Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

NGUYỄN HUYỀN THU

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH ĐẾN VỚI LÀNG VĂN HÓA DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

NGUYỄN HUYỀN THU

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH ĐẾN VỚI LÀNG VĂN HÓA - DU
LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Mã số: Thí điểm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG HỒNG QUANG

Hà Nội, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn " Giải pháp thu hút khách đến với Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt Nam" là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Huyền Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài:.......................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn........................................... 12
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 12
Chƣơng 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ
HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........... 13
1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch .................................................... 13
1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch .......................................................... 13
1.1.2. Đặc điểm của điểm đến và Phân loại điểm đến du lịch ................. 16
1.1.3. Vai trị và tính hấp dẫn của điểm đến du lịch ................................ 18
1.2. Lý luận cơ bản về hoạt động thu hút khách của điểm đến du lịch ....... 20
1.2.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động thu hút khách ........................ 20

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút khách (Mơ hình 5A) .. 21
1.2.3 Kinh nghiệm thu hút khách của một số khu du lịch quốc tế............ 24
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH TẠI LÀNG
VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............................. 32
2.1. Giới thiệu về Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam .............. 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 32
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ..................................... 36
2.2. Thực trạng thu hút khách của Làng VH – DL các DTVN nhìn từ góc độ
sức hút. ...................................................................................................... 41
1


2.2.1. Nguồn khách đến trong những năm gần đây ................................. 41
2.2.2. Hoạt động thu hút khách tại Làng VH – DL các DTVN ................ 46
2.2.3 Áp dụng ma trận SWOT phân tích khả năng thu hút khách đến với
Làng VH – DL các DTVN....................................................................... 63
2.2.4. Các giải pháp đã triển khai trong việc thu hút khách .................... 65
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH ĐẾN
VỚI LÀNG VĂN HOÁ DU LỊCH – CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ......... 71
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................... 71
3.1.1. Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch chung về du lịch của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của Hà Nội............................................... 71
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và định hướng đổi mới của Làng
VH – DL các DTVN ............................................................................... 74
3.1.3. Căn cứ vào thực tiễn nhu cầu du lịch ........................................... 75
3.1.4. Căn cứ thực tiễn liên kết du lịch vùng ........................................... 75
3.2. Một số giải pháp chủ yếu .................................................................... 77
3.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch .................... 78

3.2.2. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch ........................................ 83
3.2.3. Giải pháp về vấn đề xã hội hoá các hoạt động du lịch .................. 86
3.3 Một số kiến nghị.................................................................................. 90
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ............................................................... 90
3.3.2. Một số kiến nghị khác ................................................................... 91
Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96
PHỤ LỤC.................................................................................................... 98

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Làng VH – DL
các DTVN

Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam

BQL

Ban Quản lý

UNESCO

United Nations Educational Siencetific and Cutural Organization
Tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc

UNWTO


Tổ chức Du lịch Thế giới

UBND

Uỷ ban nhân dân

VH–TT & DL

Văn hoá – Thể thao và Du lịch

KCLDT

Khu các làng dân tộc

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan .............. 17
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Làng VH – DL các DTVN ............................. 39
Bảng 2.2: Lượng khách đến Làng VH – DL các DTVN giai đoạn 2013-2017 .. 42
Bảng 2.3. Thành phần khách đến Làng VH – DL các DTVN giai đoạn 2013
– 2017 (Đơn vị tính: %)................................................................................ 43
Bảng 2.4. Giá vé dịch vụ xe điện tại Làng VH – DL các DTVN .................. 52
Bảng 2.5. Giá vé dịch vụ thuê xe đạp tại Làng VH – DL các DTVN ............ 54
Bảng 2.6. Sự kiện văn hoá các tháng năm 2017 của Làng VH – DL các DTVN 58
Bảng 2.7. Một số chương trình nghệ thuật theo u cầu ............................... 60
Bảng 2.8. Phân tích SWOT trong cơng tác thu hút khách đối với Làng VH DL các dân tộc Việt Nam. ............................................................................. 63

Bảng 3.1. Danh mục dự án du lịch ưu tiên đầu tư vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ ......................................................................................................... 73
Bảng 3.2. Chiến lược SWOT trong việc thu hút khách đối với Làng VH - DL
các DTVN .................................................................................................... 77

Danh mục các hình
Hình 1.1. Nhóm nhân tố tạo ra sức hút của điểm đến du lịch ........................ 19
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện thời gian tham quan của khách tại Làng VH – DL
các DTVN (Đơn vị tính: %) ......................................................................... 44
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin khách biết đến Làng VH – DL các
DTVN (ĐVT:%) .......................................................................................... 45

