Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc trưng thể loại trong kịch l tolstoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THƠM

ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
TRONG KỊCH L. TOLSTOY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THƠM

ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
TRONG KỊCH L. TOLSTOY

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số : 60.22.02.45

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM GIA LÂM

Hà Nội – 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstol và toàn
bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một cơng trình khoa
học hay luận văn nào đã được cơng bố trong và ngồi nước.
Trong khn khổ luận văn, tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm về:
- Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung nghiên cứu, với chuyên ngành
cũng như mã số đào tạo.
- Tính trung thực và đầy đủ của các trích dẫn tài liệu tham khảo.
- Độ tin cậy của các phương pháp nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thơm


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Gia Lâm, người thầy
đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giảng dạy tơi trong q trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tơi ln luôn nhận được
sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân trong gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thơm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 8
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu .......................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 12
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 12
CHƢƠNG 1: KỊCH TRONG HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA L.TOLSTOY .14
1.1. Quan niệm của L.Tolstoy về kịch .................................................... 14
1.2. Tính chất sân khấu trong tiểu thuyết của L.Tolstoy ......................... 22
Tiểu kết ....................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: KỊCH ( DRAMA) MANG NHÂN TỐ NGỤ NGÔN TƢỢNG TRƢNG ...................................................................................... 30
2.1. Hành động và xung đột kịch ......................................................... 30
2.1.1. Hành động mang tính phát triển................................................ 30
2.1.2. Xung đột đa bình diện mang ý nghĩa thời sự ............................ 40
2.2. Thế giới nhân vật ............................................................................ 51
2.2.1. Các loại nhân vật kịch ............................................................... 51
2.2.2. Nhân vật trong quá trình biện chứng tâm hồn .......................... 54
2.3. Các hình thức tổ chức lời thoại .................................................... 59
2.3.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................... 59
2.3.2. Đối thoại .................................................................................... 61
2.3.3. Độc thoại ................................................................................... 71
Tiểu kết ....................................................................................................... 77

5



CHƢƠNG 3: HÀI KỊCH (COMEDY) MANG HÌNH THỨC
PHIÊN TỊA ............................................................................. 79
3.1. Hành động và xung đột kịch ......................................................... 79
3.1.1. Hành động kịch ......................................................................... 79
3.1.2. Xung đột kịch ............................................................................ 82
3.2. Nhân vật .......................................................................................... 86
3.3. Các hình thức tổ chức lời thoại ..................................................... 91
3.3.1. Đối thoại mang tính chất tranh biện .......................................... 91
3.3.2. Độc thoại ................................................................................... 93
Tiểu kết ....................................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 99

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
L.Tolstoy (1828– 1910) là nhà văn bậc thầy của nền văn học Nga nói
riêng và văn học thế giới nói chung. Hơn sáu mươi năm miệt mài lao động
nghệ thuật, ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ. Tên tuổi của L.Tolstoy
không chỉ gắn liền với những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Chiến tranh và
hịa bình; Anna Karênina; Phục sinh mà cịn có chỗ đứng danh dự trong
lịch sử nghệ thuật kịch Nga và thế giới.
Ngay từ buổi đầu văn nghiệp L.Tolstoy đã khởi thảo nhiều vở kịch.
Trong giai đoạn sáng tác cuối đời ông đã cống hiến cho nền kịch Nga và
thế giới những vở kịch đặc sắc. Như vậy sau văn xuôi, kịch là mối quan
tâm suốt đời của ông. Nhưng quan điểm của L.Tolstoy về kịch nhiều khi

mâu thuẫn, một mặt ông khẳng định “Kịch là ngành quan trọng nhất của
nghệ thuật”, mặt khác ông lại cho rằng hình thức kịch nặng chất giả tạo.
Vậy tại sao ông lại dành rất nhiều thời gian và tâm huyết cho thể loại kịch
này. Kịch L.Tolstoy có nét rất độc đáo. Viết về những con người bình dị
nhưng thơng qua cuộc đời và số phận của họ, ông đã đặt ra biết bao vấn đề
to lớn của đất nước và thời đại. Ông đã mạnh dạn vận dụng khéo léo một số
khuynh hướng và truyền thống như sân khấu dân gian, kịch tơn giáo, thế
tục, giáo huấn,...Từ đó có hiện tượng giao cắt nhiều thể loại trong kịch của
ông. Bản thân ông cũng định danh thể loại gắn với nhan đề của mỗi vở kịch
(chính kịch/drama, hài kịch/comedy) cịn giới nghiên cứu thì cũng đưa ra
những định tính khác nhau. Chẳng hạn, V.V.Osnovin, V.Lakshin cho rằng
các vở kịch của L.Tolstoy thuộc loại kịch tâm lý, còn B.Shaw lại coi bi hài
kịch là đặc trưng thể loại của chúng.
Những nét mới trong kịch L.Tolstoy nằm trong xu hướng đổi mới

7


kịch nghệ ở Nga và Tây Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng như
mong muốn thử nghiệm đổi mới thi pháp của cá nhân nhà văn khi chuyển
từ hình thức sử thi sang kịch.
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thời sự bởi cần thiết phải mở rộng
phạm vi hiểu biết về văn học cổ điển Nga nói chung, sáng tác của L.Tolstoy
nói riêng trong bối cảnh văn hóa mới.
Tác phẩm kịch của L.Tolstoy nằm trong xu hướng cải cách sân khấu
kịch giai đoạn giao thời hai thế kỷ XIX và XX. Khi đó, trong trong sân
khấu kịch khi diễn ra quá trình đổi mới căn bản mỹ học và thi pháp sân
khấu và đồng thời lại có sự hồi sinh và đổi mới những hình thái ý thức
nghệ thuật cũ dường như đã biến mất. Đến với sân khấu từ sử thi, L.Tolstoy
ý thức được kinh nghiệm của ông trong kịch như là một dạng thử nghiệm

