Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.28 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 218-226
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0048

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hà Thị Lan Hương
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo quan điểm phát triển chương trình nhằm hình
thành phẩm chất chủ yếu và phát triển năng lực cho người học đã được quán triệt trong các
văn bản pháp lí của Việt Nam ở tất cả các cấp trong đó tập trung chủ yếu vào các thông tư,
quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một yếu tố khơng kém phần quan
trọng đóng góp cũng như quyết định cho thành cơng của công cuộc đổi mới là thông qua
dạy học các mơn học/ lĩnh vực khoa học đó làm thế nào để góp phần phát triển năng lực
chung cũng như năng lực chuyên biệt của học sinh. Bài báo đưa ra bối cảnh để chứng minh
vì sao cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh
vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở (THCS), cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học
và việc phát triển năng lực này cho học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên
ở THCS. Đây có thể coi như là mơ hình minh họa cho việc phát triển các năng lực khác
thông qua các mơn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS.
Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học, lĩnh vực khoa học tự nhiên, cấu trúc năng lực
nghiên cứu khoa học, phát triển năng lực.

1.

Mở đầu

Phát triển chương trình mơn học theo tiếp cận năng lực đã được nhiều quốc gia có nền giáo


dục tiên tiến tổ chức thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định, qua đó người học được
phát triển những năng lực để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống hàng ngày [5, 9,12-14]. Đi liền với việc phát triển chương trình mơn học theo tiếp cận này là
việc tổ chức dạy học để làm thế nào phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt thông
qua dạy học môn học/lĩnh vực cũng được các nước quan tâm và tìm kiếm giải pháp thực hiện. Ở
Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm,
ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11 (năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quan điểm
được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực
Ngày nhận bài: 8/12/2016. Ngày nhận đăng: 18/2/2017.
Tác giả liên lạc: Hà Thị Lan Hương, địa chỉ e-mail:

218


Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học...

của học sinh phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển những phẩm chất và năng lực
chung, năng lực chuyên biệt qua môn học/lĩnh vực học của học sinh.
Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh, được hình
thành và phát triển ngay từ khi học sinh bước vào tiểu học. Trong chương trình và sách giáo khoa
hiện hành đã đi theo xu hướng tích hợp từ mục tiêu, chương trình cho đến nội dung sách giáo khoa
để hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực học sinh trong đó có kĩ năng, năng lực nghiên cứu
khoa học. Cụ thể, ở cấp Tiểu học đã có các mơn học Tự nhiên - Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn
khoa học ở lớp 4, 5 ở cấp Tiểu học với mục tiêu hình thành và phát triển kĩ năng/năng lực trong
đó có kĩ năng/năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh [8]. Tuy nhiên, trong thực tế thông qua
các môn học này chủ yếu thông qua dạy học theo định hướng tích hợp mới chỉ hình thành và phát
triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh ở Tiểu học [6]; còn ở học sinh THCS các môn

học được thiết kế và tổ chức dạy học theo các mơn riêng mà chưa có sự tích hợp thành các lĩnh
vực, mặt khác cũng chưa chú trọng đến sự phát triển năng lực trong đó có năng lực nghiên cứu
khoa học của người học. Chương trình, sách giáo khoa đổi mới vẫn nhấn mạnh đến việc tích hợp
cao ở các lớp học dưới nhất là bậc Tiểu học và vẫn quán triệt quan điểm xây dựng chương trình
như cũ nhưng nhấn mạnh hơn là ở cấp THCS chương trình được thiết kế thành các lĩnh vực và tích
hợp là quan điểm xuyên suốt trong xây dựng chương trình. Như vậy, bản thân học sinh sau khi học
xong Tiểu học, năng lực nghiên cứu khoa học của các em đã được hình thành và phát triển nên
khi học tiếp lên bậc THCS nếu chúng ta tiếp tục xây dựng chương trình và tổ chức dạy học theo
định hướng tích hợp các lĩnh vực khoa học thì chúng ta phải phát triển năng lực nghiên cứu khoa
học giáo dục của học sinh như thế nào [7]. Bài báo đề cập đến việc phát triển năng lực nghiên cứu
khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS từ việc xác định bối
cảnh vì sao phát triển năng lực này cho học sinh, cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học cũng như
tìm kiếm con đường để phát triển năng lực đó. Đây có thể coi như một mơ hình minh họa cho việc
phát triển các năng lực khác qua tổ chức dạy học các môn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Vì sao phải phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông
qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở THCS