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay du lịch là một ngành kinh tế siêu lợi nhuận, nhiều nước trên
thế giới đã xem đây là mũi nhọn kinh tế. Nhưng riêng về điều kiện phát triển
du lịch, đất nước Việt Nam ta với những cảnh thiên nhiên hoang dã, những di
tích mang tính đặc thù của nền văn hóa dân tộc qua nhiều thời đại mà chúng
ta cịn lưu giữ, bảo tồn... là những lợi thế rất mạnh của ta, có thể thu hút mạnh
mẽ khách du lịch trên tồn thế giới.
Chúng ta có thể khẳng định rằng càng ngày du lịch càng có vai trị rất
quan trọng đối với mỗi quốc gia, trong đó có du lịch văn hố – một trong các
loại hình du lịch thể hiện và làm nổi bật được cái hồn, cái nét của quốc gia đó.
Đặc biệt là với những nước đang phát triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn
lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch
đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại, du lịch văn hoá đã và
đang trở thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu

vực. Một trong những hình thức du lịch văn hố có sự đan xen tổng hợp, thể
hiện được cái nhìn bao quát về một quốc gia, một khu vực được gọi là “Làng
Văn hoá Du lịch các dân tộc”.
Hiện nay, hình thức du lịch văn hoá theo kiểu “Làng Văn hoá Du lịch
các dân tộc” đã và đang phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
Trung Quốc. Hình thức du lịch văn hoá này sẽ cho đối tượng khách đến thấy
được hình ảnh thu nhỏ về một đất nước, một quốc gia hay khu vực qua các
thời kỳ. Bên cạnh đó, các khách cịn được tiếp cận với một thế giới thu gọn
qua các cơng trình văn hố nổi tiếng của nhân loại, các lễ hội đặc sắc của các
nền văn minh, các món ăn ẩm thực chọn lọc từ vùng miền các dân tộc của
quốc gia đó và trên thế giới.
Ở Việt Nam, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (gọi tắt là
Làng VH – DL các DTVN) cũng đã ra đời, được Bộ Văn hoá – Thể thao và
Du lịch (viết tắt là Bộ VH – TT & DL) quan tâm đầu tư trở thành khu du lịch
5


trọng điểm về văn hoá của thành phố. Tuy nhiên, dự án đã được đầu tư và đưa
vào khai thác từ năm 2010 với nguồn vốn đầu tư là rất lớn 3.258,6 tỷ đồng
nhưng hiệu quả khu du lịch mang lại chưa cao, đặc biệt trong việc thu hút
khách đến với Làng VH – DL các DTVN. Trong nhiều lĩnh vực vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu của một số đối tượng khách như dịch
vụ vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch chưa đồng bộ. Do đó mà các đối tượng
khách vẫn chưa muốn chọn Làng VH – DL các DTVN làm điểm đến hoặc
điểm dừng chân lý tưởng của mình. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào thu
hút được nhiều khách đến với khu du lịch, chi dùng vào các dịch vụ tại điểm
du lịch?
Mặt khác, trong bối cảnh cả nước tổng kết 15 năm triển khai thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa là một thiết chế văn hóa quan trọng

nhất, việc nâng cao hiệu quả thu hút khách là rất cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng để góp phần xây dựng Làng VH – DL các DTVN trở thành điểm đến
hấp dẫn khách trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Làng VH – DL các DTVN là không gian hội tụ hay mơ hình tập trung
thu nhỏ có chức năng biểu đạt tượng trưng những giá trị văn hóa tiêu biểu
nhất của các dân tộc Việt Nam. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nền văn
hóa Việt Nam được hình thành, giao lưu, tiếp biến và kết tinh đến ngày nay là
một kho tàng đồ sộ và vô cùng phong phú, đa dạng đại diện cho 54 dân tộc, 3
miền Bắc-Trung-Nam, 7 vùng du lịch và 63 tỉnh, thành. Việc tạo dựng, tái
hiện những giá trị văn hóa các dân tộc trong không gian Làng VH – DL các
DTVN đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về mọi mặt, đặc biệt là sự công phu đầu tư để
đạt được tính tồn vẹn của từng thiết chế văn hóa trong tổng thể đại diện bản
sắc văn hóa của một dân tộc, vùng, miền, địa phương. Trong khi nguồn lực
đầu tư rất hạn chế và nhỏ giọt.
Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra trước Ban quản lý (viết tắt là
BQL) Làng VH – DL các DTVN là cần phải nghiên cứu, tìm những giải pháp
6


thiết thực khắc phục tình trạng trên để ngày càng thu hút nhiều khách tới tham
quan hơn nữa.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
pháp thu hút khách đến với Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam”
nhằm đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách
đến khu du lịch này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về hoạt động thu hút khách đến du lịch là một vấn đề quan
trọng trong việc gia tăng lượng khách tới điểm đến. Đến nay, đã có một số
cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề liên quan trực tiếp đến điểm đến và
sức hút của điểm đến; các cơ chế, chính sách và quan điểm về tăng sức hút

