Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

(Luận văn thạc sĩ) báo chí quảng nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

HUỲNH ĐỨC XUÂN THỊNH

BÁO CHÍ QUẢNG NAM VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH ĐỨC XUÂN THỊNH

BÁO CHÍ QUẢNG NAM VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Ở ĐỊA PHƢƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Các số liệu thống kê, kết
quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Luận văn có sử dụng,
phát triển, kế thừa một số tƣ liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Huỳnh Đức Xuân Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cơ giáo khoa Báo chí học
trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN).
Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin đƣợc chân thành
gửi lời tri ân đến tồn thể các thầy - cơ giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn
sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ dạy,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn. Và hơn hết, trong q trình làm luận văn, tơi
đã học tập ở cô một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ
và một thái độ làm việc hết mình. Xin đƣợc gửi đến cơ sự biết ơn và lịng kính
trọng chân thành nhất.
Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam là những ngƣời
luôn sẵn sàng giúp đỡ và cung cấp những tƣ liệu giúp tơi hồn thành tốt luận

văn của mình.
Cảm ơn gia đình và những ngƣời thân yêu đã luôn tin tƣởng, động viên
và ủng hộ.
Hà Nội, tháng 04 năm 2019

Huỳnh Đức Xuân Thịnh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài .................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 8
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn .................................................... 10
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................. 12
1.1.1. Báo chí................................................................................................... 12
1.1.2. Văn hóa ................................................................................................. 13
1.1.3. Di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể ........................................... 17
1.1.4. Bảo tồn .................................................................................................. 20
1.1.5. Quảng bá ............................................................................................... 23
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các
cơ quan báo chí Quảng Nam về bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa
phi vật thể....................................................................................................... 25
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước........................................................... 25
1.2.2. Quan điểm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các cơ quan báo chí

Quảng Nam ..................................................................................................... 30
1.3. Công tác bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể .................. 34
1.4. Nội dung và phƣơng thức báo chí tham gia bảo tồn và quảng bá giá
trị văn hóa phi vật thể ................................................................................... 36
1.4.1. Nội dung báo chí tham gia bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa phi vật
thể .................................................................................................................... 36


1.4.2. Phương thức báo chí tham gia bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa
phi vật thể ........................................................................................................ 39
1.5. Khái qt về một số loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Quảng
Nam ................................................................................................................. 43
Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 48
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ QUẢNG NAM VỚI VẤN ĐỀ
BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở ĐỊA
PHƢƠNG ....................................................................................................... 49
2.1. Giới thiệu về báo chí Quảng Nam......................................................... 49
2.1.1. Báo Quảng Nam .................................................................................... 49
2.1.2. Đài PT-TH Quảng Nam ........................................................................ 50
2.1.3. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam ................................................................ 51
2.2. Thực trạng nội dung báo chí Quảng Nam bảo tồn và quảng bá di sản văn
hóa phi vật thể tại địa phƣơng......................................................................... 52
2.1.1. Thơng tin, tuyên truyền giới thiệu chính sách của Đảng, Nhà nước và
tỉnh về bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương ......... 54
2.1.2. Tìm hiểu, truyền bá về bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ..... 57
2.2.3. Thẩm định và giám sát công tác bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa phi
vật thể .............................................................................................................. 66
2.2.4. Thơng tin về các điển hình tiên tiến trong bảo tồn và quảng bá di sản văn
hóa phi vật thể .................................................................................................. 68
2.3. Hình thức báo chí Quảng Nam bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa

tại địa phƣơng ................................................................................................ 71
2.3.1. Thể loại .................................................................................................. 72
2.3.2. Cách thức tổ chức thông tin bài ............................................................ 74
2.4. Nhận xét, đánh giá của công chúng về những ƣu điểm và hạn chế của
báo chí Quảng Nam về vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật
thể tại địa phƣơng ......................................................................................... 76


