Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

LÊ THỊ PHONG LAN

NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
(DỰA TRÊN TƯ LIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH
GIAO LƯU, GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------

LÊ THỊ PHONG LAN

NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
(DỰA TRÊN TƯ LIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH
GIAO LƯU, GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH)
CHUN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60.3201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ QUANG HÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

- MC

Master of Ceremonies

Người dẫn chương trình

- SP

Speaker

Người nói

- STV

Speaker on Television

Người nói trên truyền hình

- NV


Nhân vật giao lưu

- KM

Khách mời giao lưu

- VTV

Đài Truyền hình Việt Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Phong Lan


LỜI CẢM ƠN

L

ời đầu tiên, em xin gửi đến Thầy – PGS.TS Vũ Quang

Hào, lòng biết ơn chân thành nhất! Cảm ơn Thầy, người

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Báo chí, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện
cho em được tiếp cận với nhiều chuyên đề quan trọng, giúp em
có thêm kiến thức nền tảng để viết luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các
đồng nghiệp ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM và
các đồng nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam, những người
đã hết lịng giúp đỡ tơi thu thập tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm liên
quan đến đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các bạn
sinh viên, cán bộ hưu trí và các anh chị ở một số cơ quan đồn
thể…, đã giúp đỡ tơi trong việc xây dựng và thực hiện điều tra
bảng hỏi.


Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến những
người thân, những bạn bè luôn ở bên tôi, đã chia sẻ, động viên
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng biết ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2006
Lê Thị Phong Lan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU

01

Chương 1: GIAO LƢU-GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH VÀ
VAI TRỊ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH

09

1.1

Những vấn đề chung về truyền hình

09

1.1.1

Đặc trưng truyền hình

09

1.1.2

Vấn đề thể loại và chương trình

10


1.1.2.1 Chương trình truyền hình

11

1.1.2.2 Vài nét về thể loại truyền hình

13

1.2

Về nhóm giao lƣu -gặp gỡ truyền hình

17

1.2.1

Giao lưu gặp gỡ là gì?

17

1.2.2

Các chương trình giao lưu -gặp gỡ trên đài Truyền hình Việt Nam 19

1.3

Vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình

23


1.3.1

Về khái niệm người dẫn chương trình

24

1.3.2

Vai trị của người dẫn chương trình giao lưu-gặp gỡ truyền hình

26

Chương 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGƠN NGỮ CỦA
NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH

32

2.1

Lý luận chung về ngôn ngữ trong giao tiếp

32

2.1.1

Một số vấn đề về ngôn ngữ học

32

2.1.2


Bộ phận cấu thành ngôn ngữ

34


2.1.2.1 Ngữ âm

34

2.1.2.2 Từ vựng

35

2.1.2.3 Ngữ pháp

37

2.1.3

Giao tiếp và giao tiếp hội thoại

37

2.2

Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình

2.2.1


giao lƣu-gặp gỡ truyền hình

39

Lời dẫn kết nối tác phẩm

40

2.2.1.1 Dẫn nhập

40

2.2.1.2 Dẫn vào phóng sự

43

2.2.1.3 Lời dẫn kết

45

2.2.2

47

Xây dựng câu hỏi giao lưu

2.2.2.1 Cấu tạo câu hỏi tối thiểu

47


2.2.2.2 Các dạng câu hỏi phỏng vấn

49

2.2.2.3 Sử dụng câu hỏi hiệu quả

51

2.2.3

59

Đặc trưng phong cách nói

2.2.3.1 Phương tiện ngữ âm

60

2.2.3.2 Sử dụng từ ngữ đặc trưng

62

2.2.3.3 Bàn về xưng hô

65

2.3

Lịch sự trong cách hành ngôn


69

2.3.1

Người dẫn đặt câu hỏi “sốc”

70

2.3.2

Người dẫn bình luận, đánh giá phần trả lời của khách mời

72

2.3.3

Người dẫn cướp lời nhân vật

74

2.3.4

Một số động từ gây nên lỗi cho người dẫn

76

2.4

Ngôn ngữ không lời


80

2.5

Tiểu kết

85

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 88
3.1

Khởi đầu câu chuyện

88

3.2

Tình huống ngẫu phát

91


3.3

Một số yếu tố liên quan

93

3.3.1


Biết quan tâm đến khách mời

95

3.3.2

Yếu tố hài hước

96

3.3.3

Biết lắng nghe và để ý đến người nghe

98

3.3.4

Nghệ thuật làm vừa lòng

99

3.3.5

Một số vấn đề khác

101

3.4


Kinh nghiệm của một số ngƣời dẫn chƣơng trình

102

3.4.1

Tạ Bích Loan

102

3.4.2

Kim Ngân

104

3.4.3

Larry King

106

3.5

Tiểu kết

109

KẾT LUẬN


111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
- Mẫu phiếu điều tra
- Kết quả điều tra
- Các bài phỏng vấn sâu
- Các tài liệu nội bộ VTV
- Các kịch bản
- Các câu hỏi của người dẫn được liệt kê (Tạ Bích Loan, Larry King)
- Một số tài liệu nước ngoài.


