Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hệ thống văn bia đình thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN LÃM THẮNG

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG VĂN BIA ĐÌNH
THỪA THIÊN HUẾ
CHUN NGÀNH: HÁN NƠM
MÃ SỐ: 60 22 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.NGUYỄN KIM SƠN

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................01
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................02
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................04
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................04
V. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................04
VI. Giá trị đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài...........................................05
VII. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................06
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SỰ PHÂN BỐ VĂN BIA ĐÌNH THỪA THIÊN HUẾ ..................07
I. Tìm hiểu lịch sử địa lý và hệ thống đình làng Thừa Thiên Huế ........................07


I.1. Khái lược địa lý, lịch sử, văn hoá ........................................................................07
I.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................07
I.1.2. Hành chính........................................................................................................08
I.1.3. Cư dân...............................................................................................................08
I.1.4. Thừa Thiên Huế - kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô giá của dân tộc09
I.2. Lịch sử hình thành lãnh thổ .................................................................................10
I.3.Quá trình hình thành làng xã-nền tảng cho sự ra đời bia đình Thừa Thiên Huế 12
II. Một số giới thuyết về văn bia Thừa Thiên Huế ..................................................21
III. Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế theo không gian và thực trạng...23
III.1. Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế theo khơng gian ............................23
III.2. Thực trạng văn bia đình Thừa Thiên Huế ........................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ..............................................................................................29
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH TẠO TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VĂN BIA
ĐÌNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................................30
I. Quá trình tạo tác văn bia đình Thừa Thiên Huế .................................................30
I.1. Tác giả văn bia ....................................................................................................30

i


I.2. Người viết chữ .....................................................................................................33
I.3. Thợ khắc bia ................................................................................................................. 34
II. Đặc điểm hình thức văn bia đình Thừa Thiên Huế...........................................35
II.1. Bố cục bài văn bia ..............................................................................................35
II.2. Kích thước và độ dài văn bia .............................................................................36
II.2.1. Kích thước văn bia ..........................................................................................36
II.2.2. Độ dài văn bia .................................................................................................37
II.3. Chữ Nôm trên văn bia ........................................................................................38
II.4. Trang trí hoa văn................................................................................................39
II.5. Chữ huý trên văn bia ..........................................................................................40

II.6. Bài minh, bài tán trên văn bia ............................................................................42
TIỂU KẾT CHƯƠNG II .............................................................................................46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỘI DUNG VĂN BIA ĐÌNH THỪA
THIÊN HUẾ .............................................................................................................47
I. Q trình xây dựng trùng tu đình làng ................................................................47
I.1. Đơi nét về thực trạng đình làng ở Thừa Thiên Huế ............................................47
I.2. Quá trình xây dựng trùng tu đình làng ...............................................................50
II. Quan niệm phong thuỷ trong việc xây dựng đình..............................................59
III. Quá trình tụ cư ...................................................................................................64
TIỂU KẾT CHƯƠNG III ...........................................................................................68
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
PHỤ LỤC: ....................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................

ii


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Hán Nơm Thừa Thiên Huế gắn bó với khơng gian và
hoàn cảnh lịch sử của triều Nguyễn - thời kỳ mà khối lƣợng khổng lồ các văn
bản Hán Nôm đã đƣợc hình thành, chuyển tải thành tựu của một nền văn hóa
phong phú. Nghiên cứu văn bản Hán Nơm để tìm hiểu về văn hố cộng đồng,
tín ngƣỡng, tơn giáo, văn học nghệ thuật… của một giai đoạn nhất định và sự
tiếp diễn lịch sử của một địa phƣơng đều nằm trong lộ trình nghiên cứu văn
hố dân tộc. Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu về văn bia Hán Nơm ở các đình
làng Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu lịch sử địa phƣơng và lịch sử văn hóa
vùng miền của một thời kinh kỳ tráng lệ.
Trên tinh thần đó, chúng tơi gói gọn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực
văn bia đình Thừa Thiên Huế. Ở đây, chúng tơi chỉ đi sâu nghiên cứu văn bia

Hán Nơm đình làng. Đây là cơng trình khoa học nghiêm túc, hầu mong trƣớc
hết là sƣu tầm để bảo lƣu, sau đó làm rõ mối tƣơng quan giữa sinh hoạt làng
xã và văn hóa cộng đồng trong diễn trình chung của lịch sử văn hóa Việt.
Chúng tơi xác lập đề tài luận văn là Nghiên cứu hệ thống văn bia đình
Thừa Thiên Huế. Đề tài là hƣớng tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm trong
một phạm vi rộng của một tỉnh, nên có tầm quan trọng và mang tính chất thời
sự. Do đó chúng tơi tóm tắt lý do cơ bản sau để xác định đề tài:
- Tìm hiểu văn bia đình làng một tỉnh thuộc miền Trung.
- Tìm hiểu một số vấn đề sinh hoạt làng xã thông qua văn bản bi ký đình
làng của vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế qua không gian và thời gian.

1


II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có những cơng trình nghiên cứu có tính chất hệ thống về văn bia một
thời đại, một địa phƣơng, một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội ở Việt
Nam nhƣ:
- Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã. Luận
án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn của TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh.
Cơng trình đã nghiên cứu khá cơng phu, tồn diện văn bia vùng văn hóa
Kinh Bắc thời Lê cả về hình thức và nội dung. Dựa trên sự khảo cứu kỹ lƣỡng,
khoa học, tác giả đã không chỉ phác họa diện mạo văn bia ở một vùng văn hóa
đặc sắc mà cịn cung cấp cho độc giả (trong đó có tác giả luận văn này) những
kinh nghiệm quý báu trong việc khảo cứu hệ thống văn bia.
Bên cạnh đó, một số cơng trình của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Quang
Hồng, Đỗ Thị Bích Tuyển, Trần Thu Hƣờng cũng đã cung cấp nhiều vấn đề
quan trọng về Văn khắc Hán Nôm ở Việt Nam nhƣ:
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam do GS. Nguyễn Quang Hồng chủ biên.
- Nghiên cứu về hệ thống văn bia chợ ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ

Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Bích Tuyển.
- Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ
văn của Trần Thu Hƣờng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn khắc Hán Nôm
Thừa Thiên Huế nhƣ:
- Văn khắc Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế (Đề tài cấp Bộ. Trần
Đại Vinh - Nguyễn Lãm Thắng). Cơng trình đã sƣu tầm, biên dịch một cách
cơng phu văn khắc Hán Nơm trong các đình, miếu, điền thổ, sơn môn trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó cung cấp một cái nhìn tổng thể về nội dung
văn khắc Hán Nơm vùng Huế nói chung và văn bia đình Thừa Thiên Huế nói
riêng.
Ngồi ra, cịn phải kể đến một số cơng trình sƣu tầm, biên dịch khác về
văn bia chùa, văn bia cung đình, văn bia, văn chuông Thừa Thiên Huế nhƣ:

2


- Văn bia chùa Huế (Phan Đăng)
- Văn bia chùa Huế (Thích Giới Hƣơng)
- Văn Bia cung đình (Trần Đại Vinh)
- Văn bia chùa Huế (Trần Đại Vinh- Phan Thuận An)
- Tuyển dịch văn bia chùa Huế (Lê Nguyễn Lƣu)
- Văn bia và văn chuông dân gian Thừa Thiên Huế (Trần Đại Vinh).
Đây là tuyển tập văn bia dân gian đƣợc tác giả sƣu tầm phiên dịch và chú
thích trên phƣơng diện văn bản, chƣa khảo cứu về đặc điểm văn bia về hình
thức cũng nhƣ đi sâu nghiên cứu về nội dung.
- Tổ chức bảo vệ và phát huy văn hóa Hán Nơm Huế (Đề tài cấp Nhà
nƣớc - PGS. TS. Nguyễn Văn Thịnh). Cơng trình này đã tiến hành sƣu tầm,
chỉnh lý, nghiên cứu và đánh giá các giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa Hán
Nơm ở Huế và khu vực miền Trung, qua đó kiến nghị các giải pháp bảo tồn và

khai thác nguồn di sản quý giá ở địa phƣơng này. Đây là lần đầu tiên di sản
văn hóa Hán Nơm Huế đƣợc sƣu tầm công phu, ở quy mô lớn và đƣợc đánh
giá một cách có khoa học. Đề tài có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn quan
trọng, là cơ sở cho việc thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về “xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” ở Cố đô Huế và khu vực miền
Trung…[119]
Các cơng trình trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu vốn di sản Hán Nơm
cung đình cũng nhƣ chùa chiền ở Thừa Thiên Huế… Trong cơng trình nghiên
cứu Văn khắc Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế, chúng tôi chủ yếu sƣu tầm
văn bản trên hiện vật và phiên âm dịch nghĩa. Ở luận văn này, chúng tôi bƣớc
đầu nghiên cứu có hệ thống về văn khắc Hán Nơm ở các đình làng Thừa
Thiên Huế, đi sâu nghiên cứu tồn diện về hai mặt nội dung và hình thức văn
bản.

3


III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III.1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm rõ đặc điểm, tình hình văn bản và giá trị văn hố của văn bia đình
Thừa Thiên Huế.
- Dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy mơn Văn hố Huế, hoặc
Thực hành Hán Nơm.
- Góp thêm tài liệu nghiên cứu về triều Nguyễn.
III.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, tiếp xúc với văn bản trên thực tế. Tổ chức rập văn bản và đo
đạc, thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến văn bia đình Thừa Thiên
Huế đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình văn bản học của bia đình Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu giá trị văn hoá làng xã của bia đình Thừa Thiên Huế.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống bia đình làng Thừa Thiên Huế.
IV. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế về khơng
gian, qua đó nêu lên những đặc trƣng văn bia đình làng vùng đất này.
- Bƣớc đầu tìm hiểu giá trị nội dung văn bia đình làng về lịch sử, văn
hóa, phong tục tập qn... trong khơng gian văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thơng qua tƣ liệu văn bia, góp phần nghiên cứu lịch sử tỉnh Thừa
Thiên Huế.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu
V.1. Phương pháp văn bản học

4


Vận dụng phƣơng pháp văn bản học để nghiên cứu văn bia, đƣa ra một
số nhận định về niên đại, thời đại và tác giả.
V.2. Phương pháp thống kê định lượng
Tiến hành các thao tác thống kê định lƣợng đối với tƣ liệu văn bia đình
làng Thừa Thiên Huế, thu thập đƣợc theo các tiêu chí: sự phân bố theo không
gian và thời gian, tác giả biên soạn... Thông qua đó, đƣa ra những nhận xét
tổng qt về tình hình, đặc điểm và giá trị của văn bia đình làng Thừa Thiên
Huế.
V.3. Phương pháp tổng hợp liên ngành
Sử dụng phƣơng pháp này để bƣớc đầu đƣa ra những nhận định tổng
qt về văn bia đình Thừa Thiên Huế.
Chúng tơi tiến hành phƣơng pháp điền dã để khảo sát thực tế về bia hiện
vật và các ngơi đình ở Thừa Thiên Huế. Đây là phƣơng pháp cần thiết để khai

thác thực tế di sản.
VI. Giá trị đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
Thông qua nguồn tƣ liệu chủ yếu là các bản chụp và sự khảo sát văn
bản trên thực địa để thống kê và trình bày một cách có hệ thống các văn bia
đình làng.
Đồng thời dựa trên thựa tế văn bản, nghiên cứu về đặc điểm phân bố của
văn bia theo không gian và thời gian, từ đó nêu lên những đặc trƣng văn bia
của địa phƣơng này.
Bƣớc đầu nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa,
phong tục tập qn… thơng qua nội dung văn bia đình làng Thừa Thiên Huế.
Để làm sáng tỏ một số vấn đề đƣợc nêu lên trong luận văn, Phần phụ
lục của luận văn cần thiết giới thiệu phiên âm và dịch nghĩa 15 bài văn bia,
kèm theo một số hình ảnh đình làng và thác bản bia đình Thừa Thiên Huế.

5


VII. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế.
Chƣơng II: Quá trình tạo tác và đặc điểm hình thức bia đình Thừa Thiên Huế.
Chƣơng III: Một số vấn đề nội dung bia đình Thừa Thiên Huế.

