Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân tại xã phong an , huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.88 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP 3
2.2. SINH KẾ VÀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ 4
2.2.1. Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế 4
2.2.2. Các nguồn vốn sinh kế 5
2.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 8
2.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 9
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12
3.1.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An 12
3.1.2. Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An 12
3.1.3. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 13
3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 13
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 13
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 14
14
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHONG AN 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 15
4.2. CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHONG AN 20
4.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP TRONG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 24
4.3.1. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong thu nhập hộ 24
4.3.2. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương 26


4.3.3. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong xóa đói giảm nghèo 28
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
5.1. KẾT LUẬN 30
5.2. KHUYẾN NGHỊ 30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
BẢNG 1: CƠ CẤU HỘ NĂM 2010 17
BẢNG 1: CƠ CẤU HỘ NĂM 2010 17
BẢNG 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG NĂM 2010 18
BẢNG 3: TỈ LỆ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 19
BẢNG 3: TỈ LỆ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 19
BẢNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ TỶ LỆ LAO ĐỘNG THAM
GIA TẠI THÔN THƯỢNG AN VÀ THÔN BỒ ĐIỀN 23
BẢNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ TỶ LỆ LAO ĐỘNG THAM GIA
TẠI THÔN THƯỢNG AN VÀ THÔN BỒ ĐIỀN 23
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU THU NHẬP HỘ Ở THÔN THƯƠNG AN VÀ BỒ ĐIỀN 25
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU THU NHẬP HỘ Ở THÔN THƯƠNG AN VÀ BỒ ĐIỀN 25
BẢNG 5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU Ở THÔN THƯỢNG AN VÀ BỒ ĐIỀN 25
BẢNG 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU Ở THÔN THƯỢNG AN VÀ BỒ ĐIỀN 25
BẢNG 6: LAO ĐỘNG TRONG PHI NÔNG NGHIỆP 27
BẢNG 5: LAO ĐỘNG TRONG PHI NÔNG NGHIỆP 27
BẢNG 7: TỈ LỆ HỘ NGHÈO CỦA HAI THÔN 29
BẢNG 7: TỈ LỆ HỘ NGHÈO CỦA HAI THÔN 29
Biểu đồ 1: Cơ cấu thu nhập hộ ở thôn Thương An và Bồ Điền Error:
Reference source not found
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn một thập kỷ về trước, con người vẫn còn ít chú ý tới các hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn. Nhưng thời gian gần đây, người ta bắt đầu coi
trọng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như là một trong những
giải pháp khắc phục tình trạng nghèo đói ở nông thôn, nó thúc đẩy sự phát triển ở khu

vực nông thôn về mọi mặt đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Huy động các nguồn lực tại chỗ về kinh doanh,
tiết kiệm và cung cấp nguyên liệu. Sự có mặt của kinh tế phi nông nghiệp có thể tạo ra
cơ hội việc làm, ngăn chặn sự di cư đến các thành phố lớn, nguyên nhân gây
ra sự thiếu lao động cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hoạt động sản xuất ở nông
thôn, nâng cao năng suất lao động cũng như là thu nhập cho người dân, góp phần giảm bớt đói nghèo. Việc
làm trong phi nông nghiệp tham gia đáng kể vào phần trăm tổng thu nhập của
nông hộ. Góp phần nâng cao trình độ của lực lượng lao động nông thôn nói riêng và toàn xã hội nói
chung. Ngoài ra việc tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn có thể đem lại những kết quả
bất ngờ về phát triển nông nghiệp…
Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách
thành phố Huế 20 km về phía Bắc. Với lợi thế là có khoảng 6 Km đường quốc
lộ 1A chạy dài từ đầu xã cho đến cuối xã, đường tỉnh lộ 11B nối với các xã
vùng trên, có 1 chợ, có ngã tư An Lỗ là trung tâm giao thương buôn bán, có
nhà máy Tinh bột sắn, nhà máy chế biến nước khoáng Thanh Tân, nhà mát
gạch Tuynel, các ngành nghề Vì vậy xã Phong An có những yếu tố thuận lợi
để phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp
này đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế của địa phương.
Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong
đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để “lượng hóa” được vai trò của
hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, mô tả và phân tích các khía cạnh khác
nhau của hoạt động này, phát hiện ra các xu hướng biến đổi nó là một vấn đề
nghiên cứu không hề đơn giản và cho tới nay còn chưa được nghiên cứu một
cách có hệ thống. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi tiến hành đề tài:
“Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân
1
tại xã Phong An , huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An.
- Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An.