2.4.1. Những thành công ................................................................................. 77
2.4.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 81
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ QUẢNG NAM VỚI VẤN ĐỀ
BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở ĐỊA
PHƢƠNG ........................................................................................................ 88
3.1. Một số bài học kinh nghiệm .................................................................. 88
3.2. Những vấn đề đặt ra................................................................................. 92
3.3. Một số giải pháp ..................................................................................... 96
3.3.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với báo chí trong
việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa
phương............................................................................................................. 96
3.3.2. Nâng cao vai trò, nhận thức của các cơ quan báo chí với việc bảo tồn
và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương .................................... 98
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ nhận thức của cán bộ, phóng viên, biên
tập viên, phát thanh viên viết về bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật
thể ở địa phương ........................................................................................... 101
3.3.4. Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền, bảo tồn và
quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương....................................... 105
3.3.5. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền với việc bảo tồn và quảng bá di sản
văn hóa phi vật thể ở địa phương ................................................................. 112
Tiểu kết chƣơng 3. ....................................................................................... 114

KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 119
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 125
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 130
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 137


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GS

Giáo sƣ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

PT-TH


Phát thanh – truyền hình

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCH

Xã hội chủ nghĩa

TS

Tiến sĩ

VH-XH

Văn hóa – xã hội

VH-TT&DL

Văn hóa – Thể thao và Du lịch


DANH MỤC NỘI DUNG BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm tuyên truyền về vấn đề bảo tồn và quảng bá di
sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trên báo chí Quảng Nam từ tháng
06/2017-06/2018 ............................................................................................. 52
Bảng 2.2. Các nội dung báo chí Quảng Nam bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa
phi vật thể tại địa phương .................................................................................. 53

Bảng 2.3: Thể thể loại tác phẩm báo chí thông tin về bảo tồn và quảng bá di
sản văn hóa tại địa phương trên báo chí Quảng Nam từ tháng 06/20176/2018 (đơn vị %) ............................................................................................ 72
Bảng 3.1. Các yếu tố hình thức cần phải thay đổi trên báo và tạp chí Văn hóa
Quảng Nam theo ý kiến của cơng chúng....................................................... 111


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 2.1: Mức độ quan tâm đến thông tin về di sản văn hóa phi vật thể của
cơng chúng Quảng Nam trên báo chí Quảng Nam ......................................... 81
Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tâm đến mảng nội dung thông tin về di sản văn hóa
phi vật thể trên báo chí tỉnh Quảng Nam ........................................................ 83
Biểu đồ 2.3: Mức độ nội dung thông tin về di sản văn hóa phi vật thể trên báo
chí Quảng Nam đáp ứng nhu cầu của công chúng Quảng Nam .................... 84
Biểu đồ 3.1. Các yếu tố nội dung cần phải thay đổi trên báo và Tạp chí Văn
hóa Quảng Nam theo ý kiến của công chúng................................................ 109
Biểu đồ 3.2. Các yếu tố hình thức cần phải thay đổi trên Đài PT-TH Quảng
Nam theo ý kiến của công chúng .................................................................. 110


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các giá trị văn hóa khơng phải ngẫu nhiên hình thành, nó ra đời và phát
triển nhƣ một sản phẩm của hoàn cảnh KT-XH, điều kiện địa lí cụ thể, của
q trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Để có đƣợc những giá trị tốt đẹp đó, cả dân
tộc đã phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, quyết liệt bằng công sức, mồ
hôi và phải trả bằng xƣơng máu của bao thế hệ. Các giá trị văn hóa vừa gắn
với các giá trị cơ bản, cốt lõi của dân tộc, vừa biểu thị trong cuộc sống sinh
hoạt thƣờng ngày của cả cộng đồng đã làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm
nên nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

Ngày nay, trong quá trình phát triển của mình, mỗi quốc gia, dân tộc
khơng thể đứng ngồi xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa và sự hội nhập ngày
càng sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH. Sự hội nhập
quốc tế tạo ra nhiều thời cơ cho sự phát triển nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức lớn cho mỗi quốc gia dân tộc, trong đó thách thức về văn hóa. Vấn
đề hịa nhập nhƣng khơng hịa tan, hịa nhập quốc tế tồn tại và phát triển nhƣng
khơng để bị mất mình; hội nhập quốc tế nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa
dân tộc, phát huy đƣợc các giá trị văn hóa ấy để làm nội lực cho sự phát triển,
đồng thời tiếp thu đƣợc tinh hoa văn hóa tiên tiến của nhân loại để làm phong
phú thêm các giá trị văn hóa của dân tộc mình là hết sức quan trọng.
Bảo tồn và quảng bá từ đó phát huy các giá trị văn hóa dân tộc có ý
nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Vấn đề này luôn đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Để bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa tốt đẹp
của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế đó là nhiệm vụ quan trọng của báo
chí Việt Nam.
Với sứ mệnh của mình, báo chí hiện diện trên mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội, có cống hiến lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc, bao gồm cả