* Bối cảnh của thế giới đã và đang tiến hành có hiệu quả việc phát triển chương trình theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh cũng như giáo dục Việt Nam đang theo định hướng
đổi mới giáo dục hội nhập với thế giới
Phát triển chương trình mơn học theo tiếp cận năng lực được xem là việc thiết lập khung,
hoặc hướng dẫn cách phát triển năng lực cho người học thông qua môn học/lĩnh vực. Cụ thể là,
xuất phát từ mức độ phát triển năng lực được quy định tại chuẩn đầu ra giáo dục phổ thông để tổ
chức nội dung và kinh nghiệm học tập, phương pháp và chiến lược dạy học, cách thức đánh giá
việc học góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra.

Tổ chức OECD đã khuyến cáo: đổi mới chương trình được xem là hiệu quả nếu chương
trình thực sự “sống” trong trường học, khơng chỉ cịn là sự chỉ đạo của cấp Trung ương mà còn
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, học sinh ở địa phương. Việc phát triển chương trình mơn học
đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến thực hiện như Hoa Kỳ, Úc, NewZealand, Canada,
Phần Lan, Hàn Quốc,. . . Theo kinh nghiệm của các nước, chương trình xây dựng theo định hướng
phát triển năng lực người học; việc phát triển chương trình nhà trường và lập kế hoạch giáo dục
nhằm thúc đầy sự tiến bộ của người học. Phát triển chương trình mơn học tiếp cận năng lực gồm ít
219


Hà Thị Lan Hương

nhất bốn vần đề cơ bản sau đây: (1) Xác định hoặc lựa chọn một mơ hình phát triển chương trình;
(2) Xác định các lí luận nền tảng về thiết kế chương trình, chẳng hạn như lí thuyết học tập, mơ
hình phát triển học tập, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục; (3) Xác định các cấp độ thiết kế nội
dung, mơ hình tổ chức; (4) Thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá môn học để đảm
bảo gắn kết dạy và học; phản hồi học tập; hỗ trợ phát triển năng lực,. . .
Ở Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [1]; chương trình giáo dục phổ
thơng mới của Việt Nam nhằm giúp học sinh “phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành
tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự
tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực
cần thiết để trờ thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng
tạo”. Như vậy, chương trình giáo dục phổ thơng mới phải hướng tới phát triển các năng lực chung
và năng lực đặc thù liên quan đến các lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo
mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng
của mỗi học sinh. Xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từng cấp học
và lĩnh vực giáo dục/mơn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tạo điều kiện để học sinh được phát
triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống
cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành, tác

phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
* Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên là một trong 8 lĩnh vực nằm trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới góp phần hình thành và phát triển năng lực trong đó có năng lực tìm hiểu khám phá thế
giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong
cuộc sống
Do nhiều ngun nhân, chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành chưa được xây dựng
như một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện rõ nhất là chương trình mỗi cấp học được xây dựng riêng
rẽ, cắt khúc do chưa xây dựng một chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể. Tính liên thơng giữa
các cấp bậc học giữa giáo dục phổ thông với các hệ thống khác trong giáo dục quốc dân chưa được
chú ý đúng mức, chưa tạo điều kiện cho việc học suốt đời.
Khắc phục điểm yếu của chương trình cũ, chương trình phổ thơng mới xác định các lĩnh
vực giáo dục; mỗi lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với một nhóm mơn học, vấn đề, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Chương trình phổ thơng mới xác định nội dung cốt lõi của giáo dục
phổ thông trong từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học theo từng cấp học phù hợp
với chuẩn đầu ra, làm căn cứ cho việc biên soạn sách giáo khoa, dạy học và kiểm tra đánh giá
kết quả giáo dục. Chương trình dự kiến bao gồm có 8 lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Khoa học Tự
nhiên [11].
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên dùng để chỉ một phạm vi nghiên cứu về các quy luật chung
của thế giới tự nhiên (tương tác, vận động, phát triển và tiến hố); vai trị của khoa học đối với
sự phát triển xã hội; sử dụng và khai thác thiên nhiên một cách bền vững. Lĩnh vực Khoa học Tự
nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua một số môn học: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tốn học, Địa
lí, Tin học có nội dung liên quan với nhau, bổ sung cho nhau. Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên góp
phần hình thành và phát triển các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực tính tốn) và năng lực chun biệt mơn học (năng lực tìm hiểu, khám phá khoa
học tự nhiên; năng lực thực nghiệm; năng lực giải quyết vấn đề) để giải quyết vấn đề trong cuộc
sống, ứng xử với phù hợp với tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội. Như vậy, thông qua việc tổ
chức dạy học môn học thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hay lĩnh vực Khoa học Tự nhiên có thể
220



Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thơng qua dạy học lĩnh vực khoa học...

hình thành và phát triển ở người học năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt cho học sinh
ở các cấp học trong đó có cấp THCS, trong đó đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học. Vậy cần
phải tìm hiểu năng lực nghiên cứu khoa học là gì và vì sao thơng qua lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
có thể phát triển năng lực này cho học sinh THCS.
* Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực chuyên biệt cần được hình
thành phát triển cho học sinh phổ thông qua lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở trường THCS
Có nhiều quan niệm khác nhau về nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu khoa học là nơi
đối chiếu giữa những tiền giả định lí thuyết và thực tế như nó được cảm nhận (Lefrancois, 1991);
Nghiên cứu khoa học là xem xét kĩ vấn đề, giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận về vấn đề (Từ điển
tiếng Việt, 2015); Nghiên cứu khoa học được mô tả như một q trình giải quyết vấn đề có liên
quan đến nhiều kĩ năng (Klahr, 2000),. . . Dựa trên những quan điểm trên có thể thấy rằng: nghiên
cứu khoa học là những hoạt động để tìm tịi, triển khai giải quyết vấn đề để đạt mục đích và mục
tiêu nghiên cứu.
Năng lực khoa học được thể hiện qua việc học sinh có kiến thức khoa học và sử dụng kiến
thức để nhận ra các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra các kết luận trên
cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một
dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tịi, khám phá của con người; Nhận thức được vai
trò của khoa học; Sẵn sàng tham gia như một cơng dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào
giải quyết các vấn đề liên quan. Như vậy, cấu trúc của năng lực khoa học gồm 3 hợp phần chính:
(1) Năng lực nhận thức khoa học đề cấp đến các kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên được thể
hiện qua các môn khoa học như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất và không gian,... (2)
Năng lực nghiên cứu khoa học và (3) Giá trị, đạo đức khoa học [9].
Năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông - một hợp phần của năng lực khoa
học - là sự vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học trong một bối
cảnh nhất định qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là tạo ra và công bố sản phẩm trong quá trình
học tập. Tuy nhiên, hiện nay năng lực nghiên cứu khoa học mặc dù hay được đề cập trong việc dạy
học cho học sinh nhưng làm thế nào để phát triển được năng lực cho người học còn gặp nhiểu khó
khăn và hạn chế.

