Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

luận văn thạc sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.47 KB, 111 trang )

Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan những mục trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2011.
Tác giả khóa luận.
Lê Thị Thảo
i
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
LỜI CẢM ƠN.
Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô giáo, thầy
giáo trường đại học nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa KT & PTNT
đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có những định hướng đúng đắn trong
học tập cũng như trong tương lai.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Nhài đã
dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hưỡng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm chân thành tới toàn thể cỏc cụ chỳ, anh chị trong
UBND xã Châu Khê , huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bà con trong thôn Bãi Gạo và thôn 2/9 đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin để nghiên cứu hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bàn bề đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên.


Lê Thị Thảo
ii
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
TÓM TẮT.
Ngày nay, cây mía và nghành mía đường tại Việt Nam được xác định không
chỉ là nghành kinh tế với mục tiêu lợi nhuận tối đa mà là một nghành kinh tế xã
hội, do có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Từ
lâu cây mía đã là thế mạnh của xã Châu Khờ, góp phần giải quyết vấn đề xóa đói
giảm nghèo, mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho rất nhiều hộ gia đình trên địa
bàn xó Chõu Khờ. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc sản xuất mía của các
hộ nông dân trong xã vẫn còn gặp một số khó khăn. Thu nhập từ trồng mía của
nông dân trên địa bàn xã thấp hơn so với các vùng lân cận, chưa tương xứng với
công sức mà người dân bỏ ra. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“ Nghiên cứu giải pháp nõng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông
dân tại xó Chõu Khờ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”
Mục tiờu chính của đề tài là tìm hiểu tình hình thu nhập từ trồng mía của các
hộ nông dân trên địa bàn xó Chõu Khờ, đồng thời nghiên cứu một số giải pháp
nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân trên địa bàn xó Chõu Khờ
đang được triển khai như thế nào. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao thu nhập từ
trồng mía cho các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ trong thời gian tới. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu, điều tra 60 hộ nông dân. Trong 60 hộ nông dân trồng mía này tôi
tiến hành phân chia các hộ thành cỏc nhúm theo các quy mô khác nhau bao gồm:
hộ quy mô lớn, hộ quy mô vừa, hộ quy mô nhỏ để tiện cho việc tổng hợp và phân
tích.
Trong đề tài tôi sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu như thu nhập bình quân /
ha, thu nhập bình quân / lao động, chi phí thuê lao động, MI…
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tình hình sản xuất mớa trên địa bàn xó Chõu Khờ trong 3 năm qua (2009-
2011)

iii
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
- Thực trạng thu nhập từ trồng mía của các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng mía của các hộ nông
dân tại xó Chõu Khờ.
- Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ trồng mía của
các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ.
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số các chỉ tiêu sau:
GTSX / 1 ha mía: GTSX / 1 ha mía của hộ QMN là lớn nhất với 90576.50
ngàn đồng cũn cỏc hộ QMV, QML chỉ đạt 84411.50 ngàn đồng và 78220.00 ngàn
đồng. Do các hộ QMN có diện tích mớa ớt nờn đầu tư phân bón và công chăm sóc
nhiều hơn so với các hộ QMV, QML. Do đó năng suất mía của hộ QMN sẽ cao
hơn so với các hộ QMV, QML.
Về thu nhập hỗn hợp: hộ có thu nhập hỗn hợp lớn nhất là hộ QMN với
50804.60 ngàn đồng sau đó là hộ QML với 50301.00 ngàn đồng và thấp nhất là hộ
QMV với 44713.28 ngàn đồng.
Về hiệu quả sử dụng vốn thì: hiệu quả sử dụng vốn của ba nhóm hộ là khác
nhau trong đó nhóm hộ có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất là nhóm hộ QML với
1.29 lần, sau đó là nhóm hộ QMN với 1.28 lần, thấp nhất là nhóm hộ QMV với
1.13 lần. Do mức dộ đầu tư chi phí và thu nhập từ mía của cỏc nhúm hộ là khác
nhau.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng lao động (MI / LĐ) của các hộ là khác nhau.
Trong đó cao nhất là nhóm hộ QMN do các hộ này có thu nhập từ trồng mớa tớnh
trờn 1 ha so với nhóm hộ QMV và QM.L là cao nhất mà các hộ này có số lượng
lao động phục vụ cho sản xuất mía ít hơn hai nhóm hộ kia. Nên chỉ tiêu MI / LĐ
cao hơn hai nhóm hộ QMV và QML.
Và cuối cùng đề tài đã đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao
thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ.
iv
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507

v
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Hộ và tầm quan trọng của việc nâng cao thu nhập của hộ 4
2.1.1.1. Khái niệm về hộ 4
2.1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân 5
2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế hộ 5
2.1.1.4. Khái niệm về thu nhập và thu nhập của hộ nông dân 7
2.1.1.5. Nội dung và phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân 8
2.1.1.6. Vai trò của việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân 10
2.1.2 Vai trò sản xuất mía ở Việt Nam 11
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân 13
2.2. Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam và ở trên thế giới 17

