Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu giải pháp tổ chức thực hiện tiêu chuẩn văn hoá công sở của ngành thuế (qua thực tiễn tại chi cục thuế quận thanh xuân, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

LÊ THỊ MINH HỒNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN
VĂN HỐ CƠNG SỞ CỦA NGÀNH THUẾ
(Qua thực tiễn tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÕNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

LÊ THỊ MINH HỒNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN
VĂN HỐ CƠNG SỞ CỦA NGÀNH THUẾ
(Qua thực tiễn tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị văn phòng
Mã số: 60 34 04 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Phụng



Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu giải pháp tổ chức
thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở của ngành thuế (Qua thực tiễn tại
Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội)” là cơng trình nghiên
cứu của tơi. Trong cơng trình nghiên cứu này, tơi có tham khảo nội dung của
của nhiều cơng trình nghiên cứu khác và đã có chú thích theo quy định. Cơng
trình này chƣa từng đƣợc cơng bố trên bất cứ phƣơng tiện nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng khoa học về nội
dung nghiên cứu của đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

HỌC VIÊN

Lê Thị Minh Hồng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía cơ quan Chi cục Thuế quận Thanh
Xuân,cơ quan chủ quản là Cục Thuế Thành phố Hà Nội;các thầy cơ giáo
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phịng- trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là ngƣời hƣớng dẫn khoa học
– PGS.TS. Vũ Thị Phụng. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
về sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng với vốn kiến thức còn hạn chế,
luận văn chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp của quý Thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để luận văn của tơi
đƣợc hồn thiện hơn và có cơ sở để phát triển hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

HỌC VIÊN

Lê Thị Minh Hồng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ........................................................................ 2
3. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ của đề tài: ................................................................................... 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................ 4
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................. 5
7. Đóng góp của luận văn: .............................................................................. 7
8. Bố cục luận văn: .......................................................................................... 7
CHƢƠNG I: VĂN HOÁ CƠNG SỞ VÀ TIÊU CHUẨN VĂN HỐ
CƠNG SỞ CỦA NGÀNH THUẾ .................................................................. 9
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Văn hố cơng sở................................. 9

1.1.1. Khái niệm “Văn hố cơng sở”............................................................... 9
1.1.2. Khái niệm “Tiêu chuẩn văn hố cơng sở” ........................................... 13
1.1.3. Một số khái niệm khác liên quan .......................................................... 15
1.1.4. Các biểu hiện của Văn hố cơng sở ...................................................... 15
1.1.4. Vai trị của Văn hố cơng sở ................................................................. 21
1.2. Giới thiệu về sự ra đời ngành thuế Việt Nam ...................................... 23
1.3. Giới thiệu khái quát Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức cơng
chức, viên chức ngành thuế .......................................................................... 24
1.3.1. Tên gọi và thời gian ban hành .............................................................. 24
1.3.2. Căn cứ ban hành ................................................................................... 24
1.3.3. Cấu trúc của Tiêu chuẩn văn hố cơng sở ngành thuế......................... 25
1.3.4. Nội dung của Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức công chức, viên
chức ngành thuế .............................................................................................. 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ................................................................................ 35
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TIÊU CHUẨN VĂN HỐ CƠNG SỞ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................... 36


2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội ............................................................................. 36
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân ................. 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân ........................... 38
2.2. Đặc điểm hoạt động của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội và các mối quan hệ với tổ chức, cá nhân ngƣời nộp thuế ................ 40
2.2.1. Đặc điểm hoạt động .............................................................................. 42
2.2.2. Mối quan hệ giữa Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
với tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân ....................... 42
2.3. Vai trò và trách nhiệm tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở
tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội .......................... 44

2.3.1. Vai trò và trách nhiệm của Lãnh đạo Chi cục ...................................... 44
2.3.2. Vai trị và trách nhiệm của Đội trưởng Đội Hành chính – Nhân sự - Tài
vụ ..................................................................................................................... 45
2.4. Nhận xét, đánh giá Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức công
chức, viên chức ngành thuế .......................................................................... 47
2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 47
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 48
2.5. Một số biện pháp tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở
ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân........................................ 50
2.5.1. Phổ biến Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức cơng chức, viên chức
ngành thuế ....................................................................................................... 50
2.5.2. Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức cơng
chức, viên chức ngành thuế ............................................................................. 51
2.5.3. Các biện pháp hỗ trợ thực hiện Tiêu chuẩn Văn hố cơng sở và đạo đức
công chức, viên chức ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân ................ 57
2.5.4. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức
công chức, viên chức ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội ...................................................................................................... 58
2.5.5. Đánh giá việc tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn Văn hoá công sở và đạo
đức công chức, viên chức ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân ... 59


