ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ LÊ TÂM
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN ĐỜI SỐNG
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG DỰ ÁN CỦA DỰ ÁN ADB CẢI
NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG DỰ ÁN CỦA DỰ ÁN ADB CẢI
THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG VIỆT NAM
THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG VIỆT NAM
(DỰ ÁN ADB)
(DỰ ÁN ADB)
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 60 31 30
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2012
1
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Văn Tùng
Chủ tịch Hội đồng : GS. TS Trịnh Duy Luân
Phản biện 1 : PGS. TS Vũ Hào Quang
Phản biện 2 : TS. Hoàng Thu Hương
Thư ký Hội đồng : TS. Trương An Quốc
Ủy viên Hội đồng : PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Phòng họp Khoa Xã hội học- Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội vào lúc 9:00 ngày 14 tháng 07 năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
- Thư viện khoa Xã hội học
2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng hội nhập toàn cầu cùng với sự gia tăng những ảnh hưởng của
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đặt ra những yêu cầu về sự phát triển
bền vững về mặt xã hội và môi trường. Điều đó đã quy định cho khoa học xã
hội học những nhiệm vụ nghiên cứu mang tính thực tiễn về sự phát triển bền
vững ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến chính sách.
Phát triển bền vững là một khái niệm mang tính học thuật khá phức tạp,
mặc dù nó đã và đang gây nhiều tranh cãi, nhưng mục tiêu cuối cùng mang
tính khái quát hơn của sự phát triển bền vững lại mang tính xã hội và nhân
văn, như được nêu trong Hiến chương của Liên hiệp quốc về quyền con
người. Đó là“đảm bảo cho mỗi người quyền có được những điều kiện sống
thích hợp cho sức khỏe và phúc lợi bao gồm đồ ăn, quần áo, nhà ở, y tế và
các dịch vụ xã hội cần thiết khác”. [10, tr.10].
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của hoạt động tái định cư đến đời
sống người dân vùng dự án ADB cải thiện môi truờng đô thị miền trung Việt
Nam (Dự án ADB)”có một ý nghĩa khoa học nhất định. Nghiên cứu đã ứng
dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu vấn đề tái định cư đồng thời
góp phần vào mảng nghiên cứu xã hội học về nghiên cứu các tác động của dự
án tái định cư.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc hoạch định và hoàn
thiện chính sách về ổn định và nâng cao đời sống người dân tái định cư. Đồng
thời, qua đề tài này chúng tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức lý luận,
những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được học vào thực
tế. Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần giúp các nhà quản lý,
các cấp thực hiện cũng như các tổ chức có liên quan có cái nhìn khách quan
3
và toàn diện hơn về thực trạng của các hoạt động tái định cư cũng như tác
động của hoạt động tái định cư đối với người dân tại địa phương, những khó
khăn và thuận lợi, những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế.
Từ đó góp phần đề xuất thay đổi một số điểm còn chưa hợp lý trong chính
sách tái định cư.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện
các chính sách tái định cư đối với người dân vùng dự án, đồng thời tìm hiểu
những nhân tố tác động đến hiệu quả của việc thực hiện. Từ đó, tác giả rút ra
những vấn đề chung nhằm tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác tái định cư đối với người dân vùng dự án về kinh tế xã
hội và môi trường của vùng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp
nghiên cứu về phân tích đánh giá tác động của hoạt động tái định cư
- Xác định và mô tả chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam và
ADB và những vấn đề của người dân tái định cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các chính sách tái định cư qua việc so sánh hiện trạng đời sống của người dân
tái định cư hiện nay so với trước khi thực hiện chính sách, ở các khía cạnh:
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân vùng tái định cư về các mặt
của đời sống (Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Môi trường).
- Đưa ra kết luận nghiên cứu và đề xuất kiến nghị nhằm phát huy hiệu
quả của các chính sách tái định cư và giảm thiểu bất lợi của các chính sách
này lên đời sống người dân sau tái định cư trong thời gian tới.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của chính sách tái định cư và hoạt động tái định cư trong khu
vực có dự án ADB đến đời sống người dân bị tái định cư
4
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Cộng đồng người dân tái định cư trong các khu vực dự án và người dân
vùng đón nhận người dân tái định cư.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
4.3.1 Phạm vi không gian
Địa điểm triển khai nghiên cứu này được thực hiện tại hai thành phố Hà
Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)
Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ sử dụng một số thông tin, dữ liệu thứ cấp
để dẫn chứng và so sánh thêm cho những giả thiết đã đưa ra, làm nổi bật vấn
đề nghiên cứu.
