Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản luận văn ths lý luận ngôn ngữ 5 04 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÒ LIÊN KẾT VÀ TẠO
MẠCH LẠC CHO VĂN BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số: 5 04 08

Người hướng dẫn: GS.TS. ĐINH VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I ............................................................................................................................. 5
TRẬT TỰ CÂU - TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN ....................................................... 5
I. VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ................................................. 5
1. Định nghĩa văn bản ....................................................................................................... 5
2. Đặc trƣng của văn bản .................................................................................................. 7
2.1. Yếu tố nội dung ......................................................................................................... 8
2.2. Yếu tố cấu trúc........................................................................................................... 8
2.3. Yếu tố mạch lạc và liên kết: ....................................................................................... 8
2.4. Yếu tố chỉ lượng:........................................................................................................ 8
2.5. Yếu tố định biên: ........................................................................................................ 8
3. Câu - đơn vị cấu tạo văn bản............................................................................................. 8
3.1. Định nghĩa câu........................................................................................................... 8
4. Những khái niệm có liên quan đến văn bản. .....................................................................11


4.1. Liên kết. ...................................................................................................................11
4.2. Mạch lạc. ..................................................................................................................11
4.3. Chủ đề ......................................................................................................................12
4.4. Sự kiện .....................................................................................................................13
4.5. Trật tự câu ................................................................................................................13
II. TRẬT TỰ - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA NGÔN NGỮ ...................................14
III. TRẬT TỰ CÂU - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN ............................17
1. Vị trí của câu trong văn bản .............................................................................................17
2. Các kiểu trật tự thông thƣờng: .........................................................................................20
3. Trật tự câu trong văn bản. ................................................................................................22
CHƢƠNG II ...........................................................................................................................25
TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÕ LIÊN KẾT VĂN BẢN ...................................................25
I. CÁC PHƢƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN. ..................................................................25
1. Khái niệm liên kết: ..........................................................................................................25
2. Các phƣơng thức liên kết văn bản: ...................................................................................27
3. Trật tự câu - biểu hiện của phép tuyến tính. ......................................................................31
4. Từ nối và sự chi phối của nó đối với trật tự câu trong văn bản. .........................................34
II. TRẬT TỰ CÂU - PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN. .....................39

101


1. Câu bao giờ cũng mang một nội dung thông tin nhất định. Điều này xuất phát từ vai trò của
ngôn ngữ. ............................................................................................................................39
III. CÁC KIỂU TRẬT TỰ CÂU VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG LIÊN KẾT VĂN BẢN .....43
1. Trật tự trong sự tiếp nối về thời gian: ..............................................................................43
1.1. Sơ lƣợc về thời gian trong ngôn ngữ: ........................................................................43
1.2. Yếu tố thời gian trong văn bản báo chí ......................................................................44
2. Các kiểu liên kết : ............................................................................................................46
2.1. Liên kết thuần tuý về thời gian: .................................................................................46

2.2. Liên kết sự kiện với sự kiện trong mối quan hệ thời gian ...........................................47
2.3. Liên kết nội dung sự kiện trong mối quan hệ thời gian. .............................................49
2. Trật tự trong sự tiếp nối về không gian ............................................................................50
3. Trật tự trong quan hệ nhân - quả: .....................................................................................54
4. Trật tự nhận thức sự kiện. ................................................................................................59
5. Các trƣờng hợp có thể thay đổi trật tự các câu trong văn bản. ...........................................62
CHƢƠNG III ..........................................................................................................................66
TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÕ TẠO MẠCH LẠC ..........................................................66
CHO VĂN BẢN .....................................................................................................................66
I. NHẬN THỨC VỀ MẠCH LẠC. .........................................................................................66
1. Các cách hiểu về mạch lạc. ..............................................................................................66
2. Phân biệt liên kết và mạch lạc. .........................................................................................69
3. Mạch lạc trong văn bản báo chí và sự thể hiện của nó ......................................................71
II. TRẬT TỰ CÂU - PHƢƠNG TIỆN TẠO MẠCH LẠC CHO VĂN BẢN............................76
1. Mạch lạc theo thời gian ...................................................................................................76
2. Mạch lạc theo không gian ................................................................................................81
3. Mạch lạc theo nội dung quan yếu. ....................................................................................84
4. Mạch lạc theo quan hệ lập luận ........................................................................................87
KẾT LUẬN ............................................................................................................................98
Thƣ mục tài liệu tham khảo ...................................................................................................103

102


TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÒ LIÊN KẾT VÀ TẠO MẠCH
LẠC CHO VĂN BẢN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn bản là đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ. Liên quan đến
văn bản, đã có nhiều cơng trình (cả trên thế giới và trong nƣớc) nghiên cứu

về các phƣơng thức liên kết (cái đƣợc coi là yếu tố quan trọng để các câu
tạo thành văn bản và để phân biệt văn bản với phi văn bản). Ở trong nƣớc,
có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm; Diệp Quang
Ban; Nguyễn Thị Việt Thanh... Các cơng trình nghiên cứu trên đều khẳng
định liên kết là một yếu tố bắt buộc và có vai trị rất quan trọng để chuỗi
câu trở thành văn bản. Tuy nhiên có một thực tế trái ngƣợc là: có những
văn bản mặc dù có liên kết nhƣng lại khơng phải là văn bản (vì nó khơng
biểu hiện chủ đề nào cả mà chỉ là những câu tình cờ có những yếu tố lặp lại
giống nhau); ngƣợc lại, có những văn bản khơng có phƣơng thức liên kết
nào nhƣng nó lại kết hợp đƣợc với nhau tạo thành một văn bản đích thực vì
chúng cùng biểu hiện một chủ đề nhất định.
1.2. Tính hình tuyến của ngôn ngữ là một trong 2 nguyên lý cơ bản
của hệ thống ngơn ngữ. Tính hình tuyến khơng chỉ tồn tại ở cấp độ từ, cấp
độ câu hay ngữ đoạn mà còn đƣợc thể hiện rất rõ trong văn bản - cấp độ
cao nhất của hệ thống ngôn ngữ. Tính hình tuyến của ngơn ngữ khơng cho
phép ngƣời ta nói ra 2 yếu tố cùng một lúc mà phải lần lƣợt từng yếu tố nối
tiếp nhau theo trình tự thời gian. Văn bản với tƣ cách là sản phẩm ngơn ngữ
tất yếu cũng bị tính hình tuyến chi phối. Tính hình tuyến của ngơn ngữ quy
định chặt chẽ tới việc tổ chức, sắp xếp các các câu trong văn bản. Chúng
xuất hiện lần lƣợt theo một trật tự nhất định. Và nhƣ vậy, trật tự của các