2.5.6. Điều chỉnh, bổ sung nội dung Tiêu chuẩn Văn hố cơng sở và đạo đức
cơng chức, viên chức ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân .......... 59
2.6. Đánh giá về văn hóa cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân ......... 60
2.6.1. Phương pháp đánh giá .......................................................................... 60
2.6.2. Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức Chi cục Thuế quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội về văn hố cơng sở ................................................ 60
2.6.3. Kết quả khảo sát đánh giá của ngươì nộp thuế về văn hố công sở ở
Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ..................................... 68

2.6.5. Đánh giá chung về văn hoá công sở tại Chi cục Thuế quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội ................................................................................ 69
2.6.6. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 77
TIỂU KẾT CHƢƠNG II .............................................................................. 78
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN
VĂN HĨA CƠNG SỞ NGÀNH THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................... 79
3.1. Kiến nghị Tổng cục Thuế bổ sung, hồn thiện Tiêu chuẩn văn hố cơng
sở ngành thuế................................................................................................... 79
3.1.1. Đổi tên“Quy định về Tiêu chuẩn văn hố cơng sở và đạo đức công chức,
viên chức ngành thuế” thành “Quy chế văn hóa cơng sở ngành thuế” ............... 79
3.1.2. Bổ sung thêm một số nội dung vào Quy chế văn hóa cơng sở của ngành
thuế .................................................................................................................. 80
3.1.3. Bổ sung một số chuẩn mực văn hoá của ngành thuế ............................ 83
3.1.4. Bổ sung những nội dung về “Tổ chức thực hiện” ................................ 85
3.2. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, cơng chức ngành thuế
nói chung và Chi cục Thuế quận Thanh Xn về văn hố cơng sở ......... 86
3.2.1. Những vẫn đề chung.............................................................................. 86
3.2.2. Đối với Chi cục Thuế quận Thanh Xuân............................................... 87
3.3. Tuyên truyền phổ biến, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế
văn hóa cơng sở của ngành thuế .................................................................. 89
3.3.1. Tuyên truyền phổ biến ........................................................................... 89


3.3.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế văn hố cơng sở của
ngành thuế ....................................................................................................... 90
3.3.3. Tập trung cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức thực hiện Quy chế
văn hố cơng sở của ngành thuế tại cơ quan thuế các cấp ............................ 91
3.4. Xác định rõ trách nhiệm và cách thức phổ biến, tổ chức thực hiện
Quy chế văn hố cơng sở của ngành thuế ................................................... 91

3.4.1. Quy định chung của ngành thuế ........................................................... 91
3.4.2. Đối với Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội .......... 92
3.5. Xác định trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức, thực hiện Quy chế văn
hố cơng sở ngành thuế................................................................................. 92
3.5.1. Quy định chung của ngành thuế ........................................................... 92
3.5.2. Đối với Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội .......... 93
3.6. Thiết lập và áp dụng chế tài trong việc tổ chức thực hiện Quy chế văn
hố cơng sở của ngành thuế.......................................................................... 94
3.7. Xây dựng và ban hành “Quy chế văn hố cơng sở của Chi cục Thuế
quận Thanh Xuân” ....................................................................................... 95
3.7.1. Mục đích ban hành Quy chế văn hố cơng sở của Chi cục Thuế quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ..................................................................... 95
3.7.2. Quan điểm xây dựng Quy chế văn hố cơng sở của Chi cục Thuế quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ..................................................................... 96
3.7.3. Trách nhiệm ban hành, phạm vi đối tượng thực hiện Quy chếvăn hố
cơng sở của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ................. 96
3.7.4. Nội dung, cấu trúc của “Quy định Văn hố cơng sở của Chi cục Thuế
quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” .......................................................... 97
TIỂU KẾT CHƢƠNG III............................................................................. 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBCC

Công chức, viên chức

CCTTX


Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

ĐH KHXH&NV Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
– ĐHQGHN

học Quốc gia Hà Nội

NXB

Nhà xuất bản

VH

Văn hố

VHCS

Văn hố cơng sở

TCVHCS

Tiêu chuẩn văn hố cơng sở


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hố cơng sở là tài sản đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển, trƣờng tồn của cơ quan, tổ chức, hỗ trợ đặc biệt cho hoạt động quản lý,
điều hành tại cơ quan, tổ chức đó. Xây dựng vả tổ chức thực hiện văn hố

