Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội và công tác truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.15 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 166-173
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0208

VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ CƠNG TÁC TRUYỀN
THÔNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THƠNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Nguyễn Thị Mai Hồng
Khoa Cơng tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày về thực trạng thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo (GD–ĐT)
trong các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay (kết quả đạt được, hạn chế và ngun
nhân); Từ đó, khẳng định vai trị của nhân viên công tác xã hội (CTXH) trường học, đặc
biệt vai trị tun truyền, vận động chính sách cùng với các kĩ năng truyền thông trong việc
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ thơng.
Từ khóa: Chính sách giáo dục – đào tạo, nhân viên cơng tác xã hội trường học, mơ hình
truyền thơng.

1.

Mở đầu

Hiện nay ở Việt Nam, số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH rất lớn. Đảng, Nhà nước
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúp cho các đối tượng này. Một số luật, bộ luật
và chính sách xã hội về GD–ĐT đã được ban hành trong các trường phổ thông hiện nay như: Luật
Giáo dục; Luật Dạy nghề; Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu
học; Luật người khuyết tật . . . và nhiều chương trình, đề án, mơ hình trợ giúp xã hội. Đặc biệt, các
chính sách ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của
dân tộc và mang tính xã hội hố.


Tuy nhiên, để có một giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề
xã hội trong trường học nói riêng, cần phải có những giải pháp đột phá. Đó chính là nhấn mạnh vai
trị quan trọng của CTXH chuyên nghiệp trong nhà trường hay còn gọi là CTXH trường học, đó
là: Vai trị truyền thơng, vận động chính sách; Vai trò kết nối, giới thiệu dịch vụ; Vai trò huy động
nguồn lực; Vai trò tham vấn, tư vấn, biện hộ, phản biện chính sách. Trong đó đặc biệt quan trọng
là vai trị tun truyền vận động chính sách; trong tun truyền thì khơng thể khơng sử dụng các kĩ
năng truyền thông. Bài báo khẳng định đây là phương pháp hiệu quả và thiết thực mang tính đặc
thù của CTXH trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT trong các trường phổ
thông ở Việt Nam hiện nay.
CTXH là một ngành mới ở Việt Nam, đang trên q trình chun nghiệp hố và hội nhập.
Nhân viên CTXH trường học có vai trị to lớn, được coi là động lực thúc đẩy nhóm học sinh và cả
hệ thống nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế tại các trường phổ thông
Ngày nhận bài: 10/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/10/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hồng, e-mail:

166


Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội và Cơng tác truyền thơng trong việc nâng cao...

hiện nay thì việc triển khai thực thi chính sách GD–ĐT cịn gặp khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao.
Qua q trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh, cha mẹ học sinh, các nhà quản lí giáo dục và
giáo viên, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là sự hạn chế trong công tác truyền thông. Công
tác truyền thông cũng là vấn đề còn mới mẻ chưa được đề cập tới nhiều với tư cách là một phương
pháp quan trọng của CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam. Bởi vậy gắn với tình hình thực tế ở các
trường phổ thơng hiện nay, bài báo đi sâu phân tích phương pháp truyền thông - Đây được coi là
kĩ năng quan trọng nhất của nhân viên CTXH trường học để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
GD–ĐT ở các trường phổ thơng ở Việt Nam hiện nay.

2.

2.1.