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, truyền hình đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối
với bất kỳ xã hội nào. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, cơng nghệ
thơng tin, khán giả có thể xem truyền hình ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Bằng
giao thức Internet trên đƣờng truyền băng rộng, truyền hình băng rộng đã làm
thay đổi cách thức xem truyền hình của con ngƣời.
Là một cơng nghệ truyền hình tiên tiến nhất hiện nay, truyền hình băng
rộng phát triển theo xu hƣớng công nghệ mới gọi là Triple Play (ba trong một:
điện thoại, truyền hình, dữ liệu). Không cần ti vi, chỉ cần bật máy vi tính hoặc
điện thoại cầm tay, cho phép khán giả kết nối với hàng chục kênh truyền hình
trên thế giới. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ này, ngƣời xem có thể tƣơng tác với
đài truyền hình, với nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tác. Thời đại của truyền hình

hai chiều đã chính thức gõ cửa truyền hình Việt Nam khi truyền hình băng rộng
có mặt ở nƣớc ta vào tháng 3/2006.
Cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ, truyền hình hai chiều, hay cịn
gọi là truyền hình tƣơng tác, khán giả là ngƣời chủ động phát sóng các chƣơng
trình. Có nghĩa là khán giả có quyền u cầu chƣơng trình chứ nhất thiết phải
chờ đợi xem chƣơng trình theo lịch phát sóng của nhà Đài. Ngƣời xem cũng có
thể phản ứng trực tiếp đối với chƣơng trình đang phát và Đài truyền hình sẽ
nhận đƣợc ngay ý kiến khán giả.
Bên cạnh đó là hệ thống truyền hình cáp, loại truyền hình trả tiền xuất hiện
ở nƣớc ta từ năm 1995 và đang đƣợc nhiều ngƣời dân lựa chọn dịch vụ này. Với


2
truyền hình cáp Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể xem 34 kênh truyền hình
khác nhau của Việt Nam và các kênh nổi tiếng của thế giới.
Nói những vấn đề trên để thấy rằng, khơng cịn thời đại của truyền hình
Việt Nam “cho gì xem nấy”. Nhà Đài bắt buộc phải thay đổi tƣ duy, thay đổi
cách làm truyền hình và phải hồn thiện mình ở tất cả các mặt. Nếu một chƣơng
trình, một chuyên mục, một kênh truyền hình nào đó khơng đáp ứng nhu cầu của
khán giả sẽ mất khán giả ngay. Và ngƣợc lại, nếu là một chƣơng trình tốt thì
hiệu ứng của nó là vơ cùng khi con ngƣời càng ngày càng dễ dàng tiếp cận với
truyền hình.
Trên thực tế, nhiều chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam và một số
đài địa phƣơng đã tiếp cận đƣợc cách làm truyền hình hiện đại. Những ê-kip làm
chƣơng trình đã chuyên nghiệp hơn, năng động hơn. Nhiều chƣơng trình trị
chơi, giao lƣu-gặp gỡ đã sử dụng cách làm truyền hình hiện đại để chuyển tải
thơng tin. Chƣơng trình truyền hình mang tính tƣơng tác đã đƣợc khai thác ngày
càng nhiều với sự dẫn dắt của ngƣời dẫn chƣơng trình, thay thế dần cho cách
làm truyền hình theo phƣơng pháp “điện ảnh”.
Để có thể làm nên một chƣơng trình truyền hình mang tính tƣơng tác trên

sóng truyền hình Việt Nam nhƣ hiện nay, cần phải có một ê-kíp hàng chục, có
khi là hàng trăm ngƣời. Tuy nhiên, khi chƣơng trình lên sóng, khán giả sẽ chỉ
thấy vai trị gần nhƣ là “độc tơn” của ngƣời dẫn chƣơng trình. Có thể nói, ngƣời
dẫn chƣơng trình có vai trị đặc biệt quan trọng vì trên sóng, họ là ngƣời đại diện
cho nhà Đài, mang sản phẩm tinh thần của cả một tập thể đến cho khán giả. Và,
với đòi hỏi của cách làm truyền hình hiện đại, ngƣời dẫn càng phải thể hiện
đƣợc vai trị, vị trí của mình trong một chƣơng trình. Ấn tƣợng của một chƣơng
trình ln bắt đầu từ ngƣời dẫn. Ngƣời dẫn thể hiện khả năng của mình tốt thì
càng giữ đƣợc khán giả cho chƣơng trình.


