Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phong cách tài liệu của spielberg trong phim về đề tài lịch sử (khảo sát qua hai bộ phim schindler’s list và saving private ryan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

BÙI VI NGHI

PHONG CÁCH TÀI LIỆU CỦA SPIELBERG TRONG
PHIM VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ (KHẢO SÁT QUA HAI BỘ
PHIM SCHINDLER’S LIST VÀ SAVING PRIVATE RYAN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh - Truyền hình

HÀ NỘI-2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

BÙI VI NGHI

PHONG CÁCH TÀI LIỆU CỦA SPIELBERG TRONG
PHIM VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ (KHẢO SÁT QUA HAI BỘ
PHIM SCHINDLER’S LIST VÀ SAVING PRIVATE RYAN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh - Truyền hình
Mã số: 60210231

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.VŨ NGỌC THANH



HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .…….……………………………………………………………1
1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 2

3.

Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3

5.

Ý nghĩa lý luận thực tiễn .................................................................. 4

6.

Cấu trúc luận văn .............................................................................. 4


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TÁC GIẢ, SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠO DIỄN
STEVEN SPIELBERG, ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM PHONG
CÁCH TÀI LIỆU ........................................................................................ 5
1.1

Lý thuyết tác giả ............................................................................... 5

1.1.1

Tác giả và tác giả điện ảnh ......................................................... 5

1.1.2

Lý thuyết tác giả trong lịch sử điện ảnh ..................................... 7

1.2

Sự nghiệp của đạo diễn Steven Spielberg. ..................................... 10

1.2.1 Khái quát tiểu sử của đạo diễn Steven Spielberg ...................... 10
1.2.2 Phong cách sáng tác của đạo diễn Steven Spielberg.................. 11
1.2.3

Sáng tạo của Steven Spielberg trong bối cảnh của nền công

nghiệp Hollywood nửa cuối thế kỷ XX. ............................................... 16
1.2.4

Thành tựu của Steven Spielberg............................................... 19


1.3 Đề tài lịch sử trong sáng tác điện ảnh............................................. 21
1.3.1

Một số quan niệm về phim truyện đề tài lịch sử. ..................... 21

1.3.2

Những đặc điểm của phim truyện đề tài lịch sử....................... 22

1.3.3

Quan điểm sáng tác về đề tài lịch sử của Spielberg ................ 23


1.3.4
1.4

Ý đồ dàn dựng về đề tài lịch sử của Spielberg ......................... 25

Giới thiệu về các bộ phim được khảo sát. ...................................... 29

1.4.1

Phim Schindler’s List. .............................................................. 29

1.4.2

Phim Saving Private Ryan........................................................ 31

1.5


Khái niệm phong cách tài liệu .................................................. 33

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH TÀI LIỆU TRONG KẾT CẤU PHIM 34
2.1

Không sử dụng kịch bản phác họa phân cảnh (Storyboard)........... 34

2.2

Quay phim chủ yếu bằng máy quay cầm tay (Hand-held camera). 41

2.2.1 Schindler’s List ............................................................................ 43
2.2.2 Saving private Ryan ..................................................................... 51
2.3 Ánh sáng tự nhiên. ............................................................................. 61
2.3.1Phim Schindler’s List.................................................................... 62
2.3.2 Phim Saving Private Ryan ........................................................... 64
Tiểu kết ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3:PHONG CÁCH TÀI LIỆU TRONG NGÔN NGỮ ĐIỆN
ẢNH ............................................................................................................ 68
3.1 Màu sắc biểu tượng cho sự sống và sự hủy diệt. ............................... 68
3.2 Sự tương phản của ánh sáng: Sự đấu tranh thiện – Ác. ..................... 74
3.3 Hình ảnh phản chiếu: Sự phản thân. .................................................. 81
KẾT LUẬN ................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 91


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Steven Spielberg là một đạo diễn điện ảnh, nhà sản xuất phim nổi tiếng

thế giới. Ông là cha đẻ của phim bom tấn Hollywood. Nhắc đến Spielberg là
nói đến một tên tuổi tài năng của điện ảnh – Người không chỉ sở hữu những bộ
phim có tính thương mại cao mà cịn là người mang đến cho các tác phẩm điện
ảnh của mình những giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo.
Trải qua 5 thập kỷ làm phim khơng mệt mỏi của mình, Spielberg đã đem
đến cho công chúng mộ điệu rất nhiều kiệt tác bất hủ, có thể kể đến như: Jaws
(Hàm Cá Mập-1975) – Bộ phim khai sinh ra khái niệm phim bom tấn ; Raiders
Of The Lost Ark (1981); E.T. The Extra Terrestrial (1982); Schindler’s List
(1993); Saving Private Ryan (1998)…
Điểm đặc biệt là, so với các Đạo diễn- Tác giả điện ảnh khác, Steven
Spielberg có phong cách làm phim rất đa dạng. Ơng khơng gắn mình vào một
thể loại, thay vào đó, ơng tạo ra những chủ đề, và làm phim xoay quanh các
chủ đề bằng những thể loại phim khác nhau, trong đó đặc biệt là phim khoa học
giả tưởng, phiêu lưu mạo hiểm, lịch sử, chiến tranh… Ở bất cứ chủ đề nào,
Spielberg cũng ghi dấu ấn vào dòng chảy của lịch sử điện ảnh và đạt được
những thành công đỉnh cao với những tác phẩm được dàn dựng độc đáo, mang
đậm phong cách nghệ thuật rất riêng của bản thân ông.
Đề tài lịch sử trong điện ảnh vốn dĩ không hề xa lạ với đông đảo khán giả.
Đây là một đề tài quen thuộc và có truyền thống khá lâu đời trong lĩnh vực sản
xuất phim ảnh của thế giới (Bộ phim lịch sử đầu tiên The Birth Of Nation được
sản xuất từ năm 1915 bởi đạo diễn DW.Griffith).
Schindler’s List và Saving Private Ryan là 2 tác phẩm về đề tài lịch sử
rất thành công của Steven Spielberg, nó mang đến cho ơng ba giải thưởng Oscar
vơ cùng danh giá, bao gồm 2 giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất và một
1


giải Oscar cho bộ phim hay nhất ( Schindler’s List) tại Liên hoan phim Oscar
lần thứ 66 – năm 1994.
Điểm thú vị và rất đáng quan tâm về mặt học thuật là, Spielberg đã dàn

