Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo dào tạo tín chỉ của giảng viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2010

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUỆ

SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học


Mã số: 603180

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

Hà Nội - 2010

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 10

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề thích ứng. ........................ 10
1.1.1. Nghiên cứu thích ứng ở nước ngồi ............................................... 10
1.1.2. Nghiên cứu thích ứng ở trong nước ............................................... 19
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................ 21
1.2.1. Khái niệm thích ứng và thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào
tạo tín chỉ của giảng viên.......................................................................... 21
1.2.2. Khái niệm hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ ............ 28
1.2.3. Các biểu hiện của giảng viên thích ứng với hoạt động giảng dạy
trong đào tạo theo tín chỉ .......................................................................... 34
1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc chuyển đổi sang đào tạo
theo tín chỉ ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay
...................................................................................................................... 41
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 49

2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................ 49
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận ................................................... 49
2.1.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn khảo sát thử ............................................... 50

2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức ................................................... 50
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 54
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................... 54
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................. 55
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 57
2.2.4. Phương pháp quan sát .................................................................... 58
2.2.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 59
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học ..................................................... 59

4


2.2.7. Quy ước đánh giá mức độ thích ứng và các biểu hiện của sự
thích ứng .................................................................................................. 60
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA GIẢNG VIÊN ..................... 63

3.1. Thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ
của giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ............ 64
3.1.1. Thích ứng với việc biên soạn đề cương mơn học theo đào tạo
tín chỉ ....................................................................................................... 64
3.1.2. Thích ứng với việc tổ chức dạy học theo đào tạo tín chỉ ............... 73
3.1.3. Thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
theo đào tạo tín chỉ. .................................................................................. 90
3.1.4. Sự hài lòng của giảng viên với hoạt động giảng dạy theo đào
tạo tín chỉ. ................................................................................................ 98
3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến q trình thích ứng của giảng viên .. 104
3.2.1. Yếu tố chủ quan............................................................................ 104
3.2.2. Yếu tố khách quan ........................................................................ 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 136
PHỤ LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo theo tín chỉ được các chuyên gia giáo dục đại học, các nhà
quản lý giáo dục – đào tạo rất quan tâm trao đổi như một vấn đề nóng hiện
nay. Đào tạo theo tín chỉ được coi là bước đột phá quan trọng trong công tác
giáo dục – đào tạo thời kỳ mới. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện lộ trình chuyển đổi đào tạo từ
niên chế sang tín chỉ. Đây là một cuộc cách mạng trong đào tạo của nhà
trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo ngang
tầm với các trường đại học trong khu vực và quốc tế. Cùng với việc xây
dựng và hồn thiện chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung
trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo thì một điều kiện mang tính tiên
quyết, quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo theo tín chỉ, đó chính là
đội ngũ giảng viên của trường.
Hiện tại, nhà trường có 346 cán bộ làm cơng tác giảng dạy, tuy nhiên
đội ngũ này được chia làm nhiều nhóm khác nhau theo thâm niên cơng tác và
theo trình độ chun mơn. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có
14 Khoa và 02 Bộ mơn trực thuộc, số sinh viên đại học hàng năm được tuyển
vào lên tới trên 1400 sinh viên và gần 700 học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Qua quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy việc triển khai dạy học theo tín chỉ
đang gặp nhiều khó khăn. Đứng trước cơ hội và thách thức mới, nhà trường
yêu cầu giảng viên phải thay đổi nhanh chóng hoạt động giảng dạy theo đào
tạo tín chỉ. Hiện nay trong tâm lý học chưa có những nghiên cứu về hoạt động
giảng dạy của giảng viên trong đào tạo tín chỉ. Đề tài “Sự thích ứng với hoạt

động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” nhằm mục đích chỉ ra thực
trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến q trình thích ứng với hoạt động giảng

6


dạy theo tín chỉ của giảng viên. Kết quả nghiên cứu vấn đề này với mong
muốn được đóng góp một phần nhỏ cho tiến trình chuyển đổi sang đào tạo
theo tín chỉ của Nhà trường được thành cơng và hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo
tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng này. Từ đó đề xuất
một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của đội ngũ giảng viên
để đáp ứng với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự thích ứng với hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ của giảng viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số là: 350 khách thể, trong đó:
- 126 giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- 06 cán bộ làm công tác quản lý tại các khoa.
- 04 cán bộ phòng đào tạo.
- 01 cán bộ trong Ban giám hiệu.
- 213 sinh viên khóa QH-2006-X, QH-2007-X của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề thích ứng trong nước và

nước ngồi.
- Xác định các khái niệm cơ bản của đề tài như: thích ứng; thích ứng
với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ; các biểu hiện của thích
ứng với hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ.

7


- Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động giảng dạy trong đào
tạo theo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến q trình thích ứng với hoạt động
đào tạo theo tín chỉ của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Kết luận và đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
thích ứng với hoạt động giảng dạy của giảng viên trong đào tạo theo tín chỉ.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung làm rõ
thực trạng thích ứng với yêu cầu, quy định về dạy học trong hoạt động giảng
dạy theo đào tạo tín chỉ như: Biên soạn đề cương mơn học, tổ chức dạy học,
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tơi tìm
hiểu sự hài lịng của giảng viên trong q trình thích ứng với hoạt động
giảng dạy theo đào tạo tín chỉ và một số yếu tố ảnh hưởng đến q trình
thích ứng này.
- Phạm vi về khách thể: Các khách thể là giảng viên, cán bộ lãnh đạo
các khoa, lãnh đạo Nhà trường, sinh viên các khoá QH-2006-X và QH-2007-X
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2007 đến 11/2010

6. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thích ứng ở mức độ cao với yêu cầu biên soạn đề cương mơn học, thích ứng ở
mức độ trung bình với các yêu cầu như: tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của sinh viên.