4.3.2 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này được thực hiện chính thức trong thời gian 9 tháng từ
tháng 12 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011
4.3.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu bốn mặt tác động chính của hoạt
động tái định cư:
Kinh tế: Tác động về mặt kinh tế: thu nhập, chi tiêu và mức độ hài lòng
của người dân
Xã hội: Kết cấu xã hội mới, liên kết xã hội mới có gì thay đổi.
Văn hóa: Một số giá trị văn hóa như tôn trọng, thừa nhận xã hội
Môi trường: Các vấn đề môi trường, mức độ đạt mục tiêu của dự án.
5. Câu hỏi Nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu và Khung Lý thuyết
5.1 Câu hỏi Nghiên cứu
- Việc thực hiện tái định cư trong dự án ADB đã mang lại những tác động
gì cho người bị ảnh hưởng bởi dự án?
- Mức độ hài lòng của người dân tại vùng dự án như thế nào?
- Tác động của dự án (hoạt động tái định cư) có khả năng dẫn dắt người
dân hướng tới phát triển bền vững hay không?
5
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động tái định cư trong dự án ADB mang lại một số ảnh hưởng về
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường đối với những người bị ảnh hưởng bởi dự
án. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có một số ảnh hưởng tiêu cực nảy
sinh.
- Người dân đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động tái định cư về các
mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
- Người dân đã được tham gia vào các bước thực hiện hoạt động tái định
cư và hài lòng về quá trình tái định cư và ổn định đời sống
- Có nhiều sự khác biệt nào giữa đời sống người dân trước và sau tái định
cư, người dân cần có thêm thời gian và sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển và
xây dựng cuộc sống mới.
6
5.3 Khung lý thuyết
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
- Đề tài áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để tiếp
cận và phân tích tác động của các hoạt động tái định cư thuộc địa bàn dự án
với tư cách là một hiện tượng kinh tế xã hội ra đời và vận hành trong một bối
cảnh lịch sử cụ thể, có tính chất hệ thống; các yếu tố cấu thành chính sách
quan hệ và tác động biện chứng với nhau. Trên cơ sở đó nhìn ra quy luật vận
động của nó.
Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa
phương
(hai thành phố Hà Tĩnh và thành phố Tam Kỳ)
Dự án
ADB
về cải
thiện
môi
trường
đô thị
Miền
Trung
Tác động của hoạt động tái định cư
tới đời sống người dân
Kinh tế Văn hóa Xã hội Môi trường
Giới tính
Tuổi
Nghề
nghiệp
Trình độ
học vấn
7
6.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích các loại tài liệu liên quan như:
- Văn bản dự án của ADB và của Chính phủ Việt Nam
- Các báo cáo đầu kỳ, báo cáo tiến độ và báo cáo giám sát tái định cư của
dự án Cải thiện Môi trường Miền trung (Dự án ADB)
- Văn bản pháp luật của Chính phủ có liên quan đến các dự án phát triển
của các nhà tài trợ quốc tế lớn
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của địa phương
- Các tài liệu liên quan đến định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của địa phương
- Báo cáo hội thảo tiến độ
- Website của nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam
- Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2.2 Phương pháp định lượng
Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc
Tổng số 168 hộ gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải tái định cư tại
các khu tái định cư trong hai tiểu dự án: ở Thành phố Hà Tĩnh (Tỉnh Hà
Tĩnh): hai khu là khu Nam Sông Cụt và khu Lò Mổ và Thành phố Tam Kỳ
(tỉnh Quảng Nam) đã được phát phiếu điều tra thu thập thông tin để thu thập
thông tin định lượng.
- Phương pháp chọn mẫu: 100% các hộ gia đình tái định cư trong các
khu tái định cư đều được khảo sát. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng, việc
chọn mẫu trong nghiên cứu này chưa thể suy rộng nếu xét trên phạm vi rộng
của vấn đề nghiên cứu ở tất cả các khu vực tái định cư trên cả nước. Chính vì
vậy, nghiên cứu này chỉ xem xét vấn đề trong phạm vi các trường hợp ở các
khu tái định cư thuộc Thành phố Hà Tĩnh (Tỉnh Hà Tĩnh) và thành phố Tam
Kỳ (Tỉnh Quảng Nam) thuộc dự án ADB.
8
Tác giả có cơ hội tham gia thực hiện dự án với tư cách là một nghiên cứu
viên. Các số liệu trong đợt khảo sát năm 2007 được tác giả khai thác trong
quá trình thực hiện “Khảo sát tái định cư” của dự án do công ty Trách nhiệm
Hữu hạn tư vấn quốc tế VICA thực hiện năm 2007. Tác giả đã được phép của
công ty sử dụng số liệu cho nghiên cứu này.
Các bảng hỏi phỏng vấn được kiểm tra (phỏng vấn thử) trước khi phỏng
vấn chính thức. Sau khi phỏng vấn xong, các bảng hỏi được làm sạch và xử lý
bằng phần mềm SPSS 13.0.
