Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận văn thạc sĩ) những giá trị tiêu biểu của văn hóa chính trị truyền thống việt nam và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển nền văn hóa chính trị việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN TÔ CHUNG

ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ HÁN - NHẬT
TRONG TIẾNG NHẬT
(có liên hệ với tiếng Việt)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN TÔ CHUNG

ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ HÁN - NHẬT
TRONG TIẾNG NHẬT
(có liên hệ với tiếng Việt)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH


2. PGS.TS NGUYỄN XUÂN HÒA

Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác, trừ phần trích dẫn.
Tác giả

Nguyễn Tơ Chung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

0.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
0.2. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................2
0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu..................................................................5
0.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................5
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu.................................................6
0.6. Cái mới của luận án....................................................................................8
0.7. Ý nghĩa của luận án....................................................................................8
0.8. Bố cục và nội dung của luận án..................................................................9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ....................................................................................10
1.2. Trật tự từ trong tiếng Nhật........................................................................17
1.3. Quan niệm về thành ngữ...........................................................................19

1.3.1. Quan niệm chung về thành ngữ..................................................19
1.3.2. Quan niệm của giới Nhật ngữ học về thành ngữ........................21
1.3.3. Quan niệm của giới Việt ngữ học về thành ngữ.........................39
1.3.4. Nhận xét......................................................................................48
1.4. Khái quát về thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật ...............................49
1.4.1. Cơ sở hình thành thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật ...........49
1.4.2. Bức tranh chung thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật ............52
1.4.3. Quan niệm về thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật được áp
dụng trong luận án................................................................................61
Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................63
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THÀNH NGỮ HÁN NHẬT

2.1. Các dạng cấu trúc cơ bản của thành ngữ Hán Nhật..................................65
2.1.1. Dẫn nhập.....................................................................................65
2.1.2. Thành ngữ Hán Nhật xét về nội bộ cấu trúc..............................65


2.2. Các dạng Nhật hóa về cấu trúc của thành ngữ Hán Nhật .......................72
2.2.1. Thành ngữ giữ nguyên cấu trúc.................................................72
2.2.2. Thành ngữ thay đổi cấu trúc.......................................................76
2.2.3. Thành ngữ thay đổi theo cấu trúc tiếng Nhật.............................78
2.2.4. Thành ngữ do người Nhật tạo mới..............................................82
Tiểu kết chƣơng 2...........................................................................................85
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA THÀNH NGỮ HÁN NHẬT

3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật.......................................89
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Hán Nhật và sự phân loại theo
nhóm chủ đề…………………….................................................................90
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Hán Nhật...........................90
3.2.2. Phân loại thành ngữ Hán Nhật theo nhóm chủ đề.....................94

3.3. Các kiểu ngữ nghĩa của thành ngữ Hán Nhật .....................................106
3.3.1. Thành ngữ giữ nguyên nghĩa gốc Hán..............................106
3.3.2. Thành ngữ thay đổi nghĩa..................................................113
3.3.3. Thành ngữ phát triển nghĩa...............................................114
3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ Hán Nhật do ngƣời Nhật tạo mới ........116
3.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ do người Nhật tạo mới
bằng yếu tố Hán ................................................................................116
3.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ do người Nhật tạo mới
bằng yếu tố Hán và yếu tố Nhật......................................................122
Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................124
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ HÁN NHẬT - HÁN VIỆT NHÌN
TỪ GĨC ĐỘ ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ

4.1. Dẫn nhập ..............................................................................................127
4.2. Đối chiếu về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ
Hán Nhật - Hán Việt ..............................................................................133
4.2.1. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc giống nhau,


nghĩa giống nhau................................................................................133
4.2.2. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa khác nhau.................................................................................140
4.2.3. Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
bảo lưu nghĩa gốc, phát triển nghĩa...................................................142
4.2.4. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa giống nhau, yếu tố khác nhau...................................................145
4.2.5. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa khác nhau, yếu tố khác nhau....................................................148
4.2.6.Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa gốc giống nhau, phát triển nghĩa, yếu tố khác nhau................149

4.2.7. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau................................................................................152
4.2.8. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau, yếu tố khác nhau..................................................153
4.2.9. Thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa khác nhau..................................................................................158
Tiểu kết chƣơng 4.........................................................................................162
KẾT LUẬN .................................................................................................164
NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …………………..…………………….169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................170
PHỤ LỤC (2.220. đơn vị thành ngữ)


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG
1. Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Vốn từ trong tiếng Nhật………………….…………………16
Biểu đồ 1.2: Các dạng thức tồn tại của thành ngữ Hán Nhật trong
tiếng Nhật……………………………..…………………………………60
2. Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Thành ngữ tiếng Nhật....................................................................26
Sơ đồ 1.2: Cấu tạo từ tiếng Nhật.................................................................32
3. Biểu bảng
Bảng 1.1: Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ..........................................47
Bảng 1.2: Cách đọc âm 音読み/ Onyomi...................................................56
Bảng 3.1: Phân loại thành ngữ Hán Nhật theo nhóm chủ đề...................104
Bảng 4.1: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa giống nhau.......................................................................................138
Bảng 4.2: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa khác nhau................................................................................ .......142

Bảng 4.3: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
bảo lƣu nghĩa gốc, phát triển nghĩa........................................................145
Bảng 4.4: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa giống nhau, có một yếu tố khác nhau …………………................147
Bảng 4.5: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa giống nhau, có hai/ ba yếu tố khác nhau .......................................148
Bảng 4.6: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa khác nhau, yếu tố khác nhau .........................................................149