Như trên đã phân tích, lĩnh vực Khoa học Tự nhiên góp phần phát triển năng lực chung và
năng lực chuyên biệt cho học sinh THCS trong đó có năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh.
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được tích hợp bao gồm chủ yếu kiến thức, kĩ năng của các môn Vật
lí, Hố học, Sinh học, có thể có phần Địa lí tự nhiên trong mơn Địa lí và các vấn đề tồn cầu như:
Biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, sức khoẻ sinh sản...; có mục tiêu chung, có một số chủ đề
chung, kĩ năng chung. Môn học này vẫn giữ tính đặc thù của Vật lí, Hố học, Sinh học. Chẳng hạn,
phân mơn Vật lí có các nội dung: lực và chuyển động, nhiệt năng và cuộc sống, điện và từ tính...;
phân mơn Hố học có các nội dung: chuyển động phân tử và sự biến đổi trạng thái, sự cấu thành
của vật chất, đặc tính của chất...; phân mơn Sinh học có: quang hợp, tuần hồn, hơ hấp, bài tiết,
kích thích và phản ứng, di truyền và tiến hố; phân mơn Địa lí tự nhiên có: Trái Đất và sự biến đổi
bề mặt Trái Đất, thành phần và sự tuần hồn của thuỷ quyển, khí quyển và cuộc sống, hệ Mặt Trời,
khám phá không gian và phát triển khoa học vũ trụ... Tuy nhiên, ở những kiến thức giống nhau và
gần nhau cũng như những kĩ năng chung được xây dựng thành những chủ đề mang tính tích hợp
dưới dạng các chủ đề. Các chủ đề này có thể được dạy xen kẽ trong q trình thực hiện chương
trình hoặc xây dựng thành một tài liệu giáo khoa riêng và dùng dạy học ở cuối mỗi lớp. Chình vì
vậy thơng qua lĩnh vực này có cơ hội phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh.

221


Hà Thị Lan Hương

2.2.

Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học
lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS

2.2.1. Cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực
Khoa học Tự nhiên ở THCS
Như đã phân tích ở trên, năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông là sự vận

dụng kiến thức, kĩ năng khoa học để giải quyết các vấn đề khoa học trong một bối cảnh nhất định
qua đó đạt được mục đích nghiên cứu là tạo ra và cơng bố sản phẩm trong quá trình học tập. Vậy
năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông bao gồm các thành tố sau [3]:
- Tìm hiểu, khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu.
- Đề xuất giả thuyết;
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nghiên cứu;
- Xử lí, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận;
- Đánh giá;
- Truyền thông và công bố kết quả nghiên cứu.
Chúng tôi đã dựa vào các thành tố trên để đưa ra bảng chuẩn đầu ra của năng lực nghiên
cứu khoa học của học sinh THCS (Bảng 1).
Bảng 1. Chuẩn đầu ra của năng lực nghiên cứu khoa học
Tiêu chí/Hành vi
Thành tố
Tìm hiểu khám phá - Phân tích bối cảnh
vấn đề, đưa ra câu hỏi - Phát hiện ra vấn đề nghiên cứu
nghiên cứu
- Đặt câu hỏi nghiên cứu
- Thu thập thơng tin, xử lí (kết nối, lựa chọn sắp xếp,. . . ) thông tin
Đề xuất giả thuyết
- Đề xuất giả thuyết
- Dự đoán kết quả dựa trên những hiểu biết khoa học
Lập kế hoạch và thực - Lập kế hoạch làm việc cá nhân
hiện kế hoạch nghiên - Lập kế hoạch làm việc nhóm
cứu
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
- Xử lí số liệu đã thu thập
Xử lí, phân tích dữ liệu
- Phân tích dữ liệu
và đưa ra kết luận

- Đưa ra kết luận khoa học
- Giám sát toàn bộ kế hoạch nghiên cứu
- Điều chỉnh hành động trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Đánh giá
- Tự phê phán quá trình tư duy bản thân
- Vận dụng vào tình huống nghiên cứu mới
Truyền thơng và cơng - Công bố kết quả nghiên cứu
bố kết quả nghiên cứu - Đưa ra khuyến nghị trong tổ chức thực hiện nghiên cứu

2.2.2. Quy trình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học
lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS
Như chúng tôi đã nêu ra ở trên, chúng ta đã xây dựng được cấu trúc của năng lực nghiên
cứu khoa học bao gồm các thành tố và các tiêu chí. Vậy thơng qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự
nhiên chúng ta có thể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học như thế nào? Và mơ hình chúng tơi
222


Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học...

