Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hông tin về hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) trên báo điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHẠM ĐỨC TIẾN

THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH
DƢƠNG (TPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHẠM ĐỨC TIẾN

THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH
DƢƠNG (TPP) TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Đức Long

HÀ NỘI - 2017



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Hà Nội, Ngày.….tháng……năm 2017
Hội đồng xét duyệt


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới

sự hướng dẫn của TS.Đặng Đức Long.Phần tài liệu tham khảo được dẫn
nguồn đầy đủ và chính xác. Các kết quả được tác giả khảo sát trong luận văn
là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Đức Tiến


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành sau quá trình học tập và
rèn luyện tại Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phòng Sau Đại học, đặc biệt là
TS. Đặng Đức Long đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tác giả nhiệt tình, chu đáo
với những chỉ dẫn kiến thức quý báu trong suốt q trình triển khai, nghiên
cứu và hồn thành đề tài “Thông tin về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) trên báo điện tử ở Việt Nam”.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức chuyên ngành báo chí học cho các thế hệ học trị và bản
thân tác giả trong những năm tháng qua.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới
sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí.Tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp, phê bình của q thầy cơ, các chun gia, độc giả và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Đức Tiến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ
THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP ........................................................... 7
1.1 Một số vấn đề chung về báo điện tử……………………........................7
1.1.1 Khái niệm báo điện tử……………………………………………...7
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử…………………………..9
1.1.3 Quy trình sản xuất thơng tin trên báo điện tử……………………..11
1.1.4 Vai trị và xu hướng phát triển báo điện tử Việt Nam…………….13
1.2 Thông tin và thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử .................... 19
1.2.1 Khái niệm thông tin......................................................................... 19
1.2.2 Thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử…………………….20
1.3 Những thông tin cần truyền tải về TPP trên báo điện tử………………22
1.3.1 Các vấn đề chung về TPP…………………………………………22
1.3.2 Những tác động đối với Việt Nam khi tham gia TPP………….….32
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thông tin về TPP trên báo điện tử . 37
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP TRÊN
BA TỜ BÁO ĐIỆN TỬ ĐƢỢC KHẢO SÁT........................................... 40
2.1 Khái quát về 3 tờ báo điện tử thuộc diện khảo sát ................................. 40
2.1.1 Thoibaotaichinhvietnam.vn............................................................. 40
2.1.2 Thoibaonganhang.vn ....................................................................... 41
2.1.3 Enternews.vn ................................................................................... 43



2.2 Thực trạng thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử thông qua 3 tờ
báo khảo sát .................................................................................................. 44
2.2.1 Hình thức và nội dung thơng tin về TPP......................................... 45
2.2.2 Những thành công và hạn chế trong thông tin về TPP trên báo điện
tử……………………………………………………………………………72
2.2.3 Nguyên nhân và bài học .................................................................. 85
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 89
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN
VỀ HIỆP ĐỊNH TPP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ................ 90
3.1 Bối cảnh, quan điểm và định hướng nội dung thông tin về TPP trên báo
điện tử gắn với việc Mỹ rút khỏi TPP .......................................................... 91
3.1.1 Bối cảnh và triển vọng của TPP sau khi Mỹ rút khỏi TPP ............. 91
3.1.2 Quan điểm và định hướng thông tin về TPP trên báo điện tử của Việt
Nam .............................................................................................................. 95
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về Hiệp định TPP trên báo
điện tử ở Việt Nam thời gian tới ................................................................ 101
3.3 Đề xuất, kiến nghị với từng nhóm đối tượng ....................................... 104
3.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng ............................... 104
3.2.2 Đối với tòa soạn báo điện tử ......................................................... 105
3.2.3 Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên.................................... 108
3.2.4 Đối với độc giả .............................................................................. 110
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………..112
KẾT LUẬN ............................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 116


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ


AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

NXB

Nhà xuất bản

RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPP


Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương

TS.