đổi mới sân khấu và xác định con đường phát triển tiếp tục của nó.
Xem xét kịch của L.Tolstoy về phương diện kế thừa và phát huy
những hình thức kịch đã có trong lịch sử là một vấn đề rất quan trọng. Giải
quyết được vấn đề này sẽ cho phép ta có cái nhìn mới đối với hiện tượng
kịch của L.Tolstoy cũng như sự tiến bộ của kịch nghệ Nga và Tây Âu nói
chung.
Tìm hiểu nghiên cứu đề tài về Đặc trưng thể loại trong kịch L.Tolstoy,
chúng tôi không chỉ muốn khám phá những nét độc đáo, hấp dẫn trong
sáng tác kịch của L.Tolstoy mà còn là sự bày tỏ tình cảm u mến đặc biệt
của chúng tơi dành cho tác giả tài hoa này.
2. Lịch sử vấn đề
Về tình hình nghiên cứu kịch L.Tolstoy ở nước ngồi, chúng tơi chưa
có điều kiện đi sâu tìm hiểu trực tiếp. Nhưng qua những thông tin do giảng
viên hướng dẫn cung cấp, được biết ở Nga (Liên xơ cũ) có một số hướng tiếp
cận kịch của L.Tolstoy thể hiện qua các công trình cuả các học giả như sau:

8


- Tiếp cận xã hội học: Lomunov K.N. (1956), Kịch L.N.Tolstoy,
- Tiếp cận so sánh-lịch sử: Lakshin V.A.(1975), Tolstoy và Chekhov;
Lavrenchuk N.V. (1992), “Ivanov” và “Xác thây sống: vấn đề tương quan
giữa các nguyên tắc kịch của L.N.Tolstoy và A.P.Chekhov; Tyutenlova L.G.
(2010), L.N.Tolstoy và A.P.Chekhov: vấn đề cách tân kịch nghệ; Gashkene
E.P.(1959), Kịch của L.N.Tolstoy);
- Lý thuyết kịch: Osnovin V.V.(1972), Nghệ thuật kịch của L.Tolstoy;
- Nghệ thuật sân khấu: Polyakova E.I.(1978), Sân khấu của Lev
Tolstoy: kịch nghệ và kinh nghiệm đọc; Sushkov B.F.(1983), Những bài học
kinh nghiệm của sân khấu Tolstoy;
- Thi pháp học lịch sử và thông diễn học: Shults S.A.(2004), Kịch

L.N.Tolstoy trong văn cảnh thi pháp học lịch sử: những khía cạnh thơng
diễn học.
Ở Việt Nam, đại văn hào Nga L.Tolstoy được giới thiệu khá sớm. Sáng
tác của ơng đã đóng góp khơng nhỏ cho sự hình thành và phát triển nền văn
học hiện đại Việt Nam. Dưới đây, chúng tơi sơ bộ điểm một số cơng trình
chính về quá trình dịch thuật, khảo cứu và giảng dạy ở Việt Nam.
L.Tolstoy là một trong số các nhà văn cổ điển Nga có tác phẩm được
chuyển ngữ sang tiếng Việt từ rất sớm. Năm 1927 bản dịch Phục sinh đã
đánh dấu sự xuất hiện tác phẩm văn xuôi Nga đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp đó
tiểu thuyết Anna Karenina được đăng trên tạp chí Pháp – Việt ở Hà Nội và
báo Tràng An ở Huế năm 1937. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX, thiên tiểu
thuyết sử thi đồ sộ Chiến tranh và hịa bình do Cao Xn Hạo, Nhữ Thành,
Hoàng Thiếu Sơn, Trường Xuyên dịch đã ra mắt bạn đọc. Có thể nói, những
bản dịch tác phẩm L.Tolstoy phần lớn là tiểu thuyết và truyện ngắn.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về kịch của
L.Tolstoy, nhưng ở Việt Nam kịch L.Tolstoy chưa được nghiên cứu nhiều.

9


Cho đến nay, độc giả Việt Nam mới chỉ được tiếp nhận kịch L.Tolstoy qua
cơng trình dịch thuật duy nhất: Nguyễn Hải Hà (2010), Kịch Lep Tônxtôi,
Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trong ấn phẩm này Nguyễn Hải Hà tập hợp dịch
bốn vở kịch tiêu biểu; Quyền lực bóng tối, Thành quả giáo dục, Thế rồi ánh
sáng lóe lên trong tối tăm, Xác thây sống. Trước đó, ơng cũng đã bổ khuyết
cho khoảng trống trong nghiên cứu kịch L.Tolstoy ở Việt Nam bằng cơng
trình Nghệ thuật kịch của Lep Tơnxtơi (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
2006). Qua cơng trình này, người đọc thấy rõ hơn, cụ thể hơn tư tưởng
nghệ thuật của Tolstoy cũng như ý nghĩa và giá trị các vở kịch của đại văn
hào Nga. Sau khi trình bày vị trí của kịch trong sáng tác của L.Tolstoy, nhà

nghiên cứu đã tóm tắt, phân tích những giá trị cơ bản của 4 vở kịch đặc sắc
nhất: tiếng nói nơng dân trong Quyền lực bóng tối, tiếng cười trong Thành
quả giáo dục, chất tự thuật trong Thế rồi ánh sáng lóe lên trong tối tăm và
Xác thây sống như là kịch drama tâm lý. Dõi theo quá trình phát triển tư
tưởng, nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Hải Hà xem cuộc đời Tolstoy là
hành trình khát khao vươn tới sự hồn thiện.Tác giả phân tích những vấn
đề cơ bản đặt ra trong tác phẩm Tolstoy, khẳng định đóng góp lớn lao của
ông đối với văn học Nga và văn học thế giới. Đây là một cơng trình nghiên
cứu tồn diện và sâu sắc, khơng chỉ có tác dụng khẳng định giá trị của các
tác phẩm kịch trong sự nghiệp sáng tác của Tolstoy mà cịn là tài liệu hữu
ích để các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc hiểu thêm về niềm đam mê
sáng tác này của Tolstoy.
Kịch L.Tolstoy chưa được nghiên cứu chuyên sâu cũng như chưa
được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Luận văn là thử nghiệm tiếp theo
chuyên khảo của Nguyễn Hải Hà, đi sâu nghiên cứu đặc trưng thể loại kịch
L.Tolstoy.

