Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đạo đức, lối sống con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRỊNH THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRỊNH THỊ HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.08

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đặng Thị Lan

HÀ NỘI - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản than.
Các số liệu, dẫn chứng có nguồn gốc rõ ràng, dung nguyên tắc và
kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình
nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Trịnh Thị Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, học viên nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
động viên của rất nhiều các thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trước hết, học viên xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Lan –
người hướng dẫn trực tiếp học viên. Trong thời gian thực hiện luận văn, học
viên nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự quan tâm chu đáo của cơ. Bên cạnh
việc hướng dẫn luận văn, Cô còn truyền đạt cho học viên rất nhiều những
kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Điều đó đã giúp học viên có thêm
nhiều những kĩ năng mềm cho việc phát triển của bản thân trong cuộc sống.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong và ngồi
khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội. Trong thời gian học viên học Đại học và cao học các thầy cô đã
truyền dạy rất nhiều những bài học bổ ích, lý thú và nhân văn. Nhân đây, học
viên cũng xin chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, may mắn và thành công
trong cuộc sống.
Sau cùng học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình hai bên, các

anh chị em cùng bạn bè đã luôn bên cạnh cổ vũ, động viên, ủng hộ cả vật chất và
tinh thần giúp học viên hoàn thành được luận văn này một cách nhanh chóng.
Do thời gian có hạn cũng như những yếu tố khách quan và chủ quan từ
phía học viên nên bản luận văn vẫn còn nhiều những thiếu sót. Học viên rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị học viên và các bạn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên

Trịnh Thị Hương


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Tên cụm danh từ

Tên viết tắt

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Kinh tế thị trường

KTTT

Nhà xuất bản


Nxb

Chính trị quốc gia

CTQG

Khoa học kỹ thuật

KHKT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ...................... 13
1.1. Nhân sinh quan Phật giáo......................................................................... 13
1.1.1.Khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo .......................... 13
1.1.2.Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo .................................... 16
1.2. Khái niệm đạo đức, lối sống và khái quát về đạo đức, lối sống con người
Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 37
1.2.1. Khái niệm đạo đức, lối sống ................................................................. 37
1.2.2. Khái quát về tình hình đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay...... 46
Chương 2.ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 55
2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 55
2.1.1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến hình thành ý thức đạo
đức và tu dưỡng đạo đức cá nhân ................................................................... 56
2.1.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến xây dựng đạo đức trong

gia đình ............................................................................................................ 63
2.1.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến hồn thiện đạo đức trong
các mới quan hệ xã hội.................................................................................... 69
2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của người Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 75
2.2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phương thức sản xuất và
tiêu dùng của cải vật chất ............................................................................... 75
2.2.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán ............ 78

1\


2.2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phương châm ứng xử,
giao tiếp ........................................................................................................... 84
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống
con người Việt Nam hiện nay ......................................................................... 88
2.3.1.Giải pháp về nhận thức .......................................................................... 88
2.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 92
2.3.3.Giải pháp về phía Phật giáo. ................................................................. 95
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102

2\


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Giáo
lý Phật giáo với tinh thần từ bi, bình đẳng, lịng nhân ái, bao dung phù hợp

với tư tưởng, tâm thức người Việt nên Phật giáo đã được người Việt Nam đón
nhận một cách tự nhiên như “nưsước thấm vào lòng đất”. Phật giáo đã nhanh
chóng ăn sâu, bén rễ vào mảnh đất Việt Nam. Mối quan hệ giữa Phật giáo và
tư tưởng, văn hóa, đạo đức Việt Nam là mối quan hệ hai chiều. Nếu như Phật
giáo ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống
dân tợc thì những phong tục, tập qn, trùn thống, tín ngưỡng, văn hóa dân
tộc cũng tác động trở lại Phật giáo tạo nên mợt dịng Phật giáo riêng mang
bản sắc Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo
đã có đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực
đạo đức, lối sống, xây dựng nhân cách con người.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã thu được
nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, chúng ta đang phát triển KTTT và giao
lưu hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Kinh
tế thị trường đã đem lại sức bật mới cho sự phát triển đất nước, nhưng những
mặt trái của nó cũng làm xuất hiện và ngày càng gia tăng các hiện tượng tiêu
cực trên lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hợi, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, lối
sống. Chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối hố vai trị của đồng tiền, lối sống gấp xa
rời lý tưởng cách mạng đang làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận
trong xã hội, trong đó có cả các cán bộ Đảng viên và đặc biệt là lớp trẻ. Bên
cạnh đó, khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, bất
chính, gây tợi ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân
phẩm con người ở một bộ phận cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm
băng hoại các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống. Hàng ngày, trên các