2.2.2. Một số giải pháp nâng cao thu nhập từ mía cho các hộ nông dân trên thế giới và một số
tỉnh ở Việt Nam 20
2.2.2.1 Một số giải pháp nâng cao thu nhập từ mía cho các hộ nông dân trên thế giới 20
2.2.2.2 Một số giải pháp nâng cao thu nhập từ mía cho các hộ nông dân một số tỉnh ở Việt Nam.
21
2.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan 24
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấM CỨU 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã 25
3.1.1.1 Vị trí địa lý 25
3.1.1.2. Địa hình 25
3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 25
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã 26
3.1.2. 1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã 26
3.1.2.2. Tình hình lao động và nhân khẩu của xã 29
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã 32
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã 34
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của xó Chõu hội trong sản xuất mía 37
3.1.3.1 Thuận lợi 37
vi
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
3.1.3.2 Khó khăn 37
3.2. Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37
4.3 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ mía của các hộ trồng mía 60
4.3.1 Các nhân tố khách quan 60
4.3.1.1 Điều kiện thời tiết, khí hậu 60
4.3.1.2. Dịch bệnh 62
4.3.2 Các nhân tố chủ quan 63
4.3.2.1 Lao động 63

4.3.2.2 Tiến bộ khoa học kỹ thuật 65
4.3.2.3 Nhân tố thị trường 66
4.3.2.4. Các chính sách hỗ trợ 67
4.4 Một số giải pháp nâng cao thu nhập từ mía cho các hộ nông dân trên địa bàn xã 68
4.4.1 Giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía của UBND xã Chõu Khê 68
4.4.2 Giải pháp nâng cao thu nhập từ mía của ban quan lý thôn 70
4.4.3 Giải pháp nâng cao thu nhập từ mía của các hộ nông dân 73
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao thu nhập từ mía cho hộ nông dân trên địa bàn xó Chõu
Khờ 76
4.5.1 Định hướng 76
4.5.2. Giải pháp 77
4.5.2.1. Giải pháp về giống và kỹ thuật thâm canh 77
4.5.2.2. Giải pháp về lao động 78
4.5.2.3. Giải pháp về chính sách 79
4.5.2.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 79
4.5.2.5. Giải pháp về thu hoạch và vận chuyển mía 80
4.5.2.5. Giải pháp về bảo vệ thực vật 81
4.5.2.6. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi 81
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị 84
5.2.1. Đối với nhà nước 84
5.2.2 Đối với UBND xã 85
5.2.3. Đối với ban quản lý thôn 85
5.2.4 Đối với người trồng mía 86
5.2.5. Đối với nhà máy đường sông lam 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
vii
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng mía một sú nước trên thế giới 17
Bảng2.2: Diện tích và sản lượng mía thế giới trong ba năm 18
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích đất đai của xó Chõu Khờ qua 3 năm 2009 – 2011 27
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xó Chõu Khờ qua 3 năm (2009- 2011) 31
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xó Chõu Khờ trong 3 năm (2009 – 2011) 32
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kính doanh của xó Chõu Khờ qua 3 năm (2009 – 2011) 36
Bảng 3.1: Sốhộ được chọn điều tra tại xãChõu Khê 38
Bảng 3.2: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 40
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ đất trồng mía của xã trong 3 năm qua( 2009-2011) 46
Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng mía của xã qua 3 năm 48
Bảng 4.3: Tình hình cơ bản về nguồn lực con người của các nhóm hộ điều tra 49
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất đai của cỏc nhúm hộ nông dân 52
Bảng 4.5: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất mía của cỏc nhúm hộ điều tra 54
Bảng 4.7: Thu nhập từ trồng mía của các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ năm 2011 59
viii
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 BQ Bình quân
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 CC Cơ cấu
4 CN Chăn nuôi
5 CN- XDCB Công nghiệp, xây dựng cơ bản
6 NN Nông nghiệp
7 NTTS Nuôi trồng thủy sản
8 LĐ Lao động
9 LLNN Lao động nông nghiệp
10 GTSX Giá trị sản xuất
11 SXNN Sản xuất nông nghiệp
12 SL Số lượng