cơng sở là một trong những nội dung quan trọng của quản trị văn phòng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa cơng sở, trong những năm
vừa qua, ngành thuế nói chung, Chi cục Thuế quận Thanh Xn, Thành phố
Hà Nội nói riêngđã ln quan tâm xây dựng văn hố cơng sở hƣớng tới các
giá trị chuẩn mực; xây dựng công sở thân thiện, gần gũi với cộng đồng, là địa
chỉ tin cậy của ngƣời nộp thuế.
Ngày 27/12/2012, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuếđã ban hành Quyết
định số 2181/QĐ-TCTkèm theoQuy địnhTiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo
đức công chức, viên chức ngành thuế. Quy định trên đã thực hiện đƣợc 05
năm (tính từ năm 2013đến năm 2018). Qua thực tế, cá nhân tôi nhận thấy sau
khi quyết định đƣợc ban hành, văn hoá cơng sở tại các cơ quan thuộc ngành
thuế nói chung và ở Chi cục Thuế quận Thanh Xuân (nơi tôi cơng tác) nói
riêng đã có một số thay đổi theo hƣớng tích cực nhƣ: cán bộ, cơng chức đã
chú ý đeo thẻ công chức đầy đủ, mặc trang phục công sở lịch sự; tập trung
công việc, đảm bảo đủ giờ công,ngày công; ý thức đƣợc trách nhiệm cũng
nhƣ nghĩa vụ của mình khi thực hiện cơng việc; có ý thức giữ gìn mơi trƣờng
cảnh quan…
Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt nhƣng văn hố cơng sở
tạiChi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn
chế nhất định nhƣ:
Công sở Chi cục Thuế quận Thanh Xn, Thành phố Hà Nội cịn bài trí
lộn xộn, phòng làm việc sắp xếp chƣa khoa học; Một số cơng chức cịn chƣa
chú ý chỉn chu trong trang phục nơi cơng sở, vẫn cịn mặc váy q ngắn, áo
khơng cổ và cịn đi dép lê đi làm…
1


Khi giao tiếp, ứng xử với ngƣời nộp thuế, một số cán bộ chƣa nhã
nhặn, lịch sự, vẫn cịn có thái độ hống hách, nói thiếu chủ ngữ; Giao tiếp giữa
các đồng nghiệp với nhau đơi khi cịn nóng nảy, giao tiếp với cấp trên cịn

thiếu tơn trọng.
Từ những tồn tại trong việc tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng
sở của ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, tác giả đặt ra câu hỏi
nghiên cứu: Tại sao ngành thuế đã ban hành Tiêu chuẩn văn hoá cơng sở mà
vẫn cịn những tồn tại, hạn chế nhƣ vậy? Qua câu hỏi đó, tác giả đặt ra giả
thuyết nghiên cứu nhƣ sau:
Một là: Các tiêu chuẩn chƣa phù hợp, chƣa đầy đủ;
Hai là: Việc tổ chức thực hiện ở Chi cục Thuế quận Thanh Xuân chƣa
tốt, chƣa hiệu quả.
Từ những giả thuyết nghiên cứu trên, với vai trò là học viên cao học
ngành Quản trị văn phòng, đồng thời cũng là công chức đang làm việc tại Chi
cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, tôi quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hóa cơng sở của
ngành thuế (qua thực tiễn tạiChi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Qua việc khảo sát các tƣ liệu tại Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Đại học
Quốc gia, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng – Đại học Khoa
học Xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội … tơi nhận thấy vấn đề
văn hố cơng sở đã đƣợc nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm
và đề cập nhiều trên các tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học, sách tham
khảo, giáo trình, sách chuyên khảo, hội thảo khoa học, luận văn thạc sỹ, khóa
luận tốt nghiệp.
Tuy đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng các cơng
trình nghiên cứu về văn hóa cơng sở thƣờng tập trung vào các hƣớng cơ bản
nhƣ sau:
2


- Những nghiên cứu tổng quan về văn hóa cơng sở cung cấp cho ngƣời

đọc cái nhìn tổng quan và các thơng tin cơ bản về văn hóa cơng sở, là nền
tảng để nghiên cứu các nội dung của văn hóa cơng sở nhƣ: Cuốn “Đạo đức
kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Mạnh Quân, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2004; “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí
văn hóa cơng sở đối với văn phịng cấp Bộ”, Khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên Nguyễn Nguyệt Ánh, K46 Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Những nghiên cứu về từng nội dung của văn hóa cơng sở đề cập đến
vai trị, ý nghĩa của văn hóa cơng sở, đƣa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục
những hạn chế của văn hóa cơng sở nhƣ: cuốn sách “Văn hóa ứng xử nơi
cơng sở” của tác giả Trần Hồng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2004;“Ngôn ngữ, cử chỉ và trang phục trong giao tiếp nơi cơng sở của
người cán bộ, cơng chức”, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Thanh
Tâm, K50 Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Những nghiên cứu về văn hóa công sở của từng cơ quan cụ thể tập
trung vào việc mơ tả, đánh giá và phân tích thực trạng, đƣa ra nhận xét về văn
hóa cơng sở của các cơ quan, tổ chức ví dụ nhƣ: “Nghiên cứu văn hóa cơng
sở tại Văn phịng Tổng Cơng ty Điện lực Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Vũ Thị Hằng, K47 Khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những nghiên cứu trên đã góp phần làm phong phú thêm về mặt lý
luận và thực tiễn vấn đề văn hóa cơng sở. Tuy nhiên những nghiên cứu trên
hoặc chỉ thiên về lý luận, hoặc chỉ nêu một vài nghiệp vụ của văn hóa cơng
sở, thực trạng và giải pháp khắc phục khó khăn tại một cơ quan mà chƣa có
sự phân tích, đánh giá chi tiết về tiêu chuẩn văn hóa cơng sở cũng nhƣ nghiên
cứu những giải pháp tổ chức thực hiện những tiêu chuẩn của văn hóa cơng sở
tại một cơ quan cụ thể.Do đó với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài,
3