6


NỘI DUNG
Chương 1
SỰ PHÂN BỐ VĂN BIA ĐÌNH THỪA THIÊN HUẾ

Để tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung và hình thức cũng nhƣ những giá
trị văn hoá, lịch sử đƣợc phản ánh qua hệ thống văn bia đình Thừa Thiên Huế,
trƣớc tiên, chúng ta phải tìm hiểu nghiên cứu về sự phân bố của nó. Muốn đạt
đƣợc mục tiêu đó, cần phải tìm hiểu về lịch sử địa lý cùng với những giá trị
văn hoá đƣợc truyền lƣu cho đến ngày nay. Bởi những yếu tố này, có ảnh
hƣởng sâu sắc đến quá trình tạo tác văn bia đình Thừa Thiên Huế.
I. Tìm hiểu lịch sử địa lý và hệ thống đình làng Thừa Thiên Huế
I.1. Khái lược địa lý, lịch sử, văn hố
I.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở Bắc duyên hải miền Trung Việt Nam, bao
gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đơng. Phần đất
liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý nhƣ sau:
Điểm cực Bắc: 16.044'30'' vĩ Bắc và 107.023'48'' kinh Đông tại thôn
Giáp Tây, xã Điền Hƣơng, huyện Phong Điền.
Điểm cực Nam: 15.059'30'' vĩ Bắc và 107.041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi
cực Nam, xã Thƣợng Nhật, huyện Nam Đông.
Điểm cực Tây: 16.022'45'' vĩ Bắc và 107.000'56'' kinh Đông tại bản
Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lƣới.
Điểm cực Đông: 16.013'18'' vĩ Bắc và 108.012'57'' kinh Đông tại bờ
phía Đơng đảo Sơn Trà, thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc.
Thừa Thiên - Huế tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị ở phía bắc, với thành phố
Đà Nẵng ở phía Nam, với CHDCND Lào ở phía Tây và với biển Đông.

7


Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.053,99 km2, chiếm hơn 1,5% diện tích
tồn quốc, với số dân là 1.045.134 ngƣời (01/04/1999), bằng 1,37% dân số
nƣớc ta. [115]
I.1.2. Hành chính

Sau khi đất nƣớc tái thống nhất, vào tháng 6 - 1976 tỉnh Bình Trị Thiên
đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên. Trong kì họp thứ 5 của quốc hội khóa 8 vào tháng 6 - 1989, tỉnh Thừa
Thiên - Huế đƣợc tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên. Khi đó, Thừa Thiên - Huế
gồm các đơn vị hành chính sau: thành phố Huế và các huyện: Hƣơng Điền,
Hƣơng Phú, Phú Lộc và A Lƣới.
Hiện nay, Thừa Thiên - Huế bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Huế),
1 Thị xã Hƣơng Thuỷ và 7 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú
Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lƣới) với 122 xã, 20 phƣờng (thuộc thành phố
Huế), 4 phƣờng (thuộc Thị xã Hƣơng Thuỷ) và 7 thị trấn huyện lỵ: Phong
Điền (huyện Phong Điền), Sịa (Quảng Điền), Tứ Hạ (Hƣơng Trà), Thuận An
(Phú Vang), Phú Lộc (Phú Lộc), Khe Tre (Nam Đông), A Lƣới (A Lƣới).
[115]
I.1.3. Cư dân
Sau khi tách tỉnh, vào năm 1990 dân số của Thừa Thiên - Huế là gần
90,1 vạn ngƣời. Đến năm 1999 dân số trung bình đã là 1.049,460 ngƣời, đứng
thứ 31 trong số 61 tỉnh, thành của cả nƣớc.
Ngƣời Kinh chiếm khoảng 97% dân số của tồn tỉnh và là lực lƣợng chủ
đạo trong cơng việc phát triển kinh tế - xã hội. Địa bàn cƣ trú chủ yếu là thành
phố Huế và các huyện ven biển. Một số bộ phận ngƣời Kinh cũng định cƣ ở
Nam Đông, A Lƣới (phần nhiều là sau năm 1975).
Sinh sống trên lãnh thổ Thừa Thiên - Huế cịn có một số dân tộc thiểu số
nhƣ: Bru - Vân Kiều, Cơ - tu, Ta - ôi chiếm đại bộ phận (trên 90% số dân của

8


các dân tộc thiểu số trong tỉnh). Địa bàn cƣ trú của họ hầu hết ở khu vực đồi
núi.
Tƣơng tự nhƣ Quảng Bình, Quảng Trị, ngƣời Bru - Vân Kiều ở Thừa

Thiên - Huế là dân tộc có nguồn gốc bản địa. Họ cƣ trú trong các bản (Vil hay
Vel) với hoạt động kinh tế chủ yếu là làm nƣơng rẫy.
Ngƣời Cơ - tu cũng thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme, cƣ trú ở các
huyện A Lƣới, Phú Lộc với một số tên gọi khác nhau (Ca - tàng, Ca - tu, Kha
- tu…). Họ sống thành từng bản, mỗi bản có khoảng 15 - 30 nóc nhà sàn; làm
rẫy theo phƣơng thức phá rừng, chọc lỗ tra hạt. Nghề thủ cơng có dệt, đan lát.
Ngƣời Cơ - tu theo chế độ phụ hệ, có sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú
nhƣ hát Tơ Len và có nhiều truyện cổ đƣợc truyền tụng.
Ngƣời Tà - ôi chủ yếu sống ở huyện A Lƣới và cũng có nhiều tên gọi
nhƣ Ba - hi, Pa - cô, Cà - tu, Tà - uốt… Nền kinh tế gắn với nƣơng rẫy (gần
đây đã làm ruộng nƣớc), săn bắn... Sinh hoạt văn hóa - văn nghệ phong phú,
có nhiều làn điệu dân ca (Ka Lơi, Ba Hoi, Roin), nhạc cụ, câu đố, truyện kể.
Phần lớn cƣ dân Thừa Thiên - Huế sinh sống ở nông thôn (72,42% tổng
số dân - năm 1999)... Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tƣơng đối cao và
đạt 27,58%. Về chỉ tiêu này, Thừa Thiên - Huế đứng đầu các tỉnh của vùng
Bắc Trung bộ gấp 2,2 lần mức bình quân của cả vùng và cao hơn mức trung
bình của tồn quốc (23,47%). [115]
I.1.4. Thừa Thiên Huế - kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô giá của dân
tộc
Nét đặc sắc về văn hóa của Thừa Thiên Huế là sự kết hợp hài hịa giữa
văn hóa dân gian với văn hóa cung đình. Mảnh đất này cịn có nhiều làng nghề
(kim hồn, đúc đồng, thêu thùa, đan nón, mộc mỹ nghệ, rèn, gạch ngói, hoa
giấy, tranh dân gian, ẩm thực, ngƣ nghiệp…) với các sản phẩm mà ngƣời dân
ở tạo ra, đã gửi gắm trong đó tâm hồn của ngƣời dân xứ Huế. Bên cạnh đó,
Thừa Thiên Huế cịn nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian, mà tiêu biểu là lễ hội