câu sẽ có một vai trị nhất định trong việc liên kết văn bản và tạo mạch lạc
cho văn bản.
1.3. Trong các phƣơng thức liên kết văn bản, phép tuyến tính đƣợc
coi là phƣơng thức liên kết có tần số sử dụng cao nhất và nó là một trong 2
phƣơng thức liên kết lơgíc. Phép tuyến tính đƣợc Trần Ngọc Thêm định
nghĩa là "phƣơng thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngơn vào việc
liên kết những phát ngơn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung".
Chúng tôi thấy rằng, về bản chất, các văn bản đƣợc hình thành đều đã có

một trật tự tuyến tính. Trật tự này đƣợc thể hiện trên tất cả các cấp độ của
hệ thống ngôn ngữ.
1.4. Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam, đã có một số cơng
trình nghiên cứu trật tự từ ở cấp độ từ và cấp độ câu. Trật tự từ đƣợc hiểu là
sự kết hợp các từ với nhau, nó đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện
quan trọng để thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Việc thay đổi trật tự từ hoặc
yếu tố cấu tạo từ (trong phạm vi từ, phạm vi câu) đều có ảnh hƣởng khơng
nhỏ tới nội dung và quan hệ ngữ nghiã giữa các yếu tố cấu tạo.
Văn bản là sản phẩm của ngơn ngữ, nó đƣợc hình thành từ các câu.
Vậy trật tự câu đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào, chúng có vai trị gì trong tổ
chức văn bản, và đặc biệt là chúng có tham gia vào việc liên kết và tạo
mạch lạc cho văn bản hay không? Việc thay đổi trật tự các câu trong văn
bản có ảnh hƣởng đến nội dung thơng tin của văn bản hay không? Những
điều này cho đến nay chƣa đƣợc nhắc đến và quan tâm nghiên cứu.
1.5. Mấy năm gần đây, vấn đề mạch lạc trong văn bản cũng đã đƣợc
đề cập trong một số cơng trình. Tuy nhiên, mạch lạc mới chỉ đƣợc nghiên
cứu nhƣ là một yếu tố không thể thiếu của văn bản và nó đƣợc thể hiện trên
nhiều khía cạnh khác nhau của văn bản chứ chƣa đi đến một định nghĩa
thống nhất thế nào là mạch lạc. Hơn nữa, tính mạch lạc của văn bản lại
đƣợc các nhà nghiên cứu này khẳng định là yếu tố quyết định đến việc tạo
2


thành văn bản chứ không phải là liên kết. Liên kết và mạch lạc thực chất là
hai vấn đề khó có thể phân định ranh giới giữa chúng một cách rạch rịi.
Thế nhƣng, trong một văn bản có liên kết chƣa chắc đã tạo ra mạch lạc;
ngƣợc lại, khi văn bản mạch lạc thì chắc chắn phải có liên kết. Vậy trật tự
sắp xếp các câu trong văn bản có tham gia vào việc tạo mạch lạc cho văn
bản hay khơng?
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu về

trật tự câu trong văn bản. Qua đó xem xét vai trị của nó đối với liên kết và
mạch lạc của văn bản ra sao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chỉ xác định
là bƣớc khởi đầu. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi muốn góp
phần vào việc bổ sung hƣớng nghiên cứu khơng chỉ trật tự từ mà là trật tự
câu ở cấp độ văn bản - cấp độ cao nhất của hệ thống ngôn ngữ.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là câu, trật tự câu đƣợc thể hiện
trong văn bản và vai trò của nó trong liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản.
- Phạm vi ngữ liệu: Các văn bản đƣợc lấy trên báo Công an nhân dân
xuất bản trong mấy năm gần đây.
- Phƣơng pháp lấy tƣ liệu: Trên cơ sở tiêu chí của văn bản, chúng tơi
lựa chọn trên các tin, bài bình luận những văn bản đảm bảo có chủ đề và
nội dung nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
- Bƣớc đầu tìm hiểu trật tự câu và các hình thức biểu hiện của nó
trong văn bản.
- Bƣớc đầu xác định vai trị của nó trong liên kết văn bản và tạo
mạch lạc cho văn bản.
4. Phương pháp nghiên cứu

3


Phƣơng pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng chủ yếu là phƣơng
pháp miêu tả, phƣơng pháp phân tích.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng.
Cụ thể nhƣ sau:

Chƣơng I Trật tự câu - tính hình tuyến của văn bản.

Chƣơng II Trật tự câu trong vai trò liên kết văn bản
Chƣơng III Trật tự câu trong vai trò tạo mạch lạc cho văn bản

4


CHƢƠNG I
TRẬT TỰ CÂU - TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN

I. VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1. Định nghĩa văn bản
1.1. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về văn bản. Đáng chú ý là
những định nghĩa sau đây:
Văn bản "là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ đƣợc làm thành
bởi một dây chuyền các phƣơng tiện có 2 trắc diện" (R.Harweg, 1968).
"Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng. Nó khơng
phải là một đơn vị ngữ pháp loại nhƣ một mệnh đề hay một câu… Tốt hơn
nên xem xét văn bản nhƣ là một đơn vị nghĩa: một đơn vị khơng phải của
hình thức mà là của ý nghĩa" (Halliday, 1976 và 1994).
"Văn bản có thể định nghĩa là điều thơng báo hoặc viết có đặc trƣng
là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với
điều đƣợc thông báo… Về phƣơng diện cú pháp, văn bản là một hợp thể
nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phƣơng
tiện từ vựng - ngữ pháp" (L.M.Loseva, 1980).
"Tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ
viết của một sự kiện giao tiếp" (N.Nunan, 1983).
"Văn bản là bất kỳ một đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo
nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh". "Văn bản là một đơn vị ngôn
ngữ hành chức…". "Tốt nhất, nên nhìn nhận văn bản là một đơn vị ngữ
5