điểm đến. Bên cạnh đó là các tài liệu, cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến chủ
thế Làng VH – DL các DTVN như sau:
Tài liệu nghiên cứu về điểm đến và sức hút của điểm đến du lịch
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ tại các điểm, khu du lịch theo cả
hướng tích cực và tiêu cực, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những cơng
trình nghiên cứu liên quan đến điểm đến như“A practical guide to tourism
destination management” (2007) của Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO đã
đưa ra định nghĩa về điểm đến du lịch, các yếu tố cấu thành nên điểm đến du
lịch, quản lý điểm đến. Bên cạnh đó, tài liệu cũng cung cấp những hướng dẫn
trong xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển điểm đến, vấn đề
marketing, phát triển sản phẩm du lịch. Nhóm tác giả Jennifer Stange, David
Brown, Solimar International, Roberta Hilbruner, Donald E.hawkins trong tài
liệu “Tourism destination management achieving sustainable and competitive
results” đã trình bày những nội dung về xây dựng tầm nhìn về mục tiêu của
điểm đến, hợp tác quản lý điểm đến, chiến lược marketing, thông tin khách
hàng. Ngồi ra cịn một số cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động thu
hút khách của điểm đến như “Attracting tourists to local businesses” của
nhóm tác giả Bill Ryan, Jim Bloms, Jim Hovland, David Scheler, 2 xuất bản
7


năm 2000. Đề án “The Use of the Internet to Attract Tourists to Zimbabwe”
của nhóm tác giả: W.D Govere, T.Tsokota, O. Chikuta, A Mukwembi, P
Chinofung, thực hiện năm 2013. Luận án “Vietnamese Domestic Tourism: An
Investigation of Travel Motivations” của tác giả Bùi Hương Thanh, thực hiện
năm 2011.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã có những cơng trình nghiên
cứu đề cập đến quản lý điểm đến và hoạt động thu hút khách tại điểm đến, cụ
thể như Bùi Thị Thanh Huyền (2011) “Một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”, Trần Kim

Yến (2013) “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà, Hải
Phòng”, Nguyễn Thị Thúy Anh (2015) “Nghiên cứu công tác quản lý điểm
đến du lịch vịnh Hạ Long, Quảng Ninh”. Các luận văn này đã hệ thống lý
luận và thực tiễn công tác quản lý điểm đến tại Hương Sơn, Cát Bà và Hạ
Long, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể cho công tác quản lý điểm đến tại
đây. Một số học viên cũng đã lựa chọn chủ đề thu hút khách làm luận văn tốt
nghiệp như đề tài: “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam”
của tác giả Lê Thị Vân Anh, thực hiện năm 2013, đề tài “Định hướng và giải
pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn
Thị Hồng Hải, thực hiện năm 2012,... Ngồi ra cịn nhiều nghiên cứu khác
nhằm thu hút khách tới một điểm đến hoặc một đơn vị kinh doanh đã được
thực hiện.
Tài liệu nghiên cứu về Làng VH – DL các DTVN
Làng VH – DL các DTVN là không gian hội tụ hay mơ hình tập trung
thu nhỏ có chức năng biểu đạt tượng trưng những giá trị văn hóa tiêu biểu
nhất của các dân tộc Việt Nam. Tuy khu du lịch đã đi vào hoạt động trong một
thời gian dài, nhưng hiệu quả khu du lịch mang lại chưa tương xứng với tiềm
năng đặt ra. Trên thực tế, dự án, kế hoạch đề ra với khu du lịch gặp khơng ít
khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá, đưa ra các giải pháp cho
Làng VH – DL các DTVN là việc hết sức cần thiết. Đó chính là lý do xuất
8


hiện một số đề tài nghiên cứu về Làng VH – DL các DTVN như Luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hà (2013) “Phát triển sản phẩm du lịch tại Làng Văn hoá
du lịch các dân tộc Việt Nam”, Nguyễn Thị Duyên (2013) “Tìm hiểu hoạt
động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội”, Hoàng Thị Anh (2017) “Sử dụng tư liệu của Làng Văn hoá Du
lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh lớp 10 trường THPT Đông Anh (Hà Nội)”…

Tài liệu nghiên cứu về cơ chế, chính sách và quan điểm về tăng sức
hút của điểm đến Làng VH – DL các DTVN
Căn cứ Quyết định số 540/QĐ-TTG ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển Làng VH – DL
các DTVN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt quan điểm
đầu tư phát triển cũng như cơ chế, giải pháp thực hiện kế hoạch.
Làng VH – DL các DTVN đã được Chính phủ quan tâm phát triển, cụ
thể đã có những kế hoạch phát triển du lịch trong việc đầu tư, quy hoạch như
kế hoạch cho giai đoạn 2008 - 2015, định hướng 2020 tầm nhìn 2030. Tính
đến thời điểm hiện tại, BQL dự án đã tổ chức gần 20 hội nghị, hội thảo,
chương trình, sự kiện về du lịch lấy ý kiến, quan điểm các chuyên gia văn
hóa, đại diện cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, các già làng,
trưởng bản và nghệ nhân...để hoàn thiện 4 dự án đầu tư xây dựng Khu các
làng dân tộc (viết tắt là KCLDT) cũng như góp phần đưa ra các giải pháp
nhằm thu hút khách đến với Làng VH – DL các DTVN. Một số sự kiện tiêu
biểu như Hội nghị xúc tiến, đầu tư du lịch vào Làng VH – DL các DTVN
được tổ chức vào ngày 20/11/2015, Talk show “Ngôi nhà chung – điểm đến
hấp dẫn”, Hội thảo - Tọa đàm “Phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân
tộc Việt Nam trong bối cảnh mới”, Hội nghị - Toạ đàm “Xây dựng, phát triển
Làng VH – DL các DTVN trở thành trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch quốc
gia” vào ngày 19/11/2017...
Các nguồn tài liệu trên đây đều nghiên cứu về những vấn đề có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung trong luận văn của tác giả. Những
9