- Đánh giá vai trò của hoạt động phi nông nghiệp đến sinh kế của người dân.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm hoạt động phi nông nghiệp
Vào những năm đầu thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu dùng khái niệm
“các hoạt động phi nông nghiệp” (Non-farm activities) để chỉ toàn bộ các hoạt
động dịch vụ và sản xuất không phụ thuộc dịch vụ phi nông nghiệp theo nghĩa
rộng (tức là cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp). Về sau, do sự phát
triển của các hoạt động kinh tế ở nông thôn, khái niệm này được nhiều nhà
nghiên cứu mở rộng thêm. Theo họ, các hoạt động phi nông nghiệp bao gồm:
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (nói chung là sản xuất
công nghiệp) và các hoạt động dịch vụ: vận tải, thương mại, bưu chính viễn
thông, y tế, bảo hiểm…
Do vậy “Phi nông nghiệp” là nói đến những hoạt động không phải
là thuần nông ( bao gồm trồng trọt và chăn nuôi ) hoặc lâm nghiệp hoặc
thuỷ sản mà là sự khai thác và sản xuất ra các sản phẩm có ích, là sự xây
dựng, buôn bán, vận chuyển, là sự cung cấp tài chính và những dịch vụ
[2].
Theo Petter Lanjow và Rinku Murgai (2008), việc làm trong phi nông
nghiệp được chia làm ba loại:
1) Việc làm thường xuyên (nhận lương theo lệ thường).
2) Việc làm thất thường (nhận lương theo ngày làm việc).
3) Việc làm tư nhân hay hoạt động kinh doanh tư nhân.
Hoạt động phi nông nghiệp được đảm nhận bởi những nông hộ như
những người sản xuất độc lập ở gia đình của họ hoặc những người là lao động
làm thuê cho những gia đình nông dân, hoặc sản xuất, hoặc kinh doanh. Theo
World Bank (2004) kinh tế phi nông nghiệp có thể được định nghĩa theo ba
mức độ:
- Mức độ thứ nhất, kinh tế phi nông nghiệp liên quan đến những hoạt
động như là những ngành nghề trong ngành kinh doanh không phải là nông

nghiệp, sự xây dựng và sản xuất sản phẩm có ích, nó diễn ra tại những nông
trại hay là những vùng nông thôn.
3
- Mức độ thứ hai, một phần nói đến những hoạt động phi nông nghiệp
diễn ra tại nông trại và những vùng nông thôn mà còn đề cập đến sự buôn
bán, vận chuyển và những dịch vụ khác.
- Mức độ thứ ba, kinh tế phi nông nghiệp diễn ra tại nông trại , những
vùng nông thôn, trung tâm thương mại nông thôn bao gồm không chỉ tất cả
những hoạt động ở mức độ thứ nhất và thứ hai mà còn những hoạt động khác
như là sự chế biến công nghiệp, tiếp thị và những dịch vụ có liên quan.
Mức độ thứ ba này không những phù hợp cho những nhà nghiên cứu để
hiểu về những hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và những người làm
chính sách để đề xuất những chính sách cho việc phát triển những trung tâm
thương mại nông thôn mà nó còn là nhân tố nòng cốt trong sự phát triển kinh
tế phi nông nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn xã Phong An, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa thiên Huế thì khái niệm phi nông nghiệp được hiểu là một
hoạt động sản xuất tạo thu nhập khác với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
2.2. Sinh kế và các nguồn vốn sinh kế.
2.2.1. Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế
a. Khái niệm sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa
những năm 80 (sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway và
những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển
đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện.
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh
nhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng
(capacity), tài sản (assets)- (các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền

được bảo vệ và tiếp cận)- và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm
sống.
Theo Ellis Một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vật
chất,con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến
4
các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng
nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử
dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể
bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết
kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ
chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt
động (vốn xã hội).
b. Khái niệm hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là các hoạt động cụ thể do con người làm chủ thể.
Và hoạt động đó được tiến hành trong cuộc sống hằng ngày để tạo thu nhập
nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của họ.
Thông thường, đối với một cộng đồng thì luôn luôn tồn tại hai hoạt
động sinh kế sau:
Hoạt động nông nghiệp gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
Hoạt động phi nông nghiệp gồm: Buôn bán, dịch vụ, làm thuê, xay xát,
2.2.2. Các nguồn vốn sinh kế
a. Nguồn vốn con người
Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các
thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt
được những kết quả sinh kế.
Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nó có vai trò quyết định đối với việc
sử dung có hiệu quả, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình
sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. Nguồn lực con người thể hiện kĩ
năng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con

người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu
sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số
lượng và chất lượng lao động sẵn có. Tuỳ theo quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu
và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tinh của các thành viên,
giáo dục, tình trạng sức khoẻ mà khả năng lao động của họ là khác nhau.
b. Nguồn vốn tài chính
5
Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền
mặt và các loại hình tiếc kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt
như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với
việc sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các
nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương)
mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn
tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên.
• Nguồn sẵn có: Tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín
dụng,v.v…
• Nguồn vốn vào thường xuyên: Trợ cấp, các khoản tiền chuyển
nhượng từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi.
c. Nguồn vốn vật chất
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất.
Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng
hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa
công cộng sử dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi
trong môi trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản
của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người
sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do
một cá nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là
đối với các thiết bị phức tạp.