8


Có sự khác nhau về mức độ thích ứng phụ thuộc vào thâm niên giảng
dạy và một số yếu tố chủ quan (nhận thức, thái độ, nhu cầu động cơ…) và
khách quan (thâm niên công tác, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ…)
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn
7.4. Phương pháp quan sát (thông qua việc dự giờ giảng của giảng viên)
7.5. Phương pháp chuyên gia
7.6. Phương pháp thống kê toán học

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề thích ứng.
1.1.1. Nghiên cứu thích ứng ở nước ngồi
Vấn đề nghiên cứu thích ứng được các nhà khoa học quan tâm đến ở hai
phương diện: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thích ứng; Thứ hai,
nghiên cứu trên bình diện thực tiễn. Cho đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu

về vấn đề này. Những nghiên cứu về thích ứng của các nhà Tâm lý học cho thấy
quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nếu như các nhà sinh vật học tập
trung nghiên cứu đến sự thích nghi của cơ thể với mơi trường sống (các đặc điểm
sinh lý có thích nghi được với các điều kiện về mơi trường khí hậu, nhiệt độ, ánh
sáng….) thì các nhà tâm lý học cũng dựa trên nền tảng đó để nghiên cứu một nhân
cách cụ thể (sự hình thành và phát triển của nhân cách ấy có phù hợp hay là đáp
ứng được với các chuẩn mực, yêu cầu của xã hội hay không). Từ cuối thế kỷ XIX,
nhiều tác giả ở nhiều trường phái khác nhau nghiên cứu về vấn đề này.
Phân tâm học nghiên cứu vấn đề thích ứng.
Người sáng lập ra phân tâm học là Sigmund Freud. Những nghiên cứu
về thích ứng của nhân cách được S. Freud đưa ra trong quan điểm của mình
về cấu trúc và sự phát triển của nhân cách. Theo S. Freud thì cấu trúc của
nhân cách gồm “cái nó” (bản năng vơ thức), “cái tơi” và “cái siêu tơi”. Khi
phân tích các thành phần của cấu trúc nhân cách theo Freud thì “cái nó” tương
đương với khái niệm trước của Freud về cái vô thức (mặc dù “cái tơi” và “cái
siêu tơi” cũng có những khía cạnh vơ thức). “Cái nó” là một bể chứa những
bản năng và libido (năng lượng huyền bí thể hiện bởi những bản năng). “Cái
nó” là một phần cấu trúc mạnh của nhân cách vì nó cung cấp tất cả năng
lượng cho hai hợp phần còn lại [1;81]. Như vậy, với quan điểm xem nhân

10


cách là một cái trọn vẹn, các thành phần cấu trúc mang ý nghĩa chức năng vận
động thực hiện cuộc sống của chủ thể, lý luận nhân cách của S. Freud được
xây dựng trên cơ sở hai tiêu đề. Thứ nhất: Mọi hành vi của con người được
điều khiển bởi bản năng tình dục (libido) và bản năng sâm khích. Thứ hai: ý
thức chỉ tham gia rất ít vào điều chỉnh hành vi, chủ yếu là tư duy, tưởng
tượng. Thành phần “cái nó” ở dạng cái bản năng, là hình thức căn bản của
hành vi.

Trên cơ sở học thuyết về bản năng, S. Freud đề ra lý thuyết phát triển
nhân cách theo các giai đoạn: Giai đoạn môi miệng - Hậu mơn – Dương vật –
Phát triển cá tính – Phát dục. Từ việc phân tích các giai đoạn phát triển của
nhân cách thì vấn đề thích ứng của nhân cách cũng được giải quyết trên cơ sở
đó. S. Freud tập trung giải thích tính thích ứng của nhân cách và chất lượng
của thích ứng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, mà nội dung của nó là
bản năng tình dục được thoả mãn như thế nào? thuận tiện hay bị ngăn trở.
Nếu như quá trình thoả mãn gặp khó khăn, có mẫu thuẫn thì dẫn đến hệ quả là
“cái tôi” bị chèn ép, yếu đuối, không phát triển bình thường. Ngược lại, nhân
cách sẽ có hành vi thích ứng tốt nếu như ở các giai đoạn phát triển thơ ấu nó
nhận được sự hài hồ giữa khả năng thoả mãn và sự cấm đốn.
Tóm lại, theo phân tâm học, người được coi có hành vi thích ứng là
người có khả năng chế ngự được các “xung lực bản năng” trồi lên địi thoả
mãn, là người có “cái tơi” đủ mạnh giải quyết được xung khắc giữa “cái nó”
và “cái siêu tôi” một cách thông minh, hợp lý.
Phân tâm học đã có những đóng góp to lớn trong việc đưa ra cấu trúc
nhân cách và sự thích ứng của nhân cách. Chúng ta có thể nhìn thấy những
yếu tố hợp lý trong cách đặt vấn để và giải quyết vấn đề “thích ứng” của
Freud. Đó là quan điểm lý giải sự thích ứng của nhân cách trong quan hệ với
những hiện tượng thực tiễn diễn ra trong cơ thể. Việc ơng nêu lên vai trị của

11


“vơ thức” trong việc điều chỉnh hành vi, vai trị và cơ chế điều chỉnh của “cái
tơi’, sự có mặt của “cái siêu tôi” là những vấn đề của tâm lý học nhân cách lúc
bấy giờ. Những “cơ chế bảo vệ tâm lý” của “cái tơi” có nhiều áp dụng trong
tâm bệnh học. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của S.Freud là ơng đã đề cao cái
vơ thức, nhìn nhận dưới góc độ sinh vật luận, làm mờ nhạt đi ý thức mang
tính xã hội của bản chất con người. Do vậy S. Freud đã giải thích một cách

