Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) so sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ được, bị, phải của tiếng việt với từ bị của tiếng hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ TƢ NGHI
( LI SINING )

SO SÁNH NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
CỦA TỪ “ĐƢỢC, BỊ, PHẢI” CỦA TIẾNG VIỆT
VỚI TỪ “被 (bị)” CỦA TIẾNG HÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội- 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

LÝ TƢ NGHI
( LI SINING )

SO SÁNH NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
CỦA TỪ “ĐƢỢC, BỊ, PHẢI” CỦA TIẾNG VIỆT
VỚI TỪ “被 (bị)” CỦA TIẾNG HÁN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Đức Nghiệu



Hà Nội- 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hình thành luận văn này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận
được giúp đỡ nhiệt tình từ gia đình, từ q thầy cơ và bạn bè trong suốt q
trình nghiên cứu.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Tường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa
Ngơn ngữ học vì Trường và Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được
học tập, rèn luyện và nghiên cứu trong suốt hai năm học qua.
- Q thầy cơ khoa Ngơn ngữ học đã tận tình truyền đạt những kiến thức
và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành Thầy – GS.TS. Vũ Đức
Nghiệu. Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi rất nhiều trong
việc hồn thành đề tài nghiên cứu này. Các Thầy Cơ giáo phản biện đã cho tôi
nhiều ý kiến quý báu, giúp tôi hiểu rõ những điểm hạn chế trong nghiên cứu
của mình để tơi có thể hồn thiện được đề tài tốt hơn.
- Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc gia đình tơi, bạn bè và
người thân vì sự quan tâm, động viên, cũng như sự hỗ trợ tận tình để tơi hồn
thành tốt việc học tập cũng như hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Sinh viên thực hiện: Lý Tư Nghi (Li Sining)


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng

trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn
ngữ học và Ban gián hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Sinh viên: Lý Tư Nghi (Li Sining)


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu .......................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ..................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn...........................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN .........................................................................................................................9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................. 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa bị động của được/bị/phải trong
tiếng Việt ................................................................................................... 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa bị động trong tiếng Hán ..........................14
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................15
1.2.1. Ý nghĩa bị động và phương thức thể hiện của ý nghĩa bị động ..............15
1.2.2. Về phương diện biểu đạt ý nghĩa bị động ...............................................17
1.2.3. Về mặt nguồn gốc và ngữ pháp ...............................................................19
1.2.4. Về mặt ngữ nghĩa ....................................................................................23

1.2.5. Về mặt ngữ dụng .....................................................................................25
1.3. Tiểu kết ...........................................................................................................26
CHƢƠNG 2. SO SÁNH TỪ ĐƢỢC TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC TƢƠNG
ĐƢƠNG: TỪ 被 (bị), TỪ 得 (đắc) TRONG TIẾNG HÁN ..............................28
2.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa ...............................................................................28
2.1.1. Ý nghĩa “tiếp thụ”....................................................................................29
2.1.2. Ý nghĩa “kết quả” ....................................................................................32
2.1.3. Ý nghĩa “khả năng” .................................................................................33

1


2.1.4. Về ý nghĩa tình thái đánh giá...................................................................34
2.2. So sánh về mặt ngữ pháp ................................................................................39
2.2.1. Được đứng trước danh từ/ danh ngữ .......................................................39
2.2.2. Được đứng trước động từ/ động ngữ .......................................................41
2.2.3. Được đứng trước mệnh đề .......................................................................44
2.2.4. Được đứng sau động từ/ động ngữ ..........................................................45
2.3. Từ được trong cấu trúc bị động, câu bị động ..................................................48
2.4. Tiểu kết ...........................................................................................................51
CHƢƠNG 3. SO SÁNH TỪ BỊ/PHẢI TRONG TIẾNG VIỆT VỚI TỪ 被 (bị)
TRONG TIẾNG HÁN .............................................................................................53
3.1. So sánh về mặt ngữ nghĩa của bị/ phải tiếng Việt với 被 (bị) tiếng Hán .......53
3.1.1. Nhóm ý nghĩa “tiếp thụ” .........................................................................54
3.1.2. Nhóm ý nghĩa “đúng/ trúng/ hợp” ...........................................................58
3.1.3. Về ý nghĩa tình thái đánh giá...................................................................61
3.2. So sánh về mặt ngữ pháp ................................................................................64
3.2.1. Bị/phải đứng trước danh từ/ danh ngữ ....................................................65
3.2.2. Bị/phải đứng trước động từ/ động ngữ ....................................................67
3.2.3. Bị đứng trước mệnh đề ............................................................................70