9


điện Hòn Chén diễn ra hai lần trong năm vào tháng 3 âm lịch (Xuân tế) và lễ

tháng 7 âm lịch (Thu tế), lễ hội Cầu Ngƣ ở Thai Dƣơng Hạ hằng năm vào
ngày 12 tháng giêng âm lịch.
Các di tích văn hóa lịch sử có mặt ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, nhất
là thành phố Huế. Tính đến hết năm 1999 cả tỉnh có 73 di tích đã đƣợc xếp
hạng, bao gồm 11 đình, 3 chùa, 1 đền, 1 tháp, 54 di tích lịch sử - cách mạng
và 2 di tích khác. Khơng kể đàn Nam Giao, Hổ Quyền và cụm lăng tẩm ở phía
Nam sơng Hƣơng, Huế cịn lƣu giữ khoảng 200 cơng trình kiến trúc cung đình
ở phía bờ Bắc. [115]
Hệ thống thành qch bao quanh gồm 3 vịng thành là: Kinh thành,
Hồng thành và Tử Cấm thành, hầu hết đƣợc xây dựng trong 30 năm đầu thế
kỷ XIX dƣới thời Gia Long (1802 - 1819) và Minh Mạng (1820 - 1840). Bên
trong Kinh thành là Đại Nội đƣợc xây dựng năm 1804 và hoàn chỉnh năm
1833 với hơn 100 cơng trình kiến trúc tráng lệ. Ở phía Nam sơng Hƣơng có 7
khu lăng tẩm gồm các lăng: Thiên Thọ (Gia Long), Hiếu Lăng (Minh Mạng),
Xƣơng Lăng (Thiệu Trị), Khiêm Lăng (Tự Đức), An Lăng (Dục Đức), (Tƣ
Lăng (Đồng Khánh) và Ứng Lăng (Khải Định).
Ngoài ra, cịn phải kể đến nhiều đình làng, nhiều địa danh cùng với nó là
cả kho tàng văn hố dân gian ẩn chứa bên trong, phản ánh đời sống tinh thần
cũng nhƣ tiến trình đi lên của cộng đồng làng xã nơi đây trong mấy trăm năm
qua. Văn bia đình, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là một phần di sản văn
hoá Huế mà giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn chƣa quan tâm thoả đáng.
I2. Lịch sử hình thành lãnh thổ
Vào thời kỳ thuộc Hán, những năm đầu công nguyên, vùng đất Thừa
Thiên thuộc huyện Tƣợng Lâm, quận Nhật Nam. Theo tác giả Trần Đại Vinh:
Vào năm 192, nhân dân Tƣợng Lâm dƣới sự lãnh đạo của một tù trƣởng (sử
Trung Quốc viết là Khu Liên) đã giành đƣợc quyền độc lập, dựng nƣớc Lâm
Ấp, kinh đô là Sinhapura (tại làng Trà Kiệu) và về sau là kinh đơ (phế tích tại

10



làng Đồng Dƣơng). Từ đó, Lâm Ấp dần lớn mạnh. Năm 248, họ đã vƣợt biên
giới phía Bắc ra đánh phá, hạ đƣợc thành Khu Túc. Năm 347, vua Lâm Ấp là
Phạm Văn đã chiếm toàn bộ quận Nhật Nam, rồi thông báo với thứ sử Giao
Châu là Chu Phồn địi lấy Hồnh Sơn (Đèo Ngang) làm phân giới. Từ đó, giao
tranh giữa qn đội của chính quyền đơ hộ và quân đội vƣơng quốc Lâm Ấp
diễn ra thƣờng xuyên nơi đây, giành qua giật lại nhiều lần, nhƣng cơ bản Lâm
Ấp vẫn giữ đƣợc vùng bành trƣớng của mình. Cho đến năm 938, Ngô Quyền
chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập nền độc lập của đất
nƣớc Đại Việt, thì từ Hồnh Sơn trở về Nam vẫn là lãnh thổ của vƣơng quốc
Chiêm Thành (tên gọi về sau của nƣớc Lâm Ấp).
Dƣới sự cai trị của Lâm Ấp - Chiêm Thành, tất nhiên vùng này đã đƣợc
phân chia thành các địa hạt hành chính, có tên gọi cụ thể, với tiếng nói và chữ
viết cổ Chămpa, nhƣng hầu hết đã thất truyền. Sử đời Tống chỉ còn ghi lại
vùng phía Bắc Chiêm Thành là châu Ơ, Lý. Sử Đại Việt ghi kỹ hơn, cũng chỉ
thêm các châu phía Bắc, là Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vào đời Lý, năm
1069, quân Chiêm quấy phá biên giới phía Nam Đại Việt, do đó vua Lý Thánh
Tơng đã thân chinh, đem quân Đại Việt tiến vào kinh đô Vijaya lúc bấy giờ
(Việt gọi là Phật Thệ và về sau là Chà Bàn, Đồ Bàn) bắt đƣợc vua Chiêm là
RudravarmanII (Chế Củ) đem về Thăng Long. Chế Củ xin dâng đất ba châu
Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để chuộc tội và đƣợc trở về.
Nhƣng 5 năm sau, quân Chiêm lại quấy phá biên giới. Do đó, năm 1075
vua Lý Nhân Tông cử Lý Thƣờng Kiệt cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Lý
Thƣờng Kiệt đã cho vẽ bản đồ hình thể của ba châu này. Triều đình đã cho đổi
tên Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh và chính thức chiêu
mộ dân vào lập nghiệp nơi đây. [101]
Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Cơng chúa cho Chế Mân
để đổi lấy hai châu Ơ - Rí. Năm 1307, vua Trần cho đổi thành châu Thuận,
châu Hóa và đặt quan chức cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về