Tiến sĩ

VCCI

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1

: So sánh số lượng tin, bài viết về Hiệp định TPP giai đoạn
2015 – 2016 trên 3 tờ báo điện tử khảo sát

Biểu đồ 2.1 : Tần suất tin, bài trên ba tờ báo điện tử khảo sát, giai đoạn
từ năm 2015 đến hết tháng 6/2017
Biểu đồ 2.2 : So sánh mật độ bài viết về Hiệp định TPP trên 3 tờ báo
điện tử khảo sát phân theo thể loại, giai đoạn từ năm 2015
đến hết tháng 6/2017.
Biểu đồ 2.3 : Nội dung thông tin về TPP trên thoibaonganhang.vn năm
2016 phân theo lĩnh vực
Biểu đồ 2.4 : So sánh lượng nội dung thông tin giữa TPP, WTO và

EVFTA năm 2016.
Biểu đồ 2.5 : Mức độ lạc quan của doanh nghiệp, người tiêu dùng tại
Việt Nam và toàn cầu về Hiệp định TPP.
Biểu đồ 2.6 : Mức độ đánh giá của doanh nghiệp Việt Nam về TPP so
với trung bình các nước thành viên.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Đặt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với
những bước vượt bậc khi đã ký kết và thực thi 10 Hiệp định thương mại tự do
(FTA), kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đang đàm phán 4 FTA khác. Trong
đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là một FTA
thế hệ mới đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao, kỳ vọng tạo mơ hình mới về hội
nhập và hợp tác khu vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại đầu tư và trở thành hạt nhân hình thành một khu vực thương mại tự do chung
cho tồn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với cam kết mở cửa thị trường
mạnh và tham gia sâu của các nước thành viên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng
thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường, lao
động… TPP được đánh giá là “Hiệp định thế kỉ” đầy cơ hội không thể bỏ qua.
Tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ
của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây được xem như cơ hội
lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh
nghiệp. Song, bên cạnh những triển vọng mà TPP có thể mang lại, Việt Nam
sẽ phải đối mặt những thách thức khơng nhỏ, địi hỏi phải có những bước đi
thận trọng và đúng hướng.
Thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của mình, báo chí Việt Nam
nói chung đã và đang rất nỗ lực truyền tải đến công chúng các nội dung về ý
nghĩa, tác động, vai trò… của Hiệp định TPP đối với quốc tế và Việt Nam
một cách thường xun, đa khía cạnh. Trong đó, báo điện tử - loại hình báo

chí ra đời muộn nhất so với các thể loại báo in, báo phát thanh và báo truyền
hình đang rất tích cực truyền tải thơng tin về Hiệp định TPP. Bởi nhiều ưu thế
vượt trội về khả năng tương tác; khả năng đa phương tiện; tính thời sự cùng
1


khả năng cập nhật thơng tin nhanh nhạy và tính định hướng, kết nối cộng
đồng, những thông tin về TPP trên báo điện tử đã đến với công chúng một
cách hiệu quả và dễ dàng.
Nhằm làm rõ hơn và chi tiết hơn về hoạt động thông tin của báo điện tử
đối với một hiệp định có sức ảnh hưởng vơ cùng to lớn này, tác giả tập trung
nghiên cứu đề tài “Thông tin về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) trên báo điện tử ở Việt Nam” làm đề tài bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành báo chí học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngày 5/10/2015, Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương (TPP) chính
thức hồn tất đàm phán đã được 12 nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặt
đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia
đánh giá có tác động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu.
Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này về
mặt kinh tế và chiến lược, an sinh xã hội, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt
với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử lý thách
thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị và chiến lược của Việt Nam
trong những năm tiếp theo.
Về phần mình, nhờ kết hợp với Internet, báo điện tử đã mang đến cho
độc giả cơ hội tiếp cận thơng tin về TPP một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn,
tổng hợp hơn và hiệu quả hơn. Người dùng thậm chí có thể tìm kiếm được cả
hàng nghìn bài viết liên quan đến TPP chỉ trên một tờ báo. Rõ ràng, với sức
ảnh hưởng rộng lớn trong lòng công chúng, hiệu quả thông tin về Hiệp định