dựng Schindler’s List và Saving Private Ryan- Hai bộ phim truyện bằng một
cách thức vô cùng độc đáo: Đạo diễn phim truyện theo phong cách tài liệu.
Là một quay phim hiện hoạt động trong lĩnh vực phim truyện, việc tìm
hiểu, phân tích, đánh giá các thủ pháp điện ảnh được áp dụng thành công trong
hai tác phẩm trên là một việc làm cần thiết và có trách nhiệm về mặt chuyên
môn đối với Người thực hiện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu mang
tính ứng dụng, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng một tác phẩm
điện ảnh về đề tài lịch sử.
Nghiên cứu về đạo diễn Spielberg, tại Việt Nam hiện nay, Người thực
hiện chưa thấy đề tài nào đề cập đến nghệ thuật đạo diễn phim truyện theo
phong cách tài liệu về đề tài lịch sử của ông. Do vậy, qua việc chọn đề tài này,
Người thực hiện hy vọng sẽ luận giải thành công nghệ thuật đạo diễn của Steven
Spielberg, đặc biệt là về tính mới của đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình và các học giả nghiên cứu
về điện ảnh đề cập đến những sáng tác của đạo diễn Spielberg. Nhiều nghiên
cứu về thành tựu và các tác phẩm của ơng trong đó có nhiều sách viết về tiểu
sử của Spielberg như:
 McBride, Joseph/ Steve Spielberg/ NXB. Faber and Faber,1997.
 Ian Freer/ The Complete Spielberg/ NXB.Virgin,2001.
 Richard Schickel/ Steven Spielberg – A Retrospective/ Sterling New
York,2012.
Đặc biệt người thực hiện có tham khảo quyển sách: Directed by Steven
Spielberg: Poetics of the Comtemporary Hollywood Blockbuster (New York

2


and London: Continuum,2006) của tác giả Warren Buckland phân tích về
phong cách thi ca của đạo diễn Steven Spielberg.

Tuy nhiên người thực hiện chưa thấy một tác phẩm, sách nghiên cứu cũng như
bài báo chuyên ngành nào phân tích mổ xẻ về phong cách tài liệu của Spielberg
khi dàn dựng một bộ phim hư cấu. Đây chính là lý do người thực hiện quyết
định nghiên cứu về đề tài.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, Người thực hiện tập trung khảo sát, phân tích nghệ
thuật đạo diễn của Steven Spielberg qua tác phẩm nổi bật của ông.
 Phạm vi nghiên cứu
Từ hơn 32 bộ phim trong suốt sự nghiệp của đạo diễn Steven Spielberg
từ đó đến nay, Người thực hiện đã khảo sát và lựa chọn ra 2 bộ phim Schindler’s
List và Saving Private Ryan để làm rõ nghệ thuật đạo diễn của Ơng. Người thực
hiện lựa chọn bản trình chiếu online của cả hai bộ phim để phân tích; Vì thời
gian trình chiếu ngồi rạp đã qua từ lâu và bản DVD chính thống khơng được
phát hành tại Việt Nam. Hai bộ phim được lựa chọn dựa trên các tiêu chí như
sau: Thứ nhất, cả 2 bộ phim đều cùng một đề tài về lịch sử, kịch bản đều dựa
trên những câu chuyện có thật của những con người trong cuộc chiến. Thứ hai,
cả 2 bộ phim đều gây được tiếng vang trên trường quốc tế, với nhiều đề cử và
giải thưởng danh giá. Thứ ba, từ góc độ tiếp cận lý thuyết tác giả, Người thực
hiện muốn khẳng định tầm vóc của Đạo diễn- Tác giả Steven Spielberg đối với
nền điện ảnh Hollywood đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Hướng tiếp cận chủ yếu: Lý thuyết tác giả, tiếp cận các thủ pháp điện
ảnh, tiếp cận hình thức, tiếp cận điện ảnh Hollywood.
 Phương pháp luận: Trần thuật học điện ảnh.
3


 Thao tác khoa học: Phân tích, quy nạp, so sánh, đối chiếu.
5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn

Giới thiệu và luận giải một phong cách sáng tác phim truyện mới lạ, vốn
trước đây chưa từng được các nhà nghiên cứu cập nhật. Góp phần nâng cao tính
hiệu quả trong việc xây dựng các bộ phim truyện về đề tài lịch sử, nhằm đáp
ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo khán giả.
Đóng góp một phần kiến thức vào lý luận chung của chuyên ngành điện
ảnh.
Nếu thành công, luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm, những người làm phim và những người yêu thích điện ảnh.
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Lý thuyết tác giả, sự nghiệp của đạo diễn Steven Spielberg,
đề tài lịch sử và khái niệm phong cách tài liệu.
Chương 2: Phong cách tài liệu trong kết cấu phim.
Chương 3: Phong cách tài liệu trong ngôn ngữ điện ảnh

4


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TÁC GIẢ, SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠO DIỄN
STEVEN SPIELBERG, ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM PHONG
CÁCH TÀI LIỆU.
1.1 Lý thuyết tác giả
1.1.1 Tác giả và tác giả điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Sinh sau đẻ muộn so với
các bộ môn nghệ thuật ra đời trước nó, bao gồm: Hội họa, âm nhạc, múa, kiến
trúc, sân khấu… Do vậy điện ảnh đã kế thừa và phát triển các tinh hoa từ những
lĩnh vực nghệ thuật này vào trong tác phẩm của mình. Mỗi bộ phim là thành
quả đóng góp của nhiều cá nhân thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau vào tổng
thể chung của bộ phim như: Biên kịch, họa sỹ thiết kế, nhà quay phim, diễn
viên, phục trang, ánh sáng…Và trải qua nhiều công đoạn tiền kỳ, sản xuất và
dựng phim mới hồn tất một sản phẩm nghệ thuật. Nhìn vào danh sách xuất

hiện cuối phim của bất kỳ bộ phim nào cũng đều hiển thị điều đó. Do vậy, để
xác định rõ ai là tác giả trong điện ảnh sẽ là một khái niệm tương đối phức tạp.
Trong tiếng Anh, tác giả văn học thì được gọi là author cịn tác giả điện
ảnh thì lại là auteur, một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Điều này cho thấy bản
chất khác nhau giữa hai khái niệm, giữa author và auteur mà tiếng Việt đều gọi
chung là “Tác giả”. Nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt trong cách dùng thuật
ngữ này được cho là bởi có sự liên quan đến nước Pháp, nơi phôi thai những lý
thuyết về tác giả điện ảnh thuở ban đầu( nhưng không phải là đầu tiên).
Xuất phát điểm cho thuật ngữ tác giả điện ảnh rút cuộc không đến từ
nước Pháp – Xứ sở khai sinh ra điện ảnh, mà đến từ một quốc gia vốn có nền
điện ảnh khơng mấy danh tiếng của thời kỳ đó: Nước Đức.
Trước năm 1912, ngành cơng nghiệp điện ảnh Đức hầu như khơng đáng
kể. Thậm chí, tháng 5 năm 1912 nền điện ảnh này còn bị Tổ chức các nhà biên
kịch, đạo diễn và diễn viên đã quyết định tẩy chay điện ảnh. Sự cố chỉ được