1


sự nghiệp xây dựng, phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vai trò và tác động của báo chí với tƣ cách phƣơng tiện thực thi văn hóa càng
to lớn, càng hữu hiệu nhờ ở thế mạnh ít lĩnh vực nào sánh đƣợc, thể hiện ở sự
tăng tiến đột biến về tốc độ, số lƣợng, chất lƣợng và khả năng tƣơng tác đa
chiều. Bằng thực tiễn quan sát và nhìn nhận sự phát triển của xã hội theo xu
thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa có thể thấy, ngày nay, trình độ dân trí và nhu
cầu hoạt động văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng cao, địi hỏi báo chí
phải cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa của dân tộc và tinh hoa văn
hóa của nhân loại. Nhiệm vụ lúc này của báo chí khơng chỉ đáp ứng nhu cầu

văn hóa, giải trí của nhân dân, mà cịn tích cực góp phần xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hoạt động báo chí là một sản phẩm của đời sống VH-XH hiện đại. Bản
thân nó có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Nói
cách khác, chức năng văn hóa của báo chí là việc nâng cao trình độ hiểu biết
chung của nhân dân, khẳng định và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, hình
thành và khơng ngừng hồn thiện lối sống tích cực trong xã hội. Việc bảo tồn
và quảng bá giá trị di sản văn hóa sẽ hội tụ đƣợc sức mạnh truyền thống gắn
với sức mạnh hiện đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với lợi thế của mình, trên từng số báo,
chƣơng trình phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử.... hàng ngày, hàng
giờ truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại giao
lƣu quốc tế mở rộng nhƣ hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng báo chí vừa là cơng cụ tích cực, hữu hiệu
trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm
nghiệm những giá trị văn hóa, đồng thời cũng là địa chỉ sáng tạo các giá trị
văn hóa. Sức mạnh và ƣu thế của báo chí trong việc truyền bá, phổ biến các
sản phẩm văn hóa là thơng qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích:

2


giáo dục chính trị - tƣ tƣởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng,
hƣớng công chúng tới chân – thiện – mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần
của họ. Vì vậy, có thể nói báo chí là thƣớc đo tầm cao của văn hóa, là cơng cụ
để truyền bá, hƣớng dẫn, lƣu giữ các nội dung về giá trị văn hóa và bản thân
báo chí cũng là văn hóa.
Quảng Nam đƣợc biết đến là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa
nằm ở miền Trung Việt Nam. Đến nay, trên điạ bàn t ỉnh có 300 di tích cấp

tỉnh, 60 di tích quốc gia, 2 di sản văn hóa thế giới. Cục Di sản Bộ VHTT&DL trao bằng công nhận cho 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại
Quảng Nam, gồm: nghệ thuật bài chòi, múa tâng tung da dá, dệt thổ cẩm Cơ
Tu, lễ rƣớc cộ Bà Chợ Đƣợc, nghệ thuật hát bả trạo, cây nêu và bộ gu trong
nghi lễ truyền thống của ngƣời Co.
Trƣớc những yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của các giá trị văn
hóa đối với đời sống xã hội, báo chí Quảng Nam đã có những đóng góp tích
cực trong việc tun truyền, bảo tồn, giữ gìn và quảng bá giá trị di sản văn
hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng trong sự nghiệp phát
triển KT-XH của địa phƣơng. Báo Quảng Nam đã có các tin, bài, các chuyên
san, chuyên mục; Đài PT-TH tỉnh đã có những tin, bài, các phóng sự chuyên
đề, chuyên mục, với nội dung phản ánh đa dạng các giá trị văn hóa dân tộc
cũng nhƣ các nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc riêng vốn có của ngƣời
Quảng Nam. Ngồi Báo Quảng Nam và Đài PT-TH, Quảng Nam cịn có
những tạp chí chuyên đề nhƣ: tạp chí Đất Quảng, tạp chí Văn hóa Quảng
Nam... cũng đã góp phần đáng kể trong công tác bảo tồn và quảng bá các giá
trị văn hóa phi vật thể địa phƣơng. Tuy nhiên, so với u cầu, cịn nhiều vấn
đề báo chí Quảng Nam cần phải làm tốt hơn nữa.
Để đánh giá, khái quát cũng nhƣ đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động của báo chí địa phƣơng với việc bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa phi
vật thể Quảng Nam nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Khẳng định và

