Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng vào công tác đào tạo tại học viện cảnh sát nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.88 KB, 121 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời kì, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trị
hết sức to lớn. Họ đại diện tiêu biểu cho sức sống hiện tại và tương lai của đất
nước. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong đó thế hệ thanh niên giữ
vị trí nịng cốt của cách mạng, là đội quân xung kích, cánh tay phải đắc lực
của Đảng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng và họ cũng
chính là chủ nhân tương lai của dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng đó nên
cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ luôn là một nhiệm vụ to
lớn, có ý nghĩa chiến lược được Đảng và Bác Hồ đặc biệt quan tâm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên là sự vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
về vai trò của thanh niên trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chú ý chăm lo,
giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn khẳng định vai trò to lớn của tuổi
trẻ đối với sự phát triển và sự vững mạnh trường tồn của dân tộc. Rằng, nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn phụ thuộc và việc chăm lo bồi
dưỡng, giáo dục thanh niên. Người nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm, phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm, phải trồng người”. Và: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Theo Hồ Chí
Minh, con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có lịng nhân văn, có đạo
đức cách mạng, suốt đời vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; phải
cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Hồ Chí Minh cho rằng, bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là trách nhiệm của người cán bộ cách mạng. Bác
nhấn mạnh: “ Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng, là sức xung phong của
Đảng. Tất cả đảng viên, đồn viên phải gương mẫu trong cơng tác, trong sản


2
xuất, trong học tập”. Trách nhiệm của thanh niên với xã hội, với đất nước theo


Bác là: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên
Quan tâm bồi dưỡng, giáo dục và phát huy tinh thần cách mạng của
thanh niên, Bác Hồ cũng luôn nhắc nhở cần phát động các phong trào thi đua
yêu nước làm nảy nở ra nhiều những thanh niên tích cực và tiên tiến ở các
ngành, các nghề. Đó là điều kiện thuận lợi giúp cho Đoàn phát triển mạnh mẽ
và vững chắc. Người cũng thường xuyên động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, không ngừng học tập
vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, đồng thời cũng
nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải ln quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng
lâu dài cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện để họ cống hiến tài năng trí tuệ của mình
vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc đi xa, trong Di chúc,
Bác căn dặn: “Đồn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái
xung phong, khơng ngại khó khăn có ý chí tiến thủ, Đảng cần chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, và: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Đó cũng là tư tưởng lớn cho
các thế hệ hôm nay và mai sau thực hiện nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc
kiên định con đường đổi mới định hướng theo chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta và
dân tộc ta đã lựa chọn, đặc biệt trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế
quốc tế với những thời cơ, nguy cơ và thách thức đan xen hiện nay .
Thấm nhuần và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, giáo
dục thế hệ cách mạng cho đời sau, trong quá trình xây dựng phát triển đất
nước Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đào tạo chú
trọng đặc biệt đến những nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng của thanh niên
nhằm xây dựng những lớp người có lý tưởng chính trị, có trình độ chun
mơn, những con người của thời đại kinh tế tri thức có đủ phẩm chất, năng lực,


3
năng động, sáng tạo đem sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Với việc xác định: Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng,
đất nước bước vào thế kỉ XXI có sánh vai với khu vực và thế giới hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay
không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn
luyện thế hệ thanh niên. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln khẳng định công
tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là vấn đề then chốt, là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc
đổi mới định hướng theo chủ nghĩa xã hội.
Học viện Cảnh sát Nhân dân- trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học của
lực lượng Công an nhân dân, với chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sĩ
quan cơng an- lực lượng nịng cốt trong cơng tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ,
bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Trong những năm
qua dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ Công an Trung ương,
của Đảng uỷ Tổng cục Cảnh sát, Đảng uỷ và Giám đốc Học viện Cảnh sát
nhân dân đã có những Chỉ thị, Nghị quyết yêu cầu phải nâng cao hơn nữa chất
lượng đào tạo của Học viện. Trong đó đặc biệt chú trọng vào các nội dung bồi
dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị cho những cán bộ sĩ quan cảnh sát
tương lai. Đã có một số Hội nghị chuyên đề về công tác đào tạo bồi dưỡng
những sỹ quan cán bộ công an vừa “hồng” vừa “chuyên” trung thành tuyệt
đối với lý tưởng của Đảng, hết lịng vì nhân dân, thực sự là những cán bộ
chiến sĩ sẵn sàng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” được đưa ra thảo luận
và kết quả đã đạt được sự nhất trí cao khi khẳng định đồng thời với nâng cao
chất lượng đào tạo nghiệp vụ thì phải tăng cường hơn nữa nội dung đào tạo
học tập lí luận chính trị, quan điểm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong chương trình đào tạo của Học viện. Vì vậy, phải quán triệt sâu
sắc và thường xuyên quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh


4
là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng và cách mạng Việt Nam. Không

thể chấp nhận những biểu hiện cán bộ đảng viên của Đảng; cán bộ chiến sỹ
trong lực lượng vũ trang nói chung, cán bộ chiến sỹ cảnh sát nhân dân nói
riêng, cơng cụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ cú nhận thức mơ hồ quan điểm cơ
bản của Đảng. Do đó, tơi mạnh dạn chọn vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng vào công tác đào
tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân làm đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học
chính trị, chun ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay được nhiều nhà
nghiên cứu khoa học chính trị quan tâm và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau. Bước đầu tìm hiểu tơi thấy, các tác giả đã luận giải, khái quát những nội
dung cơ bản về vai trò của thanh niên và vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục,
bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên với những tác phẩm tiêu biểu:
- Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Vũ Oanh (1995), Tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), Kỷ yếu
hội thảo Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện
nay. Nxb CTQG, Hà Nội.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách
mạng cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng
cơng an nhân dân nói riêng, có các cơng trình như:
- Võ Ngun Giáp (2004), Phấn đấu xứng đáng với danh hiệu cao quý là
người Công an nhân dân, Tạp chí Cơng an nhân dân, (5).


