Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) biến đổi trong hôn nhân của người cao lan xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------******--------

Trần Ái Vân

BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CAO LAN
XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------******--------

Trần Ái Vân

BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CAO LAN
XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
Chun ngành:

Lịch sử văn hóa Việt Nam

Mã số:

Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Đức Tiến
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Đinh Đức Tiến

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Biến đổi trong hôn nhân của người Cao Lan
xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là do tôi thực hiện. Trong q
trình thực hiện Luận văn, tơi đã thu thập tài liệu tại địa bàn nghiên cứu và
những tài liệu từ những nhà nghiên cứu trước đó đều được trích dẫn nguồn
đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Trần Ái Vân

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản Luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, các anh chị công tác tại Viện Dân tộc học, các cô chú, anh, chị làm
việc tại UBND xã Lục Sơn, UBND huyện Lục Nam, nhân dân tại địa bàn
nghiên cứu và đặc biệt, người hướng dẫn khoa học chính - TS. Đinh Đức Tiến
- đã tận tình giúp đỡ để Luận văn này được hoàn thành.
Xin cho phép tác giả ghi ơn từ đáy lịng mình.
Học viên
Trần Ái Vân

ii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cao Lan là một nhánh địa phương trong tộc người Sán Chay có dân số không
đông, cư trú rải rác tại các tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi Đông Bắc. Đây là
một trong tám tộc người sinh tụ, góp phần hình thành những giá trị văn hoá tại 4
huyện miền núi Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.
Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Cao Lan ở Việt Nam nói
chung, ở Bắc Giang nói riêng. Hầu hết, các cơng trình tập trung vào các lĩnh vực
liên quan đến lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế, văn hố vật chất, tơn giáo tín
ngưỡng... Tuy nhiên, những chun khảo về gia đình và hơn nhân người Cao Lan
tới nay còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, hơn nhân là một trong những biểu hiện sắc
thái độc đáo của văn hoá truyền thống cũng như quá trình của mỗi tộc người trên
lãnh thổ Việt Nam nói chung và người Cao Lan ở Bắc Giang nói riêng. Đây là một
lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, đóng vai trị to lớn trong việc giữ gìn và bảo tồn
các giá trị văn hóa tộc người. Thơng qua việc thực hành các nghi lễ trong hôn nhân,
trang phục cưới xin, văn hóa ẩm thực, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình với cộng đồng... có thể thấy được lịch sử phát triển cũng như các quan niệm,

các giá trị văn hóa truyền thống hay chính là những nét đặc trưng để có thể phân
biệt tộc người này với tộc người khác, tạo nên bản sắc riêng của văn hóa tộc người
trong bức tranh đa sắc trong cộng đồng các sắc tộc ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong bối cảnh xã hội ngày một phát triển, quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy q trình cộng cư giữa các tộc người ngày càng
diễn ra mạnh mẽ. Văn hóa của mỗi tộc người ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Giang
nói riêng vì thế mà hiện đang có những biến đổi sâu sắc. Đây có thể coi là một tất
yếu trong q trình vận động của xã hội. Những tư liệu thu thập được khi nghiên
cứu sâu về hôn nhân của người Cao Lan sẽ góp phần phác hoạ bức tranh sinh động
về phong tục cưới xin và lối sống của người Cao Lan. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện
nay, đổi mới, hội nhập cùng việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế,
đời sống xã hội ở Việt Nam đang biến đổi mạnh mẽ, trong đó có tỉnh Bắc Giang.
1


Điều đó cũng đã tác động khơng nhỏ tới đời sống hơn nhân của người dân nói
chung, người Cao Lan ở Bắc Giang nói riêng. Tập quán liên quan đến hơn nhân vì
thế, đã và đang biến đổi sâu sắc, nhất là hình thức tổ chức lễ cưới đang dần thay đổi
để phù hợp với xu hướng giao lưu, hội nhập văn hoá.
Xã miền núi Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam có 17 thơn, trong đó, 3 thơn
(Rừng Long, Trại Cao, Khe Nghè) có tới gần 100% người Cao Lan sinh sống. Đây
là xã có điều kiện giao thơng đi lại khá khó khăn nên cuộc sống của nhóm cư dân
này về cơ bản còn lưu giữ được những yếu tố văn hóa truyền thống. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển chung của đất nước, nhất là từ sau công cuộc đổi mới năm 1986,
đời sống của đồng bào nơi đây có nhiều thay đổi, đặc biệt những tập quán trong hôn
nhân/cưới hỏi. Vấn đề đặt ra là, hôn nhân truyền thống của người Cao Lan nơi đây
đã có những đặc trưng gì? Từ sau Đổi mới năm 1986, tập quán hôn nhân người Cao
Lan đã thay đổi ra sao? Những nguyên nhân nào đưa tới sự biến đổi đó và xu hướng
biến đổi trong hôn nhân của người Cao Lan? Trả lời được những câu hỏi đó phần
nào đưa ra những kết quả khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách có những

giải pháp phù hợp góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào Cao Lan nói riêng và các tộc người thiểu số nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Nhất là trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước đang tập trung nguồn lực để phát triển và
xây dựng mơ hình nơng thơn mới. Vậy, nghiên cứu những biến đổi trong đời sống
văn hóa của mỗi nhóm cư dân (trong đó có biến đổi hôn nhân) là một vấn đề cần
thiết và cấp bách trong bối cảnh xã hội hiện nay.
- Là một giáo viên giảng dạy lịch sử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc tìm hiểu
để cập nhật tri thức về phong tục tập quán các tộc người thiểu số sẽ khơng chỉ góp
phần nâng cao trình độ chun mơn của bản thân trong q trình giảng dạy, mà cịn
xây dựng được các chuyên đề về lịch sử địa phương, cung cấp tri thức tới các em
học sinh trên địa bàn của tỉnh Bắc Giang.
- Với những lý do trên, tôi chọn “Biến đổi trong hôn nhân của người Cao
Lan xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử văn hoá Việt Nam.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về tộc người Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) đã có khá nhiều cơng
trình của các nhà khoa học đi trước. Những nghiên cứu ấy, vừa cung cấp cho tác giả
luận văn những tri thức/hiểu biết có tính chất nền tảng/cơ sở về nhóm tộc người Sán
Chay, đồng thời, vừa gợi mở hướng triển khai khác với những nghiên cứu trước đó.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như: “Tìm hiểu về nguồn gốc lịch
sử của người Cao Lan của Lã Văn Lơ” (in trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 55,
tháng 10/1963); “Trở lại vấn đề nguồn gốc lịch sử người Cao Lan” của Chu Quang
Trứ (in trong Tạp chí Dân tộc học, số 45, tháng 6/1964); “Về mối quan hệ tộc người
giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chí” của Nguyễn Nam Tiến (in trong Thơng báo
Dân tộc học, số 1/1972); Ngồi ra, cịn một số cơng trình chun khảo, tiểu luận
khác viết/nghiên cứu trực tiếp về dân tộc Cao Lan, Sán Chí của các nhà dân tộc học

như Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Khắc Tụng, Lã Văn Lơ... Nhìn chung các cơng
trình nghiên cứu này chủ yếu đặt ra mục đích khảo sát dân tộc học (mơ tả dân tộc
chí), đi sâu vào vấn đề lịch sử tộc người (nguồn gốc, quá trình di cư, định cư và sinh
sống), xác định tên gọi (xác định tộc danh) và nghiên cứu văn hóa vật thể cũng như
văn hóa phi vật thể ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Vì hướng nghiên cứu của các
học giả đi trước tập trung vào các vấn đề trên, nên việc tìm hiểu về hơn nhân của tộc
người Cao Lan được đề cập đến rất sơ sài hoặc không đề cập đến.
Liên quan đến không gian nghiên cứu của đề tài, nhà dân tộc học Khổng Diễn
có cơng trình Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam. Trong cơng trình này, các tác giả đã
giới thiệu một cách tương đối cụ thể, toàn diện về dân tộc Sán Chay ở Việt Nam.
Tập trung chủ yếu vào các nội dung như: Điều kiện tự nhiên, dân cư và dân số,
những nét cơ bản trong đời sống kinh tế truyền thống và đời sống kinh tế hiện nay.
Tác giả cũng trình bày khái quát những nội dung cơ bản trong tổ chức xã hội, việc
hình thành các thơn bản, dịng họ, hơn nhân và gia đình. Cùng với những đặc điểm
chính về đời sống vật chất như nhà cửa, trang phục, đồ ăn, uống (ẩm thực), thức
hút... cũng như đời sồng tinh thần của đồng bào như tơn giáo, tín ngưỡng, các nghi
lễ gia đình, một số tập tục kiêng cữ cùng ngơn ngữ và văn nghệ dân gian...
3


Bên cạnh đó cịn có một số tiểu luận, bài nghiên cứu đăng trong tải trong Di
sản Văn hóa Bắc Giang tập II (Bảo tàng Bắc Giang - 2005). Những chuyên luận
này tập trung nghiên cứu các phong tục tập quán trong lễ tết, các nghi lễ vòng đời,
tri thức dân gian (tri thức bản địa) trong chữa bệnh và các hình thức văn nghệ dân
gian khác, đặc biệt là hát Sịnh ca - một loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc thù của
người Cao Lan ở Bắc Giang.
Ngoài ra cịn có những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về chủ đề hôn nhân
như: Lễ cưới truyền thống của người Cao Lan của tác giả Lê Minh Anh. Trong đó,
tác giả đã trình bày diễn trình nghi lễ cưới xin của người Cao Lan từ khi dạm hỏi
đến khi lại mặt; Tục cưới hỏi của người Cao Lan - Sán Chí ở Bắc Giang của tác giả

Nguyễn Thu Minh đi sâu vào mô tả các bước diễn ra trong nghi thức hơn nhân của
người Cao Lan - Sán Chí. Hai cơng trình nghiên cứu này đã cung cấp khá nhiều
thơng tin cơ bản cho tơi trong q trình thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các cơng trình đã cơng bố chỉ tập trung nghiên
cứu các vấn đề về quá trình tộc người, điều kiện sinh sống, đời sống kinh tế, vật
chất và tinh thần của đồng bào...; một số công trình có đề cập đến vấn đề hơn nhân
truyền thống của người Cao Lan nhưng chưa đi sâu nghiên cứu những biến đổi
trong nghi lễ hôn nhân của người Cao Lan nói chung và người Cao Lan ở Bắc
Giang nói riêng. Song các cơng trình nghiên cứu trước đây sẽ là nguồn tư liệu quan
trọng, là cơ sở giúp tôi tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình thực
hiện luận văn này. Với những thành quả và khoảng trống trong những nghiên cứu
kể trên, tôi đã xác định hướng nghiên cứu của mình tập trung vào những biến đổi
trong hôn nhân của người Cao Lan. Đây cũng là những tìm hiểu, khỏa lấp những
khoảng trống trong nghiên cứu về tộc người Cao Lan nói chung và nghi thức hơn
nhân của họ nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu có hệ thống những đặc điểm và nghi lễ trong hôn nhân truyền
thống người Cao Lan ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Chỉ ra sự khác biệt/ biến đổi trong tập quán hôn nhân trong đời sống hiện nay
so với trước kia (lấy mốc thời gian năm 1986)
4


- Chỉ ra những nguyên nhân và xu hướng của sự biến đổi trong tập quán hôn
nhân của người Cao Lan ở địa bàn trên.
- Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để đưa ra những giải pháp phù
hợp trong củng cố khối đoàn kết dân tộc và có biện pháp bảo vệ, bảo tồn những giá
trị tốt đẹp trong văn hóa hơn nhân của người Cao Lan tại Lục Sơn, Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hôn nhân người Cao Lan trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ:
Thứ nhất, giá trị văn hóa trong hơn nhân truyền thống của người Cao Lan ở xã
Lục Sơn, huyện Lục Nam thông qua các quan niệm về hôn nhân, các nghi lễ, phong
tục tập quán liên quan đến hôn nhân của tộc người này trên địa bàn.
Thứ hai, chỉ ra những biến đổi của phong tục hôn nhân truyền thống, những
nguyên nhân và xu hướng biến đổi giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu tại 03 bản/thôn của xã
Lục Sơn, huyện Lục Nam là: Khe Nghè, Trại Cao, Rừng Long. Đây là các bản mà
dân số chủ yếu là người Cao Lan (đặc biệt thôn/bản Khe Nghè và Trại Cao, người
Cao Lan chiếm tới 98%), mặc dù họ có sự tiếp xúc, giao thoa - tiếp biến với các tộc
người cùng sinh sống trên địa bàn nhưng vẫn cịn lưu giữ/bảo lưu được nhiều nét
văn hố đặc trưng của tộc người.
+ Về thời gian: luận văn nghiên cứu hôn nhân của người Cao Lan từ cuối thế
kỷ XIX đến nay, lấy niên điểm 1986 làm dấu/mốc thời gian để phân chia giữa hai
giai đoạn (từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1986 và từ năm 1986 đến nay). Niên điểm
1986 là mốc thời gian Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt: chính
trị, văn hóa, xã hội. Điều đó đã tác động rất mạnh đến đời sống văn hóa của tộc
người Cao Lan, trong đó có phong tục và các lễ nghi liên quan đến hôn nhân.
5