3


tiếp tục phát huy giá trị thực tiễn mà báo chí mang lại trong đời sống tinh thần
của xã hội, vị trí và vai trị của báo chí trong sự phát triển mạnh mẽ của đất
nƣớc hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn về hoạt động
báo chí của tỉnh Quảng Nam là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn cấp bách hiện nay. Từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn vấn đề
“Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật

thể ở địa phương” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chun ngành báo chí của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể là
vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và khảo sát ở nhiều cấp
độ khác nhau, trên cả phƣơng diện lí thuyết cũng nhƣ thực tiễn. Trong q
trình tìm hiểu, chúng tơi tạm chia ra thành 02 hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:
2.1. Nhóm cơng trình về vai trị, chức năng của báo chí, mối quan hệ
giữa báo chí với văn hóa
Báo chí và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, hai lĩnh vực này
đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu
dƣới những góc độ khác nhau. Hiện nay, vai trị của báo chí đối với bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa đang là vấn đề cấp thiết, đến nay đã có một số
cơng trình khoa học nghiên cứu và bài viết đã đƣợc công bố nhƣ:
Luận văn thạc sĩ báo chí Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong
các chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam của Nguyễn Thu
Biên năm 1997 tại Học viện Báo chí và Tun truyền. Thơng qua luận văn tác
giả đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về báo chí, báo nói. Tác giả
luận văn đã đƣa ra những luận cứ sâu sắc về vai trò của phát thanh trong giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở khảo sát các chuyên mục, chuyên đề
văn hóa của Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả đã nêu bật đƣợc những kết quả,
các mặt hạn chế và đƣa ra những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả tuyên truyền giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên các
chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.
4


Đề tài khoa học Tác động của hệ thống truyền thơng đại chúng trong
q trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ở
Việt Nam của Nguyễn Hồng Quang năm 1998. Tác giả đã hệ thống hóa vai trị
của truyền thơng đại chúng trong q trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến

đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có vai trị trọng tâm của báo chí.
Làm rõ những đóng góp của truyền thơng đại chúng nói chung, báo chí nói
riêng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII về xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Luận văn thạc sĩ báo chí học Báo Văn hóa với việc bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay của Trịnh Thị Hà Liên năm
2006 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống và khoa học vai trị của báo chí truyền thơng nói
chung, loại hình báo in mà cụ thể là Báo Văn hóa đối với việc bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa báo
chí với văn hóa, vai trị của báo chí trong xã hội. Đồng thời đi sâu làm rõ
những đóng góp của Báo Văn hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa dân tộc, đƣa ra đƣợc những giải pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
tuyên truyền về nội dung này trên báo Văn hóa.
2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về di sản văn hóa và bảo tồn,
quảng bá giá trị văn hóa
Nhà nghiên cứu Hồng Chƣơng trong bài viết Vai trị của báo chí trong
bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trên tạp chí Văn hiến Việt Nam điện tử ngày
19/06/2014. Tác giả đã nêu rõ: “Có thể nói vai trị của báo chí thật to lớn trong
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong mấy thập kỷ qua báo chí
đã quan tâm tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân tộc đã góp phần làm cho
nhân dân ta nhận thức đúng về văn hóa dân tộc”. Qua tìm hiểu, chúng tơi thấy
bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế, quân sự đều có những chƣơng mục
dành riêng cho văn hóa, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hóa dân tộc, khi