5
- Phạm Hùng (1985), Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch

vững mạnh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
- Lê Minh Hương (1997), Nâng cao hơn nữa trình độ lí luận chính trị,
pháp luật và nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng đại của
Cơng an nhân dân trong giai đoạn mới. Tạp chí Trật tự ATXH, (7).
- Bộ Cơng an- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Cơng
an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội.
Các đề tài nghiên cứu và luận văn của:
- Đồn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
- Trần Quy Nhơn (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh
niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai. Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Văn Thanh (2002), Công tác giáo dục thanh niên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
Các cuốn sách, các bài nghiên cứu trên đây đã cung cấp những tư liệu
tham khảo và gợi mở phương pháp tiếp cận khi học viên thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thanh niên là sỹ quan cơng an nói chung, cho thanh niên là sỹ quan
công an tương lai trong công tác đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân nói
riêng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình khoa học chính thức nào.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và trình bày có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Từ một số kết quả khảo sát thực


6
tiễn phong trào thanh niên, nhận thức về lý tưởng cách mạng trong thanh niên

nói chung, thanh niên cơng an nói riêng, luận văn phân tích làm sáng tỏ thực
trạng cũng như những đổi mới trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho học viên tại Học viện Cảnh sát nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm sau:
- Nghiên cứu và trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Khảo sát nghiên cứu nội dung đào tạo bồi dưỡng lý luận Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta tại Học viện Cảnh sát Nhân dân. Từ đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong công tác đào tạo tại Học
viện Cảnh sát Nhân dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ
của Công an Nhân dân
- Các Văn kiện của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an
về nhiệm vụ của Học viện Cảnh sát nhân dân.
- Nội dung giáo dục lý luận chính trị, quan điểm, đường lối, của Đảng và
Nhà nước có ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho học viên tại Học viện
Cảnh sát Nhân dân
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn: nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Khảo sát, nghiên cứu


7
thực tiễn nội dung giáo dục lý luận chính trị, quan điểm, đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho học viên
tại Học viện Cảnh sát nhân dân từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được xây dựng trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin.
Luận văn được nghiên cứu bởi các phương pháp cụ thể như: Nghiên cứu
văn bản, khảo sát thực tế và thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Trên cơ sở hệ thống quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên và kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn,
luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng cho học viên các hệ đào tạo tại Học viện Cảnh sát
Nhân dân trong quá trình đào tạo.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu và trình bày khái quát những nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy ở các Trường, Học viện thuộc Bộ Công an.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu, luận văn đưa
ra những kết luận và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng trong thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện
Cảnh sát Nhân dân và các trường thuộc Bộ Cơng an nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung Luận văn dự kiến sẽ có 2 chương, 7 tiết:


8
CHƯƠNG I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG

CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN VỀ LÝ TƯỞNG VÀ LÝ TƯỞNG
CÁCH MẠNG

1.1.1. Lý tưởng là gì.
Trong lịch sử tưởng nhân loại, khái niệm về lý tưởng đã xuất hiện từ rất
sớm và được nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị đề cập tới và nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
Theo quan niệm thông thường: Lý tưởng là thuật ngữ dùng để chỉ mục
đích, mục tiêu cao nhất, tốt dẹp nhất mà con người ra sức phấn đấu để vươn
tới. Một người ln có ý thức trong việc phấn đấu vì mục đích, mục tiêu cao
đẹp của mình, vì mọi người, vì xã hội được gọi là người có lý tưởng hoặc
cuộc sống người đó có lý tưởng. Như vậy, lý tưởng là điều hiện thực chưa có
mà con người phải phấn đấu nỗ lực mới có thể đạt tới. Nó được khái quát
bằng các quan điểm, lý luận, được miêu tả như là một sự hoàn hảo, là hoàn
toàn tốt đẹp, người ta thường nói đó chính là lý tưởng hoá cuộc sống.
Theo quan niệm triết học: Lý tưởng là sự phản ánh đặc thù hiện thực
khách quan vào ý thức con người hoặc một nhóm xã hội nào đó “lý tưởng là
hình mẫu, sự hồn thiện mục tiêu tối cao của ý nguyện và hoạt động thực tiễn,
mô hình tuyệt vời trong thực tế đối với một cá nhân, một nhóm người hoặc
một xã hội”[47, tr. 686]. Việc chọn lý tưởng mới chỉ là một bước, bước cao
hơn là phải có những hành động, những việc làm cụ thể trong thực tiễn để
phấn đấu cho lý tưởng; phải được thể hiện bằng hình thức biểu đạt tình cảm,
lý chí (cảm thụ về cái đẹp, cái đúng, cái sai) của cá nhân với tư cách là một
con người có nhận thức khoa học.