duy tâm bản chất nhân cách, không khám phá được những cơ chế quan trọng
nhất về q trình thích ứng của nhân cách trong q trình phát triển của nó.
Sau này, một số tác giả trong trường phái phân tâm học mới đã kế tục
sự nghiệp nghiên cứu của ông, họ đã tiếp thu những quan điểm tiến bộ và
cũng đưa ra phê phán đối với những hạn chế của S.Freud. Tiêu biểu là Carl
Jung, Alfred Adler, Karen Horney, Erich Fromm và Erik Erikson. Tuy mỗi
người có một cách đi riêng, song họ cũng đề cập bằng cách này hay cách khác
hai tiền đề lý luận về thích ứng của S. Freud. Trước hết những nhà phân tâm
học mới không đồng ý với S. Freud dành cho “cái nó” nhiều quyền lực như
thế. Họ cho rằng trong q trình thích ứng thì vai trị “cái tơi” lớn hơn nhiều.
Bởi vì “cái tơi” trong khi thực hiện vai trị của mình nó phải tiến hành: quan
sát, tri giác hoàn cảnh, phải suy nghĩ tìm ra lời giải trong các tình huống, phải
ra mục đích hành động, phải sáng tạo, phải ghi nhớ… Bởi vậy vai trị của nó
trong hành vi thích ứng phải ngang bằng với vai trị của “cái nó” chứ chưa
muốn nói cao hơn. Điều đặc biệt là các nhà phân tâm học mới chú ý hơn đến
vai trò của yếu tố xã hội trong việc quy định hành vi thích ứng của nhân cách,
tức là chú ý đến các quan hệ xã hội mà nhân cách gia nhập vào. Quyết định
luận sinh vật của hành vi thích ứng ở S. Freud biểu hiện rất rõ trong học
thuyết của ông về phát triển “tình dục ấu thơ”, với lý luận “cố định phát triển
(Fixation)” của nhân cách ở một giai đoạn phát triển tình dục ấu thơ của lúc
cịn bé. Các nhà phân tâm học mới xem tính quy định đó chỉ là một yếu tố
trong tồn bộ tính quy định phát triển của con người có tính xã hội. Cái quyết

12


định chủ yếu thuộc về yếu tố xã hội. Một số nhà phân tâm học mới còn đi xa
hơn, đã xem sự thích ứng của nhân cách như là cái mang nội dung xã hội, tức
là xem khả năng thích ứng thể hiện ở việc con người thiết lập được quan hệ
tình cảm, gắn bó với những người khác. Những quan điểm này được hai tác

giả là Erich Fromm và Erik Erikson quan tâm và bàn đến rất chi tiết trong lý
thuyết của các ông.
Tâm lý học hành vi (J. Watson) nghiên cứu vấn đề thích ứng.
Tâm lý học hành vi ra đời, người đại diện là J. Watson. Theo quan
điểm của Watson thì khi nghiên cứu đời sống tâm lý của con người không thể
lý giải bằng các khái niệm ý thức chung chung được mà phải lấy những hành
vi quan sát được, đo đạc được, quan sát được, dự đốn được làm đối tượng
nghiên cứu.
Vấn đề thích ứng được lý giải như thế nào dưới quan điểm của Tâm lý
học hành vi? Tâm lý học hành vi cho rằng mọi hành vi ứng xử của con người
được hình thành thơng qua q trình học tập và tập nhiễm, là quá trình các cá
nhân học được những hành vi mới cho phép nó giải quyết những nhu cầu địi
hỏi của cuộc sống. Vậy nhân cách có thích nghi được hay không phụ thuộc
vào việc học được hay không học được những hành vi mới để đáp ứng những
yêu cầu của cuộc sống. Người nào thích nghi tốt là người hình thành cho
mình nhiều hành vi mới để giải quyết các vấn đề xung quanh, ngược lại,
những người kém thích nghi là những người không học được những hành vi
mới đó. Bên cạnh đó, tâm lý học hành vi cũng bàn đến yếu tố kinh nghiệm
của cá nhân trước đó cộng với yếu tố thưởng, phạt trong việc hình thành hành
vi mới.
Tâm lý học hành vi cổ điển xây dựng lý thuyết về thích ứng của nhân
cách dựa trên những thành tựu của ngành tâm lý học động vật mà các tác giả
tiêu biểu là Thorndike, Pavlov…). Tâm lý học hành vi đã thoát ra khỏi quan

13


niệm duy tâm, những lại coi con người như một cái máy bị cơ khí hố, phản
ứng các sự kiện theo cách đã định trước, tâm lý người là hàng loạt các phản
ứng hành vi bên ngoài. Để khắc phục những hạn chế này, thuyết hành vi mới

ra đời, các tác giả tiêu biểu như Albert Bandura, Julian Rotter…Với những
khái niệm mới như: “hành vi tạo tác”, “hành vi học tập xã hội”, “hành vi học
tập theo quan sát” trong các tư tưởng của các nhà hành vi mới, sự thích ứng
cịn là kết quả của hành vi được củng cố bằng sự tự thưởng, tự phạt ở bên
trong mỗi con người. Theo Bandura hành vi có thể được tập nhiễm thông qua
việc thưởng gián tiếp từ quan sát hành vi của người khác và biết trước những
giải thưởng cho nếu bản thân có những hành vi giống như vậy [17]. Ở đây,
Bandura đã đưa nhắc đến quá trình chú ý, gợi nhớ, tái tạo và khuyến
khích/động viên. Tức là có nói đến cái tơi là tổng hợp những q trình ý thức
với suy nghĩ và nhận thức. Vậy lý giải cho hành vi thích ứng của cá nhân sẽ
đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn. Một ưu điểm nữa là nó khắc phục cách nhìn thụ
động đối với hành vi thích ứng trong quan niệm của thuyết hành vi cổ điển,
khẳng định tích cực của hành động. Con người tiến hành hành động phù hợp
với ý nghĩa của kích thích và bởi vậy nó điều chỉnh hành vi bằng cách điều
chỉnh ngay ý nghĩ bên trong của nó.
Tâm lý học nhân văn nghiên cứu vấn đề thích ứng.
Tâm lý học nhân văn ra đời và có ảnh hưởng rộng vào những năm 1960
và 1970. Đại biểu nổi bật nhất là Abraham Maslow và Carl Rogers. Các tác
giả này đã phê phán Freud và những người khác theo phân tâm học chỉ nghiên
cứu khía cạnh rối loạn cảm xúc thuộc bản chất con người. Còn những nhà tâm
lý học hành vi lại tỏ ra hạn chế và nghèo nàn trong cách nhìn do họ từ bỏ
những sức mạnh ý thức và vô thức để chỉ tập trung vào quan sát khách quan
hành vi công khai của con người. Tâm lý học nhân văn xây dựng một quan
điểm “thích ứng” mới, lấy con người làm trung tâm.
Những nghiên cứu của Maslow và Rogers nhấn mạnh đến sức mạnh và

