
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Nghề nghiệp là một phạm trù xã hội lịch sử. Nó xuất hiện khi lực lượng
sản xuất của xã hội loài người phát triển tạo ra sự phân công lao động trong
xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động
trong xã hội cũng ngày càng đa dạng dẫn đến các nghành nghề mới được nảy
sinh. Số lượng các nghề trong xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của khoa
học kỹ thuật từng nước. Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển mạnh mẽ tác
động đến sự biến đổi của nghề nghiệp. Có nghề được củng cố, phát triển qua
nhiều thế hệ trở thành nghề truyền thống, có nghề mai một dần và mất đi, có
nghề mới xuất hiện.
Nghề là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát
triển cuộc sống cho mỗi người. Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống, mà

còn là con đường để chúng ta thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân.Sự
thành đạt, nổi tiếng của mỗi người, hầu hết đều gắn liền với nghề nghiệp của
họ.
Mỗi một nghề ra đời đều nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con
người, vì vậy, mỗi nghề đều có nhiệm vụ riêng của nó.Như nghề Y có nhiệm
vụ cứu người, nghề Bộ đội có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nghề Kinh doanh có
nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận… Sứ mệnh nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và
thiêng liêng của nghề.Ai lựa chọn ngành nghề nào thì cần phải hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ của ngành nghề đó.
Nghề nghiệp là những tri thức và ki ̃ năn g lao đô ̣ng mà người lao đơ ̣ng
có được trong q trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn , cho phép
người đó có thể thực hiê ̣n đươ ̣c mô ̣t loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng nhấ t đinh
̣ trong hê ̣ thố ng
phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật, viê ̣c phân ngành, phân nghề ngày càng mở rô ̣ng và chuyên sâu.
9


Trong hoạt động nghề nghiệp con người sử dụng sức lao động của
mình để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần đóng góp cho xã hội. Thơng qua
hoạt động nghề con ngườiduy trì, phát triển đời sống cá nhân và góp phần
duy trì và phát triển xã hội.
Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều cần những quy tắc, chuẩn mực đặc
trưng, nhất là những hoạt động nghề nghiệp mang tính chun mơn hóa cao,
càng cần những u cầu cao về chuẩn mực đạo đức, làm cơ sở để điều chỉnh
các quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp.
Tác giả Mạc Văn Trang trong nghiên cứu “Tâm lý học sư phạm kỹ
thuật” đã chỉ ra là: Trong xã hội có hàng trăm nghìn nghề với những chun
mơn khác nhau. Mỗi người hành nghề dù ở lĩnh vực nào đều phải thấm nhuần
đạo đức chung của xã hội, đều phải mang trong mình những giá trị phổ quát
của nhân loại và của dân tộc. Đạo đức nghề nghiệp nói chung khơng thể tách

rời nền tảng đạo đức chung của mỗi con người. Tuy nhiên, mỗi một nghề, do
tính đặc thù của nó, lại địi hỏi người hành nghề có những tri thức, kỹ năng,
thái độ đối với công việc, đối với khách hàng và đối với bản thân theo những
yêu cầu khác nhau.
Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực ĐĐNN chung: Ví dụ
khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là
một chuẩn mực đạo đức của ngành này. Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất
đạo đức “yêu xe như con, quí xăng như máu” là phẩm chất ĐĐNNcủa người
bộ đội lái xe thời kì đó. Đối với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho các
cấp học là: “Tất cả vì học sinh thân u”. Đó chính là ĐĐNN của người giáo
viên. Với những người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “Vui lịng khách đến,
vừa lịng khách đi” là biểu hiện ĐĐNNcủa họ.
Mỗi loại hình nghề nghiệp, luôn đặt ra cho những người trong lĩnh vực
nghề nghiệp đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực
hiện. Có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề
nghiệp. Để có được thành cơng trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề
10


nghiệp của mỗi người, trong bất kỳ lĩnh vực nào, cũng đều đòi hỏi phải nâng
cao những chuẩn mực ĐĐNN. ĐĐNNlà những quan điểm, quy tắc và chuẩn
mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề
nghiệp. ĐĐNNlà đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong
các hoạt động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó
có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá
nhân. Đồng thời, do liên quan với hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu
quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nên đạo đức nghề
nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc.
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận trong hệ thống đạo đức xã hội, là
một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá. ĐĐNNbao gồm hai yếu tố cơ bản:

Thứ nhất, nói đến ĐĐNN là nói đến lương tâm nghề nghiệp. Lương
tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức cá nhân trong
thực tiễn, nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống
đạo đức cá nhân. Mỗi con người với tư cách một chủ thể đạo đức đã trưởng
thành bao giờ cũng biểu hiện là người sống có lương tâm, mà rõ nét nhất là
trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách
nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là
thái độ và cách ứng xử của người làm nghề trước lợi ích của người khác, của
xã hội, là sự tự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề nghiệp của mình.
Theo Đêmơcrít - nhà triết học Hy Lạp cổ đại - lương tâm chính là sự tự hổ
thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân mình. Sự hổ thẹn giúp cho con người tránh
được ý nghĩ, việc làm sai trái. Do vậy, ông cho rằng, cần phải dạy cho con
người biết hổ thẹn, nhất làm hổ thẹn trước bản thân mình. Nếu làm được như
vậy thì sẽ giữ vững và nâng cao được đời sống đạo đức cá nhân và cộng đồng.
Trong hoạt động nghề nghiệp nếu không biết tự hổ thẹn, sẽ không nâng cao
được tay nghề và kết quả của hoạt động nghề nghiệp khơng những khơng có
tác dụng, mà ngược lại, còn ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Lương tâm nghề
nghiệp không phải là cảm xúc nhất thời, hời hợt mà là kết quả của một quá
11


trình nhận thức sâu sắc thơng qua hoạt động nghề nghiệp của một con người
(hoặc của những người có cùng nghề nghiệp) đối với nhu cầu, đòi hỏi của xã
hội và sự tồn tại, phát triển của nghề nghiệp.
Trong ĐĐNN,cũng như đạo đức nói chung, trạng thái khẳng định của
lương tâm có vai trị nâng cao tính tích cực của con người, giúp cho con người
tin tưởng vào mình trong q trình hoạt động nghề nghiệp. Niềm tin tưởng đó
là động lực bên trong thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, cái
cao cả; loại trừ cái xấu, cái nhỏ nhen, ty tiện nhằm làm cho xã hội ngày một
tốt đẹp hơn. Khi lương tâm được thức tỉnh trong hoạt động nghề nghiệp cũng

có nghĩa là nghĩa vụ đạo đức trước nghề nghiệp của chủ thể bắt đầu được khôi
phục.
Thứ hai, đi cùng với lương tâm nghề nghiệp là nghĩa vụ đạo đức trong
cơng việc của mình. Nghĩa vụ ĐĐNNlà trách nhiệm của người làm nghề
trước xã hội và trước người khác, còn lương tâm là sự tự phán xét, tự ý thức
về trách nhiệm đó. Vì thế, có thể nói rằng, ý thức về nghĩa vụ ĐĐNNlà nền
tảng, là cơ sở để hình thành lương tâm nghề nghiệp của mỗi người. Nghĩa vụ
đạo đức không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân mà còn là
nhu cầu tiến bộ và hồn thiện của chính bản thân mỗi người. Vì thế, nghĩa vụ
đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngồi mà nó là sự gắn bó chặt chẽ
với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và triết lý sống của mỗi con người. Trong
lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cũng vậy, nghĩa vụ ĐĐNNđòi hỏi mỗi cá
nhân phải giải quyết một cách hài hồ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Mỗi bước tiến bộ nghề nghiệp của cá nhân đều gắn liền với sự tiến bộ của xã
hội và sự trưởng thành về mặt nhân cách của mỗi người. Trong quá trình hoạt
động nghề nghiệp, mỗi người lựa chọn cho mình một triết lý nghề nghiệp
riêng, khơng những khơng mâu thuẫn với lợi ích của người khác và của xã
hội mà còn đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Trong xã hội ta hiện
nay, quan niệm cho rằng, “tiền không phải là tất cả, cái quý hơn tiền đó là
niềm tin nơi con người và lòng tự trọng” đã trở thành lẽ sống trong hoạt động
12


nghề nghiệp của khơng ít người. Đấy thực sự là một giá trị đáng trân trọng
trong đời sống đạo đức của xã hội nói chung và ĐĐNNnói riêng.
Giáo dục ý thức về nghĩa vụ đạo đức có tác dụng quan trọng đối với
quá trình hình thành nhân cách nghề nghiệp, hướng con người vươn tới những
giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.. Đó là sự thống nhất của
quá trình nhận thức và hành động thực tiễn đạo đức của mỗi cá nhân. Nó trải
qua q trình rèn luyện, phấn đấu vượt qua những cám dỗ vật chất nhỏ nhen,