5


thì tơn vinh, ca gợi các giá trị của di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm
tổn hại di sản văn hóa dân tộc, có báo cịn mạnh mẽ quyết liệt trong việc phê

phán những hành vi xâm hại di sản. Nhƣ vậy, có thể thấy tầm quan trọng của
báo chí đối với di sản văn hóa, những đóng góp của báo chí sẽ khơng chỉ bảo
vệ, bảo tồn sự nguyên gốc, những tinh hoa văn hóa truyền thống, mà cịn đƣa di
sản văn hóa lan tỏa, vƣơn tới đỉnh cao của văn hóa thế giới.
Ngồi ra, đề cập về vấn đề này cịn có các cơng trình sau: Bài viết Văn
hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc của Cù Huy Cận, trên tạp chí Văn
hóa dân gian, số 1, năm 1983. Cơng trình nghiên cứu: của Đỗ Thị Minh Thúy
về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc – thành
tựu và kinh nghiệm, Nxb Văn hóa thơng tin, năm 2004, Hà Nội; và cơng trình
của Trƣởng Quốc Toản (chủ biên), Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là di sản thế
giới, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, năm 2014, Hà Nội.
Nhƣ vậy có thể thấy ngồi những bài viết, cơng trình, đề tài tiêu biểu
cịn có nhiều cơng trình, đề tài, bài viết của nhiều tác giả, các cơ quan khoa
học, các nhà nghiên cứu về báo chí và bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn cả
nƣớc và di sản văn hóa tỉnh Quảng Nam. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu
và tƣ liệu trên đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến di sản văn hóa và
thực trạng bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều góc độ lí luận và
thực tiễn khác nhau. Các cơng trình chủ yếu nghiên cứu về bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa thuần túy, chƣa đề cập đến mối quan hệ giữa bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa với cơng tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa.
Đặc biệt vấn đề Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản
văn hóa địa phƣơng thì chƣa có tài liệu, cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu
một cách chuyên biệt, hệ thống và quy mô và tƣơng xứng với bề dày truyền
thống văn hóa địa phƣơng, cũng nhƣ việc cần có những giải pháp khả thi hơn
đối với báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa địa

6



phƣơng trong sự phát triển mạnh mẽ, năng động, sự hội nhập cũng nhƣ những
tác động tiêu cực mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng ngày nay đối với xã hội.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có, việc thực hiện đề tài thông
qua nghiên cứu cơ sở lí luận, khảo sát đánh giá hoạt động của Báo chí Quảng
Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương,
luận văn mong muốn sẽ đóng góp một cách nhìn, một phƣơng pháp tiếp cận
của báo chí trong việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể làm nền
tảng cho sự phát triển và ổn định xã hội. Điều này có ý nghĩa khơng chỉ đối
với báo chí Quảng Nam mà cịn có ý nghĩa đối với các địa phƣơng của tỉnh
Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận về mối quan hệ tƣơng tác giữa báo chí
và hệ thống hóa các phƣơng tiện truyền thông đại chúng với vấn đề bảo tồn và
quảng bá di sản văn hóa phi vật thể và thực tiễn vấn đề nghiên cứu tại tỉnh
Quảng Nam, thực trạng báo chí tham gia truyền thơng nhằm bảo tồn và quảng
bá di sản văn hóa phi vật thể địa phƣơng. Luận văn tìm kiếm và đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tham gia báo chí Quảng
Nam trong bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng trong
các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm
vụ sau đây:
Luận văn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề chung về quần thể văn
hóa phi vật thể của các địa phƣơng ở Quảng Nam, vai trò và chức năng của báo
chí địa phƣơng trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phƣơng.
Khảo sát thực trạng tƣơng tác giữa báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo
tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể địa phƣơng nhằm đƣa ra những