3\


phương tiện thông tin đại chúng đầy rẫy những tin tức về tội phạm cướp của,
giết người, lừa đảo, tham nhũng, những tội phạm ngày càng nghiêm trọng và
phức tạp đã khiến dư luận khơng khỏi căm phẫn, bất bình. Xã hội đang gióng

lên những hồi chuông cảnh báo và việc xây dựng một nền đạo đức trong sáng,
lành mạnh, mợt lối sống có trách nhiệm, tn theo pháp luật đang ngày càng
trở nên cấp bách. Để đạt được điều đó chúng ta cần vận dụng nhiều biện pháp
khác nhau. Việc khai thác những yếu tố tích cực trong nhân sinh quan Phật
giáo, phát huy và áp dụng trong công cuộc xây dựng đạo đức, lối sống ở Việt
Nam hiện nay thực sự là vấn đề cần thiết. Phật giáo đã có một sức sống lâu
bền với đời sống tinh thần của dân tộc, những quan niệm, giá trị, chuẩn mực
đạo đức của Phật giáo cho đến nay vẫn còn ngun giá trị, có thể tác đợng
tích cực đến việc hình thành nhân cách con người.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta có những chính sách thơng
thống đối với tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đang tồn tại ở Việt
Nam. Cái nhìn đởi mới về bản chất, vai trò của Phật giáo đã khiến cho Phật
giáo có điều kiện để phát triển, tạo nên những ảnh hưởng tích cực của Phật
đối với đời sống tinh thần của dân tợc. Những giá trị tích cực của Phật giáo
trên phương diện đạo đức, văn hóa đã được Đảng ta thừa nhận và khuyến
khích phát huy.
Trong giai đoạn hiện nay với những biến đổi của thời đại, của khoa học
kỹ thuật đặc biệt là của thông tin truyền thơng thì việc giáo dục con người
theo những chuẩn mực đạo đức là một sự cần thiết. Nhưng việc thông tin
truyền thông bị lũng đoạn cũng tạo ra những khó khăn khơng nhỏ trong q
trình tun trùn. Sự phát triển nhanh chóng của q trình tồn cầu hóa,
quốc tế hóa làm cho quá trình du nhập những nền văn hóa khác nhau đến với
nước ta diễn ra nhanh hơn. Nếu như không có những chuẩn mực đạo đức
riêng biệt cho dân tợc thì sẽ tạo nên sự hịa tan với các nước trong khu vực và

4\


thế giới. Chính vì thế mà việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc ngày nay rất cần thiết có sự đan xen của những yếu tố tích cực của tơn

giáo mà Phật giáo là một phần không thể thiếu. Với chức năng truyền tải đạo
của mình, Phật giáo đã có những đóng góp khơng nhỏ tới công cuộc xây dựng
xã hội nước ta trong q trình đởi mới hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống
của con người Việt Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để
phát huy tác đợng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong q
trình xây dựng đạo đức, lối sống mới xã hợi chủ nghĩa là việc làm quan trọng
và cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của
nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói
riêng trong những năm gần đây đã trở thành một đề tài lớn, thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu khoa học xã hợi. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
đã trở thành những tài liệu có giá trị trong việc nhìn nhận, đánh giá lịch sử
hình thành và phát triển của Phật giáo, vai trò của Phật giáo. Bên cạnh những
nghiên cứu chủ yếu của các tín đồ Phật giáo từ các tổ chức Phật giáo thì cịn
có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học – những
người ngoại đạo. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu trên các lĩnh vực như
nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo, ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo đối với đạo đức xã hội, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc
hình thành nhân cách con người, mối quan hệ giữa Phật giáo với các tơn giáo
khác trong q trình xây dựng đạo đức con người… Có thể phân chia các
cơng trình nghiên cứu về Phật giáo thành hai nhóm chính sau đây:
5\


2.1. Các cơng trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, đạo
đức Phật giáo và đạo Phật trong quá trình phát triển ở Việt Nam