5


giải quyết vào cuối năm 1912 khi các nhà sản xuất phim đã ký hợp đồng độc
quyền với chính các nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên đã tham gia cuộc tẩy
chay trước đó.
Trong suốt năm 1913 loại phim autorenfilm hay còn gọi là “phim tác
giả” được khuấy động khắp nước Đức và tạo nên một trào lưu điện ảnh mới.
Điều đáng nói là từ “Tác giả” trong dịng phim mới mẻ này không phải
để dành cho đạo diễn – Một cách hiểu giống như từ tác giả ngày nay mà chính
nhà biên kịch mới là người được thừa nhận với tư cách là tác giả điện ảnh.
Dòng phim autorenfilm đã mang đến luồng gió lạ cho điện ảnh nhưng
hầu hết các bộ phim điều không thành công với đông đảo công chúng và phong
trào làm phim dựa trên các tác phẩm của các tác giả nổi tiếng đã giảm dần trong
năm 1914.

Mặc dù loại phim autorenfilm ra đời từ sớm nhưng nó chưa thể gọi tên
tác giả thực sự của điện ảnh bởi điện ảnh thời kỳ này còn phụ thuộc khá nhiều
vào các lĩnh vực nghệ thuật khác như: Sân khấu (dàn dựng, diễn xuất), hội họa
(ánh sáng, bố cục), âm nhạc (nhịp điệu, âm thanh) và nhất là văn học (kịch bản,
cấu trúc, thuyết minh). Do vậy, điện ảnh chưa thể có được bản sắc riêng của
mình. Vì điện ảnh là sản phẩm của cả một tập thể, của nhiều cá nhân đóng góp,
bao gồm: Biên kịch, đạo diễn, quay phim… Nên việc xác định tác giả của một
bộ phim quả là một vấn đề nan giải và gây nhiều tranh cãi.
Đến năm 1948, nhà phê bình Alexandre Astruc thơng qua bài luận “The
birth of a new avant – garde: The camera – pen” nổi tiếng của mình đã khẳng
đinh rằng đạo diễn là nguồn gốc chính cho giá trị của một bộ phim [5, tr98].
Đến năm 1954, Francois Truffaut viết bài “Một xu hướng tất yếu trong nền điện
ảnh Pháp”, trong bài viết này Truffaut đã đưa ra khái niệm tác giả phim (Auteur)
và chỉ đích danh đạo diễn chính là tác giả phim. Theo quan điểm của Truffaut
người đạo diễn trở thành tác giả của bộ phim cho dù bộ phim do công lao của

6


tập thể. Từ đó, thuật ngữ Auteur do Trufaut đề xướng đã được nhiều nhà nghiên
cứu phê bình điện ảnh khác sử dụng và đi vào từ điển thuật ngữ điện ảnh khi
nói đến khái niệm tác giả điện ảnh.
1.1.2 Lý thuyết tác giả trong lịch sử điện ảnh.
Quyền tác giả của một bộ phim, từ lâu đã trở thành một chủ đề gây nhiều
tranh luận trong lý thuyết điện ảnh, kể từ khi các nhà phê bình Cahiers du
Cinema lần đầu tiên đề xuất lý thuyết tác giả năm 1954.
Nguồn gốc của chủ nghĩa tác giả được cho là bắt nguồn từ bài báo mà Francois
Truffaut viết có tựa đề: “Một xu hướng tất yếu trong nền điện ảnh Pháp” đăng
tháng 1/1954 trên tạp chí Cahiers du Cinema, [ 21, tr41]. Theo Truffaut, một
người Auteur sẽ biến bộ phim thành một cái gì đó cá nhân, “một biểu hiện của

tính cách cá nhân của chính anh ta” [30, tr5].
Phiên bản gốc của lý thuyết tác giả tiếng Pháp (La politique des auteurs) chỉ rõ
là ý tưởng làm cho bộ phim trở nên khác biệt với đạo diễn bằng cách truyền
những ý tưởng của riêng mình vào nhân vật và câu chuyện vượt ra ngồi những
gì kịch bản u cầu [30, tr5].
Luận điểm này được củng cố dựa trên quan điểm về nghiên cứu phim
của nhà phê bình người Pháp Alexandre Astruc từ 6 năm trước đó.
Năm 1948, trong bài luận “The birth of a new avant – garde: The camera
– pen” in trên tạp chí L’Ecran Francaise (Pháp) số ngày 30/3. Astruc khẳng
định: “Tác giả - nhà làm phim viết với máy quay của anh ta giống như nhà văn
viết với cây bút của mình vậy” [5, tr98]. Qua lập luận này, Astruc đề xuất ý
tưởng điện ảnh như là một phương tiện thể hiện thông qua một ngôn ngữ nghệ
thuật mới.
Các nhà phê bình khác như Francois Truffaut và Andre Bazin cho rằng
phim cần được hiểu thông qua các đặc tính điện ảnh của phong cách phim, đặc

7


biệt là cách làm phim. Họ đã phát triển khái niệm “La potilique des Auteurs”
và tập trung vào ý tưởng đạo diễn chính là tác giả thực sự của một bộ phim.
Ở phía bên kia Đại tây dương, trong những năm đầu của thập kỷ 60, nhà
phê bình điện ảnh người Mỹ Andrew Sarris đã tiếp thu và mở rộng lý thuyết
của Truffaut để hợp thức hóa việc nghiên cứu điện ảnh như là một ngành học
thuật và để phân loại các đạo diễn dựa trên mức độ nghệ thuật của họ.
Thông qua tiểu luận “ Các lưu ý về lý thuyết “Tác giả” năm 1962” được
in trên tạp chí Film Culture, Sarris ủng hộ và củng cố ý tưởng rằng đạo diễn
chính là tác giả duy nhất của một bộ phim; Rằng một bộ phim là sản phẩm
phảm ánh tầm nhìn sáng tạo của đạo diễn.
Được biết đến trong cộng đồng các nước nói tiếng Anh, “Học thuyết tác giả”