Bảng 4.7: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc giống nhau,
nghĩa gốc giống nhau, phát triển nghĩa, yếu tố khác nhau.....................151
Bảng 4.8: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau................................................................................... ...152
Bảng 4.9: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau, một yếu tố khác nhau …………………….................153
Bảng 4.10: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau, hai yếu tố khác nhau……………………....................154
Bảng 4.11: Thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt có cấu trúc khác nhau,
nghĩa giống nhau, ba yếu tố khác nhau ……………………...................155
Bảng Tổng hợp: Đối chiếu thành ngữ Hán Nhật – Hán Việt..................160


MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong mỗi ngôn ngữ, gắn liền với
đời sống văn hoá, đặc biệt với cách tƣ duy của ngƣời bản ngữ đối với thế giới
khách quan và với phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Để nắm đƣợc và sử
dụng thành ngữ của một ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp, cần tìm
hiểu đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ để sử dụng chúng

có hiệu quả trong giao tiếp. Bên cạnh đó, thành ngữ là tài sản quý giá của mỗi
ngôn ngữ, phản ánh đặc trƣng tƣ duy dân tộc của ngƣời bản ngữ. Do vậy,
nghiên cứu thành ngữ có thể giúp tìm ra đƣợc những nét đặc trƣng văn hóa
của mỗi dân tộc và nếu việc nghiên cứu đó đƣợc tiến hành theo hƣớng đối
chiếu thành ngữ của hai hay nhiều ngơn ngữ khác nhau có thể tìm ra đƣợc
những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa nền văn hóa này với nền văn hóa
khác. Nhƣ vậy, ngồi việc là tấm gƣơng phản ánh tâm tƣ tình cảm và cách tƣ
duy của dân tộc bản ngữ, thành ngữ với nghĩa biểu trƣng đƣợc tách riêng ra
và khi hành chức nó có khả năng phản ánh thực tế khách quan một cách khái
quát. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đồng thời là một thành tố văn hóa
nên nó mang trong mình những đặc trƣng văn hóa dân tộc, những biểu tƣợng
dân tộc. Cũng nhƣ mọi ngôn ngữ, thành ngữ chiếm một vị trí hết sức quan
trọng trong tiếng Nhật. Tuy nhiên do những hoàn cảnh lịch sử trong quá trình
phát triển của mình, thành ngữ trong tiếng Nhật phân thành hai nhóm chính:
nhóm thành ngữ thuần Nhật 慣用句 Kanyouku và thành ngữ Hán Nhật 漢字熟
語 Kanjijukugo.

Cho đến nay việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Nhật tại Việt Nam bƣớc
đầu đã có một số cơng trình khảo sát trên các bình diện hình thức và ngữ
nghĩa. Có thể kể đến một cơng trình nghiên cứu về thành ngữ Nhật trong tiếng
Nhật nhƣ Luận án tiến sĩ Đặc điểm thành ngữ tiếng Nhật (Trong sự liên hệ

1


với thành ngữ tiếng Việt) của Ngô Minh Thủy (2006), chủ yếu khảo sát
những thành ngữ đƣợc cấu tạo theo đặc trƣng ngữ pháp tiếng Nhật, trong đó
chỉ giới hạn khảo sát những thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời (1019
đơn vị thành ngữ). Bên cạnh đó còn một số luận văn thạc sĩ khác cũng đã đề
cập đến đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật,

nhƣng về cơ bản những cơng trình nghiên cứu này chỉ mới đề cập tới mảng
thành ngữ gốc Nhật mà thơi.
Có thể nói rằng những nghiên cứu trên đã đóng góp đáng kể trong việc
nghiên cứu tiếng Nhật nói chung và thành ngữ gốc Nhật nói riêng. Tuy nhiên,
mảng thành ngữ Hán Nhật - một bộ phận rất quan trọng của thành ngữ trong
tiếng Nhật - hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm khảo sát một cách hệ thống trên các
phƣơng diện cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm sử dụng; chƣa phân tích
về những đặc trƣng văn hóa dân tộc của ngơn ngữ và tƣ duy của ngƣời Nhật
thể hiện qua thành ngữ. Đây chính là lí do khiến chúng tơi chọn thành ngữ
Hán Nhật trong tiếng Nhật làm đề tài nghiên cứu của luận án.
0. 2. Lịch sử nghiên cứu
Ở Nhật Bản:
Có thể nói cơng trình nghiên cứu 熟語の研究 - 特に身体の部分的名称
を応用したものについて (Nghiên cứu thành ngữ, đặc biệt là về việc ứng dụng

thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời) đƣợc in trong『博士功績記念 言
語学論文集』(Tuyển tập Luận văn Ngôn ngữ học - Kỷ niệm thành tích tiến sĩ)

của Yokoyama Tatsuji

横山辰次 (1935)là cơng trình đầu tiên nghiên cứu

về thành ngữ tiếng Nhật. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập
đến những thành ngữ mà thành tố của chúng là những từ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời, còn các thành ngữ mà thành tố của chúng biểu thị các sự vật và đối
tƣợng khác hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu. Vào những năm 50 của thế kỷ XX
việc nghiên cứu thành ngữ ở Nhật Bản bắt đầu đƣợc phát triển. Một số công