9
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Lý tưởng là hình ảnh hồn
chỉnh, mẫu mực, hấp dẫn về một đích nào đó mà người ta muốn vươn tới, lý

tưởng có tác dụng kích thích, định hướng, điều chỉnh hoạt động của chủ thể
vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được nó”[48, tr.691]
Cũng với cách hiểu trên, trong bài phát biểu của mình tại lễ kỷ niệm lần
thứ 50, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng chí
Trường Chinh đã nói: “lý tưởng là mục tiêu của cuộc sống, là ngọn đuốc soi
đường cho chúng ta đi”[60, tr.5]. Đây là cách diễn đạt về lý tưởng thật giản dị,
nhưng cũng vô cùng ý nghĩa và sâu sắc, bởi lẽ mỗi chúng ta ít nhất một lần đã
tự vấn: Làm sao để sống cho thật có ý nghĩa, khơng sống hồi, sống phí, sống
là để cống hiến, là để khẳng định mình trong xã hội.
Như vậy, dù được nghiên cứu, đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng
các nhà khoa học, chính trị học đã có sự đồng thuận cao khi quan niệm: Lý
tưởng là mục tiêu cao đẹp của cuộc sống, được phản ánh vào trong đầu óc con
người dưới hình ảnh mẫu mực, hoàn chỉnh. Cùng với tri thức khoa học, niềm
tin, lý tưởng là một trong ba yếu tố cơ bản của việc hình thành thế giới quan
khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng, nhờ đó nó có tác dụng chi phối,
chỉ đạo sự tu dưỡng của con người đồng thời là động lực thúc đẩy mạnh mẽ
toàn bộ hoạt động của con người để vươn tới mục tiêu, nó cũng chỉ rõ nhu
cầu, khát vọng, hồi bão và ước mơ cao đẹp của con người.
Trong xã hội, quan niệm về lý tưởng rất đa dạng, phong phú, như lý
tưởng sống của con người (lý tưởng của cả cuộc đời) và lý tưởng từng mặt…
những dạng lý tưởng ấy được biểu hiện trên từng lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Chúng ta thấy có: Lý tưởng chính trị- xã hội; Lý tưởng đạo đức; Lý
tưởng nghề nghiệp; Lý tưởng thẩm mỹ... Những nội dung này hợp thành lý
tưởng chung và là cái phản ánh cái lý tưởng chung đó.


10
Nếu xét lý tưởng trong quá trình hình thành đối với mỗi cá nhân thì đây
là một quá trình biện chứng từ nhận thức mục tiêu, hình thành ý chí và niềm
tin đến thực hiện mục tiêu đó trong hiện thực. Q trình hiện thực hố lý

tưởng được bắt đầu từ việc xác định, củng cố niềm tin và ý chí bằng một thực
tế hiển nhiên và sau đó niềm tin và ý chí lại trở thành động lực quan trọng đối
với hoạt động của con người
Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga V.I. Xukhơmlinxki đã nhận định:
“Người nào có được lý tưởng cao đẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta đã
trở thành một thực tế hiển nhiên thì người đó khơng những sẽ u cầu cao đối
với chính bản thân mình, đối với hành vi của mình mà cịn thể hiện tinh thần
trách nhiệm đối với công việc của người khác”[30, tr.19]
Như vậy, lý tưởng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thôi thúc con người
hành động. Thiếu lý tưởng, con người sẽ mất phương hướng, thiếu niềm tin.
Chính lý tưởng đã khơi dạy sự nỗ lực nhận thức, sự nồng nhiệt của tình cảm,
sự mãnh liệt của ý chí và quyết tâm trong hành động giúp con người vươn tới
mục tiêu cao cả bất chất gian khổ, hi sinh. Lý tưởng là sự thống nhất giữa các
yếu tố: tri thức, tình cảm, ý chí hành động trong đó yếu tố tri thức khoa học
đóng vai trò quan trọng nhất bởi lý tưởng chỉ thực sự có tính hiện thực khi nó
được xây dựng và hình thành trên cơ sở niềm tin vững chắc vào chân lý mà tri
thức khoa học mang lại. Nhờ đó, lý tưởng vừa là ngọn đèn định hướng, vừa là
động lực thúc đẩy mạnh mẽ con người hoạt động một cách thông minh, sáng
tạo, quả cảm để đạt tới mục tiêu cao cả mà mình đã lựa chọn.
1.1.2. Lý tưởng cách mạng là gì
Lý tưởng cách mạng với tính cách là mục đích cao đẹp nhất, tốt đẹp nhất
được hình thành và thể hiện trong quá trình con người lao động và thực hiện
những ước mơ, hồi bão của mình phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng
chung của xã hội nhằm hướng tới xây dựng một chế độ xã hội hoàn thiện mà


11
hiện nay chính là việc thực hiện lý tưởng cách mạng để xây dựng thành công
một chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa
Vậy lý tưởng cách mạng có gì khác so với những dạng lý tưởng đã xuất

hiện trước đó. Trong lịch sử xã hội lồi người đã và đang tồn tại những dạng
lý tưởng khác nhau như: Lý tưởng tôn giáo là khát vọng về một xã hội tốt
đẹp, một cuộc sống sung sướng nơi “thiên đàng”, cõi “niết bàn” cực lạc; lý
tưởng của giai cấp phong kiến với việc lấy quyền lực tối cao làm cơ sở để tồn
tại; lý tưởng của giai cấp tư sản lấy lợi nhuận kinh tế làm thước đo giá trị
sống…
Nếu khơng xem xét về tính chất giai cấp của lý tưởng, chúng ta sẽ thấy
rõ, ở thời kỳ nào của lịch sử con người cũng luôn hướng tới và hy vọng về
một xã hội: công bằng, một cuộc sống hạnh phúc, khơng có cảnh lầm than, tủi
nhục, khơng có người bóc lột người.
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời, chứng minh được quy luật tiến
hoá của nhân loại, theo đó xã hội lồi người ln có sự vận động và phát triển
không ngừng, sự thay thế hình thái kinh tế- xã hội cũ bằng hình thái tiến bộ
hơn là tất yếu lịch sử. Chính các nhà tư tưởng tư sản cũng thừa nhận tính tất
yếu lịch sử đó, chỉ có điều họ cho rằng xã hội phát triển đến chủ nghĩa tư bản
là đỉnh cao nhất và không thể bị vượt qua. Song theo quy luật, chủ nghĩa tư
bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa cộng sản; chủ nghĩa cộng sản sẽ là xu
thế phát triển tất yếu của nhân loại và lý tưởng cách mạng chính là mục đích
vươn tới để thực hiện xây dựng thành công xã hội cộng sản.
Chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt trong lịch sử tư
tưởng nhân loại. Học thuyết đã nêu rõ mục tiêu, lực lượng, điều kiện và
phương thức đấu tranh giải phóng triệt để giai cấp vơ sản, nhân dân lao động
và các dân tộc thoát khỏi sự tha hố, nghèo đói dưới mọi hình thức, có cuộc