đưa ra dưới đây có thể giúp cho việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học qua nội dung lĩnh
vực Khoa học Tự nhiên ở THCS như sau:
* Xây dựng các mạch nội dung thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, các chủ đề nội dung
Việc xây dựng các mạch nội dung chúng tơi vận dung theo mơ hình 8+1 của Hoa Kỳ, với
quan niệm thế giới tự nhiên vận động và tồn tại theo 8 nguyên lí chung nhất:
- Vật chất đều được cấu tạo bởi các nguyên tử và các nguyên tử gồm các hạt.
- Tế bào là đơn vị cơ bản của sinh vật.
- Sóng điên từ tỏa khắp thế giới của chúng ta.
- Tiến hóa: các hệ đều tiến hóa và thay đổi theo thời gian theo các quy luật nhất định
- Các yếu tố cấu trúc của một hệ luôn chuyển động và tương tác nhau bởi các lực.
- Khi tương tác với nhau, các phần của một hệ trao đổi năng lượng và vật chất.

- Các khái niệm vật lí như năng lượng, khối lượng có thể được dự trữ và biến đổi nhưng nó
ln được bảo tồn (khơng tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi).
- (+1) là năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS.
Sau đó mỗi mạch nội dung chúng ta có thể xây dựng các chủ đề liên quan đến mạch nội
dung đó.
* Xây dựng các kĩ năng thành tố của năng lực ứng với mỗi chủ đề, đại diện cho sự phát
triển của học sinh trong chủ đề đó
Ứng với mỗi một chủ đề học tập chúng tôi xây dựng 6 kĩ năng thành tố như Bảng 1, bao
gồm: Tìm hiểu, khám phá vấn đề, đưa ra câu hỏi nghiên cứu; Đề xuất giả thuyết; Lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch nghiên cứu; Xử lí, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận; Đánh giá; Truyền thông
và công bố kết quả nghiên cứu.
* Xác định các chỉ số hành vi ứng với mỗi thành tố
Việc xác định các chỉ số hành vi ứng với mỗi thành tố để giúp xác định bằng chứng về sự
phát triển các thành tố. Nó chỉ ra những gì người học cần đạt, mà chúng phải quan sát, ghi nhận
và chứng minh được, thông qua các động từ nói, viết, tạo ra và làm gì. Chỉ số hành vi có thể được
xác định dựa trên các tiêu chí nêu ra trong Bảng 1.
* Xác định các mẫu công việc mà học sinh phải đáp ứng hoặc minh chứng cụ thể giúp cho
việc đánh giá
Một khi các chỉ số đã được xác định, mỗi hành vi lại đòi hỏi học sinh phải thực hiện như
thế nào. Vì vậy, cần sử dụng các mẫu công việc mà học sinh phải đáp ứng hay là các minh chứng
cụ thể giúp cho thực hiện cơng tác đánh giá.
Có khá nhiều loại thang phân loại trên thế giới có thể sử dụng để xác định mẫu công việc
mà học sinh phải đáp ứng cho việc đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học như thang của Bloom
(đánh giá nhận thức), Dreyfus (đánh giá năng lực người lập nghiệp), Singer (mơ hình hóa nhận
thức), Krawathd (đánh giá kĩ năng thực hành), SOLO,. . . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
thang đánh giá của Patrick Griffin. Thang này gồm 3 mức cơ bản, được phân loại theo tiến trình
giải quyết vấn đề: (i) nhận dạng và sử dụng các kiến thức, mơ hình, quy tắc (sử dụng các mơ hình,
cấu trúc, quy tắc đã học hoặc bổ sung thêm, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh, tình huống vấn
đề cụ thể); (ii) khái quát hóa giải pháp (kết hợp cách thức, chiến lược đã biết để tạo nên giải pháp
cho vấn đề khái quát hơn, áp dụng cho một loạt tình huống mới); (iii) giả thuyết (khái quát hóa các

mối quan hệ bằng cách đưa ra giả thuyết và chứng minh giá trị của nó). Trong đó mức (i) có thể
phân chia thành ba mức con đó là các mức 1, mức 2 và mức 3, có thể cụ thể hóa các mức trong
223