d. Nguồn vốn xã hội
Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tỏ chức xã hội và các nhó
chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được
những kết quả sinh kế.
Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục
tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng
lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức và
mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau [8].
e. Nguồn vốn tự nhiên
6
Là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con
người trông cậy vào. Các nguồn lự tự nhiên này bao gồm: Các tài sản và dòng
sản phẩm (Ví dụ: Như khối lượng sản xuất từ đất, rừng và chăn nuôi); các
dịch vụ về môi trường.Ví dụ: Như giá trị bảo vệ chống bão và xói mòn đất
của rừng [3].
Đối với đề tài nghiên cứu này cần chú trọng tới 2 nguồn vốn:
Thứ nhất: Nguồn vốn con người
Quan tâm tới nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng trong mỗi
hộ gia đình. Và được thể hiện rõ cơ cấu lao động , trình độ học vấn, trình độ
lao động, tình trạng sức khỏe… để tiến hành hoạt động sản xuất. Mỗi thành
viên trong gia đình sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau tùy theo khả
nang và kiến thức của mình.
Thứ hai: Nguồn vốn tài chính
Hộ gia đình sử dụng vốn tài chính để phát huy có hiệu quả các nguồn
vốn khác như dùng tiền để mua sắm các tiện nghi trong nhà, xây dựng nhà
cửa, đầu tư sản xuất (mua giống cây trồng vật nuôi, phân bón, máy móc…)
Thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất như: Diện
tích đất sử dụng, số lao động, giá trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điều
kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới. Sự gia tăng năng
suất nông nghiệp có thể ảnh hưởng gián tiếp lên lĩnh vực phi nông nghiệp

bằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm
trong lĩnh vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển
từ đó có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn.
Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc trình độ của chủ hộ, có thể
góp phần làm tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó
thu nhập nông hộ gia tăng. Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thành
phần lao động gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nông
nghiệp như: Thương maị và dịch vụ.
Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góp tích cực vào thu nhập
thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thương mại và qua việc
7
gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở
nông thôn.
2.3. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trên thế giới
Hơn một thập kỷ về trước, con người vẫn còn ít chú ý tới các hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn. Nhưng thời gian gần đây, người ta bắt đầu coi
trọng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như là một trong những
giải pháp khắc phục tình trạng nghèo đói ở nông thôn - sự thành công ở Trung
Quốc và các nước công nghiệp mới (NICs) đã chứng minh cho điều đó [2].
Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở các nước trên Thế Giới được thể hiện ở các khía cạnh sau
đây:
- Thúc đẩy sự phát triển ở khu vực nông thôn về mọi mặt đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.
- Huy động các nguồn lực tại chỗ về kinh doanh, tiết kiệm và cung cấpnguyên liệu.
- Sự có mặt của kinh tế phi nông nghiệp có thể tạo ra cơ hội việc làm,
ngăn chặn sự di cư đến các thành phố lớn - nguyên nhân gây ra sự thiếu lao
động cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tránh đi những vấn đề như suy
thoái đạo đức và các tệ nạn xã hội. Việc làm phi nông nghiệp chiếm khoảng
30% trong tổng thời gian làm việc ở nông thôn ở Châu Á và Mỹ La Tinh,
20% ở Tây và Bắc Á và 10% ở Châu Phi…

- Tăng cường hoạt động sản xuất ở nông thôn, nâng cao năng suất lao động cũng như là thu nhập
cho người dân, góp phần giảm bớt đói nghèo. Việc làm trong phi nông nghiệp tham gia
đáng kể vào phần trăm tổng thu nhập của nông hộ. Thu nhập phi nông nghiệp
có thể đóng góp từ 35-50% trong tổng thu nhập của nông hộ. Một cách cụ thể,
phần trăm đóng góp trung bình của thu nhập phi nông nghiệp là 44% ở Đông
Âu và CIS2, 42% ở Châu Phi và 40% ở Mỹ La Tinh và 32% ở Châu Á. Kinh
tế phi nông nghiệp là một chiến lược cho sự ngăn chặn nghèo đói và trong
một số trường hợp, nó có thể giảm nghèo đói ở các vùng nông thôn [1].
- Thúc đẩy sự phát triển cân đối hơn theo vùng.
- Góp phần nâng cao trình độ của lực lượng lao động nông thôn nói riêng và toàn xã hội nói chung.
- Tăng khả năng tái sử dụng các nguyên vật liệu mà chúng không có khả năng sử dụng được ở
thành phố,như trong một số trường hợp tái sử dụng phế liệu.
- Tăng mức độ phát triển đồng đều và phi tập trung hóa giữa các vùng và các khu vực - điều này
càng được thể hiện rõ ở những nơi mà điều kiện giao thông không thuận lợi.
8
- Ngoài ra, tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn có thể đem lại những kết quả bất
ngờ về phát triển nông nghiệp. Do trình độ của lực lượng lao động được nâng cao, quá trình công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn được diễn ra mạnh mẽ và quan hệ chặt chẽ với sử phát triển của cơ sở hạ tầng…
Bên cạnh những vai trò to lớn đó thi kinh tế phi nông nghiệp cũng đem
lại những ảnh hưởng xấu. Tác động đầu tiên mà chúng ta có thể thấy đó là nó
được coi như là một nguyên nhân nới rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Một số hộ không có khả năng đa dạng hoá ngành nghê, thiếu vốn, thiếu kỹ
năng và sự đào tạo chuyên nghiệp vì vậy họ vẫn có thu nhập thấp, vẫn nghèo.
Đó là đặc điểm chung của sự nghèo đói. Ngược lại, những hộ gia đình giàu thì
có tiềm năng cho sản xuất phi nông nghiệp. Theo Reardon, Delgado &
Matlon hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân phối
thu nhập ở Tanzania. Nguyên nhân chính của vấn đề này là toàn bộ phần lớn
tài sản bao gồm đất và vốn đều thuộc về địa chủ. Ngoài những tác động trên
thì phi nông nghiệp còn gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi
trường không khí. Và nó cũng có thể dẫn đến hậu quả là làm suy thoái nền