12
sống ấm no hạnh phúc và có điều kiện phát triển tồn diện, thực hiện được vai
trị làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ cuộc sống của bản thân mình.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, V.I Lênin với tư
cách là lãnh tụ của phong trào cách mạng Nga đã lãnh đạo giai cấp công nhân

và nhân dân lao động Nga tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
từng bước hiện thực hoá chủ nghĩa Mác vào thực tiễn, qua đó Người đã bổ
sung làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác về sự tiến hố của hình thái kinh tế
xã hội mới- hình thái kinh tế xã hội cộng sản mà giai đoạn đầu là các bước,
nấc thang quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, trong đó chủ
nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản. Qua thực tiễn chủ
nghĩa Mác với sự phát triển sáng tạo, bổ sung của V.I Lênin đã trở thành chủ
nghĩa Mác- Lênin
Tuy các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin chưa đưa ra một khái niệm
cụ thể về lý tưởng cách mạng là gì, song việc đấu tranh không mệt mỏi của
các ông với những quan điểm, tư tưởng đối lập bất công trong xã hội đương
thời cũng như những nỗ lực để xây dựng một xã hội tốt đẹp đã thể hiện rất rõ
lý tưởng cách mạng mà những người cộng sản phấn đấu để thực hiện giải
phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động; giải phóng hồn tồn con
người và lồi người; tiến tới xoá bỏ giai cấp và thế giới đại đồng
Như vậy, lý tưởng cách mạng với mục tiêu giải phóng con người khỏi áp
bức bóc lột, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng hạnh phúc là lý
tưởng mang tính nhân loại và mang tính thời đại. Lý tưởng ấy không chỉ là
cuả chủ nghĩa Mác- Lênin, của giai cấp công nhân mà là của mỗi người, của
cả lồi người tiến bộ trên thế giới. Chính vì vậy, thực hiện lý tưởng cách mạng
là trách nhiệm của tất cả mọi tầng lớp nhân dân không riêng thế hệ nào.
Ở đây chúng ta thấy, sự khác nhau giữa lý tưởng cách mạng với lý tưởng
tôn giáo, lý tưởng của giai cấp tư sản và những người xã hội chủ nghĩa không


13
tưởng khơng phải chỉ là ở mục đích đạt tới mà cịn phải ở trình độ nhận thức
về nó và tính tự phát hay tính tự giác cao cũng như con đường trong q trình
thực hiện. Nếu ở tơn giáo nó chỉ là những ước mơ mang tính “hoang tưởng”,
‘thần bí’; ở những người khơng tưởng “là tính chủ quan”, ở giai cấp tư sản là

“tính khơng tự giác”, thì ở những người cộng sản lý tưởng cách mạng được
thực hiện trong sự giác ngộ cao và phương thức hành động khoa học để đạt
được mục tiêu cao đẹp của mình và của chung tồn nhân loại.
Vấn đề quan trọng phải nhận thức một cách khoa học, đúng đắn là lý
tưởng cách mạng khơng chỉ là mục đích cao đẹp phải vươn tới; đồng thời,
phải nhận thức rõ đó là một quá trình biện chứng từ nhận thức đến hành động
cách mạng. Nếu hiểu nó một cách giản đơn tất yếu sẽ dẫn tới những sai lầm
trong giải quyết, đánh giá các vấn đề về thực tiễn, về lý tưởng nói chung và lý
tưởng cách mạng nói riêng.
Tóm lại, lý tưởng cách mạng là những mục tiêu cao đẹp được coi là lẽ
sống, là mục đích sống của thanh niên, là ước vọng của tuổi trẻ muốn vươn
tới cái hay cái đẹp, cái tiên tiến nhất của cuộc sống. Chính vì vậy, nó vừa là
mục tiêu cao cả mà con người hướng tới nhưng đồng thời cũng là động lực
thúc đẩy con người hành động.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trị, vị trí của
thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Trong quá trình đấu tranh xây dựng một xã hội mới, một xã hội văn
minh, tiến bộ, hạnh phúc, khơng có áp bức bóc lột, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa xã hội khoa học sớm nhận thấy thanh niên là một lực lượng cách mạng
hùng hậu cần phải được tổ chức, tập hợp lại để giáo dục và phát huy những
tiềm năng to lớn của họ. Với nhãn quang chính trị sâu sắc ấy, Mác- Ăngghen


