Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM QUÝ ĐỨC

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI TRONG DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM QUÝ ĐỨC

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI TRONG DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Ngọc Dinh

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..............................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG ĐỔI
MỚI VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH .............11
1.1. Cơng nghệ truyền hình ...................................................................................11
1.1.1. Định nghĩa công nghệ .............................................................................11
1.1.2. Khái niệm chung về truyền hình ............................................................13
1.1.3. Khái niệm truyền hình số .......................................................................15
1.2. Sản phẩm và dịch vụ truyền hình ...................................................................16
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ .............................................................16
1.2.2. Sản phẩm và dịch vụ của truyền hình.....................................................18
1.2.3. Kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền .................................................21
1.3. Hệ thống đổi mới và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp ..........................23
1.3.1. Khái niệm đổi mới (Innovation) .............................................................23
1.3.2. Nguồn gốc của đổi mới ..........................................................................24
1.3.3. Đặc điểm của hoạt động đổi mới ............................................................26
1.3.4. Bản chất của hệ thống đổi mới ...............................................................30
1.3.5. Cách tiếp cận lý thuyết đổi mới ..............................................................31
1.3.6. Các lĩnh vực đổi mới trong doanh nghiệp ..............................................32
1.3.7. Quá trình đổi mới trong doanh nghiệp ...................................................34

1.3.8. Các điều kiện để hình thành hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp .......37
* Kết luận chương 1 ..................................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ TRUYỀN HÌNH TẠI VTC ................................................................................42
2.1. Tổng quan về xu hướng số hóa phát thanh, truyền hình ................................42
2.1.1. Xu thế trên thế giới .................................................................................42
2.1.2. Xu hướng số hóa phát thanh, truyền hình tại Việt Nam .........................42
2.2. Tổng quan về thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ............................43
2.3. Tổng quan về Tổng công ty VTC ..................................................................45
2.3.1. Lịch sử và pháp lý ..................................................................................45
2.3.2. Mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty VTC: ................................46
2.3.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................46
2.3.4. Giới thiệu Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC ........................................49
2.4. Một số đặc điểm về hoạt động kinh doanh sản phẩm: Giới thiệu công ty VTC
Dịch vụ truyền hình số - VTC Digital ...................................................................51
2.4.1. Quá trình thành lập và lịch sử phát triển ................................................51
2.4.2. Năng lực, nhiệm vụ, chức năng của Công ty VTC Digital ....................51
2.4.3. Mơ hình kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền VTC Digital ..............52
2.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và triển khai dịch vụ trong những năm
gần đây..............................................................................................................55
2.4.5. Một số vấn đề còn tồn tại về sản phẩm và dịch vụ .................................57
2.5. Một số đặc điểm về hoạt động công nghệ: Giới thiệu trung tâm nghiên cứu và
phát triển công nghệ ..............................................................................................60

1


2.5.1. Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ ..............60
2.5.2. Cơ cấu Tổ chức.......................................................................................65
2.5.3. Các dự án, cơng trình đã hồn thành ......................................................68

2.5.4. Các dự án liên kết nghiên cứu phát triển công nghệ ..............................69
2.5.5. Cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu .................................69
2.5.6. Chế độ đào tạo bồi dưỡng cán bộ ...........................................................70
2.5.7. Chế độ chính sách tiền lương .................................................................70
2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh
truyền hình trả tiền tại Việt Nam ...........................................................................72
2.6.1. Đánh giá chung về mức độ cạnh tranh trong ngành ...............................72
2.6.2. Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp......73
* Kết luận chương 2 ..................................................................................................83
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI ĐỂ TẠO KHÁC BIỆT TRONG
SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA VTC ..........................................................................84
3.1. Đề xuất một số hướng mục tiêu để phát triển dịch vụ truyền hình số của
doanh nghiệp trong thời gian tới ...........................................................................84
3.1.1. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong
phương thức thị trường truyền thống ...............................................................84
3.1.2. Đổi mới doanh nghiệp để tạo năng lực đổi mới sản phẩm dịch vụ trong
thị trường mới. ..................................................................................................86
3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống đổi mới tại doanh nghiệp ................................87
3.2.1. Những nguyên lý chung .........................................................................87
3.2.2. Ươm tạo cơng nghệ và lợi ích của vườn ươm ........................................90
3.2.3. Mô tả Vườn ươm sáng tạo KH&CN tại VTC ........................................91
3.3. Một số đề xuất khác ........................................................................................97
* Kết luận chương 3 ..................................................................................................99
KẾT LUẬN .............................................................................................................100
KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................102
PHỤ LỤC ................................................................................................................105