3.2.4. Phải đứng sau động từ .............................................................................72
3.3. Từ bị, phải trong cấu trúc bị động và câu bị động ..........................................73
3.4. Tiểu kết ...........................................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước châu Á có mối quan hệ lâu đời
trong lịch sử. Cùng với giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc,
người Việt Nam học tiếng Hán ngày càng nhiều và cũng có rất nhiều trường
đại học ở Trung Quốc đã có chuyên ngành đào tạo tiếng Việt. Tiếng Việt và
tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn lập, có nhiều điểm giống nhau, ví dụ: trật tự từ
tiếng Hán và tiếng Việt cơ bản giống nhau, đều là: S V O; trong tiếng Việt có
nhiều từ nguồn gốc từ tiếng Hán, như từ được, bị, phải trong luận văn này đều
là từ gốc Hán.
Ý nghĩa bị động tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ, nhưng cách biểu hiện
chúng thì có sự khác biệt. Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngơn ngữ phân tích
tính, phương tiện chủ yếu để biểu hiện quan hệ bị động đều là sử dụng trật tự
từ và các từ có chức năng như hư tư. Từ mang ý nghĩa bị động trong tiếng
Việt là được, bị, phải. Các từ này có nhiều cách dùng, có thể làm động từ thực,
làm động từ tình thái và cịn có thể làm trợ động từ bị động (trừ từ “phải”). Từ
“被 (bị)” (hoặc các từ “叫 (khiếu), 给 (cấp), 让 (nhượng)”) của tiếng Hán
cũng có thể hiện ý nghĩa bị động.
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài “So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ
“Được, Bị, Phải” của tiếng Việt với từ “被 (bị)” của tiếng Hán” chúng tôi
muốn nghiên cứu và so sánh các từ mang ý nghĩa bị động trong tiếng Việt và


3


tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, tìm ra và làm rõ được sự tương
đồ ng và khác biê ̣t của hai nhóm t ừ này. Tơi cũng mong muốn nghiên cứu này
có thể giúp ích cho những người học tiếng Việt và tiếng Hán có thể hạn chế sự
nhầm lẫn trong cách sử dụng và có thể sử dụng một cách thành thạo về các từ
mang ý nghĩa bị động, cấu trúc bị động và câu bị động.
2. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những từ có ý nghĩa bị động
trong tiếng Việt và tiếng Hán: từ “bị, được, phải” trong tiếng Việt và từ “被
(bị)” trong tiếng Hán. Luận văn này so sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa để tìm ra sự
giống và khác nhau của các từ có ý nghĩa bị động, cấu trúc bị động trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Tập hợp tài liệu, tổng quan về tình hình nghiên cứu và vấn đề ý nghĩa
bị động, cấu trúc bị động; xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề cần nghiên
cứu.
- So sánh đối chiếu tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về ngữ
nghĩa, ngữ pháp giữa những từ có liên quan của tiếng Việt và tiếng Hán.
4. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện, xác định những nét tương đồng và khác biệt giữa những từ có
liên quan của tiếng Việt và tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, tình thái,

4


ngữ dụng để góp phần phục vụ cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy tiếng

Việt, tiếng Hán, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
như sau:
a. Chúng tôi xuất phát từ ngữ liệu thu thập được để phân tích chứ khơng
xuất phát từ định kiến có trước. Sau khi thu thập tài liệu và so sánh, chúng tôi
chuyển sang bước phân tích tài liệu, tra cứu từ điển để hiểu đúng nội dung của
ngữ liệu, phân tích nội dung cơ bản liên quan đến ngữ liệu nghiên cứu. Bước
tiếp theo là chúng tôi sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp những vấn đề chung.
b. Chúng tôi dùng kiến thức và phương pháp phân tích ngữ nghĩa để
phân tích nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp) của các từ có liên quan.
c. Dùng phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh đối chiếu ngữ nghĩa,
ngữ pháp, tình thái của các từ có liên quan giữa bên tiếng Hán và tiếng Việt.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Ý nghĩa bị động và cấu trúc bị động, câu bị động là một đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm và đã tiến hành nhiều cơng trình
nghiên cứu. Hiện nay, vấn đề bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây
nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Nó đã và đang được xem xét,
kiến giải theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, từ trước
đến nay ở trong và ngoài Việt Nam đã từng cơng bố rất nhiều cơng trình