11


phía hạ lƣu sơng Hƣơng) là trụ sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và
quân sự của châu Hóa.
Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ
Thuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phƣơng". Năm 1636 chúa
Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bƣớc khởi đầu cho q trình đơ
thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn
nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng
Thụy Lơi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay,
tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát triển
mạnh mẽ của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ
Chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vƣơng lên ngơi lại cho dời phủ chính vào
Phú Xn nhƣng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đơng nam Kinh thành Huế
hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dƣới thời chúa Nguyễn
Phúc Hoạt đã đƣợc Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776.
Đó là một đơ thị phát triển thịnh vƣợng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hƣơng,
từ Kim Long - Dƣơng Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xn là
kinh đơ của nƣớc Đại Việt thống nhất dƣới triều Tây Sơn (1788-1801) và là
kinh đô của nƣớc Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dƣới triều đại phong kiến nhà
Nguyễn (1802-1945).
I.3. Quá trình hình thành làng xã - nền tảng cho sự ra đời bia đình Huế.
Văn bia là di sản văn hoá của dân tộc. Sự ra đời và phát triển của nó phụ
thuộc rất lớn vào thực tiễn của sự phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của một vùng miền.
Quá trình mở mang bờ cõi của các đời vua Đại Việt cũng chính là q
trình khơng ngừng phát triển của các làng, xã, ấp… về các mặt: địa giới, tổ
chức hành chính, đời sống văn hố… Càng về sau, làng xã vùng Huế càng đi
vào quy củ. Đây là nền tảng cho sự xuất hiện của hệ thống bia đình tại vùng

đất này, đặc biệt dƣới thời nhà Nguyễn.

12


Việc phân định địa hạt hành chính vùng Thuận Hóa (gồm các lộ (trấn),
châu, huyện, xã, thôn, giáp...) đã đƣợc hoàn chỉnh vào đời Trần. Theo Đào
Duy Anh trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, hành chính châu Thuận
và châu Hóa đƣợc phân chia nhƣ sau: châu Thuận gồm các huyện: Ba Lãng,
Lợi Điều, An Nhân, Thạch Lan. Các huyện Lợi Bồng, Thế Vinh, Sạ Lệnh, Trà
Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng là các huyện thuộc châu Hóa. Đến đời Lê, 4
huyện của châu Thuận gộp lại thành 2 huyện là Vũ Xương và Hải Lăng và hai
châu Thuận Bình, Sa Bơi thuộc phủ Triệu Phong, nay thuộc phần phía Nam
tỉnh Quảng Trị, lƣu vực sơng Thạch Hãn.
Hai huyện Lợi Bồng và Tư Dung thời Trần, vào thuộc Minh đã gộp
thành huyện Sĩ Vinh. Sau đó, nhà Lê chia châu Thuận thành ba huyện: Đan
Điền (Sạ Lệnh, Bồ Đài cũ), Kim Trà (Bồ Lãng, Trà Kệ cũ) và Tƣ Vinh (Sĩ
Vinh cũ). [4]
Khi sát nhập hai châu Ơ, Rí vào lãnh thổ nƣớc ta, triều đình Đại Việt
không ngừng xây dựng và phát triển thành phên giậu phía Nam của tổ quốc
trƣớc sự quấy phá của Chămpa, đồng thời làm bàn đạp cho công cuộc Nam
tiến về sau.
Đến đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), lề lối sinh hoạt ở các làng xã
vùng Thuận Hoá về cơ bản đã ổn định. Đại Việt sử kí tồn thư của Ngô Sĩ
Liên đã ghi nhận điều này: “Ất Tỵ, [Đại Trị năm thứ 8 (1365), mùa xuân,
tháng giêng… trai gái họp nhau ở Bà Dương chơi trò đánh đu. Người Chiêm
đã đã nấp sẵn ở đầu nguồn của Hoá Châu từ tháng 12 năm trước, đến khi ấy
ập tới cướp bắt lấy người đem về”. [40, tr 143]
Năm 1353, vua Trần Dụ Tông phái Trƣơng Thiếu Bảo (Trƣơng Hán
Siêu) vào chống giữ vùng Thuận Hố, khơng lâu sau, vùng đất này xuất hiện

nhiều làng xã của ngƣời Việt, trong đó một số làng cịn tồn tại đến ngày nay
đậm nét văn hoá cổ truyền quý giá nhƣ: An Cựu, Thuỵ Lơi, Dƣơng Xn.
Sách An Nam chí ngun, tác phẩm địa lí - lịch sử do Cao Hùng Trƣng,
ngƣời Trung Quốc, sống vào cuối thế kỉ 17, biên soạn cho biết: Thuận Hóa

13


vào đời Trần gồm có 2 châu, 11 huyện, 79 xã, 1470 hộ, 5662 khẩu. Tuy nhiên,
do thời gian phát triển chƣa dài nên nhìn chung ở đời Trần, làng xã Việt thuộc
châu Thuận, châu Hố vẫn cịn thƣa thớt, nhiều vùng đất còn chƣa đƣợc khai
phá. Điều này dần đƣợc khắc phục vào các giai đoạn sau.
Sau khi bình Ngô thành công (năm 1428), Lê Thái Tổ đã ban một số sắc
lệnh khuyến khích việc mộ dân lập ấp, dựng làng tại châu Ô: “Xứ Ô Châu,
người Chiêm Thành đã bỏ đi hết, phàm nhân dân các địa phương của ta ai
khơng có nhà cửa, ruộng vườn, của cải, mộ được nhiều người khai phá, cày
bừa, đợi lập thành làng xóm mới đánh thuế”.[7, tr 23]. Sau khi bình định
Chiêm Thành năm 1470 - 1471, vua Lê Thánh Tông đã cho một số tƣớng lĩnh,
quân sĩ Nam tiến vào lập làng, lập họ tại vùng đất Thuận Hoá. Từ đó hình
thành nhiều dịng họ gắn với sự xuất hiện của nhiều làng mới, chẳng hạn nhƣ
dòng họ Phan với làng Thanh Phƣớc ở huyện Hƣơng Trà, nay thuộc Thừa
Thiên Huế.
Năm Quang Thuận thứ 7 đời Lê Thánh Tông (1466), triều đình tiến
hành cải tổ hành chính, theo đó, xứ Thuận Hoá đƣợc chia thành 2 phủ, 7
huyện, 4 châu. Trong đó, phủ Triệu Phong đƣợc chia thành 5 huyện, 2 châu.
Ba huyện Đan Điền, Kim Trà, Tƣ Vinh (nay thuộc Thừa Thiên Huế) đƣợc
chia cụ thể nhƣ sau: huyện Đan Điền gồm 63 xã, 9 thôn, 6 sách; huyện Kim
Trà có 73 xã, 2 thơn, 6 châu, 13 sách; huyện Tƣ Vinh có 44 xã, 18 thơn, 1
trang.
Cũng vào đời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 24 (1490), địa giới

hành chính vùng Thuận Hố tiếp tục đƣợc điều chỉnh. Tính riêng địa bàn Thừa
Thiên Huế, 3 huyện vẫn giữ ngun, nhƣng tổng số xã, thơn có một số biến
động do sự điều chỉnh phân bố của chính quyền.
Theo Ô Châu cận lục tại thời điểm này (1553), Thừa Thiên Huế có 179
làng, gồm 3 huyện: Kim Trà có 60 làng, Đan Điền có 52 làng và Tƣ Vinh có
67 làng. Đó là những làng thành lập sớm vào thế kỷ XIV thời nhà Trần và thế
kỷ XV thời Hậu Lê.