tác giả nhận thấy việc đánh giá Tiêu chuẩn văn hóa cơng sở của ngành thuế
cũng nhƣ q trình tổ chức thực hiện tiêu chuẩn văn hóa cơng sở tại Chi cục
Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội là điểm mới, nên luận văn của
chúng tơi có tham khảo nhƣng khơng trùng lặp với bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào trƣớc đó.
3. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài của chúng tôi đặt ra và giải quyết những vấn đề sau:
-Đánh giá và góp ý Tiêu chuẩn văn hố cơng sở của ngành thuế;
- Khảo sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện tiêu chuẩn văn hố cơng
sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế và bất cập, luận
văn đề xuất những kiến nghị và giải pháp để hồn thiện Tiêu chuẩn văn hố
cơng sở ngành thuế và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định về văn hố
cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ của đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, đề tài của tơi có những nhiệm vụ sau:
- Về mặt lý luận:Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận vềvăn hóa cơng sở
và tổ chức xây dựng, thực hiện VHCS.
- Về mặt thực tiễn:Khảo sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện văn hóa
cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội trên cơ sở
phân tích Tiêu chuẩn văn hố cơng sở ngành thuế, đối chiếu với thực tế; chỉ ra
những gì đã thực hiện đƣợc, những gì cịn tồn tại; lý giải ngun nhân và
nghiên cứu giải pháp tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sởnhằm duy
trì và phát triển văn hóa công sở củaChi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Các tiêu chuẩn văn hoá công sở ngành thuế và vấn đề tổ chức thực hiện
các tiêu chuẩn đó tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

4


5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung khảo sát thực tế tại Chi
cục Thuế quận Thanh Xn, Thành phốHà Nội. Ngồi ra, chúng tơi có
khảo sát thêm một số Chi cục Thuế ở các quận khác tại Hà Nội để tham
khảo và so sánh.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2018 (kể từ khi Quyết định
ra đời và có hiệu lực thi hành).
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Tài liệu tham khảo:
Để thực hiện luận văn, tác giả đã tìm hiểu và tham khảo các tài liệu
nhƣ sau:
- Tài liệu lý luận gồm: Các giáo trình “Hành chính học đại cương” của
tác giả Đoàn Trọng Truyến (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998; “Quản trị văn phòng” của tác giả PGS. TS Nguyễn Hữu Tri, Nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005; “Tổ chức điều hành hoạt động của
các công sở”, PGS.TS. Nguyễn Văn Thâm, NXB chính trị quốc gia;
- Tài liệu pháp lý gồm:
+ Quyết định 2181/QĐ-TCT ngày 27/12/2012 của Tổng cục Thuế về
việc ban hành quy đinh Tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức, viên chức
ngành thuế;
+ Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức,
viên chức, ngƣời lao đọng trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội …
- Tài liệu khảo sát thực tế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội và một số Chi cục Thuế khác để tham khảo.
- Những thông tin liên quan từ các Website: www.baomoi.com;
; www.ebook.edu.vn; http:hvidic.thuvien.net;

www.mof.gov.vn; www.ussh.vnu.edu.vn; />
5


6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài của tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử: Vận dụng lý luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử làm cơ sở phƣơng pháp luận để
nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu sách, báo, tạp chí,
những cơng trình nghiên cứu khoa học, khố luận cùng những văn bản,
những quy định của Nhà nƣớc, của ngành thuế về văn hóa cơng sở. Từ đó có
những kiến thức, nhận định về mặt lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc thực
hiện luận văn.
- Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý luận về VHCS với nội dung
của Tiêu chuẩn văn hóa cơng sở của ngành thuế; so sánh những quy định của
Tiêu chuẩn văn hóa công sở của ngành thuế với việc thực hiện tại Chi cục
Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích Tiêu chuẩn văn hố cơng
sở ngành thuế, phân tích q trình tổ chức thực hiện tại Chi cục Thuế quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ đó tổng hợp ƣu, nhƣợc điểm làm cơ sở để
trình bày những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện văn hố
cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
- Phương pháp quan sát, chụp hình: để có thể đƣa ra những thơng tin
về văn hố cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xn một cách chính xác,
khách quan nhất, trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi đã quan sát,
chụp hình nơi làm việc, biển hiệu cơ quan, trang phục làm việc… tại Chi cục
Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn: Phƣơng pháp này đã đƣợc chúng tôi vận
dụng để phỏng vấn một số lãnh đạo và nhân viên về nhận thức, thái độ cũng

nhƣ những góp ý của họ về việc tổ chức thực hiện văn hố cơng sở của
ngành thuế.