TPP trên báo điện tử là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất
lượng thông tin và cách thức chuyển tải thông tin trên báo điện tử vẫn cần
phải điều chỉnh để “đi đúng hướng” và “trúng đối tượng”, mang lại hiệu quả
2


thông tin về Hiệp định hơn nữa. Bởi lẽ, dù thông tin về TPP hiện nay được
công bố khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là
thường xuyên trên báo điện tử, nhưng sự hiểu biết, nhận thức của người dân
và doanh nghiệp về hiệp định này vẫn cịn những hạn chế nhất định.
Qua tìm hiểu, đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến
thực trạng thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử, chỉ có một số tiểu
luận hay các bài báo liên quan tập trung phân tích những tác động tích cực và
tiêu cực của Hiệp định TPP trên loại hình báo chí này. Do đó, tác giả đã tiến
hành đi sâu tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng đưa tin về Hiệp định TPP
của báo điện tử tính từ năm 2015 (năm chính thức kết thúc đàm phán Hiệp
định TPP) trở lại đây để có góc nhìn tồn diện và sát thực hơn. Thơng qua
khảo sát cụ thể 3 tờ báo điện tử gồm: Thời báo Tài chính Việt Namthoibaotaichinhvietnam.vn, Thời báo Ngân hàng-thoibaonganhang.vn, Diễn
đàn Doanh nghiệp-enternews.vn để đánh giá thực trạng hình thức cũng như
nội dung chuyển tải về Hiệp định trên báo điện tử đã đạt được thành cơng như
thế nào và cịn hạn chế gì? Trên cơ sở này, tác giả luận văn sẽ chỉ ra những
nguyên nhân, bài học để qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử ở Việt Nam. Đây
là điều cần thiết giúp những người làm báo điện tử am hiểu hơn về nhu cầu
của công chúng, đồng thời là những điều kiện đủ để họ sáng tạo ra những tác
phẩm báo chí thực sự có giá trị và hữu ích để nâng cao mức độ hiểu biết cũng
như kiến thức thiết thực về Hiệp định TPP cho cơng chúng trong tình hình
mới hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng

thông tin trên báo điện tử Việt Nam về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
3


Dương (TPP) ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của báo điện tử về vấn đề này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện các
nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện tử,
chức năng thông tin trên báo điện tử; kiến thức về Hiệp định TPP và những
thông tin cơ bản về 3 tờ báo mạng được khảo sát: thoibaotaichinhvietnam.vn,
enternews.vn và thoibaonganhang.vn.
Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về Hiệp định
TPP trên báo điện từ năm 2015 đến nay dựa trên 3 tờ báo điện tử khảo sát. Từ
đó tiến hành phân tích những thành công, hạn chế của việc thông tin về TPP
trên báo điện tử ở Việt Nam.
Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để
nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử khi thông tin về Hiệp
định TPP nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng
như tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. Qua đó, góp phần
tích cực vào nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nước.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thông tin về Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) trên báo điện tử ở Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Phạm vi tiếp cận: Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ báo chí, cụ thể là
báo điện tử với những hiệu quả truyền thông về Hiệp định TPP, những hạn

chế và đề xuất giải pháp.
4


Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2017.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu ba tờ báo: Thoibaotaichinhvietnam.vn,
thoibaonganhang.vn và enternews.vn.
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn có những nghiên cứu tổng thể về hoạt động thông tin tuyên
truyền của báo điện tử với TPP từ năm 2015 đến nay, từ đó rút ra một số vấn
đề lý luận cơ bản trong hoạt động thông tin về Hiệp định này. Ví dụ: Lý luận
về cơng tác quản lí, lý thuyết thơng tin, chuẩn hóa các khái niệm…
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tập hợp nội dung nghiên cứu có giá trị tham khảo cho cơng
tác tun truyền cũng như quá trình tổ chức sản xuất tin/bài liên quan đến
Hiệp định TPP của các cơ quan báo điện tử, biên tập viên, phóng viên. Đồng
thời, là tài liệu cơ bản và quan trọng trong quá trình nghiên cứu, hình thành
các chuyên đề chuyên khảo, bài giảng… phục vụ đào tạo kiến thức liên quan
đến hội nhập, kinh tế quốc tế, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
* Phương pháp luận:
Luận văn dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về hội nhập quốc tế. Đồng thời, dựa trên hệ thống cơ sở lý luận
về chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
* Phương pháp cụ thể:
Phương pháp thu thập thông tin: Được sử dụng để bổ sung thông tin về
Hiệp định TPP từ một số báo cáo, tài liệu hội thảo của các Bộ, ngành làm dẫn