3
Tuy nhiên, nhìn ở bình diện chung, những ngƣời dẫn chƣơng trình nói
chung và chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ nói riêng hiện nay trên sóng truyền hình
VIệt Nam và các đài địa phƣơng còn khá nhiều khập khiễng trong hành ngôn,
ứng xử. Ngƣời dẫn không đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự phát, thiếu tính chuyên
nghiệp là vấn đề bức xúc đặt ra cho những ngƣời làm truyền hình.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong khi hiện nay, chƣơng trình trị chơi dƣờng nhƣ bão hịa trƣớc làn
sóng “trị chơi truyền hình”, khơng ít khán giả đã và đang tìm đến với những
cuộc trị chuyện mang tính sự kiện, mang tính xã hội.
Trong hệ thống các nhóm tác phẩm truyền hình trên truyền hình Việt Nam
hiện nay thì giao lƣu gặp gỡ là nhóm mang tính tƣơng tác cao với cách làm
truyền hình hiện đại. Tuy nhiên, để có thể tạo nên một chƣơng trình hấp dẫn
khơng phải là vấn đề đơn giản, trong đó, vai trị của ngƣời dẫn chƣơng trình
đƣợc coi là yếu tố tiên quyết. Đó là ngƣời điều khiển buổi nói chuyện, tìm kiếm
thơng tin và chia sẻ thơng tin với khán giả. Chính ngơn ngữ của ngƣời dẫn góp
phần rất lớn trong việc khai thác câu chuyện của nhân vật, khách mời.
Truyền hình ở nƣớc ta so với thế giới còn khá mới mẻ về lịch sử hình thành
và phát triển, do đó, những cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến truyền

hình cịn ít, nhất là về phạm trù ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Với luận
văn này, mục đích trƣớc tiên là góp phần xây dựng hệ thống lý luận ngôn ngữ
của ngƣời nói, ngƣời dẫn chƣơng trình trên truyền hình.
Dựa trên tƣ liệu các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, ln địi hỏi ngƣời dẫn
chƣơng trình một khả năng cao nhất so với các dạng thức nói khác trên truyền
hình trong cách nói, đối đáp, khả năng tổ chức và điều hành các cuộc thoại, xử
lý các tình huống…, mục đích của chúng tơi là có đƣợc một cứ liệu tƣơng đối
hồn chỉnh, bao quát. Từ đó, qua xem xét, đánh giá các chƣơng trình trên đài


4
truyền hình, qua kết quả điều tra xã hội học và kinh nghiệm của một số ngƣời
dẫn chƣơng trình hàng đầu ở nƣớc ta, luận văn sẽ đƣa ra những qui luật, cách
thức tổ chức và sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Mong muốn lớn nhất của chúng tơi với luận văn này là góp phần giúp cho ngƣời
dẫn chƣơng trình, khơng chỉ với ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ mà
cịn ở các chƣơng trình khác trên truyền hình, biết cách sử dụng ngơn ngữ hiệu
quả nhất.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu về
ngơn ngữ, cách thức nói, dạng thức nói trên truyền hình. Có thể kể đến Khóa
luận tốt nghiệp “Bƣớc đầu tìm hiểu nghệ thuật nói trƣớc cơng chúng truyền
hình” năm 2005 của Trƣơng Thị Diệu Thúy, luận án tiến sĩ ngữ văn “Dạng thức
nói trên truyền hình” năm 2005 của Nguyễn Bá Kỷ. Với Trƣơng Thị Diệu Thúy,
đó là cơng trình nghiên cứu chủ yếu nói về các phát thanh viên (Speaker) trên
các bản tin thời sự của đài Truyền hình Việt Nam. Với Nguyễn Bá Kỷ, tác giả đi
rộng hơn là Dạng thức nói trên truyền hình, với khái niệm Speaker on
Television. Khái niệm này bao gồm cả ngƣời nói – phát thanh viên (Speaker SP) và ngƣời dẫn chƣơng trình (Master of Ceremonies – MC) trên truyền hình.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu một cách chung về dạng thức nói, chứ khơng đi
sâu vào tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ cụ thể của phát thanh viên hay của

ngƣời dẫn chƣơng trình ở nhóm chƣơng trình, thể loại nào.
Với đề tài này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu ngơn ngữ của ngƣời dẫn
chƣơng trình, và nhóm chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình là đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu. Đây có thể xem là đề tài hoàn toàn mới trong lĩnh vực
nghiên cứu về truyền hình.