10


3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thể loại các tác phẩm
kịch của L.Tolstoy. Nghiên cứu vấn đề thể loại trong kịch L.Tolstoy, luận
văn hướng tới xác định những nét đặc trưng thể loại của chúng từ phương
diện thi pháp học lịch sử, đặt kịch L.Tolstoy trong quá trình phát triển sáng
tạo của nhà văn và tiến trình kịch nghệ Nga và Tây Âu cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi lần lượt giải quyết
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Xác định vị trí của kịch trong hệ thống thể loại của L.Tolstoy .

2. Khảo sát, nhận diện đặc trưng cơ bản của những biến thể thể loại trên
các phương diện xung đột, nhân vật, lời thoại trong các tác phẩm kịch của
L.Tolstoy .
L.Tolstoy sáng tác cả thảy 10 vở kịch trong thời gian từ 1864 đến
1910, trong đó có 4 vở chưa hồn thành:
1. Gia đình nhiễm bệnh (1864, chưa hồn thành)
2. Người theo thuyết hư vơ (1866, chưa hồn thành)
3. Quyền lực bóng tối (Chính kịch, 1886)
4. Cải biên truyền thuyết về Haggai thành kịch (Chính kịch, 1886,
chưa hoàn thành)
5. Kẻ đầu tiên nấu rượu (Hài kịch, 1886)
6. Thành quả giáo dục (Hài kịch, 1890)
7. Petr Khlebnic (Chính kịch, 1894, chưa hồn thành)
8. Xác thây sống (Chính kịch, 1900)
9. Thế rồi ánh sáng lóe lên trong tối tăm (Chính kịch, 1900)
10. Tất cả là tại nó (Hài kịch,1910)
Trong số 6 vở hoàn thành, 4 vở đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hải

11


Hà dịch sang tiếng Việt gồm Quyền lực bóng tối, Thành quả giáo dục, Xác
thây sống và Thế rồi ánh sáng lóe lên trong tối tăm. Các vở kịch trên được
tập hợp trong cuốn Kịch Lep Tônxtôi do Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành
năm 2010. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vở kịch nằm trong ấn
bản này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp: Luận văn sẽ xem xét kịch của L.Tolstoy từ góc độ
thi pháp học lịch sử, đặt đối tượng trong bối cảnh vận động của các thể loại
kịch, có tính đến cội nguồn văn hóa. Vì vậy, cơ sở phương pháp luận của

luận văn là những nguyên tắc của thi pháp học lịch sử được thể hiện trong
các cơng trình của M.Bakhtin, V.I.Tyupa và gắn với sự thơng diễn q trình
phát triển lịch sử của thể loại, motif, cốt truyện.
Về thao tác: Luận văn sẽ vận dụng những cơng cụ phân tích các vở
kịch của L.Tolstoy phù hợp với đặc trưng thể loại như sơ đồ Freytag để
phân tích cốt truyện và xung đột, ngữ dụng học để phân tích lời thoại, thao
tác phân tích hệ thống, so sánh đối chiếu.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu những đặc trưng thể loại trong kịch của L.Tolstoy, chúng
tơi hy vọng luận văn sẽ góp phần mở rộng tầm hiểu biết về văn học cổ điển
Nga nói chung, sáng tác của L.Tolstoy nói riêng, đặc biệt bổ sung mảng
còn khuyết thiếu trong nghiên cứu di sản nghệ thuật của L.Tolstoy ở Việt
Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy sáng tác của L.Tolstoy cũng như
nghiên cứu kịch Nga và Tây Âu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn thể hiện trong 3 chương sau:

12


Chƣơng 1: Kịch trong hệ thống thể loại của L.Tolstoy
(Trình bày những quan niệm của L.Tolstoy về kịch và khảo sát trường hợp
Chiến tranh và hịa bình để thấy được tính chất sân khấu trong văn xi
của L.Tolstoy)
Chƣơng 2: Kịch (drama) mang nhân tố ngụ ngôn-tƣợng trƣng
(Khảo sát các vở Quyền lực bóng tối, Thế rồi ánh sáng lóe lên trong tối
tăm, Xác thây sống)
Chƣơng 3: Hài kịch (comedy) mang hình thức phiên tịa

(Khảo sát vở Thành quả giáo dục)

13


CHƢƠNG 1:
KỊCH TRONG HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA L.TOLSTOY

1.1. Quan niệm của L.Tolstoy về kịch
Trong cuốn Nghệ thuật kịch của L.Tolstoy [9], nhà nghiên cứu
Nguyễn Hải Hà đã cho biết nhiều thông tin về sự nghiệp sáng tác kịch của
L.Tolstoy. Theo đó nhà văn mở đầu con đường sáng tác kịch của mình bằng
vở Gia đình nhiễm bệnh vào năm 1864. Cũng trong khoảng thời gian này
L.Tolstoy đang viết bộ tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và hịa bình . Do cùng
một lúc viết cả kịch và tiểu thuyết nên L.Tolstoy có điều kiện vận dụng, bổ
sung những mặt mạnh ở thể loại này vào thể loại kia và ngược lại. Ơng đã
có những tìm tịi, sáng tạo và đổi mới ở cả hai thể loại, đóng góp một tiếng
nói mới đặc sắc cho kịch nghệ Nga và thế giới.
Đường L.Tolstoy đi không mấy bằng phẳng, thuận lợi. Thành công về
kịch đến với ông chật vật và chậm chạp hơn văn xuôi rất nhiều. Vở kịch đầu
tay của ông, vở Gia đình nhiễm bệnh viết năm 1864 nhưng chưa hồn thành.
Vở kịch cơng kích thiếu cơ sở số thanh niên mới theo chủ nghĩa hư vô. Nhà
viết kịch nổi tiếng A.Ostrovsky nhận xét vở kịch còn nhiều yếu kém về mặt
nội dung và nghệ thuật. Vì thế L.Tolstoy khơng cho cơng diễn nữa, ơng cũng
nhận thấy vở kịch của mình xồng. Quan trọng hơn là ơng đã nhận ra một bài
học lớn: đó là phải nghiền ngẫm đề tài thời sự, phải mô tả thời sự thật hay về
mặt nghệ thuật. Cái hay của nghệ thuật bất chấp thời gian, lúc nào cơng chúng
chân chính cũng đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật.
Sau hai năm L.Tolstoy sáng tác vở kịch Người theo thuyết hư vô
(1866), nhưng rồi cũng để dang dở. L.Tolstoy đã vấp phải những khó khăn,