nghiên cứu này có thể được vận dụng một cách linh hoạt để đưa ra những giải
pháp góp phần thu hút khách đến một cách phù hợp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1


Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn vào việc phân tích, đánh giá hiện

trạng hoạt động của Làng VH – DL các DTVN. Trên cơ sở đó, đề xuất định
hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách đến
khu du lịch này.
3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học

kinh nghiệm về công tác thu hút khách , để vận dụng vào nghiên cứu luận văn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách tại Làng VH – DL các
DTVN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách đến Làng VH – DL các
DTVN.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động và chính sách thu

hút khách tại khu du lịch Làng VH – DL các DTVN
4.2

Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Làng VH – DL các DTVN, Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội
- Về thời gian: Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng quản lý, bảo tồn


và khai thác phát triển du lịch của Làng VH – DL các DTVN: sử dụng các số
liệu từ năm 2013 đến 2017
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động thu hút khách tại Làng
VH – DL các DTVN
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thu
thập thơng tin từ các hồ sơ tài liệu, văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo
10


cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ thư viện, internet, các phương
tiện thông tin đại chúng do Sở Du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh cung
cấp. Mục đích là xây dựng các cơ sở lý luận liên quan tới chủ đề nghiên cứu,
nắm rõ và phân tích các số liệu thống kê cũng như các chủ trương, chính sách
liên quan tới nội dung đề tài. Mặt khác, đưa ra các số liệu đảm bảo sự tin cậy
cao phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
 Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành quan sát đối tượng là những
người làm du lịch, khách đến, cảnh quan môi trường, sản phẩm du lịch tại
Làng VH – DL các DTVN nhằm đánh giá về thái độ, kỹ năng của người làm
du lịch, thái độ của các đối tượng khách, sức hấp dẫn của cảnh quan, hoạt
động văn hoá, dịch vụ du lịch tại điểm. Thời gian tiến hành quan sát: đợt 1
(tháng 10/2016), đợt 2 (tháng 5/2017).
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi tại Làng VH – DL các DTVN với các khách đến khu
du lịch với số phiếu là 150 phiếu nhằm tìm hiểu những đánh giá, nhận xét của
khách đối với các dịch vụ cơ bản, sức hấp dẫn tài nguyên của điểm đến và các
kênh thông tin khách biết đến khu du lịch. Điều tra được tiến hành thành 2
đợt: đợt 1 (tháng 10/2016), đợt 2 (tháng 6/2017).

 Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên
gia về lĩnh vực du lịch văn hoá và đại diện quản lý khai thác du lịch của Làng
VH – DL các DTVN. Nội dung phỏng vấn liên quan đến các công tác thu hút
khách của khu du lịch như hoạt động quy hoạch, đầu tư, phát triển sản phẩm
du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến,... Phỏng vấn trực tiếp các khách để nắm
rõ được động cơ cũng như nhu cầu của đối tượng, thành phần khách khi đến
Khu du lịch này.
Phương pháp xử lý thông tin:
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu của các
hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc
11


bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy
được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được nhận xét và kết luận
đúng đắn.
- Phương pháp so sánh: Nhằm xác định mức độ tin cậy của các thông tin
thu thập được đồng thời giúp kết hợp thông tin, bổ sung thông tin để nhận
diện đầy đủ hơn về một vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học: Phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động điểm đến.
Từ đó đề ra định hướng và xây dựng giải pháp thu hút khách.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài nghiên cứu, làm rõ thực trạng phát triển, hoạt động kinh doanh,
chính sách thu hút khách tại Làng VH – DL các DTVN, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả trong cơng tác thu hút khách, góp phần phát triển
khu du lịch một cách hiệu quả và bền vững hơn.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, doanh nghiệp du
lịch và những người muốn tìm hiểu về hoạt động thu hút khách đến với Làng
VH – DL các DTVN.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về điểm đến du lịch và hoạt động thu hút
khách của điểm đến du lịch
Chương 2. Thực trạng thu hút khách tại Làng VH – DL các DTVN
Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách đến với Làng VH
– DL các DTVN