14
và Lênin đã rất coi trọng việc tổ chức giáo dục cho thanh niên lý tưởng về
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mác viết: “nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ
nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ rằng, tương lai của giai

cấp họ và do đó tương lai của cả lồi người hồn tồn phụ thuộc vào việc giáo
dục thế hệ công nhân đang lớn lên” do đó, “cần phải bảo vệ nhi đồng và thiếu
niên công nhân khỏi những hậu quả tai hại của chế độ hiện đại”[31, tr.118].
Luận thuyết cách mạng đó của Mác đã khẳng định tính tất yếu của kế thừa
cách mạng không thể chỉ coi thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, có ý
nghĩa quyết định tới sự thành bại của cách mạng trong một thời điểm, một
giai đoạn cách mạng mà sẽ còn là lớp người cải biến xã hội, đem lá cờ của
Đảng đi tới thắng lợi cuối cùng. Còn Ăngghen khẳng định: Thanh niên khơng
thể đứng ngồi chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽ cuốn hút
giới trẻ vào đời sống chính trị. Ơng nhấn mạnh: Thanh niên khơng bao giờ
thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động,
họ khát khao lập chiến cơng và vì sự đổi mới họ sẵn sàng hiến dâng cả máu
và cuộc đời mình, thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những
mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Với khả năng to lớn ấy
cho nên: chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất của Đảng. Và vì
vậy, khái niệm: “Đội qn xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc
tế”, hoặc “Đội hậu bị của Đảng” đã được Ăngghen gắn với thanh niên.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen trong điều
kiện lịch sử mới, Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của
cách mạng”. Đánh giá rất cao tiềm năng của tuổi trẻ, từ cuối thế kỷ XIX khi
quan sát những bước phát triển của cách mạng Lênin đã thấy rất rõ trong
thanh niên công nhân có một khát vọng nồng cháy khơng gì kìm hãm được
với lý tưởng dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Lênin cho rằng công việc xây dựng
và phát triển xã hội mới văn minh và hiện đại phải thuộc về thế hệ trẻ; nhiệm


15
vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên. Đặt
niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ Lênin khẳng định: chúng ta đang đấu tranh
tốt hơn cha ông chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đấu tranh còn tốt hơn chúng ta

nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng.
Lênin cũng phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, coi thường và
không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng. Lênin khẳng
định rõ lập trường của những người cộng sản chân chính là cần phải giáo dục
cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân. Người nói: “là người cộng sản tức là phải tổ
chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục
và lý luận trong cuộc đấu tranh này. Lúc đó các đồng chí mới có thể bắt đầu
và hồn thành cơng cuộc xây dựng lâu đài của xã hội cộng sản chủ nghĩa”
[29, tr.254]. Lênin chỉ rõ cần phải tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc
lập và tự quản, các tổ chức đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo tư tưởng của
Đảng Cộng sản, phải cuốn hút thanh niên vào phong trào hành động cách
mạng; việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến
những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực.
Chính những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò
của thanh niên trong tiến trình phát triển của lịch sử lồi người là cơ sở lý
luận đem đến cho Hồ Chí Minh sự chuyển biến về chất trong nhận thức. Đây
là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những quan điểm về vai trị,
vị trí của thanh niên trong cách mạng Việt Nam.
1.2.2. Truyền thống cuả thanh niên Việt Nam trong lịch sử dựng
nước và giữ nước
Lịch sử ở tất cả các thời đại và trên toàn thế giới đều chứng minh rằng:
Thanh niên bao giờ cũng là lực lượng xung kích của quần chúng, của dân tộc


16
để làm nên mọi sự nghiệp lịch sử. Vai trò, vị trí của thanh niên Việt Nam đối
với lịch sử dựng nước và giữ nước thật vô cùng quan trọng.
Ngay từ những ngày mở đầu lịch sử của dân tộc, phần lớn các truyền
thuyết đều cho thấy thanh niên đã đóng góp một vai trị rất to lớn trong cơng

cuộc dựng nước và giữ nước. Những truyền thuyết gắn liền với các sự kiện ở
thời đại Vua Hùng đều biểu dương sức trẻ trong công cuộc chinh phục thiên
nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mai An Tiêm…), xây dựng đời sống tập qn
văn hố (Lang Liêu với sự tích bánh Chưng, Chử Đồng Tử…). Đặc biệt, trong
sự nghiệp giữ nước, câu truyện truyền thuyết về Thánh Gióng – cậu bé làng
Phù Đổng tuổi nhỏ trí lớn đã gánh vác việc nước, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân,
bảo vệ Tổ quốc thể hiện biểu tượng của ý chí độc lập tự do cho dân tộc ta.
Thanh niên dân tộc ta không ngừng phát huy mạnh mẽ vai trị to lớn của
mình trong tất cả các thời đại lịch sử, đặc biệt là trong công cuộc đánh giặc
cứu nước bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc. Trong suốt hơn một ngàn năm đất
nước ta bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ, tuổi trẻ các thế hệ Việt
Nam đã kế tiếp nhau luôn là lực lượng đi đầu trong các cuộc khởi nghĩa
chống lại ách thống trị và âm mưu đồng hoá của ngoại bang. Các nữ anh hùng
dân tộc trẻ tuổi trong buổi đầu đấu tranh chống Bắc thuộc như Trưng Trắc,
Trưng Nhị và sau đó là Triệu Thị Trinh có cơng nhen nhóm bó đuốc thiêng về
tinh thần quật khởi, thức tỉnh, cổ vũ và soi đường chỉ lối cho các thế hệ sau
nối tiếp vùng dậy tiêu diệt quan xâm lược, làm nên chiến thắng Bạch Đằng
đầu thế kỷ thứ X, mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập thời Đại Việt.
Đến thời nhà Trần, khi Đại Việt bị quân Nguyên xâm lược, Trần Quốc
Toản khi mới 15 tuổi đã tập hợp quân đội gồm hơn 1000 gia nơ và những
người thân tín đều cịn ở độ tuổi thanh niên chiến đấu anh dũng gây nhiều tổn
thất cho kẻ thù. Thời kỳ đất nước ta bị qn Minh đơ hộ, Nguyễn Trãi đã ni
trí lớn đền nợ nước, trả thù nhà sớm tìm đến tụ nghĩa cùng Lê Lợi ở đất lam