2



trình nghiên cứu về thành ngữ có tiếng vang lớn nh cụng trỡnh
(Thành ngữ tiếng Nhật) ca tỏc giả Shiraishi Daiji

白石大二 (1950),

sau đó là cơng trình 国 語 (Thành ngữ quốc ngữ) ca tỏc giả
Yokoyama Tatsuji 横山辰次(1953), cơng trình 慣用語句とその教育上の問題
(Thành ngữ và những vấn đề trong giảng dạy thành ngữ) và gần đây các cơng
trình nghiên cứu nhƣ 慣用句解説、(慣用句の意味と用法) của Miyaji Yutaka 宮
地 裕 (1977), 慣用句論 (Thành ngữ) của tác giả Kunihiro Tetsuya 国広 哲弥

(1985) và một loạt các cơng trình nghiên cứu khác. Có thể thấy rằng nội dung
của hầu hết các cơng trình nghiên cứu này chỉ quan tâm đến việc xem xét các
thành ngữ gốc Nhật hoặc có cấu trúc Nhật. Muộn hơn có xuất hiện một số
cơng trình khảo sát thành ngữ Hán Nhật nhƣng chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu
ứng dụng nhƣ của Wada Takeshi 和田 武司 và Okudaira Takashi 奥平 卓
(1987) – đồng tác giả của công trình 四字熟語 (Thành ngữ Hán Nhật bốn chữ
Hán). Trong cơng trình này các tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu về mặt ngữ
nghĩa thành ngữ Hán Nhật. Ngoài hai tác giả này cịn có tác giả Tanzawa
Kouichi (2004) với cơng trình 四字熟語の形態を探る (Tìm hiểu hình thái thành
ngữ Hán Nhật bốn chữ) và khá nhiều các từ điển cỡ lớn biờn son v thnh
ng Nht nh (Tục ngữ, thành ngữ Nhật) ca Taiji Takashima
(1993), (Đại từ điển thành ngữ) ca nh xut bn Shufu

To Seikatsu (1995), v.v..
Việt Nam:
Các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Pháp có đối chiếu với tiếng Việt, cho đến nay tƣơng đối nhiều, nhƣng những
cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nhật và thành ngữ Hán Nhật trong

tiếng Nhật của giới Việt ngữ học ở Việt Nam cịn rất khiêm tốn. Những cơng
trình đầu tiên trong lĩnh vực này phải kể đến là cơng trình Tục ngữ Nhật - Việt
của Nguyễn Hồng Thu (2001) đƣợc xuất bản dƣới dạng từ điển, Luận án tiến

3


sĩ Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (Trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng
Việt) của Ngô Minh Thủy (2006) và một số cơng trình nghiên cứu khác ở cấp
độ luận văn thạc sĩ. Trong số đó Luận án tiến sĩ của Ngơ Minh Thủy là cơng
trình nghiên cứu một cách đầy đủ hơn cả về thành ngữ tiếng Nhật. Tác giả
này đã khảo sát một cách nghiêm túc các đặc trƣng về cấu trúc và đặc trƣng
ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật, đặc biệt là nhóm thành ngữ có thành tố
là từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong sự liên hệ với tiếng Việt, tuy nhiên chỉ
giới hạn khảo sát nhóm thành ngữ gốc Nhật, có cấu trúc Nhật, cịn nhóm
thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật thì hầu nhƣ chƣa đề cập đến. Nhƣ vậy ở
Việt Nam các tác giả của các cơng trình trên chủ yếu chỉ nghiên cứu 慣用句
Kanyouku (1) còn 漢字熟語 Kanjijukugo (2) - là thành ngữ Hán Nhật trong
tiếng Nhật thì hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến. Trong sơ đồ dƣới đây có thể
thấy vị trí của nhóm thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật đã đƣợc khẳng
định:

成語 Seigo, イディオム
Thành ngữ

(1) 慣用句 Kanyouku

(2) 漢字熟語 Kanjijukugo

Nguồn: Sơ đồ này được lập theo theo ý tưởng phân loại

các nhóm thành ngữ trong ting Nht ca T in
(Đại từ điển thành ngữ) [110; 1-3].

4


0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu mà chúng tôi gọi là “thành ngữ Hán Nhật” trong
luận án này là những thành ngữ có nguồn gốc Hán đƣợc du nhập vào tiếng
Nhật, trong đó có một bộ phận đƣợc ngƣời Nhật tạo mới dựa trên yếu tố Hán
hoặc kết hợp yếu tố Nhật với yếu tố Hán. Cho đến nay quan niệm về thành
ngữ trong mỗi ngôn ngữ còn khác nhau và quan niệm về thành ngữ tiếng Nhật
và về thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật của chính các nhà Nhật ngữ học
vẫn cịn có nhiều điểm chƣa hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên hầu hết các
quan niệm đều có một điểm chung là thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật
đƣợc coi là một cụm từ cố định tƣơng đƣơng với một từ hoặc một cụm từ, có
chức năng định danh và có nghĩa biểu trƣng. Đối tƣợng nghiên cứu của luận
án là những thành ngữ có cách đọc On (Onyomi), một số được đọc theo cả
âm On (Onyomi) và Kun (Kunyomi); là những cụm từ hay ngữ cố định có sẵn,
phần lớn có bốn âm tiết; có nghĩa biểu trưng.
0.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài "Đặc điểm thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật" (có liên hệ với
tiếng Việt) đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, ngữ
nghĩa của thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật và làm rõ thành ngữ Nhật nói
chung và thành ngữ Hán Nhật nói riêng vốn là một trong những đơn vị ngơn
ngữ phản ánh đậm nét nhất các đặc điểm văn hóa của một dân tộc, phản ánh
và lƣu giữ những dấu ấn và những giá trị văn hóa dân tộc của ngƣời bản ngữ.
Đó là “một kho báu lƣu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú
của dân tộc” [Hoàng Văn Hành, 34; 142]. Do vậy, khi nghiên cứu đối chiếu
thành ngữ giữa hai hay nhiều ngôn ngữ có thể tìm ra những nét tƣơng đồng và