13 QMN Quy mô nhỏ
14 QMV Quy mô vừa
15 QML Quy mô lớn
16 THCS Trung học cơ sở
17 TM - DV Thương mại dịch vụ
18 FAO Tổ chức lương thực thế giới
ix
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó lực
lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tới 75% lực lượng lao
động của cả nước.
Từ lâu cây mía là một cây trồng rất đối quen thuộc đối với người nông dân
nông thôn ở nhiều vùng quê Việt Nam. Hiện nay mía làmột cây công nghiệp lấy
đường vô cùng quan trọng đối với nghành công nghiệp mía đường. Được trồng
nhiều ở các nước nhiệt đới và ở nước ta.
Hơn một thập kỷ qua, nghành mía đường có nhiều đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân. Góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu
nhập và chuyển dịch kinh tế của một số vùng. Ví dự ở tỉnh Tuyên Quang có diện
tích trồng mía hơn 7.000 ha, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 350 nghìn tấn mớa
nguyờn liệu, đạt doanh thu đạt gần 350 tỷ đồng, trừ chi phí người nông dân cũn lói
trờn 200 tỷ đồng. góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết
công ăn việc làm cho hơn bốn nghìn lao động. Ngoài ra ở tỉnh Tuyên Quang Mía
không chỉ là cây trồng chính đóng vai trò quan trọng trong việc xoỏ đúi, giảm
nghèo mà còn là mô hình “kiểu mẫu” trong việc liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà
khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp) theo (Tuyên Quang: Liên kết "4 nhà" giỳp
vựng nguyên liệu mía phát triển bền vững , />VN/68/52/216/56460/Default.aspx, truy cập ngày 11/5/2012)
Chõu Khê là một xã miền núi, dân cư sống chủ yếu bằng nghề sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt là sản xuất mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy mía

đường sông Lam. Nên thu nhập chủ yếu của người dân là thu từ mía. Tuy nhiên
trong những năm gần đây việc sản xuất mía của các hộ nông dân trong xã vẫn còn
gặp một số khó khăn. Điều kiện thời tiết trên địa bàn diễn ra phức tạp thường khô
hạn vào tháng 4 tháng 5 gây không ít bất lợi trong việc sinh trưởng và phát triển
1
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
của cây mía. Ngoài ra thường mưa lớn từ tháng 8 tới tháng 10 gây ngập úng và làm
đổ mía ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng mía của nông dân. Trong quá trình
sản xuất thường diễn ra dịch rầy trên diện rộng, trong khâu tiêu thụ còn gặp nhiều
khó khăn, năng suất mớa khụng điều giữa các năm và các hộ nông dân. Thu nhập
từ trồng mía của nông dân trên địa bàn xã thấp hơn so với các vùng lân cận, chưa
tương xứng với công sức mà người dân bỏ ra. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiờn cứu giải pháp nõng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông
dân tại xó Chõu Khờ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu nhập từ trồng mía của các hộ nông dân
tại xó Chõu Khờ, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An sẽ tìm hiểu, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới thu nhập từ trồng mía của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu và
một số giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân đã triển khai
trên địa bàn xã . Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho
các hộ nông dân trên địa bàn xã Chõu Khê trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hộ, hộ nông dân, thu
nhập của hộ nông dân, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông
dân , vai trò của việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân.
• Tìm hiểu thực trạng thu nhập từ trồng mía của các hộ nông dân trên địa
bàn xó Chõu Khờ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
• Tìm hiểu một số giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ

nông dân đã triển khai trên địa bàn xó Chõu Khờ huyện Con Cuông tỉnh
Nghệ An
2
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập từ trồng mía của các hộ nông
dân trên địa bàn xó Chõu Khờ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
• Đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông
dân trên địa bàn xó Chõu Khờ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Thu nhập từ mía của các hộ nông dân xó Chõu Khờ huyện Con Cuông
tỉnh Nghệ An
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nội dung: Do thời gian có hạn nên đề tài của tôi tập trung vào lĩnh vực
nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xó Chõu Khờ, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An
Phạm vi về không gian:Đề tài được thực hiện tại xó Chõu Khờ huyện Con Cuông
tỉnh Nghệ An
Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp: Là những số liệu được thu thập trong 3 năm (2009 – 2011)
- Số liệu sơ cấp: Là những số liệu về tình hình thu nhập từ trồng mía của các
hộ nông dân năm 2011 được đi điều tra từ tháng 2 tới tháng
5 năm 2012
3
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1 Hộ và tầm quan trọng của việc nâng cao thu nhập của hộ.
2.1.1.1. Khái niệm về hộ

