Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) truyền thuyết về các nhân vật tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ YẾN

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT
“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHƠNG GIAN
VĂN HĨA CHÂU THỔ BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ YẾN

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT
“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHƠNG GIAN
VĂN HĨA CHÂU THỔ BẮC BỘ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 33 01 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ” và tồn bộ nội dung luận văn
không phải là sự sao chép bất cứ một cơng trình khoa học hay luận văn nào đã
được cơng bố trong và ngồi nước. Tơi cũng xin cam đoan các tài liệu tham
khảo mà tơi sử dụng để hồn thành luận văn đã được trích nguồn đầy đủ và
chính xác.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Người viết luận văn

Đinh Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Trong q trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ, đông viên của bạn bè và những người thân trong gia đình.

Tơi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................10
1.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật ...........................................10
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết ..................................................................................10
1.1.2. Truyền thuyết nhân vật ....................................................................................12
1.2. Khái niệm “Tứ bất tử” và truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ............................13
1.2.1. Khái niệm “Tứ bất tử” ....................................................................................13
1.2.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ....................................................15
1.3. Khơng gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ .......................................................18
1.3.1. Khái niệm không gian văn hóa, khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..........18
1.3.2. Đặc trưng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ ...............................................19
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................26
Chƣơng 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ” NHÌN
TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ...........................................................................27
2.1. Nhân vật truyền thuyết .......................................................................................27
2.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa, anh hùng chiến trận .........................27
2.1.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa .................................................27
2.1.1.2. Thánh Tản Viên – người anh hùng chiến trận .............................................28
2.1.2. Thánh Gióng – người anh hùng đánh giặc .....................................................30
2.1.3. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng văn hóa ............................................32



2.1.3.1. Thánh Chử Đồng Tử - Người con chí hiếu ..................................................32
2.1.3.2. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng khai phá – anh hùng lao động .................32
2.1.3.3. Thánh Chử Đồng Tử - Chử Đạo Tổ .............................................................33
2.1.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh.....................................................................34
2.1.4.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người phụ nữ với khát vọng về tình yêu và hạnh
phúc gia đình .............................................................................................................34
2.1.4.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – biểu tượng cho sức sống giải phóng, ý thức tự do
và lịng nhân đạo của người phụ nữ .........................................................................36
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu ..........................................38
2.2.1. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Tản Viên và những motif tiêu biểu ......................38
2.2.2. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Gióng và những motif tiêu biểu ............................48
2.2.3. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Chử Đồng Tử và những motif tiêu biểu .....52
2.2.4. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những motif tiêu biểu..60
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................67
Chƣơng 3: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ”
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC .........68
3.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với tín ngưỡng dân gian .........................68
3.1.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”
...................................................................................................................................68
3.1.2. Truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu –
thờ Tứ Phủ .................................................................................................................70
3.1.3. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ Thành
Hồng ....................................................................................................................... 71
3.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian .........................73
3.2.1. Nhân vật Thánh Tản Viên trong lễ hội dân gian .............................................73
3.2.2. Nhân vật Thánh Gióng trong lễ hội dân gian .................................................75
3.2.3. Nhân vật Thánh Chử Đồng Tử trong lễ hội dân gian .....................................78
3.2.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lễ hội dân gian ..................................80
3.3. Truyền thuyết dân gian về “Tứ bất tử” với di tích và danh lam thắng cảnh ......83



3.3.1. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Tản
Viên............................................................................................................................83
3.3.2. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh
Gióng .........................................................................................................................85
3.3.3. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Chử
Đồng Tử.....................................................................................................................87
3.3.4. . Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu
Liễu Hạnh ..................................................................................................................89
3.4. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử”
trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..............................................................90
3.4.1. Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................90
3.4.2. . Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................91
3.4.3. Những hạn chế còn tồn tại trong việc bảo tồn phát huy các di sản về “Tứ bất
tử” .............................................................................................................................93
3.4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về
“Tứ bất tử”................................................................................................................94
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................96
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 107