14


Dƣới đây là bảng kê tên làng Thừa Thiên Huế gồm 3 huyện theo Ơ châu
cận lục.
1.Cảm Quyết

16.Bình Trị

31.Kim Ngọc

46.Lƣơng Viện

2.Dõng Cảm

17.Kế Chủng

32.Bình Lâm

47.Thai Dƣơng

3.Khuất Phố


18.Hồ Dn

33.Hà Khê

48.Quy Lai

4.Vĩnh Cố

19.Thuỷ Bạn

34.Kim Long

49.Thạc Lại

5.An Triền

20.Hải Trình

35.Liễu Cốc

50.An Ninh

6.Ƣu Đàm

21.Nguyệt Biều

36.Bộc Mơn

51.Q Chử


7.Phị Trạch

22.An Truyền

37.Phụ Ổ

52.Bồn Phổ

8.Lƣơng Mai

23.Thuỵ Lơi

38.Bồn Chữ

53.Chử Hồ

9.Đƣờng Long

24.An Cựu

39.Mai Quán

54.Phi Thát

10.Chánh Lộ

25.DƣơngPhẩm

40.Quán Khách


55.Tùng Triền

11.Thu Hải

26.Trúc Lâm

41.Long Hồ

56.La Chử

12.Kế Mơn

27.Thế Lại

42.Lƣu Bảo

57.Dƣơng Hố

13.Cần Kiệm

28.Nhạc Nơ

43.Viễn Trình

58.Cƣ Hóa

14.TrungTuyền

29.An Đơ


44.Bình Lãng

59.Vĩ Dã

15.Ba Lăng

30.An Hoà

45.Vĩnh Áng

60.Quần Mao

Bảng 1: Tên làng huyện Kim Trà theo Ô châu cận lục.

1.Tây Thành

10.Đan Lƣơng

19.Bao La

28.Lại Bằng

2.Hà Cùng

11.Đơng Dã

20.Đức Trọng

29.Khúc Ốc


3.An Mục

12.Nam Phù

21.Phị Lê

30.Võ Xá

4.Tiền Thành

13.Nghĩa Lộ

22.Hà Cảng

31.U Cần

5.Vân Quật

14.Vân Căn

23.Thƣợng Lộ

32.Hồ Đỉnh

6.Hoài Lai

15.Hoa Lang

24.Bồ Điền


33.Tân Bả

7.Sa Đơi

16.Sơn Tùng

25.Bái Đáp

34.Cổ Tháp

8.Sa Ngạn

17.Ơng Gia

26.Phị Đái

35.Thế Chí

9.Tam Chế

18.Đơng Lâm

27.Cổ Bi

36.Tráng Liệt

15



37.Thạch Bình

41.La Vân

45.Lỗ Xá

49.Đào Cù

38.Toản Vũ

42.Bác Vọng

46.Đơng Xun

50.Phổ Lại

39.Hiền Sĩ

43.Niêm Phị

47.Thanh Kệ

51.Nam Bì

40.Sài Lâm

44.Hạ Lang

48.Dƣơng Loan


52.Thủ Lễ

Bảng 2: Tên làng huyện Đan Điền theo Ô châu cận lục.

1.Triều Sơn

18.Tân Nộn

35.Bao Vinh

52.Cổ Bƣu

2.Hoài Tài

19.Triêm Ân

36.Địa Linh

53.La Khê

3.Hoằng Phƣớc

20.Vĩnh Lại

37.Tri Lễ

54.Thế Vinh

4.Lại Ân


21.Lại Thị

38.Bao Thu

55.La Miên

5.Tân Lan

22.Độ Khẩu

39.Lễ Khê

56.Quán Khách

6.Võng Trì

23.Hà Lƣơng

40.Dƣơng Xuân 57.Phổ Trì

7.Đức Bƣu

24.Mộc Linh

41.Vân Thê

58.Phù Bài

8.Nam Phổ


25.Võ Vệ

42.Lê Xá

59.Minh Nơng

9.Dƣơng Nỗ

26.An Lƣu

43.Ơn Tuyền

60.Phạm Lang

10.Lƣu Bạn

27.Thanh Lam

44.Đồng Hồ

61.Ba Lỗi

11.Phị Lỗ

28.Phấn Vũ

45.Đồng Di

62.Cao Đôi


12.Phỉ Tha

29.Mộc Hàn

46.Đông Hồ

63.La Ngã

13.Thạch Căn

30.Công Minh

47.Diên Đại

64.Hà Đá

14.Đƣờng Pha

31.Dã Lê

48.Văn Sát

65.Diêm

15.Lại Thế

32.Đông Dƣơng 49.Lang Xá

Trƣờng


16.Chiết Bi

33.Tân Chu

50.Lƣơng Văn

66.Phụng Chính

51.Nẵng Hà

67.Vinh Hồi

17.DƣỡngMơng 34.Duy Sơn

Bảng 3: Tên làng huyện Tư Vinh theo Ô châu cận lục.