thử thách lớn nhưng ơng khơng có ý định từ bỏ con đường viết kịch của
mình. Thành cơng chỉ thực sự đến với L.Tolstoy khi vở Quyền lực bóng tối

14


ra đời, phản ánh bi kịch đồng tiền đang phá hủy mọi nền tảng đạo đức xã
hội. Ông viết Quyền lực bóng tối sau những chuyển biến dữ dội về tư
tưởng. “Một cú sốc bên trong có vẻ như khơng có một ngun nhân hữu
hình nào đã khiến ơng cảm thấy cuộc đời mình cho đến lúc giàu có và hạnh
phúc đến thế lại trở nên nông cạn và vô nghĩa. Ơng nhìn lại cuộc đời và
khắc khoải đi tìm ý nghĩa của nó”. [39, tr. 128]. Sau chuyển biến tư tưởng
quan trọng vào đầu những năm tám mươi, L.Tolstoy chuyển hẳn sang lập
trường nông dân gia trưởng. Chuyển biến tư tưởng này để lại dấu ấn sâu
sắc và tạo ra đặc điểm nổi bật trong những sáng tác sau này của ơng. Sức tố
cáo của ngịi bút L.Tolstoy càng mãnh liệt hơn, tiếng nói của giới nơng dân
càng vang rõ hơn trong sáng tác của ông.
Văn xuôi là sở trường của L.Tolstoy, nhưng kịch cũng là thể loại ông
dành nhiều thời gian và tâm huyết. L.Tolstoy có ý thức rất rõ về sự khác
nhau giữa hai thể loại sử thi và kịch drama. Như I.Tenoromo kể lại trong
hồi ký của mình: “Tồn bộ sự khác nhau giữa tiểu thuyết và kịch drama,
L.Tolstoy nói - tơi đã hiểu ra khi tơi ngồi viết vở Quyền lực bóng tối của
mình. Thoạt đầu tôi viết bằng thủ pháp của nhà tiểu thuyết vốn quen thuộc
với tôi hơn. Nhưng chỉ sau những trang đầu tôi đã thấy ngay là như thế
không ổn. Chẳng hạn như ở đây không thể tạo ra những yếu tố cảm xúc của
các nhân vật, không thể buộc chúng nghĩ ngợi trên sân khấu, soi sáng tính
cách chúng bằng những ngoại đề nói về quá khứ, tất cả những cái đó chán
ngắt, buồn tẻ và khơng tự nhiên. Cần phải có những khoảnh khắc đã chuẩn
bị sẵn. Trước mắt cơng chúng phải là những tâm trạng đã hình thành,
những quyết định đã chấp nhận... chỉ có những bức chạm nổi tâm hồn như

vậy, những hình tượng được khắc họa như vậy trong xung đột qua lại mới
làm cho người xem băn khoăn, xúc động. Còn các độc thoại và những
chuyển cảnh và những chuyển điệu khác nhau thì người xem ngấy tất và

15


anh ta bắt đầu tiếc là tại sao ghế ngồi lại khơng xoay lưng về phía sân khấu.
Quả thực ngay tơi đây cũng khơng kìm mình được và tơi đã gài độc thoại
vào Quyền lực bóng tối, nhưng khi làm như thế tôi cảm thấy không ổn. Nhà
tiểu thuyết già đời khó cưỡng nổi điều đó cũng như bác xà ích khó kìm
ngựa khi đất lở mạnh lao từ trên núi xuống họ... Tiểu thuyết và truyện vừa
là công việc hội họa, ở đó nghệ sỹ vung tay và quệt màu lên vải. Ở đó có
bối cảnh, bóng, những sắc điệu linh hoạt. Còn kịch drama là lĩnh vực thuần
túy điêu khắc; phải làm việc bằng dao khắc và không quệt màu mà chạm
khắc phù điêu” [9, tr.124-125].
Việc L.Tolstoy ví kịch với điêu khắc cũng được nhắc đến trong bài
L.Tolstoy và Quyền lực bóng tối của nhà văn P.Sergeenko: “Năm 1886, khi
trò chuyện với một người bạn về kịch Quyền lực bóng tối, Lep Nikolaevich
nói: Tơi trải nghiệm một cảm xúc kỳ lạ. Lần đầu tiên tôi viết vở kịch
drama, tơi có cảm xúc hồn tồn khơng giống như những cơng trình khác.
Tựa hồ như tơi khơng viết và khơng mơ tả mà chạm khắc. Và nếu như có
thể gọi nhà tiểu thuyết là “họa sỹ” thì có thể gọi người viết kịch là nhà điêu
khắc: ở anh ta mọi thứ phải như phù điêu. Và tôi thiết tưởng không có gì
chán ngán hơn trong kịch bằng sự chín muồi của các biến cố. Các biến cố
phải chín muồi ở đằng sau sân khấu và xuất hiện trên sân khấu như đã có
sẵn, qua xung đột với các biến cố khác, tạo ra kịch drama” [9, tr.125-126].
L.Tolstoy học hỏi, nghiền ngẫm rất nhiều để nắm vững nghệ thuật
kịch vì theo ông “Kịch drama là một loại đặc biệt của văn học, nó có những
quy luật khơng bài bác được, trong kịch nhất thiết phải có thắt nút, trung

tâm, nơi mọi cái xuất phát và hội tụ”. Đồng thời L.Tolstoy không quên sứ
mạng quan trọng của văn học là thể hiện tâm hồn con người. Vì thế theo
ơng, trong kịch drama “khơng địi hỏi mơ tả chi tiết, tất cả ở trong lĩnh vực
tâm lý”.