chứng cho luận điểm.
5


Phương pháp khảo sát: Khảo sát tần suất xuất hiện các tin, bài về Hiệp
định TPP; tỷ lệ nội dung về TPP theo lĩnh vực; phương thức đăng tải thông tin
về

TPP

trên

các

tờ

báo

điện

tử:

thoibaotaichinhvietnam.vn,

thoibaonganhang.vn và enternews.vn.
Phương pháp nghiên cứu văn bản: Dùng để xem xét, phân tích thơng tin
trong các tài liệu có đề cập hoặc liên quan ít nhiều đến thơng tin về Hiệp định
TPP trênbáo điện tử, từ đó rút ra những thơng tin cần thiết, phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích văn bản, nội dung,

số liệu từ các báo cáo. Từ kết quả phân tích đó rút ra kết luận đối với chất
lượng thông tin về TPP trên báo điện tử ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu thu được trong q trình khảo sát.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và
tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm
khái quát.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về báo điện tử và thông tin về Hiệp định
TPP
Chương 2: Thực trạng thông tin về Hiệp định TPP trên ba tờ báo điện tử
được khảo sát
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về Hiệp định TPP trên
báo điện tử ở Việt Nam

6


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ
THÔNG TIN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP
11. Một số vấn đề chung về báo điện tử
1.1.1 Khái niệm báo điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối
với loại hình báo chí này như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực
tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Trong đó, báo điện tử là khái niệm
thông dụng nhất ở nước ta. Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa
đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại

hình báo chí được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính”. Cách hiểu này đã
dẫn đến sự xuất hiện các “báo điện tử” đối với các tờ báo in đưa thông tin lên
mạng Internet như Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ…
Theo Luật báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 5/4/2016
(gọi tắt là Luật báo chí 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định
nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”;
Tạp chí điện tử là “sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính
chất chun ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”.
Cùng với báo điện tử, sự bùng nổ về thơng tin trên mạng Internet cịn có
sự góp mặt của các trang thông tin điện tử tổng hợp và cổng thơng tin điện tử.
Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản
phẩm thơng tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung
cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo
chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ”; Cổng thơng tin điện tử là điểm truy cập duy nhất
7


của một cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thơng tin,
các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng
và cá nhân hóa việc hiển thị thơng tin.
Như vậy, cùng là loại hình đưa thơng tin trên môi trường mạng, song báo
điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp, cổng thơng tin điện tử có những
quy định và quy trình thủ tục cấp phép khác nhau. Từ góc độ quản lý, giấy
phép hoạt động báo điện tử sẽ được cấp cho các cơ quan, tổ chức, không được
cấp cho doanh nghiệp. Báo điện tử được hoạt động như một tờ báo với cơ cấu
thành phần có tổng biên tập, bộ phận tịa soạn, phóng viên... Báo điện tử được
quyền đăng tải nội dung do tờ báo sản xuất hoặc dẫn lại nội dung thông tin

của các tờ báo khác (có thỏa thuận về bản quyền). Việc xin cấp phép hoạt
động báo điện tử không dễ dàng, cần phải đáp ứng yêu cầu rất khắt khe hơn
so với xin cấp phép của một trang thông tin điện tử tổng hợp.
Về phía trang thơng tin điện tử tổng hợp, giấy phép có thể được cấp cho
doanh nghiệp hay các cơ quan, tổ chức, trong đó có cơ quan báo chí. Trang
thơng tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo
chí và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thơng tin
đó. Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ
ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thơng tin được trích dẫn gỡ bỏ
nội dung thơng tin đó. Việc thiết lập trang thơng tin điện tử tổng hợp của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Cổng thơng tin điện tử là nơi cung cấp thông tin hay dịch vụ cho một
lĩnh vực cụ thể, đồng thời cho phép cá nhân hóa thơng tin nên được coi là một
trong những nguồn để phóng viên khai thác thơng tin, sản xuất tin, bài.

