Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động của UNICEF tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NHIẾP THỊ TRUNG CHINH

HOẠT ĐỘNG CỦA UNICEF
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NHIẾP THỊ TRUNG CHINH

HOẠT ĐỘNG CỦA UNICEF
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Hùng

Hà Nội - 2010



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ UNICEF VÀ QUAN HỆ UNICEF VIỆT NAM ............................................................................................... 5
1.1. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc .......................................................... 5
1.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................... 5
1.1.2. Tơn chỉ mục đích ............................................................................. 6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 11
1.2. Hợp tác UNICEF - Việt Nam .............................................................. 14
1.2.1. Về phía UNICEF ............................................................................. 15
1.2.2. Về phía Chính phủ Việt Nam ........................................................... 19
CHƯƠNG 2 - HỖ TRỢ CỦA UNICEF ĐỒI VỚI TRẺ EM VIỆT NAM ....... 22
2.1. Lĩnh vực y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em ............................... 22
2.1.1. Sức khỏe và dinh dưỡng ................................................................... 22
2.1.1.1. Sức khỏe sinh sản ........................................................................ 24
2.1.1.2. Tiêm chủng mở rộng ..................................................................... 26
2.1.1.3. Chương trình dinh dưỡng ............................................................. 28
2.1.1.4. Ngăn chặn ảnh hưởng của HIV/AIDS ........................................... 34
2.1.1.5. Chống bóc lột, bạo hành và xâm hại trẻ em .................................. 41
2.1.2. Ngăn chặn ảnh hưởng của cúm gia cầm ......................................... 44
2.1.3. Nước sạch, môi trường và vệ sinh .................................................... 49
2.1.4. Phịng chống tai nạn, thương tích ở trẻ ........................................... 59
2.2. Lĩnh vực giáo dục ............................................................................... 66
2.2.1. Giáo dục cơ sở .................................................................................. 67
2.2.2. Bình đẳng giới trong giáo dục .......................................................... 71
2.3. Xây dựng kế hoạch, chính sách xã hội................................................ 77
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ TRIỂN VỌNG ........................ 84


3.1. Đánh giá chung ................................................................................... 84
3.2. Triển vọng hợp tác .............................................................................. 94

KẾT LUẬN ............................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 100
PHỤ LỤC ................................................................................................. 110


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. UNICEF

United Nation Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

2. UNDP

United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

3. UNESCO

United Nations Educational,Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

4. FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

5. WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

6. ECOSOC

Economic and Social Council
Hội đồng Kinh tế Xã hội

7. MDG

Millennium Development Goals
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

8. IEC

Information, Education and Communication
Thông tin, Giáo dục và Truyền thông

9. Bộ GD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

10. Bộ LĐTB & XH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

11. CTTCMR

Chương trình Tiêm chủng mở rộng

12. ĐHĐ/LHQ


Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

13. CTMTQG

Chương trình Mục tiêu Quốc gia

14. UBDSGĐTE

Ủy ban Dân số gia đình, trẻ em

15. UBBVCSTE

Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em

16. PLTMC

Phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1.

Xếp hạng các nước Đông Nam Á theo mức độ tử vong ở trẻ
em.

Biểu đồ 2.2.

Tỷ lệ uống đủ 3 liều vacxin bại liệt ở trẻ em dưới 1 tuổi từ

1991-2000.

Bảng 2.1.

Hiểu biết về PLTMC của phụ nữ có thai tại một số tỉnh thành.

Bảng 2.2.

Số lượng học sinh phổ thông giai đoạn 2000-2009 phân chia
theo giới tính.

Hình 2.1.

Một trong những sản phẩm truyền thơng của chiến dịch.

Hình 2.2.

Một số mơ hình nhà vệ sinh thân thiện do UNICEF xây dựng.

Hình 2.3.

Một số hoạt động của cán bộ nghiên cứu.

Hình 2.4.

Điều kiện cơ sở vật chất - Một trong những rào cản đối với các
em nữ.

Hình 3.1.


Bà Rima Salah - Phó Tổng giám đốc điều hành UNICEF và
Bà Lê Thị Thu - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban DSGD&TE cắt
băng khai mạc triển lãm ảnh Kỷ niệm 30 năm UNICEF hoạt
động tại Việt Nam.


LỜI NĨI ĐẦU

1. Mục đích – ý nghĩa của đề tài.
+ Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ của
từng quốc gia mà là của toàn xã hội. Tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc phụ
thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, ở nhiều
nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo
lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia
tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu
cầu cấp bách cần được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được
sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ…Những khẩu
hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp
nhất cho trẻ em mà mình có”…đã và đang là khẩu hiệu hành động của các
quốc gia.
Phát triển con người luôn là trọng tâm trong chính sách của Đảng và Nhà
nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: Con người là trung tâm
của sự phát triển, là mục tiêu đồng thời là động lực của phát triển đất nước.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam. Sự quan tâm đến trẻ em được thể hiện rõ hơn sau khi Việt Nam
phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1990. Sau khi
phê chuẩn, Việt Nam đã tích cực tiến hành nhiều hoạt động nhằm thực hiện
Cơng ước. Chính phủ Việt Nam đã đưa các vấn đề về trẻ em và gia đình vào
Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, một trong những

văn kiện quan trọng nhất tạo khuôn khổ cho các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch
hành động riêng của mình cho đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện các