Việc tìm hiểu Phật giáo từ lâu trong lịch sử nước ta đã trở thành một đề
tài được quan tâm chú ý. Ngay từ đầu công nguyên, Mâu Tử với “Lý hoặc
luận” đã nêu lên những vấn đề cơ bản của Phật giáo. Sang đến thế kỷ thứ X XIII khi Phật giáo đã thực sự phát triển ở Việt Nam như là một món ăn tinh
thần khơng thể thiếu của người Việt thì việc nghiên cứu Phật giáo đã thực sự
được thúc đẩy mạnh. Những tên tuổi nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật giáo
thời kỳ này chủ yếu là những người có tri thức – họ là những người có vị trí
quan trọng trong triều đình phong kiến. Có những tên t̉i như Hồng thái
hậu Ngun Phi Ỷ Lan, Trần Thánh Tơng, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân
Tông… Trần Thánh Tông với “Khóa hư lục” đã phản ánh khá rõ nét sự ảnh
hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của nước Đại Việt. Việc nghiên
cứu về Phật giáo được tiếp tục cho đến các giai đoạn sau của lịch sử Việt
Nam nhưng ở những giai đoạn sau này, Phật giáo không thực sự phát triển
như thời Lý – Trần nên việc nghiên cứu có phần hạn chế hơn. Phải từ cuối thế
kỷ XX trở đi việc nghiên cứu Phật giáo sâu hơn mới thực sự x́t hiện nhiều.
Những cơng trình nghiên cứu này đã nêu lên những ảnh hưởng của Phật giáo
đối với đời sống nhân dân ta, đặc biệt là ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo
đức và lối sống của người Việt Nam.
Trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, Nxb Văn
học Hà Nội, 1994 đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt
Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các
triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do
Nguyễn Tài Thư (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội 1998 các tác giả đã bàn về
lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du
nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của
Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
6\


Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với “Phật giáo
nhập thế và phát triển”, Nxb Tôn giáo 2008 đã tập hợp các bài viết của các

nhà khoa học, các trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ
hợi nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát
triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự
nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn giao thông, Phật giáo với đời sống
tâm linh, Phật giáo với việc việc xây dựng nền kinh tế nhân bản, Phật giáo với
hoạt động từ thiện nhân đạo…
Một số những tác phẩm khác bàn sâu về Phật giáo như: “Mấy vấn đề về
Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Uỷ ban khoa học Xã hội Việt
Nam, Viện Triết học, Hà Nội, xuất bản năm 1986; “Có một nền đạo lý ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Phan, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 1996; Thích Đạo Quang với “Đại cương triết học Phật
giáo”, Nxb Thuận Hóa, năm 1996; Trần Văn Giàu với “Sự phát triển của
tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” do Nxb
CTQG, Hà Nội 1998…
Như vậy, nghiên cứu về vấn đề nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức
Phật giáo và đạo Phật trong q trình phát triển ở Việt Nam có rất nhiều
cơng trình. Những cơng trình giá trị này với tính khái quát cao là những tài
liệu tham khảo có tính định hướng, gợi mở cho tác giả luận văn có mợt cái
nhìn đầy đủ và tồn diện về vấn đề mà mình nghiên cứu.
2.2.Các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống đạo đức, lối sống, nhân cách con người Việt Nam
Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay” do Nxb CTQG, Hà Nội xuất bản năm 1997,
(Nguyễn Tài Thư chủ biên), các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo

7\


trên một số lĩnh vực như ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với

sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Năm 1997, Nxb CTQG Hà Nợi cho x́t bản cuốn “Hồ Chí Minh với
đạo Phật Việt Nam” do PGS.TS Phùng Hữu Phú (chủ biên) cùng với Đại đức
Thích Minh Trí. Tác giả cuốn sách này đã trình bày mối quan hệ giữa chủ tịch
Hồ Chí Minh với Phật giáo. C̣c đời cao đẹp của Người được các tăng ni,
phật tử kính trọng, xem đó như là triết lý của nhà Phật được biểu hiện thông
qua một con người cụ thể - đó là vị lãnh tụ kính u của dân tợc. Đương thời,
Hồ Chí Minh đã có những ý kiến đóng góp, khích lệ, đợng viên cũng như
những b̉i nói chuyện với các tăng ni, phật tử nói riêng và những đồng bào
theo tơn giáo khác nói chung. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát triển
những giá trị nhân bản của triết lý nhà Phật để cứu nước, cứu dân, mang lại
một cuộc sống ấm no cho dân tộc.
Bàn về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt
Nam có cuốn sách “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của
Đặng Thị Lan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. Trong cuốn sách
này tác giả đã dành một chương khảo sát ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
đến đạo đức con người Việt Nam. Tác giả đã nêu lên mối liên hệ giữa đạo
đức Phật giáo với đạo đức truyền thống dân tợc; vai trị của đạo đức Phật
giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam. Tư
tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của đạo đức Phật giáo đã hoà quện
với tấm lòng yêu nước, lòng nhân nghĩa trong đạo đức truyền thống của
người Việt đã tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc Việt Nam để chiến
thắng các kẻ thù xâm lược.
Năm 2010, Nxb Tởng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn
sách “Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của Trần Hồng
Liên. Trong cuốn sách này, tác giả làm rõ các vấn đề như chức năng của Phật