6.2.3 Phương pháp định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả đã tiến hành 16 (mười sáu) cuộc phỏng vấn sâu với các cán bộ
của Chính quyền và Ban Quản lý Dự án hai thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh)
và thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) bằng phương pháp phỏng vấn qua
điện thoại. Tác giả tiến hànhphỏng vấn sâu 6 hộ di cư và 6 hộ tại nơi tiếp nhận
người tái định cư tại thành phố Hà Tĩnh và 6 hộ di cư và 6 hộ tại nơi tiếp nhận
người tái định cư tại thành phố Tam Kỳ.
6.2.4 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình cơ sở hạ
tầng ở địa phương, cơ sở vật chất và điều kiện sống của người dân dưới tác
động của các chính sách và hoạt động tái định cư.
9
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một vài lý thuyết Xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1.1 Lý thuyết biến đổi xã hội
Nguyên lý phát triển của XHH Mác xít chỉ ra rằng phát triển là quá trình
trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra không
ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý này chỉ ra rằng, mọi sự vật,
hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận
thức và hoạt động của bản thân, chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó
có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng
trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của
chúng.
Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn lý thuyết biến đổi xã hội là
một trong những lý thuyết làm nền tảng để phân tích khi đưa ra bốn lĩnh vực
để phân tích sự tác động của chính sách tái định cư tới đời sống người dân
vùng dự án ADB, những người dân đang sống trong một xã hội Việt Nam
đang biến đổi một cách nhanh chóng và bản thân cuộc sống của họ trong xã
hội thu nhỏ quanh họ đã bị thay đổi hoàn toàn trong quá trình di chuyển chỗ ở
và thay đổi về điều kiện sống và sinh kế được trình bày ở phần sau của luận
văn.
1.1.1.2 Lý thuyết Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây. Trong báo cáo
của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987, khái niệm phát
triển bền vững mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và
10
được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng
những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau”.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế
hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được
điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức
xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 4 lĩnh vực
chính: kinh tế - xã hội – văn hóa – môi trường.
Bởi vậy nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách tái định cư đối với
người dân vùng dự án ADB theo 2 nhóm tiêu chí của lý thuyết phát triển bền
vững: (1) Sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong vùng dự
án. (2) Sự hài lòng của người dân đối với quá trình tái định cư thể hiện ở một
số tiêu chí cụ thể sẽ được trình bày ở phần sau của luận văn.
1.1.2 Thao tác hóa một số thuật ngữ và khái niệm chính của nghiên
cứu
1.1.2.1 Tác động
“Tác động” là kết quả đo được của một hành động đối với môi trường xã
hội” (theo từ điển Xã hội học nguyên bản tiếng Pháp, Pierre Ansarb và Andre
Akwoun, Paris, Nhà xuất bản Robert và Senil, 1999, trang 272). Thuật ngữ
“Tác động” chỉ kết quả, hệ quả của một hành động, một quyết định một
thông điệp, một chính sách, một chương trình vv…đối với cá nhân, môi
trường tự nhiên va môi trường xã hội. Trong Xã hội học, thuật ngữ này được
dùng để đo những hệ quả, phức hợp do con người cảm nhận trực tiếp hay gián
tiếp, trước mắt hay lâu dài của một hành động. Như vậy, tái định cứ cải thiện
môi trường cũng là một hành động. Thuật ngữ ngày được sử dụng trong nước
để đo những cảm nhận và biến đổi của người dân trước và sau khi di cư có tổ
chức. Ở đây, hệ quả của hoạt động tái định cư được đánh giá và đo ở bốn khía
cạnh: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội và Môi trường.
11
1.1.2.2 Đời sống xã hội
Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn
nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và
thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu
của con người. Do vậy, đời sống xã hội đã trở thành mục tiêu phát triển của
các xã hội. [5,tr.37].
Vấn đề mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong
đời sống xã hội cũng là một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã
hội, cụ thể là triết học. Qua vận dụng vấn đề cơ bản của triết học về mối quan
hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội,
chúng ta thấy xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã
hội.
“Đời sống xã hội” ở đây được sử dụng như hai nhóm nhu cầu (sơ cấp và
cao cấp) của Maslow. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xem xét sự biến đổi
của đời sống kinh tế vật chất đã đáp ứng nhu cầu của người dân trực tiếp hay
gián tiếp thụ hưởng dự án hay chưa, còn các biến đổi về văn hóa, xã hội và
môi trường lại xem xét như là mức độ đáp ứng các nhu cầu cao cấp của người
dân trong vùng dự án.