8


1.1.2 Những đặc trƣng cơ bản của báo điện tử
 Khả năng đa phương tiện
Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần
mềm, các sản phẩm báo điện tử đang ngày càng tích hợp thêm nhiều phương
tiện mới với những cách thức thể hiện khác nhau. Một sản phẩm báo chí đa
phương tiện phải bao gồm các thành phần văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ
họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video &
animation) và các chương trình tương tác (interative program). Nhờ đó,khi
độc giả đọc báo điện tử vẫn có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan
tâm ở bất kì trang nào giống như báo in; tiếp nhận trực quan những hình ảnh,
video, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố
thời gian, khơng gian.

 Tính tức thời và phi định kỳ
Vượt qua những rào cản mà các loại hình báo chí khác gặp phải, nội
dung thơng tin trên báo điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang
báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thơng
tin lại đơn giản, dễ dàng có thể cập nhật, bổ sung bất kỳ khi nào, số lượng bao
nhiêu. Với tốc độ đường truyền nhanh, báo điện tử được gọi là báo giờ, bởi
các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc sự kiện đang diễn ra một cách sống động,
nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây, ví dụ như khi tường
thuật một trận bóng đá hay một cuộc họp báo, xét xử…
Việc cập nhật thơng tin có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày nên
một bài báo trên báo điện tử luôn được “sống” nhờ khả năng kéo dài hoặc rút
ngắn bất kì lúc nào. Theo đó, chỉ báo điện tử mới có khái niệm “bài báo mở”
– tức là bài báo sau khi đã phát hành vẫn còn tiếp tục được cập nhật. Đặc
điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo
9


chí khác về tốc độ thơng tin, lượng thơng tin, đảm bảo tính thời sự và tạo ra
sự thuận tiện cho độc giả.
 Tính tương tác cao
Khi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về
thơng tin cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng.
Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này đều được những người làm báo
lưu tâm.Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi trội về cơng nghệ
mà tính tương tác thường cao hơn so với các loại hình cịn lại.Hàng ngày, mỗi
tịa soạn báo điện tử có thể nhận được hàng trăm thư các loại từ bạn đọc.Vì
thế, để nhanh chóng thơng báo cho bạn đọc biết tịa soạn đã nhận được thư
của họ, báo điện tử sử dụng hệ thống trả lời tự động.Quá trình chọn lọc và xử
lý thơng tin từ thư bạn đọc có thể được tiến hành nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ
của cơng nghệ cao. Đây là công việc rất quan trọng bởi qua đó cơng chúng

cảm thấy tự tin, mạnh dạn, cảm thấy được coi trọng khi đến với báo điện tử.
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử,
chúng ta cịn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,
độc giả với độc giả hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Ngày
nay các phương tiện tương tác trên các tờ báo điện tử đã được tăng cường
bằng việc lắng nghe, lôi cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu thập và
cung cấp thông tin. Các tờ báo chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào
những hành vi mang tính cộng tác, làm họ trở nên chủ động và tích cực hơn
trong q trình tìm kiếm, khai thác thơng tin hơn là chỉ đơn thuần cung cấp
nhiều thông tin. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tử
đều có mục phản hồi, ngồi ra cịn có rất nhiều kênh tương tác khác như
comment, feedback, vote, email… tiện lợi cho độc giả dễ dàng đóng góp ý
kiến của mình.
10


 Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thơng tin
Báo điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng
chương trình như các loại hình báo chí khác. Nhờ thơng tin được lưu trữ dưới
dạng đĩa với dung lượng cực lớn có thể chứa hàng trăm cuốn từ điển bách
khoa tồn thư. Bên cạnh chương trình lưu trữ trên máy chủ (server) tạo một
kho thông tin khổng lồ, các cơng cụ tìm kiếm thơng tin khoa học và hiệu quả
đã góp phần hỗ trợ tìm kiếm thơng tin hết sức dễ dàng. Ngồi ra, báo điện tử
có thể liên kết và tạo ra nhiều lớp thơng tin thông qua các siêu liên kết
(hyperlink). Điều này tạo cho báo điện tử thực sự là một kho thông tin khổng
lồ và kho thơng tin đó đảm bảo được các yếu tố: Thông tin cực kỳ phong phú,
đa dạng cả về số lượng và nội dung; Thông tin khách quan và được kiểm
chứng; Thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống: Mỗi tờ báo điện tử đều
có khả năng lưu trữ, sắp xếp tồn bộ tin, bài đã đăng tải theo trật tự thời gian
(giờ, ngày, tháng, năm) và theo từng chuyên mục, dòng sự kiện hoặc vấn đề

được dư luận quan tâm. Điều này thực sự đem lại những thuận tiện, hữu ích
cho người tìm kiếm.
1.1.3 Quy trình sản xuất thơng tin trên báo điện tử

Quy trình sản xuất thơng tin trên báo điện tử
11


1.1.3.1 Lập đề cƣơng nội dung
Phóng viên, biên tập viên: Qua khai thác từ nhiều nguồn khác nhau,
phóng viên/biên tập viên chọn lọc và sản xuất tin, bài theo nội dung mình phụ
trách dưới sự kiểm duyệt của trưởng phịng. Những nội dung mang tính phổ
quát, nhạy cảm chính trị ảnh hưởng tới dư luận xã hội phải được báo cáo và
trình lên ban biên tập trước khi đi vào khai thác và sản xuất nội dung.
Trưởng phòng: Tập hợp và kiểm duyệt đăng tải những đề tài, tin bài từ
phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên.
Ban biên tập: Căn cứ vào mục đích, tơn chỉ của cơ quan báo mình sẽ
xem xét loại bỏ hay cho khai thác thông tin. Tuy nhiên, không phải lúc nào đề
tài tin, bài cũng được lựa chọn, thực hiện tuần tự theo các bước trên. Tùy theo
hoàn cảnh và trường hợp cụ thể mà người viết có thể đưa ra những phán đốn
cụ thể ngay tại thời điểm đó. Ví dụ, đối với những sự kiện nóng, bất ngờ xảy
ra cần được triển khai để đưa tin thì cộng tác viên/phóng viên phải nhanh
chóng liên lạc về cơ quan, họ có thể trình bày ngắn gọn cách khai thác, triển
khai vấn đề, nội dung cốt lõi để cơ quan nắm bắt, cân nhắc đưa tin.
1.1.3.2 Sáng tạo tác phẩm
Công việc sáng tạo tác phẩm là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản
xuất thơng tin do đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thơng tin viên thực hiện.
Ngồi những tin, bài cung cấp thơng tin đơn thuần thì hiện nay phóng viên đã
chủ động phỏng vấn, tích hợp thơng tin dưới nhiều hình thức để tạo ra sự mới
mẻ, tăng độ tin cậy, chân thật, hiệu quả và hấp dẫn… của thông tin. Tại các tờ

báo điện tử, mỗi phóng viên, biên tập viên đều được cấp một tài khoản để
đăng nhập vào hệ thống phần mềm của báo.Trong hệ thống phần mềm này,
các phóng viên, biên tập viên sẽ cập nhật tin, bài vào thẳng cơ sở dữ liệu. Họ
phải tự thực hiện mọi thao tác như: Chỉnh sửa, chèn tin bài, ảnh và chú thích,
tạo box thơng tin, lưu vào vị trí chọn đăng trước khi gửi cho trưởng phịng.
12