ích kỷ và những lợi ích tầm thường của cuộc sống hết sức đa dạng, phức tạp.
Vì thế, ở thời đại nào và ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, việc giáo dục đạo
đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng là trung tâm chú ý
của các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của toàn xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện qua hành vi nghề nghiệp và kết quả
lao động. ĐĐNNcó các chức năng sau đây:
Một là, định hướng giáo dục những người làm việc trong nghề nghiệp
để họ có được những phẩm chất phù hợp với mong đợi của xã hội và mục tiêu
ĐĐNN.
Hai là, điều chỉnh hành vi của người làm việc trong nghề nghiệp để họ
phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực trong lĩnh vực đó.
Ba là, giúp những người quản lý có cơ sở khách quan để đánh giá
người lao động nghề nghiệp.
Khái quát chung lại, đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực
đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề
nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ có
lương tâm, nghĩa vụ để đạt kết quả cao nhất của mục tiêu nghề nghiệp.
1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC
Cho đến nay chưa có khái niệm cụ thể về nghề phòng cháy chữa cháy.
Trong tài liệu chuyên ngành đào tạo sĩ quan Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy
có đề cập đến khái niệm cơng tác PCCC như sau: “Phòng cháy và chữa cháy
là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm
13


loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện, nguyên nhân gây cháy và tạo các điều
kiện cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy và chữa cháy được kịp thời
và có hiệu quả khi cháy xảy ra”. Cơng tác phòng cháy, chữa cháy do lực
lượng phòng cháy, chữa cháy đảm nhiệm. lực lượng phòng cháy, chữa cháy
là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của tồn dân

Lực lượng phịng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Lực lượng dân phòng.
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy của các cơ sở như nhà máy, công

ty, nông, lâm trường.v.v.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như: Phịng cháy,

chữa cháy của lực lượng phịng khơng khơng qn, Phịng cháy, chữa cháy
của ngành dầu khí, Phịng cháy, chữa cháy của ngành kiểm lâm v.v..
- Lực lượng Cảnh sát PCCC.

Thực tế hiện nay, đối với lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC của
các cơ sở, phòng cháy, chữa cháy là công việc kiêm nhiệm, không phải là
chun mơn nghiệp vụ của những lực lượng này. Phịng cháy, chữa cháy
chuyên ngành lực lượng rất mỏng, số lượng người rất ít, trang thiết bị phịng
cháy và chữa cháy thơ sơ, nghèo nàn. Lực lượng phịng cháy, chữa cháy chủ
yếu hiện nay là cảnh sát PCCC.
Phần lớn người trong lực lượng Phịng cháy, chữa cháy hoạt động
chun mơn nghiệp vụ của họ là phòng cháy và chữa cháy. Những người này
được đào tạo cơ bản và Phòng cháy, chữa cháy là nghề của họ.
Như vậy, căn cứ trên những nội dung đã phân tích chúng ta có thể đưa
ra khái niệm về nghề Phòng cháy, chữa cháy như sau:
Nghề Phịng cháy chữa cháy là hoạt động chun mơn nghiệp vụ của
lực lượng Phòng cháy chữa cháy sử dụng tổng hợp các biện pháp, giải pháp
nhằm loại trừ hoặc hạn chế các nguyên nhân và điều kiện gây cháy. Chuẩn bị
các trang thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết để chữa
cháy kịp thời và có hiệu quả khi cháy xảy ra.
14