5
PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp là phạm vi rộng. Trong luận
văn này, chúng tôi dựa vào nền tảng các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học
để nói về vấn đề ngƣời dẫn chƣơng trình sử dụng ngơn ngữ làm cơng cụ giao
tiếp trên truyền hình.
Ở đây, chúng tơi khơng đi vào tìm hiểu ngơn ngữ truyền hình mà là ngơn
ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Dựa trên các phƣơng tiện ngôn ngữ nhƣ ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngƣời dẫn đã thể hiện cách ăn nói của mình nhƣ thế nào
trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình. Luận văn khơng chỉ tìm
hiểu ngơn ngữ của ngƣời dẫn ở dạng thức nói, mà cịn lĩnh vực ngơn ngữ khơng
lời, ở khía cạnh ngơn ngữ của báo chí. Vì thực chất, trong q trình tạo nên tác
phẩm, đó là những nhà báo thực thụ với cách dụng ngơn phù hợp để tìm kiếm
thơng tin, chia sẻ thơng điệp với khán giả.
Các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ ở đây cũng giới hạn trên đài Truyền hình
Việt Nam, và một vài chuyên mục ở đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Sở
dĩ có điều này bởi nhóm giao lƣu-gặp gỡ sử dụng không nhiều trong các chuyên
mục trên các đài. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu ngƣời dẫn đủ khả năng
làm cho chƣơng trình hay.
Bao giờ cũng vậy, nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ luôn là một lĩnh vực
không đơn giản, nhất là khi chọn đề tài về ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình, một lĩnh vực nghiên cứu cịn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Để có kết quả
tốt, chúng tôi đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu cùng lúc.

Thứ nhất là thu thập các tài liệu giấy, băng hình…liên quan đến đề tài.
Thứ hai, chúng tơi xem, khảo sát, thống kê, phân tích các chƣơng trình giao
lƣu gặp gỡ phát trên sóng đài truyền hình địa phƣơng, Trung ƣơng và một số


6
chƣơng trình của nƣớc ngồi. Từ cách tiếp cận này, chúng tơi có cái nhìn cụ thể
cho đề tài.
Thứ ba, chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học với 504 phiếu chia ra cả ba
miền: miền Bắc (209 phiếu), miền Trung – Tây Nguyên (128 phiếu), miền Nam
(167 phiếu), nhằm thu thập thông tin từ khán giả về các vấn đề liên quan đến
ngƣời dẫn chƣơng trình nhƣ tiêu chuẩn, cách sử dụng ngơn ngữ, đề tài… Sau đó,
chúng tôi sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS (Statistic Package for Social Science)
– một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp nhất
hiện nay để phân tích xử lý các dữ liệu thu thập đƣợc. Trên cơ sở thông tin điều
tra đƣợc, chúng tơi tiến hành phân tích và đánh giá để đƣa ra những nhận định,
kết luận. Cách tiếp cận này sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn tổng qt và là những
minh chứng cho các lập luận.
Thứ tƣ, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số ngƣời dẫn chƣơng trình
trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình đƣợc nhiều khán giả yêu
mến hiện nay để chính những ngƣời trong cuộc có cái nhìn về nghề của mình.
Ngƣời dẫn cũng chia sẻ những kinh nghiệm, những suy nghĩ về nghề dẫn
chƣơng trình mà các cách tiếp cận khác của chúng tơi chƣa làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, chúng tơi dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp và qua
quan sát các đồng nghiệp để đƣa ra những nhận xét, đánh giá.
Các phƣơng pháp làm việc nêu trên không tiến hành riêng lẻ mà có sự phối
hợp, hỗ trợ cho nhau trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu.., để chúng tơi tiến hành làm luận văn này.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận, qua những khảo sát, nghiên cứu, luận văn mong muốn góp

phần làm sáng tỏ thêm ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình. Với
việc khảo sát trên tƣ liệu các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ truyền hình sẽ là cơ


7
sở để đƣa ra những lý thuyết chung về cách sử dụng ngơn ngữ có lời và phi lời.
Luận văn cũng nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về nghiệp vụ báo chí ở khía
cạnh ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Là một cơng trình nghiên cứu khoa học, chúng tơi ln mong muốn luận
văn có giá trị thực tiễn cao. Chúng tôi đã sử dụng nhiều thông tin, tƣ liệu từ thực
tiễn, qua trò chuyện, qua những cuộc phỏng vấn sâu với ngƣời dẫn chƣơng trình
để từ đó có những kết luận đúc kết từ thực tế sống động nhất. Chọn những
chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ, một nhóm chƣơng trình ln địi hỏi
ngƣời dẫn ở mức độ cao về mọi mặt, chúng tôi hi vọng đó nhƣ là một cách để
đƣa ra những “chuẩn mực” cần thiết. Từ đó, giúp cho ngƣời dẫn chƣơng trình
truyền hình tránh đƣợc những khuyết điểm cũng nhƣ phát huy ƣu điểm trong sử
dụng ngôn ngữ. Hơn nữa, những ai u thích nghề dẫn chƣơng trình đều có thể
xem luận văn nhƣ một tài liệu tham khảo hữu ích để rèn luyện khả năng làm
nghề dẫn chƣơng trình hoặc đơn giản là để nói chuyện trƣớc cơng chúng đạt
hiệu quả cao hơn.
CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần:
1. Mục lục
2. Danh mục chữ viết tắt
3. Danh mục bảng biểu
4. Phần mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, ý
nghĩa lý thuyết và thực tiễn…
5. Phần nội dung chính, gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Giao lƣu gặp gỡ truyền hình và vai trị của ngƣời dẫn chƣơng
trình.