12


Chƣơng 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ
HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch
Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một số sở thích, một hoạt động
nghỉ ngơi tích cực của con người. Du lịch có vai trị then chốt trong sự phát
triển kinh tế xã hội của một đất nước. Du lịch thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế
như một phần của “Khái niệm ngơi làng tồn cầu”. Khách du lịch ln mong
muốn có được một trải nghiệm mang tính tổng thể.Việc đến thăm các tượng
đài tưởng niệm, các viện bảo tàng hay các di tích văn hóa có thể khiến mong
muốn này trở thành hiện thực. Không chỉ thế, các hoạt động như giải trí, thể
thao, âm nhạc, khiêu vũ, hội hè, thám hiểm, nấu ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo
dục hay các hoạt động liên quan đến kinh tế còn làm giàu kinh nghiệm và vốn
hiểu biết cho khách đến. Chính vì vậy, nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng
cùng với những tiến bộ hiện đại về giao thông, truyền thông và những cải
thiện chung về an sinh kinh tế.
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội

phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Về mặt kinh tế, du lịch đã được coi là một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được
coi là một ngành công nghiệp – “công nghiệp khơng khói”. Theo Hội đồng
Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC – World Travel and Tourism Council), du
lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả ngành sản xuất ô tô, thép,
điện tử và nông nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành
kinh tế quan trọng. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp này chỉ đứng sau dầu khí
và ơ tơ. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được xem như là cứu cánh
để vực dậy nền kinh tế yếu kém của quốc gia. Với vị thế và vai trò quan trọng
đó, du lịch đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu của đông đảo các học
giả trên thế giới cả ở tầm vi mô và vĩ mô dưới nhiều góc độ tiếp cận khác
13


nhau với những mục đích nghiên cứu khác nhau. Do hồn cảnh (thời gian,
khơng gian) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như GS.TS Berneker – một chuyên
gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu
tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi (Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round
the town- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm
tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo
chơi, dã ngoại,… Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như
sau: “Du” có nghĩa là đi chơi, “Lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như
vây, du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức. Người đi du
lịch rời khỏi nơi cư trú của mình để đến nơi khác – một địa điểm cụ thể để
thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi. Trên phương diện địa lý điểm
đến, du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du

lịch là một vị trí địa lý mà một khách đang thực hiện hành trình đến đó tùy
theo mục đích chuyến đi của người đó.
Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm
rất rộng và đa dạng – được dùng để chỉ một địa điểm (place) có sức hút với
tập khách khác biệt cao hơn so với địa điểm cùng cấp so sánh xung quanh bởi
tính đa dạng tài nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và hoạt động
(đặc biệt quan trọng là hoạt động quản lý và marketing) cung cấp cho các
khách; do ở đây tồn tại các yếu tố sơ cấp đặc thù (khí hậu, sinh thái, truyền
thống văn hóa, các kiến thức truyền thống, loại hình vùng đất) cùng các yếu
tố thứ cấp như khách sạn, giao thông – vận tải và các khu vui chơi giải trí và
hoạt động được quy hoạch và quản lý như một hệ thống “mở”. Điểm đến có
thể hiểu đơn giản là các địa điểm du lịch như các công viên chủ đề, những câu
lạc bộ khách sạn và các làng du lịch. Những nơi này có thể là các điểm đến
cho một chuyến đi trong ngày, một kì nghỉ ngắn hoặc dài ngày. Ở một khía
14


cạnh khác, thì các quốc gia, các lục địa cũng được xem xét và chào bán như là
các điểm đến du lịch (Ủy ban lữ hành châu Âu (ETC) và hiệp hội lữ hành khu
vực Thái Bình Dương (PATA)) có trách nhiệm tiếp thị cho châu Âu và khu
vực Thái Bình Dương như là những điểm đến du lịch.
Như vậy, các điểm đến du lịch cũng được coi là một dạng thức sản
phẩm thị trường du lịch đặc biệt theo tiếp cận quản trị kinh doanh và
marketing du lịch.
Steven Pike định nghĩa về điểm đến du lịch là: “Một điểm đến du lịch
là một vùng không gian địa lý, ở đó có một cụm tài nguyên du lịch tương
đồng mà khơng bị bó hẹp bởi một ranh giới chính trị”
UNWTO năm 2007 đã đưa ra định nghĩa “Điểm đến du lịch là vùng
không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút du khách, có ranh

giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả
năng cạnh tranh trên thị trường” [19,tr.2]
Trên cơ sở định nghĩa của UNWTO có thể phân biệt rõ: Điểm đến du
lịch là một trong những yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch. Sản phẩm có thể đánh
giá được bằng tiền nhưng điểm đến không thề đánh giá như vậy. Hơn nữa,
trong điểm đến du lịch cịn có nhiều sản phẩm du lịch như các dịch vụ lưu trú,
ăn uống, vận chuyển…
Theo Luật du lịch (2017), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [8,tr.3]
Có thể phân biệt hai loại điểm đến là điểm đến cuối cùng và điểm đến
trung gian. Từ góc độ địa lý, điểm đến du lịch trở thành đối tượng nghiên cứu
gắn với sự chuyển động của dòng khách cũng như ý nghĩa và sự tác động của
dòng khách đối với điểm đến. Đồng thời điểm đến là tập hợp tất cả các khía
cạnh của du lịch trong một cơ cấu thống nhất bao gồm: Cầu, giao thông vận
tải, cung và hoạt động marketing.