Để thực hiện nhiệm vụ chính trị là bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tính
mạng và tài sản riêng của công dân, bảo vệ sản xuất và giữ gìn trật tự an tồn
xã hội khỏi nạn cháy gây ra, lực lượng PCCC phải tiến hành nhiều mặt công
tác thực hiện tổng hợp các biện pháp tổ chức và các giải pháp khoa học kĩ
thuật nhằm bảo vệ an tồn cháy cho các cơ sở kinh tế văn hố và xã hội.
Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, lực lượng PCCC c
còn tổ chức ra các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp để kịp thời cứu chữa và
làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.
Chúng ta biết rằng, nghề PCCC là nghề hết sức cần thiết cho xã hội. Xã
hội càng phát triển thì yêu cầu về PCCC càng phải được nâng cao. Ở các
nước phát triển, lực lượng PCCC được xây dựng chính qui, tinh nhuệ và trang
bị phương tiện hoạt động hết sức hiện đại. Ở nước ta, việc phát triển lực
lượng phòng cháy, chữa cháy cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực
lượng này càng ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, do điều kiện đất nước còn nghèo cho nên một số yếu tố cần thiết
cho công tác đào tạo cán bộ PCCC cũng như trang thiết bị cần thiết cho công
tác của lực lượng PCCC chưa đảm bảo yêu cầu.
Theo Luật PCCC, lực lượng cảnh sát PCCC là một bộ phận của lực
lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ
trưởng Bộ Công an tổ chức chỉ đạo. Cảnh sát PCCC là lực lượng nòng cốt
trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC.
Lực lượng cảnh sát Phịng cháy chữa cháy có ba chức năng cơ bản. Thứ
nhất, tham mưu, đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản,
tổ chức chỉ đạo hoạt động PCCC. Thứ hai, thực hiện quản lý nhà nước về
phòng cháy chữa cháy. Thứ ba, thường trực sẵn sáng chữa cháy, thực hiện
nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ hàng ngày.
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số
35/2003/NĐ – CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT – BCA của Bộ
Công an thì lực lượng Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ :
15



Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong
trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Thực hiện các biện pháp phịng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy
xảy ra, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày.
Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý
phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ trong
lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy.
Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát Phịng cháy
chữa cháy có các quyền hạn sau:
Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án, quy hoạch, các cơng trình,
phương tiện giao thơng cơ giới có u cầu đặc biệt về phịng cháy chữa cháy.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; cấp giấy phép vận chuyển
vật liệu nổ công nghiệp, vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; kiểm
định phương tiện PCCC; cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện
giao thơng cơ giới, hộ gia đình và cá nhân khơng đảm bảo an tồn về PCCC.
u cầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khắc phục các thiếu
sót trong PCCC; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy; điều động
lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia các
hoạt động PCCC theo quy định của pháp luật.


16


Trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình mà phát hiện có dấu
hiệu tội phạm, có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành một số bước điều tra
ban đầu theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Căn cứ vào khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát
PCCC và nội hàm các khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, ta có thể
khái quát khái niệm đạo đức nghề nghiệp Cảnh sátPCCC như sau:
Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC là hệ thống các chuẩn mực đạo
đức xã hội mang tính đặc thù của lực lượng CAND nói chung và Cảnh sát
PCCC nói riêng, địi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC phải tự nguyện,
tự giác tuân theo trong q trình thực hiện các hoạt động chun mơn nhằm đạt
kết quả cao nhất trong PCCC.
Người Cảnh sát PCCC có ĐĐNNlà người vừa phải mang những tiêu
chuẩn đạo đức của một người CAND nói chung, vừa phải mang những tiêu
chuẩn đạo đức đặc thù của nghề PCCC nói riêng.
Trước tính chất nguy hiểm của nghề, có thể thấy, việc giáo dục ĐĐNN
cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC là một nội dung cần thiết và cấp bách
trong công tác xây dựng lực lượng CAND nói chung, lực lượng Cảnh sát
PCCC nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Sáu điều Bác Hồ dạy lực lƣợng CAND và tầm quan trọng của
những điều dạy này đối với hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên
Trƣờng Đại học PCCC
1.2.1. Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều sự quan tâm tới lực lượng
CAND. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại
cho lực lượng CAND dân nhiều di huấn quý báu, trở thành di sản tinh thần
thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực
lượng CAND, góp phần quan trọng làm nên những chiến cơng to lớn, thành

tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn

17


xã hội. Một trong những di huấn thiêng liêng đó chính là Sáu điều Bác Hồ
dạy lực lượng CAND.
Năm 1948, Báo Bạn dân (Nội san của Công an Khu XII) ra số Tết
Ngun đán Mậu Tý. Đồng chí Hồng Mai, Giám đốc Công an Khu XII đã
gửi số báo Tết đó biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã có thư gửi đồng chí Hồng Mai. Mở đầu bức thư, Người viết:
“Bác đã nhận được thư và báo cháu gửi tặng Bác. Bác thấy có sự cố
gắng, đáng hoan nghênh. Nhưng báo theo cháu nói, từ 24 đến 32 trang thì
dài quá. Cần làm ngắn lại và viết những vấn đề thật thiết thực, mọi người
đọc đều có thể hiểu và làm được. Như thế mới có tác dụng giúp đẩy mạnh
cơng tác, đẩy mạnh thi đua. Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị
em Công an nhận rõ Công an của ta là CAND, vì dân mà phục vụ và dựa
vào dân mà làm việc.
Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt,
tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong.
Trên tờ báo phải luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức.
Tư cách của người Công an cách mệnh là:
“ Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với cơng việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Sáu điều Bác Hồ dạy đã khái qt tồn diện hình mẫu người cơng an
cách mạng với những phẩm chất đặc trưng mà rất đỗi bình dị, sống có lý

tưởng trong sáng, có lập trường tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh, dũng khí và
ý chí tiến cơng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với
nhân dân, với sự nghiệp cách mạng, là con em, là công bộc tận trung của nhân

18


dân, thủy chung gắn bó với tổ chức và đồng chí, đồng đội; sẵn sàng chiến đấu
hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Hiếm có lực lượng Cơng an của quốc gia nào trên thế giới có được vinh
dự, tự hào được chính lãnh tụ tối cao đề ra nội dung huấn thị, trở thành kim chỉ
nam cho tồn bộ hoạt động nghiệp vụ và có giá trị lịch sử, nhân văn, trở thành
di sản tinh thần vô giá như Bác Hồ đã dành cho CAND Việt Nam.
Trên con đường đi tới còn đầy cam go, thử thách, học tập, nhận thức
đầy đủ giá trị to lớn của Sáu điều Bác dạy, hành động theo đúng tinh thần của
lời dạy nàysẽ giúp mỗi chúng ta bình tâm, vững chí, thêm sức mạnh vượt qua
và chiến thắng khó khăn, thách thức, giữ trọn lời thề bảo vệ độc lập cho Tổ
quốc, bình yên và hạnh phúc cho nhân dân, mà mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND
luôn khắc ghi.
Thứ nhất, đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính khơng thể thiếu, ln phải
được đặt lên hàng đầu đối với người cán bộ, chiến sỹ CAND.“Cần” là trong
công tác Công an, phải giáo dục cho mỗi cán bộ, chiến sỹ phải làm việc một
cách cần mẫn, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm và tỉnh táo; phải xây dựng một ý
chí vững chắc, khơng ngại khó khăn, gian khổ. “Cần” hồn tồn xa lạ với chủ
nghĩa trung bình với thái độ làm việc cầm chừng.“Kiệm”là tiết kiệm, khơng
xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi, phải luôn chú ý bảo vệ của công. Yêu
cầu cơ bản của tiết kiệm là làm việc có chỉ tiêu, có kế hoạch, phân định rạch
rịi từng cơng việc trong từng thời gian cụ thể, từ đó phấn đấu thực hiện cho
được mục tiêu đề ra trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả tốt nhất. Cùng với

thực hành tiết kiệm, cần khơng ngừng chống lại thói xa hoa, tham ô, lãng
phí. “Liêm” là một phẩm chất đạo đức quan trọng không thể thiếu đối với
mỗi người cán bộ cách mạng nói chung. Đó là, liêm khiết, trong sạch, khơng
lạm dụng của công, không tham lam địa vị, quyền lực, tiền tài. Người luôn
nhắc nhở làm công an không phải làm quan cách mạng mà là làm đầy tớ cho
nhân dân, thực sự phục vụ nhân dân. Việc gì có lợi cho Đảng, cho dân dù nhỏ
19


×