nghĩa; một đơn vị khơng phải thuộc hình thức mà thuộc ý nghĩa" (Halliday
và Hassan).
"Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó
các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn
bản cịn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và
những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và
với tồn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ và
liên hệ ấy" (Trần Ngọc Thêm, 1985).
1.2. Mặc dù mỗi tác giả định nghĩa văn bản theo một cách khác nhau,
song tựu trung lại có thể thấy trong các định nghĩa ấy đều thống nhất với
nhau ở chỗ: đều coi văn bản là sản phẩm ngôn ngữ, đƣợc hình thành từ các
câu (hoặc phát ngơn) và có nội dung (thông báo) nhất định.
2. Khái niệm văn bản đƣợc sử dụng trong luận văn này đƣợc hiểu
theo các tiêu chí nhƣ sau:
Về hình thức: Nó phải bao gồm một chuỗi câu, ít nhất là từ 2 câu trở
lên. Câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa (hiểu theo tiêu chí của Trần
Ngọc Thêm, đó là câu hồn chỉnh cả về hình thức và nội dung).
Về nội dung: Các văn bản này phải đảm bảo có một nội dung thơng
tin nhất định (cịn đƣợc gọi là chủ đề).
Ví dụ: "Là con út trong một gia đình nơng dân nghèo, các anh chị
đều đã có gia đình ra ở riêng, còn anh Nhơn sống với cha mẹ già trên 70
tuổi. Nhà chỉ làm một công ruộng nên hàng ngày anh Nhơn phải đi làm
thêm để phụ giúp gia đình. Cơng việc đào mướn, giăng lưới, cắm câu mỗi
ngày cũng chỉ kiếm 10.000 đồng đến 20.000 đồng không đủ để trang trải
cuộc sống hay ốm đau bệnh tật của cha mẹ già. Vì thế mà gia đình anh
nghèo đến nỗi khơng có tiền để câu điện thắp sáng trong nhà" (20.3.02)

6



Hình thức của văn bản trên đây là 1 chuỗi gồm 4 câu kết hợp với
nhau. Trong đó câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa. Tức là, câu này có
thể tách ra độc lập một mình. Bản thân câu này cũng chuyển tải một nội
dung thông tin trọn vẹn mà không cần sự hỗ trợ của những câu khác.
Nội dung của văn bản nói về cuộc sống nghèo khó của anh Nhơn và
gia đình anh.
2. Đặc trưng của văn bản
Văn bản với tƣ cách là đối tƣợng của ngơn ngữ học sẽ có những đặc
trƣng riêng của mình. Trong cuốn "Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết,
đoạn văn", tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra 5 đặc trƣng của văn bản nhƣ
sau:
2.1. Yếu tố nội dung: Một văn bản đích thực bao giờ cũng phải
chuyển tải một nội dung nhất định. Nội dung ở đây đƣợc gọi là đề tài hay
chủ đề.
2.2. Yếu tố cấu trúc: Mỗi văn bản đều có cách thức tổ chức hình thức
cũng nhƣ nội dung sao cho phù hợp với phong cách chức năng và thể loại.
2.3. Yếu tố mạch lạc và liên kết: Có sự nối kết đúng về nghĩa, về
lôgic và chức năng giữa các bộ phận bên trong một văn bản với nhau và với
ngữ cảnh bên ngồi văn bản - tức là có mạch lạc; có thể sử dụng các
phƣơng tiện ngôn ngữ để diễn đạt một số quan hệ nối kết nhất định giữa
các bộ phận khác nhau bên trong một văn bản - tức là có liên kết.
2.4. Yếu tố chỉ lượng: Văn bản gồm nhiều câu - phát ngôn nối tiếp
nhau.
2.5. Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới phía trái và biên giới phía
phải, tạo nên tính trọn vẹn cho văn bản.
3. Câu - đơn vị cấu tạo văn bản

7



3.1. Định nghĩa câu
3.1.1. Khi định nghĩa về câu, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vào
những tiêu chí cụ thể nào đó.
Dựa vào tiêu chí hình thức - ngữ pháp: câu đƣợc định nghĩa là một
đơn vị ngữ pháp gồm một đến nhiều mệnh đề.
Dựa vào tiêu chí chức năng: câu đƣợc định nghĩa là một đơn vị có 2
thành phần là cụm danh từ làm chủ ngữ và cụm động từ làm vị ngữ.
Dựa vào tiêu chí ý nghĩa: câu phải diễn đạt một tƣ tƣởng trọn vẹn.
3.1.2. Trong các định nghĩa về câu, đáng chú ý là những định nghĩa
sau đây:
"Câu là một đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nên
trong quá trình tƣ duy, thơng báo, nó có nghĩa hồn chỉnh, có cấu tạo ngữ
pháp và có tính chất độc lập" (Trung tâm KHXH và nhân văn, 2002).
"Câu là một đơn vị ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên
ngồi) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tƣ tƣởng tƣơng đối trọn
vẹn có kèm theo thái độ của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền
đạt tƣ tƣởng, tình cảm với tƣ cách là đơn vị thơng báo nhỏ nhất" (Hồng
Trọng Phiến, 1991).
3.1.3. Trong lĩnh vực văn bản, câu thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu
đồng nhất với phát ngôn.
Trần Ngọc Thêm trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" không
định nghĩa thế nào là câu nhƣng lại đƣa ra ý kiến về câu nhƣ sau" "Mọi mối
liên kết trong văn bản đều xuất phát từ những ngữ đoạn có hình thức hồn
chỉnh. Và các ngữ đoạn này thƣờng tƣơng ứng với khái niệm câu. Nhƣng
sự tƣơng ứng này lại thích hợp với kiểu định nghĩa câu theo mặt hình
thức".

8



Ở một chỗ khác, tác giả định nghĩa phát ngôn nhƣ sau: "Phát ngôn là
một bộ phận của đoạn văn, với cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy
đủ hoặc không đầy đủ) đƣợc tách ra một cách hồn chỉnh về hình thức. Ở
dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát
ngôn…"
Từ 2 cách hiểu trên đây của Trần Ngọc Thêm, chúng ta thấy tác giả
đã đồng nhất câu với phát ngơn. Và trong khi phân tích văn bản, tác giả
dùng cả 2 thuật ngữ câu và phát ngôn.
Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ phát ngôn mà sử dụng
thuật ngữ câu. Tuy nhiên, ơng lại giải thích rằng đó là câu - phát ngôn chứ
không phải câu cấu trúc.
Nhƣ vậy, câu dù đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào đi chăng nữa thì nó
vẫn là một đơn vị ngơn ngữ, tồn tại một cách hiển nhiên, có chức năng
thơng báo và là đơn vị cấu thành nên văn bản (đơn vị có chức năng thơng
báo lớn hơn câu).
3.1.4. Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp thì bất cứ chuỗi câu hay văn
bản nào đều phải là một tập hợp các câu liên kết với nhau theo chủ đề.
Chính vì thế, việc nghiên cứu câu trong mối quan hệ với văn bản là điều hết
sức cần thiết, bởi vì nằm trong một hệ thống, chúng luôn tác động lẫn nhau,
đúng nhƣ nhà ngôn ngữ kiệt xuất F.de Saussure đã nêu: "Cái tồn thể có
giá trị là do cái bộ phận của nó, và các bộ phận mà có giá trị cũng lại nhờ vị
trí của nó trong cái tồn thể".
3.1.5. Trong luận văn của chúng tôi, câu đƣợc nhận diện bằng cả dấu
hiệu hình thức và nội dung.
Về hình thức: Câu đƣợc hiểu là một ngữ đoạn có độ dài nhất định
nằm giữa 2 dấu chấm câu. Nó có thể hồn chỉnh hoặc khơng hồn chỉnh về
cấu trúc ngữ pháp.