Lịch sử ra đời và tồn tại của hộ đã có từ lâu đời. Cũng đó cú rẩt nhiều nhà
khoa học quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề xung quanh hộ và nông
hộ. Nhưng những khái niệm về hộ vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa đi đến
thống nhất. Khái niệm về hộ có thể đưa ra những quan điểm chính sau đây:
- Frank Elllis đã định nghĩa: hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông
nghiệp, tự tìm kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình để sản xuất. Thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng
chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trường và có xu hướng hoạt động
với mức độ hoàn hảo cao (Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, 2002)
- Dưới khía cạnh kinh tế: Hộ là tập hợp các thành viên có chung một cơ sở
kinh tế, cùng ăn, cùng ngân quỹ có thể cùng hoặc không cùng huyết thống.( Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2000)
- Dưới khía cạnh nhân chủng học: Hộ là tập hợp những người cùng huyết tộc
có chung một cơ sở kinh tế (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997)
- Theo tổ chức liên hiệp quốc (UN) lại nhìn nhận hộ là những người cùng
sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngôn ngữ.
- Quan điểm của giáo sư Raull nhìn nhận: Hộ là tập hợp những người có
chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm
để bảo tồn cho chính bản thân hộ và cộng đồng.
Từ các quan điểm trờn tụi cho rằng: Hộ là một nhóm người có chung huyết
tộc hoặc không cùng huyết tộc, họ sống chung hoặc không sống chung một mái
nhà, có cùng một ngân qũy, ăn chung và tiến hành sản xuất chung.
4
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
2.1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân.
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của thế giới, hộ nông dân là khái niệm
chỉ một đơn vị cấu thành cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, chỉ số hộ sống ở khu
vực nông thôn và liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp xen lẫn với phi
nông nghiệp với mức độ khác nhau. Hộ nông dân có thể có nhiều thành viên tham
gia hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau. Tuy nhiên cuộc sống của hộ

chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn tài nguyên như: Đất đai, các hoạt động chăn nuôi
và trồng trọt. Dưới khía cạnh kinh tế, hoạt động nổi trội nhất của hộ nông dân là
sản xuất nông nghiệp, chủ yếu dựa vào lao động gia đình với đặc trưng tham gia
từng phần trong thị trường đầu vào và đầu ra với mức độ chưa hoàn hảo (Đào Thế
Tuấn, 1997).
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc đưa ra khái niệm: ”Hộ nông dân là những hộ có
toàn bộ hoặc hơn 50% số lao động thường xuyên tham gia trực hoặc gián tiếp vào
các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp như: làm đất, thủy nông,
giống cây trồng ”
Từ các khái niệm trờn tụi khái quát hộ nông dân như sau: Hộ nông dân là
những hộ ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp,
nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu là nghề nông. Ngoài nông nghiệp hộ nông
dân còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ ở mức độ khác nhau.
2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế hộ.
Theo Frank Ellis tại đại học tổng hợp Cambridge (1988) cho rằng: ” Kinh tế
hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở bốn yếu
tố: Đất đai, vốn, lao động và sự tiêu dùng. Hộ là cơ sở lao động của xã hội giúp cho
các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng chung một nguồn vốn., các thành viên
cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu
nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên trong hộ (chủ yếu là người lớn
5
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
trong hộ). Kinh tế hộ là một tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các
nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, vốn được góp chung, chung một ngân
sách, ngủ chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh
và đời sống đều do chủ hộ phát ra.”
Kinh tế hộ là hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, được
hình thành và tồn tại khách quan, lâu dài trên cơ sở sử dụng sức lao động, đất đai
và tư liệu sản xuất của gia đình mình là chính.