15


1.1.2. Đặc điểm của điểm đến và Phân loại điểm đến du lịch
1.1.2.1. Đặc điểm chung của điểm đến:
- Được thẩm định về mặt văn hóa: Hầu hết các khách thường cân nhắc
điểm đến có đáng để đầu tư thời gian và tiền bạc đến viếng thăm hay khơng.
Do đó có thể nói rằng điểm đến là kết quả của những thẩm định về văn hóa
của khách thăm.
- Tính đa dạng: Các tiện nghi ở điểm đến thường phục vụ cho cả dân cư
địa phương và khách tham quan. Tính đa dạng của điểm đến phụ thuộc vào sự
phân biệt các loại tiện nghi chỉ phục vụ khách du lịch, dân cư địa phương hay
hỗn hợp cả hai đối tượng trên.
- Tính bổ sung: Thực tế cho thấy hỗn hợp các yếu tố cấu thành điểm đến

có mối quan hệ mật thiết với nhau ở hầu hết các điểm đến du lịch. Chất lượng
của mỗi yếu tố này và sự cung cấp dịch vụ của chúng cần có sự tương đồng
với nhau một cách hợp lý.
1.1.2.2. Phân loại điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào hình thức sở hữu: Có điểm đến thuộc sở hữu nhà nước và
điểm đến thuộc sở hữu tư nhân.
- Căn cứ vào địa hình: Có điểm đến vùng biển hay vùng núi.
- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: Có điểm đến thuộc trung tâm du lịch của
vùng hay những điểm đến phụ cận.
- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: Có điểm đến có giá trị tài nguyên
tự nhiên hay có giá trị văn hóa.
- Căn cứ vào thời gian: Có điểm đến phát triển nhiều năm, có điểm đến
mới phát triển.
- Căn cứ vào phạm vi và quy mô địa lý:
Các điểm đến du lịch có thể được xác định theo nhiều quy mơ khác
nhau từ cấp độ đất nước, quốc gia (Việt Nam, Australia…), một khu vực rộng
16


lớn bao gồm vài đất nước (bán đảo Đông Dương, châu Phi), một vùng
(Normandy, Tây Nguyên…), một tỉnh hay một địa phận hành chính tương
ứng (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…), hay một hòn đảo (Phú Quốc, Bali,
Hawai…), tới một thành phố, thị trấn, làng hay một trung tâm độc lập có sức
hút mãnh liệt (cơng viên quốc gia, Disneyland, Sentosa, Sơn Đoòng…).
Dựa vào phạm vi người ta phân loại điểm đến thành 4 loại;
 Điểm đến cấp quốc tế: khu vực bao gồm nhiều hoặc một số quốc gia
(Asian, Đông Dương…)
 Điểm đến là quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia,…

 Điểm đến cấp vùng: bắc trung bộ, tây nam bộ,…
 Điểm đến cấp địa phương hoặc đơn vị hành chính cá biệt: Hà Nội,
Hạ Long,…
 Ngoài ra ET, 2000, Điểm đến độc lập: chuỗi các điểm đến trong tour,
hành trình…
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan
Điểm đến du lịch

Điểm tham quan

Điểm đến du lịch là nơi hấp dẫn; thu Điểm tham quan chỉ thu hút đối
hút đối tượng khách du lịch nghỉ ngơi tượng khách mang tính chất đi để học
và tham quan với thời gian kéo dài hỏi với thời gian ngắn và khách tham
hoặc lưu lại qua đêm.

quan thuần tuý không lưu lại qua đêm

Đối tượng sử dụng chủ yếu là khách Đối tượng sử dụng chủ yếu là khách
du lịch (là người rời khỏi nơi thường tham quan (là người đi xem tận mắt
trú của mình, đi đến vùng đất khác để để học hỏi. Địa điểm và thời giam
thưởng ngoạn phong cảnh thiên luôn được xác định trước: như tham
nhiên, cảm nhận những giá trị văn quan lăng Bác, thành cổ Loa từ sảng
hóa ở nơi xa lạ)