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sản sinh ra các nền văn hóa lớn, nối tiếp
nhau phát triển, điển hình là văn hóa Đơng Sơn, Đại Việt và Việt Nam. Văn

hóa Việt lan truyền từ Bắc Bộ vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Sự lan truyền
ấy không những chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt mà cịn
chứng tỏ sự sáng tạo vơ tận của người Việt. Nói tới văn hố vùng châu thổ Bắc Bộ
là nói tới một vùng văn hố có bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày
đặc của các di tích lịch sử - văn hố tồn tại khắp các địa phương.
Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vơ giá truyền từ đời nọ sang đời
kia, đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú. Kho
tàng đó là ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai
thoại, là các lễ hội truyền thống lâu đời, đặc sắc, là cái nơi của ca nhạc dân
gian, trị diễn và đặc biệt là truyền thuyết. Có thể nói, truyền thuyết dân gian
Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm
chồi, nảy lộc.
Bởi vậy, trong ngành Việt Nam học, nghiên cứu thể loại truyền thuyết
dân gian dưới góc nhìn văn hóa vẫn đang là hướng tiếp cận cần thiết, thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Trên đất nước Việt Nam, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong những
viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS. Trần Quốc
Vượng đã nhận xét: Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một
loại mỏ với nhiều khống sản q hiếm [82]. Bắc Bộ có một kho tàng đồ sộ
truyện cổ dân gian với những hình ảnh ơng bụt, cơ Tấm, Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh,... đã đi vào tâm khảm người Việt
hàng thế kỷ qua.

1


Đặc biệt, Bắc Bộ có những truyền thuyết đặc sắc khơng vùng miền nào
có được. Trong tín ngưỡng, tâm linh của người Việt, các nhân vật “Tứ bất tử”
chính là biểu tượng cho sự sùng kính các vị thần linh. Truyền thuyết về các
nhân vật “Tứ bất tử” thể hiện sự tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh không

bao giờ chết” trong tâm thức dân gian. Việc phụng thờ các nhân vật “Tứ bất
tử” là một tín ngưỡng Việt Nam thuần túy, kết tinh từ những truyền thuyết
đẹp và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tín ngưỡng tơn giáo và
tinh thần của người Việt. Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Tình khi
nói về “Tứ bất tử”, gồm 4 vị Thánh: “Thánh Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh),
Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa
Liễu)” [72]. Trong những truyền thuyết liên quan tới tín ngưỡng thờ phụng đã
đi vào tâm khảm của người Việt Nam, thì “Tứ bất tử” được coi là một tín
ngưỡng đặc biệt. Hơn nữa, truyền thuyết này có nhiều điều liên quan tới địa
danh và con người Hà Nội.
Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng
đồng trong sự nghiệp đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, cho khát vọng xây
dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày nay, tín
ngưỡng thờ “Tứ bất tử” vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng tích cực đến đời
sống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc Việt Nam.
Đối với học viên Cao học ngành Việt Nam học, chúng tôi chọn hướng
tiếp cận các nhân vật “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học - văn hóa, đồng thời
khảo sát về các nhân vật “Tứ bất tử” trong cái nhìn rộng lớn, bao qt thơng
qua các truyện kể, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, di tích văn hóa trong vùng văn
hóa châu thổ Bắc Bộ. Bằng phương pháp nghiên cứu, tiếp cận theo hướng
chuyên ngành và liên ngành, đề tài luận văn mà chúng tôi lựa chọn “Truyền
thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc
Bộ” là điều có ý nghĩa khoa học và thời sự thiết thực.
2