9


Về nội dung: Mỗi câu đều chuyển tải một nội dung thông tin nhất
định, nội dung này do chủ đề của văn bản quy định.
Ví dụ: "Sau khi tốt nghiệp trường Trung học An ninh nhân dân I năm
1986, anh Lục Quang Kiểm về nhận công tác tại công an huyện Hà Quảng
(Cao Bằng). Từ tháng 7.1991 đến nay, anh được Ban giám đốc công an
tỉnh Cao Bằng điều về nhận nhiệm vụ tại phịng Bảo vệ chính trị. Anh đã
trực tiếp cùng đồng đội khám phá nhiều vụ án phức tạp. Đặc biệt, đầu năm
2002, anh cùng đồng đội không nhận hối lộ 25 triệu đồng của tên Hà Văn
Vi (sinh năm 1959) ở huyện Trùng Khánh trong khi các anh đang xét hỏi
hắn" (15.9.02).
Văn bản trên gồm 4 câu. Các câu này đều hoàn chỉnh về cấu trúc cú
pháp. Và mỗi câu đều có nội dung thơng tin nhất định .
4. Những khái niệm có liên quan đến văn bản.
4.1. Liên kết.
Liên kết là một thuộc tính rất quan trọng của văn bản, nó quyết định
tới việc biến một chuỗi câu trở thành văn bản.
Có thể hiểu một cách chung nhất về liên kết nhƣ sau: Liên kết là
những mối quan hệ hình thức và nội dung của các câu trong văn bản.
Đơn vị tham gia liên kết văn bản rất phong phú. Nó có thể là từ, là
ngữ, thậm chí cả một câu. "Mọi mối liên kết trong văn bản đều xuất phát từ
những ngữ đoạn có hình thức hồn chỉnh và hƣớng tới những ngữ đoạn có
hình thức hồn chỉnh" (Trần Ngọc Thêm, 1985).
Về vấn đề liên kết, chúng tơi sẽ trình bày cụ thể hơn ở chƣơng II.
4.2. Mạch lạc.
Không giống nhƣ liên kết, mạch lạc gần đây mới đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm nghiên cứu và coi đây là cái quyết định việc hình thành một văn


10


bản. Trong số những ngƣời nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản, đáng
chú ý là tác giả Diệp Quang Ban với cuốn sách "Giao tiếp văn bản mạch lạc
liên kết đoạn văn". Mặc dù chƣa đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng thế nào
là mạch lạc nhƣng Diệp Quang Ban đã tổng kết mạch lạc của văn bản đƣợc
biểu hiện trên ba phạm vi khái quát sau đây:
- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản.
- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái đƣợc nói
tới trong tình huống bên ngồi văn bản.
- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.
Trong luận văn của chúng tôi, mạch lạc đƣợc hiểu trƣớc hết là lơgíc
của sự trình bày văn bản. Lơgic này có liên quan chặt chẽ đến nhiều
phƣơng diện khác, chẳng hạn nhƣ lơgíc khách quan, lơgíc nhận thức....
Điều này chúng tơi sẽ trình bày kỹ trong chƣơng III của luận văn.
4.3. Chủ đề
Chủ đề là một thuật ngữ rất quan trọng của ngơn ngữ học văn bản và
là một vấn đề có những quan niệm khác nhau về nội hàm của thuật ngữ
này.
Trần Ngọc Thêm không định nghĩa thế nào là chủ đề của văn bản
nhƣng lại đƣa ra kết luận nhƣ sau: "Hai phát ngơn có thể coi là có liên kết
chủ đề khi chúng nói đến những đối tƣợng chung hoặc những đối tƣợng có
quan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đối
tƣợng của hiện thực, trong đó chủ yếu là các sự vật, khái niệm… đƣợc thể
hiện bằng các tên gọi (danh từ, đại từ)". "Nói một cách chung nhất thì liên
kết chủ đề địi hỏi tồn văn bản phải xoay quanh một chủ đề. Chủ đề của
toàn văn bản đƣợc phân chia ra thành các chủ đề con và thể hiện qua phần
chủ đề và phần nêu của các phát ngôn".


11


Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ chủ đề mà dùng "đề tài chủ đề". Khi nó đƣợc dùng để chỉ sự vật, việc, hiện tƣợng đƣợc nói đến
trong câu thì gọi là đề tài của câu. Khi chỉ cái ý tƣởng khái qt của tồn
văn bản thì dùng tên gọi chủ đề.
Trong luận văn của chúng tôi, chủ đề của văn bản đƣợc hiểu là phạm
vi hiện thực đƣợc nói đến hoặc bàn tới trong tồn bộ văn bản. Nó có thể là
sự vật, sự việc, sự kiện, hiện tƣợng khách quan, là một vấn đề về chính trị,
xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học… đƣợc đặt ra và giải quyết trong toàn
văn bản. Chủ đề của văn bản cịn đƣợc gọi là nội dung thơng tin của văn
bản.
Ví dụ: Vào 14h ngày 3.12.2002, chị Vũ Thu Trang ở số 2c Quang
Trung và chị Phạm Hồng Hiển, ở tập thể Ngân hàng Công thương, Gia
Lâm đèo nhau vừa đi vừa nói chuyện trên phố Lý Thường Kiệt. Họ khơng
biết rằng có 2 gã thanh niên trơng mặt mũi bặm trợn đi trên chiếc xe máy
DreamII đang bám sát đằng sau. Đến ngã ba Lý Thường Kiệt - Quán Sứ,
khi chị Trang xi nhan, giảm tốc độ để rẽ thì chiếc xe của 2 thanh niên kia
áp sát. Tên ngồi sau giật phắt chiếc túi xách trong đó có 2 điện thoại di
động, 2.450.000 đồng và một số giấy tờ, đồ trang điểm khác chị Hiển đang
để kẹp giữa 2 người. Sau đó, chiếc xe của bọn cướp giật rồ ga chạy vào
đường Phan Bội Châu (9.12.03).
Chủ đề của văn bản trên đây nói về hành vi cướp giật tài sản của
ngƣời đi đƣờng.
4.4. Sự kiện
Sự kiện trong luận văn này đƣợc hiểu là những hành động, sự việc,
hiện tƣợng… có tác dụng làm rõ chủ đề của văn bản. Sự kiện này tồn tại
trong câu và trong văn bản.