Giai đoạn các chúa Nguyễn (1613 - 1789) cai trị xứ Đàng Trong và thời
kỳ Tây Sơn, Nguyễn, đã xuất hiện ngày càng nhiều các đô thị, làng xã trên địa

16


bàn Thuận Hố. Vì thế, đã có sự định hình nhất định về sự tổ chức đời sống
vật chất và tinh thần ở địa phƣơng này.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hố với lời sấm truyền “
Hồnh sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, đã đƣa theo một lực lƣợng lớn dân
binh nhằm xây dựng nơi này chỗ dựa vững chắc. Từ đó về sau, số lƣợng cƣ
dân ngồi Bắc vào lập làng, lập nghiệp ngày càng đơng đúc.
Trong thời các chúa Nguyễn, hành trình Nam tiến của dân chúng rất đa
dạng, bao gồm: dân vùng Thanh - Nghệ (quê hƣơng các Chúa Nguyễn), quân

Mạc, quân Trịnh bị bắt đƣợc đƣa đi khai khẩn; ngƣời Minh Hƣơng chạy trốn
nhà Thanh. Chính lực lƣợng đó đã xây dựng nên các tổ chức làng xã, các dòng
họ tƣơng đối phát triển tại vùng đất Ô Châu ác địa này, chẳng hạn nhƣ dịng
họ Nguyễn Phúc, Phạm Đăng, Nguyễn Đình,… Các dòng họ này qua nhiều
đời đã xây dựng đƣợc nền tảng văn hoá truyền thống vững chắc cho tới tận
ngày nay.
Hiện nay, chúng ta vẫn còn lƣu giữ đƣợc một số tƣ liệu nói về sinh hoạt
sản xuất của các làng xã trong giai đoạn này. Qua đó, chứng tỏ rằng, đến thời
kỳ này, tổ chức làng xã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một hình thức tổ
chức cơ bản của xã hội nông nghiệp Việt Nam. Việc đo đạc đất đai, phân chia
xã, thôn đƣợc xem là công việc quan trọng của nhà nƣớc. Năm 1618, Nguyễn
Phúc Nguyên sai quan đo ruộng đất để thu thuế, trừ bỏ nạn hào lý chấp chiếm
công điền, ngƣời dân yên nghiệp làm ăn (làm ruộng). Lê Quý Đôn cho biết,
bấy giờ, huyện Hƣơng Trà (Thừa Thiên Huế) có tới 222 đơn vị, huyện Quảng
Điền có 137 đơn vị, huyện Phú Vang có 352 đơn vị, tổng cộng cả 3 huyện trên
của Thừa Thiên Huế có 711 đơn vị, tăng rất nhiều so với thời điểm Dƣơng
Văn An viết Ô Châu cận lục.
Đến cuối thời Chúa Nguyễn, số lƣợng các tổng, làng, thôn, giáp tăng
lên đáng kể. Dƣới đây chúng tôi kê tên các huyện kèm theo tên các tổng trực
thuộc và số lƣợng làng. Và chú thêm tên làng có văn bia mà chúng tôi đang
khảo sát.

17


STT

Tên huyện

Tên tổng


Số làng

1

An Ninh

6

2

Phú Xuân

3

3

Hƣơng Trà

Vĩnh Xƣơng

7

4

(gồm 9 tổng,

Phò Trạch

8


5

82

6

làng,

Làng có văn bia
Long Hồ
Hồ Viện

7 An Hồ

11

thơn,

Vĩ Dã

10

7

1 giáp,

Kim Long

17


8

18 phường,

An Vân

9

9

1 châu.)

Kế Thực

12

10

Hoa Lang

8

11

Phị Lê

13

Thủ Lễ


Hơ Lâu, An Truyền

12

Quảng Điền

An Thành

16

Văn Xá

13

(Gồm 8 tổng,

Hạ Lang

7

Hạ Lang

14

74 làng,

Đông Lâm

9


15

7 thơn,

Phƣớc n

7

16

7 phường).

Phị Ninh

9

17

Phú Ốc

4

18

Mậu Tài

19

19


Phú Vang

Dƣơng Nỗ

12

20

(Gồm 6 tổng,

Đƣờng Pha

14

21

78

22
23

làng,

7 Dã Lê

11

thôn,


Sƣ Lỗ

15

51 phường,

Diêm

7

6 sách, 1 chợ)

Trƣờng
Tổng cộng:

234

Bảng 4: Bảng kê số làng cuối thời Chúa Nguyễn

18


Dƣới thời các chúa Nguyễn và sau này là các vua Nguyễn, thời Tây
Sơn, vấn đề xây dựng tổ chức hành chính cấp làng xã cũng nhƣ việc khai
hoang, lập làng, mở rộng lãnh thổ không ngừng đƣợc diễn ra. Vua Gia Long
lên ngôi, ông tách ba huyện: Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang ra khỏi phủ
Triệu Phong, lập thành dinh Quảng Đức.
Đến năm 1835, Minh Mạng chia dinh Quảng Đức (bấy giờ đã đổi tên
thành phủ Thừa Thiên) thành 6 huyện: Hƣơng Trà (có 98 xã), Phú Vang (90
xã thôn), Quảng Điền (58 xã thôn), Hƣơng Thuỷ (58 xã thôn), Phú Lộc (87 xã

thôn), Phong Điền (40 xã thôn). Đồng thời, đơn vị phƣờng trƣớc kia nay đổi
thành ấp, thơn, xã (tên phƣờng chỉ cịn dùng cho các khu vực nhỏ bên trong
Kinh thành Huế).
Thời Đồng Khánh, Thừa Thiên Huế có thêm các huyện mới đƣợc tách
từ 3 huyện Hƣơng Trà, Quảng Điền, Phú Vang. Cụ thể là: Phong Điền,
Hƣơng Thuỷ, Phú Lộc và Thị xã Huế.

STT

Tên huyện

Tên tổng

Số xã, thơn,

Làng có văn bia

ấp, giáp
1

Phú Xn

28

2

Hƣơng Trà

An Ninh


11

3

(gồm 6 tổng,

Long Hồ

18

Long Hồ

4

94 xã thôn

Phú Ốc

9

Văn Xá

5

phường

Hƣơng Cần

9


6

ấp giáp)

Vĩnh Trị

19

7

Phong Điền

Hiền Lƣơng

8

8

(5 Tổng,

Vĩnh Xƣơng

6

9

45 xã thơn ấp Chánh Lộc

7


10

phường

Phị Trạch

11

11

giáp).