8\



giáo đối với kinh tế, xã hội, văn hóa. Những ý kiến làm rõ này giúp người đọc
hiểu rõ hơn về những tác động của Phật giáo đối với các lĩnh vực. Và dù sự
ảnh hưởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực khác nhau nhưng tất cả những
ảnh hưởng đó đều mang đến sự an vui, niềm hạnh phúc về cả vật chất và tinh
thần cho con người.
Bên cạnh những cơng trình lớn, những cuốn sách tiêu biểu bàn luận về
Phật giáo cịn có các cơng trình là những luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ,
những bài đăng trên các Hội nghị khoa học, đề tài hội thảo như: Kỷ yếu hội
thảo:“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”, TP Hồ Chí Minh 1999; Kỷ
yếu đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở
Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý” (thuộc đề
tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu hướng biến động của tôn giáo ở Việt
Nam và những vấn đề đặt ra cho cơng tác lãnh đạo quản lý của Học Viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nợi 2001; Luận án Tiến sĩ Triết học của
Tạ Chí Hồng với đề tài:“Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống
đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2004; Luận án Tiến sĩ Triết
học của Đặng Thị Lan với đề tài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với
đạo đức của con người Việt Nam”, Hà Nội 2004; Luận án Tiến sĩ Triết học
của Hoàng Thị Lan với đề tài “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo
đức của con người Việt Nam hiện nay”, Hà Nợi 2004 …
Ngồi những cơng trình khoa học lớn viết về Phật giáo cịn có rất nhiều
những bài viết được đăng trên các tạp chí như Tạp chí Triết học, Tạp chí Phật
học, Tạp chí nghiên cứu Tơn giáo… như: “Phật giáo và sự hình thành nhân
cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 2 - 1994 của GS.TS
Nguyễn Tài Thư; “Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học số 2/1997 của Hồng Thị Lan; “Tơn giáo và tín ngưỡng
trong đời sớng văn hoá hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 15/1999 của GS.TS
9\



Đỗ Quang Hưng; Hoàng Thị Thơ với “Vấn đề con người trong đạo Phật”,
Tạp chí Triết học, số 6 – 2000; Đặng Hữu Tồn, “Hướng tới các giá trị trùn
thớng theo hệ chuẩn giá trị chân – thiện – mỹ trong bới cảnh tồn cầu hóa và
phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 4 – 2001; Trần Nguyên
Việt với “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân
loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”…Tạp chí Triết học, số 5 –
2002; “Phật giáo và tâm hồn người Việt; Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số
5/2003 của Nguyễn Xn Nghĩa: “Một vài đóng góp của Phật giáo đới với
văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số5/2005; của Lê Đức
Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sớng xã hội Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007 của Lê Văn Đính…
Như vậy, nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơng
trình. Những cơng trình này giúp cho tác giả có thêm những tư liệu quý giá và
có cái nhìn khái quát hơn về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối
sống con người Việt Nam hiện nay.
Trên đây là những công trình liên quan đến Phật giáo và nhân sinh
quan Phật giáo mà tác giả luận văn tiếp cận được. Nhìn chung những cơng
trình kể trên đều khẳng định vai trò của Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của con người Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đạo đức,
chưa có cơng trình nào trực tiếp bàn về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo trên cả hai phương diện đạo dức và lối sống con người Việt Nam hiện
nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trước, đề tài được tác giả nghiên cứu tập trung vào việc hệ thống hóa
những ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con
người Việt Nam hiện nay.

