Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay luận văn ths quốc tế học 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 133 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng Đại học khoa học XÃ hội và nhân văn

---------------------------Khúc Diệu Huyền

Vấn đề đói nghèo trong quan
hệ quốc tế hiện nay

Luận văn thạc sĩ ngành Quèc TÕ häc

Hµ Néi -2008


Đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng Đại học khoa học XÃ hội và nhân văn

---------------------------Khúc Diệu Huyền

Vấn đề đói nghèo trong quan hệ
quốc tế hiện nay
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
MÃ số: 60.31.40

Luận văn thạc sĩ ngành Quốc Tế học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Khắc Nam

Hà Nội -2008


Mục lục


Phần mở đầu ................................................................................................................. 6
Ch-ơng 1: Khái quát về vấn đề đói nghèo .............................................. 10
1.1 Vài nét về đói nghèo .................................................................................................. 10
1.1.1 Khái niệm đói nghèo .............................................................................................. 10
1.1.2 Phân loại đói nghèo ............................................................................................... 12
1.1.3 Chuẩn đói nghèo .................................................................................................... 15
1.2 Nguyên nhân đói nghèo............................................................................................. 17
1.2.1 Các nguyên nhân tự nhiên .................................................................................... 18
1.2.2 Các nguyên nhân nhân tạo ................................................................................... 21
Ch-ơng 2. Thực trạng Vấn đề đói nghèo và tác động của nó đối
với quan hệ Quốc Tế ............................................................................................ 28
2.1 Tình hình ®ãi nghÌo hiƯn nay ................................................................................... 28
2.1.1 T×nh h×nh ®ãi nghÌo trên thế giới ........................................................................... 28
2.1.2 Tình hình đói nghèo tại Việt Nam........................................................................... 36
2.2 Tác động của vấn đề đói nghèo ®èi víi Quan hƯ qc tÕ ...................................... 38
2.2.1 Trong lÜnh vùc an ninh - chÝnh trÞ .......................................................................... 38
2.2.2. Trong lÜnh vùc kinh tÕ ............................................................................................ 43
2.2.3 Trong lÜnh vùc x· héi và các vấn đề toàn cầu khác ............................................... 51
Ch-ơng 3: Hợp tác quốc tế trong việc khắc phục nạn
đói nghèo .................................................................................................................... 54
3.1 Các nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong việc khắc phục nạn đói nghèo ............. 54
3.2 Hợp tác giữa các quốc gia trong việc khắc phục nạn đói nghèo ............................ 81
3.3 Hợp tác của Việt Nam trong việc khắc phục nạn đói nghèo .................................. 92
Kết luận ..................................................................................................................... 100
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 105
Phụ lục ........................................................................................................................ 115

1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AU

African Union
Liên minh Châu Phi

CPRGS

Comprehensive Poverty Reduction and Growth
Strategy
Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm
nghèo

CFS

Committee of Food Security
Uỷ ban An ninh Lương thực

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

FDI


Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngồi

G-8

Group -8
Nhóm 8 nước phát triển

GDP

Gross Domestic Products
Tổng sản lượng quốc nội

GNI

Gross National Income
Tổng Thu nhập Quốc nội

GNP

Gross National Products
Tổng Sản lượng Quốc dân

28


HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

IBRD

International Bank of Reconstruction and Development
Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế

IDA

International Development Associations
Tổ chức phát triển quóc tế

ILO

Internation Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế

IMF

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

INGO

International Non-governmental Organizations
Tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế

OAU

Organization of African Union

Tổ chức thống nhất Châu Phi

ODA

Official Development Assistance
Viện trợ Phát triển Chính thức

OECD

Organization for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

MDG

Millennium Development Goals
Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

NGO

Non - governmental Organizations
Tổ chức phi Chính phủ

SAARC

South Asian Assciation for Regional Cooperation
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

29



SPFS

Special Programme for Food Security
Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực

TCP

Technical Cooperation Program
Chương trình hợp tác kỹ thuật

UN

United Nations
Liên hợp quốc

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp
Quốc

UNICEF


The United Nations Children’s Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

UNDP

United Nations Development Program
Chương trình phát triển Liên hợp quốc

UNHCR

United Nation's High Commissioner for Refugees
Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

30



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình nghèo nàn trên thế giới ......................................................... 29
Bảng 2.2: Vốn ODA cung cấp bởi một số nước phát triển (2004) ......................... 51
Sơ đồ 3.1: Tổng trị giá cho vay của IBRD - IDA theo lĩnh vực năm
tài khoá 2004......................................................................................... 79
Bảng 3.2: Xu thế ODA 1990 - 2005 ....................................................................... 84
Bảng 3.3: FDI theo vùng nhận đầu tư và một số nền kinh tế chính 2004 – 2006 . ..87

28


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới mất cân bằng, vừa giàu lại vừa
nghèo. "Dân số thế giới hiện có khoảng 6,5 tỷ người, 1 tỷ người trong số đó
chiếm 80% thu nhập trong khi đa số cịn lại (hơn 5 tỷ người) lại chỉ chiếm khoản
thu nhập nhỏ nhoi, ít hơn 20% [19]." Thu nhập trung bình trong 20 nước giàu
nhất gấp 37 lần mức trung bình của 20 nước nghèo nhất, và khoảng cách này đã
tăng gấp đôi trong 40 năm qua. "Khoảng 2,8 tỷ người tức là hơn một nửa dân số
các nước đang phát triển- có mức sống chưa tới 2 USD/ngày. 1,2 tỷ người trong
số đó có thu nhập dưới 1 USD/ngày. Giảm tỷ lệ đói nghèo, trong khi dân số thế
giới khơng ngừng tăng lên- với mức ước tính là khoảng 3 tỷ người trong vòng 50
năm tới là một thách thức to lớn [18]."
Đói nghèo là kết quả của các q trình kinh tế, chính trị và xã hội tương tác
với nhau. Đói nghèo hiện được coi là thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối
mặt trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, các cố gắng trong xố đói giảm nghèo vẫn chưa
được coi trọng như nhiều vấn đề chính trị và kinh tế khác.
Nghiên cứu về vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay có ý nghĩa