14


khát vọng của con người, tự do ý chí, có ý thức và phát huy tiềm năng của

mình. Họ tơn vinh và lạc quan bản chất con người, mô tả con người là những
sinh vật chủ động, sáng tạo gắn liền với sự trưởng thành và tự nhận thức.
Abraham Maslow nổi tiếng với lý thuyết về sự “tự khẳng định” (self –
actualization). Ơng cho rằng động lực chính của nhân cách là mong muốn trở
thành cái mà nó có thể thực hiện bằng tất cả khả năng, ý chí của mình. Con
người thích ứng chính là nó cần phải thể hiện ra như nó có. Ngược lại, sự thất
bại trong việc tự khẳng định bản thân thì khả năng thích ứng cũng bị ảnh
hưởng. Vì vậy ơng cũng đề cập đến sự giáo dục không đầy đủ và những bài
tập khơng đúng cách khi cịn nhỏ có thể dẫn đến sự thất bại để khẳng định bản
thân lúc trưởng thành (tức là nói đến q trình thích ứng sau này). Maslow
đưa ra dẫn chứng rằng các cậu bé được dạy những phẩm chất như tính nhạy
cảm, thái độ khơng đúng mực sẽ thất bại khi thể hiện vai trò giới của mình.
Như vậy diện mạo ngồi bẩm sinh của chúng khơng thể đảm bảo cho chúng
phát triển hồn thiện. Nếu trẻ được bảo vệ quá mức, không được học những
hành vi mới, khám phá những ý tưởng mới hay rèn luyện những kỹ năng mới
thì lúc trưởng thành chúng có thể bị kìm hãm năng lực hành động để khẳng
định bản thân.
Tóm lại, khẳng định tính tích cực, tính trọn vẹn của nhân cách, C.
Rogers coi trọng phẩm chất tự ý thức của nhân cách, tự đánh giá, vai trò của
chúng trong điều chỉnh hành vi, làm cho nhân cách thích ứng được với cuộc
sống. Ơng cũng nghiên cứu kỹ các quan hệ giữa cảm xúc, tình cảm, với “tự
đánh giá” trong so sánh đối với những đánh giá của người khác, giữa “tự đánh
giá” và các kinh nghiệm của bản thân. Nghiên cứu sự thích ứng của nhân cách
đặc biệt phải đi sâu tìm hiểu được những nội dung của “cái tơi”, các thành
phần cấu trúc của nó. Sự thích ứng của nhân cách được thể hiện rõ trong các
mối quan hệ với những người xung quanh.
Tâm lý học Xơ Viết nghiên cứu vấn đề thích ứng

15



Tâm lý học Xô Viết là nền tâm lý học lấy triết học Mác – Lênin làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu đời sống tâm lý của chủ thể.
Với những cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng
như L.X. Vưgôtxki, X.L. Rubinstein, A.N. Leonchiev, A.R. Luria (sinh
1902),… đã đánh dấu một thời kỳ phát triển của tâm lý học thực sự khoa học
trong nghiên cứu tâm lý con người.
Các nhà tâm lý học Xô Viết đã ý thức rất rõ sự sai lầm, thất bại của các
quan điểm của các nhà tâm lý học từ sau khi giải quyết vấn đề thích ứng của
nhân cách. Sai lầm của các quan điểm trước đó khi bàn đến vấn đề con người
thì Phân tâm học cho rằng, con người là sinh vật với những động lực bản năng
sinh vật mù quáng, hoặc là “cái máy phản ứng” như thuyết hành vi đã phát
biểu, hay là một “cái tơi” thầm kín, tự nó, chẳng có quan hệ với một ai, chỉ
muốn “tự thể hiện” mình. Cịn mơi trường thì họ lại cho rằng đó là nơi mà con
người sống chỉ là một mớ hỗn độn những “kích thích” hay là những cái đe
doạ sự “tự khẳng định”, sự thoả mãn của những dục vọng bản năng của con
người. Đúng như Vưgôtxki đã nhận xét về chủ nghĩa hành vi là họ nghiên cứu
hành vi của “loại có vú thượng đẳng” chứ khơng nghiên cứu hành vi của “con
người xã hội”. Vì vậy các nhà tâm lý học tư sản vừa thoát ra khỏi cảnh “thực
vật hoá” tâm lý người lại rơi vào cảnh “động vật hố” sự phát triển tâm lý,
xem đó chỉ như là sự lớn lên của “cơ thể”.
Tâm lý học Xơ Viết có cách tiếp cận khác, C. Mác là người đầu tiên đã
phân tích một cách khoa học bản chất con người như là một tồn tại tự nhiên,
đồng thời cũng là tồn tại xã hội và đó là phát hiện có ý nghĩa vĩ đại nhất đối với
tâm lý học. Khi nghiên cứu về tâm lý học người thì các phạm trù: con người,
hoạt động, ý thức có vai trị nền tảng để giải quyết những vấn đề cụ thể, trong
đó có vấn đề thích ứng của nhân cách. Đời sống tâm lý của con người được giải
thích bằng nội dung của cả lịch sử xã hội từ khi hình thành lồi người, qua các