Nội dung nghiên cứu
Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ
thông ở Việt Nam hiện nay

Trong các nguồn lực để phát triển, nguồn nhân lực có trí tuệ là nhân tố cơ bản, quyết định
nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. GD–ĐT nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ thích
hợp được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Vì vậy, chính sách GD – ĐT có ý nghĩa đặc biệt, là lĩnh
vực có ý nghĩa quốc sách hàng đầu của quốc gia.
Chính sách GD–ĐT bao gồm các mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình
trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kĩ thuật, kĩ năng, kĩ
xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Chính sách giáo
dục theo nghĩa rộng bao gồm chính sách giáo dục phổ thơng và chính sách đào tạo nghề nghiệp
chun mơn, theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm chính sách GD–ĐT phổ thơng.
Trong hoạch định và thực thi chính sách GD–ĐT, phải chú ý tới đặc điểm là GD–ĐT diễn
ra thường xuyên, liên tục và ở mọi môi trường hoạt động của con người (trong gia đình, nơi làm
việc, trong các trường lớp, trong quan hệ xã hội), trong đó, mơi trường các trường lớp có vai trị
quyết định nhất đối với GD–ĐT. Hay nói cách khác, các chính sách GD–ĐT phải tạo điều kiện cho
mọi người dân có thể đến trường, đến các cơ sở giáo dục, đào tạo.

2.1.1. Nội dung một số chính sách giáo dục – đào tạo thực hiện trong các trường phổ thông
ở Việt Nam hiện nay
– Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành ngày 14/4/2005 và Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung
năm 2010 do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009, trong đó đề cập đến các vấn đề lớn của giáo
dục như nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, phát triển giáo dục, quyền và nghĩa vụ học
tập của công dân, phổ cập giáo dục, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lí
nhà nước về giáo dục. . . [4].
– Luật Dạy nghề do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006 quy định về tổ chức, hoạt động
của các cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề,

quy định về cấp dạy nghề là dạy nghề sơ cấp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; các quy định liên
quan đến giáo viên, người học nghề, quản lí nhà nước về dạy nghề. . .
– Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày 15/3/2004. Luật này quy định
các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm có 5 chương và 26 điều.
– Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí,
là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước.
Căn cứ vào các điều 40, 41, 60 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
luật này quy định chế độ phổ cập giáo dục tiểu học.
167


Nguyễn Thị Mai Hồng

– Luật người khuyết tật số 51/2010/QH thông qua ngày 17/6/2010 tiếp theo Pháp lệnh về
người tàn tật ban hành năm 1998, Nghị định số 55/1999/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh Người tàn tật và một số văn bản pháp quy khác. . . Theo Pháp lệnh, người khuyết
tật cần được Nhà nước và xã hội hỗ trợ chăm sóc y tế và phục hồi chức năng và hỗ trợ việc làm phù
hợp. Đặc biệt trẻ em khuyết tật, tàn tật và những người bị ảnh hưởng chất độc hoá học trong chiến
tranh cần được Nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ và các thành viên khác trong
gia đình cũng như người giám hộ của người khuyết tật có trách nhiệm ni dưỡng, chăm sóc, tạo
điều kiện cho những người này phục hồi chức năng, học tập, lao động và tham gia vào đời sống xã
hội [5].

2.1.2. Thực trạng thực hiện chính sách về giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở
Việt Nam hiện nay
a. Kết quả đạt được
Việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội về GD–ĐT những năm qua đã tạo ra những chuyển
biến tích cực đối với cuộc sống của trẻ em nói chung, trẻ em có hồn cảnh khó khăn, đặc biệt nói
riêng. Với vai trị chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp trẻ em có hồn cảnh khó khăn đã thu

hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư tới mọi mặt đời sống của trẻ em, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước
việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của trẻ, tạo động lực để trẻ phát huy năng lực của
mình, vươn lên hồ nhập xã hội.
Cơng tác tun truyền phổ biến luật, pháp lệnh, chính sách. . . đã được cấp ủy, chính quyền
các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời
đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục.
Cho đến nay, Việt Nam có một hệ thống văn bản pháp lí khá tồn diện, từ luật đến hàng loạt
các nghị định, thông tư và các quyết định về GD–ĐT cũng như việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em nói
chung, trẻ có hồn cảnh đặc biệt nói riêng.
b. Hạn chế
Mặc dù khung pháp lí đảm bảo việc tiếp cận giáo dục hồ nhập, đặc biệt ở các trường chính
quy đã được quy định rõ ràng tại Luật người khuyết tật và Công ước về Quyền của Người khuyết
tật, nhưng việc tiếp cận bình đẳng giáo dục hồ nhập vẫn cịn nhiều thách thức và khoảng cách
chưa thể xoá bỏ. Trẻ khuyết tật chiếm phần lớn trong tổng số trẻ em ngoài nhà trường với tỉ lệ
83,1% so với trẻ em bình thường (11,8%) – báo cáo nghiên cứu Trẻ em ngoài nhà trường ở Việt
Nam của UNICEF. Theo thống kê trong nghiên cứu tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt
Nam: đánh giá luật và những chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có những hồn cảnh đặc
biệt tại Việt Nam, UNICEF và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Hà Nội), 2009, có một tỉ
lệ khá lớn trẻ khuyết tật không được đi học, chỉ có 52% trẻ khuyết tật được tiếp cận với giáo dục,
trong khi đó 33% trẻ khuyết tật bị mù chữ. Trong số những trẻ khuyết tật được đi học, hệ thống
giáo dục chia tách các loại khuyết tật và xếp các em vào những trường học hoặc lớp học riêng.
Mặc dầu đã có một số cố gắng để tạo ra một hệ thống giáo dục hoà nhập, vẫn cịn thiếu hỗ trợ kĩ
thuật và tài chính... [1].
c. Ngun nhân của những tồn tại, hạn chế
Một trong những nguyên nhân nổi bật là trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng tác chính
sách chưa đồng đều, tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Cán bộ thực
thi chính sách trong trường học còn thiếu và yếu về kĩ năng hoạt động CTXH chuyên nghiệp. . .
Công tác giáo dục, tuyên truyền về chính sách GD–ĐT đạt hiệu quả chưa cao. Tình trạng
phân biệt đối xử, kì thị đối với trẻ có hồn cảnh đặc biệt vẫn cịn ảnh hưởng nhiều đến quá trình

168


Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội và Cơng tác truyền thơng trong việc nâng cao...

hồ nhập. Nhiều trường phổ thông hiện nay chưa sẵn sàng cho việc nhận học sinh có hồn cảnh
đặc biệt học hồ nhập.

2.2.

Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trường học trong việc nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo trong các trường phổ thông ở
Việt Nam hiện nay

2.2.1. Khái niệm công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội trường học
– CTXH trường học là một chuyên ngành của CTXH và là một chun ngành có vị trí quan
trọng. Với vị trí là một chun ngành thì CTXH trường học có đối tượng tác động riêng, đối tượng
chính đó là: học sinh – nhà trường (giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục...) – gia đình học sinh; có
phương pháp tác nghiệp riêng nhưng cũng không tách rời những phương pháp của CTXH. Đây là
một dịch vụ đặc biệt trong trường học nhằm hỗ trợ những ai tham gia vào môi trường học đường
(học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhà trường và những nhà quản lí giáo dục ở tất
cả các bậc học) [8].
– Đại diện của CTXH trường học là nhân viên CTXH trường học. Hiệp hội nhân viên
CTXH quốc gia (NASW) định nghĩa: “Nhân viên CTXH trường học là một liên kết không thể tách
rời giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc giúp học sinh đạt được thành công trong học
tập. Họ làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường cũng như các học sinh và gia đình, cung cấp
lãnh đạo trong việc hình thành chính sách nhà trường kỉ luật, can thiệp sức khỏe tâm thần, quản lí
khủng hoảng và các dịch vụ hỗ trợ. Là một phần của một nhóm liên ngành để giúp học sinh thành
công, nhân viên CTXH cũng tạo điều kiện cho sự tham gia của cộng đồng trong các trường học khi
vận động học sinh thành công.” [7]. Như vậy, nhân viên CTXH trường học là người trợ giúp giải

quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong nhà trường; được coi là động lực thúc đẩy nhà trường đạt
được các mục tiêu học tập và giảng dạy; là cầu nối giữa học sinh – gia đình – nhà trường – cộng
đồng để giúp các em học sinh có điều kiện phát huy hết khả năng cho việc học tập đạt kết quả tốt
nhất.
Với kiến thức và kĩ năng chun mơn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động
đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học.