16


Trong nhật ký của mình, L.Tolstoy đã nói về đặc trưng cơ bản của
kịch: “Kịch là xung đột”. Kịch phải đặt những vấn đề lớn trước dư luận xã
hội: : “Tác phẩm kịch (thi ca) bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kì nghệ thuật
nào. Kịch trình bày những tính cách và những tình huống đa dạng nhất của
con người, nêu ra trước mắt họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải giải
quyết vấn đề sống còn mà con người chưa giải quyết và buộc họ hành động,
xem xét để tìm hiểu xem phải giải quyết vấn đề như thế nào”. [9, tr. 12].
Cũng như trong văn xuôi, trong kịch L.Tolstoy không dùng cái hư
ảo, hoang đường. Ơng mơ tả cuộc sống bằng chính dạng thức cuộc sống,
bằng cái giống như thực với kích cỡ và màu sắc thông thường. Viết về cuộc
đời, số phận , những suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của những con người bình
dị nhưng thơng qua cuộc đời và số phận của họ, ơng đã đặt ra trong sáng
tác của mình biết bao vấn đề to lớn của đất nước và thời đại. Suốt cuộc đời
ông đấu tranh cho hạnh phúc và cơng bằng. Ơng lên tiếng địi hỏi quyền lợi
chính đáng cho con người, ông luôn mong muốn cuộc sống của con người
ngày càng tiến bộ và tốt đẹp hơn.
Kịch của L.Tolstoy chịu ảnh hưởng của một số khuynh hướng và
truyền thống như sân khấu dân gian, kịch tôn giáo, thế tục, giáo huấn,...
Từ đó có hiện tượng hịa trộn, giao cắt nhiều thể loại trong kịch của ơng.
Ơng đã mạnh dạn vận dụng một cách khéo léo, tài tình những thành tựu
mới của văn xuôi, hội họa, âm nhạc vào trong kịch, tạo ra sự phong phú, đa
dạng cho thể loại kịch của ông.

Đến cuối đời L.Tolstoy đề ra ba tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm
nghệ thuật. Trong bài Về Shakespeare và về kịch drama, ông viết: “Phẩm
chất của bất kỳ tác phẩm thi ca nào cũng được quyết định bởi ba tính chất:
1. Bởi nội dung tác phẩm: nội dung càng có ý nghĩa, nghĩa là càng
quan trọng đối với cuộc sống con người thì tác phẩm càng cao.

17


2. Vẻ đẹp bên ngoài đạt được nhờ kỹ thuật thích hợp với loại nghệ
thuật. Chẳng hạn như trong nghệ thuật kịch thì kỹ thuật dùng ngơn ngữ
đúng đắn thích hợp với các tính cách nhân vật nhất mới tự nhiên và cảm
động, dẫn dắt chính xác các cảnh mơ tả đúng đắn biểu hiện cùng sự phát
triển tình cảm và cảm giác mức độ trong mọi cái được miêu tả.
3. Sự chân thành, nghĩa là phải làm sao để chính tác giả cảm nhận
sinh động những gì mình miêu tả. Thiếu điều kiện này thì khơng thể có tác
phẩm nào cả”.
L.Tolstoy cho rằng kịch phải có “nội dung tơn giáo”. Ý tưởng sai lầm
này là nguyên nhân chính khiến L.Tolstoy phủ nhận kịch Shakespeare.
Tolstoy giải thích việc ơng khơng thích Shakespeare là bởi nhà soạn kịch
người Anh được coi là “người vĩ đại nhất trong tầng lớp trên của xã hội
chúng ta”. Ông tiếp tục phát triển luận điểm này trong bài Về Shakespeare
và về kịch1.
Đọc các cuốn sách của “những người tâng bốc thái quá” Shakespeare
như Gervinus, Brandes ,... gán cho thế giới quan của nhà soạn kịch vĩ đại
những đặc điểm mà ơng khơng có, Tolstoy cho rằng nội dung kịch
Shakespeare chủ yếu là ngợi ca những kẻ mạnh và khinh miệt đám đông,
khinh miệt cả người lao động, phủ nhận mọi “khát vọng tôn giáo và nhân
văn muốn đổi thay chế độ hiện hành”.
Bác bỏ nguyên tắc mỹ học của Shakespeare, Tolstoy cố dỡ bỏ ảnh

hưởng của ông. Phê phán những đặc điểm phong cách của Shakespeare –
những phúng dụ và ẩn dụ sinh động, những cường điệu và so sánh khác
thường, “những nỗi kinh hoàng và cười cợt, những luận lý và hiệu ứng”,
Tolstoy coi chúng là dấu hiệu của thứ nghệ thuật đặc biệt phục vụ nhu cầu
Những tư liệu liên quan đến bài báo này và bài Nghệ thuật là gì? được dẫn sau đây do
người hướng dẫn luận văn cung cấp.
1