2



LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện, để luận văn hồn
thành.
Trân trọng cảm ơn các thầy cơ Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện để luận văn được bảo vệ.
Cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp tại Tổng Công ty truyền thông
đa phương tiện VTC, Cơng ty VTC dịch vụ truyền hình số, Trung tâm nghiên
cứu và phát triển công nghệ đã tạo điều kiện trong quá trình tác giả thực hiện
luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhiều nhưng do thời gian và năng lực của bản
thân còn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cơ để luận văn có thể hồn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Tác giả
Phạm Quý Đức

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TT&TT

Bộ Thông tin và truyền thơng

CNTT


Cơng nghệ thơng tin

DN

Doanh nghiệp

HDTV

High-definition television
Truyền hình độ phân giải cao

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NIC

Newly Industrialized Country
Nước công nghiệp mới

R&D

Research & Development
Nghiên cứu và triển khai

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển


ISO

International Organization for Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế

SDTV

Standard-definition television
Truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn

TTNC

Trung tâm nghiên cứu

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng thuê bao của các cơng ty truyền hình trả tiền ................. 44
Bảng 2.2: Số lượng kênh truyền hình phát sóng kỹ thuật số VTC Digital ..... 53
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh VTC Digital .......................... 55
Bảng 2.4: Số lượng thuê bao phát triển của VTC Digital ............................... 56
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ theo gói thuê bao .................................. 56
Bảng 2.6: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ VTC ............................................ 58
Bảng 2.7: Bảng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ truyền
hình số của VTC.............................................................................................. 59
Bảng 2.8: Chất lượng nhân lực KH&CN của TTNC ...................................... 66
Bảng 2.9: Thống kê trình độ nhân lực của TTNC qua các năm ..................... 67
Bảng 2.10: Thống kê các dự án đã hoàn thành của TTNC qua các năm ........ 68

Bảng 2.11: Bảng lương bình quân của các khối phòng ban chức năng .......... 70

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc
độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một
kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở
thành cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây
ngành truyền hình đang phát triển rất mạnh, nhiều đơn vị được cấp phép tham
gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình. Điều này đã làm cho thị trường
truyền hình trả tiền trở nên rất sôi động.
Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC là đơn vị tiên phong trong
việc nghiên cứu và đưa cơng nghệ truyền hình kỹ thuật số áp dụng thành cơng
vào Việt Nam từ năm 2000, có ý nghĩa quan trọng để Bộ Thơng tin và Truyền
thơng, Chính phủ làm căn cứ hoạch định Chiến lược phát triển ngành Truyền
hình Việt Nam theo công nghệ kỹ thuật số tiên tiến theo Đề án “Số hóa truyền
dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. Với tốc độ tăng trưởng
nhanh trong nhiều năm, dịch vụ truyền hình kỹ thuật số của VTC đã và đang
có một số lượng lớn khách hàng trải rộng khắp cả nước. Tuy nhiên trong vài
năm gần đây, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ truyền hình
của VTC đang có xu hướng giảm, tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ hoặc
chuyển sang dùng dịch vụ của các nhà cung cấp khác có xu hướng gia tăng.
Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh gắt gao của nhiều nhà cung cấp dịch
vụ, việc thu hút cũng như việc giữ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của
mình là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định.

Vấn đề đổi mới công nghệ, trong đó đổi mới sản phẩm (bao gồm dịch vụ và
hàng hóa) sẽ đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển
cũng như khả năng cạnh tranh của Tổng công ty VTC. Điều này là do khi tiến
hành đổi mới, doanh nghiệp tạo ra giá trị kinh tế thông qua việc đưa ra thị
6