5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Tài liệu khảo sát: bao gồm những thông tin ghi chép, tiếp cận được trong quá
trình điền dã (quan sát tham dự), phỏng vấn sâu người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Và các tài liệu khác thu thập được tại địa phương như: bản đồ, ảnh chụp, sơ đồ, các
văn bản hành chính liên quan đến hơn nhân của của người Cao Lan nói chung và

thuộc địa bàn nghiên cứu nói riêng. Trong q trình khảo sát, phỏng vấn, tơi tập
trung vào nhóm đối tượng là người dân Cao Lan trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện
Lục Nam, gồm có: nhóm thứ nhất là thanh niên, có độ tuổi từ 20 - 25; nhóm thứ hai
là người già, có độ tuổi từ 60 - 70 tuổi. Việc lựa chọn các nhóm tuổi này, cho phép
tác giả luận văn vừa tìm hiểu được phong tục hơn nhân truyền thống, vừa tìm hiểu
được phong tục hơn nhân hiện nay của người Cao Lan. Đây cũng là nguồn tài liệu
cơ bản cho tơi thực hiện nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn căn cứ vào nguồn tài liệu nghiên cứu của các học
giả đi trước. Đặc biệt là những nghiên cứu mang tính dân tộc chí về đời sống văn
hóa dân tộc (trong đó có hơn nhân) người Cao Lan ở Bắc Giang trước năm 1986
được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành hoặc sách chuyên khảo. Những tài liệu
nghiên cứu này cho phép chúng tôi vừa kế thừa được những mô tả về hôn nhân
truyền thống trước năm 1986, vừa kế thừa được những đánh giá thực trạng của các
nhà nghiên cứu/các chuyên gia trong lĩnh vực dân tộc học, văn hóa học tộc người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả tiến hành sử dụng các phương pháp
chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp này dựa trên những tư liệu, những công trình nghiên và khảo sát
của các tác giả đi trước đã công bố, với tư liệu tác giả trực tiếp khảo sát tại địa bàn
nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra sự biến đổi trong hôn nhân của người Cao Lan tại xã Lục
Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

6


- Phương pháp điền dã Dân tộc học
Tác giả sử dụng các công cụ chủ yếu là quan sát tham gia, thảo luận nhóm và
phỏng vấn sâu. Trong đó, tác giả được trực tiếp tham gia vào 05 đám cưới của
người địa phương (04 là của người Cao Lan từ năm 2017 đến năm 2018). Khơng

những thế, tác giả cịn tham gia trực tiếp vào các lễ hội, nghi lễ khác của cộng đồng
Cao Lan, trong đó, có lễ hội xuống đồng của đồng bào. Từ đó có những minh chứng
quan trọng để triển khai thực hiện những vấn đề luận văn đang hướng tới.
Đặc biệt, để diễn giải và trình bày kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng các
phương pháp của lịch sử và lịch sử văn hóa để hoàn thiện luận văn. Phương pháp
này cho phép tác giả trình bày các vấn đề nghiên cứu theo thứ tự/trình tự/diễn trình
thời gian, tương ứng với từng giai đoạn lịch sử Việt Nam. Không những thế,
phương pháp này cho phép so sánh sự thay đổi giữa xưa và nay, giữa quá khứ và
hiện tại... trong hôn nhân của tộc người Cao Lan mà tác giả đang thực hiện.
6. Lý thuyết và khái niệm sử dụng trong luận văn
Lý thuyết tiếp biến văn hóa
Trong lịch sử lồi người cũng như lịch sử một cộng đồng, văn hóa chuyển biến
khơng ngừng. Sự chuyển biến, tiến hóa văn hóa bắt nguồn từ phức hợp các nguyên
nhân nội sinh và ngoại sinh, sự phát triển nội tại và những tác động của tiếp biến
văn hóa.
Cũng giống như khái nhiệm “văn hóa”, thuật ngữ “tiếp biến văn hóa” có nhiều
định nghĩa khác nhau, bổ sung cho nhau. Thuật ngữ này được dùng đầu tiên vào
cuối thế kỷ XIX và trở nên phổ biến hơn vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
Trong đó AL. Kroeber đã viết: “Tiếp biến văn hóa bao gồm những biến đổi sản
sinhra trong một nền văn hóa do ảnh hưởng của một nền văn hóa khác, kết quả dẫn
đến là sự tương đồng của hai nền văn hóa đó gia tăng. Ảnh hưởng có thể là tương
hỗ hoặc là lán át một chiều. Sự đồng hóa đem lại có thể tiến hành cho đến khia một
nền văn hóa bị triệt tiêu bởi sự hấp thụ nền văn hóa kia, hoặc những nhân tố khác có
thể can thiệp để làm cân bằng sự đồng hóa và giữ cho hai nền văn hóa đó tồn tại
riêng biệt. Thường thì q trình tiếp biến đó có xu hướng dần dần từng bước mà
không đột ngột, trong một khoảng thời gian dài của lịch sử” [33, tr 45,46].
7


Có thể thấy rằng “tiếp xúc” được coi như nguyên nhân và “biến đổi” được coi

như hệ quả của tiếp biến văn hóa. Có thể có những phương thức tiếp xúc trực tiếp
và tiếp xúc gián tiếp. Biến đổi cũng có thể ở mức độ ít hoặc nhiều, từng phần hoặc
tồn bộ, từ bổ sung, tích hợp, chỉnh sửa, cách tân hay thay thế.
Sử dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa làm điểm tựa về mặt lý thuyết cho phép
tác giả thấy được q trình tiếp biến văn hóa là một tất yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới
những biến đổi trong hôn nhân của người Cao Lan xã Lục Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang, từ đó tìm ra những nguyên nhân của quá trình biến đổi và bước đầu
chỉ ra xu hướng hôn nhân của người Cao lan trong xã hội đương đại.
- Hôn nhân: theo từ điển Tiếng Việt thì việc nam nữ chính thức lấy nhau làm
vợ chồng được gọi là hôn nhân [29, tr 445]. Theo Luật hơn nhân và gia đình Việt
Nam, thì hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hơn.
- Nghi lễ: theo từ điển Tiếng Việt thì các nghi thức của một cuộc lễ và trật tự
tiến hành là nghi lễ, hay còn gọi là lễ nghi [29, tr 541]. Lê Hải Đăng cho rằng “Nghi
lễ là tập hợp các hành vi của con người (cá nhân hay tập thể) đã được mã hóa, ln
có sự hỗ trợ của thể chất, một giá trị biểu tượng lớn đối với những người thực hiện
và những người chứng kiến, và nó được tạo dựng dựa trên sự nhất quán tư tưởng.
Hành vi đó mang tính linh thiêng, lặp đi lặp lại nhằm tơn thờ thế lực siêu nhiên nào
đó của từng cộng đồng cụ thể, nó được biểu hiện qua việc thờ cúng và có nhiều dấu
ấn gắn với sinh hoạt trong đời sống người dân. Nghi lễ là biểu hiện mọi khía cạnh
của đời sống vật chất và tinh thần của con người, tộc người. Do đó, dù ở bất kỳ hình
thái xã hội nào, nghi lễ cũng có tính tộc người” [25, tr 18].
- Truyền thống: là thói quen đã hình thành lâu đời trong thói quen và nếp nghĩ,
được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác [29, tr 107]. Truyền thống cũng có
thể hiểu là làm tồn tại cái gì đã tồn tại rồi, và bảo lưu là giữ gìn cái đã được truyền
[18, tr 25-26]. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: “có thể hiểu “truyền thống” như
là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một cộng đồng, được hình thành
trong lịch sử, trong một mơi trường sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn
định, trường tồn nhưng khơng vĩnh cửu, có thể được định chế hóa bằng luật hay
bằng lệ (phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - có
8