2.2.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trường học trong các trường phổ thông ở Việt
Nam hiện nay
- Vai trị truyền thơng, vận động chính sách. Truyền thơng ln đóng vai trị quan trọng
trong sự vận động của xã hội. Đặc biệt trong ngành CTXH, truyền thông là phương tiện giúp cho
nhân viên CTXH thực hiện các hoạt động trong nâng cao, tăng cường, phòng ngừa... những vấn
đề khó khăn mà thân chủ gặp phải. Đối với nhân viên CTXH trường học, truyền thông các chính
sách xã hội cho học sinh là một trong những vai trò đặc biệt quan trọng được thực hiện đạt hiệu
quả tích cực [6].
- Vai trị kết nối, giới thiệu dịch vụ. Nhân viên CTXH tư vấn và cung cấp thơng tin liên quan
đến pháp lí, cách chăm sóc sức khỏe y tế, dinh dưỡng, cách giao tiếp với mọi người xung quanh
trong các mối quan hệ xã hội thông thường. Ngoài ra, nhân viên CTXH tư vấn và cung cấp thơng
tin liên quan đến pháp luật, các chương trình chính sách, dự án, các mơ hình dịch vụ hiện có tại
địa phương và cơ sở.
Nhân viên CTXH thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các
dịch vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các trung tâm tham vấn, tư vấn; các chương trình dự án;
các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các tổ chức xã hội chính thức và khơng chính thức,
...
169


Nguyễn Thị Mai Hồng

Một điều quan trọng đó là nhân viên CTXH cần làm thế nào để cho thân chủ nhận được

đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng do vậy cần có đánh giá theo dõi dịch vụ. Nhân
viên CTXH cần nối kết để biết được ai đã nhận được dịch vụ, dịch vụ gì, ai chưa nhận được. Nhân
viên CTXH là cầu nối giữa thân chủ và các dịch vụ. Vì vậy, nhân viên CTXH là người hiểu rõ hơn
ai hết về dịch vụ đó ai cần và cần như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do đó việc liên hệ trong
mạng lưới và thông tin cho nhau sẽ giúp nhân viên CTXH tránh được sự chồng chéo trong cung
cấp.
Nhân viên CTXH cần lưu trữ hồ sơ về các nguồn lực trong cộng đồng để theo dõi sự cung
cấp dịch vụ của họ cũng như theo dõi đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ và điều tiết sự cung cấp
dịch vụ cho đúng địa chỉ.
- Vai trò huy động nguồn lực. Nhân viên CTXH học đường trong quá trình tác nghiệp tại
trường học, trợ giúp giải quyết vấn đề cho thân chủ sẽ thực hiện vai trò huy động nguồn lực trong
chính bản thân, mơi trường, hồn cảnh sống của thân chủ để phát huy tối đa những điều kiện có
sẵn hữu ích. Bên cạnh đó, huy động những nguồn lực liên quan có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề cho
thân chủ.
Nguồn lực được đánh giá ở nội lực và ngoại lực xung quanh thân chủ nhằm đẩy mạnh sự
liên kết, mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức liên quan [9].
- Vai trò tham vấn, tư vấn, biện hộ, phản biện chính sách. Tham vấn, tư vấn nhằm giúp cho
thân chủ và gia đình thân chủ có thể ổn định về mặt tâm lí; từ đó hỗ trợ thân chủ đi tìm cách thức
giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Đối với nhân viên CTXH học đường, trong quá trình tác nghiệp cần phải tiến hành tư vấn
với cả học sinh, gia đình học sinh và cả giáo viên/cán bộ quản lí, bạn bè cùng lớp để có thể tìm ra
cách thức hỗ trợ thân chủ giải quyết tận gốc vấn đề.