trường những sản phẩm mới, đặc biệt là các dịch vụ mới, thay đổi quá trình sản
xuất để đạt hiệu quả cao hơn, hay cấu trúc lại tổ chức để đáp ứng tốt hơn với
sự cạnh tranh ngày càng tăng.
Nghiên cứu vấn đề hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp sẽ đưa ra những
luận điểm mới giúp Tổng công ty VTC đổi mới các quan điểm trong tư duy
phát triển sản phẩm và cơ chế quản lý hoạt động R&D tại doanh nghiệp, từ đó
khắc phục những hạn chế, giúp Tổng cơng ty có thể phát triển hơn trong tương
lai thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mang tính đổi mới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về đổi mới và hệ thống đổi mới là một vấn đề rộng, được phân
chia thành nhiều phạm vi như: ngành, liên ngành, các công ty, vùng, quốc gia
và phạm vi tồn cầu. Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được thực
hiện tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại khối các nước thuộc tổ chức
OECD cũng như nhiều nước thuộc khối các nước NIC và một số nước đang
phát triển khác tại Đông Âu, châu Á và châu Mỹ La tinh.
Xét về mặt lịch sử, theo C.Freeman, B-A, Lundvall là người đầu tiên sử
dụng khái niệm hệ thống quốc gia về đổi mới và cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20.
Nhưng dưới dạng sách được xuất bản thì chính C.Freeman là người đầu tiên sử
dụng thuật ngữ này khi ông mô tả về chính sách cơng nghệ và phát triển khinh
tế của Nhật Bản. Năm 1991, lần đầu tiên các cách tiếp cận khác nhau về hệ
thống quốc gia về đổi mới đã được McKelvey so sánh trong cuốn “How do
National Systems of Innovation Differ? A Critical Analysis of Porter, Freeman,
Lundvall and Nelson, in G.M. Hodgson and Screpanti (eds) Rethinking

Economics - Markets Technology and Economic Evolution” năm 1991. Năm
1993, R.Nelson xuất bản cuốn sách nổi tiếng “National Systems of Innovation
- A Comparative Study” trong đó so sánh các hệ thống quốc gia về đổi mới của
14 nước. Theo Nelson, hệ thống đổi mới quốc gia là “một sự kết hợp, liên quan
giữa kiến thức của các tổ chức nghiên cứu và việc thực hiện đổi mới tại các
doanh nghiệp trong quốc gia” (Nelson, 1993, trích trong Annamária Inzelt,
7


2004). Trên thực tế, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để khảo sát và làm rõ
quan hệ tương tác giữa hoạt động KH&CN và các hoạt động kinh tế xã hội
trong một quốc gia. Tuy nhiên không một cách tiếp cận nào cho phép quan sát
các tương tác này trong một khuôn khổ vừa bao quát vừa tiếp cận đến mục đích
cuối cùng của các hoạt động KH&CN là đưa ra sản phẩm mới.
Với chủ đề về hệ thống đổi mới, tại Việt Nam đã có một số tác giả trong
nước nghiên cứu về vấn đề này:
Tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2007) có một số nghiên cứu như:“Nghiên cứu
về nhận dạng hệ thống đổi mới quốc gia tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quôc tế”; “Hệ thống đổi mới quốc gia: Một cách tiếp cận gắn KH&CN với
kinh tế, xã hội” và “Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: Tiếp cận từ góc độ hệ
thống đổi mới.”
Tác giả Nguyễn thị Thu Hằng, (2010) đã nghiên cứu về đề tài “Mối quan
hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu
tại Việt Nam”.
Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu trên là tiếp cận lý thuyết ở phạm vi hệ
thống đổi mới quốc gia, mối liên kết giữa doanh nghiệp - viện nghiên cứu trường đại học, các nghiên cứu này chủ yếu phục vụ cho các vấn đề quản lý của
nhà nước. Hiện nay chưa có những nghiên cứu hệ thống đổi mới từ góc độ của
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong ngành truyền
hình. Trong khi, đây có thể là vấn đề mấu chốt liên quan tới toàn bộ các nội
dung nghiên cứu của các tác giả.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của viêc hình thành hệ thống đổi mới tại
doanh nghiệp, đề xuất xây dựng mơ hình ươm tạo cơng nghệ để tạo ra năng lực
đổi mới tại Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC.
4. Phạm vi nghiên cứu:

8


- Phạm vi nội dung :Đề tài không đi vào nghiên cứu tất cả các lý luận về hệ
thống đổi mới mà chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu khái niệm và các ứng
dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC.
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013
5. Mẫu khảo sát:
Mẫu quan sát: Tiến hành khảo sát tại Tổng công ty VTC và các đơn vị trực
thuộc gồm:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ
- Công ty VTC dịch vụ truyền hình số VTC Digital
Mẫu phỏng vấn: một số cán bộ và nhà quản lý tại doanh nghiệp (10 người) và
một số chuyên gia trong lĩnh vực liên quan (2 người).
6. Câu hỏi nghiên cứu
Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp như thế nào để tạo ra sự khác
biệt trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ của truyền hình – Tổng cơng ty
truyền thơng đa phương tiện VTC?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Vận dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới để xây dựng mơ hình vườn ươm công
nghệ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của VTC.
8. Phương pháp chứng minh:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu,

phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước,
các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đọc và phân tích
các bài viết liên quan tới nội dung nghiên cứu từ nguồn tài liệu: văn bản, sách,
tạp chí, tài liệu trên mạng Internet… để tìm kiếm những vấn đề liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện để thu
thập những thơng tin định tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thơng tin định
9


lượng. Đồng thời, phương pháp giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu
định lượng không thu được. Sử dụng phỏng vấn sâu để đánh giá các vấn đề lớn
của đề tài, đặc biệt sử dụng ý kiến chuyên gia để xây dựng mơ hình thích hợp
với hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát tự do giúp phát hiện vấn đề,
đồng thời làm rõ thêm một số thông tin trong các kết quả phỏng vấn và kết quả
nghiên cứu tài liệu. Quan sát các hoạt động liên quan đến các vấn đề quản lý
KH&CN và kinh doanh sản phẩm dịch vụ tại doanh nghiệp, cũng như các cơ
chế chính sách thúc đẩy quá trình đổi mới.
9. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày bởi các phần sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, tổng quan tình
hình nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và phương
pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa hệ thống đổi mới và doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình tại
VTC
Chương 3: Ứng dụng hệ thống đổi mới để tạo khác biệt trong sản phẩm dịch
vụ của VTC
Kết luận và khuyến nghị


10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG
ĐỔI MỚI VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN
HÌNH
1.1. Cơng nghệ truyền hình
1.1.1. Định nghĩa cơng nghệ
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về công nghệ.
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cơng
nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ
thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ1.
Theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Đàm thì có 3 khái niệm về
công nghệ2:
- Khái niệm 1: “Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác của
quá trình chế biến vật chất/thông tin”.
- Khái niệm 2: “Công nghệ là một phương tiện (device) chế biến vật
chất/thông tin, gồm: Phần cứng và Phần mềm”.
- Khải niệm 3 (Mơ hình Sharif): “Cơng nghệ là một cơ thể (hệ thống) tri
thức về quá trình chế biến vật chất hoặc thơng tin về phương tiện và
phương pháp chế biến vật chất và/hoặc thông tin. Công nghệ gồm 4 yếu
tố: Kỹ thuật (Technoware); Thông tin (Inforware); Con người
(Humanware); Tổ chức (Orgaware)”.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (2000): “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.


1
2

Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xn Tài (2006), Giáo trình Quản lý Cơng nghệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
Vũ Cao Đàm(2005), Công nghệ luận, Bài giảng cho học viên Cao học Quản lý KH&CN

11


Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2006): “Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm cơng nghệ theo cách tiếp cận
có chọn lọc của hai văn bản Luật.
Môi trường công nghệ

Nguồn lực

Hoạt động
sản xuất

Hàng hố
Dịch vụ

Cơng
nghệ

Hình 1.1: Cơng nghệ là cơng cụ biến đổi
Các thành phần của công nghệ:
- Phần kỹ thuật(Technoware): Công nghệ hàm chứa trong các vật thể.

Bao gồm các cơng cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ
tầng khác. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành
dây chuyền để thực hiện q trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền
cơng nghệ), ứng với mỗi quy trình cơng nghệ nhất định, đảm bảo tính
liên tục của q trình cơng nghệ.
- Phần con người (Humanware): Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công
nghệ của con người làm việc trong công nghệ.
Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy được trong
q trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính
sáng tạo, sự khơn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động…
- Phần thông tin (Inforware): Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã
được liệu hóa được sử dụng trong cơng nghệ.
12


Bao gồm: các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ
chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật như: Các thông số về đặc tính của
thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để
nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật.
- Phần tổ chức (Organware): Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để
xây dụng cấu trúc tổ chức.
Bao gồm: Cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền,
của các thành phần trong bộ máy, cơ chế điều hành, các chuẩn mực lề lối
quan hệ...
Những tác động qua lại của các thành phần là rất phức tạp. Tất cả 4 thành
phần của Công nghệ đều bổ xung lẫn nhau và đồng thời cần thiết cho bất kỳ sự
biến đổi nào. Khơng có sự biến đổi nào có thể xảy ra mà thiếu hẳn 1 trong 4
thành phần đó.
1.1.2. Khái niệm chung về truyền hình
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển

tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa
bằng sóng vơ tuyến điện” [6,5]
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' cịn “videre” là ''thấy
được'', cịn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp
là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất
cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như
vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương
tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành
cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.
13


Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng về chất
lượng. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo trên khắp hành tinh.
Với những ưu thế về kỹ thuật và cơng nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống
như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong
phú hơn về nội dung.
Cơng nghệ truyền hình
Từ góc độ cơng nghệ, truyền hình là một thực thể công nghệ với tập hợp
đầy đủ các yếu tố cấu thành như các đặc điểm của cơng nghệ đã nêu ở trên.
Nhìn tổng qt, truyền hình là một hệ thống các nhà máy sản xuất và hệ thống
phân phối sản phẩm với hàng hóa đặc thù là chương trình truyền hình.
Hoạt động truyền hình được phân thành hai giai đoạn chính là: sản xuất và
phân phối.
- Giai đoạn sản xuất tập trung vào việc sản xuất ra sản phẩm có chất

lượng nội dung tốt, đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng khán giả.
- Giai đoạn phân phối sẽ tập trung vào việc làm sao đưa sản phẩm đến
được đúng đối tượng khán giả.
Sản phẩm của cơng nghệ truyền hình có thể là một sản phẩm vơ hình ( thơng
tin) hoặc hữu hình (máy móc, dây chuyền thiết bị kỹ thuật).
Phân loại cơng nghệ truyền hình
Căn cứ theo giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm và phân phối, cơng
nghệ truyền hình có thể được phân loại thành các nhóm:
- Cơng nghệ ghi hình
- Cơng nghệ dựng hậu kỳ
- Cơng nghệ phát hình
- Cơng nghệ phát sóng
- Cơng nghệ lưu trữ…

14


Những phân loại này chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá phân loại hệ thống
thiết bị kỹ thuật.
1.1.3. Khái niệm truyền hình số
Các hệ thống truyền hình phổ biến hiện nay như: NTSC, PAL, SECAM là
các hệ thống truyền hình tương tự (Analog). Tín hiệu Video là hàm liên tục
theo thời gian. Tín hiệu truyền hình tương tự (từ khâu tạo dựng, truyền dẫn,
phát sóng đến khâu thu tín hiệu) đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhiễu (từ
nội bộ hệ thống và từ bên ngoài) làm giảm chất lượng hình ảnh. Để khắc phục
những hiện tượng này người ta mã hóa tín hiệu hình ở dạng số để xử lý.
Truyền hình số (DTV) là tên gọi một hệ thống truyền hình mà tất cả các
thiết bị kỹ thuật từ Studio cho đến máy thu đều làm việc theo ngun lý kỹ
thuật số. Trong đó, một hình ảnh quang học do camera thu được qua hệ thống
ống kính, thay vì được biến đổi thành tín hiệu điện biến thiên tương tự sẽ được

biến đổi thành một dãy tín hiệu nhị phân (dãy các số 0 và 1) nhờ q trình biến
đổi tương tự - số.
Như vậy có thể khái quát: “truyền hình số sử dụng phương pháp số để tạo,
lưu trữ và truyền tín hiệu của chương trình truyền hình trên kênh thơng tin”3
Những lợi ích khi sử dụng truyền hình số:
Truyền hình số là hình thức phát sóng hiệu quả hơn so với truyền hình
analog, giải phóng sóng tín hiệu cho nhiều dịch vụ mới đa dạng. Truyền hình
số cung cấp hình ảnh tốt, âm thanh trong trẻo, nhiều kênh hơn và cả truyền hình
chất lượng cao (HDTV) khi sử dụng cùng tivi chất lượng cao. Truyền hình số
cũng sẽ cho phép nhiều dịch vụ hơn hẳn so với truyền hình phát sóng Analog.
u cầu khi sử dụng truyền hình số:
- Đầu thu kỹ thuật số: Có chức năng chính là thu tín hiệu và giải mã tín hiệu
truyền hình số, mỗi loại đâu thu sử dụng để thu tín hiệu từ các nguồn phát khác
nhau như truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp số,
Theo Đỗ Hồng Tiến, Dương Thanh Phương (2004) Giáo trình kỹ thuật truyền hình, NXB Khoa học và kỹ
thuật
3