quan trọng cả về mặt khoa học lẫn trên thực tiễn.
- Về mặt khoa học:
+ Thứ nhất, đề tài này tổng hợp lại một cách hệ thống những tư liệu về vấn
đề đói nghèo, luận văn đã cố gắng bước đầu tìm hiểu về vấn đề đói nghèo trên
thế giới cũng như những đóng góp của hợp tác quốc tế trong xố đói giảm nghèo
+ Thứ hai: luận văn là sự kết hợp và áp dụng những kiến thức đa ngành trong
nghiên cứu quốc tế học vào một lĩnh vực cụ thể là tìm hiểu và phân tích vấn đề

28


đói nghèo dưới góc độ quốc tế và từ đó nghiên cứu tác động của vấn đề toàn cầu
này trong quan hệ quốc tế.
Đây chính là ý nghĩa khoa học của đề tài.
- Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu về vấn đề đói nghèo và tác động của đói nghèo trong quan hệ
quốc tế, tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn khái qt về vấn đề đói nghèo,
thực trạng đói nghèo, tác động và hợp tác quốc tế trong giải quyết vấn đề đói
nghèo. Nghiên cứu về vấn đề tồn cầu này và tác động của nó trong quan hệ
quốc tế góp phần bổ sung một cách nhìn mới về đói nghèo dưới góc độ quốc tế,
từ đó phân tích, tìm hiểu các yếu tố mang tính quốc tế của vấn đề này, đồng thời
chỉ ra những tồn tại cần phải khắc phục. Đói nghèo là vấn đề hiện đang tác động
đến Việt Nam, tìm hiểu đói nghèo và tác động trong quan hệ quốc tế nhằm giúp
tìm hiểu sâu hơn về tác động của vấn đề đối với Việt Nam. Qua đó để khắc phục,
khai thác những yếu tố tích cực trong quan hệ quốc tế nhằm phục vụ cho cơng
cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn “Vấn đề đói nghèo
trong quan hệ quốc tế hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đói nghèo là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được nhiều

người nghiên cứu và phân tích sâu dưới góc độ quốc tế. Chỉ có một số các ấn
phẩm từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc, Tổ chức
Nông lương Thế giới hoặc các tổ chức phi chính phủ khác nghiên cứu về vấn đề
này. Tuy nhiên, phần lớn các ấn phẩm này chủ yếu phân tích hiện tượng đói
nghèo, các phương hướng giải quyết, các chương trình xố đói giảm nghèo và
thành tựu đạt được mà chưa xét tới góc độ phân tích quốc tế. Trong khn khổ

29


bài luận văn, người viết mong muốn có được một cái nhìn khái qt về vấn đề
đói nghèo trên thế giới hiện nay đồng thời thấy được tác động của nó trong quan
hệ quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình đói nghèo trên thế giới và tác
động của đói nghèo đối với quan hệ quốc tế.
Đói nghèo khơng phải là hiện tượng mới mà đã có từ lâu trong lịch sử. Bên
cạnh đó đói nghèo cũng khơng phải là hiện tượng của riêng vùng nào đó mà là
hiện tượng có tính phổ biến trên tồn thế giới. Trong phạm vi của một bản khoá
luận khi nghiên cứu về vấn đề này, người viết không đi sâu vào phân tích từng
khía cạnh riêng biệt của đói nghèo trên từng vùng cụ thể mà chỉ nêu một cách
khái quát tình hình vấn đề đói nghèo trên thế giới hiện nay. Đồng thời, cung cấp
những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề đói nghèo. Bài viết chỉ bước đầu phân
tích, nhận xét về vấn đề đói nghèo, tác động trong quan hệ quốc tế lý giải chúng
dựa trên bối cảnh quan hệ quốc tế cụ thể. Từ đó đưa ra một cách tiếp cận mới
vấn đề này cũng như tác động của nó trong quan hệ quốc tế.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, bài viết được cấu trúc thành ba
chương:
- Chương 1: Khái quát về vấn đề đói nghèo. Chương 1 giới thiệu những

nội dung cơ bản về đói nghèo như khái niệm, phân loại và các quan điểm khác
nhau về đói nghèo. Đồng thời, chương 1 cũng đưa ra các nguyên nhân của tình
trạng đói nghèo mà cụ thể ở đây được chia thành hai nhóm nguyên nhân lớn: các
nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo.

30


- Chương 2: Thực trạng Vấn đề đói nghèo và tác động của nó đối với
quan hệ quốc tế. Chương 2 tập trung phân tích về thực trạng tình hình đói nghèo
trên thế giới thơng qua một số phương diện như: lương thực, nước, chỗ ở, giáo
dục, y tế, thu nhập, việc làm. Qua đó đưa ra những nhận định về thực trạng tình
hình đói nghèo. Tình hình đói nghèo tại Việt Nam cũng được đề cập đến qua một
số thơng số cơ bản để có thể so sánh với thực trạng chung trên thế giới. Bên cạnh
đó chương 2 phân tích các tác động của vấn đề đói nghèo đối với quan hệ quốc
tế trên các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, xã hội và các vấn đề toàn cầu khác.
- Chương 3: Hợp tác quốc tế trong việc khắc phục nạn đói nghèo. Chương 3
tìm hiểu các nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, hệ thống các tổ
chức Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức Phi Chính phủ trong
việc khắc phục nạn đói nghèo. Hợp tác giữa các quốc gia trong việc khắc phục
nạn đói nghèo được xem xét trên hai bình diện hợp tác Bắc – Nam và hợp tác
Nam – Nam để thấy được nỗ lực của cả nước giàu và nước nghèo trong cuộc
chiến chống đói nghèo. Phần cuối của chương 3 là một vài nét về tình hình hợp
tác quốc tế của Việt Nam trong việc khắc phục nạn đói nghèo, những nỗ lực và
kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Qua đó người đọc có thể
thấy được các nỗ lực mang tính quốc gia và quốc tế trong cuộc chiến chống đói
nghèo được nhìn nhận một cách khách quan dưới góc độ quốc tế.
Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra các bản phụ lục, với tư cách như một nguồn
tài liệu tra cứu, về các số liệu, chỉ số về đói nghèo và các biểu bảng số liệu.