17
Sơn, kiên trì lãnh đạo cuộc kháng chiến hơn mười năm, quyết sạch quân Minh
ra khỏi bờ cõi. Nguyễn Trãi đã trở thành một vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn
võ song tồn. Ơng là con người tiêu biểu cho tinh thần văn hoá Việt Nam.
Vào cuối thế kỷ XVII, trước tình hình các tập đồn phong kiến cát cứ

thống trị chia cắt đất nước và hoạ xâm lăng của nước ngoài, người thanh niên
áo vải Nguyễn Huệ trở thành thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn lúc mới ngoài
20 tuổi. Dưới sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu
diệt được các thế lực phong kiến ở cả đàng trong và đàng ngoài, đánh tan 4
vạn quân Xiêm xâm lược ở phía Nam, quét sạch hơn 20 vạn quân Thanh ra
khỏi bờ cõi giải phóng Thăng Long thống nhất đất nước.
Trong lĩnh vực văn hố, lịch sử Việt Nam cịn ghi lại nhiều tài năng xuất
hiện khi còn rất trẻ. Ở thời Trần, Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi,
do có tài năng nên ông rất được trọng dụng, trở thành Thượng thư bộ Công.
Hay, Lê Văn Hưu 18 tuổi đỗ Bảng nhãn, được làm quan đến chức Thượng thư
Bộ binh, sau vào viện Quốc sử. Nguyễn Trung Ngạn 15 tuổi đỗ Hoàng Giáp,
được vua Trần cử giữ trọng chức ở đài ngự sử, sau được phong tới tước
công... Thời nhà Lê có Lê Trực, đỗ Trạng nguyên năm 26 tuổi, làm quan tới
chức Thư Trung Lệnh, ông là văn thần được vua Lê Thánh Tông rất quý
trọng. Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 23 tuổi, người đương thời gọi là
thần đồng, được nhà vua cử giữ chức Viện hàn lâm, chuyên soạn thảo giấy tờ
và chọn làm Sái phu của Hội tao đàn. Lê Quý Đôn, 27 tuổi đỗ Bảng nhãn, ơng
là nhà bách khoa có nhiều cơng trình nghiên cứu, biên soạn, sáng tác, nổi
tiếng nhất là các tác phẩm: Vân đài loại ngữ; Đại Việt thơng sử; Tồn Việt thi
lục; Kiến văn tiểu lục; Phủ biên tạp lục; Bắc sứ thông lục; Quần thư khảo
biện; Thư kinh diễn nghĩa; Quế đương thi tập. Phan Huy Ích, tuổi nhỏ học
giỏi đỗ đầu các kỳ thi Hương, thi Hội, lần lượt được giữ các chức vụ cao:


18
Hiến sát sứ Sơn Nam, Thanh Hoá, sau hợp tác với nhà Tây Sơn được thăng
chức Thượng thư Bộ Lễ…
Tiếp đó, theo thống kê sơ bộ, kể từ Nguyễn Trãi đầu thế kỷ XV đến
Nguyễn Khuyến đầu thế kỷ XX có 100 người đỗ đại khoa ở độ tuổi dưới 30
(xác định được năm sinh và năm thi đỗ) có công danh và tên tuổi được lưu

danh trong sử sách.
Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã thấm đượm
sâu sắc vào con người Hồ Chí Minh từ trẻ trở thành cơ sở tư tưởng, tình cảm
cho mọi suy nghĩ và hành động của Người trong suốt cuộc đời. Đồng thời, đó
cũng là cơ sở vững chắc để Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt ở con người
Việt Nam, vào tuổi trẻ Việt Nam. Niềm tin đó đã giúp Người xác định đúng
đắn lực lượng và động lực của cách mạng Việt Nam, nhìn thấy khả năng tiềm
tàng ở sức lực, trí tuệ và sự sáng tạo của thế hệ trẻ nước ta trong sự nghiệp
đánh đổ đế quốc và tay sai, cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp.
1.2.3. Vai trò của thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với thực
tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam
Tiếp nối truyền thống hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước, dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam lớp lớp thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng vơ sản cũng đã khẳng định được vai trị của mình trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội xứng đáng là đội quân xung kích, cánh tay đắc
lực, và đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Đối với lớp thanh niên cộng sản đầu tiên, cao trào đấu tranh những năm
1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh là trận thử lửa đầu tiên. Trong
trận này những người thanh niên cộng sản đã tỏ rõ lòng trung thành đối với
Đảng, phát huy vai trò nòng cốt, tập hợp vận động thanh niên xung kích đi
đầu trong các cuộc biểu tình, chống cướp đất, chống sưu cao thuế nặng và sự
khủng bố của kẻ thù. Vai trò của thanh niên cộng sản trong phong trào đã