2.2.3. Vai trò tuyên truyền vận động chính sách với kĩ năng truyền thơng của nhân viên
CTXH trường học trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách GD–ĐT trong các
trường phổ thơng ở Việt Nam hiện nay
Tổ chức thực hiện chính sách là tồn bộ q trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách
thành hiện thực đối với các đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu định hướng. Hoạt động này có ý
nghĩa to lớn: là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực; là quá trình từng bước thực hiện
các mục tiêu chính sách và các mục tiêu chung; thực hiện chính sách là để khẳng định tính đúng

đắn của chính sách; qua thực hiện giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh [2].
Các bước tổ chức thực hiện chính sách bao gồm: xây dựng triển khai thực hiện chính sách;
phổ biến, tun truyền chính sách; phân cơng phối hợp thực hiện chính sách; duy trì chính sách;
điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra chính sách; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm [3].
Như vậy, trong những vai trò của CTXH như đã nêu trên cho thấy để nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách xã hội về GD–ĐT ở các trường trung học phổ thông hiện nay cần phải chú ý
tới một vai trò đặc biệt quan trọng là vai trị tun truyền vận động chính sách. Trong tun truyền
thì khơng thể khơng sử dụng các kĩ năng truyền thơng.
Truyền thơng được hiểu là q trình trao đổi những thông tin và chia sẻ những ý tưởng, cảm
giác, thái độ với người khác, từ đó làm nảy sinh ra mức độ thông hiểu giữa hai hay nhiều người.
Đó là sự di chuyển thơng tin từ người này sang người khác bằng cách sử dụng các kí hiệu ngôn ngữ
hay phi ngôn ngữ. Công tác truyền thông tốt mới tạo được sự đồng thuận giữa học sinh – gia đình
– nhà trường – cộng đồng xã hội. Mặt khác, làm tốt cơng tác truyền thơng sẽ góp phần kết nối, vận
động tối đa các nguồn lực (nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần) trong
xã hội.
170


Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội và Cơng tác truyền thơng trong việc nâng cao...

Các hình thức truyền thông
Truyền thông gián tiếp: những dạng truyền thông gián tiếp đã cũ, bộc lộ nhiều hạn chế,
khơng có được sự phản hồi từ phía học sinh - gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội. Mơ hình
truyền thông gián tiếp kiểu này thường không hiệu quả do tính tương tác khơng cao.
Truyền thơng trực tiếp mang nhiều ưu điểm. Bản thân phương pháp này có tính tương tác
rất cao, nhân viên xã hội và chính quyền địa phương có thể nhận được phản hồi, nguyện vọng ngay
lập tức, cung cấp thơng tin đa dạng từ phía học sinh - gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội, kịp
thời nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh phương pháp làm việc sao cho hiệu quả cao nhất.
Tiến hành thực hiện các hình thức truyền thơng
Các hình thức truyền thông được thực hiện bao gồm: truyền thông cá nhân, tư vấn, truyền