18


của “tầng lớp trên” trong xã hội.
Tolstoy cho rằng kịch phải “dùng để cắt nghĩa và khẳng định ý thức
tôn giáo cao nhất trong con người”, vì vậy cần phải chối bỏ kịch của
Shakespeare và tất cả những vở kịch chịu ảnh hưởng của Shakespeare. Rõ
ràng là Tolstoy không thể đánh giá đúng tầm quan trọng của kịch
Shakespeare. Nhưng ngay Bernard Shaw khi gọi bài Về Shakespeare và về
kịch là “tà thuyết vĩ đại của Tolstoy” cũng thấy ở đó không chỉ sai lầm của
nhà văn mà cả những yêu cầu hồn tồn chính đáng của ơng đối với nghệ
thuật đương thời.
Phê phán Shakespeare nhưng Tolstoy cũng đồng thời nêu rõ nhiều
thành tựu của nhà soạn kịch vĩ đại: khả năng tuyệt vời đưa ra “những cảnh
thể hiện tình cảm dâng trào”, tính kịch khác thường, tính sân khấu đích
thực. Trong bài báo chứa đựng những kiến giải sâu sắc của Tolstoy về xung
đột kịch, về các tính cách, tiến trình hành động, ngơn ngữ nhân vật và kỹ
thuật dựng kịch,...
Tolstoy đối lập kịch của Shakespeare với kịch của trường phái tượng
trưng-suy đồi. Ơng nói: “Đây, tơi cho phép mình chỉ trích kịch
Shakespeare. Nhưng quả thật ở ơng nhân vật nào cũng hành động; và ln
thấy rõ vì sao anh ta hành động như vậy. Bên cạnh anh ta có hàng cột ghi

dịng chữ: ánh trăng, ngơi nhà. Và ơn chúa, bởi vì mọi sự quan tâm đều đổ
dồn vào bản chất của vở kịch, cịn hiện giờ thì hồn tồn ngược lại”.
Tolstoy khi “phủ nhận” Shakespeare đã đặt ơng cao hơn những nhà soạn
kịch đương thời chỉ soạn những vở kịch “tâm trạng” khơng có hành động,
chỉ có những “câu đố”, “biểu tượng”. Phê phán họ, Tolstoy nhận xét: “Nói
chung các nhà soạn kịch hiện nay đánh mất khái niệm kịch là gì?”.
Coi tồn bộ nền kịch thế giới khơng có “nền tảng tơn giáo” là do chịu
ảnh hưởng của Shakespeare, L.Tolstoy giải thích nội dung tơn giáo của

19


kịch như sau: “Khơng phải là dùng hình thức nghệ thuật để giao giảng hời
hợt những chân lý tôn giáo nào đó và cũng khơng phải là sự mơ tả theo
kiểu tượng trưng các chân lý đó mà là một thế giới quan xác định phù hợp
với cách hiểu cao cả về tơn giáo thời đó”. Chính thế giới quan này đã khiến
nhà văn xây dựng nhân vật Akim trong vở Quyền lực bóng tối là một người
ln tin rằng khơng có Chúa thì mọi việc tệ hại vơ cùng.
Bên cạnh Shakespeare, Dante, Raphael, Beethoven, Goethe và Puskin
cũng bị L.Tolstoy phê bình gay gắt. Nhưng sự sùng bái Shakespeare suốt ba
thế kỷ đã khiến Tolstoy chọn nhà soạn kịch người Anh làm mục tiêu phê bình
chủ yếu. Tuy nhiên Tolstoy cũng không tuyệt đối và nhất quán phủ nhận
Shakespeare và một số tác gia kinh điển của nghệ thuật thế giới.
Năm 1898 khi trò chuyện với một nhà hoạt động sân khấu bình dân,
Tolstoy nói: “Sao anh khơng dựng kịch Shakespeare cho nhân dân xem? Có
thể anh nghĩ nhân dân không hiểu Shakespeare chăng? Đừng ngại, họ không
nhanh hiểu kịch hiện thời vì nó xa lạ với lối sống của họ, nhưng họ hiểu được
Shakespeare. Tất cả những gì thực sự vĩ đại nhân dân đều hiểu hết”
Tolstoy đã bác bỏ những đánh giá đầy mâu thuẫn của mình về sáng
tác của Puskin (trong các bài báo về giáo dục những năm 1860 và trong

tiểu luận Nghệ thuật là gì?) bằng lời thú nhận năm 1908: “... tôi đã (và vẫn)
đánh giá cao thiên tài Puskin...”. Và rốt cuộc, ông đã nói cái điều chủ yếu
nhất về mỗi một nhà văn, nhà nghệ sĩ vĩ đại khi đánh giá “sự phủ nhận”
nghệ thuật của mình một cách hài hước (bằng cách dẫn ra câu tục ngữ
“Giận con rận quẳng hết lận áo khốc vào lị”).
Quan điểm của L.Tolstoy về kịch nhiều khi mâu thuẫn, một mặt ông
khẳng định “Kịch là ngành nghệ thuật quan trọng nhất”, mặt khác ông lại
cho rằng hình thức kịch nặng chất giả tạo, kịch là loại tác phẩm thấp kém
của văn học và nhà hát chỉ dành cho đàn bà, trẻ con và những kẻ yếu đuối!

20


Nhưng nhìn vào việc ơng làm thì có thể thấy L.Tolstoy đánh giá rất
cao nghệ thuật kịch và ông hiểu rõ sức mạnh của nó. Chính vì thế L.Tolstoy
miệt mài viết kịch trong hơn bốn mươi năm. Năm 1864 L.Tolstoy viết vở
kịch đầu tiên Gia đình nhiễm bệnh, năm 1910 ông viết vở hài kịch ngắn Tất
cả là tại nó. Có thể nói trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, sau văn xi,
kịch là thể loại mà L.Tolstoy dành nhiều tâm huyết nhất. Mặc dù số lượng
tác phẩm không nhiều, nhưng bằng tài năng và công phu lao động của
mình, L.Tolstoy đã cống hiến vào kho tàng nghệ thuật kịch Nga và thế giới
ba vở xuất sắc: Quyền lực bóng tối, Thành quả giáo dục và Xác thây sống.
Kịch của ông được công diễn liên tục tại các nhà hát ở Liên xô, Italia, Nhật
Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh , Nauy, Bungari, Pháp và nhiều nước khác trên
thế giới.
Một số nhà văn, nhà viết kịch lớn đánh giá cao kịch của Tolstoy. Nhà
nghiên cứu lão thành về sáng tác của Tolstoy, tác giả cơng trình nghiên cứu
đồ sộ về kịch Tolstoy, K.Lomunov khẳng định: “Những vở kịch ưu tú của
L.Tolstoy thuộc về kho báu của nền kịch cổ điển thế giới và chúng phải
chiếm vị trí nổi bật trong kịch mục các nhà hát của chúng ta”. V.V. Osnovin