\
10



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Luận văn làm rõ những nợi dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
và ảnh hưởng của nó đến đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay,
trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với quá
trình xây dựng đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ
+ Trình bày nợi dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
+ Phân tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo
đức và lối sống của con người Việt Nam hiện nay
+ Nêu một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức
và lối sống của con người Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
đến đạo đức và lối sống của con người Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu
+ Luận văn đề cập đến nhân sinh quan Phật giáo.
+ Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo
đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam trong q trình đởi mới hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo,
nguồn gốc, bản chất tôn giáo; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối,

\
11



chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và
Phật giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử
dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử trong khi phân tích, triển khai luận văn như: phân tích, tổng hợp,
quy nạp, diễn dịch, kết hợp lơgíc và lịch sử; các phương pháp khái qt hóa,
đối chiếu, so sánh…
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam trong q trình đởi mới, phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn bước đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo
trong q trình đởi mới.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng của
nó đên quá trình xây dựng đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cơng tác nghiên cứu,
giảng dạy và tìm hiểu lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

\
12



Chương 1

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Nhân sinh quan Phật giáo
1.1.1.Khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo
Từ lâu, trong triết học, khái niệm “nhân sinh quan” hay được giới học
giả bàn đến và thường được sử dụng trong sự tương quan so sánh trong mối
quan hệ với thế giới quan. Vì vậy, khi bàn về nhân sinh quan, trước hết chúng
ta xem xét khái niệm “thế giới quan”.
“Thế giới quan là quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về
vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con
người nhằm đáp ứng những vấn đề về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của con
người” [24, tr.8]. Theo ý nghĩa trên, thế giới quan đã bao hàm nhân sinh quan.
Trong lịch sử xã hội, thế giới quan được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau trong đó có ba hình thức thế giới quan cơ bản đó là thế giới quan
huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
“Thế giới quan huyền thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng của con
người nguyên thủy trong giai đoạn sơ khai của lịch sử. Thế giới quan huyền
thoại thể hiện qua các huyền thoại mà con người xây dựng lên để phản ánh hiện
thực khách quan. Thế giới quan huyền thoại phản ánh những kết quả cảm nhận
ban đầu của người nguyên thủy về tự nhiên và đời sống xã hội” [24, tr.11].
“Thế giới quan tơn giáo là hình thức phản ánh thế giới quan một cách
hư ảo, là sự giải thích thế giới dựa trên sự thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới
bằng các lực lượng siêu nhiên, thần thánh” [24, tr.13].

\
13



“Thế giới quan triết học là hình thức thế giới quan được thể hiện bằng
hệ thống lý luận, hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật” [24, tr.14].
Thế giới quan giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng hoạt
động của bản thân, trên cơ sở đó hoạt động của con người mang tính hướng
đích và thể hiện được tính tự giác. Thế giới quan giúp con người xác định lý
tưởng, ước mơ, hoài bão, giúp con người định hướng đúng trong c̣c sống
của bản thân mình và đơi khi giúp đỡ những người xung quanh.
“Nhân sinh” theo “Đại từ điển Tiếng Việt” là cuộc sống của con người;
theo “Từ điển tiếng Việt thơng dụng” thì nhân sinh quan là quan niệm về cuộc
đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống…
Mỗi một thời đại khác nhau, con người có mợt nhân sinh quan khác
nhau, gắn liền với c̣c đời và thời đại mình đang sống. Theo quan niệm của
các nhà kinh điển Mác, Ănghen thì xã hợi lồi người chúng ta trải qua năm
hình thái kinh tế xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, nhân sinh quan
được thể hiện ở một trình đợ nhất định. Mỗi mợt nhân sinh quan đều có
những cơ sở kinh tế - xã hợi nhất định.
Như vậy, nhân sinh quan là tồn bợ những quan niệm chung nhất về
cuộc sống của con người. Nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề liên
quan đến cuộc sống của con người. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng nhất
đối với con người. Trong cuộc sống của mình con người ln suy nghĩ về
c̣c sống của chính mình và khơng lúc nào ngừng hoạt đợng để phục vụ cho
c̣c sống của mình. Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản
chất, mục đích của cuộc sống, thái độ của con người đối với con người và con
người đối với tự nhiên. Nhờ có nhân sinh quan đúng đắn mà con người mới
có những bước đi đúng đắn và vững chắc hơn.
Nhân sinh quan có tính giai cấp, với mỗi mợt giai cấp khác nhau, địa vị
khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau đều có nhân sinh quan của riêng