thể gọi là di truyền văn hóa, bên cạnh sự di truyền sinh vật về thân xác - để bảo đảm
tính đồng nhất của một cộng đồng” [62, tr 83].
- Ngoại hơn dịng họ: Theo E. Adamson Hoebel “chế độ ngoại hơn có thể định
nghĩa như là một quy luật xã hội buộc một cá nhân chỉ được kết hôn với người bên
ngồi họ hàng, dịng họ của mình” (24, tr 432). Điều này cũng gặp phổ biến ở nhiều
dân tộc khác ở Việt Nam và thế giới. Việc cấm kỵ hôn nhân nội tộc đã xuất hiện từ
lâu đời: “cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, việc chọn bạn đời đều có những
cấm chỉ căn cứ trên quan hệ họ hàng gần. Những ai vi phạm quy tắc ấy là phạm
vào tử tội loạn luân” [Robert Lowie 2008: 30].
- Nội hôn tộc người: Hôn nhân truyền thống thường là hôn nhân đồng tộc,
những người cùng dân tộc, cùng nhánh dân tộc lấy nhau (người Cao Lan lấy người
Cao Lan, người Nùng Phàn Slình lấy người Nùng Phàn Slình …). Bởi người ta
quan niệm lấy người khác dân tộc sẽ gặp nhiều hạn chế trong quan hệ ứng xử gia
đình, tâm lý, nếp sống và ngơn ngữ hàng ngày [4, tr 22].
7. Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục thì nội dung chính gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về tộc ngƣời Cao Lan xã Lục Sơn, hyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang
Chƣơng 2: Hôn nhân truyền thống của ngƣời Cao Lan ở xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam.
Chƣơng 3: Những biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Cao Lan ở xã Lục
Sơn, huyện Lục Nam, nguyên nhân và xu hƣớng hiện nay.

9


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI CAO LAN
XÃ LỤC SƠN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG
1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành vùng đất
1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Sơn là xã vùng cao, nằm dưới chân sườn Tây Bắc dãy Yên Tử, thuộc
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trung tâm xã cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn
Đồi Ngô) 35km và tỉnh lỵ (thành phố Bắc Giang) 55km về phía Bắc. Nhìn trên bản
đồ hành chính, vị trí địa lý xã Lục Sơn nằm ở điểm cực đơng của huyện Lục Nam.
Phía đơng tiếp giáp xã Tuấn Đạo và xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động; phía tây tiếp
giáp xã Trường Sơn (Lục Nam); phía nam tiếp giáp hai xã An Sinh, xã Tràng
Lương của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; phía bắc tiếp giáp xã Bình Sơn
(Lục Nam).
Tính theo trục tây - đơng, điểm địa đầu xã Lục Sơn là dốc Đìa Đơ (thơn Chồi)
giáp danh xã Trường Sơn; điểm phía tây là Đèo Bụt giáp danh với xã Tuấn Mậu,
huyện Sơn Động, chiều dài gần 15 km. Trục bắc - nam, đoạn ngắn nhất từ dốc Đìa
Đơ đến mốc địa giới hành chính 364, giáp xã An Sinh, xã Tràng Lương (huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) dài 8km.
Xã Lục Sơn có tổng diện tích tự nhiên là: 9668,08 ha; diện tích đất canh tác
909,38 ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên, cịn lại là đất rừng. Diện tích đất rừng
là: 8180, 28 ha, trong đó: rừng sản xuất 5828,28 ha rừng, đặc dụng: 2352 ha [Báo
cáo của Ban địa chính xã năm 2017].
Địa hình xã Lục Sơn tuy hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu nhưng các tuyến
giao thông liên thôn, liên xã nằm trên bình địa (tương đối bằng phẳng), ít đèo dốc
cho nên việc đi lại khá thuận lợi. Tỉnh lộ 293 chạy qua xã với chiều dài chừng 14
km. Con đường này phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nối liền các khu di
tích Cơn Sơn, Kiếp Bạc, Chùa La, Suối Mỡ, Yên Tử. Hiện nay, một con đường mới
được mở rộng từ Yên Dũng lên tây Yên Tử được gọi là con đường tâm linh. Từ
đây, có thể mở ra hướng phát triển và giao lưu không chỉ giữa các nhóm dân cư trên
địa bàn xã, huyện, mà cịn cả giữa Bắc Giang với các tỉnh - thành lân cận
10



1.1.2. Lịch sử hình thành vùng đất
Thời Lý - Trần (thế kỷ 11- 14), miền đất Lục Sơn ngày nay thuộc huyện La
Ngạn - Lục Na, châu Bắc Giang.
Dưới thời Lê - Mạc (thế kỷ 15- 16), thuộc huyện Lục Ngạn, đạo/xứ/trấn
Kinh Bắc.
Dưới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17- 18), thuộc tổng Vô Tranh, huyện Lục
Ngạn, phủ Lạng Giang, xứ/trấn Kinh Bắc.
Theo tài liệu Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn đầu thế
kỷ XX, Lục Sơn thuộc tổng Vô Tranh, huyện Lục Ngạn.
Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh thì
miền đất này lại thuộc tổng Vô Tranh, huyện Lục Ngạn, trấn Bắc Ninh.
Năm 1831, nhà Nguyễn thay đổi đơn vị hành chính trấn thành tỉnh thì Lục Sơn
thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1889, niên hiệu Thành Thái nguyên niên, chính quyền Pháp thành lập
tỉnh Lục Nam được gần hai năm thì giải thể, khi đó Lục Sơn thuộc tổng Vơ Tranh,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Lục Nam.
Đến năm 1957, thành lập huyện Lục Nam, phần đất xã Lục Sơn ngày nay
thuộc xã Yên Sơn B, thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 28/7/1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 241 - NV về
việc chia một số xã của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Chia xã Yên Sơn B thành
hai xã: Bình Sơn và Hùng Sơn thì Lục Sơn khi đó là xã Hùng Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang [57, tr 131].
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 5 đã hợp nhất tỉnh Bắc Giang
và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1963.
Trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, Lục Sơn mang tên mới là xã
Hùng Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc. Tên gọi Lục Sơn, huyện Lục Nam có từ
năm 1965, trước là xã Yên Sơn B. Từ 28/7/1958, chia thành 2 xã Bình Sơn và Hùng
Sơn, năm 1965, xã Hùng Sơn đổi thành xã Lục Sơn [56, 218].