1


quyền của trẻ em, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn phát sinh đang là một
thách thức đối với Việt Nam, địi hỏi Việt Nam cần có các giải pháp thích hợp
và có được sự giúp đỡ hiệu quả từ các tổ chức quốc tế.
Năm 2010 là năm kỷ niệm 20 năm Việt Nam phê duyệt Công ước quốc tế
về Quyền trẻ em.
Năm 2010 cũng là năm đánh dấu 35 năm hoạt động của Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam. UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với
chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và
nỗ lực triển khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trị và ảnh
hưởng đối với trẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng
những cơ hội tốt đẹp so với trước đây. Những gì UNICEF mang lại cho trẻ
em Việt Nam trong những năm qua ngày càng đạt được những thành tựu đáng
kể.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề trên, tơi đã chọn đề tài “ Hoạt động
của UNICEF tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đây là cơng trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế
nghiên cứu về hoạt dộng của UNICEF tại Việt Nam, do vậy có thể được coi
là một tài liệu mới có ý nghĩa tham khảo, bổ sung, làm phong phú thêm các
tài liệu đã có.
Góp phần nâng cao hiểu biết về UNICEF – một trong những tổ chức đầu
tiên đặt quan hệ với Việt Nam sau khi đất nước giải phóng.
Với những kiến thức nghiên cứu nhất định, đề tài giúp người đọc có được

cái nhìn tổng quát, đánh giá đúng về hoạt động của UNICEF tại Việt Nam,

2


đồng thời góp phần tạo cơ sở định hướng về quan hệ giữa UNICEF và Việt
Nam trong thời gian tới, nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề.
Kể từ khi quan hệ UNICEF – Việt Nam được thiết lập cho đến nay đã có
một số cơng trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết, bài báo, bài phát biểu của các
tập thể, cá nhân, các học giả trong và ngoài nước đề cập đến một số khía cạnh,
lĩnh vực liên quan đến đề tài, nhất là trong dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của
UNICEF tại Việt Nam (1975 – 2005) như Báo cáo về quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bài
viết “UNICEF kỷ niệm 30 năm chương trình hợp tác với chính phủ Việt Nam
(1975 – 2005)” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.… Nhưng phần lớn
các tài liệu đó mang tính chất báo cáo, tổng kết công tác theo định kỳ, chưa
phải là những cơng trình khoa học được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và khách quan. Tuy nhiên, các tài liệu trên là những nguồn tư liệu quan
trọng và cần thiết đối với tác giả luận văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Hoạt động của UNICEF tại Việt
Nam.
Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ và thời lượng cho phép,
đồng thời với nguồn tài liệu hạn chế, luận văn không có tham vọng thể hiện
đầy đủ các hoạt động trong tất cả các giai đoạn từ năm 1975 đến nay mà chỉ
tập trung nghiên cứu hoạt động của tổ chức này tại Việt Nam trong thập niên
đầu của thế kỷ 21 (chủ yếu từ năm 2000 cho đến nay).

3



4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, một số phương pháp nghiên cứu khoa
học đã được sử dụng xuyên suốt như: phương pháp tổng hợp, thống kê,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, so sánh đối chiếu.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành, tơn chỉ mục đích cũng như
cơ cấu tổ chức của UNICEF; Nêu lên nội dung chính của các giai đoạn hợp
tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam từ khi bắt đầu thiết lập mối quan hệ
đến nay.
Chương 2. Nêu lên các hoạt động và kết quả của các hoạt động của
UNICEF tại Việt Nam tập trung vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Các hoạt
động tập trung vào 3 lĩnh vực: y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em; lĩnh
vực giáo dục và lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chính sách, xã hội.
Chương 3: Đánh giá chung các kết quả đạt được từ những chương trình
hoạt động của UNICEF và triển vọng hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ
Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ UNICEF VÀ QUAN HỆ UNICEF – VIỆT NAM

1.1. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.
Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) là Tổ chức quốc tế thuộc
hệ thống Liên Hợp Quốc.

UNICEF là tổ chức dẫn đầu trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực trẻ
em, hoạt động trên 156 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giúp trẻ em tồn tại và
phát triển từ lúc các em sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. Là tổ chức cung
cấp vắc-xin lớn nhất cho các nước đang phát triển, UNICEF hỗ trợ y tế và
dinh dưỡng; nước sạch và vệ sinh môi trường; giáo dục cơ bản cho tất cả trẻ
em trai và gái, bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành, bóc lột và AIDS.
Tru sở của UNICEF đặt tại New York – Mỹ. UNICEF có 8 trụ sở khu
vực trong đó có các trụ sở tại Genève, Tokyo, một trung tâm nghiên cứu ở
Florange và một trung tâm cung ứng tại Copenhagen (Đan Mạch).
1.1.1. Lịch sử hình thành.
Ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc(ĐHĐ/LHQ)
đã thông qua nghị quyết 57(I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United
Nations International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với
mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Ngày 6 tháng 10 năm 1953, ĐHĐ/LHQ thông qua nghị quyết 802
(VIII), quyết định đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quĩ Nhi đồng
của Liên Hợp Quốc (United Nations Children's Fund) song vẫn giữ tên viết tắt
là UNICEF.