7



đánh giá, nhận xét khách quan và chính xác về ƣu điểm và hạn chế của báo
chí Quảng Nam trong công tác bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật
thể của địa phƣơng.
Nhận diện các vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng
cƣờng hiệu quả của báo chí Quảng Nam trong việc bảo tồn và quảng bá di sản
văn hóa phi vật thể tại địa phƣơng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích các hoạt động báo chí Quảng Nam với
vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể địa phƣơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi khảo sát: Báo Quảng Nam, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam,
Đài PT-TH Quảng Nam (riêng đối với phát thanh Quảng Nam tác giả không
khảo sát nghiên cứu bởi vì nội dung trên phát thanh đƣợc biên tập lại từ
truyền hình).
Về thời gian khảo sát: Từ tháng 06/2017-06/2018. Tuy nhiên, trong q
trình triển khai, luận văn có thể sử dụng một số các thông tin, sự kiện, số liệu
trƣớc đó để đảm bảo tính lịch sử, tính hệ thống và tính kế thừa.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa Marx – Lenin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng về vai trị của báo chí trong điều kiện, tình hình
mới; về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng, vì vậy, ngƣời
nghiên cứu chọn nhóm phƣơng pháp phù hợp với mục đích, đối tƣợng nghiên
cứu chủ yếu sau:


8


Phương pháp phân tích – tổng hợp: đối chiếu so sánh giữa lí luận và
thực tiễn, nhận xét, đánh giá các sản phẩm báo chí của Quảng Nam với việc
bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể địa phƣơng.
Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu định lƣợng bằng bảng
hỏi anket xác định 600 mẫu để lấy ý kiến của công chúng về chất lƣợng các
bài viết, chuyên mục liên quan đến bảo tồn và quảng bá văn hóa phi vật thể
của các địa phƣơng tỉnh Quảng Nam đã đáp ứng đƣợc nhu cầu công chúng
hay chƣa, sự thu hút của công chúng đạt đến mức độ nào. Ngoài ra, khảo sát
điều tra cũng lƣu ý đến việc thu thập ý kiến của công chúng là làm thế nào để
nâng cao chất lƣợng nội dung cũng nhƣ các hình thức của báo chí Quảng
Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng, làm sao để báo chí vừa
mang đến kiến thức văn hóa phi vật thể đồng thời cũng cung cấp thơng tin,
kiến thức về văn hóa phi vật thể nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của
ngƣời dân trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể địa
phƣơng đồng thời bảo đảm đƣợc tính giải trí của các giá trị văn hóa phi vật
thể ở địa phƣơng trên báo chí Quảng Nam.
Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu: với các đối tƣợng nhƣ: nhà
nghiên cứu văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam, lãnh đạo cơ quan báo chí, một số
phóng viên của Báo, Đài PT-TH, Tạp chí tại Quảng Nam để tìm hiểu một số
các khái niệm chun mơn có liên quan để có thể đƣa ra những kiến thức đầy
đủ và chính xác về văn hóa phi vật thể. Phỏng vấn sâu để đánh giá những ƣu –
nhƣợc điểm của báo chí Quảng Nam trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị
văn hóa phi vật thể địa phƣơng của báo chí Quảng Nam. Đồng thời, qua việc
phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến kiến nghị của các chuyên gia, nhà nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí Quảng Nam trong vấn đề bảo tồn và
quảng bá các trị văn hóa phi vật thể địa phƣơng của báo chí Quảng Nam.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn sử dụng các phƣơng

pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành nhƣ: Báo chí học, văn hóa học, xã hội

9


học, lịch sử.... Bên cạnh đó, cịn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tổng
hợp, so sánh nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc bảo tồn và quảng bá
các giá trị văn hóa phi vật thể địa phƣơng của báo chí Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung lí luận về
hoạt động của báo chí truyền thơng địa phƣơng nói riêng và báo chí Quảng
Nam nói chung trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi
vật thể trong sự phát triển xã hội hiện nay.
Kết quả của luận văn góp phần là thơng tin tham khảo, đóng góp ý kiến
tham gia xây dựng chủ trƣơng, chính sách, và góp phần định hƣớng cho các
cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng về nhiệm vụ bảo tồn và quảng bá các
giá trị văn hóa phi vật thể trong tiến trình phát triển của xã hội ngày nay. Luận
văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến báo chí Quảng Nam
trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan báo chí ở Quảng Nam
nghiên cứu, ứng dụng nâng cao chất lƣợng cơng tác tun truyền, quảng bá về
di sản văn hóa của Quảng Nam trên Báo Quảng Nam, tạp chí Văn hóa Quảng
Nam, Đài phát thanh – truyền hình Quảng Nam đạt kết quả cao hơn.
Những giải pháp của đề tài góp phần thực hiện khơng chỉ cơng tác
thơng tin, tun truyền trên báo chí mà cịn góp phần nâng cao nhận thức, ý
thức của cả cộng đồng và đội ngũ nhà báo về việc bảo tồn và quảng bá các giá
trị văn hóa phi vật thể, để văn hóa phát huy đúng giá trị to lớn đối với xã hội,
thực hiện việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nhƣ mục

tiêu của Đảng đề ra.
Hệ thống hóa tồn bộ nội dung, hình thức hoạt động tun truyền bảo
tồn và quảng bá những giá trị văn hóa phi vật thể trên báo chí, phần nào nâng