dị biệt về văn hóa giữa các dân tộc và ngƣợc lại cũng có thể sử dụng các đặc
trƣng văn hóa để giải thích những tƣơng đồng và dị biệt trong thành ngữ của

5


cả hai hay nhiều ngơn ngữ. Do đó việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ gắn
với văn hóa là điều cần yếu.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể nhƣ
sau:
- Khảo sát các thành ngữ Hán Nhật từ các phƣơng diện cấu trúc, ngữ
nghĩa để chỉ ra các mơ hình cấu trúc và những đặc trƣng cơ bản về ngữ nghĩa
của thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật.
- Dựa trên kết quả khảo sát, luận án tiến hành đối chiếu thành ngữ Hán
Nhật trong tiếng Nhật với thành ngữ Hán Việt trong tiếng Việt trên bình diện
cấu trúc, ngữ nghĩa và các biến thể của chúng.
- Phân tích đặc trƣng tƣ duy dân tộc của ngƣời Nhật thông qua sự hành
chức của thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật để tìm ra những điểm tƣơng
đồng, khác biệt về văn hoá đƣợc thể hiện trong thành ngữ Hán Nhật trong
tiếng Nhật có liên hệ với tiếng Việt, giúp cho ngƣời Việt khi học tập và sử
dụng tiếng Nhật, đặc biệt là thành ngữ Hán Nhật có thể nhanh chóng nắm bắt
và sử dụng đúng các đơn vị này trong giao tiếp, qua đó có thể ứng dụng hiệu
quả trong dịch thuật và giảng dạy tiếng Nhật cho ngƣời Việt.
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng phƣơng
pháp mô tả, phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa để tìm ra những đặc trƣng của
thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật và sử dụng thủ pháp thống kê.
Ngồi ra luận án cịn sử dụng phƣơng pháp đối chiếu. Phƣơng pháp này
sử dụng trong quá trình tiến hành luận án trên cơ sở những ngữ liệu đã thu
thập đƣợc (2.220 đơn vị thành ngữ Hán Nhật), chủ yếu là đối chiếu lớp thành

ngữ Hán Nhật với lớp thành ngữ Hán Việt, từ đó tìm ra những đặc trƣng về
cấu trúc, đặc trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ Hán Nhật phản ánh đặc trƣng tƣ
duy và văn hóa dân tộc của ngƣời Nhật. Thơng qua việc đối chiếu thành ngữ

6


Hán Nhật với thành ngữ Hán Việt cũng có thể làm sáng tỏ mối quan hệ đồng
văn của hai dân tộc Nhật Bản - Việt Nam.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi thống kê và thu thập trực tiếp các đơn
vị thành ngữ từ các từ điển thành ngữ tiếng Nhật của các tác giả ngƣời Nhật,
và từ các từ điển thành ngữ tiếng Việt.
Về tiếng Nhật:
Để đảm bảo độ tin cậy, luận án thống kê và thu thập tƣ liệu trực tiếp nhƣ
nguồn tƣ liệu chính của luận ỏn t cun (Đại từ điển thành ngữ)
ca Shufu To Seikatsu và các từ điển khác: 日本語のイディオム (Thành ngữ
tiếng Nhật) của 白石大 Shiraishi Daiji (1950), 国語の慣用語 (Thành ngữ quốc
ngữ) của 横山辰次 Yokoyama Tatsuji (1953), 慣用句の誤り『言葉の研究室』
của 浅野 信 Asano Shin (1955), 慣用語句とその教育上の問題 của 山本寛大
Yamamoto Kanta (1964), 四字熟語 (Thành ngữ bốn chữ Hán) của 和田 武司
Wada Takeshi, 奥平 卓 Okudaira Takashi (1987, 1991), 四字熟語・四字漢字
の形態を探る(Tìm hiểu hình thái cấu trúc của thành ngữ Hán Nhật 4 chữ Hán,

cụm từ Hán Nhật 4 chữ Hán) của 丹澤光一 (2004), スピーチ・手紙に役だつ四
字熟語 (Thành ngữ Hán Nhật trong phát ngôn, thƣ từ) của 日本語表現研究会

(Hội Nghiên cứu biểu hiện tiếng Nhật) (2005) ), 四字熟語問題集 (Tuyển tập
những vấn đề về Yojijukugo của 国語問題研究会 (Hội Nghiên cứu những vấn
đề Quốc ngữ (1995), 現代ニッポンの四字熟語 (Yojijukugo Nhật Bản hiện đại)
của nhà xuất bản 三修社 (2001).