được Sarris công bố (như một cách để hiểu về lịch sử điện ảnh Mỹ), cho rằng
các bộ phim quan trọng về mặt thẩm mỹ là sản phẩm của Auteur – Một thuật
ngữ tương đương với tác giả trong một tác phẩm văn học. Theo đó, một đạo
diễn sẽ được xem là Auteur khi thể hiện được khả năng và dấu ấn cá nhân của
mình trên phim; Cũng như mối quan hệ có tính nhất qn về mặt sáng tác giữa
bộ phim được xem xét với toàn bộ các tác phẩm của họ.
Cũng cùng quan điểm, Warren Buckland trong cuốn “Nghiên cứu phim”
cho rằng: “ Các đạo diễn làm phim với sự thống nhất về đề tài và phong cách
thì được gọi là tác giả. Ngược lại, các đạo diễn khơng có sự nhất qn về đề tài
và phong cách trong các tác phẩm của mình thì được gọi là đạo diễn thơng
thường và chỉ được xếp ở vị trí các nhà chuyên môn đơn thuần chứ không phải
nghệ sĩ”,[6, tr135].
Như vậy, chúng ta nhận thấy đã có sự thống nhất trong cách đánh giá của
các nhà phê bình về sự khác biệt giữa một tác giả (Auteur) và những nhà chuyên
môn thông thường. Họ đều cho rằng nếu một đạo diễn có sự thống nhất về đề

8


tài và phong cách sáng tác trong tổng thể các tác phẩm của mình thì được nhìn
nhận là một Auteur.
Nhắc đến một tác giả điện ảnh là khẳng định tác giả đó có một phong
cách. Bordwell và Thompson đã từng khẳng định phong cách điện ảnh chỉ đơn
giản là một hệ thống hình thức [3, tr470]. Quá trình sáng tạo của người đạo diễn
về hình thức phim, theo John Caghie trong Lý thuyết tác giả (Theories of
Authorship) thì chính việc lấy cảnh quay sẽ giúp đạo diễn kiểm soát và liên kết
các ý niệm của chúng ta về bộ phim, “ Chính với dàn cảnh (Warren Buckland
thì gọi là “ lấy cảnh quay” ) tác giả đã làm biến đổi nguyên vật liệu mà anh ta
được giao cho; vậy nên chính trong dàn cảnh – trong việc bố trí cảnh phim, di
chuyển máy quay, vị trí máy quay, sự di chuyển từ cảnh quay này đến cảnh

quay khác – tác giả đã tạo nên dấu ấn cá nhân trong phim” ,[6, tr141-142].
Trong nghệ thuật, sáng tạo là yếu tố cốt lõi để xác định tư cách tác giả. Như
vậy, chính cá tính sáng tạo của người đạo diễn trong việc lấy cảnh quay; Thể
hiện qua các yếu tố như cách cấu tạo khn hình, vị trí và cách di chuyển của
máy quay, thời lượng của cảnh quay trong điện ảnh đã làm nên phong cách của
họ. Và khi những sáng tạo mang nét độc đáo này của người đạo diễn được lặp
đi lặp lại trong các tác phẩm điện ảnh của họ, như một dấu hiệu để nhận biết
phong cách cá nhân thì đó chính là biểu hiện đích thực của một tác giả điện
ảnh.
1.2 Sự nghiệp của đạo diễn Steven Spielberg.
1.2.1 Khái quát tiểu sử của Steven Spielberg.
Spielberg sinh ngày 18 tháng 12 năm 1946 tại thành phố Cincinnati, tiểu
bang Ohio của nước Mỹ, trong một gia đình Do Thái. Mẹ ông, Leah Anni là
một nghệ sỹ đàn dương cầm, cịn bố ơng, Arnold Spielberg, là một kỹ sư điện.

9


Ông bà nội của Spielberg là người Ukraina gốc Do Thái, đã định cư ở
Cincinnati vào những năm 1900.
Khi còn là một đứa trẻ, Spielberg là một cậu bé nhút nhát và giàu trí
tưởng tượng, ơng phải đối mặt với việc khó hịa đồng với các bạn học cùng
trang lứa, Spielberg nói rằng ơng phải chịu những hành vi bài trừ Do Thái và
bị bắt nạt [25, tr 96-97] Năm 12 tuổi, ông thực hiện bộ phim đầu tiên tại nhà
bằng mơ hình đồ chơi Lionel.
Năm 16 tuổi (1962), Spielberg đã giành giải thưởng đầu tiên với bộ phim
dài 40 phút về đề tài “chiến tranh” mà cậu đặt tên là “Escape to Nowhere”, với
dàn diễn viên gồm những bạn học của ơng, điều đó đã thúc đẩy ơng làm thêm
nhiều bộ phim nghiệp dư 8mm khác.
Năm 1963, tại trường cấp III Arcadia ở Phoenix, cậu học sinh 17 tuổi Spielberg

đã viết và đạo diễn bộ phim độc lập đầu tiên của mình, một bộ phim phiêu lưu
khoa học viễn tưởng dài 140 phút có tên Firelight. Bộ phim đã giành giải nhất
trong cuộc thi phim toàn tiểu bang Arizona năm 1962-1963 [25, tr 99].
Sau khi Bố Mẹ ly dị (1964) Spielberg chuyển đến California ở với Bố.
Tại đây, Spielberg đăng ký tới ba lần vào trường điện ảnh của Đại học
California tại Los Angeles và trường điện ảnh truyền hình của Đại học Nam
California nhưng đều khơng được nhận vì chỉ tốt nghiệp cấp III với điểm trung
bình loại C. Cuối cùng cậu thanh niên Spielberg vào học tại Đại học California
tại Long Beach.
Spielberg bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp điện ảnh với công
việc thực tập không lương ở bộ phận biên tập của hãng phim Universal. Năm
1968, ông làm bộ phim ngắn đầu tiên để chiếu rạp, đó là bộ phim 24 phút với
tựa đề Amblin. Bộ phim đã gây được ấn tượng tốt với Sidney Sheinberg, người
sau đó trở thành phó chủ tịch phụ trách sản xuất của hãng truyền hình thuộc
Universal. Điều này giúp cho Spielberg trở thành đạo diễn trẻ nhất trong lịch