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế đặc biệt với sáu đặc trưng cơ bản
sau:
Thứ nhất: Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý
và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong hộ nông dân là sở hữu chung.
Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ và
được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Thông thường chủ hộ là người quản lý,
điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất.
Thứ ba: Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa các nguồn lực có thể được huy động
hay thu hồi dễ dàng nờn cỏc nông hộ hoàn toàn có khả năng thích nghi và tự điều
chỉnh tốt. Gặp điều kiện thuận lợi nông hộ có thể phát huy tối đa nguồn lực cho sản
xuất ngay cả khi giảm phần ăn tất yếu của mình .
Thứ tư: Quan hệ huyết thống, họ tộc, văn hóa và đặc biệt là lợi ích kinh tế
chung của các thành viên tất cả đan xen trong một trật tự tổ chức hết sức đa dạng
và phức tạp song chỳng cựng tác động tạo nên sự đồng tõm, hiệp lực giữa các
thành viên, họ cùng tự giác lao động để phát triển kinh tế mà không cần đến chế độ
thưởng phạt. Điều này không thể có ở các đơn vị khác.
Thứ năm: Kinh tế nông hộ đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường. Chính vì thế nờn trờn thị trường đầu vào hộ chỉ bán từng phần nguồn lực
của mình như đất đai, sức lao động với thị trường đầu ra nông hộ chỉ mua những
6
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
gì mà họ không có khả năng tự túc như: quần áo, thuốc men hay các đồ gia dụng
khác.
Thứ sáu: Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và nguồn vốn của mình là
chủ yếu.
2.1.1.4. Khái niệm về thu nhập và thu nhập của hộ nông dân.
* Khái niệm về thu nhập.
Thu nhập là một trong những phương tiện giúp con người định hướng giải
quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.
* Khái niệm về thu nhập hộ nông dân.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về thu nhập hộ nông dân.
- Theo quan điểm của Traianụp về thu nhập của hộ nông dân trong điều kiện
không tồn tại thị trường sức lao động thì thu nhập của hộ nông dân không giống thu
nhập của các xí nghiệp tư bản. Thu nhập trong hộ không chỉ có tiền lãi kinh doanh
mà bao gồm toàn bộ giá trị lao động. Như vậy thu nhập của nông hộ là phần còn lại
sau khi lấy giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.
- Quan điểm của Barnum và Squire về thu nhập của hộ nông dân trong điều
kiện tồn tại thị trường sức lao động thì cho rằng trong điều kiện tồn tại thị trường
sức lao động được phân chia thành: Thời gian lao động nghỉ ngơi, thời gian lao
động làm việc tại nhà, thời gian sản xuất nông nghiệp và thời gian làm việc có tiền
công. Từ đó các ông đưa ra khái niệm thu nhập hộ nông dân như sau: Thu nhập hộ
nông dân được tính bằng giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi các phần như: Sản phẩm
hộ tiêu dùng, giá trị công lao động thuê ngoài, chi phí đầu vào cho sản xuất và cộng
thêm giá trị tiền lao động đi làm thêm song ở đây các ông lại tính tiền công giống
nhau nên điều này là không đúng.
Để đi sâu vào nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về hộ nông dân thì nhiều
nhà khoa học và nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng chỉ tiêu hỗn hợp để
7
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
đánh giá thu nhập của hộ nông dân. Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân là phần thu
được sau khi lấy tổng thu (Tức là toàn bộ giá trị sản phẩm từ các hoạt động sản
xuất trong nông hộ) trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công thuê ngoài và chi phí
khác bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định (Nguồn Nguyễn Sinh Cúc và
Nguyễn Văn Tiêm, 1996). Như vậy trong phần thu nhập của hộ sẽ bao hàm tiền
công lao động của chủ hộ, tiền công lao động của các thành viên và lãi kinh doanh.
Xuất phát từ các quan điểm trên và đặc trưng của hộ nông dân ở Việt Nam
chúng tôi tổng quát về thu nhập của hộ nông dân như sau: Thu nhập của một hộ
nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp
lại cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy, tái mở rộng sản xuất nếu có. Thu
nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực

hiện. Có thể phân thu nhập của hộ thành 3 loại như: Thu từ nông nghiệp, thu từ phi
nông nghiệp và thu khác.
- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Thu nhập từ phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các nghành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khớ Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được
tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom.
- Thu nhập khác: Đó là thu nhập từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm
công ăn lương, từ các trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác.
2.1.1.5. Nội dung và phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân.
* Nội dung
Tổng thu của hộ nông dân được tạo nên từ sự đóng góp bằng tiền hay vật
chất của các bộ phận riêng lẻ nhưng được kết hợp ăn ý với nhau từ các thành viên
trong nông hộ. Có nghĩa rằng tổng thu của hộ nông dân có được từ hoạt động sản
8
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
xuất khác nhau trong nông hộ do các thành viên chung sức tạo ra. Một số khác lại
cho rằng tiền kiếm được từ các công việc ngoài nông hộ như làm thuê, hưởng
lương hưu, trợ cấp cũng làm tăng nguồn thu cho hộ. Như vậy tổng thu của hộ có
được từ ba nguồn chính là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu từ hoạt động phi
nông nghiệp và thu từ khoản thu nhập khác.
Sản xuất nông nghiệp trong nông hộ là các hoạt động sản xuất nông nghiệp
bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động phi
nông nghiệp là các hoạt động như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, kinh doanh,
thương mại và dịch vụ. Thu nhập của các hoạt động này bao gồm số tiền bán được
của các sản phẩm và giá trị của những sản phẩm mà nông hộ tự sản xuất tự tiêu
dùng.
- Phần bán được: Đó là khoản tiền thu được hay sẽ thu được từ việc bán sản
phẩm. Sản phẩm đó bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ của các nghành sản