12



Chẳng hạn ví dụ vừa nêu trên đây có 5 sự kiện tham gia vào việc làm
rõ chủ đề hành vi cƣớp giật đó là: Hai chị Trang và Hiển đèo nhau đi trên
phố; hai gã thanh niên bám sát 2 chị; hai gã thanh niên áp sát 2 chị; một tên
giật chiếc túi xách; 2 gã thanh niên rồ ga chạy mất.
4.5. Trật tự câu
Câu là đơn vị tham gia cấu tạo văn bản. Trật tự câu đƣợc hiểu là thứ
tự xuất hiện của câu trong văn bản. Nghiên cứu về trật tự câu trong văn bản
cũng có nghĩa là nghiên cứu vị trí và chức năng mà chúng đảm nhận trong
văn bản.
Vì thế, chúng tơi có thể đi đến một định nghĩa thống nhất cho khái
niệm trật tự đƣợc sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn bản, mà cụ thể là
đƣợc sử dụng trong luận văn này nhƣ sau: Trật tự câu trong văn bản là sự
tổ chức, sắp xếp các câu trong văn bản theo một thứ tự nào đó nhằm triển
khai nội dung thơng tin theo một mục đích nhất định.
II. TRẬT TỰ - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA NGƠN
NGỮ
1. Tính hình tuyến là một trong hai nguyên lý cơ bản của hệ thống
ngôn ngữ, nó chi phối tồn bộ cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.
1.1. Nhà ngôn ngữ học kiệt xuất F.de Saussure trong cuốn "Giáo
trình ngơn ngữ học đại cƣơng đã viết về tính hình tuyến của ngơn ngữ nhƣ
sau: "Vốn là vật nghe đƣợc, cái biểu hiện diễn ra theo thời gian"… "những
yếu tố của nó hiện ra lần lƣợt cái này tiếp cái kia", và "Nguyên lý này là
hiển nhiên… đó là một nguyên lý cơ bản dẫn tới vơ số những hệ quả. Tồn
bộ cơ chế của ngơn ngữ đều do nó chi phối".
Ý kiến trên đây của F.de Saussure cho chúng ta hiểu rằng, các tín
hiệu ngơn ngữ khi đi vào hoạt động không xuất hiện đồng thời (chồng lên

13



nhau) mà xuất hiện theo một trình tự thời gian: yếu tố nọ phải nối tiếp yếu
tố kia làm thành một chuỗi.
1.2. Nhƣ vậy, khái niệm trật tự trong ngôn ngữ bắt nguồn từ ngun
lý tính hình tuyến của ngơn ngữ. Trật tự là biểu hiện cụ thể của tính hình
tuyến. Nói đến trật tự là nói đến thứ tự xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ
khi đi vào hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp (cũng có nghĩa là nói
đến vị trí của các đơn vị ngơn ngữ trong hệ thống tổ chức). Các cấp độ của
ngôn ngữ đều bị tính hình tuyến của ngơn ngữ chi phối, do đó mọi cấp độ
đều có trật tự của mình.
2. Các nhà nghiên cứu ngơn ngữ đã bàn đến trật tự từ ở các cấp độ từ
pháp và cấp độ cú pháp. Ở cấp độ từ pháp đó chính là sự kết hợp từ với từ,
ở bậc cú pháp đó là sự kết hợp của các thành phần câu (thực ra là nghiên
cứu sự sắp xếp, tổ chức của các từ hoặc ngữ khi chúng giữ chức năng là
thành phần câu). Chẳng hạn, khi nghiên cứu về trật tự từ trong câu,
V.Mathésius (trong các cơng trình nghiên cứu về tiếng Tiệp) đã đi sâu tìm
hiểu những nhân tố chủ yếu chi phối sự phân bố trƣớc sau (trật tự trƣớc
sau) của các thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Và ông đã đƣa ra 2 loại nhân
tố: Nhân tố chủ yếu và nhân tố thứ yếu. Loại nhân tố chủ yếu là loại nhân
tố chi phối trực tiếp sự phân bố trƣớc sau của chủ ngữ và vị ngữ. Trong
tiếng Tiệp, sự phân bố này là sự phân đoạn thực tại câu. Loại nhân tố thứ
yếu là loại nhân tố chỉ ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phân bố trƣớc sau của
chủ ngữ và vị ngữ. Trong tiếng Tiệp, đó là những nhân tố nhƣ: ngữ pháp,
nhịp điệu, nhân tố có thể chêm hoặc khơng thể chêm vào các thành phần
câu khác.
3. Từ quan điểm của ngôn ngữ học tâm lý mà xem xét, GS, TSKH
Lý Toàn Thắng khi nghiên cứu trật tự từ trong câu đã khẳng định: câu nói
(cũng nhƣ trật tự các thành phần của nó) chỉ đƣợc tạo ra dần qua các giai
đoạn: định hƣớng của ngƣời nói, mã hố định hƣớng bằng ngơn ngữ và giai