5


nghiên cứu liên quan về vấn đề nghĩa bị động và câu bị động, cấu trúc bị động.
Đó là các cơng trình nghiên cứu như sau:
Bằng tiếng Việt:
- “Ngữ pháp Tiếng Việt”, Diệp Quang Ban, NXB Khoa học xã hội (2005).
Nội dung: Cơng trình này khơng chỉ trình bày những kiến thức thơng thường
về tiếng Việt, mà cịn tập hợp những hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng với

tần số cao và có thể cũng là những hiện tượng mang tính phổ biến và phổ
thơng nhất, kèm theo là những lí giải để qua đó có thể giúp người đọc một vài
cách dùng đúng hoặc gần đúng với các “chuẩn” ngơn ngữ, trong đó có nghĩa
bị động và câu bị động.
- “Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt” ( phần I, II) Tạp chí
Ngơn Ngữ ( số 7, 8 năm 2004) của Nguyễn Hồng Cổn, và Bùi Thị Diên. Nội
dung bài viết đã điểm lại một số vấn đề liên quan đến câu bị động trong các
thuyết ngữ pháp và thảo luận về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt.
- “Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ được, bị, phải”, Tạp chí Ngơn
Ngữ (số 2, năm 1978) của Nguyễn Tài Cẩn. Nội dung bài viết đã trình bày
quá trình phát triển của ba từ được, bị, phải.
- “So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của “được”, “bị”, “phải” trong tiếng Việt
với “ban”, “t’râw” trong tiếng Khmer”, Tạp chí Ngơn Ngữ (số 3 năm 2002)
của Vũ Đức Nghiệu. Nội dung bài viết nghiên cứu đối chiếu Khmer - Việt đã
cố gắng miêu tả, phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ được,

6


bị, phải với từ ban, trâw.
- “So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ "phải" và "t'râw" trong tiếng
Việt và tiếng Khmer hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội (số 2, năm 1998) của
Vũ Đức Nghiệu. Nội dụng bài viết này so sánh đối chiếu ngữ nghĩa và ngữ
pháp của từ “phải” của tiếng Việt và từ "t'râw" của tiếng Khmer.
Bằng tiếng Hán:
-《新著国语文法》Văn pháp quốc ngữ mới (Tân trứ quốc ngữ văn pháp)
(1924) của tác giả Lê Cẩm Hi, đây là quyển sách nhắc đến câu bị động sớm
nhất. Tác giả chỉ ra từ “被 (bị)” có hai cách dụng, căn cứ vị trí cú pháp chia
thành giới từ và trợ động từ hai loại.
-《中国文法要略》Yếu lược văn pháp Trung Quốc (Yêu lược văn pháp Trung

Quốc) (1956) của tác giả Lữ Thúc Tương, chỉ ra ngoài “被 (bị)” cịn có từ
“叫 (khiếu), 给 (cấp), 让 (nhượng)” cũng có thể biểu thị ý nghĩa bị động.
-《中国现代语法》Ngữ pháp hiện đại Trung Quốc (Trung Quốc hiện đại ngữ
pháp) của tác giả Vương lực, ơng gọi câu có từ “被 (bị)” là cấu trúc bị động.
Ông cho rằng cấu trúc bị động biểu thị ý nghĩa khơng may. Sau đó trong
quyển sách《汉语被动式的发展》Sự phát triển của hình thức bị động trong
tiếng Hán (Hán ngữ bị động thức đích phát triển), ơng nói sau khi phong trào
Ngũ Tứ, chịu ảnh hưởng của ngữ pháp phương Tây, phạm vị sử dụng của cấu
trúc bị động mở rộng, tức có thể biểu thị khơng may, cũng có thể biểu thị ý
nghĩa may mắn.

7


-《“被”字句》 Câu có từ “被 (bị)” (“Bị” tự cú) của tác giả Lý Lâm Định,
trong quyển sách này ông chỉ ra câu có từ “被 (bị)” trong tiếng Hán hiện đại
có ý nghĩa may hoặc trung tính.
Những cơng trình nghiên cứu trên đã chủ yếu phân tích về ý nghĩa bị
động, cấu trúc bị động và câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tơi có phần mở đấu, phần kết luận và ba chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Phân tích
tổng quan về tình hình nghiên cứu: nghĩa bị động, phương tiện biểu hiện
nghĩa bị động, cấu trúc bị động, câu bị động v.v.
Chương 2: So sánh từ Được trong tiếng Việt với các tương đương: từ 被
(bị), từ 得 (đắc) trong tiếng Hán. Thảo luận và so sánh được của tiếng Việt
(biểu thị ý nghĩa bị động với tình thái đánh giá “may mắn/ phù hợp với mong
muốn, yêu cầu”) với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.
Chương 3: So Sánh từ bị/phải trong tiếng Việt với từ 被 (bị) trong tiếng
Hán. Thảo luận và so sánh bị, phải của tiếng Việt (biểu thị ý nghĩa bị động với

tình thái đánh giá “không may mắn/ không phù hợp với mong muốn, yêu cầu”)
với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong tiếng Việt có ba từ: được, bị, phải thể hiện ý nghĩa bị động
(Passive meaning). Tiếng Hán (Trung) có từ 被 (bị) và từ 让 (nhượng), từ