5


UNICEF trở thành một quỹ cứu trợ thường xuyên đối với trẻ em trên
thế giới, nhất là tại các nước đang phát triển, về các mặt dinh dưỡng, chống
bệnh tật, giáo dục. Viện trợ cho các nước là khơng hồn lại. Những nước nhận
được viện trợ chia thành 3 loại:
- Nhóm 1 gồm những nước kém phát triển nhất, được nhận “viện trợ
đặc biệt”.
- Nhóm 2 gồm những nước đang phát triển bị “thiệt hại nhiều nhất”

về mặt kinh tế, nhận được “viện trợ bình thường”.
- Nhóm 3 gồm những nước đang phát triển mức khá hơn, nhưng vẫn
cần sự viện trợ của bên ngoài, một phần do thiếu chuyên viên được
đào tạo về mặt chăm sóc trẻ em.
1.1.2. Tơn chỉ mục đích.
Tơn chỉ mục đích ban đầu của UNICEF chỉ là giúp đỡ trẻ em ở châu
Âu gặp hoàn cảnh khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ khi được
ĐHĐ/LHQ chính thức đổi tên thành Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc,
UNICEF đã mở rộng tôn chỉ mục đích của mình với các mục tiêu: vì sự sống
còn, tồn tại, phát triển và bảo vệ trẻ em, với tập trung ưu tiên số một vào trẻ
em ở các nước đang phát triển và kém phát triển. UNICEF cùng chính phủ
các nước triển khai các chương trình: cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế kể
cả thuốc thiết yếu; chăm sóc sức khoẻ ban đầu; dinh dưỡng; nước và vệ sinh
môi trường; giới và phát triển và các lĩnh vực khác có liên quan đến trẻ em và
phụ nữ. Đặc biệt, UNICEF còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ khẩn cấp.
Mọi hỗ trợ của UNICEF tập trung vào các chương trình của cộng đồng với sự
tham gia của các tầng lớp nhân dân nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ thơ
ở khắp mọi nơi trên thế giới.

6


Để thích ứng với bối cảnh thế giới mới và nhằm phục vụ trẻ em hiệu
quả hơn, năm 1996, Hội đồng chấp hành của UNICEF đã thông qua "Tuyên
ngôn mới UNICEF" (New Mission Statement) với nội dung chủ yếu sau:
 Thực hiện mọi chủ trương của LHQ về bảo vệ các quyền của trẻ
em đồng thời hỗ trợ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của trẻ em.
 Hỗ trợ các quốc gia thực hiện những cam kết về trẻ em do Hội
nghị Thượng đỉnh về trẻ em của Liên Hợp Quốc (1990) đề ra.
 Cam kết đảm bảo sự bảo vệ đặc biệt cho những trẻ em gặp hoàn

cảnh khó khăn đặc biệt như: trẻ em là nạn nhân của xung đột vũ
trang; trẻ em nghèo khó; trẻ em lang thang cơ nhỡ...
 Huy động mọi ý chí chính trị và các nguồn lực vật chất nhằm
giúp các nước xây dựng năng lực nhằm đề ra các chính sách phù
hợp để chuyển giao dịch vụ trẻ em tới các hộ gia đình.
Thơng qua các “Chương trình quốc gia” để khuyến khích quyền bình
đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời hỗ trợ họ tham gia các hoạt động
phát triển kinh tế cũng như chính trị của các quốc gia và cộng đồng.
UNICEF hợp tác với tất cả các chính phủ, các Tổ chức quốc tế và các Tổ
chức phi chính phủ (NGO's) trong khn khổ Cơng ước quốc tế về Quyền trẻ
em nhằm đạt được các mục tiêu về trẻ em do Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ
em (1990) đề ra.
UNICEF đã xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình như sau:
 Thực hiện trách nhiệm do ĐHĐ/LHQ giao phó là chăm lo việc
bảo vệ các quyền của trẻ em, giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của trẻ em và tạo thêm cơ hội giúp trẻ em phát huy đầy đủ
tiềm năng của mình.
 Theo Công ước về Quyền Trẻ em, phấn đấu thiết lập các quyền
của trẻ em, nhấn mạnh sự sống còn, việc bảo vệ và phát triển của

7


trẻ em là những địi hỏi phát triển tồn cầu gắn liền với sự tiến bộ
và phát triển bền vững của con người.
 Động viên, kêu gọi về mặt chính trị và vật chất để giúp đỡ các
nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Bảo đảm phương
châm “Trước tiên cho trẻ em”. Bên cạnh đó, xây dựng năng lực,
đề ra các chính sách phù hợp và cung ứng các dịch vụ cho trẻ em
và gia đình của các em.