Ngày 15/4/1963, Thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị số 23 - TTg đổi tên xã Hùng
Sơn của huyện Lục Nam thành xã Lục Sơn. Tên gọi hành chính chính thức được sử
dụng từ năm 1971.
11


Năm 1997, tỉnh Hà Bắc chia thành hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh thì Lục Sơn
thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và giữ nguyên địa danh hành chính từ đó
đến nay.
1.1.3. Dân cư xã Lục Sơn
Tính đến ngày 26/7/2018, xã Lục Sơn có 2 125 hộ, 8 327 nhân khẩu với 8 tộc
người cùng chung sống [Số liệu trong Báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của UBND xã
Lục Sơn].
Đơng nhất là người Kinh có 3.720 người (chiếm 44,6% dân số của cả xã),
sống tập trung phần lớn ở các thôn như: Vĩnh Tân, Hổ Lao 3, Hổ Lao 4, Đám Trì,
Chồi 1, Chồi 2, Thọ Sơn.
Đơng thứ hai là người Dao với số dân là 2.141 người (chiếm 26, % dân số
tồn xã).
Đơng thứ ba là tộc người Cao Lan có khoảng 1.819 người sống ở các thơn Trại
Cao, Khe Nghè, Rừng Long (chiếm 21,8 %). Trong đó thơn Khe Nghè có 79 hộ với
319 nhân khẩu ; thơn Trại Cao có 92 hộ với 366 nhân khẩu; thơn Rừng Long có 165
hộ với 695 nhân khẩu.
Ngồi ra, cịn có các tộc người khác như Thổ, Tày, Sán Dìu, Hoa là những tộc
rất ít người chưa được 100 khẩu (chiếm 7,6% dân số của xã) sống xen kẽ trong các
làng bản, tuy phong tục tập quán của có khác nhau nhưng quần tụ cùng nhau chung
sống trên mảnh đất này.
Ngƣời Cao Lan:
Cao Lan là một trong hai nhóm của dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí).
Trước đây, các học giả người Pháp coi người cao Lan là một bộ phận của tộc người
Dao. Người Cao Lan còn được gọi là người Trại. Cho đến nay, người Cao Lan ở

Bắc Giang vẫn tự nhận mình là người của tộc Cao Lan (Hờn Bán), có tiếng nói
riêng thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (52, tr 278). Theo kết quả khảo sát ở các
huyện/địa phương có nhiều người Cao Lan sinh sống, thì nguồn gốc của người Cao
Lan ở Bắc Giang là từ Quảng Đông, Quảng Tây, Dương Châu, Quý Châu (Trung
Quốc) di cư sang Việt Nam, vì những lý do khác nhau đã đến và định cư được 300
năm. Đến Việt Nam, người Cao Lan cư trú ở một số huyện của tỉnh Quảng Ninh,
sau đó di cư đến các huyện miền núi tỉnh Bắc Giang [57, tr 278].
12


Cuốn Lịch sử họ Dương (bản Khe Nghè) do ông Dương Văn Cao (Hội trưởng
họ Dương, mất năm 2010) cùng Hội đồng gia tộc biên soạn cho biết: Họ Dương vốn
ở tỉnh Quảng Tây, di cư đến Quảng Đông vào năm 1748. Năm 1768 đến Hoành Bồ,
Ba Chẽ (Quảng Ninh). Năm 1881 đến Đá Bờ (nay thuộc xã Tuấn Đạo, huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang). Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 một nhóm người Cao Lan từ
Đá Bờ đến Đèo Gia (Lục Ngạn), một nhóm đến Vĩnh Ninh (nay thuộc xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam) rồi sau này lập nên bản Trại Cao, hay còn gọi là trại Cao Lan vào
năm Duy Tân thứ 2 (1908) [40, tr 8].
Ban đầu người Cao Lan sống theo lối du canh du, cư phát nương làm rẫy trên
các cánh rừng, sườn núi. Đến thời kỳ hịa bình, xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp,
với chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng bào dần chuyển xuống các lũng thấp
bên sông và sống định canh theo phương thức làm ruộng nước, canh tác hoa màu,
ổn định tại các thôn bản như hiện nay. Những kinh nghiệm trong sản xuất của họ
chẳng kém gì người Tày - Nùng hay người Việt [58, tr 151].
Ở Lục Sơn, dân tộc Cao Lan cư trú ở Khe Nghè, Rừng Long, Trại Cao với
nhiều dòng họ khác nhau như họ: Nịnh, Tống, Đàm, Trần, Tô, Tơ, Phan, Dương,…
Mỗi dịng họ của người Cao Lan có một trưởng lại và bao gồm nhiều ngành, chi,
thứ. Trong đó, họ Tống được coi là chiếm đa số so với các họ khác của người Cao
Lan ở Lục Sơn.
1.2. Hoạt động kinh tế chủ yếu

Cũng như các tộc người thiểu số khác sinh sống ở vùng núi thấp, người Cao
Lan lấy việc trồng trọt lúa nương và cây lương thực khác trên đất dốc là là hoạt
động kinh tế chủ đạo. Ngoài ra họ cũng tận dụng những khoảnh đất bằng phẳng để
trồng lúa nước. Tất cả những hoạt động khác như chăn ni, thủ cơng gia đình, trao
đổi bn bán hay săn bắt/bắn, hái lượm đều là những hoạt động kinh tế phụ mang
tính chất bổ trợ cho trồng trọt. Hoạt động sản xuất này vừa là đặc điểm chung của
những tộc người sống ở trung du và miền núi, vừa là đặc điểm riêng của người Cao
Lan ở Bắc Giang.

13


1.2.1. Kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt
Trong xã hội truyền thống, phương thức trồng trọt trên nương rẫy là hoạt động
nông nghiệp chủ đạo của người Cao Lan. Người Cao Lan thường chọn những nơi
có địa hình tương đối bằng phẳng như sườn đồi, bãi trống, chân ruộng thấp để làm
nương rẫy.
Trong quá trình sản xuất, theo phong tục, trước khi bước vào hai vụ chiêm mùa, người Cao Lan tiến hành làm lễ cầu mưa. Lễ này được tổ chức một năm hai
lần vào tháng 2 và tháng 6. Đầu năm, đồng bào làm lễ vào ngày mồng 2 tháng 2 (âm
lịch) gọi là cầu vụ chiêm. Lần hai tổ chức vào ngày mồng 2 tháng 6 gọi là lễ cầu đại
mùa. Chỉ khi đã làm xong lễ này, người dân mới được bắt tay vào việc cấy trồng.
Các giống lúa người Cao Lan có nhiều loại:
Lúa nếp (hau liu) là loại lúa có thân cây cao, năng suất trung bình, hạt thóc
mầu sẫm, gạo trắng và thơm. Loại nếp này đồng bào thường dùng làm bánh dày.
Một lễ vật phổ biến dùng để cúng tế trong các dịp lễ tết. Đặc biệt, đây là sính lễ
khơng thể thiếu trong nghi lễ hôn nhân của người Cao Lan.
Nếp riềng (hau láu) là loại lúa cây cao cho năng suất cao, hạt lúa màu vàng,
gạo dẻo và thơm dùng để nấu rượu. Loại rượu này cũng được sử dụng trong các dịp
trọng đại của gia đình hay dịng họ, giống như bánh dày được sử dụng trong đám

cưới, lễ tết...
Lúa nếp cẩm (hau liu lầy) là giống lúa nếp cổ nhất của người Cao Lan. Loại
lúa này cây cao, chịu hạn rất tốt, thường được đồng bào gieo trồng ở nương đất dốc,
gạo màu đen (hau đăm), thường được dùng để nấu xôi dùng trong nghi lễ...
Lúa tẻ (hau chăm), trước đây người Cao Lan thường gieo hai loại lúa chính là
hau núi lang, hau sau lang. Đây là giống lúa cây cao, hạt nhỏ, gạo có mầu đỏ, ăn
dẻo và thơm.
Ngoài các loại lúa ra, trên nương rẫy, đồng bào cịn trồng một số loại cây
lương thực khác như ngơ, khoai lang (mền keo), mền moi (sắn), củ từ, củ mỡ, lạc,
đỗ tương (mặc tù nằng), đỗ xanh (mặc tù heo), khoai sọ (mền phực), cà…và cây ăn
quả như: mía (mịt), chuối, dứa, vải thiều, hồng…
14