叫 (khiếu), từ 给 (cấp) để biểu hiện nghĩa này. Như vậy, cũng như trong các
ngôn ngữ khác, tiếng Việt và tiếng Hán có ý nghĩa bị động và phương tiện
ngơn ngữ để thể hiện ý nghĩa bị động.
Tuy nhiên, cách thức và phương tiện thể hiện ý nghĩa bị động trong mỗi
loại hình ngơn ngữ có những khác biệt. Các ngơn ngữ biến hình, thể hiện ý
nghĩa bị động bằng các dạng bị động của động từ (tức là từ biến đổi hình thái
để thể hiện nghĩa bị động. Ví dụ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp v.v.)
Các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Hán, tiếng Việt thể hiện ý nghĩa bị động
bằng phương tiện từ vựng chứ không thể hiện bằng dạng bị động của động từ
(tức là bằng sự biến đổi hình thái của từ). Ví dụ:
(1) Con chuột bị anh ta đánh chết rồi.
老鼠被他打死了。(Lão thử bị tha đả tử liễu.)
Các nhà nghiên cứu Hán ngữ học và Việt ngữ học đã nghiên cứu các vấn
đề về ý nghĩa bị động, cách thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Hán, tiếng
Việt, ít nhiều so sánh với các vấn đề hữu quan trong ngôn ngữ Ấn Âu; nhưng
so sánh Hán – Việt, hoặc Việt – Hán thì cịn rất ít.

9



Tiếng Việt và tiếng Hán có quan hệ tiếp xúc rất lâu đời và rất sâu sắc. Từ
bị và được là hai từ Hán Việt. Cả được, bị, phải trong tiếng Việt lẫn 被 (bị)
trong tiếng Hán đều liên quan đến ý nghĩa bị động và phạm trù bị động trong
ngữ pháp, cho nên việc nghiên cứu nhóm từ này có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng đối với việc dạy và học tiếng Hán và tiếng Việt.
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa bị động của được/bị/phải trong tiếng Việt
Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có hai vấn đề quan trọng liên
quan đến nhau là ý nghĩa bị động – cấu trúc bị động và ý nghĩa của nhóm từ
mang ý nghĩa tình thái – bị động (bị, được, phải). Ý nghĩa bị động, cách thể
hiện ý nghĩa bị động và cấu trúc bị động đã được chú ý từ lâu, và các nhà
nghiên cứu đã có những quan điểm khơng giống nhau, có quan điểm cho rằng,
tiếng Việt khơng có cấu trúc bị động, có quan điểm lại cho rằng tiếng Việt có
cấu trúc bị động.
Việc phân tích miêu tả ý nghĩa bị động trong tiếng Việt thường không
thực hiện riêng biệt mà thường gắn với nhóm từ mang ý nghĩa bị động điển
hình được/ bị/ phải và cũng thường chỉ phân tích trong các miêu tả về ngữ
pháp khi bàn luận về ý nghĩa bị động, cấu trúc ngữ pháp bị động, câu bị động.
GS. Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận công bố bài Lại bàn về vấn đề
câu bị động trong tiếng Việt (Tạp chí Ngơn ngữ, số 7 – 2000) đã xử lý một
cách khá đầy đủ về mặt câu bị động. Năm 2004, Nguyễn Hồng Cổn và Bùi

10



Thị Diên công bố bài Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiếng Việt
(Tạp chí Ngơn ngữ, số 7 và 8 - 2004) miêu tả một cách rõ ràng về dạng bị
động và cấu trúc ngữ pháp bị động trong tiếng Việt.
Trừ các sách ngữ pháp thảo luận về nội dung của vấn đề này, những
nghiên cứu kỹ về ý nghĩa bị động của nhóm ba từ được/ bị/ phải đáng kể nhất
phải kể đến các bài của Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Thế Thạch, Vũ Đức Nghiệu.
Trước hết, Nguyễn Tài Cẩn năm 1978 công bố bài Quá trình hình thành thế
đối lập giữa ba từ được, bị, phải (Ngôn ngữ số 2 - 1978, tr.19 – 22). Vũ Thế
Thạch công bố bài Ý nghĩa và chức năng của các từ được, bị, phải trong
tiếng Việt hiện đại trên (Ngôn ngữ số 1 - 1988, tr.54 – 59). Năm 1998, 2002,
Vũ Đức Nghiệu trong những nghiên cứu đối chiếu Khmer - Việt đã cố gắng
miêu tả, phân tích và đối chiếu ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ được, bị, phải
với từ ban, trâw. (So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ "phải" và
"t'râw" trong tiếng Việt và tiếng Khmer hiện nay. Tạp chí Khoa học Xã hội,
Đại học Quốc gia Hà Nội, S. 2, 1998, tr. 1 - 6. So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp
của “được”, “bị”, “phải” trong tiếng Việt với “ban”, “t’râw” trong tiếng
Khmer. Ngôn ngữ, S. 3, 2002, tr.13 - 24.)
Các cơng trình trên đây tập trung nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của
nhóm từ, q trình hình thành thế đối lập trong nội bộ của nhóm và đặc biệt là
phân tích, miêu tả khá chi tiết tổ chức ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp, giá trị
và chức năng ngữ dụng của các từ trong nhóm này. Đó là những nghiên cứu