 Cam kết bảo đảm sự bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em chịu thiệt thòi
nhất như nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, đói nghèo cùng cực,
của mọi hình thức bạo lực và bóc lột cũng như trẻ em bị tàn tật.
 Ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ các quyền của
trẻ em. Trong việc phối hợp với các đối tác của Liên Hợp Quốc
và các cơ quan nhân đạo, UNICEF dành cho họ những phương
tiện đáp ứng nhanh của mình nhằm giảm bớt những đau khổ của
trẻ em và thực hiện việc chăm sóc đối với trẻ em.


Hợp tác của UNICEF là khơng có phân biệt đối xử trong mọi
hoạt động của mình, UNICEF ưu tiên giúp đỡ và hợp tác với các
nước khó khăn nhất, kém phát triển nhất và các nhóm trẻ bị thiệt
thịi nhất.

 Thơng qua các Chương trình Quốc gia, thúc đẩy các quyền bình
đẳng của phụ nữ và trẻ em gái và hỗ trợ họ tham gia đầy đủ vào
sự phát triển về chính trị, kinh tế và xã hội của cộng đồng.
 Hợp tác với mọi đối tác để đạt được những mục tiêu phát triển
con người bền vững đã được cộng đồng thế giới thông qua cũng
như thực hiện triển vọng hồ bình và tiến bộ xã hội đã được ghi
trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc. [33]

8


Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc đã thực hiện nhất quán tôn chỉ, mục đích của mình. Tính nhất qn đó
được thể hiện qua các sự kiện như sau:
Năm 1953, UNICEF trở thành một tổ chức thường xuyên của trong

việc tham gia chiến dịch phòng chống bệnh yaws (bệnh ghẻ), một chứng bệnh
hủy hoại cơ thể hàng triệu trẻ em, bằng thuốc penicillin.
Năm 1961, UNICEF đã thúc đẩy và giúp đỡ các quốc gia về vấn đề
giáo dục trẻ em.
Năm 1965, UNICEF được trao tặng Giải Nobel hịa bình cho việc
“khích lệ tình thương, tương trợ giữa các quốc gia".
Năm 1981, thực hiện quy tắc "Sữa mẹ", UNICEF khuyến khích các bà
mẹ cho con bú sữa mẹ nhằm làm giảm một số các chứng bệnh trẻ sơ sinh,
tăng sức đề kháng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Năm 1982, "Cách mạng về sự sống còn và phát triển của trẻ em", hàng
năm, UNICEF phát động phong trào chăm sóc và cứu sống hàng triệu trẻ em.
Cuộc cách mạng này dựa trên 4 nguyên tắc: theo dõi sự tăng trưởng của trẻ
em, nước uống, sữa mẹ và tiêm phòng miễn nhiễm cho trẻ em.
Năm 1987, Cuộc khảo sát nghiên cứu "Thay đổi kinh tế và bộ mặt cuộc
sống của nhân loại" do UNICEF thực hiện khiến thế giới phải lưu tâm đến
vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em, đối phó với các tác hại của thay đổi tiêu cực
nền kinh tế tại các quốc gia nghèo.
Năm 1989, Công ước của Liên Hợp Quốc về "Nhân quyền của trẻ em"
được thông qua. Công ước được thế giới công nhận nhanh nhất và sâu rộng
nhất trong lịch sử các loại quy ước về nhân quyền, bắt đầu có hiệu lực từ
tháng 09/1990. Đây là công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hố của trẻ em. Công ước là kim chỉ nam của UNICEF
và tạo cơ sở pháp lý cho các nguyên tắc đạo đức chi phối hành động của

9


UNICEF trong công tác trẻ em. Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải
báo cáo trước Ủy ban về quyền trẻ em theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra
việc quá trình tiến triển trong việc thực thi cơng ước và tình trạng quyền trẻ

em ở quốc gia đó. Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hợp
Quốc, ngoại trừ Hoa Kỳ và Somalia, đều đã phê chuẩn công ước này. Việt
Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công
ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.
Năm 1990, với nỗ lực của UNICEF, “Hội nghị thượng đỉnh thế giới về
trẻ em” đã được Liên Hợp Quốc tổ chức vào 9/1990. Lần đầu tiên trong lịch
sử, các nhà lãnh đạo các quốc gia họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York
đã đề xuất kế hoạch 10 năm cho vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục trẻ
em. Các nước đã nhất trí thơng qua 27 mục tiêu về y tế, giáo dục và phúc lợi
cho trẻ em, phụ nữ. Nội dung chính cua các mục tiêu này là đến năm 2000:
 Giảm 1/3 tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi.
 Giảm 1/2 tỷ lệ tử vong của các bà mẹ.
 Giảm 1/2 tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi.
 Đảm bảo đa số nhân dân nông thôn được tiếp cận nước sạch.
 Phổ cập giáo dục cơ bản, hoàn thành 80% giáo dục cấp tiểu học
cho trẻ em ở độ tuổi đến trường.
Năm 2001, Chiến dịch "Nói đồng ý cho trẻ em" – một phong trào tồn
cầu khuyến khích mọi người, thay đổi nhận thức, hành vi lưu tâm đến trẻ em.
Hàng triệu người ghi danh tìm cách chăm lo, đóng góp nhằm nâng cao đời
sống trẻ em.
Tháng 5/2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Trẻ em lần thứ 2,
các nguyên thủ của các nước đã nhất trí thơng qua bản Tuyên bố và Kế hoạch
hành động cho thập kỷ tới bằng văn kiện chính của khố họp mang tên “Một
Thế giới phù hợp với Trẻ em”. Tuyên bố gồm các điểm khẳng định nghĩa vụ