31


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO
1.1 Vài nét về đói nghèo
1.1.1 Khái niệm "Đói nghèo"
Khái niệm đói nghèo (poverty) là một khái niệm khá rộng với nhiều cách
định nghĩa khác nhau. Đối với mỗi người, mỗi cách tiếp cận, đói nghèo lại được
thể hiện các khía cạnh rất riêng của nó. Trong luận văn này, đói nghèo được
hiểu là một từ chứ khơng phải hai từ vì đói và nghèo liên quan chặt chẽ đến
nhau. "Đói" hiện nay là tình trạng cao nhất của đói nghèo và là tiêu điểm của sự
quan tâm quốc tế; còn "nghèo" là trạng thái vật chất gắn chủ yếu với cá nhân và
là đối tượng khắc phục của quốc gia. Đói là biểu hiện cao nhất của nghèo, và
ngược lại nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến đói. Thuật ngữ "đói nghèo" được
sử dụng trong bài chính nhằm phản ánh mối quan hệ qua lại giữa "đói" và
"nghèo". Đói nghèo ngày càng được coi là vấn đề tồn cầu bởi tính cách nhân
đạo và hậu quả quốc tế của nó.
Khái niệm đói nghèo được thể hiện một cách khá đầy đủ theo nghĩa rộng
và hẹp:
- Theo nghĩa hẹp, đói nghèo được hiểu là sự thiếu những nhu cầu cơ bản
cần thiết cho sự tồn tại như các nhu cầu ăn, mặc, ở.
- Cịn theo nghĩa rộng, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn lương thực, thực
phẩm về cả lượng lẫn chất một cách trầm trọng và kéo dài, cũng như thiếu các
phương tiện để thoả mãn các nhu cầu cơ bản này.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, Đói nghèo là tình trạng vơ cùng
thiếu thốn - do khơng có đủ nguồn lực đáp ứng các nhu cầu cá nhân cơ bản.
Nghèo thường đi kèm với đói. Tình trạng đói nghèo cũng đồng nghĩa với khơng
có chỗ ở, nước sạch. Đói nghèo cũng làm cho người ốm khơng thể đi khám bác
sĩ, người mù chữ khơng được đến trường, tình trạng thiếu công nhân lành nghề
và thất nghiệp phổ biến. Đói nghèo cũng đồng nghĩa với việc lo sợ về tương lai,

sống ngày nào biết ngày đấy. Nghèo đói làm cho mọi người cảm thấy khơng có
quyền lực, cuộc sống của bản thân cũng khơng lo được, nói gì đến khả năng tác


động đến những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Đói nghèo là điều
khơng ai muốn [8, tr.11].
Đói nghèo kìm hãm sự phát triển của cộng đồng, quốc gia, gây ra những
tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc
tế. Đói nghèo dẫn đến khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước, gây tác
động ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thế giới. Đói nghèo dẫn đến sự bất
bình đẳng trong các mối quan hệ giàu-nghèo, dẫn đến những ảnh hưởng mang
tính tiêu cực thậm chí cực đoan về chính trị và an ninh. Sự bất lực của nhà nước
và cộng đồng trong việc triển khai những cơ chế nhằm giảm bớt hoặc hạn chế
tối đa những rủi ro mà người nghèo gặp phải cũng là nguyên nhân gây ra nguy
cơ dễ bị tổn thương của người nghèo. Có thể nói, đói nghèo được hiểu là tình
trạng mà con người muốn thốt khỏi, muốn vượt qua để được hưởng các điều
kiện cơ bản của cuộc sống.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mất cân bằng, vừa giàu lại vừa
nghèo. Để dễ hình dung, theo một nghiên cứu toàn diện của Viện nghiên cứu
Kinh tế phát triển thế giới có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan so sánh: "Sự mất
bình đẳng này tương tự trong một nhóm mười người, có một người chiếm đến
99% chiếc bánh và chín người khác chia nhau 1% cịn lại." Bất bình đẳng trong
thu nhập giữa các nước trên thế giới đã tăng mạnh trong 20- 25 năm qua, mặt
khác việc phân phối thu nhập không đồng đều lại đang làm chênh lệch giàu
nghèo ngay trong bản thân những nước đó trở thành một vấn đề xã hội lớn
[43]".
Theo báo cáo của Tổ chức Nơng lương Thế giới (FAO) trung bình một
ngày có khoảng 25.000 người chết vì đói nghèo. 850 triệu người trên thế giới
được xếp vào diện đói ăn, số người này nhiều hơn số dân của Mỹ, Canada và
Liên minh Châu Âu. Chỉ ở các nước đang phát triển, con số người đói đã lên tới