một chuyên gia về kịch L.Tolstoy nhận xét rằng: “Ba vở kịch Quyền lực
bóng tối, Thành quả giáo dục và Xác thây sống của L.Tolstoy nằm trong
kho báu của nghệ thuật kịch thế giới”.
Nhìn lại quá trình sáng tác kịch của L.Tolstoy, ta thấy ông đã thành
công to lớn và đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Những giá trị trong kịch của
ông được cả thế giới biết đến và ghi nhận. Ơng đã khơng ngừng lao động sáng
tạo nghệ thuật, khơng ngừng tìm tịi đổi mới nghệ thuật. Ơng đã vượt qua
những thử thách, những sóng gió của cuộc đời để đạt tới đỉnh cao của vinh
quang. Kịch L.Tolstoy là những tác phẩm hết sức độc đáo, có sức hấp dẫn đặc
biệt đối với người xem ở khắp nơi trên toàn thế giới và mọi thời đại.

21


1.2. Tính chất sân khấu trong tiểu thuyết của L.Tolstoy
Tính chất sân khấu/tính kịch thể hiện trong văn xi của L.Tolstoy
bao gồm: tiểu thuyết (Chiến tranh và hịa bình; Anna Karênina; Phục sinh)
và truyện ngắn (Bản sonate Kreutzer; Cái chết của Ivan Ilich,...). Trong
khuôn khổ của đề tài, chúng tôi khơng có điều kiện kháo sát tồn bộ tiểu
thuyết và truyện ngắn của Tolstoy mà chỉ lựa chọn một trường hợp tiêu
biểu là Chiến tranh và hịa bình.
Trong tiểu luận Nghệ thuật là gì? L.Tolstoy cho rằng để duy trì thứ
nghệ thuật huênh hoang tự coi mình là “nghệ thuật duy nhất chân chính của
thế giới” này phải cần đến lao động của “hàng ngàn, hàng ngàn con người”
bị ép phải thực hiện công việc thường là “thảm hại và nhục nhã”.
Nhà văn đã ghi lại ấn tượng khi tham dự buổi diễn tập một vở opera.
“Khi tôi đến - ông viết, - buổi tập đã bắt đầu, và trên sân khấu mô tả một
đám rước của người Ấn Độ, dẫn đầu là cô dâu... đám rước mãi không được
vỗ tay: khi thì những người Ấn Độ cầm kích đi ra quá muộn, lúc lại quá
sớm, khi thì đúng lúc, nhưng lại không đứng vào hai bên cánh gà và lần

nào cũng phải dừng lại để bắt đầu lại từ đầu. Mở đầu đám rước là đoạn hát
nói của một người đàn ông mặc bộ quần áo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, cái miệng hát
mở ra trông rất lạ: “Tôi đư..ưa ti..iễn cô dâu”. Anh ta vừa hát vừa vung
vẩy tay ... Rồi đám rước bắt đầu, nhưng sau đó người thổi kèn lại khơng
hịa âm cùng đoạn hát nói nên gã đạo diễn nhăn mặt tuồng như vừa xảy
ra điều bất hạnh, gõ chiếc đũa chỉ huy lên giá nhạc. Mọi người dừng
lại, và gã đạo diễn nhào vào người thổi kèn, chửi mắng anh ta bằng
những lời tục tằn nhất như người ta vẫn mắng xà ích, chỉ vì anh ta
không bắt đúng nhịp.Và tất cả lại bắt đầu lại từ đầu.Cả buổi tập như thế
kéo dài sáu giờ đồng hồ căng thẳng.
Chiếc đũa chỉ huy lại gõ đập, lặp đi lặp lại, sắp xếp vị trí, chỉnh sửa

22


cho các ca sĩ, dàn nhạc, đám rước, những điệu múa, tất cả được tẩm bằng
những lời chửi mắng độc địa. Tôi nghe thấy những từ “đồ con lừa”, “thằng
ngu”, “đồ con lợn” ném vào các nhạc công và ca sĩ có đến bốn mươi lần
trong một giờ. Và con người bất hạnh về thể xác, dúm dó về tinh thần kia,
người thổi sáo, người thổi kèn, người hát hứng chịu những lời chửi rủa vẫn
lặng lẽ tuân lệnh: lặp lại hai mươi lần câu “Tôi ti ...iễn cô d...â...u” và hát hai
mươi lần chỉ đúng câu ấy, lại vác kích trên vai và bước đi trong đơi hài màu
vàng. Khó có thể thấy cảnh tượng nào kinh tởm hơn” – Tolstoy kết luận.
Hiệu quả của cái công việc nhục nhã này khơng có gì chung với
nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa chân chính do chính tác giả bản tiểu luận
này sáng tạo nên. Tolstoy coi vở opera mà ông đã xem một mặt như là “vở
opera bình thường nhất đối với những ai đã từng biết nó” và mặt khác, như
là “điều phi lý lớn nhất mà bạn có thể hình dung được”. Tolstoy viết rằng
thực ra, “ơng hồng Ấn Độ muốn cưới vợ, người ta đưa cô dâu đến cho ông
ta, ông cải trang thành ca sĩ, cô dâu yêu anh ca sĩ giả và tuyệt vọng, sau đó

nhận ra anh ca sĩ chính là hồng đế, rồi thì cả hai đều rất hạnh phúc”.
“Rõ ràng là thứ nghệ thuật như thế rất xa với sự thể hiện tư tưởng
chân, thiện, mỹ”. Tolstoy kết hợp phân tích sân khấu từ phương diện xã hội
học và thi pháp của nó.
“Chẳng bao giờ có những người Ấn Độ như vậy và chẳng làm gì có
chuyện như họ miêu tả, nó khơng những khơng giống với người Ấn Độ mà
cịn khơng giống với đời thực, ngoại trừ giống với nhiều vở opera khác,
khơng có gì nghi ngờ về điều đó; người ta khơng nói bằng đoạn hát nói như
thế, khơng vẫy tay, vác khiên khi biểu hiện cảm xúc, không ở đâu ngoài sân
khấu người ta đi giày, tức giận, cười nói, khóc lóc như vậy, và khơng có ai
trên đời lại xúc động vì những buổi diễn như thế, chắc chắn là như vậy.
Bất giác trong đầu nảy ra câu hỏi: buổi diễn này dành cho ai? Ai có