10


phát huy và bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em và Kế hoạch hành động với
các mục tiêu chính như sau:

 Giảm ít nhất 1/3 tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi để
đến 2015 giảm được 2/3.
 Giảm ít nhất 1/3 tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan thai sản để đến
2015 giảm được 2/3.
 Giảm ít nhất 1/3 tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.
 Giảm ít nhất 1/3 tỷ lệ các hộ gia đình khơng được tiếp cận với
nước sạch và hố xí hợp vệ sinh.
 Đảm bảo các chính sách phát triển tuổi thơ thơng qua các chính
sách và chương trình để trẻ em được phát triển cả về thể lực, xã
hội, tình cảm và tinh thần.
 Phát triển và thực hiện các chính sách với trẻ vị thành niên.
 Đảm bảo cho mọi trẻ em ở các lứa tuổi phù hợp được tiếp cận hệ
thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sức khoẻ sinh sản.
Khố họp này khơng chỉ chú trọng vào cam kết chính trị mà đặt ra yêu
cầu cao là phải hành động và thực hiện cam kết.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Cơ quan đầu não của UNICEF là Hội đồng chấp hành UNICEF, bao
gồm 36 nước thành viên của Liên Hợp Quốc do Hội đồng Kinh tế xã hội
(ECOSOC) bầu chọn với nhiệm kỳ 3 năm, theo tỷ lệ phân bố cho các khu vực
địa lý. Tỷ lệ cụ thể như sau: Châu Phi: 8; Châu Á: 7; các nước Đông Âu: 4;
khu vực Mỹ la tinh và Vịnh Ca-ri-bê: 5; Tây Âu và các nước khác (gồm cả
Nhật Bản): 12. Mỗi năm sẽ bầu lại 1/3 số thành viên nói trên tại phiên họp
hàng năm của ECOSOC. Ban đầu, Hội đồng chấp hành bao gồm 30 thành
viên, sau này tăng lên 41 thành viên và từ năm 1993, Đại hội đồng LHQ khoá

11


48 ra nghị quyết 48/162 qui định số thành viên Hội đồng chấp hành UNICEF
là 36. Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành UNICEF nhiệm kỳ 1996-1998

giữ cương vị phó chủ tịch Hội đồng chấp hành năm 1996. [5, tr.89-90]
Đứng đầu UNICEF là một Giám đốc Chấp hành. Giúp việc cho Giám
đốc Chấp hành là hai Phó Giám đốc Chấp hành và một Ban thư ký. Ban thư
ký có chức năng thực thi mọi công việc của UNICEF tại trụ sở UNICEF New
York và ở 8 Văn phòng UNICEF tại các khu vực. Theo tinh thần tinh giảm bộ
máy do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề ra, trong năm 1998, Ban thư ký giảm
từ 8.415 viên chức xuống còn 6.200 người. Trong số này, 84% làm việc tại
200 văn phòng khu vực tại 140 nước trên thế giới. Số còn lại làm việc tại trụ
sở trung ương ở New York. [14, tr.140]
Mỗi năm Hội đồng chấp hành UNICEF (HĐCH/UNICEF) họp 4 kỳ:
phiên thường kỳ thứ nhất, thứ hai , thứ ba vào các tháng 1, 3, 8 dương lịch và
một phiên hàng năm bàn các vấn đề thực chất vào tháng 5 hoặc tháng 6 dương
lịch. Nhiệm vụ chính của HĐCH/UNICEF là:
 Thực hiện các chính sách của ĐHĐ/LHQ, sự phối hợp và chỉ đạo
của ECOSOC có liên quan tới các hoạt động của UNICEF.
 Tiếp nhận thông tin từ Giám đốc Chấp hành và chỉ đạo, chỉ thị
cho Giám đốc Chấp hành về hoạt động của UNICEF.
 Bảo đảm các hoạt động và chiến lược hoạt động thực tiễn của
UNICEF phù hợp với sự chỉ đạo chung về Chính sách của ĐHĐ/
LHQ và ECOSOC.
 Theo dõi hoạt động thực thi của UNICEF tại các nước.
 Thông qua các Chương trình hoạt động kể cả các Chương trình
Quốc gia.
 Quyết định các kế hoạch về quản lý hành chính và ngân sách.

12


 Đề xuất những sáng kiến mới lên ECOSOC và thơng qua
ECOSOC, lên ĐHĐ/LHQ khi cần thiết.