Về tiếng Việt:
Sách chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán
Việt” của Nguyễn Tài Cẩn (1979), sách “Thành ngữ học tiếng Việt” của
Hoàng Văn Hành (2004), “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Chủ biên
Nguyễn Nhƣ Ý, 1998), “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung,

7


Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, 1997), “Thành ngữ - cách ngôn gốc Hán”
(Nguyễn Văn Bảo, 1999), sách tra cứu 5000 thành ngữ Hán Việt th-ờng
dùng ca Bùi Hạnh Cẩn (1993)…
Ngoài ra luận án cũng tham khảo các luận án tiến sĩ về đối chiếu thành
ngữ tiếng nƣớc ngoài với thành ngữ tiếng Việt, luận án tiến sĩ về thành ngữ,
tục ngữ Nhật, những cơng trình và sách chun luận của các nhà ngôn ngữ
học Việt Nam về thành ngữ và đối chiếu thành ngữ.
0.6. Cái mới của luận án
- Lần đầu tiên khảo sát lớp thành ngữ Hán Nhật (漢字熟語 Kanjijukugo)
trong tiếng Nhật trên bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa.
- Lần đầu tiên nghiên cứu thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật trong sự
đối chiếu với thành ngữ Hán Việt trong tiếng Việt nhằm tìm ra những nét
tƣơng đồng, dị biệt, đặc biệt là những khác biệt do sự chi phối của đặc trƣng
tƣ duy, văn hóa dân tộc của ngƣời bản ngữ.
0.7. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận:
- Luận án cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thành ngữ Hán Nhật
trong tiếng Nhật từ phƣơng diện cấu trúc và ngữ nghĩa, trên cơ sở đó luận án
làm rõ những đặc điểm của lớp thành ngữ Hán Nhật trong sự đối chiếu với
lớp thành ngữ Hán Việt, từ đó chỉ ra những đặc điểm tƣ duy, văn hóa dân tộc
của ngƣời bản ngữ tiếng Nhật thơng qua việc vay mƣợn, tạo mới loại thành

ngữ này.
- Những kết quả của luận án sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ kết quả
của q trình tiếp xúc ngơn ngữ giữa tiếng Nhật với tiếng Hán - hệ quả của sự
đồng hố các đơn vị từ vựng nƣớc ngồi dƣới áp lực của đặc thù tiếng Nhật.

8


- Việc đối chiếu thành ngữ Hán Nhật trong tiếng Nhật với thành ngữ
Hán Việt của luận án góp phần vào việc nghiên cứu ngơn ngữ học nói chung
và đối chiếu thành ngữ của hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nói riêng.
Về mặt thực tiễn:
- Việc nghiên cứu thành ngữ Hán Nhật góp phần vào việc sử dụng cũng
nhƣ giảng dạy và học tập thành ngữ Hán Nhật nói riêng và thành ngữ Nhật
nói chung giúp cho ngƣời Việt học tiếng Nhật nhận ra đƣợc những điểm
tƣơng đồng và khác biệt để sử dụng những đơn vị này một cách chính xác hơn,
đồng thời giúp cho ngƣời Việt Nam hiểu rõ hơn đặc trƣng tƣ duy dân tộc, bản
sắc của nền văn hóa Nhật Bản.
- Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
những cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.
0.8. Bố cục và nội dung của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chƣơng:
- Chƣơng I: Cơ sở lý luận
- Chƣơng II: Đặc điểm cấu trúc thành ngữ Hán Nhật
- Chƣơng III: Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ Hán Nhật
- Chƣơng IV: Nghiên cứu thành ngữ Hán Nhật - Hán Việt nhìn từ góc độ
đối chiếu ngơn ngữ
Luận án có một Phụ lục thu thập 2.220 thành ngữ Hán Nhật trong tiếng
Nhật.


9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếng Nhật là ngôn ngữ duy nhất của nƣớc Nhật. Số lƣợng ngƣời bản
địa sử dụng tiếng Nhật đã vƣợt xa các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Đức, tiếng
Pháp, và đƣợc xếp thứ sáu trên thế giới sau tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Nga,
tiếng Tây Ban Nha và tiếng Hindu. Mặc dù tiếng Nhật là ngơn ngữ có vị trí
quan trọng trên thế giới, với bề dày lịch sử bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII, nhƣng
hiện nay có nhiều truyền thuyết về tiếng Nhật, thậm chí một số truyền thuyết
cịn đƣợc cả ngƣời Nhật Bản và ngƣời nƣớc ngoài ghi nhớ rõ. Yếu tố chính
góp phần tạo nên sự đa dạng cho các truyền thuyết về tiếng Nhật là sự cô lập.
Không giống các ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, tiếng
Nhật bị tách biệt về mặt địa lý với các ngôn ngữ khác, do vậy có thời kỳ bản
thân nó khơng nhận đƣợc sự tiếp xúc ngôn ngữ nào. Về cơ bản, tiếng Nhật chỉ
đƣợc dùng trên lãnh thổ Nhật Bản, không một quốc gia nào sử dụng tiếng
Nhật nhƣ ngơn ngữ chính thức, hoặc ngơn ngữ thứ hai, ngồi một số ít nhóm
ngƣời di cƣ đến Hawaii, Bắc và Nam Mỹ [190; 89].
Mặc dù vậy ngƣời Nhật ln có một niềm tin mãnh liệt rằng tiếng Nhật
là thứ ngôn ngữ độc đáo.
Liệu tiếng Nhật có phải là một ngơn ngữ độc đáo hay khơng? Để có lời
giải đáp thích đáng cho câu hỏi này, chúng ta cịn phải bàn luận nhiều về
nguồn gốc ngơn ngữ của nó. Xét về mối quan hệ các từ nguyên, so với các
ngôn ngữ khác, tiếng Nhật đặc biệt ở chỗ lớp từ ngun của nó khơng có
nguồn gốc rõ ràng. Nó có thể đƣợc sinh ra từ sự pha trộn, kết hợp giữa hai
hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ, điều này đối lập với các ngơn ngữ chính khác
trên thế giới bởi lớp từ nguyên của nó lại đƣợc phát triển bằng cách tách ra từ
ngôn ngữ mẹ. Từ góc nhìn bao qt hơn, tính độc đáo của tiếng Nhật có thể