815 triệu người, 1/3 trong số đố sống ở khu vực Châu Phi cận Sahara. "Tính đến
tháng 3 năm 2005 của FAO, trên thế giới có 36 nước đang đối mặt với nạn


nghèo đói trong đó có 23 quốc gia Châu Phi, bảy quốc gia Châu Á/ Cận Đông,
năm quốc gia Châu Mỹ La Tinh và một quốc gia Châu Âu [43].
Tình trạng nghèo đói cũng thúc giục mọi người hành động vì người nghèo,
địi hỏi thay đổi thế giới để ngày càng có nhiều người có cái ăn, chỗ ở, được
chăm sóc y tế, tiếp cận giáo dục, có khả năng chống lại bạo lực và có tiếng nói
trong cộng đồng.
1.1.2 Phân loại đói nghèo
Có nhiều cách phân loại đói nghèo khác nhau. Căn cứ theo quy mô và thời
gian tác động, người ta phân chia đói nghèo thành 4 loại cơ bản sau:
- Đói nghèo chu kỳ (Cyclical poverty): Là loại đói nghèo trong tồn bộ dân
cư nhưng diễn ra trong một thời gian hạn chế và có thể lặp đi lặp lại [19].
Cuộc đại suy thoái (Great Depression) trong những năm 1930 là một ví dụ
tiêu biểu cho đói nghèo chu kỳ mà nguyên nhân chủ yếu là sự dao động trong
chu kỳ kinh doanh, sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. Đói nghèo chu kỳ
được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, thành
lập quỹ bình ổn giá cả, dự trữ lương thực, xây dựng các chính sách tài chính,
các quy định và nhiều chính sách khác nhằm kích thích nền kinh tế, tạo công ăn
việc làm cho người thất nghiệp...
- Đói nghèo tập thể (Collective poverty): Khác với đói nghèo chu kỳ
thường mang tính tạm thời, sự đói nghèo phổ biến hay đói nghèo tập thể liên
quan đến sự thiếu thốn thường xuyên các phương tiện đảm bảo những nhu cầu
cơ bản. Tình trạng này có thể là chung cho mức sống bình qn trong xã hội
hoặc có thể tập trung vào một nhóm đối tượng lớn trong một xã hội thịnh
vượng. Đói nghèo tập thể diễn ra thường xuyên và thậm chí có thể truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác [19].
Ví dụ như tình trạng đói nghèo tập thể tương đối phổ biến và kéo dài ở

nhiều nước Châu Á, Trung Đông và hầu hết Châu Phi, một phần lớn Nam Mỹ,
Trung Mỹ. Nguyên nhân của đói nghèo tập thể thường liên quan đến trình độ
kinh tế kém phát triển vì vậy giải pháp chính ở đây chính là cải thiện nền kinh


tế, tăng GNP thông qua phát triển nông nghiệp hoặc cơng nghiệp hố, giảm dân
số nhằm giảm gánh nặng cho xã hội.
- Đói nghèo tập thể tập trung (Concentrated collective poverty): Chính là
đói nghèo tập thể nhưng khác với đói nghèo tập thể ở chỗ chỉ tập trung vào
nhóm lớn của xã hội mà khơng phải chung cho tồn xã hội [19].
Đói nghèo tập thể tập trung cũng diễn ra trong nhiều nước công nghiệp hay
các nước tương đối phát triển khác, thường tập trung ở dân cư sống tại các khu
ổ chuột trong thành phố, tại các vùng không có cơng nghiệp hoặc vùng cả cơng
nghiệp và nơng nghiệp đều kém hiệu quả. Nguyên nhân thường do tình trạng
phân hố cao trong xã hội, những nhóm người này có địa vị kinh tế- xã hội thấp
kém khiến cho họ không chỉ thiếu năng lực tiếp cận nguồn lương thực mà cịn là
nạn nhân của sự bất bình đẳng trong phân phối, thu nhập... Nhóm người này
thường có tỷ lệ tử vong cao, y tế nghèo nàn, trình độ giáo dục thấp, đại bộ phận
thất nghiệp hoặc làm các công việc khơng cần kỹ năng và cơng việc mang tính
khơng ổn định.
- Đói nghèo điểm (Case poverty): Là hình thức đói nghèo giống với đói
nghèo tập thể ở tính tương đối bền vững nhưng lại khác ở sự phổ biến. Đói
nghèo điểm phản ánh sự thiếu khả năng của cá nhân hay gia đình để đảm bảo
các nhu cầu tối thiểu thậm chí cả khi xã hội xung quanh là thịnh vượng.
Đói nghèo điểm thường tập trung vào các đối tượng là những người già
không nơi nương tựa, những người bị bệnh kinh niên, những người bị bệnh thần
kinh, người mù, người gặp khó khăn về sức khỏe...nhìn chung phần lớn họ
khơng có khả năng lao động để đảm bảo cuộc sống. Ngồi ra cịn có một nhóm
khác liên quan gồm những người có năng lực lao động bình thường nhưng vì
nhiều lý do khác nhau mà trở nên đói nghèo như hoang phí, lười lao động, sa cơ

lỡ vận, đông con, hay mắc phải các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút). Giải pháp
chung cho cả hai nhóm người đói nghèo điểm này thường là giáo dục, tạo cơng
ăn việc làm thích hợp, hay tạo nơi cư trú, giúp đỡ về kinh tế, và các biện pháp
mang tính từ thiện khác...


Trong cách phân loại trên, đói nghèo chu kỳ khác với đói nghèo tập thể,
đói nghèo tập thể tập trung và đói nghèo điểm ở chỗ chỉ diễn ra theo chu kỳ, cịn
ba hình thức cịn lại đều diễn ra lặp đi lặp lại và kéo dài liên tục về mặt thời
gian. Đói nghèo chu kỳ và đói nghèo tập thể lại khác với đói nghèo tập thể tập
trung và đói nghèo điểm về khơng gian. Bởi lẽ, nếu như đói nghèo chu kỳ và
đói nghèo tập thể diễn ra trên một không gian rộng với số lượng người bị ảnh
hưởng rất lớn thì đói nghèo tập thể tập trung và đói nghèo điểm chỉ diễn ra trong
một khơng gian hẹp và ở một bộ phận dân cư nhất định.
Bên cạnh cách phân loại trên, căn cứ vào cấp độ của đói nghèo người ta
chia đói nghèo thành: đói nghèo tuyệt đối và đói nghèo tương đối.
- Đói nghèo tuyệt đối: Đói nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới
ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu
tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ, trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm
cách vượt quá sức tưởng tượng". Ngân hàng thế giới (World Bank) xem thu
nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với đôla thế
giới để thoả mãn như cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn đói nghèo tuyệt
đối.
- Đói nghèo tương đối: Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, đói
nghèo được định nghĩa dựa vào hồn cảnh xã hội của cá nhân. Đói nghèo tương
đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và
phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với
sự sung túc của xã hội đó.
1.1.3 Chuẩn đói nghèo
Hàng năm, vào ngày 17 tháng 10, cả thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc

tế Xố đói giảm nghèo để thể hiện sự quan tâm tới những người vẫn đang sống
trong cảnh đói nghèo. "Tình trạng nghèo khổ tồn tại trong mọi xã hội, kể cả ở
những nước giàu nhất thế giới, ở đó hiện cịn hơn 100 triệu người có mức thu
nhập dưới mức nghèo khổ [48]. Ngân Hàng Thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày
theo sức mua tương đương của địa phương (so với USD thế giới) để thoả mãn


nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những
bước sau đó, các trị ranh giới nghèo tuyệt đối cho từng địa phương hay từng
vùng được xác định: từ 2 USD/ngày cho Châu Mỹ Latinh và Caribê đến 4
USD/ngày cho những nước Đông Âu; cho đến 14,40 USD/ngày cho những
nước công nghiệp (UNDP 1997).
Trong chất lượng sống nói chung, người ta có nhiều chỉ số khác nhau để
phản ánh và so sánh. Có bốn hệ cơ bản:
- Thứ nhất là Cấp hạng kinh tế và xã hội (Economic and Social Rank) được
tính theo quốc gia và 11 biến số khác nhau (5 biến số liên quan đến sức khoẻ, 5
biến số liên quan đến giáo dục và biến số còn lại là GNP theo đầu người)
- Thứ hai là Chỉ số Chất lượng sống Vật chất (Physical Quality of Life
Index- PQLI) dựa vào tỉ lệ tử vong trẻ em, tuổi thọ, và tỉ lệ biết chữ.
- Thứ ba là Chỉ số tiến bộ xã hội (Index of Social Progress) gồm 44 chỉ số
liên quan đến y tế, giáo dục, phúc lợi, kinh tế, ổn định chính trị...
- Thứ tư là Chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI)
do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc- UNDP đưa ra và gồm 3 thành phần
chính: tuổi thọ (đo bằng sự kéo dài cuộc sống), tri thức (đo bằng tỉ lệ người
trưởng thành biết chữ và số năm học tập) và tiêu chuẩn sống (đo bằng sức mua).
Nhìn chung các hệ số khác nhau bởi vì quan niệm về những mối liên hệ
giữa chúng khác nhau. Hiện nay, chúng ta thường sử dụng Chỉ số phát triển con
người - HDI vì HDI đang ngày càng có ý nghĩa với nền kinh tế tri thức (nền
kinh tế có sự tăng trưởng dựa vào sản xuất và phân phối tri thức như một hàng
hoá hoặc dịch vụ tri thức. HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa

là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ
phát triển con người càng thấp [76].
Trong hơn 20 năm qua, quá trình đổi mới đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong việc tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, số
người nghèo vẫn cịn rất nhiều và giúp họ thốt nghèo là một trong những ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ. Để đánh giá về nghèo đói cũng như xác định


chuẩn đói nghèo, một loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển xã hội đang
được sử dụng ở Việt Nam:
- "Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội dùng phương pháp dựa trên thu
nhập hộ. Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ ở
dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và
miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có thu nhập dưới ngưỡng
nghèo.
- Tổng cục Thống kê thì dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người để
tính tỷ lệ nghèo. Theo đó xác định ngưỡng tiêu dùng dựa trên chi phí cho một
giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho
lương thực phải đủ đảm bảo 2.100 calo mỗi ngày cho một người. Các hộ được
coi là thuộc diện nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ để đảm bảo giỏ
tiêu dùng này.
- Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tính chỉ số Phát triển con người
(HDI) ở cấp tỉnh qua việc đo thành tựu của đất nước ở 3 khía cạnh phát triển
của con người: tuổi thọ, tri thức và mức sống thoả đáng" [1].
Theo Quyết định số 143/2001/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
27/09/2001 phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo giai
đoạn 2001-2005". Theo đó chuẩn đói khơng còn được đặt ra, do Việt Nam đã
đạt mức dư thừa lương thực. Chuẩn nghèo gồm 3 mức: Đối với nông thôn miền
núi và hải đảo: dưới 80.000 đồng/người/tháng (tức 960.000 đồng/người/năm);
Đối với nông thôn, đồng bằng: dưới 100.000 đồng/người/tháng (tức 1.200.000

đồng/người/năm); Đối với thành thị: dưới 150.000 đồng/người/tháng (tức
1.800.000 đồng/người/năm). Mức chuẩn nghèo này đã tăng khoảng 1,5 lần so
với chuẩn nghèo được đặt ra trong giai đoạn trước đó, tuy nhiên mức này vẫn
cịn thấp hơn so với mức chuẩn của thế giới.
Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
08/07/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì
ở khu vực nơng thơn những hộ có mức thu nhập bình qn từ 200.000


đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu
vực thành thị những hộ có thu nhập bình qn từ 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
1.2 Nguyên nhân đói nghèo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trong đó hạn hán, chiến tranh và
nghèo nàn có lẽ là ba nguyên nhân phổ biến nhất. Xét một cách tổng thể,
nguyên nhân dẫn đến đói nghèo có thể chia thành hai nhóm chính: các ngun
nhân tự nhiên và các nguyên nhân do con người gây ra.