thơng nhóm và truyền thơng tới cộng đồng. Mỗi hình thức truyền thơng đều mang lại hiệu quả
riêng biệt, và cần những cách tiến hành khác nhau. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng
song hai hình thức truyền thơng dễ có sức ảnh hưởng nhất tới số đơng cộng đồng là hình thức
truyền thơng nhóm và truyền thông tới cộng đồng, được triển khai chủ yếu dưới những hoạt động
của nhân viên CTXH tại cộng đồng.
Truyền thông cá nhân: được thực hiện với từng cá nhân riêng biệt của cộng đồng. Hình thức
có thể là nhân viên CTXH trực tiếp thăm hỏi tại gia đình, gặp gỡ tại trường học, cung cấp thông
tin kiến thức, giải đáp thắc mắc, nhu cầu nguyện vọng, trực tiếp giải đáp thắc mắc từ phía cá nhân,
gia đình học sinh.
Truyền thơng tư vấn: Phịng tư vấn mở trong giờ hành chính được đặt tại trường học. Mọi
đối tượng có nguyện vọng muốn được giải đáp thắc mắc, hoặc muốn đề xuất ý kiến, phản hồi thơng
tin chính sách đến phịng tư vấn, gặp trực tiếp cán bộ chương trình, hỏi và nhận phản hồi từ phía
cán bộ trực phịng tư vấn. Ngồi ra, họ có thể chuyển câu hỏi, hoặc ý kiến của mình đến phịng tư
vấn thơng qua đường bưu điện hoặc hộp thư trước cửa phòng tư vấn. Nhân viên CTXH trường học
sẽ giải đáp những thắc mắc đó thơng qua loa phát thanh được phát trên địa bàn. Như vậy, không
chỉ cá nhân được giải đáp, mà thơng qua đó số đơng cộng đồng cũng nắm bắt được nhiều thơng tin
hơn về chính sách GD–ĐT.
Truyền thơng nhóm: Truyền thơng nhóm được lãnh đạo bởi các cán bộ quản lí của nhà
trường, tuy nhiên người trực tiếp thực hiện những hoạt động trong truyền thơng nhóm lại là chính
là những cộng tác viên cốt cán của chương trình. Nhóm được thành lập có thể là những nhóm mới,
tuy nhiên cũng có thể là nhóm có sẵn trong cộng đồng, ví dụ như đồn thanh niên, đội nhi đồng,
Hội phụ huynh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức,. . . Những nhóm này đều có
cộng tác viên chương trình là thành viên. Mơ hình truyền thơng nhóm thành cơng phụ thuộc rất
nhiều vào cộng tác viên chương trình. Bên cạnh đó, cộng tác viên chương trình có thể phát các tài
liệu truyền thơng dưới dạng tờ rơi, tờ bướm, sách gấp cho các thành viên trong nhóm trao đổi, cùng
đọc bàn luận và chia sẻ. Sau đó cộng tác viên sẽ tiến hành giải đáp mọi thắc mắc từ phía thành
viên trong nhóm.
Truyền thơng tới cộng đồng: Truyền thơng tới cộng đồng là hình thức truyền thơng lớn nhất
trong các hình thức truyền thơng đã trình bày ở trên. Truyền thơng cộng đồng cần sự hợp tác rất
lớn từ phía mạng lưới cộng tác viên làm việc tại địa phương. Trước hết là hình thức truyền thơng

thơng qua loa đài, kênh truyền hình của địa phương. Cần có những bản tin về tình hình thực hiện
chính sách GD–ĐT tại địa phương được phát đi thơng qua các kênh nghe nhìn, bên cạnh đó là hình
ảnh về những địa phương đã thực hiện thành cơng chính sách GD–ĐT cùng những thuận lợi trong
quá trình thực hiện. Các bản tin phải được phát vào thời gian hợp lí, khi mọi người đã tham gia lao
động trở về. Bên cạnh những thơng tin mang tính chất giáo dục tuyên truyền, các bản tin cũng cần
khéo léo lồng ghép những chương trình văn nghệ, mẹo vặt trong gia đình để thu hút được sự quan
tâm chú ý của nhiều người. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức thay
171