xuất trong nông hộ.
- Sản phẩm chính: Là toàn bộ sản phẩm sản xuất ra để phục vụ trực tiếp đến
đời sống của con người. Nó là toàn bộ sản phẩm thu được thuộc sản phẩm chỉnh
của quá trình sản xuất kinh doanh như thúc. Cũn sản phẩm phụ là toàn bộ sản phẩm
thu được thuộc mục đích phụ của quá trình sản xuất như rơm, rạ.
- Thu ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp: Là các khoản thu thực tế của
nông hộ có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Phần thu này có được từ các thành
viên trong hộ tham gia vào hoạt động sản khác hay làm cho các hộ nông dân khác
có tiền đóng góp vào ngân quỹ chung của hộ. Ngoài nguồn thu này, thu nhập khỏc
cũn có được từ quà biếu, cho tặng, lương hưu, lãi suất cho vay
Tóm lại thu nhập của hộ nông dân là phần còn lại sau khi trừ đi hết chi phí
sản xuất. Như vậy thu nhập của hộ nông dân bao gồm lợi nhuận kinh doanh, tiền
công của chủ hộ và các thành viên trong hộ, phần chi phí tự sản xuất không trao
đổi trên thị trường và các khoản thu ngoài hộ. Một phần thu nhập sẽ được hộ sử
9
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
dụng vào chi tiêu đời sống, sinh hoạt, một phần dùng để đầu tư cho quá trình sản
xuất tiếp theo hay gửi tiết kiệm.
* Phương phỏp tính thu nhập.
Thu nhập của nông hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí sản xuất.
Trong đó:
• Tổng thu của hộ = thu từ SXNN + thu từ CN + thu từ hoạt động phi
NN + thu khác.
- Thu từ sản xuất nông nghiệp (SXNN) =

Số lượng sản phẩm chính
(phụ) x Giá bán.
- Thu từ chăn nuôi (CN) =

Số lượng sản phẩm chính (phụ) x Giá bán.

- Thu từ hoạt động phi nông nghiệp =

Số lượng hàng hóa x Giá bán
- Thu nhập khác = tổng các khoản thu thực tế khác trong năm.
Tổng chi phí sản xuất bao gồm phần chi phí tự có của hộ (Phần không phải
trả tiền) và toàn bộ phần phải trả tiền để có thể tạo ra một lượng sản phẩm tương
ứng với một thời kỳ trong năm.
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
2.1.1.6. Vai trò của việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân.
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phát triển theo cơ chế thị trường có
sự định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh
tế, các phương thức sản xuất hoàn toàn khách quan phù hợp với xu hướng phát
triển của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông hộ là một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế quốc dân. Trong mọi thời đại thì kinh tế nông hộ dù phát triển dưới một
hình thức nào cũng đều góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế quốc dân phát
triển. Việc nâng cao thu nhập cho các hộ nụng dân là một vấn đề chiến lược vì hộ
nông dân là thành phần chủ yếu chiếm số đông trong nền kinh tế Việt Nam. Nâng
10
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
cao thu nhập cho hộ nông dân cũng chính là nâng cao mức sống cho người dân và
tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ở nước ta hiện nay, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn chiếm một tỉ trọng lớn
trong nền kinh tế. Mặt khác đối với nông nghiệp khả năng sản xuất hàng hóa chưa
cao nên kinh tế nông hộ cũng có vai trò hết sức to lớn. Nó thúc đẩy nông nghiệp và
nông thôn phát triển. Kinh tế nông hộ hàng năm đã cung cấp cho xã hội khoảng
90% sản lượng thịt cá, sản lượng lương thực và sản lượng rau quả. Trên cơ sở đó
cần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Đẩy mạnh xuất khẩu và cải tạo tốt hơn tài nguyên đất, lao động, vốn
Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế hiện nay, chúng ta đang chủ trương
xóa bỏ chế độ độc canh tiến đến đa canh cây trồng vật nuôi và phát triển ngành