11


tốt mà khi đề cập đến những nội dung có liên quan không thể không nhắc đến.
Đối với việc nghiên cứu cách thể hiện ý nghĩa bị động, cấu trúc bị động
và câu bị động trong tiếng Việt, không phải là khơng có những phức tạp. Một
số nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn
lập, phân tích tính, cho nên khơng tồn tại câu bị động như các ngơn ngữ biến

hình; và tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải là thiên chủ
ngữ. Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì khơng thể xuất hiện bị
động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ. (Nguyễn Hồng
Cổn, Bùi Thị Diên, 2004)
Mặt khác, những nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm này cũng cho rằng
các động từ bị và được là những động từ ngoại động, nên không thể coi chúng
là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động. Nguyễn Kim Thản (1977)
cho rằng các động từ bị, được là những động từ độc lập đóng vai trị chính
trong bộ phận vị ngữ của câu chứ không phải là hư từ biểu thị dạng bị động
của động từ. Quan điểm này được Nguyễn Minh Thuyết (1998) đồng tình ủng
hộ. Tuy nhiên, dù khơng thừa nhận tiếng Việt có dạng bị động nhưng tác giả
này đều cho rằng trong tiếng Việt có cách biểu đạt ý nghĩa bị động riêng, đó
là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp và phương tiện từ vựng. (Nguyễn
Hồng Cổn, Bùi Thị Diên, 2004)
Ngược lại, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, trong tiếng Việt có cấu trúc
bị động và câu bị động. Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận “bị động” là một

12


phạm trù ngữ pháp tách biệt trong tiếng Việt. Ông cũng cho rằng được, và bị là
hai trợ từ bị động. Hoàng Trọng Phiến (1980) quan niệm: “Trong tiếng Việt
phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ pháp
thuần túy mà bằng con đường từ vựng – ngữ pháp”. Diệp Quang Ban và Nguyễn
Thị Thuận (2000) cũng bênh vực cho sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt.
Theo hai tác giả, dạng (thái) bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của động
từ mà là dạng của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa
xác định. (Nguyễn Hồng Cổn, Bùi Thị Diên, 2004)
Như vậy, thực tế là có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề bị động, cấu
trúc bị động trong tiếng Việt. Ngay trong số những tác giả thừa nhận tiếng

Việt có cấu trúc bị động thì tiêu chí nhận diện mà họ đưa ra cũng khác nhau.
Chúng tôi cho rằng, cũng như các ngôn ngữ khác, ý nghĩa bị động gắn
với câu bị động trong Tiếng Việt được coi là quan hệ cải biến với các câu chủ
động tương ứng, mặc dù không phải câu chủ động nào cũng chuyển được
thành câu bị động. Dĩ nhiên các phép cải biến cú pháp đó phải thỏa mãn các
điều kiện về nghĩa học và dụng học của câu bị động. Từ cách nhìn đó, chúng
tơi cho rằng mặc dù trong tiếng Việt không tồn tại dạng bị động với tư cách là
một phạm trù hình thái học thuần túy nhưng ý nghĩa bị động với tư cách là
một loại ý nghĩa ngữ pháp vẫn được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp
nhất định là hư từ và trật tự từ. Vì vậy tiếng Việt vẫn có cấu trúc bị động và
câu bị động.

13


1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý nghĩa bị động trong tiếng Hán
Tiếng Hán là thuộc hệ ngôn ngữ Hán – Tạng, cũng là ngơn ngữ đơn lập,
khơng có biến đổi hình thái. Tiếng Hán cũng có cách diễn đạt ý nghĩa bị động
bằng phương thức ngữ pháp hư từ và trật tự từ. Tiếng Hán có “hình thức bị
động”, nhưng động từ tiếng Hán khơng có dạng bị động.
Cách diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Hán hiện đại đã được các học
giả nghiên cứu từ lâu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề bị động phần lớn
là về mặt câu bị động. Là vì từ xưa đến nay, cách biểu đạt ý nghĩa bị động
trong tiếng Hán đã trải qua nhiều thay đổi. Cách dùng từ “被 (bị)” với ý
nghĩa bị động xuất hiện cách nay chưa lâu, sau khi cấu trúc này xuất hiện, các
cấu trúc khác biểu thị ý nghĩa bị động dần dần mất hẳn. Cách diễn đạt ý nghĩa
bị động trong tiếng Hán có thể chia thành hai loại: một là có tiêu chí hình thức
diễn đạt đặc thù, một loại khác là khơng có tiêu chí hình thức diễn đạt đặc thù.
Cách diễn đạt ý nghĩa bị động bằng phương thức đặc thù là cách được
thực hiện bằng cách dùng những giới từ như 被 (bị), 让 (nhượng), 叫