Chăn nuôi :
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của người Cao Lan tương đối phát triển. Nó chiếm
một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của đồng bào.
Đại gia súc chủ yếu được đồng bào nuôi là trâu, bò. Trâu, bò được dùng để
cày, bừa, kéo xe, kéo gỗ, đôi khi cũng nuôi để bán. Cách chăn nuôi theo phương
thức “bán hoang dã”: trâu bò được thả vào rừng, vào bãi, trên cổ chúng được mang
theo mõ để tiện cho việc trông giữ. Thời gian gần đây, việc chăn thả đã có người
trơng nom. Ngồi đại gia súc kể trên, trong gia đình người Cao Lan cịn ni lợn.
Hầu như gia đình nào cũng đều ni từ 1 đến 2 hoặc 3 con lợn thịt. Việc nuôi lợn là
để bán lấy tiền hoặc cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày
và những công việc lớn như cưới xin, ma chay, tế lễ, làm nhà mới1.
Về chăn ni gia cầm, mỗi gia đình người Cao Lan đều có hàng chục con gà
trong sân vườn. Do sinh sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh, không gần các trung tâm
nên đồng bào Cao Lan nuôi nhiều gia cầm để đáp ứng nguồn thực phẩm hằng ngày,
cũng như phục vụ cho việc cúng tế trong các tiết lệ hằng năm và đãi khách.
1.2.2. Kinh tế lâm nghiệp

Rừng trong vùng đồng bào Cao Lan cư trú hiện nay đã được giao đến tận các
hộ gia đình. Trong rừng có rất nhiều loại gỗ quý như lim, gụ… và các loại sản vật
quý như ba kích, mật ong rừng, cùng các loại động vật như hổ, báo, nai, lợn rừng....
Xưa kia việc thu hái các loại sản phẩm của thiên nhiên như măng, rau rừng,
nấm, hoa quả, củ và các loại thảo dược ở trên rừng được diễn ra thường xuyên.
Người Cao Lan rất có kinh nghiệm khi thu hái theo vùng, theo mùa vụ. Vào mùa
xuân - hè, đồng bào kiếm các loại măng, nấm, mộc nhĩ. Mùa thu - đơng thì tìm kiếm
các loại củ, quả… Măng (mo mói) gồm có nhiều loại: măng đắng (mói ham), măng
ngọt (mói tim) được kiếm vào tháng hai, tháng ba. Măng tre mai (mói mai), măng
nứa ... được kiếm vào tháng 5, tháng 6, tháng 7. Các loại củ, quả được tìm kiếm vào
các tháng cuối năm như củ nâu, củ mài, ba kích…
1

Bên cạnh việc chăn ni gia súc, gia cầm, người Cao Lan cịn ni chó. Mặc dù có nhiều dịng họ của tộc
kiêng ăn thịt chó, nhưng mỗi gia đình đều ni từ 1 đến 2 con để giữ nhà và phục vụ việc đi săn. Chó được
đồng bào nuôi thả rông và cho ăn sau các bữa ăn của gia đình

15


Người Cao Lan cũng thường tổ chức những cuộc đi săn theo hình thức tập thể
hoặc cá nhân. Mục đích săn bắt của đồng bào là bảo vệ mùa màng, làm nguồn thực
phẩm dự trữ và một phần để giải trí. Hình thức săn bắt lúc đó chủ yếu là đặt bẫy,
rình và đuổi bắt. Trong những cuộc đi săn, đồng bào thường mang theo chó, với các
dụng cụ đơn giản như nỏ (pa lấu), súng kíp (sịng kép) tự tạo, dao quắm, tên tẩm
thuốc độc (tộc dặc) và bẫy (kẹp). Những con thú săn được thường là hươu, nai, lợn
rừng, cày, cáo, chồn, gà rừng, chim sóc các loại…
Nếu săn được thú lớn thì người bắn được hưởng phần đầu, đùi và bộ xương.
Nếu bắn được lợn rừng, họ được hưởng đùi trước. Nếu bắn được hươu nai, họ được
hưởng đùi sau và đầu. Ruột gan con thú đó được chia làm bốn phần thì người bắn

được một phần. Phần còn lại được chia đều cho tất cả những người tham gia cuộc
săn, trong đó có phần cho những con chó giúp chủ đi săn. Đến nay, nguồn tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, việc đi săn tập thể ít được tổ chức hơn, chủ yếu chỉ
mang tính chất đơn lẻ, cá nhân.
Xã Lục Sơn có rất nhiều khe suối tự nhiên nên việc đánh bắt cá diễn ra thường
xuyên, người Cao Lan có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khai thác này. Họ
thường đánh bắt cá theo mùa. Với kinh nghiệm của mình, họ có thể biết được mỗi
loại cá sống trong từng khúc sông đoạn suối nơi họ cư trú.
Dụng cụ đánh cá của người Cao Lan là chài (pan máng), lưới (pơn lẹ), đó (ăn
chún), vó (dắc dém). Việc đánh bắt cá được tiến hành ở những đoạn suối lớn chủ
yếu từ tháng 8 đến tháng 1. Vào vụ cày cấy, đồng bào thường tranh thủ thả lưới vào
các buổi sáng hoặc chiều, chài được quăng vào ban đêm. Đồng bào Cao Lan thường
hay thả rọ tôm ở những đoạn suối lớn vào ban đêm. Rọ tơm của họ được đan kiểu
hình trụ bằng nan tre theo kiểu lóng mốt, có chiều dài 30 cm, đường kính tiết diện
ngang thân rọ là 10 cm. Rọ được buộc vào một sợi dây, hai đầu dây có phao, mỗi rọ
cách nhau 1,5- 2m, nếu nước trong thì phải qua đêm mới được nhấc, nếu nước đục
thì cứ khoảng ba giờ sau sẽ nhấc đổ một lần.
1.2.3. Thủ công nghiệp
Người Cao Lan ở Lục Sơn có nhiều nghề truyền thống như: làm giấy dó, đan
lát đồ dùng song mây, dệt vải - thêu thùa, khêu nến..., các nghề thủ công đã tạo
thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, các
16


nghề thủ công chưa tách ra khỏi nông nghiệp, chỉ được làm những khi nông nhàn và
chủ yếu là tự cấp, tự túc.
Nghề làm giấy dó
Đây là nghề đặc biệt chỉ có ở Khe Nghè. Xưa kia, ở bản Trại Cao, Khe Nghè
có nhiều người biết làm giấy dó truyền thống. Họ tự làm để sử dụng trong việc ghi
chép lịch pháp, sổ sách hay phục vụ cúng bái. Cũng có người làm giấy để đem ra