15


truyền hình Internet… và giải mã tín hiệu thành các định dạng như tín hiệu
truyền hình HDTV và SDTV. Ngồi ra đầu thu kỹ thuật số cịn có thể thu và
giải mã tín hiệu radio và truyền số liệu (hình ảnh, văn bản, lịch chương trình
EPG, dữ liệu …) và hỗ trợ hệ thống khoá mã.
- Tivi kỹ thuật số: là loại tivi tích hợp sẵn bộ thu giải mã kỹ thuật số, có thể
nhận tín hiệu phát sóng kỹ thuật số của các đài truyền hình. người dùng khơng
cần sử dụng thêm đầu thu giải mã tín hiệu số.
1.2. Sản phẩm và dịch vụ truyền hình
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường.
Mỗi sản phẩm khi được sản xuất ra đều nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu
nhất định của người tiêu dùng. Càng ngày, khi xã hội càng phát triển thì nhu
cầu của con người về các loại sản phẩm với số lượng đa dạng, chất lượng cao
càng nhiều. Ngày nay, khi sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ
đáp ứng những nhu cầu về giá trị vật chất mà cả về những yếu tố về tinh thần,
văn hoá của người tiêu dùng.
Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là
“kết quả của các hoạt động hay quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ
tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất
cụ thể và các dịch vụ. Tất cả các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội.
Mặt khác, bất kỳ một yều tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào
cung cấp nhằm đáp ứng những yêu cầu bên trong và bên ngồi của doanh
nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vơ hình
tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm.
Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới
một hình thức cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những vật thể
được lắp ráp, kể cả những nguyên vật liệu đã được chế biến. Các thuộc tính
16


phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ
thuật, kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ
thuộc rất chặt chẽ vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng
trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng
và các yếu tố như thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm...đáp ứng những nhu
cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng. Những yếu tố phần mềm của sản

phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính những yếu tố phần mềm lại tạo ra nhiều
lợi thế cạnh tranh khó sao chép hơn là những yếu tố phần cứng của sản phẩm,
cẩu trúc của một sản phẩm hồn chỉnh có thể được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Hình 1.2: Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh
Đối với khái niệm dịch vụ, hiện nay có những quan niệm khác nhau, nhưng
theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó là vơ
hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách
hàng sở hữu mà khơng có sự chuyển giao quyền sở hữu. Hoặc theo cách hiểu
khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra trong mối
quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ.
Theo ISO 8402 định nghĩa: “ Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động
tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người
cung ứng để đáp úng nhu cầu của khách hàng”
Dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Dịch vụ căn bản
17


+ Dịch vụ hỗ trợ
+ Dịch vụ toàn bộ
1.2.2. Sản phẩm và dịch vụ của truyền hình
Trong các loại hình truyền thơng đại chúng, truyền hình là phương tiện ra
đời muộn, và là sản phẩm của nền văn minh khoa học cơng nghệ phát triển.
Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của
điện ảnh và phát thanh. Sản phẩm của truyền hình là hàng hóa thông tin4. Giá
trị của sản phẩm nằm ở thông tin được tiếp nhận trực tiếp bởi con người thông
qua sự trợ giúp của thiết bị (tivi, máy tính…). Thơng qua các sản phẩm của
truyền hình, khán giả tiếp nhận được thơng tin cần thiết. Các sản phẩm của

truyền hình thể hiện sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng
hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm
xúc của âm nhạc… Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật cơng nghệ giúp
truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thơng tin. Để có được sản
phẩm truyền hình tốt thì chương trình phải ln ln phong phú, đa dạng, hấp
dẫn và đáp ứng được nhu cầu của khán giả.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ số nói riêng và cơng nghệ thơng tin
nói chung, cùng với xu thế hội tụ cơng nghệ, nhiều hình thức phân phối sản
phẩm truyền hình mới xuất hiện như truyền hình số, truyền hình theo u cầu,
truyền hình Internet… cơng nghệ phân phối truyền hình khơng cịn là đặc thù
nữa mà trở nên rất phổ biến và được tích hợp sẵn trong các công nghệ truyền
dẫn và phân phối thông tin nói chung. Việc đa dạng hóa các cơng nghệ phân
phối truyền hình là một nhu cầu thiết yếu để tiếp cận với khán giả tốt hơn. Từ
những đặc điểm tiên tiến của cơng nghệ số có thể thấy việc sử dụng truyền hình
số và ứng dụng hội tụ cơng nghệ số sẽ nâng cao chất lượng cho sản phẩm truyền
hình.