\
14



mình. Những giai cấp đối nghịch nhau trong xã hợi cũng có nhân sinh quan
đối nghịch nhau. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi con
người. Nhân sinh quan là tồn bợ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung
nhất về c̣c sống, cho nên nhân sinh quan là tư tưởng chủ đạo suyên xuốt tư
tưởng và hành động của con người, là nguồn gốc của mọi suy nghĩ và hành vi,
điều tiết mọi hoạt động liên quan đến trí óc và thực hiện ra bằng hành động.
Nhân sinh của con người là một phạm trù rộng, với tư cách là hình thái
ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cợng đồng người đều có những nhân
sinh quan khác nhau. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan
phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong
sản xuất xã hội, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích của con người
trong xã hội. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về c̣c sống của
mình và khơng ngừng hoạt đợng để phục vụ cho c̣c sống của mình. Nhân
sinh quan là tồn bợ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc
sống, cho nên đồng thời chúng cũng là những tư tưởng chỉ đạo mỗi suy nghĩ
và hành động của con người.
Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan
tôn giáo. Nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là tồn bợ những quan niệm
chung nhất của tôn giáo về con người, về cuộc sống con người nhằm giải đáp
cho những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát.
Như vậy, qua tìm hiểu như trên, chúng tơi cho rằng: Nhân sinh quan
Phật giáo là toàn bộ những quan niệm của Phật giáo về con người và đời
người, về bản chất của con người, bản chất cuộc sống con nguời, về mục đích
cuộc sớng, đó là sự khổ, thái độ và phương pháp tu tập của con người nhằm
thoát khổ, đạt tới giác ngộ, giải thoát.
Nhân sinh quan Phật giáo là một bộ phận quan trọng không nhỏ trong
hệ tư tưởng Phật giáo và nó có sức lan rợng tới mọi tầng lớp nhân dân. Nó là
những quan niệm chung nhất về cuộc sống con người, nhằm giải đáp cho con

\
15


người những vấn đề mà con người thường gặp trong cuộc sống và hướng tới
một tương lai tốt đẹp hơn, một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
1.1.2.Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Phật giáo
được lưu hành rộng rãi ở khu vực châu Á và gần đây lan rộng sang các nước
Âu – Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, Phật giáo đã kết hợp với những
tín ngưỡng, tập tục dân gian, văn hóa bản địa để hình thành nên nhiều tơng
phái và học phái khác nhau. Từ một vùng nhỏ bé của đất nước Ấn Độ Phật
giáo đã lan truyền ra khắp thế giới bằng con đường giao lưu văn hoá và buôn
bán. Các quốc gia mà Phật giáo ảnh hưởng đến đầu tiên là các quốc gia nằm
trong vùng Đông Á. Đi đến đâu, Phật giáo cũng được chào đón vì nó hịa hợp
với bản sắc văn hố dân tợc của các nước phương Đông. Ngày nay, Phật giáo
đã có những bước phát triển vượt bậc với số lượng phật tử nhiều nhất trong
tất cả các tôn giáo. Phật giáo khơng chỉ giới hạn sự tồn tại của nó ở phương
Đông mà đã lan toả sang cả các nước phương Tây.
Nhân sinh quan Phật giáo là quan niệm về con người, đời người, về sự
sinh thành, tồn tại, phát triển của con người, về lẽ sống – chết, về quan niệm
sống và mục đích sống của mỗi con người. Phật giáo nói chung và nhân sinh
quan Phật giáo đều bị ảnh hưởng của Upanisad (một bộ phận quan trọng trong
kinh Vê da – bộ kinh cổ của Ấn Độ).
Triết lý nhân sinh Phật giáo bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới
quan Phật giáo chi phối, nhất là thuyết duyên sinh, vô thường, vô ngã. Mặt
khác với tư cách là mợt hình thái ý thức xã hợi, nhân sinh quan Phật giáo
chịu sự quy định của tồn tại xã hợi và tác đợng của các hình thái ý thức xã
hội khác.
Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống những quan điểm về con