trồng trọt truyền thống của địa phương.
2.4. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp ở Việt Nam
Đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 70% dân số sinh
sống tại nông thôn trên một khu vực địa lý rộng lớn chiếm 60% diện tích đất
đai sử dụng canh tác nông lâm nghiệp và đất ở.
Trong những năm đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất
cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nhiều vùng nông
thôn ở nhiều địa phương đã xuất hiện và ngày càng phát triển đa dạng các
ngành nghề phi nông nghiệp như: Ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí lắp ráp và sửa chữa nhỏ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là một số ngành dịch vụ hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của bà con nông dân. Sự phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp và dịch vụ này hầu hết sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động và tạo ra sự phân công lao
động ngay trên địa bàn.
Theo điều tra thống kê gần đây cho thấy, cơ cấu các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ ở khu
vực nông thôn đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, thu hút và tạo việc làm cho lao động, nhiều
ngành dịch vụ phát triển khá như các dịch vụ thương mại, tài chính, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật
nông nghiệp.
9
Thực tế phát triển đó cho thấy, các ngành nghề phi nông nghiệp và
dịch vụ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, làm chuyển dịch mạnh mẽ hơn cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
phát triển thị trường nông thôn, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phần
cải thiện đáng kể đời sống của nông dân. Nơi nào phát triển đa dạng ngành
nghề và dịch vụ, phát triển thị trường thì nơi đó cuộc sống sôi động hơn,
những tệ nạn xã hội trong dân cư ít hoặc không xảy ra, bộ mặt nông thôn
được khởi sắc.
Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản
xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và
góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Hiện nay, các ngành nghề ở nông thôn đã thu hút khoảng 29,5% lực
lượng lao động tại chỗ. Hoạt động ngành nghề đã phát triển mạnh trong
khuôn khổ hộ gia đình. Hiện cả nước có khoảng trên 1,33 triệu hộ nông dân
phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Thu nhập từ các ngành nghề này cao
gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân trong
vùng được cải thiện rõ rệt.
Hoạt động phi nông nghiệp thu hút lao động dư thừa, lao dộng nhàn rỗi
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ ở nông hộ, từ đó thay đổi và
tăng thêm thu nhập cho họ.
Lao động nông nghiệp năm 2002 là 19 triệu người, năm 2020 sẽ còn
9,5 triệu. Trong thời gian 15 năm tới, nếu giảm được một nửa lao động nông
nghiệp thì năng suất lao động và thu nhập của nông dân sẽ tăng lên, số lao
động nông nghiệp còn lại sẽ làm việc trong các nông trại gia đình mà thực
chất là các doanh nghiệp nông nghiệp như ở các nước công nghiệp tiên tiến
hiện nay. Ở các như Mỷ, Trung Quốc, nông dân chỉ còn khoảng 5 - 7% dân số
nhưng vẫn nuôi sống toàn bộ xã hội và còn xuất khẩu nông sản. Nông trại gia đình hay doanh nghiệp nông
nghiệp là mục tiêu của sự phát triển kinh tế hộ nông dân. Các nông trại này chỉ có 1 đến 3 lao động chủ yếu
là thành viên của gia đình, nhưng có thể canh tác từ vài chục đến vài trăm hecta bằng máy móc nông nghiệp
và có năng suất lao động rất cao. Người làm thuê trong nông nghiệp hầu như biến mất.
10
Tóm lại, các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển, làm chuyển dịch mạnh mẽ hơn cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thêm
thu nhập và góp phần cải thiện đời sống của nông dân. Do đó, một trong những nội dung cần thiết khi phát
triển thị trường và thương mại nội địa trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế là cần phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp trên thị trường nông thôn. Hệ thống các
dịch vụ này sẽ tập trung hỗ trợ giải quyết từ các yếu tố đầu vào đến các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất
nông nghiệp trên các phương diện kinh tế, thị trường, tài chính và khoa học - kỹ thuật.
11
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý
+ Thời tiết khí hậu
+ Địa hình
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Chế độ thủy văn
- Điều kiện kinh tế:
Tìm hiểu về các hoạt động sản xuất, cơ cấu hoạt động sản xuất,
thu nhập của người dân ở trên địa bàn.
- Điều kiện xã hội:
+ Dân số
+ Lao động
+ Trình độ dân số
+ Trình độ lao động
+ Số hộ nghèo
+ Tỷ lệ trẻ đến trường
+ Các chính sách phát triển của địa phương.
3.1.2. Tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An
Để tìm hiểu các loại hình sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn xã cần
chú xem xét các nội dung:
- Có các hoạt động sản xuất nào ?
- Đối tượng tham gia là ai ?
- Số lượng tham gia, chiếm bao nhiêu %.
- Thường diễn ra vào thời gian nào và chiếm bao nhiêu thời gian.
- Lịch sử phát triển của hoạt động đó.
12
3.1.3. Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong sinh kế của người dân
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong thu nhập hộ của người dân.
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong giải quyết việc làm cho