đến chiều..., đặc trưng tiêu biểu nhất
của hình thức này là có tổ chức, chi
phí thấp, xem tận mắt, sờ tận tay với
17



mục đích để biết, để học hỏi)
Điểm đến du lịch có giới hạn vật lý Điểm tham quan chỉ tổ chức, phục vụ
và hành chính, được quản lý, có sự nhu cầu tham quan thuần tuý.
nhận thức về hình ảnh. Nó bao gồm
rất nhiều các yếu tố được quan tâm,
đó là có khả năng để xây dựng một
mạng lưới, có thể hợp tác với các
hoạt động hay các điểm đến du lịch
khác để thoả mãn nhu cầu ăn nghỉ,
vui chơi giải trí, thư giãn, thể thao và
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách ít
nhất là một đêm.
1.1.3. Vai trị và tính hấp dẫn của điểm đến du lịch
Vai trị của điểm đến thể hiện ở 2 nội dung:
Là một tài nguyên thu hút khách
Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi sản phẩm giữa nhà cung cấp và
khách du lịch
Như vậy, điểm đến du lịch đóng vai trị quan trọng cho việc thu hút
khách đến tham quan và du lịch. Khơng có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức
thu hút khách từ mọi điểm sẽ hạn chế.
Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bất kỳ là thuộc tính của nơi đó có khả
năng thu hút hoặc làm cho người ở nơi khác ưa thích đến chơi để có trải nghiệm.
Từ giác độ cầu du lịch, việc xác định tính hấp dẫn của điểm đến du lịch
tập trung vào phân tích 3 nhóm nhân tố:
- Nhóm nhân tố cấp I: có tính ổn định cao, khó thay đổi, tạo ra tính hấp
dẫn lâu dài của điểm đến. Nhóm này gồm các yếu tố: tự nhiên, văn hóa, kết
cấu hạ tầng và khoảng cách địa lí từ nơi du lịch đến các nguồn khách. Nhóm
nhân tố cấp I giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra thuộc tính đặc
trưng, cốt lõi mang bản sắc của điểm đến du lịch.
18



- Nhóm nhân tố cấp II: có đặc điểm dễ thay đổi, tính cơ động cao và ảnh
hưởng cục bộ. Sự biến động của mỗi yếu tố trong nhóm này sẽ làm tăng hoặc
giảm thuộc tính đặc trưng của nhóm nhân tố cấp I. Nhóm nhân tố này gồm:
đường lối phát triển du lịch của điểm đến, cung du lịch và chu kì sống của sản
phẩm du lịch đặc trưng ở điểm đến. Trên thị trường du lịch quốc tế hoặc thị
trường du lịch nội địa, nhóm nhân tố cấp II đóng vai trị quyết định tới khối
lượng và cơ cấu của cầu trong du lịch. Tất cả các thành phần này đều có liên
quan đến việc khuyến khích thu hút khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi dễ
dàng cho khách thực hiện chuyến hành trình đến một nơi du lịch nào đó. Như
vậy, đường lối phát triển du lịch ở điểm đến như là công cụ để “kéo” hay
“đẩy” khách du lịch.
- Nhóm nhân tố cấp III: khơng ổn định, ln thay đổi. Tính hấp dẫn của
nhóm nhân tố này được xác định thông qua hoạt động marketing giá cả và cơ
quan tổ chức du lịch ở điểm đến du lịch. Nhóm nhân tố này có vai trị truyền
tải và làm cho tính hấp dẫn của các yếu tố trong nhóm nhân tố cấp I và cấp II
đến với khách du lịch, giúp cho cung cầu gặp nhau.
Sự tổng hợp của ba nhóm nhân tố trên tạo ra sức hút của điểm đến du
lịch đối với các thị trường khách du lịch.

Hình 1.1. Nhóm nhân tố tạo ra sức hút của điểm đến du lịch
(Nguồn: [4])

19


1.2. Lý luận cơ bản về hoạt động thu hút khách của điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động thu hút khách
Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng

thu hút khách của một điểm đến du lịch trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu
hút khách” ít khi được đưa ra một cách hoàn chỉnh mà được biểu hiện dưới
dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách tới điểm đến.
Trên mặt ngữ nghĩa văn học, cụm từ “hoạt động thu hút khách” có thể
được hiểu như sau: “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích
nhất định trong đời sống xã hội; “thu hút” là làm cho người ta ham thích mà
dồn hết mọi chú ý vào.
Như vậy, “hoạt động thu hút khách” có thể hiểu là những việc làm khác
nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách. Hoạt động thu hút
khách của một điểm đến du lịch là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày
càng nhiều lượng khách đến tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng.
Nhằm thu hút lượng khách đến một cách tối đa, điểm đến du lịch ln
có các chính sách thay đổi để tạo cảm giác trải nghiệm mới cho khách hoặc để
giữ chân khách khi đến nơi mình du lịch. Và có thể họ thay đổi chất lượng
dịch vụ hoặc các điểm tham quan nhằm đáp ứng nhu cầu của khách một cách
tốt nhất có thể. Các điểm, khu du lịch ln đổi mới và nâng cao các chất lượng
dịch vụ họ phục vụ. Khi số lượng khách tăng cũng mang đến nhiều sự phát triển
kinh tế. Từ đó thúc đẩy sự phát triển các cơng trình ở điểm đến đó.
Tài ngun du lịch của khu du lịch, điểm du lịch chỉ có thể được khai
thác triệt để và phát huy hết tiềm năng vẻ đẹp vốn có của nó khi nhờ đến hệ
thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển đầu tư du lịch của
nhà nước, chính quyền địa phương. Nhưng vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên sẽ
bị lụi tàn, rơi vào quyên lãng nếu như khơng được khách biết tới. Khơng có
khách du lịch tới thăm,tìm hiểu, sử dụng dịch vụ thì ngành du lịch ở điểm đó
sẽ “chết dần”. Như vậy du lịch phát triển mà nguyên căn cơ bản là do lượng
20