8
- Chƣơng 2: Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình giao
lƣu gặp gỡ truyền hình
- Chƣơng 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng
trình truyền hình.
6. Phần kết luận
7. Thƣ mục tham khảo
8. Phụ lục


9
CHƢƠNG 1

GIAO LƯU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA
NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
1.1.1 Đặc trƣng truyền hình
So với các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng khác nhƣ báo in, phát
thanh, thì truyền hình có lịch sử hình thành muộn nhất. Tuy nhiên, ngay khi ra
đời, nhiều giả thuyết cho rằng thời đại của báo in, phát thanh đã chấm hết,
nhƣờng chỗ cho truyền hình. Sở dĩ có giả thuyết nhƣ vậy là bởi truyền hình đã
sử dụng đƣợc gần nhƣ tồn bộ thế mạnh của điện ảnh, phát thanh và cả báo viết
làm công cụ truyền tải thông tin. Nếu ở báo in, đó là ngơn ngữ viết và những
hình ảnh tĩnh. Phát thanh là ngôn ngữ của âm thanh (bao gồm cả tiếng động và
âm nhạc, lời nói). Điện ảnh là những thƣớc phim với hình ảnh động. Truyền
hình có khả năng chuyển tải thông tin không những bằng phƣơng tiện hình ảnh
động (cả hình ảnh tĩnh nếu cần), sử dụng âm thanh và cả chữ viết. Tính đa kênh

(kênh lời, kênh hình ảnh, kênh chữ) đã tạo cho truyền hình một thế đứng vững
vàn trong các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác.
Bên cạnh tính đa kênh, truyền hình cịn sở hữu tính “giao tiếp” giữa Nhà
Đài và khán giả. Ngƣời nói trên truyền hình là đang nói chuyện với cơng chúng
của mình : “Kính thưa q vị và các bạn, mời quí vị và các bạn theo dõi những
phần tin tức sau đây….”, “Mời bà con nông dân và quí vị cùng đến thăm trang
trại của anh…”. Ngay sau lời chào, lời mời là những hình ảnh động, tạo cảm
giác cho ngƣời xem nhƣ đƣợc chứng kiến, đƣợc nghe, đƣợc tham gia vào câu
chuyện. Trong các chƣơng trình truyền hình trực tiếp, đặc điểm giao tiếp giữa


10
nhà Đài và công chúng càng rõ hơn, khi truyền hình có khả năng thơng báo
thơng tin bằng cả hình thức thức nghe và nhìn. Khán giả nghe đƣợc tiếng nói và
thấy đƣợc hình ảnh chính bản thân sự kiện đang diễn ra và khán giả nhƣ đƣợc
tham gia vào câu chuyện với ngƣời đại diện, ngƣời dẫn dắt là các STV. Giao
tiếp với công chúng đã tạo nên đặc điểm riêng trong các chƣơng trình truyền
hình.
Ngơn ngữ truyền hình đã tạo một khả năng tiếp nhận thông tin của khán giả
khác hẳn so với các loại hình truyền thơng khác. Truyền hình có thể đạt tới độ
tuyệt đối về phạm vi công chúng tiếp nhận khi trong cùng một lúc có thể đƣa
thơng tin đến cho hàng tỉ ngƣời trên thế giới. Đối tƣợng cơng chúng truyền hình
khơng phân biệt ngơn ngữ, quốc gia, trình độ, tuổi tác và cả ngƣời khuyết tật.
Nếu một ngƣời không bị khiếm thị lẫn mất thính giác, đều có thể là khán giả của
truyền hình. Trong khi đó, báo in ln chọn lựa khán giả nhƣ phải biết chữ, phải
có trình độ nhất định. Hay ở phát thanh, bắt buộc ngƣời nghe phải khơng có vấn
đề về thính giác… Khả năng tiếp nhận thông tin đã tạo nên sức mạnh đặc thù
cho truyền hình mà khơng phƣơng tiện truyền thơng đại chúng nào có thể mang
lại hiệu quả hơn.
Đặc trƣng nữa của truyền hình là tính trực tiếp. Nhƣ đã nói, ngay trong

cùng một thời điểm, hàng tỉ ngƣời ở khắp các châu lục trên thế giới có thể theo
dõi một sự kiện diễn ra. Với khả năng có thể làm ảnh hƣởng đến suy nghĩ, nhận
thức của con ngƣời trên phạm vi tồn thế giới ngay cùng một thời điểm phát
hình, truyền hình là một trong những phƣơng tiện hàng đầu trong tạo lập dƣ
luận, định hƣớng dƣ luận.
1.1.2 Vấn đề thể loại và chƣơng trình truyền hình