chợ vùng, chợ huyện bán lấy tiền. Khoảng chục năm gần đây chỉ còn hai người
biết làm giấy, đó là cụ Tống Văn Xạch và Tống Văn Vinh. Ba năm trước, cụ Tống
Văn Xạch, người giỏi nghề nhất do ốm nặng đã mất. Trước khi mất, cụ đã kịp
truyền nghề cho anh Dương Văn Quang - người ở bản Khe Nghè. Nguyên liệu để
làm ra loại giấy dó là cây hay pau, một loại cây thân dây mọc rất nhiều ở rừng
Khe Nghè. Khi làm giấy, vỏ cây hay pau được bóc ra, cạo sạch lớp vỏ đen bên
ngồi rồi mang phơi khơ. Sợi hay pau phơi càng khơ thì càng trắng và càng trắng
thì càng tốt cho việc làm giấy. Khi làm giấy, đồng bào đem luộc kỹ rồi giã đập
thành bột giấy. Sau khi đã có bột giấy, lại lấy vỏ cây vợt pạ (cũng là một loại cây
rừng) ngâm lấy nhớt làm hồ, sau đó trộn với bột giấy cho đều rồi đem tráng lên
khn giấy. Giấy dó của người Cao Lan do cụ Xạch làm thường có khổ to. Độ
mỏng hay dày là tuỳ ý, nhưng ưu điểm nổi bật nhất của loại giấy này là rất dai,
chắc, bắt mực mà khơng bị nh. Nếu muốn làm giấy trắng thì cần phải phơi vỏ
cây thật kỹ, nếu muốn làm giấy có màu vàng hoa h thì cứ để vỏ cây hay pau
tươi mà làm ngay, sẽ được màu vàng rất đẹp.
Nghề dệt vải:
Trước đây, khi nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, đồng bào thường trồng
bông, dệt vải rồi may quần áo. Ngồi ra, đồng bào cịn làm thắt lưng, túi xách,
khăn… Loại bông tốt nhất được chọn riêng dùng để dệt vải khâu xông họ (áo), xông
pù (quần), bin (váy). Loại kém hơn dùng để dệt vỏ chăn, khăn tắm, vỏ bao… Người
Cao Lan không nhuộm vải trước khi dệt mà tùy từng gia đình, có thể nhuộm chàm
sau khi tấm vải hoàn thành hoặc may thành quần áo rồi mới nhuộm. Đồng bào cũng
không tạo ra hoa văn trong quá trình dệt, mà khi tấm vải đã hoàn thành và cắt may
thành quần áo rồi mới dùng chỉ mầu để thêu thùa trên nền vải. Nhuộm cũng là một
17


công việc công phu kéo dài hằng tháng. Những họa tiết hoa văn trên váy của phụ nữ
Cao Lan thường là hình hoa lá, cây cỏ, chim thú…
Người cao Lan thường khâu quần áo bằng cách ghép mảnh. Phụ nữ là người

đảm đương việc may trang phục cho chính mình và cho các thành viên trong gia
đình họ. Trước đây, các em gái 13, 14 tuổi đã được bà, mẹ dạy cho biết may vá,
thêu thùa. Việc biết may vá, thêu thùa… trở thành một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá tài năng và phẩm chất làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ Cao Lan
nói riêng và các tộc người ở Việt Nam nói chung.
Khêu nến:
Nghề này có từ khá lâu rồi, những người thợ khêu nến đầu tiên là những cư
dân người làng Đám Trì, Hổ Lao, Vĩnh Ninh và làng Chồi. Khi ấy rừng còn bạt
ngàn, dân cư thưa thớt, rừng ít bị tàn phá, nên ở ngay rừng làng cũng có nhiều cây
trám và cây sau sau (dân địa phương gọi là cây thau), dùng để khoét lấy nhựa. Nhựa
thau và trám rất thơm, người ta khai thác rồi đem bán về xuôi để chế biến làm nến
và hương đốt. Trước kia, con đường mòn từ Mai Sưu đi Lục Nam, Bến Bò xa xơi,
khó khăn thế, nhưng mùa nào cũng có hàng đồn khách buôn quẩy gánh nhựa trám,
nhựa sau sau hoặc chè tươi từ vùng Mai Sưu ra các bến sông (bến Tràng, bến Bị),
rồi xi dịng về các làng nghề làm hương, nến. Về sau, khi cư dân đông đúc, rừng
làng bị tàn phá, nhất là trám và sau sau bị chặt hạ nhiều, thì người dân ở những làng
gốc hầu như bỏ nghề. Hiện nay theo nghề và giữ nghề này đều là những người ở
Đồng Vành, Văn Non, Khe Nghè và Vĩnh Ninh [40, tr 42].
Ở bản Khe Nghè hiện có hơn sáu mươi hộ gia đình, thì có hơn năm mươi hộ
có đường nến. Khêu nến đã trở thành nghề cho thu nhập kinh tế cao trong các gia
đình ở Lục Sơn.
1.3. Văn hố - xã hội
1.3.1. Đời sống vật chất
Ẩm thực
Người Cao Lan sống định cư ở những vùng đất thấp, nơi tiếp giáp giữa đồng
bằng và miền núi, ven các con sông. Với lối canh tác ruộng nương, họ đã tiến hành
khai phá những cánh đồng rộng. Cây trồng chủ yếu của người Cao Lan là lúa nước
18



và cây mầu cho nên nguồn thức ăn chủ yếu của đồng bào là lúa gạo. Những thứ đó
được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như nấu, đồ, xay thành bột làm bánh,
bún… Cùng với lúa gạo cịn có ngô, khoai, sắn, các loại rau quả, hạt củ khác như
bầu, bí, lạc, đậu, rau xanh... cũng trở thành nguồn nguyên liệu trong ẩm thực của
người Cao Lan.
Để tăng hương vị cho món ăn, người Cao Lan cịn sử dụng các loại hương liệu
và gia vị như gừng, ớt, sả, tương … và các loại rau thơm, được chế biến theo nhiều
cách dưới hình thức chủ yếu là đun nấu trong nồi, đồ trong chõ, lam trong ống tre
hay phơi khô gác bếp để sử dụng lâu dài.
Cách ăn uống phổ biến của người Cao Lan là dùng bát đĩa, chậu, mâm đựng
thức ăn, gáo múc nước, bình đựng rượu, bát, cốc uống nước. Thức ăn cùng cơm
được đặt trên mâm hoặc đồ đựng đan bằng phên tre nứa hoặc lót lá.
Trước đây, người Cao Lan thường ăn xơi hoặc cơm nếp vào buổi sáng, bữa tối
mới ăn cơm tẻ. Khi nấu cơm, người ta chắt nước ra để uống thay nước canh trong
khi ăn cơm. Theo đồng bào, nước cơm này uống thay canh vừa bổ lại vừa kích thích
hệ tiêu hố, rất tốt cho sức khỏe. Dưa, cà muối, trám kho với tôm tép hay cá kho
mặn … là những món ăn thơng thường của người Cao Lan, có thể ăn trong vài ba
bữa đến vài ngày.
Ngồi ra cịn có một số món ăn đặc sản theo mùa. Mùa đơng thường có thêm
món thịt thú rừng, cá gắp sấy khô trên gác bếp. Cao cấp hơn là thịt hươu, nai, lợn
rừng, cầy, sóc, chim, chuột rừng bắt, bẫy được sấy khô. Việc sấy khô thịt, cá là cách
bảo quản và tích trữ thực phẩm của người Cao Lan nói riêng và các tộc người ở miền
núi nói chung. Đây là cách bảo quản hiệu quả, thực phẩm có thể để được một thời
gian dài, và là “lương khô” cho gia đình vào những năm mất mùa, đói kém.
Món ăn ngày thường của người Cao Lan đơn giản. Một bữa cơm của gia đình
Cao Lan có mức kinh tế trung bình thường ngày chỉ có chất bột là chính, chất đạm
ít, rau xanh cũng khơng nhiều. Nếu một gia đình có khoảng 8 người trở lên, mỗi bữa
ăn có một nồi cơm to, trong mâm ăn có bát canh rau trồng ngoài vườn hoặc lấy từ
rừng về. Bên cạnh đó là đĩa muối vừng hoặc muối lạc, nếu kiếm được thì có đĩa cá
nướng hoặc kho nục. Thỉnh thoảng mới có thêm đĩa thịt lợn hoặc thịt gà. Nếu nhà