dịch vụ ở nông thôn theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Từng bước xóa bỏ cơ chế
sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa theo hình thức tập trung để
tăng khả năng đầu tư cũng như phát huy các tiềm lực khác góp phần nâng cao năng
suất cây trồng vật nuôi kết hợp phát triển các nghành nghề, các loại hình dịch vụ
nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vào năm 2020 theo tinh thần
của đại hội Đảng IX đã đề ra.
2.1.2 Vai trò sản xuất mía ở Việt Nam.
Sản xuất mía ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng được thể hiện thông
qua các ý sau:
* Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Sản xuất mía đường là nghành sử dụng nhiều lao động, giải quyết được
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Mỗi nhà máy đường được
xây dựng cần rất nhiều mía nguyên liệu để phục vụ cho các nhà máy hoạt động.
Theo thống kê của Bộ NN& PTNT, qua bốn năm thực hiện chương trình đã đào tạo
11
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
thêm việc làm cho hơn 30.000 lao động công nghiệp, 600.000 lao động nông thôn.
Đây có thể nói là một trong những thành công lớn nhất của chương trình bởi các
nhà máy cỏc vựng nguyên liệu được phân bố đều trong cả nước, tập trung chủ yếu
ở cỏc vựng sõu vựng xa. Thực sự góp phần phân bố lại dân cư, đặc biệt là làm
giảm bớt làn sóng di cư về các đô thị, một hiện tượng không thể tách khỏi đối với
nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
* Góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân
Trước khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng vựng mớa
nguyên liệu. Mía trồng chủ yếu được ép thủ công, hiệu quả kinh tế không cao, đời
sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi cây mía được đưa vào trồng làm
nguyên liệu cho các nhà máy đường thì đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao và ổn định
* Góp phần xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Chương trình mía đường đã vươn tới những vựng sõu, vựng xa, vùng khó
khăn cằn cỗi … tạo công ăn việc làm cho người nghèo, hưỡng dẫn đào tạo cho họ
biết cách làm ăn nâng cao thu nhập và tạo điều kiện để phát triển văn hóa, y tế, giáo
dục, cơ sở hạ tầng nông thôn. Đưa cỏc vựng nông thôn từ nghèo nàn thành những
vùng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân
* Tăng thu nhập quốc dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Do sản xuất mía đường có nhu cầu đầu vào rất lớn và đa dạng như: nguyên
liệu vật tư, phân bón, thuốc trừ sõu… và cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến sản phẩm sau đường, bên cạnh đường như: cồn, bánh kẹo, ván ép,
nước giải khỏt… Do đó phát triển sản xuất ngành mía đường sẽ là động lực thúc
đẩy các ngành công nghiệp khác cùng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước
12
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
* Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường
Cây mía có một số đặc tính ưu việt như: khả năng chịu hạn chịu phèn cao, có
thể trồng trên đất mặn, đất đồi, đất cát, đất xấu không có điều kiện tưới hay đất
hoàn toàn nhờ nước trời. Độ che phủ lá rất cao, hạn chế xói mòn. Với năng suất 80
tấn/ha cây mía sẽ trả lại cho đất khoảng 40 tấn lá, rễ, gốc làm chất hữu cơ, mặt
khác nhu cầu sử dụng các loại hóa chất thuốc trừ sâu bằng ẵ - ẳ so với các loại cây
trồng khỏc. Nờn cây mía là một loại cây trồng thực sự góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng đất và cải thiện môi trường.
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân
Trong sản xuất kinh tế hộ nông dân chịu tác động bởi cỏc nhúm yếu tố chủ
quan và khách quan. Các nhân tố này tác động đến thu nhập của hộ thông qua 2 bộ
phận chính của thu nhập là tổng thu và tổng chi phí. Do đó các yếu tố ảnh hưởng
đến hai thành phần này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân. Có nghĩa là
một yếu tố nào đó làm thay đổi một trong hai thành phần này cũng làm thay đổi thu
nhập của hộ

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu và tổng chi phí trờn cũn có quan hệ với
nhau, có nhiều yếu tố vừa ảnh hưởng đến tổng thu vừa ảnh hưởng đến tổng chi phí.
Vì vậy chúng tôi chia các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như
sau:
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến thu nhập.
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến mảnh đất
mà người nông dân canh tác như: thời tiết, khí hậu. Do đối tượng sản xuất của nông
nghiệp là sinh vật sống nên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật
nuôi chụi ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi
phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng và vật nuôi nên sẽ cho năng suất
cao. Ngược lại thiên tai dịch bệnh sẽ làm giảm năng suất của cây trồng, vật nuôi
dẫn đến làm giảm thu nhập của hộ nông dân.
13
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
* Ảnh hưởng của quy mô, chất lượng đất đai đến thu nhập.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông
nghiệp. Để phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết phải dựa vào đất. Nhất là
những nơi có tiềm năng về đất đai để có thể lập trang trại, chuyển sang sản xuất
hàng hóa. Đối với tài nguyên đất cần chú ý tới hai yếu tố đó là diện tích và độ màu
mỡ để có biện pháp làm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất.
Quy mô diện tích là nhân tố quan trọng để xác định mức thu nhập từ sản xuất
mà hộ khai thác được. Nếu quy mô lớn thì tổng khối lượng sản phẩm đạt được có
thể lớn hơn so với hộ có quy mô bé hơn nếu có cùng một năng suất.
Chất lượng đất đai thể hiện ở độ phì, độ màu mỡ của đất. Độ phì, độ màu mỡ
của đất là chất dinh dưỡng cho cây trồng tồn tại và phát triển. Chất lượng của đất
còn quy định tới lợi thế của tựng vựng, tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và làm
giảm được chi phí sản xuất.
* Ảnh hưởng của lao động và nhân khẩu tới thu nhập.
Quy mô lao động thể hiện mức độ đầu tư lao động vào một công việc cụ thể.
Nếu đầu tư sức lao động cao sẽ cho sản lượng cao hơn, thu nhập cao hơn và ngược