11
Ở truyền hình thƣờng có sự gặp nhau giữa chương trình và thể loại trong
một tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, xét về tính chất, hai khái niệm này hồn tồn
khác nhau.
Trong nhiều lần liên hoan truyền hình tồn quốc, tại các cuộc hội thảo
chuyên đề, những vấn đề về thể loại truyền hình cũng chƣa đƣợc hiểu đầy đủ.
Phổ biến là sự không rõ ràng giữa khái niệm chƣơng trình truyền hình và thể
loại truyền hình. Trong thơng báo số 906/TB-THVN ngày 1/9/2003 do Tổng
giám đốc Vũ Văn Hiến ký, mục II, đề cập đến các thể loại tham dự liên hoan
truyền hình, khái niệm “chƣơng trình truyền hình tƣơng tác” đƣợc hiểu nhƣ một
thể loại, và các chƣơng trình thuộc nhóm giao gặp gỡ đƣợc xếp vào loại này.
Để hiểu rõ hơn vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình trong các
chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, chúng tôi xin dành một phần luận văn để bàn về
vấn đề còn khá mới mẻ ở nƣớc ta hiện nay. Thực tế lý luận truyền hình hiện nay
cịn q ít, nếu có thì mỗi tác giả một quan điểm nên các khái niệm còn chƣa
thống nhất. Khi bắt tay vào làm luận văn này, chúng tôi không khỏi lúng túng
trƣớc các khái niệm từ sự không thống nhất này. Hiểu khái niệm thể loại báo chí
truyền hình với chƣơng trình truyền hình để tránh những ngộ nhận và góp phần
tăng hiệu quả tác nghiệp cho các chƣơng trình truyền hình là điều cần thiết.
1.1.2.1. Chương trình truyền hình
Cùng với sự xuất hiện của báo chí phát thanh, sau đó là truyền hình thì
cũng xuất hiện thuật ngữ chƣơng trình (programme, program). Thuật ngữ này

thể hiện rõ bản chất của chúng.
Nghĩa đầu tiên, có thể hiểu chƣơng trình truyền hình là sản phẩm của
truyền hình, là tồn bộ nội dung phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng. Với
nghĩa này, nó bao hàm cả q trình sáng tạo ra một tác phẩm từ nhiều công đoạn
khác nhau. Các tác phẩm này hoặc đứng riêng thành các chuyên mục hoặc đƣợc


12
“kết dính” với nhau, đƣợc sắp đặt theo một trình tự nào đó của Nhà đài để tạo
nên chƣơng trình. Theo đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa, chƣơng trình truyền
hình là “hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội
để truyền tải thơng tin đến cơng chúng”.
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, tác giả Trần Bảo Khánh
cho rằng, chƣơng trình là “kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với cơng
chúng”. Nhƣ vậy, ở một góc độ nào đó, chƣơng trình cũng có thể hiểu là cách
gọi cho một tác phẩm hồn chỉnh.
Bất kì một chƣơng trình truyền hình nào cũng có một cái tên. Cái tên đó
chính là chủ đề cơ bản, là mục đích chính của chƣơng trình. Ví dụ chƣơng trình
thời sự, chƣơng trình thể thao, chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời, chƣơng trình
Ngƣời xây tổ ấm, chƣơng trình Vì an ninh Tổ quốc… Một chƣơng trình truyền
hình ln có tính ổn định cao, tính thống nhất và tính định kỳ.
Ở đây cũng cần nói thêm về chun mục trên đài truyền hình. Có thể hiểu
nơm na chuyên mục là mục thƣờng kỳ dành riêng cho một vấn đề nào đó. Nhƣ
vậy, ở mức độ nào đó, cách gọi chuyên mục và chương trình tƣơng đƣơng nhau.
Trong các giấy tờ áp khung để tính nhuận bút của đài truyền hình Việt Nam, ghi
rõ: Chuyên mục: ngƣời xây tổ ấm, thể loại áp dụng: giao lƣu gặp gỡ truyền hình.
(xem thêm phụ lục). Tuy nhiên, ở một tác phẩm cụ thể thì khơng thể gọi là
chun mục đƣợc. Cách gọi chuyên mục hay chương trình tùy thuộc vào từng
trƣờng hợp.
Mỗi chƣơng trình phục vụ cho những đối tƣợng chun biệt hay phục vụ

cho đơng đảo quần chúng thì cũng cần trả lời các câu hỏi:
- Cái gì? (chủ đề chƣơng trình).
- Nhƣ thế nào? (Thể loại, hình thức thể hiện).
- Cho ai? (Tồn thể cơng chúng hay đối tƣợng chuyên biệt).