19


có khách thì có chuẩn bị tươm tất hơn. Mâm cơm đãi khách thường có thêm thịt gà
nấu canh hoặc xào mà ít khi luộc khi tiếp khách. Trong các ngày lễ, tết, người Cao
Lan gói nhiều loại bánh ăn tết: bánh chưng, bánh rán, bánh khảo và bánh vắt vai và
các loại thịt ướp: lợn, gà để dùng trong suốt những ngày tết...
Nước uống hàng ngày của người Cao Lan, chủ yếu là nước chè, nước vối, các
loại lá cây được lấy trong rừng hoặc nước đun sôi. Bên cạnh đó, rượu cũng được sử
dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, khi có khách hoặc các dịp lễ, tết, giỗ
chạp. Đặc biệt, rượu trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu trong các đám cưới,
đám ma, mừng thọ, làm nhà…
Trang phục
Đồng bào Cao Lan từ xa xưa tự trồng bông, dệt vải để may quần áo. Trang
phục của dân tộc được coi là nguồn tài sản quý giá, phân biệt sự giàu nghèo và được
coi là một phần trong của hồi môn mà mẹ đẻ trao cho con gái khi đi làm dâu. Trang
phục cũng là bằng cứ để đánh giá khả năng lao động, đức tính cần cù và độ tài khéo
của người con gái. Vì thế, các bé gái Cao Lan từ 13 - 14 tuổi đã thạo việc may vá,
thêu thùa. Đến khi trưởng thành, việc may vá thêu thùa trở thành kỹ năng, nó chứng
tỏ sự đảm đang, quán xuyến của một người vợ, người mẹ trong gia đình.
Trang phục phụ nữ
Áo của phụ nữ Cao Lan mặc trong ngày thường là loại áo vải chàm thâm, tay
chẽn, hơi rộng ngang. Cổ áo tựa như cổ áo tân thời của người Kinh, cao khoảng 2
cm. Hai bên cổ khơng khít nhau mà để hở khoảng 3-4 cm. Áo mở nẹp, cài cúc trước
bụng. Phần lưng áo được chia làm hai, bởi một đường sống chạy từ gáy tới gấu áo.
Sau lưng áo, ở khoảng giữa lưng bao giờ cũng có đính một mảng vải hình vng
mỗi chiều rộng chừng 10 cm để khoe tài năng thêu thùa với bạn bè của mỗi cô gái.
Váy của phụ nữ Cao Lan là một tấm vải được khâu khép kín dài 2 vng ghép
bằng 5 miếng vải. Phía cạp váy nhỏ hơn khía gấu, cạp làm bằng miếng vải khác
màu (xanh, đỏ, hoa) cao khoảng 2-3 cm. Váy cũng được nhuộm hoặc dệt màu

chàm. Ngày xưa, phụ nữ Cao Lan thường dùng yếm để mặc lót bên trong. Yếm có
màu trắng, là một mảnh vải bằng một vng, kht cổ trịn, có dây buộc sau gáy,
sau lưng như yếm của dân tộc Kinh ngày xưa. Tuy nhiên, yếm của phụ nữ Cao Lan
được thêu với các họa tiết hình học kỷ hà bằng chỉ đen.
20


Phụ nữ Cao Lan quấn xà cạp màu trắng, dài khoảng 50cm, có dây buộc như
dây đeo dao. Xà cạp được nẹp vải màu chàm ở ba cạnh, thường được dùng vào mùa
rét. Họ quấn từ mắt cá chân lên đầu gối. Xà cạp có tác dụng giữ cho đơi chân ấm
hơn trong mùa đông giá lạnh và tránh sự cào xước của cây cỏ. Phụ nữ Cao Lan
thường dùng xà cạp trong lúc lao động, nhưng cũng dùng xà cạp mới màu trắng,
đẹp để đi chơi. Xà cạp là một trong những bộ phận đặc sắc của trang phục phụ nữ
Cao Lan.
Trang phục nam giới:
Trang phục nam giới đơn giản hơn trang phục nữ giới nhiều và có nhiều nét
giống trang phục của hai dân tộc Tày, Nùng. Áo nam màu chàm. Thân sau xẻ một
đường từ cổ áo xuống tận gấu áo. Trước đây áo nam cổ truyền là loại áo 5 thân, cài
khuy bên cạnh. Cổ đứng, bàn cổ cao 2 cm, xẻ tà 10 cm. Về sau xuất hiện kiểu áo
như áo nam dân tộc Tày, mở khuy trước ngực và có hai túi ở hai vạt áo trước.
Quần của nam giới gần giống quần bà ba/lá tọa của người Kinh, cũng là
kiểu quần chân què, ống rộng, cạp buộc bằng dây vải hay túm lại, dắt thành búi
trước bụng.
Thanh niên nam nữ Cao Lan xưa có tục nhuộm răng, ăn trầu. Hàm răng đen
được coi là chuẩn mực của vẻ đẹp, nên ai nấy đều phải nhuộm răng. Để nhuộm được
răng đen, người ta phải nhịn ăn trong 2, 3 ngày cho thuốc nhuộm không bị phai.
Ngày nay, người Cao Lan từ cụ già đến em nhỏ, nam cũng như nữ đều mặc
quần áo giống người Kinh, họ khơng cịn tự trồng bơng dệt vải để may quần áo
mà thường mua vải về may hoặc mua quần áo may s n. Tuy nhiên, hiện nay đã
có một số người lại tìm mặc theo lối xưa, nhất là những người đàn ông ở bản

Khe Nghè.
Nhà cửa
Ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan ở bản Khe Nghè là ngôi nhà sàn, do
điều kiện từ thực tế cuộc sống nên người dân phải làm nhà sàn để tránh thú dữ, phù
hợp với điều kiện địa hình đồi núi. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Cao Lan
mang sắc thái riêng, nó khơng giống với các ngơi nhà sàn của các tộc người khác.

21


×