lao động ở địa phương.
- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp trong xóa đói giảm nghèo.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Việc chọn điểm dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Là xã có sản xuất nông nghiệp.
+ Là xã có các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
+ Thuận tiện cho quá trình thu thập thông tin nghiên cứu
3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn bao gồm 30 hộ. Mẫu nghiên cứu được chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng bao gồm 15 hộ tham gia
vào hoạt động phi nông nghiệp và 15 hộ tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các báo cáo kinh tế xã hội trong những năm gần đây: các
số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của xã.
+ Các báo cáo, nghiên cứu liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp.
- Phỏng vấn bán cấu trúc:
Phó chủ tịch xã,Trưởng thôn được phỏng vấn để tìm hiểu về các vấn
đề: Thực trạng kinh tế, các hoạt động sản xuất có trên địa bàn, tình hình các
hoạt động sản xuất đó, lịch sử phát triển của các loại hình sản xuất, tìm hiểu
về hộ nghèo, các chính sách phát triển của địa phương.
- Thảo luận nhóm:
13
Đề tài tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu các loại hình phi
nông nghiệp trên địa bàn xã, thôn và lịch sử phát triển của hoạt động phi nông
nghiệp nói chung.
+ Thảo luận nhóm người dân thôn Thượng An: Được tiến hành tại
Hợp Tác Xã thôn Thượng An, với số lượng 5 người, gồm: Trưởng thôn và 4

người dân.
+ Thảo luận nhóm người dân thôn Bồ Điền: Được tiến hành tại Hợp
Tác Xã Bồ Điền, với số lượng 5 người, gồm: Trưởng thôn và 4 người dân.
- Phỏng vấn hộ:
30 hộ được phỏng vấn, trong đó thôn Thượng An 15 hộ, thôn Bồ Điền
15 hộ. Các hộ này được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm Excell trên máy tính.
14
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong An
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Phong An huyện Phong Điền là một xã thuộc vùng bán sơn địa, với
địa giới hành chính được phân định như sau: Phía bắc giáp với Thị Trấn
Phong Điền, phía Nam giáp với huyện Hương Trà, phía Đông giáp với xã
Phong Hiền, phía tây giáp với xã Phong Sơn và Phong Xuân.
Xã Phong An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Xã Phong An có 2 mùa
rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 24
0
C -
25
0
C tương đương với tính tổng nhiệt hàng năm 900 - 9200
0
C, số giờ nắng
trung bình 5 - 6 giờ/ngày. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch
7
0
C - 9

0
C. Chế độ mưa ẩm: Xã Phong An có chế độ mưa rất lớn, lượng mưa
trung bình hằng năm đạt 2.800 - 3.000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu
trong mùa mưa, 2 tháng có mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 chiếm 45%
tổng lượng mưa toàn năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này. Độ ẩm
không khí trong vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ ẩm lên đến 90%.
Địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi có đặc điểm là ngắn, vào
mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượng nước trung bình 3000m/s, mùa
khô lòng sông nước khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3 - 4m/s. Ở xã có
sông chính là Sông Bồ, ngoài ra còn có các con hói nhỏ, các bàu, hồ và một
số khe, rạch [5].
Địa bàn xã có nhiều loại khoáng sản như mỏ khai thác chất phụ gia xi
măng, mỏ đất sét sản xuất gạch của nhà máy gạch Tuynel. Nơi đây có dòng
sông bồ chảy dọc phía Đông Nam xã nơi chứa đựng nguồn khai thác cát, sạn,
trữ lượng nước dồi dào cung cấp cho sản suất nông nghiệp, cung cấp trữ
lượng cá
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Phong An có 4 đơn vị hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và 3 đội độc
lập, 85% dân cư sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, lạc và sắn,
ngoài ra còn có hoa màu, 15% ngành nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ.
15
Về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng 1.060,54 ha, trong đó cây lúa
chiếm diện tích 650,79 ha, cây lạc 165,2 ha , cây sắn 184,55 ha, đây cũng
chính là cây trồng chủ lực lực của địa phương, với năng suất bình quân của
lúa đạt 10,6 tấn/ha/năm, lạc và sắn trồng một vụ/năm với năng suất bình quân
của lạc đạt 1,5 tấn/ha, sắn đạt 2,2 tấn/ha. Kinh tế hợp tác xã, đội độc lập phát
triển khá, đã chủ động trong các khâu dịch vụ nông nghiệp và dịch giống, do
đó tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 90%, sắn KM94, lạc L14 tạo điều
kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong sản xuất, kinh doanh. Nên năng suất
đã được tăng lên và góp phần giúp ổn định đời sống của người dân.