người, đời người, thể hiện rõ trong bốn chân lý huyền diệu được gọi là Tứ
\
16


diệu đế. Đây là học thuyết lớn nhất của Phật giáo để đạt mục đích cuối cùng
là giải thoát cho chúng sinh thốt khỏi đau khở.
1.1.2.1 Quan niệm về con người và bản chất con người
Theo quan niệm Phật giáo thì con người khơng phải do Thượng đế
sinh ra mà con người gồm hai phần là sinh lý và tâm lý. Con người tuân theo
quy luật sinh – trụ – dị – diệt. Sau khi chết con người đầu thai vào kiếp khác
theo thuyết nhân quả, nghiệp báo luân hồi.
Thuyết nhân duyên sinh là cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới
thực tại, chân lý cuộc đời. Với lý nhân dun sinh, Phật muốn nói tới mợt
định lý. Theo định lý ấy, vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân
duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã.
Nhân là nguyên nhân, là năng lực tiềm ẩn của mọi sự hình thành, biến
đởi. Dun là những quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung
quanh giúp cho nhân phát khởi hiện hành. Tất cả những hiện tượng trên thế
giới đều có quan hệ mật thiết với nhau, không một hiện tượng nào được thành
lập mà không có sự nương tựa vào nhau
Thế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng
trùng, điệp điệp. Các pháp khơng có thực thể, chỉ vì nhân dun hồ hợp mà
có, mợt cách giả hợp mà sinh ra. Lý thuyết nhân duyên cho ta thấy sự vật hình
thành là do nhân duyên hoà hợp, con người làm chủ được đời mình, được vận
mệnh của mình. “Thuyết nhân duyên cho ta thấy con người là một đấng tạo
hóa, tự tạo ra c̣c sống của mình, con người làm chủ đời mình, làm chủ vận
mệnh của mình. C̣c sống của con người tươi đẹp, hạnh phúc hay phiền não,
đau khổ là do nhân duyên mà con người tự tạo ra” [83, tr.110].
Với nhận thức như vậy, con người tìm được một phương thức sống,

một cách sống cho ra sống, sống vì hạnh phúc của mọi người, sống an lạc, tự
tại, giải thoát.

\
17


Nhân sinh quan Phật giáo với triết lý nhân duyên sinh của mình đã đưa
đến cho chúng ta hai quan niệm về vô thường và vô ngã. Hai thuyết này thể
hiện rõ nhân sinh quan Phật giáo.
Thuyết vô thường (Anicca): Vô thường là không bất biến, tức là sự
chuyển đông, vận động. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm
ta. “Sự vật luôn luôn biến dịch, khơng có gì là thường trụ, là bất biến. Với ngũ
quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động, nhưng thật
ra nó luôn luôn ở thế động, nó chuyển biến không ngừng” [83, tr.73].
Sự biến chuyển ấy diễn ra dưới hai hình thức:
Một là: Sátna vô thường: là sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời
gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một sự chuyển
biến vừa khởi lên đã chấm dứt. Sự chuyển biến này diễn ra nhanh chóng,
ngấm ngầm, thường thì ta khơng nhận thức kịp.
Hai là: Nhất kỳ vô thường: là sự chuyển biến trong từng giai đoạn, là
sự chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ chuyển sang một trạng thái
mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo quy luật: Thành - Trụ - Hoại –
Không. Các sinh vật đều tuân theo quy luật Sinh - Trụ - Dị - Diệt.
Theo quy luật vơ thường thì “khơng phải khi vạn vật sinh ra mới gọi là
sinh, khi vạn vật diệt, mới gọi là diệt, mà từng phút, từng giây, từng sátna, sự
sống và sự chết đã từng liên tiếp xảy ra”.[83, tr.75].
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật
giáo, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những
con người tu dưỡng theo giáo lý Phật. Nếu thấu hiểu lý thuyết này mợt cách

sâu sắc thì con người sẽ hiểu và biết cách xây dựng một cuộc sống tốt hơn, có
ý nghĩa hơn, còn nếu hiểu nó mợt cách nông cạn, cho chết là hết, đời người
thật ngắn ngủi nên phải mau mau tận hưởng thì chỉ đi đến những suy nghĩ và
hành động không đúng đắn, không thấu hết ý nghĩa cuộc đời. Ngược lại, nếu
như hiểu thuyết vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người ngắn
\
18