1.1.2.3 Đời sống vật chất
Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con
người với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là
phương tiện đo lường trình độ phát triển của con người xã hội trong xã hội
loài người trong đó nó thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần.
[11,tr.112]. Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại,
phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát
thanh, đài truyền hình, thư viện, viện bảo tàng… và được vật chất hoá dưới
nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài,
đình chùa…. Đời sống vật chất của một nhóm đối tượng cụ thể thường được
12
đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như nguồn sinh sống chính, mức sống so với
tiêu chí cụ thể, điều kiện sống được đo lường bằng các tiêu chí phụ như nhà ở,
nước sạch, vệ sinh, môi trường, giao thông vv. Chất lượng sống với các tiêu
chí như cơ sở giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí, vv.
1.1.2.4 Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan
đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện
tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,
phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần ) đến những quan hệ tinh thần (trong
trao đổi, giao tiếp tinh thần ) [29, tr.50]. Nói đến đời sống tinh thần xã hội là
nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả
những hiện tượng, những quá trình tinh thần.
1.1.2.5 Môi trường
Trong “Luật Bảo vệ Môi trường” đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27 tháng 12
năm 1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo,
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1. Luật
bảo vệ môi trường của Việt Nam).
Ở đây tác giả sử dụng khái niệm môi trường để đo sự biến đổi trong đời
sống người dân tái định cư cùng với các mặt như xã hội và văn hóa trước và
sau khi thực hiện dự án ADB tại vùng dự án như là một thước đo mức chất
lượng cuộc sống của cộng đồng và đánh giá tính bền vững của hoạt động tái
định cư của dự án ADB.
13
1.1.2.6. Tái định cư bắt buộc
Di dân tái định cư được hiểu là quá trình di chuyển chỗ ở của người dân
đến lập cư ở một nơi khác. Có hai dạng di dân chính. Dạng thứ nhất là việc di
chuyển tự phát của các cá nhân hoặc gia đình hoặc thậm chí cả toàn bộ cộng
đồng nhưng không có kế hoạch và sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước.
Dạng thứ hai là tái định cư bắt buộc, đó là hoạt động tái định cư bắt buộc
thuộc các chương trình hoặc dự án chính thức có kế hoạch được nhà nước
quản lý và cấp kinh phí. Trong thực tế cả hai dạng di dân tái định cư này đều
có thể xảy ra nhưng ở đây tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề di dân - tái định
cư mà có sự quản lý và quy hoạch của nhà nước.
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tái
định cư
Quan điểm về tái định cư của Chính phủ Việt Nam là nhằm bảo đảm cho
người dân phải di chuyển có cuộc sống tốt hơn ở nơi ở cũ về các mặt nhà ở,
cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, đặc biệt là về điều kiện sản xuất và đảm
bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng
định quyền của công dân trong việc sở hữu và bảo vệ quyền hợp pháp về sở
hữu nhà ở. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên
quan để nhằm tạo nên khung pháp lý cho việc thu hồi đất, đền bù và tái định
cư. Các văn bản pháp lý chính xin xem thêm phần 2.1.2, Chương 2 Về Khung
Chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam
1.2.2 Chính sách của ADB đối với vấn đề Tái định cư
Để đảm bảo cho một số người dân không gặp phải bất lợi trong quá trình
phát triển. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cố gắng tránh hoặc giảm đến
mức thấp nhất các tác động tái định cư. Trong trường họp tái định cư không
14
thể tránh khỏi, ngân hàng giúp khôi phục chất lượng cuộc sống, đặc biệt đối
với những nhóm người dễ bị ảnh hưởng. Tât cả các loại thiệt hại do Tái định
cư đều cần đến những biện pháp giảm thiểu.
15
1.2.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề tái định cư ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước, chính
quyền các ấp cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở
Việt Nam, chương trình di dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội có kế hoạch
theo chủ trương của nhà nước đã được triển khai từ những năm 60 của thế kỷ
trước. Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên
cứu, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được công bố. cụ thể
là các công trình sau:
Giáo sư Tương Lai, chủ nhiệm đề tài Hiện trạng và triển vọng cải
thiện nhà ở, mức sống, môi trường sống của người nghèo đô thị - trường hơp
Thành phố Hồ Chí Minh 1994.Với phương pháp điều tra Xã hội học, các tác
giả đã thành công trong việc mô tả, đánh giá mức sống của nhóm người
nghèo đô thị.
"Chính sách di dân châu Á" (Dự án VIE/95/ 2004. Nxb Nông nghiệp -
Hà Nội, 1998).
Ngân hàng Phát triển Châu Á “Tái định cư bắt buộc” 1995. Trong tài
liệu này, việc tái định cư bắt buộc được xác định là chính sách đền bù và hỗ
trợ ổn định lại cuộc sống.