10


đƣợc thể hiện qua vô số mã ngôn ngữ. Thứ nhất, hệ thống chữ viết trong tiếng
Nhật cho phép sử dụng bốn loại chữ khác nhau để cùng miêu tả một khái
niệm, đó là 漢字 Kanji/ Hán tự, ひらがな Hiragana, カタカナ Katakana, và chữ
Romaji/ chữ La Mã. Trong phạm trù từ vựng học, những xu hƣớng vay mƣợn
từ liên tiếp đã dẫn đến sự ra đời một số lƣợng lớn các từ sinh đôi, sinh ba
cùng gốc đƣợc hợp thành bởi một từ bản địa, từ Hán - Nhật, và từ thuộc ngơn
ngữ châu Âu. Thành tựu chính của tiếng Nhật trong thời kỳ Nara 奈良 (710 ~
794) và đầu thời kỳ Heian 平安 (794~1185) là sự tiếp nhận hệ thống chữ viết
mới. Dựa trên những ứng dụng của chữ Hán, hệ thống chữ viết tiếng Nhật đã
có sự phát triển trên cả hai phƣơng diện ngữ âm và ngữ nghĩa. Hệ thống chữ
viết ngày nay chính là kết quả của việc đơn giản hóa các nét chữ Hán ngun
bản.
Ngồi việc sử dụng chữ Hán nguyên bản, tiếng Nhật còn phát triển
thêm hai hệ vần. Dạng viết tắt của chữ Hán chính là chữ viết thảo. Chữ viết
thảo là cơ sở phát triển hệ vần ひらがな Hiragana. Hệ vần カタカナ Katakana
đƣợc tạo ra từ những bộ phận của 漢字 Kanji/ chữ Hán. Gần đây, bản thân chữ
Hán cũng đƣợc đơn giản hóa, tạo nên nét khác biệt so với chữ Hán ban đầu.
Hơn nữa, việc sử dụng dạng chữ Hán viết tắt ở Trung Quốc cũng hình thành
nên những bộ chữ Hán khác nhau.
Nói đến giao thoa văn hóa là nói đến q trình trao đổi, vay mƣợn các
yếu tố văn hóa và ngơn ngữ. Tiếng Nhật cũng khơng nằm ngồi quy luật này,
bởi nó vay mƣợn một số lƣợng lớn từ vựng của tiếng Hán. Sự vay mƣợn có
hệ thống này diễn ra theo ba khuynh hƣớng mặc dù những sự vay mƣợn rời
rạc trƣớc đó đã để lại những từ thâm căn cố đế trong tiếng Nhật nhƣ うま uma
(ngựa), うめ ume (mận). Làn sóng vay mƣợn thứ nhất xảy ra trƣớc thời kỳ
Nara khi Phật giáo đƣợc du nhập vào Nhật Bản năm 538. Cách phát âm theo

âm 呉音 Goon/ Ngơ âm đã góp phần vào sự hình thành cho làn sóng vay

11


mƣợn giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng âm 呉音 Goon/
Ngô âm đƣợc mô phỏng theo ngôn ngữ thuộc miền nam Trung Quốc thời cổ
đại [189; 926]. Vì vậy âm 呉音 Goon/ Ngơ âm chính là sự phản ánh, mô
phỏng cho tiếng địa phƣơng ở miền này.
Làn sóng vay mƣợn từ Hán thứ hai diễn ra suốt thời kỳ Nara khi nhiều
sinh viên và quan chức tòa án đến học tập ở Lạc Dƣơng và Trƣờng An - hai
thành phố lớn của triều đại nhà Đƣờng. 漢音 Kanon/ Hán âm là cách phát âm
mới đƣợc du nhập vào tiếng Nhật trong suốt thời kỳ này và đƣợc đánh giá là
âm chuẩn của thời nhà Đƣờng thế kỷ thứ VIII. Sau đó, tiếp đến thế kỷ XIV,
tiếng Nhật đƣợc tiếp xúc với một loạt từ vựng mới và cách phát âm do các tín
đồ phái Thiền của Phật giáo mang lại. Sự phát âm mới này có xuất xứ từ
Hàng Châu, với tên gọi 唐音 Touon/ Đường âm - 宋音 Souon/ Tống âm.
Trong khi một số chữ có ba cách đọc phản ánh ba phƣơng thức vay
mƣợn thì hầu hết các từ cịn lại đƣợc phát âm theo lối 呉音 Goon hoặc/và 唐音
Touon - 宋音 Souon. Hơn nữa, mỗi một kiểu phát âm lại mang nét khác biệt là
do chúng đƣợc sinh ra từ các phái học giả khác nhau. Phát âm Goon thuộc
dòng Phật giáo, 漢音 Kanon thuộc đạo Khổng và các học giả bình dân, còn
phát âm 唐音 Touon - 宋音 Souon lại do phái Thiền đạo Phật tạo ra [190; 121].
Tuy nhiên đây chỉ là các yếu tố mang tính chất lịch sử, nói chung ngƣời Nhật
không quan tâm lắm tới nguồn gốc của các cách phát âm này.
Tiếng Nhật vay mƣợn tiếng Hán một cách chủ động, làm thành vốn từ
漢語 Kango/ Hán Nhật và đọc theo cách đọc riêng - gọi là cách đọc 音読み