lại. Khi đánh giá về nhân khẩu, chúng ta phải đánh giá tỉ số giữa số lượng lao động
và số lượng nhân khẩu. Khi tỉ số giữa số lượng lao động trên nhân khẩu thấp nghĩa
là tỉ lệ phụ thuộc cao, điều nay gây bất lợi cho hộ. Nó làm cho hộ nghèo ngày càng
nghốo thờm.
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ năng lao động, khả năng
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Trong đó kiến thức
chuyên môn là cơ sở để tiếp thu và đưa kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Mà kiến
thức chuyên môn có được thông qua quá trình đào tạo ở trường, ở các lớp tập huấn
ngắn hạn và dài hạn.
14
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
Kinh nghiệm sản xuất là những gì mà người lao động tích lũy được trong
cuộc sống. Vì sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt. Nó tuân theo
quy luật tự nhiên nờn dù chúng ta có kiến thức chuyên môn cao vẫn có thể bị thất
bại nếu không có kinh nghiệm. Vì vậy kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến
thu nhập của hộ nông dân.
* Ảnh hưởng của quy mô vốn tới thu nhập
Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được để tiến hành tổ chức sản
xuất kinh doanh. Nó bao gồm tiền mặt, nguyên liệu và công cụ sản xuất. Có vốn có
thể mở rộng quy mô, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, mua sắn trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng chất lượng
sản phẩm và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
* Ảnh hưởng của yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật tới thu nhập.
Sản xuất hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ vỡ nú tạo ra sản phẩm năng suất cao và chất lượng tốt. Cải tiến kỹ thuật
cho phép mở rộng quy mô sản xuất tăng khối lượng hàng hóa, giảm chi phí sản
xuất hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
* Ảnh hưởng của yếu tố thị trường tới thu nhập.
Nói đến thị trường là nói đến nhu cầu cầu của xã hội đối với nông sản phẩm
và giá cả các yếu tố đầu vào. Trong cơ chế thị trường các hộ nông dân hoàn toàn tự

do lựa chọn sản xuất sản phẩm mà họ có khả năng và chi phí cơ hội thấp. Đối với
từng hộ nông dân thì để đáp ứng nhu cầu thị trường về nông sản thì họ có xu hướng
liên kết hợp tác sản xuất với nhau. Mặt khác thị trường là nơi mà giá cả của các yếu
tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất được hình thành nên thị trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của người dân. Vi thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá cả đầu
vào nên ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm đầu ra nên
ảnh hưởng tới tổng thu của hộ nông dân. Nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập
15
Lê Thị Thảo_ PTNT 53_ 531507
của hộ nông dân. Ngoài ra thị trường còn ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân
thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm
* Ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến thu nhập.
Chính sách Nhà Nước bao gồm các chính sách thuế, chính sách đất đai, tín
dụng, chính khuyến nông, chính sách trợ giỏ Cỏc chính sách đều ảnh hưởng rất
lớn đến kinh tế hộ nông dân. Mỗi chính sách ban hành đều có tác động đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của hộ dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng sẽ tạo điều
kiện nâng cao thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư mà đặc biệt là chính sách về
kinh tế nông nghiệp nông thôn.
* Ảnh hưởng của các giải pháp đến thu nhập.
Việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ trong sản xuất cũng có ảnh hưởng không
nhỏ tới thu nhập của các hộ nông dân. Các giải pháp góp phần hỗ trợ, định hướng
cho nông dân. Nếu như các giải phù hợp và có khả thi với điều kiện hoàn cảnh của
nông dân thỡ cỏc giải pháp này sẽ phát huy vai trò tích cực của mình, hỗ trợ giúp
đỡ người dân tháo gỡ các khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu
thụ. Giúp cho người dân yên tâm sản xuất và tăng thu nhõp. Ngược lại nếu như giải
pháp khụng phự và không khả thi với điều kiện hoàn cảnh của địa phương cũng
như của người dân thì không những không mang lại kết quả như mong đợi mà đôi
khi còn kìm hãm sự phát triển. Nên cũng có thể không làm tăng thu nhập của người
dân nếu như giải pháp đó không phù hợp.
16

×