Về chăn nuôi, kinh tế hộ, gia trại, trang trại ngày càng được phát triển
và nhân rộng, ủy ban nhân dân xã đã tích cực triển khai các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho giá súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng gia súc đạt trên
79% kế hoạch, nên tổng đàn trâu hiện có 551 con, giảm 7 con so với cùng kỳ
đạt 85,9% so với kế hoạch, đàn bò hiện có 83 con, giảm 15 con đạt 74,1% kế
hoạch, đàn lợn: 3.890 con, tăng 739 con đạt 100% kế hoạch. Tổng đàn gia
cầm 25.000 con đạt 100% kế hoạch.
Về nuôi trồng thuỷ sản, duy trì diện tích ao hồ 80 ha, sản lượng cá thu
hoạch trong năm ước đạt 160 tấn.
Về thương mại, dịch vụ ngành ngề, các ngành nghề truyền thống như
mộc, nề, cơ khí, cưa xẻ gổ, sửa chũa xe máy, diện tử, điện dân dụng được duy
trì và phát triển tốt, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động đem lại thu
nhập khá cao. Các quán hàng ở chợ buôn bán ổn định, lượng hàng hóa trao
đổi dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân, dịch vụ bán lẻ được
mở rộng, toàn xã có 268 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ.
Tổng thu từ hoạt động thương mại, dịch vụ, ngành nghề ước đạt 62 tỷ
đồng chiếm 82,76% tổng thu nhập của xã.
Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuất của
địa phương đó. Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số và lao động có
ảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo ra tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽ
cản trợ lại sự phát triển kinh tế khi công ăn việc làm, đời sống nhân dân không
được đảm bảo.
16
Bảng 1: Cơ cấu hộ năm 2010
Đơn vị
(Thôn)
Tổng số
hộ
Chia ra
Hộ thuần

nông
Hộ TM DV,
ngành nghề
Hộ khác
Số hộ
Tỉ lệ
%
Số hộ
Tỉ lệ
%
Số hộ
Tỉ lệ
%
Phò Ninh 727 450 61,9 120 16,5 157 21,6
Thượng An 775 615 79,4 90 11,61 70 9,0
Bồ Điền 436 200 45,9 120 27,5 116 26,6
Đông Lâm 358 260 72,6 90 25,1 8 2,2
Vĩnh Hương 116 85 73,3 5 4,3 26 22,4
Phường Hóp 63 45 71,5 6 9,5 12 19,0
Đông An 121 80 66,1 10 8,3 31 25,6
TOÀN XÃ 2596 1735 66,8 441 17,0 420 16,2
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã, 2010)
Phong An là một xã thuần nông với tổng số hộ là 2596 hộ, với hộ thuần
nông chiếm 66,8%, hộ thương mai dịch vụ, ngành nghề chiếm 17,0%. Trong
đó thôn Bồ Điền tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp chiếm
6,92% so với toàn xã vì ở đây thuận lợi cho hoạt động phi nông nghiệp phát
triển như có đường quốc lộ đi ngang qua, đối diện với chợ An Lỗ… ,ngược
lại ở thôn Thượng An thì tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp
chiếm 2,04% vì Thượng An là thôn thuần nông chiếm 35,45% hộ làm nông
nghiệp trên toàn xã.


17
Bảng 2: Cơ cấu lao động năm 2010
Thôn Lao động
Nông Nghiệp TM Dịch Vụ
Nghành
Nghề
Lao
động
Tỉ lệ
%
Lao
động
Tỉ lệ
%
Lao
động
Tỉ lệ
%
Phò Ninh 1309
995 76,0 50 3,8 264 20,17
Thượng An 1472
1200 81,5 105 7,1 167 11,35
Bồ Điền 1028
500 48,6 200 19,5 328 31,91
Đông Lâm 780
603 77,3 30 3,9 147 18.85
Vĩnh Hương
279 200 71,7 7 2,5 72 25, 8
Phường Hóp 136

105 77,2 5 3,7 26 19,1
Đông An 176
133 75,6 6 3,4 37 21,0
TOÀN XÃ 5180 3736 403 1004
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã, 2010)
Số người trong độ tuổi lao động là 5180 người (chiếm 42,0 tổng số
khẩu), với bình quân lao động là 1,99 lao động/hộ …. Với lực lượng lao động
dồi dào của địa phương đó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh
mẽ, nhưng kéo theo đó là những hệ quả cần được chú ý. Việc gia tăng dân số
trong khi diện tích đất không mở rộng sẽ là một khó khăn cho chính quyền địa
phương trong việc giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống ổn định cho
người dân ở đây.
Lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào hai ngành chính là sản xuất
nông nghiệp và phi nông nghiệp.
18
Đáng chú ý là tại thôn Bồ Điền có lực lượng lao động tham gia vào lĩnh
vực phi nông nghiệp khá đông, nhờ có vị trí thuận lợi, các hoạt đông phi nông
nghiệp nhiều.
Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đây là một con số
đáng mừng thể hiện sự cố gắng của xã Phong An, thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 3: Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã
Năm Số hộ nghèo Tỉ lệ %
2008 237 9,1
2009
187 7,2
2010
123 4,7
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã, 2008 - 2010)
Tỷ lệ trẻ em đến trường khá cao (đạt 98% kế hoạch).
Công tác đào tạo lao động, giới thiệu việc làm được quan tâm chú