(khiếu), 给 (cấp). Từ 被 (bị) là một từ diễn đạt ý nghĩa bị động sử dụng lâu
nhất và phạm vi rộng nhất trong tiếng Hán. Nó cũng là một từ được các học
giả Trung Quốc nghiên cứu nhiều nhất. “Câu có tiêu chí bị động” được gọi là
câu có từ “被 (bị)”. Về mặt tên của câu bị động trong tiếng Hán cũng có
nhiều tranh luận, Vương Lực (1985), Lưu Thế Nho (1956), Lương Đơng Hán
(1960) gọi đây là “hình thức bị động”; Tống Ngọc Trụ (1990) gọi câu này là

14


“câu bị động”; Lý Lâm Định (1986) và Vương Hoàn (1984) và các học giả
khác gọi câu này là “câu có từ 被 (bị)”. Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại của
phòng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hán của khoa tiếng Trung Trường đại
học Bắc Kinh (2012, Bắc Kinh) cho rằng: “Đối với vị ngữ, có những chủ ngữ
là bị động. Trong tiếng Hán, câu có chủ ngữ bị động trong câu tức là câu bị
động.” Lưu Nguyệt Hoa (2001) cho rằng: “ Có những câu, trước vị ngữ động
từ có một từ “被 (bị)” biểu thị ý nghĩa bị động hoặc cụm giới từ do từ “被
(bị)” cấu thành làm trạng ngữ, những câu loại này được gọi là câu có từ “被
(bị)”. Chủ ngữ của câu có từ “被 (bị)” thường là bị thể của vị ngữ động từ,
tân ngữ của giới từ “被 (bị) ” thường là chủ thể. Câu có giới từ biểu thị ý
nghĩa bị động như 让 (nhượng), 叫 (khiếu), 给 (cấp) cũng thuộc câu có từ
“被 (bị)”
Cách diễn đạt ý nghĩa bị động không bằng phương thức đặc thù là cách
thực hiện bằng cách dùng chủ ngữ bị động để biểu thị ý nghĩa bị động.
Theo phân tích trên, ta có thể thấy, cách diễn đạt bị động trong tiếng Hán
hiện đại rất đa dạng. Điều này khiến cho tiếng Hán hiện đại có năng biểu hiện
phong phú để biểu hiện bị động.
1.2.

Cơ sở lý luận


1.2.1. Ý nghĩa bị động và phƣơng thức thể hiện của ý nghĩa bị động
Bị động là cách nói dùng để diễn tả một sự vật, sự việc hay một người
nào đó tiếp nhận, hoặc chịu sự tác động từ một người hay một sự vật nào đó

15


bên ngồi. Ngồi ra, cách nói bị động cịn được sử dụng khi người nói muốn
nhấn mạnh tình cảm, sự quan tâm của mình về đối tượng chịu sự tác động hơn
là về chủ thể của động tác. Theo các nhà nghiên cứu, ý nghĩa bị động tồn tại ở
hầu hết các ngôn ngữ, sự khác biệt chỉ là ở cách biểu đạt ý nghĩa này.
Đối với các ngôn ngữ châu Âu, dạng bị động là phương tiện thường
được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa bị động. Dạng là gì? Thuật ngữ “dạng” (có
người gọi là “thái”) được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là “voice”,
vốn bắt nguồn từ danh từ La Tinh vox có nghĩa là “âm thanh, từ”. Theo quan
niệm của David Crystal trong Từ điển ngôn ngữ học và ngữ âm học: “Dạng là
một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu
liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có thể lựa chọn mối quan
hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của
câu.” (David Crystal, 1980, tr.413). Phạm trù dạng được thể hiện bằng những
hình thức khác nhau tùy theo từng ngơn ngữ. Dạng bị động là một hiện tượng
ngữ pháp phổ biến ở nhiều ngơn ngữ. Ví dụ, trong tiếng Anh, dạng này được
thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ to be, với phân từ quá khứ. Ví dụ:
- That book has been read by millions of people.
(Cuốn sách này đã được hàng triệu người đọc.)
Ở tiếng Việt, bị động cũng là một vấn đề đã được nhà nghiên cứu chú ý
đến từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến giữa các
nhà nghiên cứu: một số nhà Việt ngữ học cho rằng tiếng Việt khơng có cấu