Nguyễn Thị Mai Hồng

đổi hành vi trong những chương trình chung của cộng đồng như những chương trình sinh hoạt văn
hoá văn nghệ truyền thống. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng bằng các hình thức trưng cầu ý kiến,
nhắm nắm bắt được nhu cầu cụ thể, mong muốn của từ phía học sinh – gia đình – nhà trường –
cộng đồng dân cư tại mỗi địa phương để kịp thời có phương hướng điều chỉnh chủ trương chính
sách GD–ĐT cho hợp lí.
Lượng giá các hoạt động truyền thơng
Q trình lượng giá cần được tiến hành liên tục, ngay sau mỗi bước thực hiện để kiểm tra
mức độ hiệu quả, kịp thời tiến hành điều chỉnh sao cho hợp lí. Sau mỗi hoạt động truyền thơng
lại cần một q trình lượng giá tổng thể trên nhiều phương diện. Lượng giá chất lượng nội dung
truyền thông, lượng giá đội ngũ cán bộ thực hiện, và lượng giá cả những thay đổi từ phía học sinh
– gia đình – nhà trường – cộng đồng xã hội. Quá trình lượng giá sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thành
cơng của q trình truyền thông trên nhiều phương diện.

3.

Kết luận

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GD–ĐT ở các trường phổ thơng Việt Nam hiện

nay thì giải pháp mang tính đặc thù của CTXH trường học được thực hiện đồng thời là nâng cao
các vai trò của nhân viên CTXH trường học, chú trọng đặc biệt tới vai trò tuyên truyền, vận động
chính sách với các kĩ năng truyền thơng của nhân viên CTXH trường học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam, 2009. Xây dựng môi trường
bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.

[2]

Nguyễn Tiệp, 2011. Chính sách xã hội. Nxb Lao động – Xã hội.

[3]

Nguyễn Hữu Hải, 2008. Hoạch định và phân tích chính sách cơng. Nxb Khoa học và kỹ thuật.

[4]

Nguyễn Thị Mai Hồng, 2003. Một số vấn đề ổn định chính trị – xã hội trong lĩnh vực giáo
dục – đào tạo ở nước ta hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
49 (3), trang 22 – 27.

[5]

Nguyễn Thị Mai Hồng, 2015. Đào tạo và thực hành cơng tác xã hội – tính cấp bách và tính
đặc thù. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc
tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, trang 204 – 208.


[6]

Nguyễn Thị Mai Hồng, Đỗ Bích Thảo, 2015. Ứng dụng cơng tác xã hội nhóm nhằm nâng
cao nhận thức về chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu. Kỉ
yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định
hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm, trang 272 – 282.

[7]

Nguyễn Ngọc Hường, Nguyễn Thu Trang, 2015. Chuẩn thực hành công tác xã hội với thanh
thiếu niên và công tác xã hội với thanh thiếu niên trong mơi trường học đường: Giới thiệu
mơ hình của Mỹ và gợi ý cho Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội
trường học: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư
phạm, trang 27 – 36.

[8]

Nguyễn Thị Mai Hồng, 2013. Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy mơn Chính sách xã
hội ở khoa Cơng tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc

172


Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội và Công tác truyền thông trong việc nâng cao...

tế “Nâng cao tính chun nghiệp cơng tác xã hội vì phát triển và hội nhập”, Nxb Đại học Sư
phạm, trang 227 – 232.
[9]

Nguyễn Thị Thái Lan, 2016. Công tác xã hội học đường: Nhu cầu và vai trị hỗ trợ trong

chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong các trường học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Tập 61, Số 2A, trang 198 – 202.

[10] Nguyễn Thị Mai Hồng, 2016. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam hiện nay – từ góc
nhìn đa dạng văn hố. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 61, Số 2A,
trang 35 – 43.
ABSTRACT
Developing the effectiveness of implementing education and training policy in high schools
in Vietnam today- the reality and role of school social workers
Nguyen Thi Mai Hong
Faculty of Social Work, Hanoi National University of Education
The article expresses the reality of implementing Education and training policy in High
schools in Vietnam today (results: reasons and disadvantages). As a consequence, the article
clarifies the role of social workers in general, the role of propagating policies in particular as
well as media skills in developing the effectiveness of implementing Education and training policy
in High schools in Vietnam today.
Keywords: Education and training policy, school social workers, media models.

173



×