1.2.1 Các nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân tự nhiên là nguyên nhân lớn gây ra những tác hại không nhỏ
và là nguyên nhân trực tiếp gây nên nạn đói nghèo trên thế giới. Nguyên nhân
tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên mang tính lịch sử xảy ra trên nhiều vùng
trên thế giới như hạn hán, mưa bão, lụt lội, nóng lạnh bất thường, núi lửa, sóng
thần, bệnh tật của cây cối và động vật, sâu bệnh và côn trùng... Những nguyên
nhân tự nhiên có đặc điểm thường nằm ngồi khả năng kiểm soát và đoán định
của con người và thường để lại những hậu quả gây tác động lớn đến sự phục hồi
cuộc sống bình thường của con người tại những vùng đất mà nó tác động. Bởi
lẽ, các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và
những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do
nguồn thu nhập của họ rất bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả

năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc
làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ...). Với khả năng kinh tế mong
manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nơng thơn, những đột biến này
sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
- Hạn hán: là nguyên nhân tự nhiên phổ biến nhất và là nguyên nhân chủ
yếu gây nạn đói ở các vùng khô cằn. Hạn hán đã đi vào lịch sử với những tác
động khơng nhỏ như nạn đói do hạn hán ở Ethiopia năm 1971-1973 đã gây ra


cái chết và đe doạ mạng sống của khoảng 1,5 triệu người. Hạn hán đe doạ gây
ra nạn đói cho 150 triệu người ở vùng tiểu Sahara [19]. Hạn hán gây thiếu lương
thực ở CHND Triều Tiên, thậm chí ngay cả các vùng mưa nhiều ở Việt Nam
cũng xảy ra hạn hán. Gần đây, vào năm 2004, một trận hạn hán gây mất mùa và
thiệt hại nặng nề về vật nuôi tại Ethiopia, Eritrea, Somalia, Uganda và Kenya.
Để khắc phục hậu quả của hạn hán, người ta cố gắng dùng thuỷ lợi để tưới tiêu.
- Mưa bão, lụt lội: đây cũng là một ngun nhân góp phần khơng nhỏ dẫn
đến tình trạng đói nghèo trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Mưa bão,
lụt lội hay xảy ra ở các vùng mưa nhiều, các vùng đồng bằng gần các con sông
lớn nơi thường tập trung sản xuất lương thực. Chính vì vậy đây là ngun nhân
quan trọng gây nên nạn đói ở chính các vùng sản xuất lương thực chính. Mưa
bão lũ lụt phá hoại mùa màng, chơn vùi thành quả của người lao động, phút
chốc biến họ thành những người tay trắng, vô gia cư, gây nên những tác hại
nghiêm trọng đến đời sống và quá trình ổn định đời sống của người dân. Trong
lịch sử, các nạn đói thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc trước kia do vỡ đê sơng
Hồng Hà hay nạn đói năm 1945 tại Việt Nam cũng có phần do vỡ đê, lụt lội
gây ra. Gần đây nhất là trận động đất và sóng thần xảy ra vào ngày 26 tháng 12
năm 2004 đã gây thiệt hại không nhỏ cho 12 nước ven biển Ấn Độ Dương, làm
hơn 285.000 người thiệt mạng, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng sống và đời sống của khoảng 5 triệu người [43]. Ngày nay, Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới vẫn phải hứng chịu khơng ít những tác động của thiên

tai do mưa bão, lũ lụt hàng năm gây ra. Tuy nhiên, do đã có các biện pháp nhằm
hạn chế tác hại và ngăn ngừa bão lụt như trồng, giữ rừng đầu nguồn, xây dựng
đê điều, tác hại của thiên tai cũng đã giảm bớt phần nào.
- Sâu bệnh và côn trùng: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới
sản xuất lương thực thực phẩm vì nó làm giảm năng suất của cây trồng. "Hàng
năm trên thế giới, côn trùng đã phá huỷ khoảng 33 triệu tấn lúa mì và lúa gạo
nghĩa là bằng một lượng lương thực đủ để nuôi sống 150 triệu người trong một
năm [71]." Cào cào là một thí dụ điển hình, chúng có khả năng sinh sản với


một tốc độ lớn (20.000 trứng/m2) và thường tập trung thành đàn khổng lổ có thể
dài tới 80km, tạo thành một đám mây cào cào phủ kín bầu trời. Khi đàn cào cào
hạ cánh xuống đất sinh khối của nó có thể đạt tới 1.750 tấn/ha và mỗi ngày
chúng có thể ngốn một lượng cây xanh có trọng lượng tương đương với trọng
lượng cơ thể chúng, nên thường để lại một bãi hoang vu nơi chúng đáp xuống
[71]. Trong một thời gian dài, con người đã sử dụng nhiều loài thuốc bảo vệ
thực vật để diệt trừ côn trùng. Tuy ở giai đoạn đầu thuốc tỏ ra có hiệu quả rõ rệt
nhưng càng về sau thì hiệu quả càng kém dần vì do sự phát sinh tính kháng ở
một số loài dịch hại đối với nhiều loại thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật này cịn gây ơ nhiễm mơi trường nước, đất và khơng khí
gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khoẻ con người.
- Phân bố vùng lương thực và cây trồng khơng đều, diện tích đất sử dụng
cho canh tác nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo. Nguyên nhân tự nhiên của hiện tượng này là do các
vựa lúa chính bao giờ cũng tập trung ở vùng đồng bằng, chế độ thổ nhưỡng
khác nhau cũng quy định các vùng cây trồng vật ni khác nhau. Sự phân bố
khơng đều có tác động làm cho sự phân phối trở nên khó khăn hơn, từ đó gây ra
sự đe doạ tới nguy cơ đói nghèo cho những vùng nơng nghiệp kém phát triển.
Ngồi ra, "diện tích đất sử dụng cho canh tác nơng nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp.
51% diện tích của các lục địa khơng sử dụng cho nơng nghiệp vì bị tuyết và