13
- Khi nào? (Thời gian phù hợp hay bắt buộc).
- Hiệu quả? (Chƣơng trình mang lại điều gì cho đối tƣợng hƣớng tới).
Nhƣ vậy, khi dùng từ chương trình, nó bao hàm nhiều vấn đề: nội dung,
hình thức thể hiện, đối tƣợng hƣớng tới, kết quả đạt đƣợc…Có lẽ do điều này
mà cách gọi chương trình đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong lĩnh vực truyền
hình hiện nay, thay thế cho nhiều cách gọi khác.
1.1.2.2 Vài nét về thể loại truyền hình
Vấn đề thể loại ln là vấn đề gây sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Ở
nƣớc ta, truyền hình là loại hình báo chí xuất hiện trễ hơn so với báo in và phát
thanh. Lý luận báo chí truyền hình ở nƣớc ta chƣa nhiều, chƣa đầy đủ. Do đó,
cách phân loại hiện nay cũng chƣa thống nhất và chƣa khái quát hết thực tiễn
của truyền hình.
Theo tác giả Trần Bảo Khánh, ở một số nƣớc phát triển, ngƣời ta thƣờng
chia truyền hình làm 5 loại tác phẩm cơ bản:
-Loại thuyết trình (Lecture): Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên
tập viên để trình bày một vấn đề. Ƣu điểm của nó là dễ sản xuất, đƣợc bấm máy
ngay tại trƣờng quay hoặc dàn cảnh đơn giản.
-Loại phỏng vấn (interview): Sử dụng các dạng câu hỏi để phỏng vấn tìm
kiếm thơng tin.
-Loại thảo luận (Panel Discusion): Là loại tác phẩm sử dụng phƣơng thức
thảo luận giữa nhà báo và các chuyên gia. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đƣa ra
các thông tin về quan điểm, tƣ tƣởng, ý kiến về một vấn đề, nhƣng lại đặt trọng
tâm vào việc cọ sát các quan điểm, ý kiến đó.

-Loại kịch bản (Dramatization): Đây là loại tác phẩm truyền hình có qui
trình sản xuất ln địi hỏi một cách chuyên nghiệp.


14
-Loại sản xuất trực tiếp: Là loại tác phẩm truyền hình đƣa khán giả chứng
kiến trực tiếp các sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời với thời gian phát hình.
Cách chia trên cho thấy khơng có sự thống nhất về tiêu chí, bởi thực tiễn
hoạt động truyền hình, nhiều tác phẩm truyền hình là sự kết hợp của 5 loại “tác
phẩm” trên.
Hay một cách chia khác của TS Trần Đăng Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Đài
truyền hình Việt Nam, trong một phát biểu tại Hội thảo “Sản xuất chƣơng trình
chun đề” tại liên hoan truyền hình tồn quốc năm 2003, dựa trên tiêu chí
phƣơng thức sản xuất, có thể chia thành hai nhóm chính:
-Loại sản xuất theo phƣơng thức trƣờng quay (ghi hình trong studio là chủ
yếu): bao gồm các tác phẩm phỏng vấn, đàm luận, phát biểu…
-Loại sản xuất theo phƣơng thức điện ảnh (ghi hình ngoài trời là chủ yếu):
Bao gồm các thể loại nhƣ tin tức, phóng sự, tài liệu.
Cách chia nhóm chƣơng trình theo qui trình sản xuất có nhiều điểm hợp lý.
Tuy nhiên, xét về bản chất và cấu trúc một tác phẩm thì cách chia này vẫn chƣa
hỗ trợ đƣợc ngƣời làm truyền hình tác nghiệp một cách hiệu quả.
Rõ ràng, nếu xét trên những tiêu chí khác nhau, có thể có nhiều cách phân
chia báo chí truyền hình khác nhau. Dựa trên lý thuyết về tính trội, về tần suất
xuất hiện cao của các yếu tố hình thức, tổng hợp từ nhiều cách phân loại khác
nhau, trên cơ sở những đặc trƣng truyền hình và tình hình thực tế của báo chí
truyền hình ở nƣớc ta, có thể chia thành các nhóm:
- Nhóm giao lưu - gặp gỡ ( một số tác giả sử dụng là hội thoại hoặc giao
tiếp): Đây là cách làm theo hình thức talk show của truyền hình trên thế giới.
Đặc điểm chung của nhóm này là sử dụng lời nói của các đối tƣợng xuất hiện
trong khung hình làm hình thức thơng tin chủ yếu. Do đó, cách tổ chức ghi hình