10


cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ nhà báo, các cơ quan quản lí báo chí và
sức thu hút, sự tác động của báo chí Quảng Nam đối với độc giả, cũng nhƣ
vai trị của báo chí đối với sự phát triển xã hội.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng
bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả của báo
chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn
hóa phi vật thể ở địa phƣơng

11


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Báo chí
Trong quá khứ cũng nhƣ trong hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và
đƣa ra những khái niệm khác nhau về báo chí dƣới những góc độ khác nhau.
Theo triết học cổ đại Hi Lạp: “Sự báo chí từ chữ information có nghĩa

là thơng tin, thơng báo, báo tin, và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp
cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc
lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong
quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” [41, tr. 6].
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ định nghĩa báo
chí gắn liền với truyền thơng và đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tƣợng
nhất là “quá trình chuyển dữ liệu giữa các đơn vị chức năng” [45, tr. 1053].
Trong Từ điển xã hội học do G. Endruweit và G. Trommsdorff chủ
biên, định nghĩa báo chí truyền thơng là “sự tạo ra 2 đối tượng có thể mang
bản chất sự sống hay không” [50, tr. 517].
Trong cuốn sách Xã hội học truyền thông đại chúng, tác giả Trần Hữu
Quang thì khẳng định: “báo chí truyền thơng là một q trình truyền đạt, Tiếp
nhận và trao đổi thơng tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với
con người”. Theo đó, tác giả định nghĩa: “truyền thơng đại chúng là q trình
truyền đạt thơng tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua
các phương tiện truyền thơng đại chúng như phát thanh, truyền hình” [50, tr.3].
Nhƣ vậy, nhìn chung các tác giả trên bằng cách này hay cách khác, đã
cố gắng đƣa ra những định nghĩa chung nhất về báo chí và tự dƣng lại đều
xem báo chí nhƣ một phƣơng tiện truyền đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ
thể khác nhau trong xã hội. Những định nghĩa đƣợc đƣa ra nhƣ một sự cố
gắng để khẳng định nội hàm cơ bản của báo chí. Tuy nhiên, trong một phạm

12


vi nhất định, đây là những định nghĩa khá rộng và chƣa biểu thị hết các loại
hình báo chí đang hiện diện trong xã hội và các loại hình ấy đƣợc hiểu nhƣ
thế nào diễn đạt ra sao.
Theo Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định: Báo chí là sản phẩm thông
tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình

ảnh, âm thanh, đƣợc sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới
đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử. Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm
báo chí, sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí; cung cấp thơng tin và phản
hồi thơng tin cho báo chí; cải chính thơng tin trên báo chí; xuất bản, in, phát
hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo
hình. Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng
phƣơng tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. Báo nói là
loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, đƣợc truyền dẫn, phát sóng trên
các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. Báo điện tử là loại hình
báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đƣợc truyền dẫn trên mơi
trƣờng mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. Điều 3 luật báo chí chƣa
đƣợc xem nhƣ một định nghĩa chính thức về báo chí nhƣng với cách liệt kê
nhƣ trên đã chỉ rõ các loại hình báo chí trong xã hội và sẽ đƣợc làm căn cứ
chủ yếu để tìm hiểu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động báo chí.
1.1.2. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa đã từng đƣợc nghiên cứu rất nhiều
và có nhiều định nghĩa khác nhau. Sở dĩ nhƣ vậy là do văn hóa đƣợc nhìn
nhận dƣới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Xã hội càng phát triển thì
văn hóa càng phát triển theo và văn hóa cũng chính là động lực thúc đẩy cho
cuộc sống con ngƣời phát triển lên những bƣớc cao hơn.
Ở các nƣớc phƣơng Tây, khái niệm văn hóa đƣợc bắt nguồn từ tiếng La
Tinh: “cultura” có nghĩa là trồng trọt, canh tác, từ đó hiểu rộng ra là chăm
13