6


- Phương pháp thống kê bằng điều tra bảng hỏi: Sử dụng phƣơng pháp
này đảm bảo tính khách quan khi khai thác vấn đề. Kết quả điều tra bằng
bảng hỏi đƣợc thống kê đầy đủ, độ chân thực cao, là cơ sở cho việc tổ chức
thực hiện tốt tiêu chuẩn văn hố cơng sở trong thực tiễn ngành thuế.
7. Đóng góp của luận văn:
Nếu thực hiện tốt, luận văn sẽ có những đóng góp sau đây:
Đánh giá Tiêu chuẩn văn hóa cơng sở ngành thuế qua thực tế tổ chức
thực hiện tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội từ đó áp
dụng cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục duy trì
và phát triển văn hóa cơng sở tại Chi cục.
Góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức Chi cục Thuế
quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội về văn hố cơng sở, cùng nỗ lực thực
hiện tạo ra mội môi trƣờng làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và
hiệu quả.
Luận văn là nguồn tƣ liệu để tham mƣu Lãnh đạo Chi cục Thuế quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội trong việc xây dựng, phát triển văn hóa cơng
sở.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tƣ liệu tham khảo về văn
thóa cơng sở đối với các Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc Cục Thuế
Thành phố Hà Nội.
8. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc
chia làm ba chƣơng:
- Chƣơng I:Văn hoá cơng sở và Tiêu chuẩn văn hố cơng sở của
ngành thuế.Đây là chƣơng dẫn luận, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản,

có tính chất lý luận về văn hố và văn hố cơng sở nhƣ: khái niệm văn hố
cơng sở; những biểu hiện của văn hố cơng sở; vai trị và những biện pháp
xây dựng văn hố cơng sở. Trong chƣơng này, chúng tôi cũng giới thiệu khái
quát Quy định của Tổng cục Thuế về Tiêu chuẩn văn hố cơng sở ngành thuế.

7


- Chƣơng II:Khảo sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn
văn hố cơng sở tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở những thông tin khảo sát đƣợc từ thực tế, chƣơng này sẽ khái quát,
nhận xét, đánh giá về việc tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng sở tại
Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội qua những nội dung chủ
yếu sau: vai trò và trách nhiệm tổ chức thực hiện; biện pháp và kết quả tổ
chức thực hiện.
- Chƣơng III:Giải pháp tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn văn hố cơng
sở ngành thuế tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn ở các chƣơng trên, trong
chƣơng này, chúng tơi đi sâu phân tích những giải pháp thuộc về trách nhiệm
của Tổng cục Thuế và Cục Thuế Thành phố Hà Nội nói chung và trách nhiệm
của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân nói riêng để tổ chức thực hiện tốt Tiêu
chuẩn Văn hố cơng sở ngành thuế.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ mới dừng lại ở việc đánh
giá và góp ý cho Tiêu chuẩn văn hố cơng sở của ngành thuế và việc tổ chức
thực hiện tiêu chuẩn này tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân. Tôi rất mong
nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các Thầy cơ và đồng nghiệp để có thể
hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Học viên

Lê Thị Minh Hồng

8


CHƢƠNG I: VĂN HỐ CƠNG SỞVÀ TIÊU CHUẨN VĂN HỐ
CƠNG SỞ CỦA NGÀNH THUẾ
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Văn hố cơng sở
1.1.1. Khái niệm“Văn hố cơng sở”
Để hiểu đƣợc khái niệm “Văn hố cơng sở”, chúng ta cần làm rõ hai khái
niệm liên quan: Văn hoá và cơng sở
a.Khái niệm “Văn hố”
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội lồi ngƣời, văn hố đƣợc
nhìn nhận và đánh giá khá toàn diện dựa trên những góc cạnh khác nhau của
cuộc sống. Văn hố là một khái niệm rất quen thuộc và gần gũi, đƣợc sử dụng
rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con ngƣời. Nói đến văn hố có lẽ ai
cũng hiểu ít nhiều và cảm nhận đƣợc nó. Tuy nhiên để hiểu một cách tồn
diện và đầy đủ về văn hố thì lại là điều khơng đơn giản.
Văn hố có biểu hiện đa dạng và phong phú, là đối tƣợng đƣợc nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các quan điểm về văn hoá bao hàm nội
dung sâu rộng và phong phú, mỗi một học giả ở mỗi đất nƣớc, mỗi thời kỳ
khác nhau đều có những cách lý giải về văn hố không giống nhau.Tại Việt
Nam, Giáo sự Phan Ngọc trong cuốn “Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận
mới” cho biết trên thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hố [11].