Onyomi.
Trong thời gian dài hàng thế kỷ, Nhật Bản có quan hệ với Trung Quốc

nên đã tiếp thu những ảnh hƣởng rất lớn về văn hóa của Trung Quốc. Một
trong những dấu ấn của ảnh hƣởng này là sự tồn tại của lớp từ gốc Hán 漢語
Kango (hay còn gọi là từ Hán Nhật) chiếm hơn 60% vốn từ tiếng Nhật. Rồi từ

12


cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với việc mở rộng giao lƣu kinh tế,
thƣơng mại, kỹ thuật với các nƣớc châu Âu, từ ngữ nƣớc ngoài (tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Hà Lan…) cũng nhanh chóng du nhập vào tiếng Nhật, tạo
nên một lớp từ đặc biệt gọi là từ ngoại lai 外来語 Gairaigo. Do vậy, hiện nay
về cơ bản, vốn từ tiếng Nhật gồm có 3 lớp từ: từ thuần Nhật 和語 Wago chiếm
khoảng 27%, từ Hán Nhật 漢語 Kango chiếm khoảng 60% và từ ngoại lai 外来
語 Gairaigo chiếm khoảng 13%.

a) Lớp từ thuần Nhật 和語 wago
Đây là lớp từ tạo nên vốn từ cơ bản của tiếng Nhật. Các từ gốc Nhật
đƣợc chia làm 2 tiểu nhóm: tiểu nhóm thực từ (mang nghĩa từ vựng) và tiểu
nhóm hƣ từ (thực hiện các chức năng ngữ pháp). Trong tiểu nhóm thực từ có
các từ thuộc loại danh từ, chủ yếu là các từ biểu thị khái niệm cụ thể nhƣ やま
yama

núi, かわ kawa

sông, うみ umi

biển…, các động từ nhƣ

考える


kangaeru suy nghĩ, 食べる taberu ăn, 習う narau học …, các tính từ nhƣ
ちかい chikai

gần, とおい tooi xa, たかい takai

おいしい oishii

cao, ひくい hikui thấp,

ngon… Tất cả các từ biểu thị các kiểu ý nghĩa ngữ pháp nhƣ

trợ từ, từ nối, trợ động từ… đều là từ gốc Nhật.
b) Lớp từ Hán Nhật 漢語 kango
Đây là những từ có nguồn gốc Hán, đƣợc gọi là 漢語 kango hoặc từ
Hán Nhật. Ngày nay, vai trò của lớp từ này vẫn cực kỳ quan trọng, trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong tiếng Nhật hiện đại. Có thể hình dung vai
trò của lớp từ Hán Nhật trong tiếng Nhật gần giống nhƣ vai trò của lớp từ Hán
Việt trong tiếng Việt. Phần lớn các từ Hán Nhật đều bao gồm 2 hoặc hơn 2
hình vị (đƣợc biểu thị bằng từ 2 chữ Hán trở lên). Ví dụ: 平等 byodou bình
đẳng, 自由 jiyuu

tự do, 独立

dokuritsu

độc lập, 研究

kenkyuu nghiên

cứu, 飛行機 hikouki phi hành cơ/ máy bay…. Về mặt từ loại, đa số các từ Hán


13


Nhật là danh từ, trong đó chủ yếu là các danh từ biểu thị khái niệm trừu tƣợng
nhƣ: 援助 enjo
律 houritsu

viện trợ, 観念 kannen quan niệm, 知識 chishiki tri thức, 法

pháp luật, 欠点 ketten khuyết điểm… Khi các danh từ có nghĩa

hành động muốn hoạt động với tƣ cách là động từ thì buộc phải kết hợp với
một từ thuần Nhật có chức năng chuyên biệt là する suru, tạo thành các động
từ nhƣ 研究する kenkyusuru nghiên cứu, 練習する renshuusuru luyện tập…
Ngồi ra có một số ít từ gốc Hán đƣợc sử dụng trong tiếng Nhật với tƣ cách
là tính từ nhƣ 綺麗 kirei đẹp/ sạch sẽ, 便利 benri tiện lợi, 有命 yumei nổi
tiếng…
Nhƣ đã trình bày ở trên, do các từ Hán vào tiếng Nhật trong các giai
đoạn khác nhau nên ngoài sự phức tạp về âm đọc, ngay cả nguồn gốc của các
từ này không phải bao giờ cũng đƣợc ngƣời Nhật ý thức nhƣ nhau. Có nhiều
từ vào tiếng Nhật từ xa xƣa nên ngƣời Nhật quên mất nguồn gốc Hán của
chúng nhƣ từ きく(菊)kiku hoa cúc, もちろん(勿論)mochiron tất nhiên, ま
く(幕)maku màn sân khấu… Có những từ vốn có nguồn gốc từ tiếng Ấn Độ