băng hà bao phủ cùng với những vùng núi cao và sa mạc; 21% đất có khả năng
canh tác nơng nghiệp mà con người chưa có khả năng khai phá trong đó có 8%
đất rừng mưa nhiệt đới và 20% đất khô thuộc vùng hoang mạc và bán hoang
mạc, chỉ có khoảng 21% đất được con người đã và đang canh tác trong đó có
10% sử dụng cho chăn nuôi và 11% cho trồng trọt. Tuy nhiên 21% diện tích đất
canh tác này đang càng ngày càng bị thu hẹp dần vì bị suy thối và trở nên
hoang hố hoặc bị chuyển thành đất phi nơng nghiệp [71]." Như vậy để có đủ
lương thực và thực phẩm ni sống nhân loại và có khả năng tránh được nguy
cơ của nạn đói thì một mặt phải mở rộng thêm diện tích đất canh tác, mặt khác


phải phục hồi lại đất trồng trọt bị suy thoái và hoang hoá. Một số biện pháp cụ
thể được đưa ra để khắc phục tình trạng này như: khai thác đất thuộc các vùng
hoang mạc và bán hoang mạc, phục hồi đất canh tác đã bị hoang hoá, trồng cây
lương thực thay thế cây cơng nghiệp...
Nhìn chung, các nguồn tài nguyên tự nhiên càng ngày càng cạn kiệt và suy
thoái, sự ô nhiễm môi trường càng ngày càng trầm trọng, bên cạnh đó nạn hạn
hán và lũ lụt đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, sự tấn cơng phá hoại
của các lồi dịch hại..., đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng lương thực và thực
phẩm của con người. Đó là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ của nạn đói có
thể xảy ra cho nhân loại trong tương lai.
1.2.2 Các nguyên nhân nhân tạo
Bên cạnh những nguyên nhân mang tính tự nhiên gây ra nạn đói nghèo,
các nguyên nhân nhân tạo (là các các nguyên nhân kinh tế - chính trị, văn hố,
chiến tranh...) tức là những nguyên nhân do chính hành vi của con người gây ra
và hồn tồn nằm trong sự kiểm sốt của con người cũng đã góp phần khơng
nhỏ trong việc gây ra tình trạng đói nghèo trên thế giới.
- Q tải dân số: là nguyên nhân cũng khá phổ biến và ngày càng trở thành
quan trọng trong thời đại ngày nay. Dân số thế giới đặc biệt tăng nhanh ở nửa
sau của thế kỷ XX. Vào giữa thế kỷ, tỷ lệ tăng dân số ở các nước đang phát triển

đã tăng tới mức chưa từng có vì tỷ lệ sinh không giảm trong khi tỷ lệ chết giảm
và tuổi thọ trung bình tăng, Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc về dân số.
“Theo báo cáo dự đoán của Liên Hợp quốc cho biết vào năm 2050 dân số thế
giới sẽ đạt mức 9,1 tỷ người, tăng 40% so với con số 6,5 tỷ người như hiện nay
[50]”. Quá tải dân số tạo ra sự thiếu hụt về lương thực. Đặc biệt "dân số tăng
nhiều nhất thuộc về những quốc gia nghèo nhất, những nước mà cơ sở vật chất
còn quá nghèo nàn để chăm lo thoả mãn nhu cầu của những công dân mới và để
đầu tư cho tương lai [13, tr.75]." Dân số tăng nhanh là nguyên nhân sâu xa và
chủ yếu gây suy giảm môi trường sinh thái, tác động trực tiếp đến chất lượng
sống của con người và đói nghèo là một hệ quả khơng thể tránh khỏi. Dân số


phát triển biến động không ngừng đặc biệt ở các nước đang phát triển, tạo gánh
nặng cho xã hội làm tăng nguy cơ nợ nần và nghèo đói. Dân số tăng tạo sức ép
dân số trong từng vùng hoặc giữa các quốc gia với nhau tạo ra nguy cơ di cư
quốc tế tăng, gây xáo trộn, bất ổn về xã hội, chính trị. Quá tải về dân số ảnh
hưởng tới sự hoàn thiện của các thế hệ tương lai của một bộ phận dân số mà bộ
phận này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong dân số thế giới. Trẻ em sinh ra
trong các gia đình nghèo đói sẽ lớn lên bằng khẩu phần đói, khơng được phát
triển đầy đủ cả về thể lực lẫn trí tuệ, gây tác động kìm hãm tiến bộ xã hội.
Trong lịch sử, hệ quả của sự quá tải về dân số đã được minh chứng qua
nhiều nạn đói. Ấn Độ gặp nạn đói thường xuyên từ thế kỷ XIV đến tận thế kỷ
XX là khoảng thời gian dân số nước này đã bắt đầu tăng nhanh, tiêu biểu phải
kể đến nạn đói Deccan (1702-1704) làm cho khoảng 2 triệu người chết. Hay gần
đây trong thế kỷ XX, vào năm 1967 là nạn đói nghiêm trọng ở Bihar, tuy nhiên
với sự hỗ trợ của quốc tế nên đã giảm được phần nào thiệt hại về người. Trung
Quốc với nạn đói vào các năm 1876-1879 ở miền Bắc đã gây ra cái chết của
khoảng 9 đến 13 triệu người; nạn đói năm 1928-1929 với hơn 3 triệu người chết
đói. Đứng trước nguy cơ nghiêm trọng của nạn đói có thể xảy ra, nhiều quốc gia
và nhất là những quốc gia chậm phát triển mà có tỉ lệ gia tăng dân số cao đã đưa