khách đến tham quan, tìm hiểu, khám phá, sử dụng dịch vụ đông đảo. Cho

nên hoạt động thu hút khách đến khu du lịch, điểm du lịch là một hoạt động
mang tính cấp thiết và có vai trị quan trọng trong việc phát triển điểm đến.
Theo Hu và Ritchie khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm
nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng
khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của
họ” [16, tr.25]. Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng thì điểm đến đó càng có cơ hội để được khách hàng lựa chọn.
Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Mayo và Jarvis cho rằng khả năng
thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du
khách”(the perceived ability of the destination to deliver individual benefits”)
[17]. Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là
những yếu tố thúc đẩy khách đến với điểm đến (Vengesayi,2003; Tasci et
al.,2007) [20, tr.194], [18, tr.637]. Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến có
thể được nhận thức bởi các khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm
đến mà khơng nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở điểm đến.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút khách (Mơ hình 5A)
1.2.2.1 Điểm thu hút (Attraction)
Là những điểm có tài nguyên nổi trội, có sự hấp dẫn khách du lịch.
Những điểm thu hút khách của nơi đến dù mang đặc điểm tự nhiên hay nhân
tạo, hoặc là các sự kiện thì cũng tạo ra động lực ban đầu cho sự viếng thăm
của các khách. Điểm thu hút thực sự là phần không thể thiếu đồng thời là cơ
sở để tồn tại và phát triển của điểm đến du lịch.
Hiện nay trên thị trường du lịch nói chung và điểm đến du lịch nói
riêng, tại Việt Nam có vơ vàn những điểm đến du lịch khác nhau. Trong đó,
có những điểm du lịch rất nhiều đối tượng khách biết tới và bằng mọi cách
phải tìm đến cho bằng được. Bên cạnh đó, cũng có những điểm được các nhà
quản lý, nhà đầu tư khai thác nhưng hầu như khơng có khách nào biết đến,
muốn đến hoặc họ đến chỉ mang tính chất đi công tác cần phải vào nghiên
21



cứu, xem xét, hoặc chỉ là đi ngang đường, hoặc có những khách cũng là nghe
và tìm đến nhưng sau đó khơng một lần quay lại. Câu hỏi đặt ra “Tại sao lại
có sự khác biệt đến vậy?”. Khi một điểm, khu du lịch xác định được đâu là
giá trị cốt lõi của mình, nó sẽ dễ dàng đưa ra những chiến lược phù hợp khiến
cho các khách tiếp cận và bị thu hút bởi giá trị đó.
Một điểm thu hút khách là nơi khi khách đến thăm, có thể là nơi có giá
trị văn hố độc đáo, có ý nghĩa lịch sử, có thể là nơi có vẻ đẹp tự nhiên hoặc
là các khu vui chơi giải trí sáng tạo, khác biệt…Nói đến phố cổ Hội An, hầu
như khơng ai là không biết đến. Một khi đã đến Đà Nẵng, có thời gian, con
người ta vẫn muốn được đặt chân đến và thưởng thức văn hoá, nét đẹp, ẩm
thực tại phố cổ Hội An. Nói đến hang Sơn Đng, khách du lịch nào cũng
muốn được đi và khám phá vẻ đẹp tự nhiên của nó. Chính bởi cái giá trị tự
nhiên của nó, chính bởi giá trị cốt lõi của nó, mà khách nào đã từng trải
nghiệm, khi đi về cũng đều không khỏi khen ngợi và đánh giá rất cao điểm du
lịch này. Nói đến cơng viên giải trí, khơng thể khơng nhắc đến Vinpearl Land
Nha Trang. Đây là điểm đến du lịch phức hợp, kết hợp vui chơi giải trí và
tham quan nghỉ dưỡng. Hầu hết các khách đều có được trải nghiệm tất cả các
trị chơi từ trong nhà đến ngoài trời, từ mạo hiểm đến nhẹ nhàng thư giãn. Đó
chính là lý do khiến khách đến Vinpearl Land Nha Trang, gọi nơi này là thiên
đường du lịch.
1.2.2.2 Khả năng tiếp cận (Access)
Khả năng tiếp cận của điểm đến là khả năng khách có khả năng truy
cập và biết đến điểm đến đó, cũng như có thể tìm hiểu được những tiện nghi
và địa điểm của điểm đến để giúp họ có được những tiêu chí trong việc lựa
chọn điểm đến. Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp
cận điểm đến của các thị trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự
thành công của các điểm đến. Điểm đến càng dễ tiếp cận càng thu hút được
nhiều khách du lịch.


22


×