16



hình thái kinh tế, cũng như những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể mà con người
đang sống. Muốn nắm và hiểu được thế giới tâm hồn của con người không thể
bằng con đường bên trong tự quan sát, tự thể nghiệm mà phải từ ngồi vào, từ
mơi trường xã hội gần gũi nhất, nơi con người đang sống. Với tâm lý học Xơ
Viết, nó trở thành vấn đề con người và xã hội, lịch sử và tâm lý, con người và
thế giới xung quanh, trong đó có thể giới do lao động của con người tạo ra,
quan hệ giữa người này với người khác, và cuối cùng là quan hệ của con người
với chính bản thân nó. “Trong tính hiện thực của nó – C. Mác viết trong luận
cương về Phơ Bách, bản chất con người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội”
[19].
Mơi trường sống của mỗi con người xuất hiện như là hoàn cảnh sống có
tính lịch sử, cụ thể của mỗi cá nhân. Theo nghĩa rộng, nó bao gồm tồn bộ
những điều kiện sống khách quan của mỗi người. Đó là những điều kiện về sinh
hoạt vật chất và văn hố, là bầu khơng khí tâm lý đạo đức của mơi trường xã hội
và điều kiện môi trường tự nhiên xung quanh, là những mối quan hệ cụ thể của
cộng đồng người trong khu vực đó. Theo nghĩa hẹp bao gồm những điều kiện
sống về vật chất, văn hoá trực tiếp tác động đến hoạt động của chủ thể.
Như vậy nhiệm vụ nghiên cứu thích ứng của nhân cách là phải lý giải
được những đặc điểm của sự phát triển cá thể con người thơng qua hoạt động
tích cực lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội – lịch sử mà loài người đã đạt
được. Thích ứng chính là q trình sống, phát triển của mỗi một cá nhân. Q
trình đó diễn ra ở cả bình diện sinh vật và bình diện xã hội, trong đó bình
diện xã hội là chủ yếu. Thích ứng của con người chính là thích ứng trong
cuộc sống cộng đồng với các quan hệ xã hội cụ thể. Là một q trình tích cực,
sự thích ứng ấy thể hiện trong tâm thế của cá nhân hướng tới các ứng xử giữa
người với người, trong thái độ đối với hệ thống giá trị xã hội hiện tại được
thừa nhận chúng và được thừa nhận chính trong tập thể nơi con người đó
sống và hoạt động.


17


Con người, theo tâm lý học Xô Viết, được xem là chủ thể hoàn chỉnh
của hoạt động và các thuộc tính của nhân cách con người cũng như các chức
năng tâm lý được hiểu là các cấu tạo tâm lý mới, tức là các thuộc tính và chức
năng ấy do hoạt động sinh ra, chúng giữ vai trò định hướng, điều chỉnh hoạt
động. Các tiếp cận hoạt động của tâm lý học Xơ Viết đã giải quyết vấn đề
thích ứng của nhân cách trên cơ sở phân tích hoạt động có đối tượng của chủ
thể. Thích ứng của con người là thích ứng trong hoạt động, phụ thuộc vào
hoạt động, vào hiệu năng lao động sáng tạo cải tạo thế giới đối tượng. Như
thế có nghĩa là, để dễ dàng thích ứng trong hoạt động, chủ thể phải hồ nhập
vào hoạt động, chiếm lĩnh hoạt động bằng tính tích cực của mình. Chủ thể lại
phải nắm được cơng cụ cũng như các điều kiện phương tiện, thao tác thành
thạo với các cơng cụ đó. Thích ứng là q trình chủ thể nắm lấy công cụ,
phương tiện do xã hội tạo ra để làm chủ quá trình phát triển của bản thân
như là một cá nhân sống trong cộng đồng xã hội nhất định.
Tâm lý học Xô Viết xem ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý chỉ có ở
con người. Phạm trù ý thức là biểu hiện của cấp độ cao của phản ánh tâm lý
người. Bản chất của ý thức là thống nhất với hoạt động phản ánh hiện thực,
chỉ đạo hoạt động như các hiện tượng tâm lý nói chung, nhưng ở cấp độ cao
hơn. Đặc trưng này thể hiện ở chỗ ý thức có khả năng tách khỏi hoạt động
sinh hoạt trực tiếp để chỉ đạo hoạt động. Chẳng những ý thức chỉ đạo hoạt
động sinh hoạt trực tiếp của chúng ta mà cả bản thân ta, nhân cách của ta.
Trong trường hợp đó ý thức được gọi là “tự ý thức”. Nói cách khác, tự ý thức
là chủ thể tự phản ánh bản thân mình theo một khn mẫu nhất định của “cái
tơi” và chỉ đạo hành động theo khn mẫu ấy. Về khía cạnh này thích ứng
được xem là q trình nhân cách ý thức sâu sắc về “cái tơi” của mình. Những
cấu tạo tâm lý mới trong nhân cách như tự kiểm tra, tự đánh giá về mình, tự

phê phán hành vi, tự thúc đẩy, tự kiềm chế đã điều khiển bản thân tránh khỏi
các tác động tiêu cực của hoàn cảnh. Như vậy, tự ý thức biểu hiện ra ở các
dấu hiệu: tự nhận thức về mình (vẻ bề ngồi, nội dung tâm hồn, vị trí và các

18


quan hệ xã hội của mình, tự phê bình, đánh giá, tự nhận định…) có dự định về
đường đời của mình (lý tưởng, chí hướng…) và có khả năng tự kiềm chế, tự
thúc đẩy, tự kiểm tra…
Nhà tâm lý học Thuỵ sĩ J. Piaget cho rằng giáo dục chính là q trình
thích ứng của đứa trẻ với mơi trường người lớn. Sự thích ứng tâm lý diễn ra
khi con người vừa đồng hoá với điều kiện thực tế vừa điều chỉnh vai trị của
mình cho phù hợp với hồn cảnh mới mà thực tế đặt ra. Sự thích ứng tâm lý
địi hỏi có một sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể sao cho chủ thể
có thể nhập vào khách thể.
Trong tâm lý học Xô Viết các tác giả N.D Casev, K.D Pavlov, L.N
Khadecva đã nghiên cứu khá sâu sắc cơ sở sinh lý của sự thích ứng với điều
kiện học tập và rèn luyện ở học sinh trong nhà trường. D.A Andreeva đã
nghiên cứu vấn đề thích nghi của sinh viên với điều kiện học tập ở trường đại
học. Tác giả đã phân tích khái niệm thích ứng và đưa ra sự khác nhau giữa
thích ứng và thích nghi sinh học. Theo tác giả “thích ứng là một quá trình đào
tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách. Thích ứng
ln gắn với hoạt động của đối tượng cụ thể. Thích ứng là tiền đề cho hoạt
động có hiệu quả của nhân cách”.
A.E Golomstook nghiên cứu sự thích ứng với nghề nghiệp (thực
nghiệm Tâm lý học – 1979); A.A Krittreva (1980) nghiên cứu sự thích ứng
với sản xuất của học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và các trường dạy
nghề. Tác giả cho rằng thích ứng là quá trình làm quen với sản xuất, là quá
trình ra nhập dần vào sản xuất.