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyền thuyết về “Tứ bất tử” và mối quan hệ với các thành tố văn hóa
khác vốn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Các tư liệu nghiên cứu
về “Tứ bất tử” rất phong phú, có nhiều hướng nghiên cứu với những cách lý

giải, nhìn nhận khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu với những cách nhìn riêng,
thường chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó về các nhân vật “Tứ bất tử”.
Các tác giả Nguyễn Văn Huyên, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc
Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Tình, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, … là những
nhà nghiên cứu tiêu biểu về văn học, văn hóa nói chung và “Tứ bất tử” nói
riêng.
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên có lẽ là người mở đầu cho việc nghiên cứu
về “Tứ bất tử”, trong “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam”. Ông nêu rõ ý
nghĩa, đặc điểm, nhân vật phụng thờ và mô tả diễn biến của lễ hội qua các
nghi lễ, trị diễn đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của các vị thần “Tứ bất
tử” trong đời sống của người Việt.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình “Người anh hùng làng
Gióng” [15], tác giả đã nghiên cứu một cách tồn diện về nhân vật Thánh
Gióng. Tác giả đưa ra những tư liệu văn bản truyện kể về Hội Gióng dưới góc
độ văn học, lễ hội dân gian. Bên cạnh đó, tác giả Cao Huy Đỉnh cịn có nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật Thánh Gióng như các cơng trình
về hình tượng người khổng lồ thời kỳ dựng nước và giữ nước, về truyền
thống anh hùng trong văn học dân gian Việt Nam. Ở cơng trình nghiên cứu
trên, tác giả đã đưa ra những bản truyện kể sát thực với Hội Gióng, tiếp cận
nhân vật Thánh Gióng dưới góc độ văn học, lễ hội dân gian. Qua cơng trình
nghiên cứu, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tồn diện về
người anh hùng dân tộc – Thánh Gióng.

3


Năm 1990, Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh đã xuất bản cuốn “Tứ
bất tử” [34], cơng trình nghiên cứu về bốn vị thánh dưới góc độ tín ngưỡng
dân gian. Hai tác giả đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng “Tứ bất
tử” và Tứ phủ. Tác giả đưa ra và phân tích những truyền thuyết, sự tích cùng

những sinh hoạt văn hóa liên quan đến bốn vị thánh với những dị bản, thần
tích. Đây là tài liệu rất có giá trị, là nền tảng giúp tác giả triển khai đề tài
nghiên cứu của mình.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo khoa học về các nhân vật “Tứ bất tử”
đặc biệt là nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hai cơng trình nghiên cứu: “Vân
Cát thần nữ” (1990) [35] và “Công chúa Liễu Hạnh” (1991) [32] tác giả đã đi
sâu phân tích những tư liệu, truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ đó đưa ra
những nhận xét và đánh giá về vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời
sống dân gian.
Trong cơng trình nghiên cứu “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả
Trần Ngọc Thêm đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng nói chung và
tín ngưỡng của Việt Nam nói riêng. Tác giả chỉ rõ tục thờ “Tứ bất tử” là một
tín ngưỡng đặc biệt và “là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc
ta” [63, tr.287].
Để làm rõ những lớp nghĩa văn hóa của truyện kể và giải mã những vấn
đề xung quanh các nhân vật Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Sơn Tinh phải nói
đến cơng trình “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” năm 1999
[4] của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tác giả đã dành nhiều chương để
khảo sát, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử - văn hóa thời Hùng Vương.
Nghiên cứu về hiện tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngồi các cơng trình
nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong “Tứ bất tử” ra cịn có những cơng
trình nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trong
4


văn học dân gian, Đạo Mẫu như: Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc và Phạm
Hồng Hà với cuốn “Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam” (Nxb Thanh Niên,
2002); Ngô Đức Thịnh với cuốn Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb Thế giới, 2012),…
Để hiểu rõ hơn về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” không thể