10


sử được ký hợp đồng dài hạn với Universal, một trong các hãng phim chính của
Hollywood (1969, khi ấy Spielberg mới 23 tuổi). Spielberg bỏ học và bắt đầu
sự nghiệp đạo diễn chuyên nghiệp từ đây.
1.2.2 Phong cách sáng tác của Steven Spielberg.
Steven Spielberg là một đạo diễn rất nổi tiếng với phong cách thị giác ấn tượng
và độc đáo, được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của mình.
 Phong cách thị giác của Steven Spielberg
Có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng để nhân diện một tác phẩm của Steven
Spielberg. Phong cách này thường lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của ông và
ảnh hưởng tới nhiều bộ phim giải trí sau này:
Dấu hiệu đầu tiên và nổi bật nhất là “The Spielberg face”. Spielberg sử dụng

lần đầu trong Jaws. Ý tưởng của ông rất đơn giản. Đó là quay cận cảnh gương
mặt nhân vật khi họ nhìn thấy một điều gì đó. Sau đó gương mặt của nhân vật
sẽ biểu lộ từ kinh ngạc đến sửng sốt. Tuy nhiên, những điều chưa biết vẫn cịn
ngồi màn hình và chỉ dần tiết lộ cho khán giả. Ngày nay có rất nhiều đạo diễn
khác đã sử dụng phong cách tương tự trong các bộ phim của họ; Nhưng Steven
Spielberg là người đầu tiên sử dụng hiệu ứng đặc biệt này, khiến khán giả cảm
giác như mình là người trong cuộc.
- “The Spielberg Face” hiện diện trong hầu hết các bộ phim của ông, đặc
biệt là các bộ phim thuộc thể loại kinh dị hay khoa học giả tưởng như Jaws,
E.T, Jurassic Park, Close Encounters và nhiều bộ phim sau này.
- Sử dụng hình ảnh phản chiếu: Spielberg thường sử dụng thủ pháp này
khi quay phim một cá nhân trong xe hơi đang phải đối mặt với một mối đe dọa
không rõ nguồn gốc. Máy quay được đặt sau lưng nhân vật để thu hình gương
mặt họ qua kính chiếu hậu. Thủ pháp này giúp cho khán giả nhìn thấy được bối
cảnh xung quanh mà không mất đi sự kết nối với nhân vật, giúp tăng cường trải
nghiệm của họ cùng với nhân vật. Được ông sử dụng trong các phim Duel,

11


Raiders of the Lost Ark, Jurassic Park, War of the Worlds. Hoặc khi máy quay
thu hình một nhân vật qua tấm kính, khi ấy bối cảnh ngồi khung sẽ phản chiếu
trên tấm kính. Kết quả là hình ảnh thu được sẽ bao gồm cận cảnh nhân vật và
không gian ẩn trong khung, cho phép khán giả vừa thấy được gương mặt nhân
vật, vừa thấy được điều mà anh ta đang nhìn thấy. Ơng sử dụng trong các phim
The Terminal, Munich, The Sugarland Express, Schindler’s List, Saving private
Ryan. Kỹ thuật này giúp ông ghi lại được những biểu hiện trên gương mặt của
nhân vật khi máy quay được đặt sau lưng họ. Thủ pháp này giúp khán giả nhìn
thấy được những chi tiết của cảnh quay hay bối cảnh mà không mất đi sự kết
nối với nhân vật. Thông thường các nhân vật nhìn thấy một điều gì đó qua

gương hay kính chiếu hậu, kéo khán giả nhập cuộc với sự tị mị và phấn khích
dần dần tăng lên.
- Sử dụng ánh sáng rực rỡ: Spielberg sử dụng một luồng sáng thật lớn rồi
đặt nhân vật vào giữa luồng sáng đó; Để tạo nên sự ma quái và huyền bí cho
cảnh quay Ông cũng thường kết hợp sương mù để khuếch đại hiệu ứng của các
dải sáng và sử dụng hiệu ứng trong giai đoạn hậu kỳ để làm tăng hiệu quả của
chúng ( Trong phim Jurassic Park, Minority Report, A.I. Artificial Intelligence,
Bridge of Spies, Ready Player One ).
- Sử dụng cảnh quay dài: Cảnh quay dài (Long take) hay còn gọi là “ cú máy
có một khơng hai” (Oner) chỉ đơn giản là một cú máy (shot) không bị cắt đoạn
trong suốt quá trình bấm máy một cảnh quay để thu hình một hành động trong
cảnh quay đó diễn ra với thời gian thực. Một cảnh quay dài đòi hỏi nhiều thách
thức trong q trình tiền kỳ quay phim. Nó đòi hỏi ý đồ nghệ thuật và khả năng
tổ chức dàn cảnh của đạo diễn, sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa các thành
phần, từ đạo diễn, quay phim, ánh sáng, diễn viên. Với cảnh quay này, chỉ cần
một sai sót nhỏ cũng đều dẫn đến việc phải thực hiện lại cảnh quay từ đầu. Vì
tính chất phức tạp và độ khó của những cảnh quay dài mà đây sẽ là một lựa

12


chọn không nhiều của các nhà đạo diễn. Tuy nhiên sử dụng cảnh quay dài lại
được xem là một trong những sở trường đặc biệt của Steven Spielberg được
ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả trong hầu hết các bộ phim của
mình. Bao gồm: 1941, Close Encounters of the Third Kind, Always, Munich,
War Horse, War of the Worlds, Schindler’s List, Saving private Ryan
 Đề tài quen thuộc của Spielberg:
Đề tài xun suốt và có tính bao trùm của Steven Spielberg là ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng, con nguời anh hùng (Empire of the Sun, Lincoln, loạt phim Indiana
Jones, Schindler’s List, Saving Private Ryan…).