A.N Leonchiev đưa ra khái niệm thích ứng dựa trên quan điểm hoạt
động, ông cho rằng con người khơng đơn thuần thích ứng với mơi trường mà
con người còn tạo ra phương tiện để tồn tại.
1.1.2. Nghiên cứu thích ứng ở trong nước

19


Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thích ứng tập trung ở nhiều khía cạnh,
thích ứng mới mơi trường sống, thích ứng với xã hội, thích ứng học tập và lao
động. Những nghiên cứu gắn liền với các yếu tố tâm lý, xã hội phải kể đến đề
tài Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Th Bình “Sự thích ứng nghề của giáo
viên trẻ (từ 1 – 5 tuổi nghề) dạy mơn tốn ở một số trường phổ thơng cơ sở
huyện Từ Liêm, Hà Nội” (năm 1984); Đề tài nghiên cứu sự thích ứng đối với
học tập và rèn luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội [tác giả Đỗ
Mạnh Tôn, thực hiện năm 1996]; Bùi Thị Ngọc Dung với đề tài: “ Bước đầu
tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp ở người giáo viên tâm lý giáo dục” năm
1981; Trần Thu Hà “Nghiên cứu sự thích ứng nghề hướng dẫn viên du lịch
của học sinh khoa Nghiệp vụ du lịch trường Trung học Thương Mại du lịch
Hà Nội” năm 2005…
Hiện nay, ở Đại học Quốc gia cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về thích
ứng như: Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc
gia Hà Nội với môi trường đại học [chủ nhiệm đề tài Trần Thị Minh Đức,
thực hiện năm 2003]. Những nghiên cứu về thích ứng ở Việt Nam đang cịn ở
quy mơ nhỏ, cụ thể có một số đề tài như: “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt
động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng sư phạm Thanh
Hoá” (Lê Thị Hương – 1998); “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học
sinh tiểu học” (Vũ Thị Nho – Cán bộ viện Khoa học Giáo dục); Luận văn sau
đại học của Trần Hồng Dỗn (1983), Đại học Sư phạm Hà Nội tìm hiểu về
sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên. Trong giáo trình Tâm lý học

sư phạm Đại học học của tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị cũng đã
đề cập đến sự thích ứng xã hội của sinh viên.
Nhìn chung, những nội dung nghiên cứu về thích ứng ở Việt Nam mới
chỉ tập trung phát hiện thực trạng và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích
ứng. Kết quả là góp phần nâng cao mức độ thích ứng của chủ thể, đồng thời

20


góp phần điều chỉnh q trình quản lý của các cấp được hiệu quả hơn. Hiện
nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra được các khái niệm cơ bản về thích ứng
trong hoạt động giảng dạy theo đào tạo tín chỉ. Trong khuôn khổ của đề tài
này, chúng tôi đang tìm hiểu sự thích ứng của những người giảng viên đại học
với hoạt động giảng dạy theo phương thức đào tạo mới (đào tạo tín chỉ). Có
thể ít nhiều các nước trên thế giới đã có những tác giả nghiên cứu về nội dung
này, tuy nhiên mỗi một quốc gia có đặc điểm nhất định về tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội, giáo dục… vì vậy trong hồn cảnh đất nước Việt Nam, đặc
biệt trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay đất nước ta đang đổi mới kinh tế,
cải cách giáo dục, mở cửa để hội nhập thì nhu cầu thích ứng với những tiêu
chuẩn quốc tế cũng rất được chú trọng. Hầu hết các trường đại học trong khu
vực và trên thế giới đều đang thực hiện chương trình đào tạo theo phương
thức tín chỉ, nhằm nâng cao chất lượng và sản phẩm giáo dục. Phát huy những
mặt tích cực đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bước đầu thực
hiện lộ trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ đào tạo niên chế sang đào tạo
tín chỉ. Lộ trình này bắt đầu được thực hiện từ năm học 2007 – 2008, bắt đầu
bằng việc thực hiện áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo tín
chỉ. Trong các cơng trình nghiên cứu khoa học của nhà trường, cũng có một số
tác giả bàn đến vấn đề chuyển đổi này, sự thích ứng của cán bộ giảng viên, sinh
viên trong trường với những yêu cầu mới của đào tạo và công tác quản lý.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm thích ứng và thích ứng với hoạt động giảng dạy theo
đào tạo tín chỉ của giảng viên
Khái niệm “thích ứng” hay “thích nghi” dường như được sử dụng một
cách rộng rãi trong khoa học, không phân biệt về mặt ngữ nghĩa. Hai khái niệm
này đều có nguồn gốc La tinh là Adapto. Khái niệm “thích nghi” được sử dụng
nhiều và đây là một phạm trù cơ bản của sinh vật học. Các nhà sinh vật học vẫn