Tham khảo thêm Vũ Quốc Đạt (2008), Huy động các nguồn lực để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất
các chương trình truyền hình, LVCH QLKH&CN ĐHKHXHNV HN
4

18


Hoạt động dịch vụ thơng tin của truyền hình
Nhìn từ góc độ quản lý cơng nghệ, truyền hình mang bản chất truyền thơng
đại chúng và cơng nghệ thơng tin. Có nghĩa là truyền hình là một hệ thống hoạt
động cung cấp thơng tin (dưới dạng hình ảnh và âm thanh) cho xã hội với những
mục tiêu nhất định tác động hiệu quả lên sự vận động của xã hội.
Do tính chất ảnh hưởng của truyền thông đại chúng lên dư luận xã hội rất

lớn nên trong một giai đoạn nhất định, để đảm bảo ổn định chính trị, truyền
thơng đại chúng thường được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Trong
bối cảnh tồn cầu hóa, nhu cầu thông tin của xã hội là rất lớn và đa dạng. Ngoài
nhà nước, các thành phần xã hội cũng cần các dịch vụ về thông tin.
Hoạt động dịch vụ của truyền hình thể hiện ở cách thức cung cấp các sản
phẩm gồm cả sản phẩm vơ hình (thơng tin) và sản phẩm hữu hình (máy móc
thiết bị) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu nhìn trên phương diện thị
trường thì truyền hình cũng làm việc theo quy luật cung cầu của thị trường.
Truyền hình phải cung cấp được thơng tin mà khán giả cần và qua đó tạo được
nguồn thu để tồn tại và phát triển. Hiện có 3 nguồn thu của truyền hình: ngân
sách nhà nước, dịch vụ quảng cáo, truyền hình trả tiền. Cả 3 nguồn thu đều thể
hiện tính dịch vụ của truyền hình: dịch vụ công cho nhà nước (thông tin tuyên
truyền), dịch vụ thông tin cho nhà sản xuất (thông tin quảng cáo), dịch vụ thơng
tin giải trí cho người dân. Ba loại hình dịch vụ này là nhu cầu khách quan của
xã hội và cần phải được phát triển cân bằng và hài hòa trong nền kinh tế thị
trường.

19


Các mối liên hệ cung – cầu trong hoạt động truyền hình [8;55]
Chính trị
Kinh tế
Xã hội
Hoạt động
Xã hội

Nhu cầu
Tiếp thị
Sản phẩm


Nhà Nước

Ngân sách
Nhà nước

Thể chế
Chính sách

Dịch vụ
Truyền hình

Tài trợ
Quảng cáo

Hoạt Động
Truyền hình

Sản xuất
Chương trình
Truyền hình

Ngân sách

Ngân sách
Truyền hình

Phân phối
Phát sóng
Truyền hình


Hoạt động
Phân phối

Khán giả trả tiền
gián tiếp thơng
qua mua
Sản phẩm

Khán giả trả tiền
trực tiếp cho
Truyền hình
(Truyền hình
trả tiền)

Khán giả

Mối liên hệ
tài chính
Mối liên hệ khác

Hình 1.3: Các mối liên hệ cung – cầu trong hoạt động truyền hình

20


1.2.3. Kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền
Từ các đặc điểm của sản phẩm truyền hình và nhu cầu sử dụng của khách
hàng, có thể phân chia thành hai loại truyền hình là: truyền hình quảng bá và
truyền hình trả tiền.