Tiến sỹ Phạm Mộng Hoa – Tiến sỹ Lâm Mai Lan, “Tái định cư trong các
dự án phát triển: chính sách và thực tiễn" Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2000).
Nguyễn Quang Vinh, Một số vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải
tạo- chỉnh trang đô thị: giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất Tạp
chí Xã hội học, số 1-2001.
Phạm Quang Tú, Phan Đình Nhã, Nguyễn Văn Sự, Ổn định cuộc
sống của người dân Tái định cư và bảo vệ môi trường trong các dự án thủy
điện, Tạp chí số 3-2011 Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền
vững.
16
1.2.4 Đặc điểm kinh tế-xã hội của địa bàn miền Trung trong vùng
ảnh hưởng của dự án ADB
Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ.
Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi
xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven
biển rồi ra đến các đảo ven bờ.
1.2.5 Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
1.2.5.1 Thành phố Tam Kỳ:
Tổng dân số của Thành phố Tam Kỳ là 139.937, tổng số hộ khoảng
26911 hộ, trung bình mỗi hộ có 5,2 nhân khẩu. Số hộ nghèo trên tổng số hộ
năm 2010 là 7,93%. Cả thành phố có 13 xã phường với 55 cán bộ y tế/bác sỹ,
trung bình có 4,2 cán bộ y tế trên một xã/phường. Thành phố có một bệnh
viện đa khoa với tổng số cán bộ y tế và bác sỹ là 90 người trong đó số bác sỹ
chuyên khoa là 6 người. Thành phố có 16 trường mầm non, 13 trường tiểu
học, 10 trung học cơ sở và 6 trung học phổ thông. Trên địa bàn thành phố có
một trường đại học Quảng Nam. 4 trường cao đẳng và 3 trường trung cấp.
Nhìn chung cơ sở vật chất vẫn còn rất nghèo và cần có nhiều sự hỗ trợ của
chính phủ và các tổ chức tài trợ khác.
1.2.5.2 Thành phố Hà Tĩnh
Tổng diện tích tự nhiên 56,32km2. Hà Tĩnh có 10 phường nội đô và 6 xã
phụ cận với tổng số dân theo tổng điều tra dân số tính tới ngày 1 tháng 4 năm
2009 là 87.168 người trong đó có 45.513 nữ giới và 41.655 nam giới. Tổng
dân cư đô thị là 61.940 người. Thành phố có 10 phường nội thị và 6 huyện
ngoại thị. Thành phố có một bệnh viện đa khoa, với 400 giường bệnh, tổng số
bác sỹ hơn 100 người trong đó có 11 bác sỹ chuyên khoa. Thành phố có 16
17
trường mầm non, 20 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở và 9 trường
trung học phổ thông, 1 trường đại học và 4 trường cao đẳng nghề.
1.2.6 Giới thiệu về dự án Cải thiện môi trường đô thị Miền Trung
Dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung được thực hiện từ tháng
10/2004 - tháng 10/2011 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Bộ Xây dựng (Cục Phát triển đô
thị) là cơ quan chỉ đạo và điều phối dự án. Ban Quản lý 6 tỉnh có dự án Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TT-Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi trực tiếp quản
lý thực hiện các tiểu dự án.
Dự án Cải thiện môi trường Đô thị miền Trung (Dự án ADB) nhằm mục
đích cải thiện môi trường đô thị và nâng cao năng lực con người tại những đô
thị tỉnh lị nghèo ở miền Trung của Việt Nam. Phần lớn dân số đô thị không
được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh đô thị, trong đó người nghèo đô thị là
những người phải hứng chịu nhiều nhất. Họ thường sống tập trung tại những
nơi nghèo khó, những nơi không có hệ thống thoát nước hoặc nếu có thì yếu
kém, đường vào khu thu gom rác còn hạn chế, điều kiện vệ sinh nghèo nàn và
môi trường ô nhiễm do thói quen phóng uế bừa bãi.
Các kỳ vọng của dự án ADB là nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị miền
trung Việt Nam, Góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân khu vực đô
thị, giảm ô nhiễm nước và tình trạng lũ lụt hàng năm qua các công trình hồ
điều hòa và hệ thống cống cấp và thoát nước, nâng cao điều kiện giao thông
đi lại cho người dân qua đó góp phần phát triển giao thương giữa các khu vực.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ CỦA
DỰ ÁN ADB CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG
VIỆT NAM
2.1 Khung chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB)
2.1.1 Khung chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam
Theo Luật đất đai 2003, việc sở hữu đất đai tại Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước thực hiện quyền giao và cho thuê đất cho người sử dụng, bao gồm
cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp giao đất, Nhà nước ủy quyền cho
UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng.