Một đề tài nữa cũng được Steven Spielberg thường xuyên phản ánh vào các tác
phẩm của mình: Tuổi thơ, gia đình tan vỡ và người cha ln vắng mặt.
Thời thơ ấu và tình phụ tử ln là một đề tài u thích của Steven Spielberg.
Trẻ thơ ln là nhân vật có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các phim của
ơng. Đó là những đứa trẻ sống nơi làng quê, trong một gia đình tan vỡ. Lớn lên
phải tự bươn chải để sinh tồn trong hồn cảnh ln thiếu vắng người cha. Nhiều
bộ phim của Steven Spielberg được khai thác để hiểu về mối quan hệ giữa cha
và con trai. Tiêu biểu có thể kể đến như: Hook (1991), E.T the Extra –
Terrestrial (1992), Indiana Jones (1981, 1984, 1989), Empire of the Sun
(1987). Đề tài yêu thích này của Steven Spielberg được cho là cảm hứng từ các
câu chuyện thần thoại Hy Lạp, mà gần nhất là câu chuyện Odyssey của Homer.
Khi Odyssey được đoàn tụ với con trai mình là Telemachus cả hai đều
khóc. Một phần vì niềm vui được ở bên nhau nhưng cũng có thể (được cho là)
vì mất 20 năm xa cách do đó khơng có quan hệ cha con. Chủ đề này được thể
hiện ngay từ bộ phim đầu tiên The Sugarland Express (1974) và tiếp tục được
khai thác trong các bộ phim sau đó.
E.T the Extra – Terrestrial được xem là phần tiếp theo của Close
Encounters of the Third Kind thì đều nhấn mạnh cách con trai đơi khi phải hành

13


động như những người cha. Và, Hook cho chúng ta thấy rằng đôi khi những
người cha cần phải phục hồi tuổi thơ của mình để khơi phục mối quan hệ cha
mẹ với các con cái của họ.
Empire of the Sun (1987) là một sự tôn vinh cho khả năng phục hồi của
những đứa trẻ không cha. Trong War of the Worlds, nhân vật người cha do Tom
Cruise đóng cũng phải trải qua cuộc hành trình trong thảm họa để nỗ lực hàn
gắn tình cảm với hai đứa con của anh ta. Close Encounters of the Third Kind
kể về người vô trách nhiệm với đứa con của mình.

Sự u thích của Spielberg đối với các gia đình tan vỡ và một người cha
ln vắng mặt có thể xem vì có sự liên quan đến việc ly hơn của chính cha mẹ
ơng xảy ra khi Spielberg 18 tuổi (năm 1964). Khi cha mẹ chia tay, Spielberg
sống cùng cha và chuyển tới California. Cha ông – Arnold thường được mô tả
là một người đàn ông ham việc và khá bận rộn, gây ra cho con trai (Spielberg)
cảm giác bị bỏ rơi. Vì thế, trong những bộ phim của Spielberg đầy những người
cha mất tích hoặc bị bỏ bê và những đứa trẻ lạnh lùng cơ đơn. Đối với Spielberg,
gia đình u thương ngun vẹn ln là một giá trị chính. Câu chuyện mà các
bộ phim của ơng thường kể là một gia đình tan vỡ, phải đấu tranh để sống sót
trong trình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, kết phim sẽ ln có hậu và kẻ thù của
gia đình bị phá hủy, gia đình trở lại đồn tụ như xưa.
Spielberg là đạo diễn có phong cách làm phim rất đa dạng về thể loại, từ
phim khoa học giả tưởng, phim phiêu lưu mạo hiểm, phim kinh dị cho đến cả
thể loại phim lịch sử. Ở bất cứ thể loại nào Spielberg cũng đem đến những
thành công đỉnh cao cho những tác phẩm mang đậm phong cách nghệ thuật rất
riêng của ông. Nhà nghiên cứu phim Warren Buckland trong cuốn Directed by
Steven Spielberg: Poetics of the Comtemporary Hollywood Blockbuster, viết
về phong cách làm phim của Spielberg, ông đã đưa ra nhận xét như sau: “ Ông
ta không cho phép câu chuyện theo phong cách, phong cách được chế tác để

14


phù hợp với câu chuyện”[20, tr 118]. Với Jaws, Spielberg đã tạo ra con quái
vật mang tên Blockbuster. Sau khi bộ phim ra đời năm 1975, các bộ phim bom
tấn ngày càng trở thành tiêu chuẩn thực hành làm phim của Hollywood. Với
ET the Extra-Terrestrial và Close Encounter of The ThirdKind, Spielberg đã
làm bùng nổ trào lưu sáng tác các bộ phim về thể loại khoa học giả tưởng. Với
Jurassic Park, ông tạo ra nỗi kinh sợ và đam mê cháy bỏng đối với công chúng
về đề tài Khủng long. Khơng thể phủ nhận Spielberg đích thực là một nhà làm

phim tiên phong, người tạo nên xu hướng cho các sáng tác của điện ảnh thế giới
ngày nay.
Nếu xem “Tự do sáng tạo của nhà làm phim như một mô hình của tác
giả, do đó biến một số loại phim nhất định thành phương tiện thể hiện cá nhân”
[21] là một tiêu chuẩn để đánh giá một đạo diễn-tác giả thì điều này hồn tồn
đúng với trường hợp của Spielberg.
So với nhiều đạo diễn-tác giả khác, Spielberg ngồi chun mơn là một
đạo diễn xuất chúng, ơng cịn là nhà sản xuất phim rất thành cơng. Ơng là chủ
của hãng phim Amblin Entertainment và là đồng sáng lập DreamWorks SKG
(thành lập năm 1994). Do vậy Spielberg còn là nhà sản xuất phim cho chính
mình. Điều này cho phép ơng được tồn quyền tự do sáng tạo và chi phối mọi
công đoạn trong quá trình sản xuất những bộ phim của mình; từ khâu lựa chọn
dự án, chọn đề tài, kịch bản, tuyển chọn diễn viên cho đến việc quyết định hình
thức thể hiện của tác phẩm. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm về chủ
nghĩa tác giả của Astruc, “Theo Astruc, sự can thiệp của đạo diễn trong tất cả
các giai đoạn của qui trình (sản xuất phim) là một biểu hiện cho quyền tác giả
dẫn đến việc xem xét quyền tự chủ ngơn ngữ màn hình đối với thực tế.” [21]
Nhà lý luận điện ảnh Warren Buckland đã đưa ra đánh giá về Spielberg
như sau: “ giống như một số ít các đạo diễn Hollywood đương đại khác,
Spielberg là một người auteur vì anh ta chiếm giữ các vị trí quan trọng trong

15


ngành (đạo diễn, nhà sản xuất, đồng sở hữu studio, người được cấp phép
nhượng quyền)” [20, tr15].
Ngồi ra, sự nhìn nhận từ các nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử điện
ảnh về tầm vóc của Spielberg cịn dựa trên những đóng góp của ơng đối với
nền cơng nghiệp điện ảnh Hollywood nửa cuối thế kỷ XX
1.2.3 Sáng tạo của Steven Spielberg trong bối cảnh của nền công nghiệp