không nhắc đến lễ hội về các nhân vật “Tứ bất tử”, trong đó phải kể đến hai
đại cơng trình nghiên cứu đó là: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ hội
Việt Nam.
Công trình “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” năm 2000 của nhiều
tác giả, nghiên cứu về lễ hội truyền thống Việt Nam, có rất nhiều bài viết về
lễ hội xung quanh các nhân vật “Tứ bất tử”. Các bài “Hội đền Chử Đồng Tử”
của Nguyễn Minh San – Nguyễn Chí Bền; “Hội xã Tự Nhiên” của Nguyễn
Nhị Hà, “Hội đền Hóa Dạ Trạch” của tác giả Nguyễn Chí Bền – Nguyễn
Minh San đã khảo sát đặc điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội về Chử Đồng
Tử. Để khảo sát về đặc điểm, miêu tả về trò diễn, nghi lễ thờ Đức Thánh Tản
có các bài: “Hội Dơ” của Kiều Thu Hoạch, “Hội làng Khê Thượng” của Lê
Hồng Lý, “Lễ hội đền Măng Sơn” của Hưng Minh, “Hội Đền Và” của Nguyễn
Văn Huyên. Miêu tả một cách sinh động về hội Gióng có bài “Hội Phù Đổng”
của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài “Hội Phủ
Giầy” đã khảo sát các thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, những nét tiêu biểu
của hội Phủ Giầy ở Nam Định.
Cơng trình “Lễ hội Việt Nam” năm 2000 của hai nhà nghiên cứu Lê
Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên đã tổng hợp hơn 300 lễ hội cổ truyền
Việt Nam, trong đó, có nhiều bài viết về lễ hội xung quanh các nhân vật “Tứ
bất tử” như: Hội về Thánh Gióng (với các lễ hội: Hội Thánh Gióng Phù
Đổng, Hội Phù Gióng Chi Nam, Hội Gióng Sóc Sơn, Hội Gióng Đền Sóc
Xuân Đỉnh), Hội về Thánh Tản Viên (với các lễ hội: Hội Tản Viên Sơn Thánh,
Hội làng Khê Thượng, Hội đền Và, Hội Dô, Hội đền Măng Sơn), Hội về
5


Thánh Chử Đồng Tử (lễ hội: Chử Đồng Tử ở Đa Hịa, ở đền Hóa Dạ Trạch),
Hội về Thánh Mẫu Liễu Hạnh (lễ hội: Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ). Trong cơng
trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ở từng lễ hội nhân vật phụng thờ, thời
gian, địa điểm, nghi thức thờ cúng, trò diễn và đặc trưng của lễ hội thờ “Tứ

bất tử”.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu lớn cịn có những bài báo khoa
học khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến các nhân vật
“Tứ bất tử” tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Đặng Văn
Lung với bài viết “Luận về nghĩa và lý của Tứ bất tử” được in trên tạp chí
Văn học dân gian số 9 – 1999 [40]; Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Mấy
ghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” được in
trên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 1997 [69]; bài viết “Nguồn gốc và ý
nghĩa của chiếc khố trong truyện Nhất Dạ Trạch và trong văn hóa Việt Nam”
của GS. Nguyễn Xn Kính được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –
2000 [36]; bài viết “Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là thần thoại hay truyền
thuyết” của tác giả Nguyễn Định được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –
2002 [17]; hai bài viết: “Đạo giáo dân gian Việt Nam qua biểu tượng Chử
Đồng Tử” [54] được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 3 – 2003 và “Sự vận động
của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua phân tích hệ thống truyền thuyết” [55] được in
trên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 2004 của tác giả Đỗ Lan Phương.
Ngồi ra cịn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về một nhân
vật trong “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học, văn hóa như: Luận án “Việc phụng
thờ Sơn Tinh ở Hà Tây - bản chất và nguồn gốc” của tác giả Lê Thị Hiền năm
2006 đã nghiên cứu tổng thể hiện tượng văn hóa tín ngưỡng phụng thờ Sơn
Tinh trong mối quan hệ giữa truyện kể, thần tích, di tích và lễ hội. Tìm ra bản
chất và nguồn gốc của việc thờ Tản Viên Sơn Thánh. Luận văn: “Nhân vật
Thánh Mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam” của
6


tác giả Hoàng Tuyết Nhung năm 2009, tác giả đã tiến hành khảo sát ba Thánh
Mẫu đại diện cho ba vùng, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh đại diện cho vùng
đồng bằng Bắc Bộ, soi sáng nhân vật từ góc độ văn học và văn hóa. Ở góc độ
văn học, tác giả đã làm rõ ý nghĩa của kiểu truyện Thánh Mẫu và các motif