19
được nhân dân và thanh niên cả nước đánh giá rất cao. Đó là những chiến sỹ
quả cảm, chiến đấu quên mình vì lý tưởng cách mạng của Đảng. Cũng chính
trong cao trào cách mạng ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng mở đầu
cho truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của thanh niên Việt Nam như:
Cao Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Cũng trong

trận thử lửa ấy, lịch sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người thanh niên
cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ “Con đường của thanh niên chỉ có
thể là con đường cách mạng chứ khơng thể có con đường nào khác”
Từ 1931-1945 dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong
các cao trào cách mạng, thanh niên luôn đứng đầu trong mọi cuộc đấu tranh,
họ chính là lực lượng châm ngòi pháo, mở đầu và dẫn đầu trong phong trào
đấu tranh biểu tình, đình cơng, bãi khố, chống sưu cao thuế nặng, chống đàn
áp khủng bố, chống chiến tranh, địi hồ bình, địi quyền tự do dân chủ, là lực
lượng chủ yếu trong các đội vũ trang tuyên truyền, Giải phóng qn, là những
người xung kích cùng tồn qn, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với tinh
thần đem sức ta mà giải phóng cho ta đã vùng dậy khởi nghĩa đánh đổ thực
dân Pháp và phát xít Nhật giành lại độc lập dân tộc.
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ củng cố chính quỳên cách mạng và trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đáp Lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, với ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập”, “Thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Cảm tử
cho Tổ quốc quyết sinh”, thanh niên cả nước đã anh dũng đứng lên một lịng
cùng tồn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập tự
do như: Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, La Văn
Cầu, Lê Gia Định…cùng hàng triệu thanh niên dũng cảm khác đã cống hiến
tuổi xuân, sức lực góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết


20
thúc thắng lợi vẻ vang 9 năm kháng chiến lâu dài gian khổ và vô cùng anh
dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ, ác liệt
nhất trong lịch sử. Giữ vững và phát huy truyền thống của dân tộc, hưởng ứng
lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”

thanh niên ở hai miền đất nước đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
tiếp bước cha anh.
Thanh niên miền Bắc hăng hái thi đua trên mọi mặt trận nơng nghiệp,
cơng nghiệp, quốc phịng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, y tế…Phong
trào “ba sẵn sàng” đã cuốn hút hàng triệu thanh niên bước vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước với khí thế cách mạng sơi sục. Với ý chí “tiền
tuyến gọi thanh niên sẵn sàng” hoặc “có lệnh là đi, có giặc là đánh”, “đã đánh
là thắng” hàng triệu thanh niên đã “xẻ dọc Trường sơn” hăng hái lên đường ra
mặt trận giết giặc lập công. Phong trào đã thực sự trở thành một cao trào cách
mạng của thanh niên trong những năm tháng tiến hành sự nghiệp chống Mỹ
cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Hoà với khí thế của thanh niên miền Bắc, ở miền Nam hàng triệu thanh
niên dũng cảm đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị, trong phong trào đồng
khởi. Với tinh thần “5 xung phong” thanh niên miền Nam không chỉ đánh
địch trên mặt trận quân sự mà còn đánh địch trên các mặt trận chính trị, binh
vận, kinh tế, văn hố…bằng tinh thần dũng cảm, mưu trí và sự thơng minh
của mình, các nữ thanh niên đã đóng góp tích cực vào những cuộc đấu tranh
của “đội quân tóc dài”. Những hành động thiết thực đó của thanh niên Việt
Nam đã góp phần khơng nhỏ vào chiến thắng chung của dân tộc.
Những tấm gương chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ
quốc của Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thái Bình, Thái Văn
A, Trần Văn Đang…một thế hệ thanh niên Việt Nam đi theo tiếng gọi thiêng


21
liêng của Tổ quốc đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
lần nữa đã chứng minh tinh thần quật cường của dân tộc trong bảo vệ những
thành quả cách mạng, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt và niềm tin tất
thắng vào con đường mà Đảng và Bác đã chọn đó là: Độc lập dân tộc gắn liền
chủ nghĩa xã hội.

1.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan
tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Bởi Người hiểu rằng, giáo dục là
phương tiện chủ yếu nhất để hình thành và phát triển nhân cách con người.
Đất nước “thịnh hay suy, yếu hay mạnh”, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, bồi
dưỡng con người, đặc biệt là những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, vì
ngày nay “chúng là nhi đồng, 11 năm sau chúng sẽ là công nhân, cán bộ”[37,
tr.7], là “chủ nhân tương lai của đất nước”. Do đó, giáo dục cho thanh niên lý
tưởng cách mạng cần phải được thực hiện các nội dung sau:
1.3.1. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí dân tộc tự cường và đạo
đức cách mạng cho thế hệ thanh niên
Sinh thời Hồ Chí Minh nhiều lần tâm sự, Người rất yêu mến thanh niên
và quan niệm: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên"[37,
tr.185]. "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,
đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai tức là các
cháu nhi đồng"[42, tr.488]. Thanh niên là lực lượng có sức sống mãnh liệt,
khát khao cải tạo thế giới, khát vọng vươn tới tiến bộ và cách mạng. Nếu
được trang bị tốt về tư tưởng, lý tưởng cống hiến, được đào tạo giỏi về chuyên


22
mơn thì tuổi trẻ sẽ vượt lên khó khăn để tiến bộ. Vận mệnh của đất nước, sự
phát triển của xã hội, phụ thuộc vào thanh niên.
Chính quyền cách mạng ra đời, khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "cốt nhất là phải dạy
cho học trò yêu nước, thương nịi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường,

quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nơ lệ"[37, tr.102]. Được
Quốc hội khóa I giao trọng trách Trưởng ban soạn thảo Hiến pháp mới của đất
nước, Hồ Chí Minh cũng khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là
"đặc biệt chú trọng giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”[41,
tr.593]. Chuẩn bị cho việc đi vào cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh căn dặn “Đồn
viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng
ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ
nghĩa vừa hồng vừa chuyên” "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết"[44, tr.498]
Trong công tác giáo dục thanh niên, cách thức diễn đạt tuy khác nhau,
nhưng nội dung: Phải có lịng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí tự lực, tự
cường ln được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Người đặt câu hỏi Thanh
niên phải làm gì?, câu trả lời là: "Thanh niên cần phải có chí tự động, tự
cường, tự lập. Phải có khí ham làm việc, chứ khơng ham địa vị"[37, tr.375].
Coi trọng vai trị lịng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí tự lực tự
cường với việc xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân tộc, Hồ Chí Minh ln
phấn đấu khơng mệt mỏi xây dựng tình đồn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhân dân các nước thuộc
địa phụ thuộc và nhân dân tiến bộ các nước khác. Trong quan niệm của
Người, lịng u nước ln ln gắn liền với tinh thần quốc tế và là cơ sở, bộ
phận của tinh thần quốc tế. Người chỉ rõ: "Tinh thần yêu nước chân chính