Hollywood nửa cuối thế kỷ XX.
Năm 1975 bộ phim Jaws (Hàm cá mập) do Steven Spielberg đạo diễn
sau khi công chiếu đã tạo ra một cơn chấn động về phòng vé, tạo kỷ lục về
doanh thu. Sự thành công của bộ phim đã mở ra một thời kỳ mới cho kỷ nguyên
phim bom tấn mùa hè Hollywood, đây là bước ngoặc đã làm thay đổi vĩnh viễn
cách thức sản xuất và phát hành phim của Hollywood. Để có thể hiểu rõ hơn
về những đóng góp của Steven Spielberg cho nền cơng nghiệp điện ảnh
Hollywood, chúng ta có thể điểm qua một vài sự kiện sau:
Vào những năm 1920, thời kỳ Hollywood cổ điển (1917 – 1960) có 8 hãng
phim được thành lập ở Hollywood, với 5 trong số họ ( MGM, Warner Bros,
20th Century Fox, Paramount và RKO) sở hữu theo chiều dọc cơ sở sản xuất,
phân phối và chiếu phim [20, tr7+8]. Những hãng này đã tích hợp cả ba quy
trình, từ sản xuất cho đến phát hành phim, tạo ra một quy trình khép kín. Xét ở
khía cạnh kinh doanh thì tích hợp theo chiều dọc sẽ tạo ra sự ổn định và phân
tán rủi ro bằng cách đảm bảo thị trường cho các bộ phim. Đây là lý do dẫn đến
việc ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood phải chịu hành động chống độc
quyền (được gọi là vụ kiện chống độc quyền Paramount vào cuối những năm
1930), Sự kiểm soát độc quyền của các đại gia Hollywood đối với việc sản xuất
và phân phối phim đã cho phép họ thao túng về giá và hạn chế sự lựa chọn của
khán giả. Trên thực tế, vụ kiến chống độc quyền Paramount nhằm bảo vệ các
doanh nghiệp phim nhỏ chống lại các hãng phim lớn, cho phép cạnh tranh thị

16


trường tự do hơn, và tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng. “Vào tháng 07 năm
1938, Phòng chống độc quyền của Bộ Tư Pháp Mỹ đã đệ đơn kiện, tuy nhiên
các hãng phim và chính phủ đã khơng ký một nghị định đồng ý cho đến tháng
05 năm 1948” [20, tr 09]. Sau đó, các hãng phim phải mất 10 năm nữa để thoái
vốn khỏi các nhà hát của họ. Từ lúc này, các hãng phim khơng cịn được kinh

doanh theo cách cũ nữa. Thay vào đó họ phải bán phim của mình cho các rạp
chiếu phim độc lập. Vụ kiện cũng quy định rằng mỗi bộ phim phải được bán
riêng. Trước đây phim Hollywood cổ điển nhận được sự ổn định đến từ sản
lượng thường xuyên của các bộ phim thơng thường (giống như một nhà máy
trong đó bán một số lượng sản phẩm ổn định quan trọng hơn sự độc đáo của
các sản phẩm đó). Để cạnh tranh, từ nay mỗi bộ phim phải là một sản phẩm độc
đáo, một sự kiện nổi bật để giới thiệu đến công chúng.
Một lý do nữa dẫn đến sự suy sụp của các hãng phim Hollywood cổ điển
là bởi sự mở rộng theo cấp số nhân của truyền hình từ cuối những năm 1940
trở đi là nguyên nhân làm giảm đáng kể lượng khán giả đến rạp chiếu phim.
Vào cuối những năm 1950, sản xuất truyền hình đã chuyển từ các chương
trình phát sóng trực tiếp các bộ phim truyền hình và phát sóng trên tồn nước
Mỹ. Hệ thống nhà máy sản xuất phim của Hollywood, trong khi phần lớn khơng
cịn sản xuất phim truyện đã được chuyển sang sản xuất truyền hình. Đến năm
1960, 40% việc sản xuất truyền hình là được thực hiện bởi các hãng phim
Hollywood [20, tr10]. Truyền hình giờ đây đã đảm nhận vai trị giải trí đại
chúng cho cả gia đình. Theo thống kê số lượt người Mỹ xem phim giảm hẳn
khoảng 1 tỷ vé mỗi năm. Vào năm 1969, các công ty Hollywood hàng năm mất
đi 200 triệu đô la lợi nhuận, [3, tr588].
Những năm đầu thập kỷ 70 điện ảnh Mỹ đã chứng kiến sự nổi lên của ba
nhà đạo diễn: Coppola (với bộ phim The Godfather), Lucas (Star Wars và The
Empire Strikes Back) và Spielberg (Jaws và Close Encounters of the

17


ThirdKind). “Họ đã trở thành những nhà sản xuất phim đầy quyền lực và họ đã
định nghĩa lại cho những bộ phim của Hollywood mới” [5, tr261].
Năm 1975, bộ phim Jaws (Universal) của đạo diễn Steven Spielberg đã
tạo nên cơn chấn động phòng vé, bộ phim đã thu được 130 triệu đô la từ doanh

thu nội địa [5, tr260].
Spielberg đã mang đến những phong cách hình ảnh độc đáo cho Jaws
(phim này khi chiếu ở Việt Nam được gọi tên là Hàm Cá Mập), Spielberg đã
tạo ra một loạt kỹ thuật mới khi tạo hình cho Jaws. Ví dụ như ông sử dụng kỹ
xảo cơ khí với con cá mập được sử dụng trong phim, một số kỹ thuật quay theo
hướng nhìn cũng khiến khán giả phải rùng mình, sợ hãi. Nhiều cảnh quay được
quay trong bóng tối kết hợp với việc sử dụng sương mù nhằm tạo ra những
khung cảnh kỳ ảo, thể hiện mối đe dọa gây cấn trong phim. Thủ pháp này sau
đó xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Spielberg-như một phong cách riêng của
ông. Sự thành cơng của bộ phim chính là ngun nhân để chúng ta có mùa phim
hè với hàng loạt phim bom tấn ngày nay. Bộ phim cũng góp phần làm thay đổi
hoàn toàn cách phát hành phim. Trước những năm 1970, một bộ phim lần đầu
tiên sẽ dược chiếu ở một số ít rạp chiếu phim ở các thành phố lớn, và sau đó
dần dần phát hành ở các rạp chiếu nhỏ hơn từ các thành phố, đến vùng ngoại ô
trước khi đến các rạp chiếu phim ở các thị trấn vài tháng sau đó. Jaws là phim
đầu tiên sử dụng phương cách khởi chiếu đồng loạt tại tất cả các rạp. Nhờ vậy
mà khán giả mộ điệu có thể được xem phim cùng một thời điểm. Cách thức
phát hành đồng loạt này cịn nhằm mục đích tránh việc khán giả đưa ra những
bình luận khơng tốt về bộ phim.
Từ mơ hình sáng tác của Spielberg trong Jaws đã đặt ra quy chuẩn mới
cho một bộ phim bom tấn mùa hè. Bao gồm một cốt truyện tuyến tính đơn giản,
khơng phức tạp, được đầu tư bối cảnh hoành tráng, diễn viên hạng A, sử dụng
kỹ xảo hấp dẫn và phát hành phim đồng loạt. Vì những sáng tạo mang tính tiên