trọng, tiếp tục phối hợp với các công ty tư vấn xuất khẩu lao động để tư vấn
xuất khẩu lao động ở các nước phát triển có thu nhập cao như Hàn Quốc,
Nhật Bản Trong năm 2010 toàn xã có trên 250 lao động làm việc tại công ty
may SCAVI, nhà máy gạch Tuynel.
Nhìn chung trình độ dân số trên toàn xã còn thấp, ở một số khu vực
trên địa bàn xã con em chỉ học hết lớp 9 rồi đi làm, tính trung bình chung cho
toàn xã trình độ dân trí chỉ đạt lớp 8.
Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã khoảng 5.600 người,
trong đó đi làm ăn xa khoảng 1.100 lao động, theo số liệu điều tra con số lao
động qua đào tạo tay nghề chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 2,5%.
Xã đã huy động tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Các chính sách cải thiện môi trường đầu tư để thu hút
đầu tư. Tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án và nguồn vốn ngân
sách, nguồn vón huy động trong nhân dân để đầu tư cho phát triển. Chú trọng
19
công tác đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.
4.2. Các loại hình sản xuất phi nông nghiệp tại xã Phong An
Theo kết quả điều tra các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp tại xã
Phong An được chia làm 2 nhóm và được thể hiện như sau:
 Về thương mại, dịch vụ:
Đây là hoạt động phát triển khá sớm ở xã Phong An từ những năm
1974, các loại hình này chủ yếu được phát triển dọc theo quốc lộ 1A, chợ
Phù, chợ An Lỗ. Gồm có các loại hình chính như sau:
- Buôn bán: Ở xã Phong An, hoạt động phi nông nghiệp này khá phát
triển và đa dạng ở các loại hình buôn bán, và có thể chia làm 3 bộ phận: buôn
bán ở chợ, buôn bán quầy tạp hóa lẻ, buôn bán các mặt hàng nông nghiệp.
+ Buôn bán ở chợ An Lỗ: Có khoảng 100 hộ dân trong xã tham gia
buôn bán ở chợ, chủ yếu là các mặt hàng như: Thuốc bảo vệ thực vật, quán
ăn, buôn bán áo quần, quầy tạp hóa, ngoài ra còn có buôn bán các mặt hàng

nông nghiệp như: rau, củ, quả các loại
Chợ Phù được xây dựng nên trên 4000 m
2
bên bờ Sông Bồ thộc thôn
Phò Ninh, có hơn 70 gian hàng. Có khoảng 200 lao động thường xuyên tham
gia, chiếm khoảng 3,86% số lao động toàn xã. Các loại hàng hóa buôn bán ở
chợ rất phong phú và đa dạng: Từ những loại hàng tạp hóa (mặt hàng áo quần,
giày dép, ), các sản phẩm nông nghiệp của người dân làm ra ( rau, củ, quả
các loại), lương thực thực phẩm… Vì có nhiều hình thức buôn bán khác nhau
nên đối tượng tham gia thường xuyên cũng rất phong phú: Chủ yếu là người
dân trong xã, tập trung chủ yếu ở thôn Thượng An và Phò Ninh, ngoài ra còn
có người dân nơi khác đến buôn bán. Thời gian buôn bán ở chợ thường vào
lúc sáng sớm đến trưa (5h-2h), và các phiên chợ được mở vào tất cả các ngày
trong năm.
+ Buôn bán ở các quầy tạp hóa nhỏ: Đây là hình thức phân phối nhỏ
tới tận tay người dân. Trên địa bàn xã có khoảng 80 quầy tạp hóa vừa và nhỏ
thu hút khoảng 85 lao động thường xuyên, chiếm 1,6%, phân bố trên địa bàn
xã. Đối tượng tham gia loại hình này chủ yếu là những lao động không có đất
20
sản xuất nông nghêp, không có khả năng lao động nặng nhọc, những người có
vấn đề về sức khỏe( người già yếu, người khuyết tật, ).
+ Buôn bán các mặt hàng nông nghiệp: Các mặt hàng nông nghiệp chủ
yếu tập trung ở Chợ Phù, như: Rau, của, quả các loại, gạo, nếp thơm, chủ yếu
là ngươi dân ở thôn Phò Ninh và thôn Thượng An, một số buôn bán mang
thường xuyên, một số buôn bán mang tính chât thời vu nên tập trung phát
triển vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Ngoài ra một số hộ còn
ban các mặt hàng nông nghiệp ở chợ An Lỗ. Nguồn của các sản phẩm nông
nghiệp cũng rất đa dạng, nó có thể được thu mua trong xã, các xã lân cận hay
cũng có thể là các tỉnh khác.
- Vận chuyển: Vận chuyển ở xã phong An chủ yếu là vận chuyển vật