14


đoạn hiện thực hố bằng những câu nói cụ thể. Trật tự tuyến tính của các
thành phần câu chỉ đƣợc hình thành ở giai đoạn thứ ba. Có nhiều nhân tố
ảnh hƣởng đến sự hình thành trật tự từ của câu nói: nhân tố thứ nhất là nhân
tố định hƣớng chiến lƣợc và định hƣớng của ngƣời nói. Nhân tố thứ hai là
quan hệ tôn ti giữa các sự vật ở thế giới bên ngoài tham gia vào biểu vật
của câu. Ảnh hƣởng của nhân tố quan hệ tôn ti vào cấu trúc cú pháp của
câu không phải là trực tiếp mà gián tiếp thông qua các thành tố trong cấu
trúc ngữ nghĩa của câu nhƣ: chủ thể, hành động, đối tƣợng, địa điểm...
4. Cho đến nay có thể thấy 2 cách hiểu về trật tự từ nhƣ sau:
4.1. Theo cách hiểu rộng: Nói đến trật tự từ là nói đến thứ tự trƣớc
sau của các đơn vị ngôn ngữ ở cả 3 cấp độ: hình vị, từ và câu.
Trật tự ở cấp độ hình vị là sự sắp xếp thứ tự các hình vị trong cấu tạo
từ theo nguyên tắc tự do hoặc không tự do. Kết quả sẽ cho ta từ đơn hoặc từ
ghép. Đối với từ ghép, nếu là từ ghép chính phụ (có quan hệ chính phụ về
mặt ngữ nghĩa) thì trật tự phổ biến là yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụ
đứng sau, khi ta thay đổi trật tự trƣớc sau của các yếu tố thì nghĩa của từ
cũng thay đổi theo.
Ví dụ: gà con - con gà; bồ câu trắng - trắng bồ câu...
Nếu là từ ghép đẳng lập thì có thể thay đổi trật tự trƣớc sau của các
thành tố mà ít bị ảnh hƣởng về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ: nhỏ bé - bé nhỏ; ông cha - cha ông...
Trật tự ở cấp độ từ là sự sắp xếp thứ tự các từ để cấu tạo cụm từ, cấu
tạo ngữ. Ở cấp độ này, sự sắp xếp cũng tƣơng tự nhƣ ở cấp độ hình vị. Về
ngun tắc có 2 cách kết hợp tự do hoặc không tự do. Chẳng hạn, khi
nghiên cứu trật tự của các thành tố trong danh ngữ trong tiếng Việt, chúng
ta thấy danh từ bao giờ cũng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ đƣợc phân

bố ở cả 2 vị trí trƣớc và sau thành tố trung tâm này.

15


Trật tự ở cấp độ câu là sự sắp xếp thứ tự các thành tố (thực chất là
thành phần câu) để cấu tạo câu. Theo đó, có thể sẽ có trật tự SVO hoặc
SOV hoặc OSV. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu, chúng ta
thấy, đối với câu ghép có sử dụng liên từ thì liên từ đó có vai trị làm tƣờng
minh hố mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề. Còn trong những câu
ghép không sử dụng liên từ, trật tự các bộ phận sẽ quyết định quan hệ ngữ
pháp và ngữ nghĩa.
Khác với các ngơn ngữ biến hình, tiếng Việt là ngơn ngữ đơn lập cho
nên trật tự ở đây là trật tự mang nghĩa. Vị trí của mỗi thành phần trong câu
sẽ chỉ ra chức năng ngữ nghĩa của chúng. Nếu thay đổi trật tự thì ý nghĩa sẽ
thay đổi theo.
4.2. Theo cách hiểu hẹp: Trật tự từ là sự kết hợp từ, và nó đƣợc coi là
một phƣơng thức ngữ pháp rất quan trọng của ngôn ngữ đơn lập.
5. Trong lĩnh vực văn bản, khái niệm trật tự mới chỉ đƣợc nhắc đến
nhƣ là một sự tổ chức, sắp xếp các từ tạo thành câu, câu - phát ngôn tạo
thành văn bản. Chẳng hạn nhƣ, nhà ngôn ngữ học Nga Moskaskaia đã bàn
đến chức năng của trật tự từ trong câu và trong văn bản. ở cấp độ câu, việc
sắp xếp các từ chỉ là phƣơng tiện thể hiện chủ đề và thuật đề của từng câu
riêng biệt. Còn ở cấp độ văn bản, ngoài chức năng kể trên, việc sắp xếp các
từ còn tham gia vào việc triển khai giao tiếp văn bản từ thể thống nhất chủ
đề - thuật đề ở cấp độ câu sang thể thống nhất chủ đề - thuật đề tiếp theo ở
cùng cấp độ và vào việc xây dựng chuỗi liên tục các đơn vị chủ đề - thuật
đề tạo thành văn bản. Vai trò tạo lập văn bản của trật tự từ gắn liền với sự
phân đoạn chủ đề - thuật đề.
III. TRẬT TỰ CÂU - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN

BẢN
1. Vị trí của câu trong văn bản

16


1.1. Ở cấp độ văn bản, do văn bản đƣợc hình thành nhờ các câu, các
câu này cũng phải tuân thủ ngun lý tính hình tuyến của hệ thống ngơn
ngữ. Có nghĩa là, câu nọ nối tiếp câu kia theo một trật tự nối tiếp nhau. Sự
nối tiếp này không phải là sự nối tiếp vô tổ chức mà phải tuân theo những
quy tắc nhất định. Những quy tắc đó phản ánh sự sắp xếp các yếu tố ngôn
ngữ theo một trật tự trƣớc sau. Cho nên, các câu trong văn bản bao giờ
cũng có một vị trí nhất định. Vị trí của từng câu trong văn bản khơng phải
là tự do, sự tồn tại của các câu trong văn bản bị chế định bởi một loạt các
nhân tố trong ngơn ngữ cũng nhƣ ngồi ngơn ngữ (do các câu xung quanh;
do việc sử dụng từ nối, các liên từ đứng ở đầu câu; do nhiệm vụ thơng
báo… hay nói một cách khái quát là do văn bản quy định).
1.2. Khi tham gia vào văn bản, các câu có vai trị khơng giống nhau,
vị trí của các câu cũng khơng phải tuỳ tiện mà nó bị quy định bởi các câu
xung quanh và toàn bộ văn bản. E.Uýtmet đã viết: “Câu khơng thể giữ
trong văn bản một vị trí tuỳ tiện, bởi vì phát ngơn chứa trong đó cần đứng ở
một vị trí nhất định của văn bản”. Mỗi câu trong văn bản đều phải có một
vị trí tƣơng ứng với vai trị của nó trong việc triển khai nội dung thơng tin
(chủ đề) của văn bản. Do đó, việc sắp xếp các câu trong văn bản có những
quy luật nhất định và phải tuân thủ những điều kiện nhất định.
Tác giả Bùi Minh Tốn trong cuốn "Giáo trình ngữ pháp văn bản",
Trƣờng ĐHSPII, đã bàn đến vị trí của câu trong văn bản và sự ảnh hƣởng
qua lại giữa vị trí của câu và văn bản. Ơng coi văn bản là một chỉnh thể,
trong đó các câu là những yếu tố cấu tạo nên chỉnh thể đó. Chính vì thế,
mỗi câu trong văn bản đều phải chịu sự chi phối của văn bản về cả hình

thức tổ chức câu và nội dung mà câu phản ánh. Về mặt nội dung, mỗi câu
phải mang một nội dung thích hợp, phục vụ cho nội dung của văn bản. Văn
bản không những quy định chủ đề, nội dung của từng câu mà cịn quy định
cả nhiệm vụ thơng báo cho từng câu. Cịn về mặt hình thức tổ chức của