18


phong của mình, Steven Spielberg do vậy đã được tơn vinh là cha đẻ của dòng
phim bom tấn Hollywood.
Kristin Thompson và David Bordwell trong “Lịch sử Điện Ảnh” (tập 2)

đã đánh giá vai trò của Spielberg đối với sự phát triển của Hollywood nửa cuối
thế kỷ XX rằng đây chính là “ Kỷ nguyên mới của Spielberg – nhuốm màu tinh
thần của ông, Spielberg đã trở thành người quảng cáo đáng tin cậy cho
Hollywood mới” [5, tr263]
1.2.4 Thành tựu của Steven Spielberg.
Trải qua hơn 50 năm lao động nghệ thuật hết mình, đạo diễn Steven
Spielberg đã mang đến cho các khán giả mộ điệu nhiều tác phẩm có giá trị nghệ
thuật cao. Điều đó thể hiện tài năng, sự sáng tạo và sức lao động nghệ thuật
không mệt mỏi của ông cho điện ảnh. Bộ sưu tập phim của ông bao gồm:
 Amblin (1968) Filmways.
 Duel (1971) Universal Pictures/CIC.
 The Sugarland Express (1974) Universal Pictures.
 Jaws (1975) Universal Pictures.
 Close Encounter of the ThirdKind (1977) Columbia Pictures.
 1941 (1979) Universal Picture / Columbia Pictures.
 Raiders of the Lost Ark (1981) Paramount Pictures.
 E.T the Extra-Terrestrial (1982) Universal Pictures.
 Indiana Jones and the Temple of Doom (1984) Paramount Pictures.
 The Color Purple (1985) Warner Bros.
 Empire of the Sun (1987) Warner Bros.
 Always (1989) Universal Pictures/ United Artists.
 Indiana Jones and the Last Crusade (1989) Paramount Pictures.
 Hook (1991) TriStar Pictures.
19


 Jurassic Park (1993) Universal Picture.
 The Lost World: Jurassic Park (1997) Universal Pictures.
 Amistad (1997) Dreamworks Pictures.
 Saving Private Ryan (1998) Dreamworks Pictures/Paramount Pictures.

 A.I Artificial Intelligence (2002) Warner Bros/Dreamworks Pictures.
 Minitory Report (2002) 20th Century Fox / Dreamworks Pictures.
 Catch Me If You Can (2002) Dreamwork Picture.
 The Terminal (2004) DreamWorks Pictures.
 War of the Wordls (2005) Paramount Pictures/DreamWorks.
 Munich (2005) Universal Pictures/DreamWorks Pictures.
 Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008) Paramount
Pictures.
 The Adventures of Tin Tin (2011) Paramount Pictures/Columbia
Pictures.
 War Horse (2011) Walt Disney Studio.
 Lincoln (2012) Walt Disney Studio/ 20th Century Fox.
 Bright of Spies (2012).
 The Post (2017) 20th Century Fox
 Ready Player One (2018) 20th Century Fox
Về thành tích thương mại Steven Spielberg đã đạo diễn 6 trong 25 phim có
doanh thu cao nhất màn ảnh thế giới, [1, tr373].
Steven Spielberg đã được viện điện ảnh Mỹ (American film institure) đã
trao giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh Mỹ (giải Life Achievement Award)
vì thành tích và cơng lao đóng góp của ông cho sự nghiệp điện ảnh, [8, tr678].
Steven Spielberg đã ba lần được vinh dự nhận giải Oscar danh giá. Bao gồm
hai giải Oscar dành tặng cho đạo diễn xuất sắc nhất (phim Schindler’s List và

20


Saving Private Ryan) và một giải Oscar cho tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất
(Schindler’s List) vào các năm 1994 và 1998.
1.3 Đề tài lịch sử trong sáng tác điện ảnh.
1.3.1 Một số quan niệm về phim truyện đề tài lịch sử.

Theo Phó giáo sư-Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh trong tác phẩm “Những dấu vết trên
mặt đất” đã xác định có ba quan niệm về phim truyện lịch sử. Bao gồm: Điện
ảnh hóa lịch sử, lịch sử hóa điện ảnh và phim dựa theo tinh thần của lịch sử
 Quan niệm thứ nhất: Điện ảnh hóa lịch sử
Phim truyện về đề tài lịch sử dựa trên các sự kiện trọng đại của lịch sử, phản
ánh mọi mặt của cuộc sống xã hội, từ những cuộc đấu tranh chính trị-xã hội của
đất nước, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, cho đến những thành tựu
văn hóa-kinh tế của một quốc gia trong suốt hành trình lập quốc.
Phim truyện lịch sử nhằm đề cao lịng tự tơn dân tộc, ca ngợi những tấm gương
anh hùng đã góp phần bảo vệ, xây dựng q hương đất nước. Thơng qua đó để
tun truyền và giáo dục lòng yêu nước cho quần chúng nhân dân.
 Quan niệm thứ hai: lịch sử hóa điện ảnh.
Phim truyện lịch sử khai thác các sự kiện lịch sử từ nhiều góc độ. Tập
trung vào những bi kịch, góc khuất của lịch sử. Trong đó phim ảnh đi sâu vào
khai thác tâm lý, số phận của con người để từ đó mang đến những cảm nhận,
những đánh giá và bài học mới về lịch sử.
 Quan niệm thứ ba: Phim dựa theo tinh thần của lịch sử.
Nhà làm phim mượn đề tài lịch sử để sáng tạo nên tác phẩm nhằm chuyển tải
một thông điệp, nêu lên một quan điểm theo nhận thức chủ quan của mình.
Với cách làm này, các tác giả có quyền hư cấu và sáng tạo thế giới nghệ
thuật riêng để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
Như vậy để làm phim về đề tài lịch sử, các nhà làm phim đều phải bám
vào hiện thực lịch sử để sáng tạo nên các tác phẩm. Nhà làm phim có thể khai
21


×