xây dựng nên kiểu truyện này. Ở góc độ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đề
xung quanh các nhân vật, làm rõ ý nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình
tượng Thánh Mẫu.
Cơng trình nghiên cứu rất gần với mảng nghiên cứu của đề tài đó là
chuyên khảo: “Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân vật “Tứ bất
tử” trong truyện kể dân gian Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt
xuất bản năm 2010. Ở cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã làm sáng tỏ ý
nghĩa của các type truyện về các nhân vật “Tứ bất tử” và tìm hiểu các lớp văn
hóa của type truyện cũng như những motif chính xây dựng nên type truyện.
Việc khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” theo cách phân tích type truyện và
motif giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về các
nhân vật “Tứ bất tử” – những biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy nghiên cứu về “Tứ
bất tử” ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều tác giả bàn đến ở những nội dung,
khía cạnh khác nhau. Đây chính là nguồn tư liệu quý giá để tác giả kế thừa
trong quá trình triển khai đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” trong khơng gian văn
hố châu thổ Bắc Bộ, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu từng nhân vật dưới góc độ
văn học và văn hóa. Ở góc độ văn học, tác giả làm rõ những giá trị cơ bản của
truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưng nghệ thuật. Ở góc
độ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đề xung quanh nhân vật và làm rõ ý
7


nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”
trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về truyền thuyết, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”, khơng

gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
Xác định nội dung truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”, từ đó làm
rõ những đặc điểm tư tưởng, ý nghĩa hình tượng, motif xây dựng nhân vật
trong truyền thuyết dân gian.
Khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệ với các thành tố
văn hóa khác trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” bao gồm 4 vị Thánh: Tản
Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh thể hiện trong
khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các truyền thuyết dân gian Việt Nam về các nhân vật “Tứ bất tử” như:
Tổng tập kho tàng dân gian người Việt, Lĩnh Nam chích quái, Tuyển tập văn
học dân gian tập 1, Truyền thuyết Sơn Tinh, Truyền thuyết Hùng Vương.
Các tài liệu về lễ hội gồm: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Lễ hội
Việt Nam.
Tín ngưỡng dân gian xung quanh việc thờ “Tứ bất tử” cũng như lễ hội về
các nhân vật “Tứ bất tử” và di tích kiến trúc nghệ thuật (đền, phủ) – nơi thực
hành tín ngưỡng, lễ hội. Mối liên hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội
dân gian xung quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”.

8


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn của tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: Phương
pháp so sánh loại hình - so sánh phân tích, phương pháp thống kê, phân loại,
phương pháp tổng hợp liên ngành, phương pháp điền dã.
6. Đóng góp của luận văn

Về mặt tư liệu: tập hợp một nguồn tư liệu tương đối về các nhân vật “Tứ
bất tử”.
Về mặt nội dung nghiên cứu: kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ
đưa ra những đặc điểm của các nhân vật “Tứ bất tử”, xác định những giá trị tư
tưởng - thẩm mĩ, đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết về các nhân vật “Tứ
bất tử”. Nội dung luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của các biểu
tượng “Tứ bất tử” trong văn hóa Việt nói chung và khơng gian văn hóa châu
thổ Bắc Bộ nói riêng. Khảo sát truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”
trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác trong khơng gian văn hóa
châu thổ Bắc Bộ để thấy được những tác động tích cực và ảnh hưởng sâu rộng
của “Tứ bất tử” trong đời sống dân gian.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưng
thể loại
Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệ
với các thành tố văn hóa khác