2.1.2 Khung chính sách tái định cư của ADB
Mục tiêu của Chính sách Tái định cư Bắt buộc của ADB (ADB, 1995) là cần
tránh hoặc giảm thiểu tác động lên người dân, hộ gia đình, doanh nghiệp và
những đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu hồi đất của một dự án.
Trong trường hợp không tránh khỏi tái định cư, mục tiêu chung trong chính
sách của ADB là đền bù và hỗ trợ người bị ảnh hưởng để phục hồi cuộc sống
nếu không được tốt hơn thì phải tương đương với điều kiện họ đã có trước Dự
án.
2.2 Một vài nét về các đối tượng trực tiếp liên quan đến dự án ADB
2.2.1 Về đối tượng hưởng lợi từ dự án Cải thiện môi trường Miền
trung
Dự án được thực hiện ở năm thành phố, thị xã thuộc tỉnh và một thị trấn
thuộc huyện đó là thành phố Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) và Quảng Ngãi
(tỉnh Quảng Ngãi), thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Đông Hà (tỉnh Quảng
Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).
19
2.2.2 Về đối tượng bị ảnh hưởng buộc phải tái định cư
Những người bị ảnh hưởng là những người phải chịu thiệt hại, do hậu
quả của dự án, toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất bao gồm
nhà cửa, cộng đồng, đất canh tác, tài nguyên như rừng, đất chăn nuôi, nơi
đánh bắt cá, hoặc những điểm văn hóa quan trọng, những tài sản có giá trị
thương mại, sự thuê mướn, những cơ hội tạo thu nhập, những mạng lưới và
các hoạt động xã hội và văn hóa.
2.2.3 Về đối tượng tiếp nhận cư dân tái định cư
Ở thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, người dân tái định cư sống
tập trung tại năm khu tái định cư. Ở tiểu dự án thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà
Tĩnh, người tái định cư được bố trí ở tại hai khu tái định cư là khu Nam Sông
Cụt và khu Lò mổ, trong đó khu Nam Sông Cụt là khu tái định cư mới thành
lập. Người dân trong các khu tái định cư này chủ yếu là người dân thành phố
phải tái định cư trong các dự án do nhà nước thu hồi đất trong các chương
trình mở rộng cơ sở hạ tầng của nhà nước trong 10 năm gần đây.
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN
NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG DỰ ÁN ADB TẠI HAI ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ TĨNH VÀ THÀNH PHỐ TAM KỲ
3.1 Sơ lược kết quả của hoạt động tái định cư cải thiện môi trường đô
thị Miền Trung
3.1.1 Sơ bộ kết quả hoạt động trên toàn bộ dự án
Dự án ADB được thực hiện trên địa bàn 06 tỉnh với khối lượng công việc
lớn, thời gian kéo dài và có ảnh hưởng đến khoảng 2112 hộ gia đình với 301
hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng, phải di dời tới nơi ở mới. Đây là dự án có sử
dụng nguồn vốn vay Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) nên việc thực hiện
cần phải tuân theo một quy trình và thủ tục nghiêm ngặt, được thống nhất một
cách chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam và ADB.
20
3.1.2 Sơ bộ kết quả của hoạt động tái định cư trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
Tiểu dự án thuộc Tam Kỳ có số hộ phải tái định cư là 130 hộ, tập trung
vào 02 gói thầu TK/NCB/1 - Hồ điều hòa và TK/NCB/3 - Hệ thống đê Bạch
Đằng. Các hộ này được bố trí chỗ ở tại 05 khu tái định cư là: (i) Khu Nam
Quảng Nam, (ii) khu Đông Nam trường Nguyễn Huệ, (iii) khu Bắc trung tâm
Thương mại (iv) khu phố 6 phường An Sơn và khu tái định cư mang tên ADB
tại khối phố Hồng Lư, phường Phước Hoà. Tới cuối tháng 5 năm 2010, tất cả
các hộ bị ảnh hưởng đều đã hoàn thành việc di chuyển tới đến nơi ở mới.
3.1.3 Sơ bộ kết quả của hoạt động tái định cư trên địa bàn thành phố
Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Thành phố Hà Tĩnh có 43/515 hộ thuộc diện Tái định cư ở phường Tân
Giang do việc xây dựng công trình Hồ điều hoà và nạo vét sông Cụt thuộc gói
thầu HT/ICB/2. Thành phố Hà Tĩnh đã bố trí 2 khu tái định cư là khu Nam
sông Cụt (30/32 hộ tái định cư đã dọn đến ở, 2 hộ chuyển đi nơi khác) và khu
Lò mổ (8/11 hộ xây nhà và đã ổn định cuộc sống, 3 hộ chuyển đi nơi khác).
Cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư về cơ bản đã một số công trình cơ bản bảo
đảm phục vụ cuộc sống của người tái định cư như đường nội bộ, tuyến cấp
nước, thoát nước, hệ thống điện.
3.2 Hoạt động tái định cư và sự biến đổi của đời sống vật chất /kinh tế
3.2.1 Thu nhập và năng lực chi trả của người dân tái định cư
Các tác động về kinh tế có thể đánh giá ở cả những mặt tích cực và tiêu
cực khi xem xét tới các tác động tới cộng đồng dân cư nghèo khu vực đô thị.
Hay có thể nói cách khác là xem xét tác động của các yếu tố tái định cư tới
sinh kế của người bị ảnh hưởng.
21
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mức sống và tài sản của gia đình có
nhiều thay đổi là yếu tố tác động tới mức độ mong muốn di cư của hộ gia
đình: hộ có mức sống cao, tài sản nhiều không muốn di cư bởi tại nơi ở cũ,
các hộ này đã xây dựng được một cơ sở vật chất vững vàng, thậm chí công
việc làm ăn của họ đang thuận lợi nên họ không muốn di chuyển; trong khi
các gia đình có mức sống thấp, ít tài sản, ít mối quan hệ xã hội có xu hướng
dễ dàng chấp nhận di cư hơn.
3.2.2 Về cơ cấu nghề nghiệp:
Tác động của dự án về sinh kế là không bền vững bởi trong số các nhóm
nghề như nông nghiệp, buôn bán, công chức nhà nước và làm thuê thì làm
thuê là dạng nghề nghiệp kém ổn định và có thu nhập bấp bênh nhất. Trong
sự biến đổi nghề nghiệp, tác giả thấy rằng sự biến đổi sinh kế do tác động của
dự án là ngược với mong muốn và mục tiêu đặt ra của dự án.
Tóm lại, trong khi có một số người dân được tham khảo ý kiến cho rằng
cuộc sống của họ đang khá lên (nhờ nhận hỗ trợ đền bù, bán đất và các tài sản
có giá trị khác-dù điều này không phải là yếu tố đảm bảo sinh kế bền vững),
phần đông còn lại cho rằng cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn hơn
và không đủ đảm bảo cuộc sống. Ở cả hai thành phố, ta thấy mức thu nhập
tương đối giảm đi trong khi chi phí tăng lên do nhu cầu thiết lập lại đời sống
sau tái định cư. Qua phân tích cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người tái
định cư, có thể thấy có sự chuyển dịch rõ nét từ các nghề khác nhất là nghề
nông nghiệp sang làm thuê, đây là một sự chuyển biến không tốt về mặt bền
vững trong sinh kế của người dân, từ đó chúng ta thấy rằng cần có sự giúp đỡ
hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài giúp cho người tái định cư ổn định sinh kế và
phát triển kinh tế gia đình.
22
3.3. Tác động về văn hóa-giáo dục
3.3.1. Đánh giá chung của các đối tượng về sự duy trì các giá trị văn
hóa và tiếp cận học đường của người dân tái định cư
3.3.1.1. Về văn hóa
Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi được người dân cho biết là do địa bàn tái
định cư cách nơi ở cũ không quá xa, nơi xa nhất như khu tái định cư Lò Mổ ở
Hà Tĩnh cũng chỉ cách nơi ở cũ của người dân chừng 3km nên những hoạt
động tương tác về tinh thần của người dân khu tái định cư mới cũng không
quá bị ảnh hưởng về mặt không gian địa lý.
Do cơ cấu nghề nghiệp có sự thay đổi rõ rệt so với thời gian trước và sau
khi tái định cư, trong đó tỷ lệ lao động tự do tăng lên đang kể sau thời gian tái
định cư (xin xem thêm ở phần 3.1.2), cách sinh hoạt, giao lưu văn hóa của
người dân cũng đã có sự ảnh hưởng
Việc sinh hoạt tập thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do chưa có sự ổn định
cuộc sống và sự hòa nhập vào cộng đồng mới cũng cần có thời gian để hòa
hợp.
3.3.1.2 Về giáo dục
Trên toàn thành phố Hà Tĩnh có 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng
nghề, 5 trường trung học chuyên nghiệp, 10 trường Trung học cơ sở và 17
trường tiểu học. Tại mỗi xã/phường có 1 trường tiểu học và 1 trường trung
học cơ sở cùng các trường mầm non. Trong tổng số 7 khu tái định cư mà
chúng tôi đã tới khảo sát, chỉ có khu tái định cư Lò Mổ ở Hà Tĩnh là chưa có
trường cấp I, cấp II và cấp III do đây là khu tái định cư mới xây dựng, tuy
vậy, chính quyền cơ sở cũng đã có kế hoạch xây trường mầm non và cấp I tại
địa điểm nay, tuy vậy tại thời điểm khảo sát (năm 2010), chưa có trường nào
được xây dựng. Tại các khu tái định cư khác, đã có trường cấp I, cấp II, qua
23
phỏng vấn sâu, có một số người dân khi hỏi người dân về việc dự định chuyển
trường cho con để phù hợp hơn với địa điểm sinh sống mới.