Hà Thị Lan Hương

Bảng 2 [10].
Bảng 2. Các mức độ phát triển đề xác định mẫu công việc/minh chứng
cho việc đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THCS
Mô tả
Tên mức
Đưa ra giả định làm cơ sở tìm giải pháp tối ưu (ví dụ "nó phụ thuộc
Mức 5
vào . . . " hoặc "nếu .... thì . . . ."); đưa ra giải pháp mở cho vấn đề
Đưa ra giả thuyết cho
động; biểu thị các mối quan hệ bằng kí hiệu, cơng thức; đánh giá giá
giải pháp tổng thể
trị của giải pháp
Học sinh bắt đầu tìm hiểu cách thức, chiến lược để tạo ra giải pháp
Mức 4
tổng thể để áp dụng cho một loạt tình huống nghiên cứu khác; có thể
Khái quát hóa chiến
khái quát hóa qua cơng thức, biểu tượng và áp dụng vào những tình
lược, giải pháp cho
huống tổng quát; có thể vận dụng giải pháp trong ngữ cảnh chưa gặp
tình huống tổng thể
trước đó
Mức 3
Học sinh chỉ ra quy trình, nguyên tắc làm cơ sở cho giải pháp nghiên

Vận dụng quy trình, cứu; nói, vẽ hình, lập bảng,. . . để mơ tả tiếp cận vấn đề; sử dụng
nguyên tắc để thực thành thạo quy trình, nguyên tắc quen thuộc; bước đầu mở rộng quy
hiện giải pháp VĐ
trình cho vấn đề ít quen thuộc.
Mức 2
Học sinh có thể nhận thức được một mơ hình, cấu trúc nhưng khơng
Nhận thức mơ hình, nêu được bản chất của nó; có thể vẽ hình, viết, mơ tả bằng lời cách
cấu trúc, quy trình. . . nghiên cứu khoa học nhưng chưa đầy đủ; Bước đầu biến đổi đơi chút
cho VD
các mơ hình có sẵn cho tình huống gần tương tự.
Học sinh có thể phân tích, nhận dạng được các thành phần, yếu tố
Mức 1
khác nhau của bối cảnh/tình huống, nhưng khơng thực hiện bất kì
Nhận dạng yếu tố
hành động nghiên cứu nào

Dựa vào Bảng 2, chúng ta có thể xác định mẫu cơng việc thể hiện mức cần đạt của mỗi chỉ
số hành vi.

2.2.3. Ví dụ minh họa cho việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông
qua dạy học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên ở THCS
Trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên như ở phần trên chúng tôi đã xác định 7 mạch nội dung
kiến thức. Mỗi mạch nội dung kiến thức tiến hành xác định các chủ đề học tập. Ví dụ ở mạch nội
dung “Các khái niệm vật lí như năng lượng, khối lượng có thể được dự trữ và biến đổi nhưng nó
ln được bảo tồn” chúng tơi xây dựng chủ đề “Năng lượng trong tự nhiên”. Việc phát triển năng
lực nghiên cứu khoa học thông qua chủ đề này có thể mơ tả bằng sơ đồ.

3.

Kết luận


Phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực đã được Nhà nước và Ngành giáo dục quán
triệt trong các nghị quyết, thông tư và đang được Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan nghiên cứu triển
khai thực hiện. Công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam có thành cơng và đạt được những kết
quả như mong muốn theo dự thảo đã đưa ra trong chương trình phổ thơng mới hay khơng ngồi
yếu tố phát triển chương trình theo định hướng trên thì yếu tố tổ chức dạy học như thế nào để phát
triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh là quan trọng và được đặt lên
224


Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học...