9


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật
1.1.1. Khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, tự hào về những chiến công vĩ
đại cả về làm ăn lẫn chiến đấu của con người trong thời đại mà những yếu tố
xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch

sử nhân loại. Đó là thời kỳ con người bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Ở
Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kỳ tiền sử, sự khởi đầu
của thời kỳ sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc
thời kỳ kim khí mà đỉnh cao là văn hố Đơng Sơn.
Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể
loại văn học dân gian độc lập như: Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh,...
Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan
niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian.
Năm 1971, trong cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam có tới ba bài viết khẳng định truyền thuyết là
một thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: “Truyền
thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân
gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử
hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp
nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử
dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại” [23, tr.175].
Vào đầu những năm 80, mục truyền thuyết do Chu Xuân Diên thực hiện
đã có mặt trong Từ điển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một trong
những thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dân
gian khác như thần thoại và truyện cổ tích.
10


Các cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 2 của tác giả Hoàng
Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Lê Chí Quế chủ biên, Văn
học dân gian (dành cho tại chức và từ xa) của tác giả Phạm Thu Yến (chủ
biên),… đều dành một chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cách
là một thể loại độc lập. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, GS.TS Lê
Chí Quế đã định nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là một thể
loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay

di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ” [56, tr.3].
“Trên thế giới, khoa học về truyền thuyết dân gian được gọi tắt là
truyền thuyết học, là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Đức: Volksagenkunde.
Volk có nghĩa là dân gian, sage có nghĩa là truyền thuyết, kunde có nghĩa là
mơn khoa học” [22, tr.21]. Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend"
của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp. Trước khi truyền thuyết được
sưu tầm và ghi lại bằng văn tự, nó là một thể loại của văn học truyền miệng.
“Truyền thuyết tuy là từ gốc Hán, nhưng khơng phải là thuật ngữ có từ xa xưa
ở Trung Quốc, theo giới folklore Trung Quốc cho biết, thì đây cũng chỉ là một
danh từ được chuyển từ thuật ngữ sage” [22, tr.21].
Truyền thuyết đã thể hiện rất rõ quan điểm của nhân dân trong việc đánh
giá lịch sử và ln khẳng định vai trị to lớn của nhân dân đối với lịch sử. Do
thường xuyên phải đối mặt với những cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước,
với những biến động lớn nên trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, truyền
thuyết đóng vai trị là một thể loại quan trọng phát triển mạnh mẽ, liên tục.
Có nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ thuộc vào những tiêu ch Bắc Bộ, trở thành nền tảng văn hóa bền vững
của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
4. Ngày nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa “Tứ bất tử”
trong khơng gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ là giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ di
sản văn hóa của làng xã. Bên cạnh đó, khai thác và phát huy có hiệu quả di
sản văn hóa về “Tứ bất tử” có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế,
du lịch vùng đồng bằng Bắc Bộ.
5. Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một trong những giá trị văn hóa tinh
thần của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng Bắc Bộ cịn nhiều
loại hình tín ngưỡng tiêu biểu khác đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Đặc
biệt, nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dưới góc độ văn học dân gian vẫn chưa
được nghiên cứu khảo sát một cách đầy đủ và toàn diện. Đây là mảnh đất màu
mỡ mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi, nhằm tiếp tục bảo lưu,
gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

98


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Thị An (1994), “Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Văn học, số 7.

2.

Trần Thị An - Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb
Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

3.

Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội, tr.69.

4.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002), Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và
huyền thoại, Nxb Văn học nghệ thuật, Hà Nội.

5.

Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật Ngữ Văn Học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà
Nội.

6.


Vũ Kim Biên (1999), “Văn hiến làng xã vùng đất Tổ Hùng Vương”, Trung tâm
tư liệu UNESCO Việt Nam và Sở Văn Hóa Thể Thao Phú Thọ.

7.

Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội.

8.

Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tái bản lần
năm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (Bản kể: Sự tích cơng chúa Liễu
Hạnh, tập II, tr.202).

9.