ngủi, phải mau mau tận hưởng những thứ vui vật chất, sống gấp gáp. Cuộc
sống của con người sẽ rơi vào vòng xoáy trụy lạc, sa đọa, sống trong vũng
bùn của ngũ dục, phiền não, đau khổ.
Thuyết vô ngã (Anatta): Vơ ngã là khơng có cái ta. Thực ra cũng khơng
có cái ta trường tồn, vĩnh cửu vì cái ta nó biến đởi khơng ngừng, biến chủn
từng giây, từng phút…
Thuyết vơ ngã làm cho người ta khơng cịn ai tin là có mợt linh hồn
vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Quan niệm
có một cái ta vĩnh viễn là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tham dục
vơ bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là
cho cái ta mà họ coi là bất biến, còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lợt
thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, phó mặc cho c̣c
sống số mệnh của mình, hy vọng làm lại c̣c đời ở kiếp sau.
Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã, Phật giáo đã xây dựng nên
một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho
c̣c sống của mình hay nói mợt cách khác, đó là một cuộc sống “từ bi, hỷ
xả”, giúp người, giúp đời, giúp người khác đạt được hạnh phúc thì mình cũng
hạnh phúc.
Lý luận của Phật giáo đã cho ta thấy rằng: “Cái ta đã vô thường, đã
biến chuyển từng phút, từng giây, từng satna, không có một cái ta vĩnh cửu,
thì những kẻ sống chỉ biết mưu cầu hạnh phúc cho riêng bản thân mình, bất

chấp cả việc làm tổn thương đến người khác, sống như thế là vô minh, là trái
đạo, sống như thế là tạo ác báo. Đó là cách sống thấp hèn, vô đạo đức”[83,
tr.81 -82].
Nếu như triết học Mác cho rằng, con người bao gồm mặt sinh học và
mặt xã hội, trong đó mặt xã hội là yếu tố quyết định đến việc hình thành nhân
cách, bản chất con người thì Phật giáo lại cho rằng, con người được tạo ra từ

\
19


hai yếu tố Sắc và Danh. Và cũng theo Phật giáo thì mọi loại đợng vật đều
được chia ra thành hai loại đó là bậc thấp và bậc cao. Những lồi đợng vật
được sinh ra hồn tồn bằng tính dục (như sâu bọ, lồi lơng vũ, lơng mao).
Lồi bậc cao là lồi sinh ra khơng hồn tồn bằng tính dục mà cịn có cả tình
u thương lẫn nhau, bằng những mối liên hệ tình cảm giữa con người với
con người. Con người là do yếu tố vật chất và tinh thần hợp thành. Những yếu
tố này khi thì tụ lại, khi thì lại tan ra, khi hợp lại được thành mợt cá thể con
người thì đươc gọi là cá thể hữu hình. Mỗi cá thể này được hợp thành từ hai
yếu tố Sắc và Danh. Sắc gồm có Địa (đất, các hóa chất), Thủy (nước trong
con người, Hỏa (nhiệt đợ trong con người), Phong (không khí, hơi trong cơ
thể). Danh chính là ý thức, tinh thần của con người, yếu tố này là dấu hiệu cơ
bản để phân biệt con người với những loại động vật khác. Con người liên kết,
liên lạc với nhau và nhận biết thế giới bên ngoài bởi sự kết hợp giữa lục căn
và lục cảnh. Lục căn gồm: Nhãn (mắt), Nhĩ (tai), Tỵ (mũi), Thiệt (lưỡi), Xúc
(da), Ý thức. Lục cảnh bao gồm: màu sắc, âm thanh, hương, vị, các cảm giác,
các pháp (danh vọng, địa vị).
Phật giáo cho rằng trong thế giới bao la rộng lớn, đa dạng và phong phú
này, mọi hoạt động của mn lồi đều xoay quanh con người và lấy con
người làm trung tâm của mọi sự vật hiện tượng. Nếu như tách con người ra thì

mọi vật, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này đều không có ý nghĩa. Điểm
thống nhất giữa con người và thế giới theo Phật giáo thực chất khơng có tự
ngã. Tất cả chỉ là tổng thể của Ngũ uẩn. Ngũ uẩn cũng là con người và cũng
là thế giới. Thế giới là thế giới của duyên sinh nên Ngũ uẩn đó chính là Thập
nhị nhân duyên ở mặt tự thể. Cũng vì thế, khi thuyết minh về sự có mặt của
người và thế giới, Phật đã dùng đến Ngũ uẩn và Thập nhị nhân duyên như là
một định thức vừa tổng hợp vừa phân tích để hướng dẫn các vị đệ tử tu tập.

\
20


×