17


câu, cũng do phải chịu sự chi phối của văn bản cho nên sự hiện diện của
các thành phần câu trong văn bản khơng hồn tồn giống nhƣ những câu
riêng lẻ đứng ngồi văn bản. Theo đó, câu trong văn bản có thể vắng mặt
những thành phần phụ khơng cần thiết hoặc cả những thành phần nòng cốt
(phép tỉnh lƣợc). Sự vắng mặt này không làm ảnh hƣởng đến nội dung của
văn bản mà ngƣợc lại nó có tác dụng hƣớng cho ngƣời tiếp nhận văn bản
tập trung chú ý vào phần trọng tâm thông báo đƣợc thể hiện ở các thành
phần hiện diện của câu trong văn bản. Ông cũng đã bàn đến khái niệm trật
tự nhƣng mới chỉ là trật tự sắp xếp các thành phần câu. Nằm ngồi văn bản,
một câu có thể có vài khả năng sắp xếp các thành phần câu nhƣng khi nằm
trong văn bản, do nhiệm vụ thông báo và liên kết văn bản quy định cho nên
câu chỉ có thể có một trật tự sắp xếp các thành phần câu nhất định mà thôi.
Chẳng hạn nhƣ trong câu trỏ quan hệ nhân quả, ơng giải thích rằng, việc
sắp xếp ngun nhân trƣớc hay nguyên nhân sau là do trọng tâm thông báo
của câu quy định, trong đó, thơng tin quan trọng bao giờ cũng đƣợc đặt ở vị
trí cuối câu.
Nhƣ vậy, mỗi câu khi tham gia vào văn bản đều có vị trí và vai trị
nhất định trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Khả năng liên kết văn bản
của câu là rất lớn. Do nghĩa của câu phụ thuộc vào các yếu tố trong và
ngoài văn bản cho nên các thành phần câu (C - V - B - Tr…) đều có khả
năng liên kết văn bản.
1.3. Khi xem xét vai trò của câu trong việc liên kết và tạo mạch lạc

văn bản, các câu này đƣợc xem xét dƣới 3 góc độ:
Góc độ 1 xét theo nội dung thơng tin. Theo đó sẽ có thơng tin chung,
thơng tin bao qt, thơng tin phụ trợ…
Góc độ 2 xét theo quan hệ của các câu trong văn bản. Theo đó sẽ có
các kiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả, nhận định - chứng minh...

18


Góc độ 3 xét theo thời gian sự kiện xuất hiện trong từng câu. Điều
này có liên quan chặt chẽ đến việc sắp xếp các sự kiện và phân bố nội dung
thơng tin.
Trong luận văn của chúng tơi, các góc độ này khơng đƣợc trình bày
một cách riêng rẽ mà có sự phối kết hợp lẫn nhau, nằm trong mối quan hệ
gắn bó với nhau. Tuy nhiên, có những văn bản chỉ đƣợc xét ở một góc độ
nào đó, cũng có văn bản cùng một lúc xét ở nhiều góc độ khác nhau. Sở dĩ
nhƣ thế là bởi vì chúng tơi xuất phát từ mối quan hệ giữa 3 bình diện của
ngơn ngữ là bình diện cú pháp (kết học), nghĩa học và dụng học. Trật tự
trong ngôn ngữ, với tƣ cách thuộc bình diện thứ nhất ln ln có liên hệ,
bị chi phối bởi bình diện thứ 2 và thứ 3.
Ở bình diện cú pháp, các câu kết hợp với nhau để tạo thành văn bản.
Ở bình diện nghĩa học, các câu kết hợp với nhau để làm hoàn chỉnh
ngữ nghĩa và nội dung thông tin của văn bản.
Ở bình diện dụng học, các câu kết hợp với nhau để thể hiện ý đồ hay
chiến lƣợc giao tiếp của ngƣời tạo lập văn bản.
2. Các kiểu trật tự thông thường:
2.1. Đứng trƣớc hai yếu tố ngôn ngữ, chẳng hạn là A và B, chúng ta
sẽ đặt câu hỏi liệu A và B có thể kết hợp đƣợc với nhau hay khơng? Nếu
kết hợp đƣợc thì theo trật tự nào, A đứng trƣớc B hay B phải đứng trƣớc A?
Và tại sao lại nhƣ vậy?

Những câu hỏi trên đã đƣợc giải đáp phần nào trong các cấp độ ngơn
ngữ: hình vị, từ, câu. Đó là do các nhân tố ngồi ngôn ngữ và trong ngôn
ngữ đã chi phối trật tự từ. Các nhân tố trong ngơn ngữ đó là: cấu trúc ngữ
nghĩa, cấu trúc thông tin (phân đoạn thực tại). Các nhân tố ngồi ngơn ngữ
đó là: lơgíc khách quan, thụ đắc ngôn ngữ, truyền thống ngôn ngữ, phong
cách chức năng.

19


2.2. Riêng đối với lĩnh vực văn bản, trật tự các câu nhƣ thế nào là
hợp lý, tại sao câu A lại có thể kết hợp với câu B mà không thể kết hợp với
câu C (trong trƣờng hợp 3 câu A, B, C có nội dung thơng tin khác nhau,
chức năng khác nhau và cấu trúc cú pháp khác nhau).
Nếu nhƣ câu dùng để thể hiện phán đốn thì chuỗi câu đƣợc dùng để
suy luận. Nhƣ vậy, một chuỗi câu nếu đảm bảo là một văn bản đích thực thì
phải thể hiện một ý tƣởng, một nội dung hay một chủ đề nhất định. Các câu
trong văn bản mỗi câu là một phán đốn nhƣng các phán đốn đó phải
mang nội dung phục vụ cho chủ đề chung của văn bản. Đây là điều kiện
tiên quyết để câu có vị trí trong văn bản. Vấn đề đặt ra ở đây là, sắp xếp các
phán đốn đó nhƣ thế nào để làm nổi bật chủ đề, tại sao lại đặt phán đốn A
trƣớc phán đốn B mà khơng phải ngƣợc lại.
Chúng ta thấy rằng, mỗi câu trong văn bản đều có mối (quan hệ) liên
hệ với những câu xung quanh nó trƣớc hết là về mặt hình thức. Các quan hệ
về hình thức đƣợc thể hiện bằng các phƣơng thức liên kết hình thức. Thứ
hai là các câu đều có mối quan hệ về mặt nội dung. Nếu nhƣ toàn văn bản
là một chủ đề lớn thì mỗi câu là một chủ đề con, các chủ đề con này nhất
thiết phải có quan hệ với nhau, chúng bổ sung cho nhau, cùng có vai trị
làm nổi bật chủ đề của văn bản. Tuy nhiên, các chủ đề này không thể cùng
một lúc xuất hiện mà phải lần lƣợt nối tiếp nhau theo trình tự thời gian và