sóc, vun trồng, chăm sóc cây cối, chăm sóc con ngƣời, trồng cây – trồng
ngƣời, đào tạo khả năng con ngƣời về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ
XVIII, thuật ngữ “cultura” mới thực sự trở thành quan niệm, một thuật ngữ

với tƣ cách khoa học.
Phƣơng Đông, theo nguyên nghĩa của chữ Hán: “Văn” là đẹp, “Hóa”
là giáo hóa. Văn hóa có thể hiểu nơm na là giáo hóa cái đẹp. Quan niệm về
cái đẹp của mỗi dân tộc có những sự khác biệt. Chính những khác biệt trong
văn hóa của mỗi dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú, tạo nên bản sắc văn
hóa của mỗi dân tộc tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Cái riêng
về văn hóa mỗi dân tộc là cơ sở để phân chia văn hóa Đơng – Tây, văn hóa
dân tộc, văn hóa vùng miền, văn hóa từng dân tộc và văn hóa của mỗi gia
đình, cộng đồng...
Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam tiếp cận nghiên cứu theo
nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau về văn hóa và đã đƣa ra hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hóa trở thành đầu mối của các cuộc tranh luận lâu dài.
Vì vậy, khái niệm văn hóa cũng đƣợc hiểu theo nhiều cấp độ, thậm chí có
những định nghĩa rất khác nhau, vẫn cịn là một khái niệm “để ngỏ” hay còn
gọi là “khái niệm mở”.
Dƣới góc độ triết học, văn hóa đƣợc định nghĩa “là triết lí về cuộc
sống, về các giá trị, các tiêu chuẩn và quy chế, cách hành xử thực tế cũng như
các sản phẩm vật thể và phi vật thể được tạo ra từ những nhân tố này. Triết lí
và những sản phẩm này được con người kế thừa từ các thế hệ sau, để cuối
cùng dưới mọi hình thức khác nhau, và bằng cách này hay cách khác phân
biệt những cá thể thuộc nền văn hóa này với những cá thể nền văn hóa khác”
[23, tr. 117].
Năm 1988, nhân dịp Lễ phát động Thập kỷ Thế giới phát triển văn hóa
(1988-1997), theo đó UNESCO cho rằng: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá
trị, bao gồm cả mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó khơng

14


thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống,

những quyền cơ bản về con người, truyền thống và tín ngưỡng” [39, tr. 5].
Năm 2002, trong tuyên bố về đa dạng văn hóa, UNESCO đƣa ra định
nghĩa mới về văn hóa: “văn hóa được đề cập đến như một tập hợp của những
đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay nhóm
người trong xã hội và nó chứa đựng ngồi văn hóa và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị truyền thống và đức tin” [65, tr. 2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng việc kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại,
xuất phát từ chủ nghĩa yêu nƣớc, từ truyền thống văn hiến ngàn năm của dân
tộc Việt Nam. Ngƣời coi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa tinh
thần. Ngƣời đã lí giải giản dị và dễ hiểu rằng: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo đó gọi là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [15, tr. 431].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “văn hóa” là một danh từ, có 5 cách hiểu:
(1) những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử
như: nền văn hóa dân tộc hay kho tàng văn hóa dân tộc; (2) đời sống tinh
thần của con người như: kinh tế, văn hóa tồn tại và phát triển trong đời sống
hàng ngày của nhân dân; (3) tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn
hóa, các mơn văn hóa. (4) lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện
văn minh; (5) nền văn hóa một thời cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di
vật tìm được có những đặc điểm chung như: văn hóa Đơng Sơn, văn hóa rìu
hai vai...” [74, tr. 1744].
Học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương, theo ơng hai
tiếng văn hóa là chỉ chung tất cả những phƣơng diện sinh hoạt của lồi ngƣời,
cho nên có thể nói: “văn hóa tức là sinh hoạt” [1, tr. 13].
15



×