Nhìn chung qua khảo sát ở cả hai thành phố, không có trường hợp nào
các em học sinh phải nghỉ học do chuyển tới khu tái định cư mới. Có thể giải
thích là do khu tái định cư mới không cách xa nơi ở cũ, địa hình thành phố
nên việc di chuyển tới trường của các em không bị gián đoạn do việc tái định
cư của gia đình.
3.3.2 Mức độ hài lòng của người dân tái định cư về sự duy trì các giá
trị văn hóa và tiếp cận học đường ở nơi ở mới
Người dân tái định cư khi được hỏi về sự duy trì các giá trị văn hóa tại
nơi ở mới đều cho rằng, không có gì khác biệt giữa trước và sau khi tái định
cư đối với bản thân gia đình họ trong việc duy trì các giá trị văn hóa vì bản
chất của việc tái định cư là nằm trong nội vùng, nội tỉnh, về văn hóa hầu như
không có sự khác biệt về lối sống, về giá trị văn hóa trong cộng đồng cũng
như thói quen sinh hoạt văn hóa tinh thần tại nơi ở mới của các hộ tái định cư.
Khó khăn lớn nhất của họ đó là việc bố trí học hành cho con cái.
Tóm lại, nhờ có ưu điểm của việc tái định cư nội vùng, nội tỉnh, vấn đề
về sự khác biệt văn hóa và tiếp cận giáo dục đối với người dân tái định cư tại
khu vực nghiên cứu dù có phần nào bị gián đoạn và chưa ổn định nhưng
không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, cần phải có biện pháp mạnh để khắc
phục.
3.4 Tác động đến đời sống xã hội
3.4.1 Đánh giá chung của người dân tái định cư về mức độ liên kết
cộng đồng giữa nhóm xã hội tiếp nhận và nhóm cư dân tái định cư
Một nhận xét chung trong quá trình khảo sát xin được trình bày ở đây là
mặc dù đã có sự cố gắng của chính quyền trong việc bố trí khu tái định cư rất
gần với nơi ở cũ, nhưng chỉ qua một số thông tin phác thảo ở trên, ta có thể
nhận thấy hiện tượng chưa tương thích về văn hóa, lối sống giữa hai cộng
24
đồng di cư và tiếp nhận người di cư. Chúng ta cần có thêm điều kiện và thời
gian để nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới.
3.4.2. Sự liên kết cộng đồng, liên kết xã hội của người dân tái định cư
trước và sau khi tái định cư
Các nghiên cứu về quá trình di cư trước đây cho thấy sự khác biệt lớn
nhất, khó vượt qua nhất giữa cộng đồng di cư và cộng đồng bản địa là sự khác
biệt về phong tục tập quán. Chủ trương tổ chức di cư theo “ mô hình tại chỗ”
nội Huyện, nội thành đã khắc phục được trở ngại mà những người di cư và
nhập cư đến hay mắc phải: cần phải làm quen và thích ứng với phong tục tập
quán, sinh kế, khí hậu, thời tiết tại nơi đến.
3.3.3 Mức độ hài lòng của người dân tái định cư về sự liên kết xã hội
Chúng tôi nhận thấy rằng, cần có nghiên cứu sâu hơn và công phu hơn về
vấn đề này sau một khoảng thời gian lưu sống nhất định của người dân tái
định cư thì mới có thể tiến hành đánh giá đầy đủ về sự hòa nhập giữa hai cộng
đồng, cộng đồng chuyển cư và cộng đồng tiếp cư. Như vậy, chúng ta mới có
thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của hoạt động định cư tới sự hòa
nhập cộng đồng của họ.
3.5. Tác động về môi trường
3.5.1 Những kết quả chung về môi trường đô thị trước và sau khi có
dự án theo quan điểm của chủ dự án
Đánh giá về mục tiêu các công trình nhằm cải thiện môi trường của khu
vực đô thị, tại cuộc họp các nhà tài trợ năm 2011, dự án được đánh giá là rất
có hiệu quả, các đại biểu của các nhà tài trợ quốc tế và đại biểu phía Việt Nam
đều cho rằng sau khi dự án được hoàn thành và các công trình thuộc dự án
được đưa vào sử dụng, chúng đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường
sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương tiếp nhận dự án.
25