 Khuyến khích và xem xét các sáng kiến mới về chương trình.
 Đệ trình báo cáo hàng năm lên ECOSOC tại phiên họp thường
kỳ bàn về các vấn đề thực chất, trong đó có thể nêu những
khuyến nghị nhằm cải tiến việc phối hợp hoạt động trên thực địa.
UNICEF chọn các nhân vật nổi tiếng trên thế giới về văn học, nghệ
thuật, thể thao…để mời làm Đại sứ thiện chí (Good Will Ambassador) và cử
đi các nước để tuyên truyền cho UNICEF. Họ kêu gọi ý thức, trách nhiệm của
chính phủ và cộng đồng đối với trẻ em, vận động các chính phủ và cá nhân
đóng góp tài chính cho các hoạt động của UNICEF.
Các nước công nghiệp phát triển thường thành lập các Uỷ ban UNICEF
quốc gia. Hiện nay có 37 Uỷ ban quốc gia UNICEF trên thế giới. Các Uỷ ban
này phối hợp với UNICEF xúc tiến các hoạt động nhằm gây quỹ ủng hộ các
hoạt động của UNICEF trung ương và các hoạt động khác phục vụ cho lợi
ích của trẻ em.
Maurice Pat (người Mỹ) là Tổng Giám đốc chấp hành đầu tiên của
UNICEF. Hàng năm UNICEF đều có xét tặng giải thưởng Maurice Pat cho
những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho cơng tác chăm sóc, bảo vệ
trẻ em. Giải gồm một huy chương và một khoản tiền khoảng 13.000 USD.
Tài chính: Quỹ hoạt động của UNICEF khoảng hơn 1 tỷ USD/năm. Có
hai nguồn chính là nguồn ngân sách thường xuyên và ngân sách vận động.
Nguồn ngân sách thường xuyên chủ yếu là do đóng góp tự nguyện của các
nước, chiếm 3/4 ngân sách. [13, tr.30] Việc đóng góp tự nguyện này được các
nước tuyên bố tại Hội nghị đóng góp của Liên Hợp Quốc tổ chức vào đầu
tháng 11 hàng năm tại New York nhân khóa họp hàng năm ĐHĐ/LHQ.
Những nước đóng góp chủ yếu cho UNICEF là Nhật Bản, Mỹ, các nước Bắc

13


Âu, Canada, Anh... Ngân sách phân bố cho các nước dựa trên các tiêu chí

kinh tế và trẻ em. Ngân sách vận động là đóng góp của các tổ chức phi chính
phủ, các doanh nghiệp, cá nhân thơng qua các hoạt động văn hóa, thể
thao…của UNICEF.
Hình thức hỗ trợ thơng qua các chương trình có chu kỳ 5 năm.

1.2. Hợp tác UNICEF – Việt Nam.
Hơn ba mươi năm trước - năm 1975, đất nước Việt Nam vừa thoát ra
khỏi những tàn phá của chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ. Tình cảnh đói
nghèo phổ biến khắp nơi, thiếu thốn nhiều mặt. Trường học và hệ thống cung
cấp nước bị phá huỷ và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là hơn 100 trên 1.000 ca
đẻ sống. UNICEF là tổ chức Liên Hợp Quốc đầu tiên đã thiết lập mối quan hệ
với Việt Nam bằng việc mở văn phòng tại 105, khách sạn Hồ Bình, Hà Nội
năm 1975, dưới sự lãnh đạo của tiến sĩ Francois Remy. Hợp tác chặt chẽ với
Chính phủ Việt Nam, những ưu tiên hỗ trợ hàng đầu của UNICEF được xác
định vào những ngày ấy là giáo dục, sức khoẻ sơ sinh và các dịch vụ y tế công
cộng.
Các dự án do UNICEF hỗ trợ được thực hiện ở 51/64 tỉnh thành;
150/659 huyện và 878/10.750 xã trên các lĩnh vực: pháp luật, chính sách, y tế
và dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường, giáo dục, cung cấp dịch vụ
và phát triển mơ hình….[70]
Sự hợp tác trong suốt hơn 30 năm đó đã đảm bảo thực hiện các quyền
phụ nữ và trẻ em, góp phần quan trọng vào thành tựu chăm sóc và giáo dục
trẻ em tại Việt Nam.