16


trúc bị động, ngược lại một số khác cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động.
Tiếng Việt khơng có biến đổi hình thài, là ngơn ngữ đơn lập, tiếng Hán
cũng như thế, nên động từ khơng có dạng bị động. Tuy nhiên, tiếng Việt và
tiếng Hán cũng có cách thể hiện ý nghĩa bị động một cách đều đặn, bằng hai
phương thức ngữ pháp là hư từ và trật tự từ. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết lập
luận: do tiếng Việt khác hẳn các ngôn ngữ Ấn – Âu về nguồn gốc cũng như
loại hình nên các phạm trù ngữ pháp: giống, cách, ngơi, thời, thức, dạng vốn
là đặc tính của các ngôn ngữ này không thể xuất hiện trong tiếng Việt. Ơng
cũng nói, việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt chủ yếu là bằng
phương tiện từ vựng là động từ bị và được.
Tiếng Hán là ngôn ngữ đơn lập, cho nên trong tiếng Hán cũng không có
biến đổi hình thái. Cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Hán cũng là
dùng cấu trúc cú pháp hoặc từ vựng. Từ 被 (bị) là một từ thể hiện ý nghĩa bị
động được sử dụng lâu nhất và có phạm vi rộng nhất trong tiếng Hán. Hiện
nay, từ này thường dùng trong văn viết. Ngoài ra, tiếng Hán cịn có từ 让
(nhượng), từ 叫 (khiếu), từ 给 (cấp) cũng biểu thị ý nghĩa bị động, thường
dùng trong khẩu ngữ.
1.2.2. Về phương diện biểu đạt ý nghĩa bị động
Cách thức biểu thị ý nghĩa bị động, tiếng Việt và tiếng Hán đều khác với
các nước châu Âu, hai ngôn ngữ này dùng từ mang ý nghĩa bị động và cấu
trúc cú pháp để biểu thị ý nghĩa bị động. Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong

17


tiếng Việt có thể dùng những cấu trúc cú pháp có bị, được, phải, hoặc khơng
dùng những từ này. Nhưng khơng phải tất cả câu có từ bị, được, phải đều là

câu bị động. Ví dụ:
(2) Cây dù của cơ ấy bị họ lấy mất.
(3) Tay tôi bị đau.
(4) Ngô bị hư rồi.
Trong ba ví dụ trên, cả ba đều có ý nghĩa bị động, nhưng chỉ có câu (2)
là câu bị động.
Cách thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Hán là câu bị động. Câu bị
động trong tiếng Hán là chủ ngữ chịu sự chi phối của hành vị động tác, phần
chủ động phát ra động tác. Có thể chia thành hai loại: thứ nhất là khơng có
phương tiện biểu thị bị động, tức là câu bị động ý nghĩa; thứ hai là có phương
tiện biểu thị bị động, tức là câu có từ 被 (bị). Giữa hai nhóm từ này có nhiều
điểm giống nhau, cũng có điểm khác biệt. Ví dụ:
(5) 问题解决了。(Vấn đề giải quyết liễu.)
Vấn đề được giải quyết rồi.
(6) 签证取回来了。(Thiêm chứng thủ hồi lai liễu.)
Visa lấy lại rồi.
(7) 他的手被玻璃划破了。(Tha đích thủ bị pha lý hua phá liễu.)
Tay của anh ấy bị thủy tinh làm trầy xước rồi.
Như câu (5), (6) trên, tuy khơng có từ “被 (bị)” trong câu nhưng vẫn có

18


ý nghĩa bị động, vẫn là câu bị động. Câu (7) là một câu bị động tiêu chuẩn, có
chủ thể, có bị thể và có từ mang ý nghĩa bị động.
1.2.3. Về mặt nguồn gốc và ngữ pháp
1.2.3.1. Được, bị, phải trong tiếng Việt
Bị trong tiếng Việt là từ Hán – Việt, vay mượn từ tiếng Hán “被 (bị)”, từ
phải thường được coi là một từ gốc Việt. Từ “被 (bị)” trong tiếng Hán cịn có
một chú âm là “phi”. Theo ý của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, “phải” cũng là