Truyền hình quảng bá có vai trị cung cấp miễn phí thơng tin, thời sự, pháp
luật, giải trí cơ bản cho người xem. Nguồn thu của loại truyền hình này chủ yếu
ngân sách nhà nước. Vì vậy, khán giả chỉ có thể xem những chương trình khơng
chun sâu do khơng có sự đầu tư lớn.
Ngươc lại với truyền hình quảng bá, truyền hình trả tiền có sự đầu tư chuyên
sâu của các đơn vị cung cấp. Vì thế truyền hình trả tiền có thể đáp ứng được
những địi hỏi về chương trình có chất lượng cao, chun biệt, cả về nội dung,
hình ảnh, âm thanh cũng như phù hợp với sở thích của các đối tượng khán giả.
Cùng với đó, khán giả sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ này.
Để bắt kịp với xu thế phát triển của truyền hình trả tiền, nhà nước đã có các
văn bản pháp lý để quản lý hoạt động này cho phù hợp. Theo quy chế quản lý
hoạt động truyền hình trả tiền của chính phủ năm 2011, có một số định nghĩa
như sau:
Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn,
phân phối các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền và các dịch
vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa
thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền).
Dịch vụ truyền hình trả tiền có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền
hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê
bao truyền hình trả tiền.
Dịch vụ truyền hình trực tuyến là dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trực
tiếp các kênh truyền hình đến thuê bao truyền hình trả tiền không qua thiết bị
lưu trữ, làm chậm của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
21


Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ truyền hình trả tiền thực hiện
việc lưu trữ các chương trình, kênh chương trình truyền hình trả tiền và cung

cấp đến thuê bao truyền hình trả tiền theo yêu cầu của thuê bao truyền hình trả
tiền.
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là doanh nghiệp được cấp phép
cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, sử dụng hạ tầng của đơn vị cung cấp hạ
tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền để truyền tải nguyên vẹn nội dung chương
trình, kênh chương trình được cung cấp bởi đơn vị cung cấp nội dung đến thuê
bao truyền hình trả tiền.
Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền
Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền được phân chia theo phương thức
truyền dẫn phát sóng, bao gồm:
(1). Dịch vụ truyền hình cáp: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền
chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các các công nghệ khác nhau
(tương tự, số, IPTV) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền
trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền.
(2). Dịch vụ truyền hình mặt đất kỹ thuật số: là một loại hình dịch vụ truyền
hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình mặt
đất kỹ thuật số (DVB-T) để phân phối nội dung thơng tin trên truyền hình trả
tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền.
(3). Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh: là một loại hình dịch vụ truyền
hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát sóng trực tiếp qua vệ tinh
(DTH) để phân phối nội dung thơng tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến
thuê bao truyền hình trả tiền.
(4). Dịch vụ truyền hình di động: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả
tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình di động mặt
đất kỹ thuật số, truyền hình di động vệ tinh kỹ thuật số hoặc mạng viễn thông
22


di động để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến

thuê bao truyền hình trả tiền.
(trích Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền - Ban hành kèm theo
Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ)
Truyền hình là ngành cơng nghiệp truyền thơng, trong nền kinh tế thị trường
thì thì bản thân truyền hình cũng phải vận động theo cơ chế thị trường, phải
chịu sự cạnh tranh từ nhiều phía. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới công nghệ trở
nên bức thiết và liên tục. Để có thêm nhiều khán giả, ngành truyền hình nói
chung và truyền hình trả tiền nói riêng, trong đó có các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ truyền hình trả tiền phải ln vận động và đổi mới sáng tạo để
có thể đưa ra những sản phẩm tốt hơn phục vụ khách hàng.
1.3. Hệ thống đổi mới và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm đổi mới (Innovation)
“Innovation” – tạm dịch là đổi mới là thuật ngữ thường gặp trên các sách
báo nghiên cứu quản lý và phát triển KH&CN trên thế giới, đặc biệt là tại khối
các nước thuộc tổ chức OECD từ những năm 1980 trở lại đây. Muộn hơn chút
ít, cách đây 1-2 thập kỷ, cách tiếp cận hệ thống đổi mới đã được sử dụng tại
nhiều nước thuộc khối các nước NIC và một số nước đang phát triển khác tại
Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tinh. Tuy nhiên, trong một cuốn sách được
viết từ năm 1912, J. Schumpeter đã là người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng
của đổi mới và phân biệt những ý nghĩa mới của khái niệm đổi mới so với khái
niệm sáng chế (invention).
Theo đó, sáng chế thường chỉ là một ý tưởng, một mơ hình hoặc là một bản
vẽ sơ bộ về một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất sản phẩm mới. Sáng chế
khơng phải lúc nào cũng được công nhận để cấp bằng và thường rất ít khi tạo
ra những sản phẩm/quy trình mới được thị trường chấp nhận.
Trong khi đó, đổi mới là khái niệm mơ tả q trình tạo ra sáng chế và các
hoạt động thử nghiệm, sản xuất để biến sáng chế từ chỗ chỉ là những ý tưởng,
23



×