cổ, sau đó đi theo con đƣờng truyền giáo, qua Trung Quốc rồi vào Nhật, do đó
cũng đƣợc viết bằng chữ Hán và đƣợc chấp nhận nhƣ từ Hán. Ví dụ nhƣ 寺
tera chùa, 仏 hotoke phật… Ngồi ra cũng có rất nhiều các từ Hán Nhật do
ngƣời Nhật tạo mới trên cơ sở mƣợn những yếu tố Hán nhƣ: 電話 denwa điện
thoại, 野球 yakyu dã cầu/ bóng chày, 汚職 oshoku tham ơ, tham nhũng, 経済

keizai kinh tế…
Bên cạnh các từ gốc Hán biểu thị các khái niệm trừu tƣợng vốn khơng
có trong tiếng Nhật, buộc phải vay mƣợn, ngƣời Nhật còn chủ động du nhập
cả các từ Hán biểu thị sự vật hay khái niệm cụ thể vốn đã có trong tiếng Nhật
gốc. Do vậy cùng một sự vật hay khái niệm nhiều khi sử dụng đồng thời cả
hai từ: một từ thuần Nhật, một từ Hán Nhật.

14


Ví dụ:
Từ thuần Nhật

Từ Hán Nhật

きのう kinou (hơm qua)

昨日 sakujitsu

本 hon (sách)

書物 shomotsu

道 michi (đường)

道路 douro

森 mori (rừng)

森林 shinrin


疲れる tsukareru (mệt mỏi)

疲労 hirou

Tuy nhiên, các từ này có sự khác biệt về phạm vi sử dụng. Từ thuần
Nhật hay đƣợc dùng trong ngơn ngữ nói thân mật hàng ngày. Cịn từ Hán
Nhật thƣờng đƣợc dùng trong ngôn ngữ viết hay các tình huống lịch sự, trang
trọng.
c) Lớp từ ngoại lai 外来語 gairaigo
Cho đến cuối thời Edo, trong vốn từ tiếng Nhật chỉ có từ thuần Nhật và
từ Hán Nhật. Những từ nƣớc ngoài xuất hiện ở Nhật vào khoảng giữa thế kỷ
XVI. Nhƣng phải đến nửa cuối thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm trong tình trạng
bế quan tỏa cảng, cùng với việc nối lại và mở rộng quan hệ với nƣớc ngồi,
các từ có nguồn gốc châu Âu nhƣ Anh, Đức, Hà Lan… mới thực sự du nhập
vào Nhật Bản. Những từ này đƣợc gọi là từ ngoại lai (外来語 Gairaigo) và
tăng lên rất nhanh. Theo [104] , vào cuối thế kỷ XIX, số lƣợng từ 外来語
Gairaigo chiếm 1,4 % vốn từ, nhƣng đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã
tăng lên đến khoảng 13 %. Vị trí của từ 外来語 gairaigo thực sự đƣợc xác
định trong đời sống ngôn ngữ của ngƣời Nhật Bản. Trong một số lĩnh vực,
đặc biệt các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, 外来語 gairaigo xuất hiện với tần số
rất lớn. Trong vốn từ chính trị, từ sinh hoạt hàng ngày, từ ngoại lai cũng

15


chiếm một vị trí đáng kể khi biểu đạt những khái niệm hay những sự vật mới
đƣợc du nhập từ bên ngoài vào.
Biểu đồ 1.1: Vốn từ trong tiếng Nhật


Gairaigo, 13%

Wago, 27%
Kango, 60%

Gairaigo

Wago

Kango

16


1.2. Trật tự từ trong tiếng Nhật
Để góp phần vào việc nhận diện thành ngữ tiếng Nhật nói chung và
thành ngữ Hán Nhật nói riêng cần thiết phải nắm vững trật tự từ trong tiếng
Nhật.
1.2.1. Trật tự từ của các thành phần chính
Trật tự từ cơ bản của câu tiếng Nhật là 为語 chủ ngữ + 修飾語 bổ ngữ
+ 述語 vị ngữ (S – O – V). Chủ ngữ thƣờng đứng ở đầu câu. Vị ngữ - thành
phần quan trọng nhất – luôn đứng ở cuối câu. Phần lớn các ý nghĩa ngữ pháp
đều đƣợc thể hiện thông qua cấu tạo của vị ngữ nên nếu chƣa nghe hay chƣa
đọc đến tận cuối câu thì chƣa nắm bắt đƣợc ý nghĩa chính của câu. Các bộ
phận bổ nghĩa cho động từ vị ngữ thƣờng nằm giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:
わたしは

Tơi


日本語を

tiếng Nhật

勉強します。

học

(Tơi học tiếng Nhật)
Hoặc:
彼女が

学生

です。

Cơ ấy

sinh viên

là.

(Cơ ấy là sinh viên)
Song, trật tự từ trong câu tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh là:
chủ ngữ
Tôi
I


+


vị ngữ

+

bổ ngữ (S - V - O )

học

tiếng Nhật

(tiếng Việt)

learn

Japanese

(tiếng Anh)



日語

(tiếng Trung)

So sánh với một số ngôn ngữ trên thế giới về trật tự các thành phần
trong câu, ta có thể thấy một số ngơn ngữ có trật tự từ giống nhƣ trong tiếng
Nhật là tiếng Triều Tiên, tiếng Ainu – tiếng của một dân tộc thiểu số Nhật Bản,

17



×