21


thường dùng khái niệm “thích nghi” để nói lên q trình cơ thể có những thay
đổi đáp ứng với mơi trường tự nhiên và môi trường hữu cơ. Đối với đời sống
xã hội – tâm lý của con người thì khái niệm “thích ứng” được nhắc đến nhiều
hơn. Tuy nhiên hai từ “thích ứng” và “thích nghi” đơi khi vẫn được coi là đồng
nghĩa. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1994
thì “thích nghi là có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hồn cảnh, mơi
trường mới, thích nghi với các nếp sinh hoạt mới, yêu cầu mới, lối làm việc
thích ứng với tình hình mới (như thích nghi). Từ điển Anh – Việt của Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội năm 1993 viết: Thích nghi (adaptation) là hoạt động hay
quá trình thích ứng, hay bị thích ứng. Trong Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc
Viện thì “thích nghi, thích ứng” được giải thích: Một sinh vật sống được trong
một mơi trường có nhiều biến động, bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân,
hoặc tìm cách thay đổi mơi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng
sinh lý (như thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, mơi trường khô hay ẩm…);
sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích nghi tâm lý. Trong thích nghi, có hai
q trình: đồng hố và điều ứng. Tiếp xúc với sự vật, cảm nhận bằng cách đồng
hố, cho sự vật hồ nhập vào những cơ cấu sẵn có (như trẻ em lúc đầu cầm cái gì
cũng cho vào miệng); đồng thời phải điều chỉnh hành vi để thích ứng với sự vật,
đó là điều ứng. Đồng hố và điều ứng kết hợp với nhau và đi từ cảm giác vận
động đến tư duy trừu tượng, khi thất bại thì điều ứng là chủ yếu. Thích nghi qua

lần mị, sửa sai hoặc qua một sự phát hiện đột xuất sau một thời gian tích luỹ
kinh nghiệm. Từ bé đến trưởng thành là cả một q trình thích nghi với những
điều kiện phức tạp của môi trường tự nhiên và xã hội để “thành người”. Xã hội
ngày càng phức tạp, số người kém thích nghi, trẻ em cũng như người lớn ngày
càng đơng, đòi hỏi sự giúp đỡ về vật chất cũng như về tâm lý [21; 366,367].
Do chuyển máy móc từ sinh vật học vào lĩnh vực khác nên hiện nay có
nhiều định nghĩa khác nhau về thích ứng. Tình hình đó cũng diễn ra trong
Tâm lý học. Chính vì vậy, chúng tôi thấy cần phải dựa trên cơ sở của Triết

22


học duy vật biện chứng để hiểu rõ nội dung của khái niệm thích ứng, vận
dụng vào nghiên cứu tâm lý học, q trình thích ứng của nhân cách.
Xuất phát từ quan điểm của Triết học duy vật biện chứng khi nghiên
cứu phạm trù “thích ứng” là quan điểm về quy luật phổ biến ở mối liên hệ
thống nhất vật chất duy trì trạng thái cân bằng giữa các thành phần cấu trúc
của nó và với mơi trường sống. Tính quy luật này biểu hiện ra ở mọi cấp độ tổ
chức của thế giới vật chất, từ hình thức vận động vật lý đến vận động xã hội
phân tích và hệ thống hóa các hình thức thích nghi của thế giới vật chất, Ph.
Ăngghen viết: “sau mỗi lần phát sinh thì phản ứng cơ giới, vật lý (Alias,
nhiệt…) cũng chấm dứt… chỉ có thể hữu cơ mới phản ứng một cách độc lập
đương nhiên là trong phạm vi của nó. Thành thử thể hữu cơ ở đây có một
phản ứng độc lập và phản ứng mới lấy nó làm mơi giới” (Ăngghen, Biện
chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, H. 1971, Tr395, 476, 502)
Các hình thức thích ứng được phân thành các loại sau:
- Hình thức thích ứng sinh vật:
Hình thức này đã được sinh vật học nghiên cứu từ lâu. Tiến hóa luận
(Lamac, Đacuyn) đã khám phá ra các đặc trưng chủ yếu, các cơ chế diễn ra
của thích ứng sinh vật (cá thế, lồi) thơng qua di truyền, biến dị, chọn lọc tự

nhiên. Các cơ chế thích ứng đó đảm bảo cho các cơ thể sinh vật thích ứng
được với những điều kiện sống tương đối ổn định của mơi trường. Khái niệm
thích ứng sinh vật bao gồm các quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng
của cơ thể hay một bộ phận cơ thể cho phù hợp với những điều kiện sống
tương đối ổn định của môi trường tự nhiên, môi trường hữu cơ.
Các hành vi thích ứng này được truyền lại cho các thế hệ sau bằng cơ
chế di truyền (gen) là chủ yếu.
Tuy nhiên, môi trường sống của cơ thể không chỉ là những yếu tố ổn định
mà bao gồm nhiều yếu tố mới xuất hiện và có tính biến động cao như: mùa vụ,
gió, mưa, các loại kẻ thù mới, các nguồn thức ăn mới, bệnh tật… Do vậy đã xuất

23


hiện các cơ quan phản ánh chuyên biệt, nhờ đó mới tạo ra được cho cơ thể khả
năng thích ứng đối với các tác động có tính biến đổi mạnh đó. Hệ thần kinh, với
các cơ chế hoạt động như: phản xạ (khơng điều kiện và có điều kiện) các quá trình
hưng phấn, ứng chế… hoạt động của các hệ thống cấu trúc - chức năng cơ động,
phản ánh đón trước… giúp cho cơ thể định hướng, điều chỉnh hoạt động đối với
những biến đổi rất lớn của môi trường sống. Đánh giá vai trò của hệ thần kinh
giúp cho q trình thích ứng của cơ thể diễn ra có kết quả, Ph. Ăngghen viết:
“Đặc điểm chủ yếu của chúng (hệ thần kinh) là quy toàn bộ cơ thể về sự điều
khiển của hệ thần kinh. Điều này đem đến khả năng phát triển đến tự ý thức. Ở
những động vật khác, hệ thần kinh chỉ là cái phụ thêm, cịn ở đây nó là nền tảng
của tồn bộ tổ chức cơ thể. Hệ thần kinh, khi đã phát triển đến độ nhất định, cơ thể
quản lý được toàn bộ cơ thể phù hợp với các nhu cầu của bản thân.
- Hình thức thích ứng xã hội:
Theo từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện, thích ứng (thích nghi xã
hội) được giải thích: Một cá nhân được tiếp nhận các giá trị của một xã hội, hoà
nhập được vào xã hội ấy (thí dụ một người di tản hồ nhập được vào xã hội lúc