thƣờng trong trƣờng quay của đài truyền hình. Bên cạnh đó, nhóm giao lƣu-gặp


15
gỡ cũng dùng hình thức thơng tin bằng phƣơng pháp tạo hình để có thể làm rõ
hơn, hoặc gợi mở cho câu chuyện của nhân vật qua các phóng sự ngắn. Nhóm
giao lƣu gặp gỡ bao gồm nhiều thể loại nhƣ: phỏng vấn, bình luận, đàm luận, tọa
đàm, phát biểu trên truyền hình. Cách gọi tên giao lưu-gặp gỡ cho nhóm này
cũng đƣợc Đài truyền hình Việt Nam sử dụng trong cách sắp xếp, bố cục
chƣơng trình, gọi tên trong các nguồn giấy tờ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nhóm giao lƣu-gặp gỡ là tính tƣơng
tác cao. Trong phóng sự, phim tài liệu, khán giả khơng thể cùng tham gia vào
chƣơng trình nhƣng đối với các chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ,
ngƣời xem có thể giao lƣu, “tƣơng tác” với ngƣời dẫn, với các chuyên gia thông
qua trực tiếp tại trƣờng quay, điện thoại, hoặc e-mai v.v…
- Nhóm tạo hình (cịn gọi là nhóm Điện ảnh): Bao gồm các thể loại: tin,
phóng sự, phim tài liệu, tƣờng thuật, ghi nhanh…Thơng tin đƣợc chuyển tải chủ
yếu bằng hình ảnh ghi tại hiện trƣờng. Đây là tác phẩm mà tính tin tức đƣợc thể
hiện hết sức rõ rệt.
- Nhóm tạp kỹ và trị chơi truyền hình (live show, games show): Đây là
các tác phẩm truyền hình mà nội dung giải trí đƣợc coi là mục tiêu hàng đầu,
yếu tố tranh đua, yếu tố hợp tác, yếu tố bất ngờ ln đƣợc chú trọng để tạo nên
sự kích thích theo dõi trong các chƣơng trình này.
Trên thực tế phát triển của truyền hình, giữa các nhóm đều có sự đan xen
lẫn nhau. Ví dụ, các chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ truyền hình có
thể sử dụng thể loại phóng sự của nhóm tạo hình để làm các phóng sự ngắn sử
dụng minh họa, làm rõ thêm câu chuyện của nhân vật. Hay với nhóm điện ảnh,
vẫn có thể sử dụng hình thức phỏng vấn, trị chuyện để thể hiện. Sự đan xen này,
nếu ở mức độ vừa phải đều tạo nên sự hấp dẫn cho các tác phẩm báo chí.



16
Ở đây chúng tôi không sử dụng danh từ thể loại để chỉ một nhóm, vì xét về
bản chất, cách gọi này là không phù hợp. Trên từ điển điện tử Wikipedia, khi
định nghĩa về talk show, ngƣời ta không sử dụng từ “genre” - thể loại, mà dùng
từ “program” – chƣơng trình.
Từ những trình bày trên có thể thấy rằng cách gọi thể loại hay chương
trình phụ thuộc vào góc nhìn của vấn đề và đặt nó trong mối tƣơng quan giữa
hình thức thể hiện và bản chất của một chƣơng trình trên truyền hình. Nếu ta bàn
về cách thể hiện, hình thức tạo lập nên tác phẩm, thì có thể hiểu đang nhìn ở góc
độ của một thể loại. Nhƣng nếu nhìn ở một chỉnh thể thì nó đƣợc xem nhƣ là
chƣơng trình của truyền hình. Ví dụ, gọi là chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời chứ
khơng thể gọi là thể loại Ngƣời đƣơng thời. Nhƣng chƣơng trình này thuộc
nhóm giao lƣu gặp gỡ với cách thể hiện gồm nhiều thể loại khác nhau.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng từ các chương trình giao lưu gặp
gỡ, hiểu nhƣ các chỉnh thể, các chƣơng trình hồn chỉnh, các tác phẩm truyền
hình thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ truyền hình. Cách gọi các chương trình giao
lưu gặp gỡ thƣờng sử dụng để gọi chung cho những chƣơng trình thuộc nhóm
giao lƣu-gặp gỡ, bao gồm chƣơng trình Người đương thời, Người xây tổ ấm,
Những ước mơ xanh…
Về bản chất của thể loại và chƣơng trình cần phân biệt rõ. Có thể có một
chƣơng trình truyền hình sử dụng một thể loại nhƣng đây là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Điều này có thể so sánh nhƣ báo in có trang báo, mỗi trang báo
có thể có một chủ đề, một lĩnh vực phản ánh nhất định (nhƣ trang chính trị,
trang kinh tế, trang văn hóa – nghệ thuật v.v…), nhƣng trang báo khơng phải là
thể loại, cho dù có trang báo chỉ có một tác phẩm báo chí duy nhất.
Vài nét về cách sử dụng từ ngữ trên truyền hình hiện nay. Đây là vấn đề
lớn, cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn. Chúng tôi đƣa ra nhằm hiểu hơn khái niệm



×