14


1.2.1. Về phía UNICEF.
Cho đến nay, UNICEF đã triển khai 8 chương trình hợp tác tại Việt Nam,
chia làm 6 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Hỗ trợ khẩn cấp (1975 - 1979) với tổng viện trợ 127 triệu
đô la Mỹ. [33] Hợp tác Việt Nam - UNICEF giai đoạn này mang tính chất
viện trợ khẩn cấp khi Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh. UNICEF giúp Chính
phủ đáp ứng các nhu cầu do hậu quả chiến tranh, cung cấp đường, sữa, thuốc
trị bệnh, bệnh viện, nhà trẻ, trường học, trạm xá. Đồng thời, UNICEF hỗ trợ
khả năng của Chính phủ để tự lực trong sản xuất các nguyên liệu và trang
thiết bị cơ bản cần thiết cho các lĩnh vực phục vụ các yêu cầu của trẻ em.
Giai đoạn 2: Viện trợ cho trẻ em (1981 - 1983). Viện trợ theo chương
trình quốc gia thứ nhất, và bắt đầu mở rộng sang việc cung cấp các dịch vụ
cho trẻ em trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng, giáo dục mẫu giáo và tiểu học,
cung cấp nước sạch ở nông thôn…tổng trị giá 20 triệu USD.
Giai đoạn 3: Từ năm 1983 đến 1987 và từ 1988 đến 1991, bao gồm
Chương trình hợp tác Việt Nam – UNICEF thứ 3 (1983-1987) trị giá 27 triệu
USD và chương trình lồng ghép thứ 4 (1988-1991) trị giá 34 triệu USD.
[14,tr.141] Đây là chương trình bắc cầu hai chương trình quốc gia nối tiếp
nhằm củng cố và phát triển việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cũng như bắt
đầu Chiến lược tiếp cận điều phối. Chiến lược này giúp việc phối hợp liên
ngành và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng thông qua việc cung cấp các
dịch vụ bổ sung như: Nâng cao dinh dưỡng bằng việc thúc đẩy tăng trưởng,
sản xuất thực phẩm từ hộ gia đình, chăm sóc trẻ thơ, cung cấp nước sạch cho
vùng nơng thơn và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Giai đoạn này bắt đầu một số
Chương trình lớn như tiêm chủng mở rộng và Chương trình chống các bệnh
tiêu chảy. Đáng chú ý là có hai hoạt động: Hỗ trợ phụ nữ trong phát triển và
vệ sinh môi trường đã bước đầu được giới thiệu. Giai đoạn 1983 - 1987, viện

15


trợ mới chỉ tập trung vào 6 tỉnh, sau này mở rộng sang 14 tỉnh, và đến năm
1990 mở rộng cả 53 tỉnh với Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tới

tận địa bàn xã trong toàn quốc. Kết quả của thời kỳ này là: TCMR đạt 93% số
xã với tỷ lệ 86% trẻ được tiêm phòng; chống tiêu chảy cho 62% trẻ em dưới
5 tuổi của 70% xã; cung cấp muối I-ốt cho 5% trẻ thiếu muối I-ốt và cung
cấp Vi-ta-min A cho khoảng 12% đối tượng trẻ em; cung cấp nước sạch cho
12% dân số nông thôn; giúp 13% hộ nông thôn xây nhà vệ sinh; giáo dục đào
tạo hướng nghiệp cho 72 trung tâm tỉnh; cung cấp dụng cụ dạy và học cho
một số trường tiểu học...
Giai đoạn 4 (1991 – 2000): Thời kỳ này đáp ứng sự chuyển đổi kinh
tế và kế hoạch Chương trình hành động quốc gia với hai Chương trình hợp
tác: Chương trình hợp tác thứ năm 1991 - 1995 trị giá 42 triệu đơ la Mỹ và
Chương trình hợp tác thứ sáu 1996 -2000 với tổng viện trợ ban đầu là 135
triệu USD (44 triệu USD từ Quĩ thường xuyên và 91 triệu USD từ nguồn vận
động), nhưng do UNICEF bị thiếu hụt về tài chính, chương trình này bị cắt
giảm 25%. Do đó, thực tế ngân sách thường xuyên đạt 29 triệu USD và ngân
sách vận động đạt 30 triệu USD, tổng ngân sách đạt 59 triệu USD. [5,tr.96]
Hợp tác mở rộng ra tồn quốc với 61 tỉnh thành, trong đó tập trung vào 124
huyện trọng điểm.
Các mảng hoạt động chính của giai đoạn này bao gồm:
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu với các mục tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ
em trong toàn quốc từ 40/1000 xuống 30/1000; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ từ
110/1000 xuống 55/1000; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ từ 110/1000 xuống
70/1000); Giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi từ 46 /1000 xuống 30/1000; giảm
tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi từ 81/1000 xuống 55/1000.

16


Dinh dưỡng với các mục tiêu: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu Protein
ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 42% xuống 30%. Tiến tới loại trừ thiếu Vitamin A ở
trẻ em và loại trừ các rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.

Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường với các mục tiêu: Cung cấp
nước sạch cho 80% dân số nơng thơn (trung bình mỗi nguồn nước phục vụ
cho 120 - 150 người trong phạm vi 250m). Vào năm 2000, cung cấp nước
sạch cho khoảng 60% dân số nông thôn; Cung cấp các phương tiện về nước
uống và vệ sinh môi trường cho khoảng 13.000 trường tiểu học và trường học
sinh dân tộc thiểu số và một số trung tâm y tế nông thôn.
Giáo dục và phát triển trẻ thơ với các mục tiêu: Phổ cập tiểu học vào
năm 2000 cho trẻ em độ tuổi 15, số còn lại học hết cấp 1, khơng có trẻ em thất
học; 100% trẻ em thành thị học hết tiểu học và 90% trẻ em nông thôn học
hết bậc tiểu học và đối với khu vực miền núi, cố gắng đạt 50% trẻ em học hết
bậc tiểu học.
Phụ nữ trong phát triển với các mục tiêu: Thông qua Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam để phổ biến cuốn sách "Những điều cần cho cuộc sống" tới 12
triệu phụ nữ và nữ thanh niên; xoá mù chữ cho 100.000 phụ nữ và nữ thanh
niên độ tuổi 15 - 35; cung cấp tín dụng và rèn luyện kỹ năng cần thiết cho
225.000 cho phụ nữ nghèo để tăng thu nhập; cải thiện điều kiện của chị em nữ
bằng hình thức vay vốn sản xuất để tăng thu nhập; phát triển dịch vụ nhóm
trẻ…
Lập kế hoạch, theo dõi và thống kê xã hội: Củng cố khả năng của chính
quyền cấp tỉnh, huyện và xã trong lĩnh vực lập kế hoạch và thu thập số liệu
thống kê; hỗ trợ việc kiểm điểm hàng năm quá trình thực hiện Chương trình
hành động ở cả 53 tỉnh; theo dõi triển khai Chương trình hỗ trợ trọng điểm ở
142 huyện; đào tạo và đào tạo lại cán bộ cấp xã, huyện về kỹ năng sử dụng

17


vay vốn để sản xuất tăng thu nhập; hỗ trợ công tác kiểm điểm tiến độ thực
hiện hàng năm mục tiêu của Chương trình Hành động quốc gia...
Trẻ em trong hồn cảnh đặc biệt khó khăn: Dự kiến có thể giúp đỡ

khoảng 150.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ; giúp đỡ các hoạt động vay vốn để
sản xuất tăng thu nhập cho 4200 hộ nghèo; giáo dục cho các em vị thành niên
về HIV/AID.
Thông tin, truyền thông, huy động xã hội vì trẻ em và phụ nữ: Chương
trình dự kiến sẽ đảm bảo cung cấp cho chính phủ các thơng tin đầy đủ và cập
nhật các hoạt động liên quan tới sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em
ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Giai đoạn 5 (2001-2005) : Chương trình Quốc gia Việt Nam –
UNICEF 2001-2005 trị giá 70,3 triệu USD (gồm 20,3 triệu USD từ quỹ
thường xuyên và 50 triệu từ quỹ vận động) [33], nhằm đạt được những mục
đích chính sau:
 Giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ em và bà mẹ;
 Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi;
 Tao điều kiện tiếp cận Chương trình phát triển trẻ thơ với trẻ em
dưới 3 tuổi;
 Cải thiện các điều kiện vệ sinh, cấp nước và vệ sinh mội trường;
 Bảo đảm trẻ em khuyết tật dưới 12 tuổi được đi học và học hết
tiểu học;
 Phòng chống HIV/AIDS;
 Thực hiện các nhu cầu, quyền của trẻ em và người chưa thành
niên.
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, UNICEF cùng Chính phủ thực hiện
các chương trình: Cải thiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tạo
môi trường bền vững cho việc cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và

18


giảm các bệnh lây lan qua nước ở nông thôn; hỗ trợ giáo dục cơ bản; thúc đẩy
thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; các hoạt động truyền thông và tuyên

truyền vận động; các hoạt động lập kế hoạch, theo dõi, giám sát và đánh giá.
Giai đoạn 6: chương trình hợp tác 2006-2010. Ngồi việc hỗ trợ 84
triệu USD cho các hoạt động chăm sóc trẻ ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc
và bị thiệt thòi, các hoạt động về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, phòng chống
HIV, UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và tác động tới việc
xây dựng hình thành các chính sách, luật pháp nhằm đảm bảo các quyền của
trẻ em tại Việt Nam được thực hiện ngày một tốt hơn.
Những cam kết mạnh mẽ và thành tích mà Việt Nam đạt được trong sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em được UNICEF và cộng động quốc tế đánh giá
cao. Ngày 26 và 27/03/2007, Phó Tổng Giám đốc Chấp hành UNICEF- ông
Kul Gautam thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Quốc gia kiểm điểm giữa
kỳ tình hình thực hiện văn kiện “Một thế giới phù hợp với trẻ em”. Ngày
08/05/2007, Tổng Giám đốc Chấp hành UNICEF - bà Ann Veneman cũng đã
có chuyến thăm Việt Nam và trao đổi với Chính phủ ta về những vấn đề liên
quan đến chương trình phát triển cho trẻ em, sáng kiến Một Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam. Trong các chuyến thăm, những nỗ lực hợp tác của Việt Nam
đều được đánh giá cao.
1.2.2. Về phía Chính phủ Việt Nam.
Chính phủ luôn giữ vững những cam kết với UNICEF cũng như luôn
tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam,
điều đó được thể hiện qua các hoạt động cụ thể sau:
- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, và là nước thứ 2 trên thế giới ký
(20/1/1990) và phê chuẩn (28/11/2001) Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền
Trẻ em (CRC). Việt Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư khơng bắt buộc
(NĐTKBB) đó là NĐTKBB về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá

19



×