Nguyễn Cừ (tuyển chọn và giới thiệu) (2006), Truyện cổ tích Việt Nam,
tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Diện (1996), Tứ bất tử, Thông báo Hán Nôm học, Nxb
Viện nghiên cứu Hán Nôm.
11. Nguyễn Xuân Diện (2008) “Những phát hiện mới nhất về Tứ bất tử Việt Nam”
ngày cập nhật 25/7/2017.
12. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo ở Việt
Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

99


13. Đạo gia Khí cơng Tiên Phật hợp tơng, “Chử Đồng Tử: Tổ của Đạo Thần

Tiên Bất Tử”
ngày cập
nhật: 05/08/2017.
14. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc theo type và motif, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh,
đợt 1 – 1996: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam; Người anh
hùng làng Gióng; Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb Văn hóa Thông Tin,
Hà Nội.
16. Trần Đỉnh - Đỗ Trọng Quang (2009), bản dịch: Hội Phù Đổng, một trận
đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam - 1938, in trong cuốn Hội
Thánh Gióng, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
17. Nguyễn Định (2002), “Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là thần thoại hay
truyền thuyết”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4.
18. Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề (1994), Việt Nam ca trù biên khảo, Nxb
TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
20. Kiều Thu Hoạch (1983), “Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết
chống ngoại xâm”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3,4 tr.6-18.
21. Kiều Thu Hoạch (Chủ biên), (2004), Tổng tập văn học dân gian người
Việt, tập 4, tập 5, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Kiều Thu Hoạch (2002), “Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà
nghiên cứu folklore Nhật Bản và Trung Quốc”, Tạp chí Văn học số 1.
23. Kiều Thu Hoạch (1971), Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự
dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

100



24. Nguyễn Thị Huế (Chủ biên), (2012), Từ điển Type truyện dân gian Việt
Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Huế - Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt
Nam (Thần thoại – Truyền thuyết), tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Huyên (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập
1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.174-175.
27. Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội.
28. Đinh Gia Khánh (1971), “Sức sống của truyền thuyết anh hùng trong các
nhân vật chính của truyện thần thoại và cổ tích lịch sử”, Truyền thống
anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.120-140.
29. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hố Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Vũ Ngọc Khánh (2004), Các bình diện văn hóa Việt Nam, những điều
học hỏi, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
31. Vũ Ngọc Khánh - Mai Ngọc Chúc - Phạm Hồng Hà (2002), Nữ thần và
Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
32. Vũ Ngọc Khánh (1991) Công chúa Liễu Hạnh, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
33. Vũ Ngọc Khánh (2006), Kho tàng thần thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
34. Vũ Ngọc Khánh – Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ bất tử, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
35. Vũ Ngọc Khánh (1990), Vân Cát thần nữ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
36. Nguyễn Xuân Kính (2000), “Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc khố trong
truyện Nhất Dạ Trạch và trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân
gian số 4.
101



37. Hà Kỉnh - Đồn Cơng Hoạt (1973), Truyền thuyết Sơn Tinh, Nxb Văn
hóa Hà Tây, Hà Nội.
38. Lê Văn Kỳ (1997), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội
về các anh hùng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng Sơng Hồng,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
40. Đặng Văn Lung (1999), “Luận về nghĩa và lý của Tứ bất tử”, Tạp chí
Văn hóa dân gian số 9.
41. Đặng Văn Lung (2004), Văn hóa Thánh Mẫu, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
42. Phan Ngọc (2005), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
43. Lữ Huy Nguyên – Đặng Văn Lung (1996), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt
Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Bùi Văn Nguyên (chủ biên) (1978), Giáo trình Lịch sử văn học Việt
Nam, Nxb Giáo Dục.
45. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Khảo sát một số type và motif truyện kể dân
gian về “Tứ bất tử”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
46. Nhiều tác giả (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
47. Nhiều tác giả (1984), Truyền thuyết Hùng Vương, Hội Văn học nghệ
thuật Vĩnh Phúc.
48. Nhiều tác giả (1981), Từ điển văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, tr.126.
50. Nhiều tác giả (1997), Kỉ yếu khoa học “Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ Ba
Vì”, Sở Văn hóa Thơng tin Hà Tây.
102