liệu xây dựng, như: cát, sỏi, bờ lô, xi măng, sắt, thép… để đáp ứng nhu cầu
xây dựng của người dân. Ngoài ra còn có xe khách vận chuyển người đi lại.
Theo thống kê trên địa bàn xã năm 2010, toàn xã hiện có 40 xe ô tô tải, 2 xe ô
tô khách, tạo công ăn việc làm cho hơn 60 lao động trong địa phương. Đối
tượng tham gia vào hoạt động này chủ yếu là lao động trẻ ở địa phương. Hoạt
động này diễn ra quanh năm, tuy nhiên hoạt động vận chuyển vật liệu xây
dựng thường diễn ra mạnh vào thời điểm tháng 3 đến cuối tháng 9 hàng năm
khi nhu cầu xây dựng của người dân cao.
 Về lao động nghành nghề:
Lao động ngành nghề ở đây được hiểu là các loại hình lao động trong
công nghiệp, trong các ngành nghề, trong tiểu thủ công nghiệp và công chức
nhà nước.
- Về các loại hình lao động trong công nghiệp: Đây chính là công nhân
trong các nhà máy. Phong An là một xã có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá
dồi dào nên có nhiều nhà máy khai thác, chế biến trên địa bàn, cụ thể như là
nhà máy gạch Tuynel 1 tháng 5, nhà máy Sắn, ngoài ra còn có công ty xi
măng Đông Lâm đang trong quá trình xây dựng…Chính các doanh nghiệp
này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển địa phương, thu hút một lượng lao
động tham gia và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo thống kê
năm 2010 của ủy ban nhân dân xã Phong An có khoảng 200 lao động tham
21
gia thường xuyên, đồng thời có khoảng 50 lao động mang tính chất thời vụ,
lao động mùa vụ ở đây chính là vào những lúc mùa vụ nhàn rỗi.
- Về lao động trong các ngành nghề: Lao động ngành nghề là hoạt động
phi nông nghiệp có lượng lao động tham gia nhiều nhất và phát triển sớm.
Các loại ngành nghề ở đây rất đa dạng, cụ thể là một số các ngành nghề
chính: Thợ mộc, thợ xây, gò hàn, mổ lợn, xay xát lúa, thợ may… Lao động
nghành nghề trên địa bàn xã có khoảng hơn 900 lao động tham gia chiếm
khoảng 17,4 % lao động của toàn xã. Lao động ngành nghề ở Phong An
thường diễn ra có tính thời kỳ, và theo số liệu điều tra phỏng vấn hộ năm

2010 thì thời gian lao động các ngành nghề trung bình trong một năm là
khoảng 8 - 9 tháng. Đối tượng tham gia các loại hình này thường là các lao
động ở các gia đình có sản xuất nông nghiệp và đây thường là chủ hộ, lao
động chính của gia đình.
- Về tiểu thủ công nghiệp: Đây là loại hình sản xuất truyền thống, đã có
sự tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì nó bị mai một dần. Có
các loại hình sản xuất thủ công ở đây như là: ép dầu lạc, làm hương… Tập
trung chủ yếu ở các thôn: Phò Ninh, Thượng An, Bồ Điền, Đông Lâm. Hiện
nay theo thống kê của UBND xã còn khoảng 40 hộ tham gia hoạt động này,
với khoảng 90 lao động tham gia thường xuyên. Hoạt động sản xuất này được
diễn ra quanh năm và diễn ra mạnh vào vụ thu hoạch khi có nguồn nguyên
liệu dồi dào, giá rẽ và vào các dịp lễ, tết khi nhu cầu người tiêu dùng tăng.
Các hộ tham gia hoạt động sản xuất này chủ yếu là các hộ có truyền thống từ
lâu, có tay nghề. Trong tương lai nếu được sự quan tâm chú ý đầu tư của địa
phương, thì hoạt động này sẽ phát triển đúng với tiềm năng của nó góp phần
vào sự phát triển của địa phương.
- Về công chức nhà nước: Trên địa bàn xã Phong An có khoảng 70 lao
động tham gia vào loại hình hoạt động này chiếm 1,4% tổng lao động của địa
phương. Trong đó thôn Bồ Điền chiếm 0,5%, thôn Thượng An chiếm 0,09%.
Đối tượng này chủ yếu là các lao động được đào tạo có trình độ để giữ các vai
trò lãnh đạo ở địa phương.

22
Bảng 4: Các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động
tham gia tại thôn Thượng An và thôn Bồ Điền
Thôn Thượng An Bồ Điền
Số lượng

Tỉ lệ % Số lượng


Tỉ lệ %
Thương mại dịch vụ 160 39,03 175 40,04
1. Buôn bán 150 36,59 150 34,40
2. Vân chuyển 10 2,44 25 5,73
Các hoạt động ngành
nghề
250 60,96 261 59,86
1. Công nhân 30 7,32 40 9,17
2. Xay xát 5 1,22 5 1,15
3. Thợ mộc 35 8,54 37 8,49
4. Thợ nề 35 8,54 43 9,86
5. Gò hàn 5 1,22 13 2,98
6. Ép dầu lạc 15 3,66 5 1,15
7. Công chức nhà nước 5 1,22 25 5,73
8. Đãi cát sạn 38 9,27 30 6,88
9. Thợ may 15 3,66 10 2,29
10
.
Khác…
57 9,02 48 11,01
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thôn,
2010)
Qua bảng ta thấy, thôn Bồ Điền có tỉ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực
hoạt động phi nông nghiệp lớn hơn so với thôn Thượng An. Điều này có thể
được giải thích, thứ nhất thôn Bồ Điền đa dạng hơn về các loại hình sản xuất
phi nông nghiệp, thứ hai thôn Bồ Điền nằm sát đường quốc lộ 1A, nằm đối
diện với chợ An Lỗ, nơi hoạt động mua bán diễn ra tấp vì vậy có lượng lớn
lao động tham gia vào hoạt động buôn bán.
23

×