23
khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận
của tinh thần quốc tế"[38, tr.172].
Là biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, tự cường dân tộc, ở tuổi
thanh niên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ một tấm lòng
yêu nước nồng nàn như biết bao con người Việt Nam yêu nước khác. Năm

1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênin làm cho Người cảm
động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng. Từ đó, Người hồn tồn tin theo Lênin và
Quốc tế III. Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh
cho biết: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa
cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, theo Quốc tế thứ ba"[35, tr.128].
Thấy rõ sức mạnh của thanh niên, cuối năm 1924, tại Quảng Châu
(Trung Quốc), Người đã tập hợp những người Việt Nam yêu nước trẻ tuổi lại
trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để đào tạo, bồi dưỡng, làm
hạt nhân cho phong trào cách mạng Việt Nam và sau này Hội trở thành tổ
chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người thanh niên ấy
chính là lớp thanh niên đầu tiên đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho đất
nước, được ghi danh trong lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc, của thế
hệ thanh niên Việt Nam như: Trần Phú, Ngơ Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn
Văn Cừ, Hồng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai...
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc
cho thanh niên gồm những nội dung cụ thể sau:
Một là, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khơng lùi
bước trước mọi khó khăn, gian khổ
Lịch sử dân tộc Việt Nam với hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước đầy gian nan thử thách đã trở thành truyền thống lâu đời, mang đậm
tính nhân dân và tính dân tộc. Đó là một di sản vô giá, là nền tảng cho công


24
cuộc phục hưng đất nước. Trong giáo dục truyền thống văn hóa q báu của
dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao việc giáo dục truyền thống yêu nước,
tinh thần "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do". Tự hào trước những trang sử
giữ nước oai hùng, những chiến công hiển hách của dân tộc, Người nhắc nhở
thanh niên phải biết ơn và ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, vì các

vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, dân tộc ta phải đương đầu
với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
và nhiều cường quốc đế quốc chủ nghĩa thời cận - hiện đại. Vì vậy, con đường
sống còn và chiến thắng của dân tộc ta là phải động viên sức mạnh vật chất,
tinh thần của cả dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhiệm
vụ ln đặt ra hết sức khó khăn, nặng nề. Nó khơng chỉ địi hỏi tinh thần
quyết tâm cao, mà còn đòi hỏi sự hy sinh của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Do
đó, Người đã chú trọng giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên ý chí tự lập, tự
cường để vươn lên, không chịu khuất phục để giành chiến thắng.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
trong bài Nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường Trung học
Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương (Hà Nội), ngày 18-12-1954, Hồ Chí
Minh đã đặt câu hỏi: "Học để phụng sự ai?". Người trả lời: "... Để phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh...."[39, tr.398399]. Nhưng muốn lý tưởng ấy trở thành hiện thực, trước hết cần phải hành
động, phải phấn đấu để vượt qua những gian khổ, khó nhọc, phải kiên trì...
Chính vì thế thanh niên cần phải có ý chí, có nghị lực. Người khun thanh
niên: "Khơng có việc gì khó; chỉ sợ lịng khơng bền; đào núi và lấp biển;
quyết chí ắt làm lên"[38, tr.95]
Cũng như vậy, trong năm điều Bác Hồ dạy thanh niên, điều đầu tiên
Người nhấn mạnh là: "Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước,


25
hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua tăng
gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước" [43, tr.504] .
Hai là, giáo dục nhận thức về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân vì lợi ích tối cao của Tổ quốc

Nhờ có đồn kết, dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, đánh
thắng các đế quốc lớn mạnh, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chính vì
vậy Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục cho thanh niên truyền thống đại
đoàn kết dân tộc. Người đã đúc kết thành một quy luật của lịch sử: Đồn kết
là sức mạnh vơ địch của chúng ta. "Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành
cơng, thành cơng, đại thành công!". Người viết những câu hết sức xúc động
về tinh thần đoàn kết thống nhất của nhân dân ta, của dân tộc ta trong công
cuộc dựng nước và giữ nước chính là để nhắc nhở mỗi người Việt Nam, đặc
biệt là thanh niên, trong mọi hoàn cảnh cũng phải đoàn kết thương yêu, giúp
đỡ lẫn nhau: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". "Đồng bào
Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay NaBa và
các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.
Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sơng có
thể cạn, núi có thể mịn, nhưng lịng đồn kết của chúng ta không bao giờ
giảm bớt"[36, tr.217].
Ba là, giáo dục ý thức phát huy truyền thống lao động cần cù, tinh thần
hiếu học của cha ơng
Con người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chịu thương, chịu
khó, tinh thần hiếu học, trọng học, truyền thống tôn sư, trọng đạo. Trong công
cuộc đấu tranh, xây dựng, bảo vệ đất nước, với biết bao khó khăn, gian khổ
sự cần cù lao động và học tập là yêu cầu rất cần thiết ở mỗi thanh niên. Vì


×