Dƣới đây, chúng tơi xin đƣa ra ba trong số hàng trăm định nghĩa (mà
nhiều nhà nghiên cứu cho là tiêu biểu nhất) về văn hoá:
Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm đã đƣa ra định nghĩa về văn hoá: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [17; 10].
ÔngFederico Mayor, Tổng Thƣ ký UNESSCO nêu ra nhân lễ phát động
Thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá (1988 – 1997): “Văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống
9


các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng
của từng dân tộc”. Theo định nghĩa này, văn hố có mặt trong mọi hoạt động
của con ngƣời.
Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hố thế giới,
Ngƣời viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoat hàng ngày về ăn
mặc ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà lồi người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[10; 431].
Nhƣ vậy qua ba định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng cách tiếp cận
văn hố hồn tồn phụ thuộc vào góc độ nghiên cứu, trình độ và q trình
nhận thức của con ngƣời trong tiến trình phát triển lịch sử. Dù định nghĩa ở
góc độ nào thì văn hố vẫn là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
con ngƣời sáng tạo ra trong mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với môi
trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội.

Trong khuôn khổ của luận văn với đối tƣợng nghiên cứu là các Tiêu
chuẩn văn hố cơng sở ngành thuế và vấn đề tổ chức thực hiện các Tiêu chuẩn
đó tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội; tác giả tiếp cận
khái niệm văn hoá nhƣ sau: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn, trong sự tương tác của
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [17; 10].
b. Khái niệm “Cơng sở”
Thuật ngữ “Công sở” là một thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên,
cách hiểu và giải thích về thuật ngữ này cũng chƣa phải đã hoàn toàn thống
nhất. Đa số mọi ngƣời đều hiểu công sở là nơi làm việc chung của mọi ngƣời
trong một tổ chức. Công sở theo cách hiểu dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc
chính là cơ quan công quyền, thực thi các công việc nhà nƣớc.
10


Từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, năm 1994 do Hồng Phê
chủ biên đã định nghĩa: cơng sở là trụ sở cơ quan, xí nghiệp nhà nước.
Từ điển và từ ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân định nghĩa công sở là chỗ
làm việc của một cơ quan nhà nước.
Trong cuốnThuật ngữ hành chính do Viện Nghiên cứu Hành chính Học viện Hành chính quốc gia phát hành, khái niệm cơng sở đƣợc giải thích
theo hai cách nhƣ sau:
- Theo nghĩa rộng: Công sở chỉ các cơ quan nhà nƣớc nói chung, gồm
các cơ quan trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc (Quốc hội, HĐND các cấp);
cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nƣớc (Chính phủ, cac Bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp); các cơ
quan toà án, viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Theo nghĩa hẹp: Công sở đƣợc hiểu là các cơ quan hành chính nhà
nƣớc (Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan trực thuộc); Cũng có khi
hiểu “cơng sở” là trụ sở - địa điểm làm việc của một cơ quan có diện tích cụ
thể, có cơ sở vật chất cụ thể, đồng thời là nơi diễn ra mọi hoạt động của cơ

quan. Hiểu theo nghĩa này,“Công sở là nơi để tổ chức các cơ chế kiểm sốt
cơng việc hành chính, soạn thảo, xử lý văn bản phục vụ cho công việc chung,
là nơi phối hợp hoạt động của các cán bộ, công chức theo một cơ chế nhất
định”[15; 27].
Theo giáo trình “Nghiệp vụ Thư ký và Tổ chức” – Học viện hành chính
quốc gia: “Cơng sở là nơi để tổ chức các cơ chế kiểm sốt cơng việc hành
chính quản lý các mặt của đời sống xã hội, là nơi soạn thảo và xử lý các văn
bản để phục vụ cho công việc chung, đảm bảo các thông tin cho hoạt động
của bộ máy quản lý Nhà nước, nới phối hợp các bộ phận cán bộ, công chức
theo cơ chế nhất định để thực hiện mọi nhiệm vụ được Nhà nước giao”.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về công sở và để hiểu một cách đầy đủ
hơn nó khơng chỉ là trụ sở làm việc, một tổ chức, một pháp nhân cơng quyền
mà nó là tên gọi chung chỉ về phịng hoặc khu làm việc của một cơ quan, tổ
11


chức thực hiện các cơng việc có tính chất chun mơn nhƣ Quản trị văn
phịng, Quản lý hành chính, tài chính – kế tốn, cơng nghệ thơng tin… trong
đó đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị, cơ sở vật chất nhƣ: Máy tính, bàn ghế, tủ,
mạng internet, máy in, máy fax, máy photo, máy hủy tài liệu…
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng từ công sở trong khái niệm “Văn
hố cơng sở” theo nghĩa hẹp là cơ quan của bộ máy nhà nƣớc đƣợc thành lập
theo luật định, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc pháp luật điều chỉnh để quản lý các
cơng việc có tính chun ngành và phục vụ lợi ích cơng -định nghĩa này phù
hợp với Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Từ các đặc điểm phân tích trên ta có thể định nghĩa chung công sở nhƣ sau:
“Công sở là nơi làm việc, ở đó diễn ra các hoạt động lãnh đạo, điều
hành, hoạch định, kiểm tra giám sát công việc của một cơ quan tổ chức để đạt
mục tiêu chung”
c. Khái niệm “Văn hố cơng sở”:

Trong mỗi tổ chức đều tồn tại những chuẩn mực về giá trị đặc trƣng,
hình tƣợng, phong cách đƣợc tổ chức tôn trọng và truyền từ ngƣời này sang
ngƣời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hƣởng quan trọng đến
hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về
đạo đức, những hệ thống giá trị, phƣơng pháp tƣ duy này có tác dụng chỉ dẫn
các thành viên tổ chức cách thức ra quyết định hợp với phƣơng châm hành
động của tổ chức. Khái niệm đƣợc sử dụng để phản ánh những hệ thống này
đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau nhƣ Văn hố cơng sở, hay văn hố cơng ty
(corporate culture), văn hố tổ chức (organizational culture).
Về mặt học thuật hay thực tế giao tiếp, đã có rất nhiều định nghĩa cho
khái niệm này.
Văn hóa cơng sở (sau đây gọi tắt là VHCS)là “hệ thống những giá trị,
niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với
các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩ mực hành động có tính truyền

12


thống, tạo nên đặc điểm về cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong
đó đều tuân theo một cách tự nguyện”[15; 112].
Từ định nghĩa trên có thể hiểu VHCS là hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần hình thành trong quá trình hoạt động của công sở tạo nên niềm tin,
giá trị và thái độcủa các thành viên làm việc trong công sở, ảnh hƣởng đến
cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở trong thực
tiễn.
VHCS là cách thức điều hành công sở, các chuẩn mực về tƣ tƣởng, hành
động của nhân viên trong cơng sở đƣợc hình thành một cách có định hƣớng
nhằm nâng cao hoạt động của cơng sở. Những giá trị VHCS tạo nên niềm tin,
thái độ, phong cách làm việc của nhân viên.
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chƣa đƣa ra một định nghĩa thống nhất

về VHCS. Vì thế, trên cơ sở những điều đã phân tích ở trên về văn hố, về
cơng sở trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tạm đƣa ra quan niệm về
VHCS theo cách định nghĩa của PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị văn phòng - Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hơ ̣i và Nhân văn):
“Văn hố cơng sở là những giá trị vật chất, tinh thần thể hiện qua nhận
thức; qua phương thức tổ chức, quản lý các hoạt động công vụ; qua cách
thức ứng xử của cán bộ, công chức trong cơng sở, nhằm mục đích hồn thành
các chức năng và nhiệm vụ được giao với mục tiêu và hiệu quả cao”[12; 12].
1.1.2. Khái niệm “Tiêu chuẩn văn hoá cơng sở”
Để tìm hiểu rõ khái niệm “tiêu chuẩn văn hố cơng sở” cần hiểu đƣợc
thế nào là tiêu chuẩn.
a. Khái niệm “Tiêu chuẩn”
* Theo quy định tại Điều 3 - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật số
68/QH 11 đƣợc Quốc hội Việt Nam thơng qua và có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2007, từ Tiêu chuẩn đƣợc định nghĩa và thống nhất sử dụng trong luận
văn nhƣ sau:

13


“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, q trình,
mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức
công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Đối tƣợng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn bao gồm: Sản phẩm,
hàng hố; Dịch vụ; Q trình; Môi trƣờng; Các đối tƣợng khác trong hoạt
động kinh tế - xã hội.
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩnlà việc xây dựng, công bố và áp
dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phải đƣợc

đánh giá sự phù hợp bằng việc xác định đối tƣợng của hoạt động trong lĩnh
vực tiêu chuẩn phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định
trong tiêu chuẩn tƣơng ứng.
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm: Tiêu chuẩn quốc gia (viết tắt là
TCQG) và Tiêu chuẩn cơ sở (gọi tắt là TCCS). Tiêu chuẩn đƣợc áp dụng trực
tiếp hoặc đƣợc viện dẫn trong văn bản khác. Tiêu chuẩn đƣợc sử dụng làm cơ
sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
c. Khái niệm “Tiêu chuẩn văn hố cơng sở”
Tiêu chuẩn văn hố cơng sở đƣợc xây dựng dựa trên việc tham khảo các
tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; kết quả nghiên cứu khoa học; kinh
nghiệm thực tiễn cũng nhƣ kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm
tra, giám định.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin đƣợc trình bày ý hiểu của mình
về khái niệm “Tiêu chuẩn văn hố cơng sở” nhƣ sau:
“Tiêu chuẩn văn hố cơng sở là những quy định được cơ quan, tổ chức
đặt ra, dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá mức độ, chất lượng thực hiện
cơng việc của CBCC, đánh giá bài trí cơng sở, trang phục, giao tiếp ứng xử,
đảm bảo tính tuân thủ chấp hành quy định của CBCC”.