quốc sách "dân số và kế hoạch hố gia đình" lên hàng đầu nhằm tích cực hạn
chế nguy cơ của nạn đói.
- Chiến tranh: Chiến tranh là một trong những nguyên nhân do con người
gây ra phổ biến nhất dẫn tới nạn đói. Chiến tranh khơng chỉ phá hoại mùa màng
mà cịn làm gián đoạn việc cung cấp lương thực, lương thực trong chiến tranh
có thể bị trưng thu, cướp đoạt, phá hoại hay bao vây phong toả. Cùng với các
nguyên nhân tự nhiên, chiến tranh đã góp phần gây ra nạn đói năm 1505 và
1586 ở Hungary, hay làm 500.000 người bị chết vì đói ở Nga vào năm 1600.
Các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XIX với chiến thuật phá hoại mùa màng và sự
cung cấp lương thực của hai bên đã góp phần khơng nhỏ trong việc gây ra các
nạn đói trong thời kỳ này. Ví dụ như chính sách "tiêu thổ" của người Nga trong


cuộc chiến tranh 1812 chống quân đội Napoleon đã không chỉ ngăn chặn việc
cung cấp lương thực cần thiết cho qn đội Pháp mà cịn làm chính người Nga
vốn phụ thuộc vào đồng ruộng khi đó bị đói. Nguyên nhân chiến tranh cùng với
sự bất ổn định đã làm ảnh hưởng tời hàng chục triệu người ở vùng Tiểu Sahara.
Lương thực lại được sử dụng như một vũ khí trong trường hợp Sudan và
Ethiopia (sau này là Somalia), bởi lẽ theo như Shun Chetty của UNHCR: "Ai
kiểm soát được đường sá thì sẽ kiểm sốt được lương thực. Ai kiểm sốt được
lương thực thì sẽ kiểm sốt được nhân dân". Chính vì vậy, đó là lý do tại sao
trong chiến tranh các bên đều quyết tâm giành giật các nguồn lương thực khơng
chỉ để cung cấp cho bên mình mà còn để phong toả đối phương.
Hiện nay, theo đánh giá của Uỷ ban An ninh Lương thực Thế giới (CFS)
tại kỳ họp hàng năm lần thứ 33 diễn ra tại Rome, Italy: trong số 34 quốc gia
hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực thì có tới hơn
một nửa số nước (18 nước) với nguyên nhân chủ yếu là do xung đột, nội chiến.
Xung đột và nội chiến đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các nguồn cung
cấp lương thực, tới sức khỏe cộng đồng trên quy mô rộng và cũng chính là
ngun nhân dẫn đến đói nghèo tại nhiều quốc gia trên thế giới [56].

- Phân phối không đều: Sự phân phối không đều các nguồn lực cũng là một
trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng giàu-nghèo, hay nói cách khác
nghèo đói là một trong những hệ quả mà phân phối khơng đều đem lại. Tình
trạng phân phối khơng đều chủ yếu do năng suất và sản lượng khác nhau giữa
các vùng, do chính sách kinh tế và chính trị. Mức độ chênh lệch về đói nghèo
cũng diễn ra hết sức khác nhau ngay ở cấp quốc gia, giữa các vùng, các nhóm
chủng tộc và các giới. Vì vậy, sự hợp tác quốc tế tốt là cấn thiết để góp phần
hạn chế tác động của tình trạng này đối với đói nghèo.
Năng suất và sản lượng khác nhau giữa các vùng: Mặc dù sản lượng lương
thực sau Chiến tranh thế giới II đã tăng lên nhưng sự tăng lên theo đầu người
không giống nhau ở các nơi. Trong các nước phát triển, sản lượng lương thực
theo đầu người từ những năm 1950 cũng tăng lên mạnh mẽ cùng với tăng sản


lượng nói chung. Cịn trong các nước đang phát triển, sản xuất lương thực theo
đầu người tăng giảm không đều, thậm chí có nơi cịn bị giảm. Thậm chí ngay ở
những nước thực hiện Cách mạng Xanh, dù có sản lượng lương thực tăng mạnh
nhưng sự phân phối thường xuyên vẫn không đều. Nguyên nhân quan trọng tạo
nên sự khác nhau này là do tăng trưởng dân số khác nhau giữa các nước đang
phát triển và các nước phát triển. Dân số tăng nhiều nhất thuộc về những quốc
gia nghèo nhất. "Năm 1950, Châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 22% dân số thế giới,
năm 2025 số dân của họ sẽ không qúa 9% dân số thế giới. Ngược lại, năm 1950
số dân Châu Phi chỉ bằng 9% dân số thế giới, đến năm 2025 tỷ lệ đó lên đến
19% [13. tr.75]". Ngồi ra, ngun nhân về chính sách và quản lý cũng không
kém phần quan trọng dẫn đến sự khác nhau này. Sự can thiệp của con người với
các ý đồ chính trị, kinh tế càng làm cho phân phối khó khăn hơn. Đây chính là
lý do quan trọng tạo nên sự phân phối không đều, một cơ sở dẫn đến tình trạng
nghèo đói.
- Các ngun nhân kinh tế dẫn đến tình trạng đói nghèo được thể hiện ở tác
động của các chính sách kinh tế, chính sách đầu tư, quản lý, chính sách phát

triển nơng nghiệp, thương mại... Bởi lẽ, nếu một quốc gia có một chính sách
kinh tế thơng thống, thương mại phát triển, nơng nghiệp được đầu tư phù hợp
sẽ góp phần tạo cuộc sống với chất lượng sống cao hơn cho người dân, và như
vậy đói nghèo cũng sẽ bị đẩy lùi. Ngược lại, những chính sách sai lầm sẽ đẩy
người dân, những người không trực tiếp đưa ra chính sách nhưng lại chính là
những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hậu quả và tác động của các chính
sách này. Ví dụ việc áp dụng chính sách quản lý vĩ mơ trong việc đơ thị hố làm
giảm đất canh tác, cơng nghiệp hố làm giảm người lao động trong khi nông
nghiệp chưa được cải thiện. Đơ thị hố dẫn đến sự q tải về dân số ở các đô thị
khi nông dân bị mất ruộng đổ ra thành phố kiếm kế sinh nhai. Công nghiệp hố
lại dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Đây là hai nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến tình trạng đói nghèo.


×