51. Nhiều tác giả (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
52. Nhiều tác giả, Thần tích đền Đa Hịa, xã Bình Minh, huyện Khối Châu,
tỉnh Hưng n.
53. Nhiều tác giả, Thần tích thơn Điềm Ngõ, Đa Ngưu, huyện Văn Giang,
tỉnh Bắc Ninh (xưa).
54. Đỗ Lan Phương (2003), “Đạo giáo dân gian Việt Nam qua biểu tượng
Chử Đồng Tử”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3.
55. Đỗ Lan Phương (2004), “Sự vận động của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử
qua phân tích hệ thống truyền thuyết”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 1.
56. Lê Chí Quế (chủ biên) (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
57. Vũ Quỳnh – Kiều Phú (1990), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Minh San (1992), “Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong dòng văn hóa
tín ngưỡng ở nước ta”, Văn hóa vì con người, Nxb Văn hóa và Tạp chí
văn hóa nghệ thuật, tr 322 -331.
59. Sở Văn hóa – Thơng tin – Thể thao Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian
Phú Thọ (2000), Tổng tập Văn nghệ dân gian đất Tổ, Tập 1.
60. Bùi Quang Thanh (1981), “Tìm hiểu kết cấu dạng truyền thuyết anh
hùng”, Tạp chí văn học số 3, tr.58- 75.
61.

Bùi Quang Thanh (1982), “Truyền thuyết dân gian với tâm lý cộng
đồng người Việt”, Tạp chí văn học số 2, tr.68- 75.

62. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ
Chí Minh.
64. Trường Thi (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Sài Gòn.

103


65. Bùi Thiết (1992), “Có một hướng giải mã truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy
Tinh”, Tạp chí văn học số 2, tr22 – 27.
66. Trương Thìn (2010), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền chùa miếu phủ, Nxb
Thời Đại, Hà Nội.
67. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
ở Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
68. Ngơ Đức Thịnh (2004), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
69. Ngơ Đức Thịnh (1997), “Mấy ghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 1.
70. Ngơ Đức Thịnh (2006), Văn hóa – Văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
71. Nguyễn Đăng Thục (1964), Tư Tưởng Việt Nam: “Tư Tưởng Triết Học
Bình Dân”, Nxb Khai Trí, Sài Gịn.
72. Phạm Văn Tình (2010), ““Tứ bất tử” - những truyền thuyết gắn bó với
Thăng Long - Hà Nội”, Diễn đàn dân trí Việt Nam.
ngày cập nhật:
19/03/2017.
73. Phan Trần (1967) “Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”,
Tạp chí văn học số 3, tr 50 - 59.
74. Truyền thuyết Việt Nam, “Nhất dạ trạch (đầm một đêm) hay Truyền
thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử”
/>5/9/2017.

104

ngày


cập

nhật:


75. Truyền thuyết Việt Nam, “Truyền thuyết Thánh Gióng – Phù Đổng
Thiên Vương”
ngày cập nhật: 5/12/2016.
76. Nguyễn Tuân (2011), “Trên Đỉnh non Tản: Vang bóng một thời”, Nxb
Văn học, Hà Nội.
77. Hoàng Tiến Tựu (1979), “Sự phát triển của truyền thuyết chống ngoại
xâm từ Thánh Gióng đến An Dương Vương”, Tạp chí văn học số 4, tr.50
– 58.
78. Hồng Tiến Tựu (1990) Văn học dân gian, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
79. Hoàng Tiến Tựu (1997), “Lễ hội với đời sống tinh thần của nhân dân
trong xã hội hiện nay”, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.326- 332.
80. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (Chủ biên), (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb
Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
81. Ngọc Khánh Vũ (1991), Thần tổ các ngành nghề: Lược truyện, Nxb
Khoa học Xã hội, tr.16 – 20.
82. Nguyễn Hữu Vui – Trương Hải Cường (2003), Tập bài giảng Tơn giáo
học, chương trình đại cương (dành cho sinh viên các ngành Khoa học Xã
hội và Nhân văn), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
83. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
84. Trần Quốc Vượng(1998), “Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa”, Nxb văn
hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.


105


×