khơng gian nhất định.
2.3. Về cơ bản, các sự vật, hiện tƣợng xảy ra trong thế giới khách
quan khi đƣợc con ngƣời nhận thức và phản ánh thông qua phƣơng tiện
ngôn ngữ sẽ đƣợc sắp xếp theo 2 hƣớng: Theo đúng nhƣ thực tiễn và khơng
theo đúng nhƣ thực tiễn.
Trên thực tế, có thể sự kiện A diễn ra trƣớc sự kiện B, đây là trật tự
lơ gíc của sự kiện. Nhƣng vì những lý do khác nhau mà trong văn bản, sự
kiện B lại đƣợc ngƣời tạo lập văn bản sắp xếp trƣớc sự kiện A mà vẫn
20


không làm tổn hại đến lôgic sự kiện, tức là vẫn tơn trọng trình tự các sự
việc xảy ra trong hiện thực.
Chính vì thế, chúng ta cần phân biệt trật tự lôgic của sự kiện với trật
tự lôgic của sự trình bày. Căn cứ để phân biệt dựa vào các chỉ số về thời
gian, không gian và những quy luật mang tính cố định của tự nhiên.
Ví dụ: "8h sáng ngày 31.7.2000, Phịng cảnh sát hình sự cơng an
tỉnh Khánh Hồ có chị Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1967 đến trình báo việc
chị bị bọn cướp giật mất chiếc túi xách. Theo chị Hà thuật lại, chị là người
Hà Nội đi dulịch tại Nha Trang. Vào đêm 30.7.2000, trong lúc đang ngồi
ăn cháo vịt ở đường Hùng Vương (Nha Trang), lợi dụng lúc bị mất điện,
một tên từ bóng tối lao ra, hắn giật chiếc túi xách chạy về hướng khách sạn
Viễn Đông. Tất cả số tài sản, nữ trang chị Hà đựng trong túi xách bị mất
gồm 5 triệu đồng, 3 sợi dây chuyền trong đó có 1 sợi đính viên đá Saphia,
1 đơi bơng tai, 1 kính đeo mắt trị giá 120USD và một số đồ trang sức
khác".(12.8.00).0
Có thể thấy rõ trong ví dụ này có 2 sự kiện, đó là: Chị Hà bị mất cắp;
và chị Hà đến cơng an trình báo. Trật tự lơgíc của sự kiện là: việc mất cắp
xảy ra trƣớc, việc đến đồn cơng an trình báo xảy ra sau. Cịn trật tự lơgíc
của sự trình bày là: việc trình báo cơng an đƣợc nêu trƣớc, việc mất cắp

đƣợc nêu sau.
2.4. Nhƣ vậy, sẽ có 2 loại trật tự cơ bản: Trật tự tự nhiên (hay còn
gọi là trật tự khách quan) và trật tự trình bày (cịn gọi là trật tự chủ quan).
Trật tự khách quan là trật tự diễn biến của các sự kiện diễn ra trong
thực tiễn đƣợc bê nguyên vào văn bản.
Trật tự khách quan lại đƣợc chia ra thành các loại trật tự sau: Trật tự
thời gian (giữa các câu có quan hệ thời gian). Trật tự nội dung của sự kiện
(1 sự kiện với nhiều nội dung có liên quan), trật tự nhân quả thuận lơgíc...

21


Trật tự chủ quan là trật tự đƣợc phản ánh trong văn bản qua góc
nhìn của ngƣời tạo lập văn bản. Trật tự chủ quan lại đƣợc chia thành: Trật
tự khơng gian (giữa các câu có quan hệ khơng gian). Trật tự nhận thức các
sự kiện (tuỳ thuộc vào mục đích của ngƣời tạo lập văn bản), trật tự nhân
quả ngƣợc lơgíc...
3. Trật tự câu trong văn bản.
3.1. Khơng phải ngẫu nhiên mà các câu trong văn bản lại kết hợp
đƣợc với nhau. Với chức năng giao tiếp, chức năng thông tin, văn bản
không thể không mang một nội dung thơng tin nào đó. Dù mỗi câu trong
văn bản chứa đựng một chủ đề (chủ đề con) khác nhau thì các chủ đề này
đều phải hợp nhất lại để thể hiện một nội dung thơng tin cho tồn văn bản.
Cho nên, sự tồn tại các câu trong văn bản đều có lý do và điều kiện của nó.
Vấn đề đặt ra ở đây là, các câu trong văn bản đƣợc tổ chức, sắp xếp
nhƣ thế nào để đảm bảo chức năng thông tin của văn bản?
Trong lĩnh vực ngữ pháp ta thấy: Nếu 2 yếu tố A và B có quan hệ cú
pháp đẳng lập với nhau thì xét về mặt ngữ pháp, cả 2 trật tự AB và BA đều
có giá trị ngang nhau. Nhƣng trong thực tế sử dụng ngơn ngữ thì chúng có
vai trị khơng giống nhau. Tuỳ từng trƣờng hợp, tuỳ từng hồn cảnh cụ thể,

có thể lựa chọn hoặc AB, hoặc BA. Có trƣờng hợp chỉ đƣợc chọn AB mà
không thể chọn BA. Lý do của sự lựa chọn phần nhiều là do nhu cầu nhấn
mạnh về mặt lôgic - ngữ nghĩa.
3.2. Đối với văn bản chúng ta thấy nhƣ sau: trật tự của 2 câu A và B
đƣợc sắp xếp theo 2 cách: có thể là AB hoặc BA. Nếu nhƣ, mối quan hệ
lôgic - ngữ nghĩa của A và B chỉ là sự liệt kê 2 thuộc tính của cùng một sự
vật, bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì khi đó có sự vận dụng linh hoạt trật tự AB
hay BA. Tuy nhiên, sự thay đổi trật tự có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc
làm tăng hoặc giảm ngữ nghĩa của văn bản. Ngƣợc lại, nếu nhƣ mối quan
hệ lôgic - ngữ nghĩa của A và B là mối quan hệ chính - phụ, khái quát - cụ
22


×