1.1.3.3 Tổ chức duyệt nội dung
Mục đích của việc tổ chức duyệt nội dung nhằm hoàn thiện các tác phẩm
báo chí cả về mặt nội dung và hình thức trước khi đến với công chúng. Công
việc này được thực hiện bởi đội ngũ biên tập viên, các trưởng phịng, phó
phịng, ban biên tập. Đây là cơng đoạn bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong
tồn bộ quy trình sản xuất thông tin của báo điện tử. Đối với những thông tin
được phản ánh từ đường dây nóng của báo hay từ thư điện tử, điện thoại của
độc giả, cộng tác viên thì cơ quan sẽ gọi điện đến cơ sở để kiểm tra và nếu
cần sẽ cử phóng viên trực tiếp xuống địa phương để tìm hiểu, viết bài.
Cơng việc duyệt thông tin của báo điện tử bao gồm từ việc sửa các lỗi
ngữ pháp, đánh máy, sắp xếp lại bố cục, dung lượng… cho đến việc xem xét
tính chính xác, độ tin cậy của thơng tin. Tất cả địi hỏi đội ngũ làm báo phải
có chun mơn cao, nhạy cảm về chính trị, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng
như cuộc sống, ý thức rõ về trách nhiệm công dân của mình…
1.1.3.4 Xuất bản lên mạng Internet
Đây là cơng đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất thơng tin của báo
điện tử sau khi đã hoàn thành tốt khâu biên tập.
1.1.4 Vai trò và xu hƣớng phát triển báo điện tử Việt Nam
 Vai trò của báo điện tử trong đời sống kinh tế-xã hội của người Việt
Báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa cơng nghệ và truyền thông,
dựa trên nền của Internet và sự tập hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền
thống đã đem lại những giá trị thông tin vô cùng hữu ích, ngày càng phát triển

và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn. Hơn thế nữa, báo điện tử cịn chắp
cánh cho các loại hình báo chí trên bay xa hơn, giúp khuyếch trương hình ảnh
mọi nơi, mọi lúc.
Trước đây, Internet đã tạo ra môi trường và tiền đề để báo điện tử ra
đời.Đến lượt mình, báo điện tử xuất hiện như một trong những dịch vụ tiện
13


ích đã làm cho mạng Internet ngày càng hấp dẫn.Với sự bùng nổ về khoa học
công nghệ, báo điện tử đã xây dựng cho mình một vị trí vững chắc trong đời
sống kinh tế-xã hội, đúng theo quy luật phát triển. Ngày nay, vào mỗi buổi
sáng, hình ảnh các nhân viên văn phịng đến cơ quan, bật máy tính, truy cập
vào các trang báo điện tử trước khi bắt tay vào công việc đã trở nên quá quen
thuộc. Điều này cũng khơng lạ lẫm nơi cơng sở, gia đình, qn cà phê… và
thậm chí cũng dần trở thành thói quen của các em học sinh, sinh viên khi nhu
cầu thông tin về đời sống xã hội ln được chào đón.Đây thực sự là món ăn
tinh thần, thậm chí là tri kỷ, là người thầy cần mẫn giúp độc giả hàng ngày bổi
bổ kiến thức.Báo điện tử đã được chấp nhận không chỉ ở đối tượng tiếp nhận
là khán giả, độc giả mà ngay cả bản thân những người làm báo. Sự ra đời và
phát triển của báo điện tử thực sự đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách
truyền tin và tiếp nhận thơng tin ở nhiều góc độ:
Khả năng truyền tải thông tin không giới hạn: Những thông tin trên báo
điện tử được sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin độc giả. Ngồi ra, thơng
tin trên báo điện tử cịn được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ
đề, chuyên mục… tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh
chóng và hiệu quả.
Báo điện tử tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi, dù đó là thành thị, nơng
thơn, vùng sâu, vùng xa, miễn nơi đó có được kết nối Internet, đường dây
điện thoại, có di động hay phủ sóng vệ tinh. Ở các nước phát triển, chỉ cần có

một sợi cáp nối đến tận nhà là người dân đã có thể sở hữu tất cả dịch vụ
mạng, từ điện thoại, truy cập Internet băng thơng rộng và xem truyền hình
trực tuyến, thậm chí cả truyền hình th bao cáp. Vì thế báo điện tử là một
phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp.
14


Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất thơng tin. Thơng
tin từ khi tiếp nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng với
những thao tác hết sức đơn giản. Về lý thuyết, một người có thể làm tất cả các
bước trong một công đoạn và tất cả các công đoạn trong cả quy trình sản xuất
báo điện tử.Chính vì vậy, xét về chi phí cho cả người sản xuất và cơng chúng
đều ít tốn kém hơn các loại hình báo chí khác.Ngoài việc đầu tư một lần cho
sử dụng nhiều lần, báo điện tử khơng có trọng lượng, khơng bị tốn kém trong
việc in ấn, phát hành.Còn độc giả, chỉ cần những chiếc điện thoại thơng minh,
máy tính có kết nối Internet… đã có thể chủ động tiếp nhận một lượng thông
tin lớn gấp rất nhiều lần.
Báo điện tử giúp mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội,
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, thực sự trở thành chiếc
cầu nối giữa các nước trên thế giới với nhau.Xét về tiềm năng tài chính, với
mật độ sử dụng Internet và số lượng các tờ báo điện tử tăng lên hàng năm và
nhanh chóng chiếm thị phần không nhỏ về quảng cáo.
Sự tiếp nhận thông tin của công chúng đang thay đổi rất nhiều. Giờ đây,
cơng chúng trở thành trung tâm, hồn tồn chủ động lựa chọn thơng tin, thời
gian, khơng gian, trình tự tiếp nhận cũng như cách tiếp nhận thông tin sao cho
phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Khơng những thế, cơng chúng cịn
được khuyến khích, tạo cơ hội để tích cực tham gia vào q trình sản xuất
thơng tin và truyền thơng tin.Vị trí của người truyền tin và tiếp nhận thơng tin
đơi khi được hốn đổi cho nhau. Đặc biệt, nhờ những ưu điểm như khả năng
đa phương tiện và tính tương tác cao, báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong

việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực
tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau,
tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật hay vấn đề mình
quan tâm, u thích.
15


 Vai trị của báo điện tử trong việc thơng tin về TPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là cú hích
quan trọng mới giúp tăng cường cơ hội phát triển, đưa kinh tế Việt Nam vươn
lên tầm cao mới.Tham gia vào TPP, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong
hội nhập kinh tế toàn cầu và tạo ra một thị trường Việt Nam “khác biệt” so
với các quốc gia khác tại khu vực ASEAN không phải là thành viên
TPP.Chính vì vậy, báo điện tử có vai trị rất quan trọng trong việc phản ánh
thơng tin về TPP ảnh hưởng đến tình hình trong nước cũng như nước ngồi
phục vụ cơng chúng. Đồng thời, là một trong những phương tiện hỗ trợ các cơ
quan Nhà nước tích cực triển khai cơng tác thơng tin tun truyền về hội
nhập, kinh tế quốc tế tới các tầng lớp nhân dân trong thời kì đổi mới, giúp
người dân nắm bắt được tình hình và nhịp độ phát triển của đất nước.
Hiện nay, báo điện tử không chỉ thu hút một lượng lớn cơng chúng mà
cơng chúng đang có xu hướng trẻ hóa, điều này là rất quan trọng trong việc
thơng tin đầy đủ và chi tiết, chính xác về TPP. Khi báo điện tử coi TPP là
nguồn đề tài phong phú, đa dạng và là nguồn cảm hứng để sáng tạo tác phẩm,
độc giả thuộc các nhóm đối tượng khác nhau đã có thêm cơ hội được tiếp cận
với các thông tin cần thiết về TPP phục vụ cho những mục đích riêng của bản
thân mình. Nhờ có báo điện tử, thông tin về Hiệp định TPP hiện nay được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất lớn, đa dạng và nhiều
chiều, đặc biệt khi báo điện tử là một phương tiện thông tin vô cùng hiệu quả
và quan trọng trong thời kì cơng nghệ số phát triển hưng thịnh.
 Xu hướng phát triển của báo điện tử Việt Nam

Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo điện tử tuy ra đời sau
những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng,
chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo
16


×