một từ gốc Hán, cùng có chung một nguồn gốc với “bị”. Cho nên từ bị và từ
phải có khi có thể thay thế với nhau.
Từ được trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ chữ Hán: 得. Cách đọc Hán
– Việt của chữ này là “đắc”, cũng có một cách đọc Việt hóa là “được” và
“đặng”, “đặng” thì chủ yếu dùng ở phương ngữ miền Nam, “được” thì dùng
trong cả nước (Nguyển Tài Cẩn, 1978). Ba từ được/ bị/ phải đều biểu đạt ý
nghĩa bị động, trong đó, từ được có ý nghĩa tình thái đánh giá “may, tốt, phù
hợp yêu cầu, mong muốn”, từ bị, phải có ý nghĩa tình thái đánh giá “rủi/ xấu/
khơng mong muốn/ khơng như ý”.
Tiêu chí hình thức để thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Việt thường là:
dùng “bị”, “được”, “phải” trước động từ.
Về mặt ngữ pháp, cấu trúc thường dùng để biểu đạt ý nghĩa bị động
trong tiếng Việt là:
Bị/ được/ phải + danh từ/ danh ngữ/ động từ/ mệnh đề

19


Ví dụ:
(8) Nó bị thầy giáo phê bình cho một trận.
(9) Nhà bị đổ.
(10) Phải một cái rái đến già. (ngữ liệu của Vũ Đức Nghiệu, 2002)
(11) An dương bị hai quả bom.
(12) Ai ngoan sẽ được kẹo.
Trong câu bị động, nếu người (vật) chủ thể của hành động mà khơng rõ
hoặc khơng cần chỉ ra, thì danh từ/ danh ngữ chỉ chủ thể đó khơng cần xuất
hiện. Ví dụ:
(13) Ti vi bị lấy cắp rồi.
(14) Thằng Minh bị cho tối tăm mặt mũi.
(15) Quần áo bẩn được giặt hết rồi.

(16) Chồng nó bị đánh bị trói suốt đêm.
1.2.3.2. 被 (bị), 让 (nhượng), 叫 (khiếu), và 给 (cấp) trong tiếng Hán
Trong tiếng Hán chủ yếu có bốn từ biểu đạt ý nghĩa bị động là từ 被
(bị), 让 (nhượng), 叫 (khiếu), và 给 (cấp), còn được gọi là bốn cái tiêu chí
biểu thị nghĩa bị động. Từ 被 (bị) là một tiêu chí bị động được sử dùng lâu
nhất và rộng rãi nhất trong tiếng Hán, thường dùng trong văn viết. Theo quan
điểm của GS. Lữ Thúc Tương (1995), cách dụng của giới từ 让 (nhượng),

叫 (khiếu) và 给 (cấp) cơ bản giống với từ “被 (bị)”. Từ 让 (nhượng), 叫
(khiếu) và 给 (cấp) thường dùng trong khẩu ngữ.

20


Trương Hồng Minh (1994) đã phân tích q trình ngữ pháp hóa của chữ
“被 (bị)” khá rõ. Chúng tơi áp dụng quan điểm và hướng phân tích của ơng.
Trương Hồng Minh đã trình bày một cách tỉ mỉ về quá trình phát triển
của từ “被 (bị)” từ chỗ là danh từ đến chỗ trở thành tiêu chí biểu thị ý nghĩa
bị động. Trong cách dùng lúc đầu, từ “被 (bị)” là danh từ, nghĩa là “vật che
đậy (khi đang ngủ)”. Hiện nay từ “被 (bị)” cũng có thể làm danh từ. Năm 770
trước công nguyên, từ 被 (bị) bắt đầu có ý nghĩa động từ, tức là “che đậy”.
Trong khoảng 250 năm trước công nguyên, ngữ nghĩa của từ 被 (bị) trải qua
diễn biến một lần nữa, từ một động từ chỉ hành động thành một động từ chỉ
tâm lý, nghĩa là “gặp, bị (đau khổ)”. Trong khoảng 100 năm trước cơng
ngun, từ 被 (bị) hồn thành trở thành một hư từ biểu đạt ý nghĩa bị động.
GS. Vương Lực (1985) cho rằng từ 被 (bị) có thể biểu đạt ý nghĩa bị động là
vì ý nghĩa “gặp phải” trong từ này. Câu bị động có tiêu chí biểu thị 被 (bị)
thì biểu thị ý nghĩa khơng may, bất lợi. Nhưng cũng có ngoại lệ. Lý Lâm Định
(1980) cho biết cái không may và bất lợi không phải là nhằm vào chủ ngữ,
cũng không phải nhằm vào các thành phấn khác, mà là người nói cảm thấy,

đánh giá là khơng may và bất lợi.
Cấu trúc điển hình nhất biểu thị ý nghĩa bị động trong tiếng Hán là:

被(bị)/让(nhượng)/叫(khiếu)/给(cấp)+ danh từ/ danh ngữ / đại từ
(17) 那个女孩被妈妈骂了几句。
(Ná cá nữ hài bị ma ma mạ liễu kỷ câu.)

21


×