23


thể thấy thích thú? Người có giáo dục sẽ cảm thấy khó chịu, chán ngắt; cịn
với một người lao động thực sự thì điều đó hồn tồn khơng thể hiểu
được”. L.Tolstoy tiếp tục bình luận: “Người ta nói rằng: nghệ thuật hiện
nay đã trở nên tinh tế hơn. Nhưng trái lại, do chạy theo ấn tượng mà nó trở
nên cực kỳ thô thiển”. Biểu hiện cụ thể của việc chạy theo ấn tượng như thế
chính là ở việc chuyển sự quan tâm từ ý nghĩa chung của vở kịch sang diễn
xuất của diễn viên. Diễn xuất của diễn viên không cần phải giống hồn tồn
ngồi đời mà có thể thoải mái bay bổng lên trên hiện thực. Tất cả điều đó
đã dẫn đến một thực tế là trong nhà hát ngự trị bầu khơng khí giả tạo, mang
tính chất sân khấu. Nó làm cho Tolstoy phát ớn và trong một bức thư gửi bà
cô năm 1886, ông viết: “Cháu không thích sân khấu và cháu ln muốn chỉ
trích nó”.
Tolstoy đã thực hiện ý định phê phán sân khấu trong tiểu thuyết
Chiến tranh và hịa bình. Cảnh biểu diễn opera trong Chiến tranh và hịa

bình được tái hiện qua điểm nhìn của Natasha. “Nàng khơng thể theo dõi
được tình tiết của vở ca kịch, mà cũng không thể nghe được điệu nhạc:
nàng chỉ thấy những tấm bìa sơn màu lịe loẹt và những người đàn ông, đàn
bà ăn mặc rất kỳ quặc đang đi lại, múa may, nói, hát dưới ánh đèn sáng
chói; nàng biết những trị đó nhằm biểu hiện cái gì, nhưng tất cả đều có vẻ
giả tạo, rối rắm và gượng gạo đến nỗi có khi nàng thấy ngượng cho các
diễn viên, có khi lại thấy buồn cười cho họ” [41, phần 8, chương 9]. Nói
chung Natasha thấy cảnh tượng sân khấu có vẻ lạ lùng. Ở đây có một biện
pháp nghệ thuật được V.Shklovsky gọi là hiệu ứng lạ hóa. Lạ hóa là sự “mơ
tả một hiện tượng vốn quen thuộc đối với tác giả, như là lần đầu tiên được
nhìn thấy và vì thế nó được tác giả hoặc nhân vật tiếp nhận như là khác
thường, kỳ lạ. Mục đích của lạ hóa là gợi lên trong người đọc một cái nhìn
về đối tượng, chứ khơng phải là sự nhận biết tự động về đối tượng”.

24


Chính Natasha Rostova nhìn thấy màn trình diễn trên sân khấu
khơng chỉ vì lần đầu tiên nàng đến nhà hát, mà cịn vì bản tính trời phú cho
nàng khả năng nhìn thấy sự vật với tất cả sự trần trụi của nó khi chỉ dựa
vào cảm giác của mình do sự vật gợi nên, chứ không phải dựa vào ý kiến
của người khác về sự vật đó. Vì vậy, nàng cảm thấy cảnh tượng sân khấu
diễn ra trước mắt có vẻ kỳ lạ và thậm chí hoang dã nữa.
Đám đơng khán giả “thơ tục và vơ đạo đức” lại có đánh giá khác về
diễn xuất của các diễn viên. Các khán giả trong nhà hát có thần tượng của
họ. Đó là Duport. Khi anh ta chạy từ sân khấu vào hậu trường thì “mọi
người đều gào thét lên, vẻ mặt hân hoan đến cực độ: Duport! Duport!
Duport!” [41, phần 8, chương 9]. Đối với những khán giả như thế, việc
Duport có khả năng “nhảy rất cao và vung vẩy hai chân” là dấu hiệu của tài
năng nghệ thuật nên không có gì lạ là “mỗi năm lĩnh sáu vạn rúp để làm

nghề này”. Hàm ý giễu cợt của tác giả lộ rõ trong câu này.
Thực tế khơng khó để thấy rằng rằng đây không phải là nghệ thuật
mà chỉ là dấu hiệu thay thế cho nó. Từ văn bản của cuốn tiểu thuyết, chúng
ta thấy bản thân sự thay thế nghệ thuật bằng dấu hiệu của nó, bằng cái vỏ
vật chất của nó đã diễn ra như thế nào. Đám đông ồn ào đến nhà hát với
nhu cầu tiêu khiển thì chỉ cần cái vỏ vật chất của nghệ thuật mà khơng quan
tâm đến bản chất của nghệ thuật. Cịn Natasha khơng tìm thấy gì trong vở
diễn, ngồi cái vỏ giả tạo để rồi sau đó nàng “thấy ngượng cho các diễn
viên, có khi lại thấy buồn cười cho họ”.Vì vậy, ở đây Tolstoy đã, theo lời
V.Lenin, “xé toạc tất cả mọi thứ mặt nạ”, phơi bày sự giả dối và ảo tưởng
đang ngự trị trong xã hội, góp phần tạo nên hiệu ứng lạ hóa.
Nhà văn khơng chỉ bóc trần nghệ thuật sân khấu quý tộc, mà còn
phơi bày sân khấu cuộc đời và lối ứng xử đầy tính chất đóng kịch của nhiều
nhân vật chính. Đối với chúng, cách ứng xử như thế là chuẩn mực chung

25


×