14


Tiêu chuẩn văn hố cơng sở ngành thuế do Tổng cục Thuế ban hành
đƣợc coi là tiêu chuẩn cấp cơ sở, đƣợc áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện
đƣợc áp dụng trong phạm vi ngành thuế.
Căn cứ theo khái niệm trên, Tiêu chuẩn văn hố cơng sở bao gồm:
+ Tiêu chuẩn vể trang phục của cán bộ, công chức, viên chức: tiêu
chuẩn về trang phục, lễ phục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức;
+ Tiêu chuẩn về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: là
tiêu chuẩn trong giao tiếp ứng xử chung, giao tiếp ứng xử với nhân dân, đồng

nghiệp và qua điện thoại;
+ Những tiêu chuẩn quy định về việc treo quốc huy, treo quốc kỳ;
+ Tiêu chuẩn về bài trí khn viên cơng sở: biển cơ quan, phòng làm
việc, khu vực để phƣơng tiện giao thông.
1.1.3. Một số khái niệm khác liên quan
- Khái niệm “Giải pháp”:Theo Đại từ điển tiếng Việt: Giải pháp (danh
từ) có nghĩa là cách thức, phƣơng pháp giải quyết một vấn đề khó khăn.
- Khái niệm “Tổ chức thực hiện”: Theo Đại từ điển Tiếng Việt “Tổ
chức thực hiện” (động từ) có nghĩa là tiến hành một cơng việc theo cách thức,
trình tự đề ra.
1.1.4. Các biểu hiện của Văn hố cơng sở
VHCS có thể đƣợc thể hiện thơng qua những dấu hiệu điển hình, đặc
trƣng gọi là các biểu hiện.
Biểu hiện của VHCS đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau,
phong phú, đa dạng và tuỳ thuộc vào tính chất cơng việc, độ sáng tạo của mỗi
cơ quan nhằm hai mục đích sau:
Thứ nhất, thể hiện những giá trị, triết lý, nguyên tắc mà cơ quan muốn
thể hiện và mong muốn các đối tƣợng hữu quan nhận biết đúng đắn;
Thứ hai, hỗ trợ cho cán bộ, công chức trong quá trình nhận thức, thực
hiện khi ra quyết định và hành động.
a. Biểu hiện trực quan
15


Biểu hiện trực quan là những gì đƣợc nhìn thấy, sờ thấy, nghe và quan
sát trực tiếp nhƣ quy mô và kiến trúc trụ sở, cảnh quan, phƣơng tiện làm việc,
cử chỉ, hành vi của cán bộ, công chức;
* Thứ nhất là đặc điểm, quy mô kiến trúc trụ sở, gồm phong cách, màu
sắc, kiểu dáng kiến trúc và thiết kế. Đặc trƣng kiến trúc của cơ quan bao gồm
hai phần kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất cơng sở.

Ví dụ:Chi cục Thuế quận Thanh Xn, Thành phố Hà Nội đƣợc thiết kế
5 tầng với những thiết kế nội ngoại thất nhƣ: tƣờng sơn màu vàng, các phòng
đều có cửa sổ, rèm, mỗi tầng tạo sự gần gũi với thiên nhiên bởi có cây xanh
tại mỗi chiếu nghỉ …
Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi con
ngƣời về phƣơng diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện cơng việc.
Ví dụ: Phòng họp Chi cục Thuế quận Thanh Xuân tạo ấn tƣợng quyền
lực vì sự uy nghi với hai gam màu đen và đỏ. Thảm trải đỏ cùng với bàn ghế
bọc da đen và bục, hội trƣờng với hệ thống ánh sáng và khẩu hiệu tạo vẻ trang
nghiêm.
* Thứ hai, các hoạt động tập thể: bao gồm các nghi thức, lễ hội, các sự
kiện văn hố - thể thao cơng sở. Những hoạt động tập thể nơi công sở giúp
giới thiệu và truyền đạt các giá trị chung của công sở; tạo điều kiện cho cán
bộ, công chức cùng chia sẻ những giá trị chung đó.
Nghi lễ (cereminies), nghi thức (rituals)là những hoạt động đã đƣợc dự
kiến từ trƣớc và chuẩn bị kỹ lƣỡng dƣới hình thức các hoạt động, sự kiện văn
hố - xã hội chính thức đƣợc thực hiện định kỳ hay bất thƣờng.
Nghi lễ, nghi thức đƣợc tổ chức trang nghiêm, tình cảm nhằm thắt chặt
mối quan hệ các cá nhân trong tập thể và thƣờng đƣợc tổ chức vì lợi ích của
những ngƣời tham dự. Nghi lễ thƣờng đƣợc tiến hành theo một cách thức nhất
định, các nghi thức thƣờng đƣợc thiết kế một cách kỹ lƣỡng và sử dụng nhƣ
những hình thức để thể hiện nghi lễ.
Đặc điểm về hình thức và nội dung của nghi thức không chỉ thể hiện
những giá trị và triết lý của văn hố cơng sở mà tổ chức muốn nhấn mạnh, tạo
16


×