đầu cịn xa lạ). Khơng thích nghi biểu hiện qua những hành vi “gàn dở”, trái với
tập tục, sống ngồi “rìa” có thể dẫn đến hành động phạm pháp. Mỗi xã hội đều đặt
ra những mục tiêu chung và đề ra những biện pháp thực hiện [21; 367].
Những đặc trưng chủ yếu của “thích ứng xã hội” ở con người được
lồng trong hai phương diện của hoạt động lao động, như C. Mác đã chỉ ra.
Trong đó, các q trình thích ứng sinh vật, thích ứng tâm lý và thích ứng xã
hội quan hệ chuyển hố lẫn nhau, tạo ra q trình thích ứng thống nhất ở con
người. Như vậy, “thích ứng xã hội” là “q trình con người bằng hoạt động
tích cực lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử, điều khiển, điều chỉnh hành vi
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện biến đổi của mơi trường.
Thích ứng xã hội là khâu nối liền giữa bản chất xã hội của con người

24


với hiện thực xã hội. Trên cơ sở đó mà “chính xã hội sản xuất ra con người
như là con người”, cịn con người “sản xuất ra xã hội”.
- Hình thức thích ứng tâm lý:
Các q trình thích ứng của cơ thể được thực hiện thông qua hoạt động
của hệ thần kinh đã hình thành nên hình thức thích ứng tâm lý, hồn tồn khác
so với thích ứng sinh vật. Một cách khái quát, thích ứng tâm lý là quá trình
nhờ hoạt động của hệ thần kinh, cơ thể có những quan hệ phù hợp với những
yếu tố có tính biến đổi mạnh mẽ và mới lạ của môi trường, giúp cho cơ thể
duy trì sự tồn tại và phát triển.
Nhiều nhà khoa học, đặc biệt là I.P Pavlov khi nghiên cứu các q trình
thích ứng ở con người, đã lưu ý đến khía cạnh xã hội, tính quy định xã hội của
q trình thích ứng ở con người. Ơng đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu hệ
thống tín hiệu thứ hai (hệ thống ngôn ngữ) và đã nêu lên vấn đề thích ứng xã
hội của con người. Tuy nhiên, chỉ sau khi quan điểm duy vật lịch sử của C.
Mác ra đời, khái niệm thích ứng xã hội ở con người mới được hiểu đầy đủ,

chính xác. Học thuyết duy vật lịch sử của C. Mác và Ph. Ăngghen đã đặt nền
tảng cho quan niệm về nội dung, cơ chế của “thích ứng xã hội”.
Sau khi khám phá và luận chứng chặt chẽ hai bình diện chính của hoạt
động lao động: lao động làm ra của cải vật chất, sáng tạo ra hiện thực xã hội
và lao động sáng tạo ra bản thân con người, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định
nghĩa quá trình lao động là cơ chế thích ứng chủ yếu của con người. Trên cơ
sở đó con người và xã hội thực hiện quá trình trao đổi chất với tự nhiên, thực
hiện các quan hệ qua lại với mơi trường xung quanh. Trong q trình đó con
người cải tạo tự nhiên, hoàn thiện tổ chức cơ thể và hoạt động của mình.
C.Mác viết: “Con người bằng hoạt động của mình làm trung giới, điều chỉnh
và kiểm sốt trao đổi chất giữa mình và tự nhiên”, [C. Mác, Ph. Ăngghen:
Toàn tập,1993, tr266].
Trong tâm lý học, vấn đề thích ứng tâm lý cũng được nhiều nhà nghiên

25


cứu quan tâm: D.A. Andreeva (1972) nhà tâm lý học người Nga đã nêu lên sự
khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi sinh học theo quan điểm của
tâm lý học hoạt động. Tác giả cho rằng thích ứng tâm lý là một sự thích nghi
đặc biệt của con người, biểu hiện của chủ thể tích cực thâm nhập vào những
điều kiện sống mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào những điều kiện đó một
cách khơng gượng ép. Tác giả đã đưa ra khái niệm thích ứng như sau: “thích
ứng là q trình xây dựng chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân
cách”. Khái niệm này đã khẳng định thích ứng là một loại hình hoạt động đặc
trưng, khơng thể thiếu được của con người, đặc biệt ở thời kỳ xã hội đang có
chuyển biến, đổi mới nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử phát triển của
xã hội từ trước tới nay.
A.N. Leonchiev đã phân biệt khái niệm thích nghi sinh học và thích
nghi tâm lý – xã hội: “thích nghi sinh học là q trình thay đổi các thuộc tính

của lồi và năng lực hành vi của cơ thể, cịn cơ chế của sự thích ứng là q
trình lĩnh hội” – đây là quá trình mà mỗi cá thể người tái tạo lại những năng
lực người được hình thành trong lịch sử, không phải bằng cơ chế di truyền
sinh học mà là cơ chế di truyền xã hội. Những năng lực đó là những cấu tạo
tâm lý mới của con người.
Thích ứng có các trình độ khác nhau. Các kiểu thích ứng được phân
biệt dựa trên tích chất hịa nhập và cấu trúc hoạt động, động cơ, nhu cầu của
nhân cách. Dưới góc độ tâm lý học có 2 kiểu thích ứng: thích ứng thụ động và
thích ứng tích cực. Sự thích ứng tích cực thể hiện khi cá nhân chủ động hịa
nhập vào các điều kiện hồn cảnh mới, tác động vào chúng để đạt được mục
đích của mình. Cịn thích ứng thụ động thể hiện ở sự tiếp nhận các điều kiện,
hồn cảnh của mơi trường hành động theo đó..
Từ sự phân tích tài liệu trên, chúng tơi cho rằng “thích ứng là q trình
cá nhân thơng qua những hoạt động tích cực để lĩnh hội các điều kiện mới
hay hồn cảnh mới, qua đó đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và tự

26


×