Phị Ninh

13

19

Phƣớc Tích, Hồ Viện


12

Hạ Lang

13

Hạ Lang

Khng Phị


11

Thủ Lễ

13

Quảng Điền

14

(Gồm 5 tổng An Thành

11

15

69 xã thôn

Phƣớc Yên

12

16

ấp giáp)

Thanh Cần

12


Mậu Tài

17

17
18

Phú Vang

Dƣơng Nỗ

13

19

(gồm 6 tổng,

Đƣờng Anh

15

20

91 xã

Sƣ Lỗ

16


21

thôn ấp giáp

Quảng Xuyên

13

Phú Mỹ

17

22
23

Hƣơng Thuỷ

An Cựu

5

24

(5 Tổng,

Dã Lê

4

25


57 xã thôn

Lƣơng Văn

12

26

ấp giáp man) Võng Nhi

16

27

Phú Lộc

An Nông

19

28

(gồm 4 tổng,

Lƣơng Điền

31

29


88 xã thôn

Diêm Trƣờng

16

30

ấp giáp sách An Cƣ

An Truyền

(đều ở mặt nước)

21

Tổng cộng:

444

Bảng 5: Bảng kê số làng thời Đồng Khánh

Đến thời Duy Tân (1907), thành phố Huế gồm có 9 phƣờng, từ phƣờng
Đệ Nhất đến phƣờng Đệ Cửu. Trong đề tài của chúng tơi, có 4 văn bia thuộc
hai phƣờng Đệ Nhất (Phú Hoà) và Đệ Cửu (Phú Vĩnh).
Ở thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn, các làng xã luôn tăng lên về số lƣợng,
từ 431 đơn vị (theo sách Đại Nam nhất thống chí) đến thời Bảo Đại đã là 474
đơn vị (theo Danh sách xã thôn Trung Kỳ trước 1945). Tác giả Nguyễn Đình
20



Đầu căn cứ vào địa bạ thời Gia Long cho chúng ta biết, có khoảng 354 làng,
trong đó 210 làng còn địa bạ.
Đầu thế kỷ XX, Theo Niên giám tổng quát xứ Đông Dương [7, tr 33],
năm 1907, 6 huyện của phủ Thừa Thiên có 31 tổng, 457 làng, 39785 đinh.
Đến Cách mạng tháng Tám, Thừa Thiên Huế có 474 làng, và hiện nay
con số ấy đã hơn 500. [101]
Nhƣ vậy, trải qua 700 năm với 7 triều đại phong kiến, làng xã vùng
Thuận Hố khơng ngừng biến động, trong đó, đặc trƣng chung là tăng lên về
số lƣợng và ngày càng thể hiện đƣợc chiều sâu trong việc tổ chức hành chính
cũng nhƣ đời sống văn hố. Văn bia đình ra đời và phát triển cũng xuất phát từ
nền tảng đó, đồng thời quay lại thúc đẩy sự phát triển của đời sống tinh thần
làng xã.
II. Một số giới thuyết về văn bia Thừa Thiên Huế
Văn bia xuất hiện từ khá sớm, bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó đƣợc lan
truyền sang các nƣớc Á Đông chịu ảnh hƣởng của văn hóa Hán, tiêu biểu
nhƣ Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản.
Có thể coi thời điểm xuất hiện của văn bia là từ thời Hậu Hán: Từ Hậu
Hán về sau mới có văn bia, tìm văn bia trong bia, thời Tiền Hán chƣa thể
thấy đƣợc” (Dƣơng Tu, Tạp cổ lục). Chu Kiến Tâm dẫn lời Diệp Xƣơng Xí
trong Ngữ thạch cũng có ý kiến tƣơng tự: “Tất cả nội dung khắc trên đá đều
gọi là văn bia bắt đầu từ đời Hán về sau”. [48]
Tuy nhiên, mầm mống của văn bia đã xuất hiện trƣớc trƣớc đó rất lâu.
Ngay từ thời Hạ, Thƣơng, Chu, ngƣời ta đã khắc các ký tự lên mai rùa, lên
vách đá nhằm trao đổi thơng tin, phản ánh thế giới thơng qua cái nhìn trực
quan. Càng về sau, khi đời sống phát triển cao hơn, văn bia ra đời và trở
thành biểu hiện của đời sống văn hóa con ngƣời.
Đến đời Tần, vua Tần Thủy Hoàng đã khắc chữ lên đá để đánh dấu, ghi
lại những chuyến du ngoạn của mình: “Sử ký, Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ ghi


21


việc Tần Thuỷ Hoàng (221 - 207 TCN) tuần du phƣơng Đơng, có 6 khắc đá:
lên Trâu Dịch, lên Thái Sơn, lên Lang Nha, lên Chi Phù, lên Kiệt Thạch, lên
Cối Kê, nhiều thuyết cho là khắc vào núi đá hoặc khắc vào tấm đá rồi dựng
lên. Lại nói việc Nhị Thế (207 - 136 TCN) tuần du các quận huyện phía đơng
đều có khắc lên tấm đá mà Thuỷ Hồng đã dựng… Cái tên khắc thạch bắt
đầu từ đó”. [48]
Sự giao lƣu khá sớm với nền văn hóa Hán đã giúp cho q trình tiếp
thu văn hóa của Việt Nam có một lịch sử lâu đời. Văn bia xuất hiện ở Việt
Nam từ thời Bắc thuộc, khoảng thế kỷ thứ VII. Tấm bia cổ nhất đƣợc tìm
thấy tại làng Trƣờng Xn, xã Đơng Minh, huyện Đơng Sơn, Thanh Hóa có
tên Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn đƣợc lập vào năm
Mậu Dần, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (tức năm 618). [48]
Từ đó, cho tới hết thời Nguyễn, văn bia Việt Nam tăng lên rất nhanh
về số lƣợng cũng nhƣ chủng loại, từ các Kinh chàng (các cột đá khắc kinh
Phật) cho tới bi văn, ma nhai, bia tháp minh, bia Hậu. Nếu nhƣ thời Đinh
(968 - 980), chúng ta mới chỉ tìm thấy một số Kinh chàng, thời nhà Lý
(1010 – 1225) có 23 bia, thời Trần (1225 – 1400) 44 bia thì đến thời Mạc,
chúng ta có 165 bia, các triều đại sau này là Lê trung hƣng, Tây Sơn, thời
Nguyễn thì con số đó lên tới “khoảng vài ngàn văn bia” [33, tr 48].
Về sự phân bố theo không gian, văn bia Việt Nam, nhìn chung thƣờng
gắn với các di tích văn hóa, lịch sử nhƣ: đình, chùa, miếu, lăng tẩm, nhà thờ
họ... Xuất phát từ đặc điểm lịch sử mở rộng dần bờ cõi về phƣơng Nam của
dân tộc, văn bia Việt Nam cũng đƣợc phân bố không đều giữa các vùng miền
trên cả nƣớc. Từ Bắc chí Nam, hầu hết nơi nào cũng có bia, tuy nhiên Miền
Bắc và Bắc Trung bộ vẫn là nơi có nhiều văn bia hơn cả so với hai miền cịn
lại. Các tỉnh phía Nam, “mật độ văn bia Hán - Nôm vùng này rất thưa so với

niền Trung và miền Bắc” [48, tr 52].

22


×