hàng đầu. Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và phát triển, trong chương trình bậc THCS đã
xây dựng các lĩnh vực học tập trong đó có lĩnh vực Khoa học Tự nhiên mà thông qua học tập lĩnh
vực này đã phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh trong đó có năng
lực khoa học, năng lực tìm tịi nghiên cứu khoa học, kĩ năng quá trình khoa học,. . . Hiện nay ở
Việt Nam, Bộ GD&ĐT vẫn đang gặp khó khăn cho quyết định chương trình phổ thơng tổng thể có
phân chia thành các lĩnh vực như đã dự thảo hay giữ nguyên theo các môn học truyền thống ở cấp
THCS. Tuy nhiên, dù theo quyết định nào thì việc phát triển năng lực trong đó có năng lực nghiên
cứu khoa học thông qua môn học hay lĩnh vực học tập là cần thiết và phù hợp với xu hướng của
thời đại. Mơ hình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh
vực Khoa học Tự nhiên ở THCS được tác giả đưa ra để áp dụng cho việc xây dựng chương trình
theo các lĩnh vực dự thảo của Bộ GD&ĐT nhưng cũng có thể vận dụng cho việc dạy các môn học
riêng rẽ về Khoa học Tự nhiên và ln thích ứng với xu hướng cũng như trào lưu của các quốc gia
trên thế giới và trong khu vực thời kì hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]


Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn
diện giáo dục và đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới. Dự thảo của Bộ GD&ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Sổ tay PISA. Dành cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên
trung học (lưu hành nội bộ).
Trương Xuân Cảnh, 2015. Đề xuất cấu trúc năng lực thực nghiệm và tiêu chí đánh giá năng
lực thực nghiệm của học sinh THPT. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 114, tr. 25-27.
225


Hà Thị Lan Hương

[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

[10]
[11]
[12]
[13]
[14]

Nguyễn Văn Cường, 2016. Các xu hướng quốc tế trong phát triển chương trình dạy học –
kinh nghiệm từ Đức. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển chương trình mơn học và đánh giá
kết quả giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Phạm Thị Bích Đào, Cao Thị Thặng, 2011. Kĩ năng quá trình khoa học trong chương trình

mơn khoa học ở một số nước và Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 75, tr.53-57.
Vũ Lệ Hoa, 2014. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh trong dạy học các
môn học ở trường phổ thơng. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, số 101-tháng 2/2014, tr. 53-57.
Hà Thị Lan Hương, 2012. Phương pháp dạy học mơn Khoa học ở Tiểu học. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 57 (9), tr.149-156.
Trần Khánh Ngọc, 2015. Mục tiêu, chuẩn kết quả, khung nội dung, định hướng hình thức tổ
chức dạy học và đánh giá kết quả học tập trong chương trình các mơn học: Tìm hiểu Tự nhiên
– Xã hội (Tiểu học), Khoa học tự nhiên (THCS và THPT), Vật lí, Hóa Học, Sinh học (THPT)
và Tự chọn. Đề tài NCKH nhiệm vụ cấp Bộ, mã số B2014-17-01NV.
Nguyễn Thị Lan Phương, 2016. Đánh giá và dạy học phát triển năng lực với vấn đề bồi
dưỡng giáo viên phổ thông. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Trường sư phạm trong phát triển nghề
nghiệp cho giáo viên phổ thông. Hà Nội, 5/2016, tr. 15-31.
Phạm Đức Quang, 2013. Các nguyên tắc xác định lĩnh vực học tập, mơn học trong chương
trình giáo dục phổ thơng nước ta. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Vol. 47, Số 93, tr. 6-8.
Cao Thị Thặng, 2011. Đề xuất về việc xây dựng chương trình mơn Khoa học Tự nhiên và môn
Khoa học Xã hội ở Việt Nam theo quan điểm tích hợp. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 54, tr.
52-55.
Singapore Ministry of Education, 2014. Singapore Science Syllabus for Secondary.
Curriculum Planning &Development Division.
/>curriculum/seniorsecondary#page=1
ABSTRACT
Developing students’ research skills through teaching natural sciences
in secondary schools

Ha Thi Lan Huong
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
In many approved legal documents of Vietnam, especially by MOET, the requirements
of reforming general education basing on curriculum development orienting to form core
competences for students are focused. However, it is obvious that the agent factor which plays

an important role for successful innovations is developing students’ core or typical competences
through teaching science-related subjects. The article shows the reasons why student research skills
should be developed via teaching natural sciences in secondary schools, the structure of research
skill as well as how to develop this skill for students. This is considered as an illustrated model for
developing other competences through teaching many types of subject in secondary schools.
Keywords: Research skill, natural science, structure of research skill, developing
competences.

226



×