Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu tổng quan hệ thống về phân tích chi phí - hiệu quả của liệu pháp nội tiết có chứa palbociclib so với các liệu pháp nội tiết khác trong điều trị ung thư vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.41 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Nghiên cứu

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ PHÂN TÍCH
CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP NỘI TIẾT CÓ CHỨA PALBOCICLIB
SO VỚI CÁC LIỆU PHÁP NỘI TIẾT KHÁC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
Trần Thị Điền Linh*, Hồng Thy Nhạc Vũ*

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Palbociclib là thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế CDK4/6 được sử dụng trong lâm sàng để kết
hợp với các liệu pháp nội tiết trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa. Phân tích chi phí - hiệu quả liên quan đến
việc lựa chọn palbociclib kết hợp với các liệu pháp nội tiết đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu: Nghiên cứu tổng quan kết quả các phân tích chi phí - hiệu quả của palbociclib kết hợp với
letrozole/fulvestrant so với các liệu pháp nội tiết khác trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa nhằm tạo căn cứ
cho nhà hoạch định chính sách cũng như người bệnh đưa ra quyết định phù hợp trong lựa chọn điều trị.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Q trình tổng quan được tiến hành thơng qua việc tìm kiếm và
tổng hợp thơng tin về quần thể mục tiêu, quan điểm chi trả, đối tượng nghiên cứu, đơn vị hiệu quả được lựa
chọn, đặc điểm của mơ hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, ngưỡng sẵn sàng chi trả (WTP) và chỉ số gia tăng
chi phí - hiệu quả (ICER) của các công bố liên quan đến chi phí - hiệu quả của palbociclib kết hợp với
letrozole/fulvestrant so với các liệu pháp nội tiết khác trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa trong giai đoạn
2016-2019.
Kết quả: Trong 12 kết quả được chọn để tổng hợp, có 9 nghiên cứu (75,0%) về palbociclib + letrozole, 1
nghiên cứu về palbociclib + fulvestrant, 1 nghiên cứu về palbociclib + letrozole/fulvestrant, và 1 nghiên cứu kết
hợp Palbociclib với hóa trị liệu; 41,7% nghiên cứu dựa trên quan điểm của bên cung cấp dịch vụ. Khi đánh giá
hiệu quả điều trị, 75,0% nghiên cứu dựa trên QALYs; 8,3% nghiên cứu đánh giá bằng QALMs và 16,6%
nghiên cứu trên PFSs.
Kết luận: Sử dụng palbociclib cho thấy hiệu quả lâm sàng trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa, nhưng
chi phí điều trị khá cao. Việc kết hợp palbociclib với các liệu pháp nội tiết chỉ thật sự đạt chi phí - hiệu quả nếu có
các chính sách tài chính hỗ trợ.
Từ khóa: palbociclib, chi phí - hiệu quả, liệu pháp nội tiết, ung thư vú di căn/tiến xa, tổng quan hệ thống



ABSTRACT
SYSTEMATIC REVIEW OF THE COST-EFFECTIVENESS ANALYSIS OF
PALBOCICLIB IN COMBINATION WITH LETROZOLE/ FULVESTRANT COMPARING TO
OTHER ENDOCRINE THERAPIES FOR BREAST CANCER
Tran Thi Dien Linh, Hoang Thy Nhac Vu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 3 - 2020: 63 - 72
Background: Palbociclib is the first available oral CDK4/6 inhibitor which was clinically indicated for
advanced/metastatic breast cancer in combination with endocrine therapies. Cost-effectiveness analysis
involving the selection of palbociclib associating with endocrine therapies, has been conducted in many
countries around the world.
Objective: Systematic review highlights the crucial findings of cost-effectiveness studies relating to
palbociclib plus letrozole/fulvestrant in comparison to other endocrine therapies for advanced/metastatic breast
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Hồng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913110200
*

B - Khoa học Dược

Email:

63


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

cancer’s treatment. These findings provide not only patients but also policymakers with a premise for making
appropriate decisions in treatment’s selection.

Method: The process of this review is implemented searching and aggregating data on target population,
different perspectives, specific objects, unit of study outcome, model characteristics, methodology of design, the
Willingness to pay and Incremental cost-effectiveness ratio ; which were included in specific publications related
to palbociclib plus letrozole/fulvestrant, comparing to other endocrine regimens for advanced/metastatic breast
cancer during the period 2016-2019.
Results: Of the 12 identified articles in analyzing cost-effectiveness, there are 9 articles using palbociclib +
letrozole, accounting for 75.0%; 1 article indicating palbociclib + fulvestrant, 1 article having letrozole/fulvestrant
with palbociclib and the last article using palbociclib simultaneously with chemotherapy. The perspective of
service providers in this review constitutes 41.7%. The effectiveness was evaluated by QALYs, QALMs and
PFSs, which represents 75.0%; 8.3% and 16.6%; respectively.
Conclusion: Although palbociclib increased health benefits significantly, this drug generally had higher
treatment costs relative to its clinical benefits. Adding palbociclib to the regimens including endocrine therapies
will be cost-effective only if there are potential financial-support policies.
Keywords: palbociclib, cost-effectiveness, endocrine therapy, advanced/metastatic breast cancer, systematic review
thư vú ở phụ nữ(2). Do đó, liệu pháp nội tiết được
ĐẶT VẤNĐỀ
khuyến khích khi điều trị ung thư vú di căn/tiến
Theo báo cáo thống kê của Viện nghiên cứu
xa có HR+ nói chung và có HR+/HER2− nói riêng.
ung thư quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới
Những liệu pháp nội tiết kết hợp với
(IARC), ung thư vú là loại ung thư được chẩn
palbociclib có thể kéo dài thời gian sống, trì hỗn
đốn phổ biến nhất thế giới, là nguyên nhân
sự tiến triển của bệnh cũng như nhu cầu hóa trị,
hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ
các triệu chứng được kiểm sốt, đồng thời giúp
nữ(1). Năm 2018, ước tính có thêm 2,1 triệu
cải thiện chất lượng cuộc sống. Cụ thể, các thử
trường hợp ung thư vú và 627.000 ca tử vong do

nghiệm lâm sàng trên các liệu pháp nội tiết có
ung thư vú trên tồn thế giới(1). Ung thư vú có
liên quan như thuốc ức chế nonsteroidalbốn giai đoạn, trong đó ung thư vú thứ phát giai
aromatase PALOMA-1, PALOMA-2 (palbociclib
đoạn IV hay di căn/tiến xa là khi các tế bào ung
+ letrozole), và thuốc đối kháng thụ thể estrogen
thư ở vú đã lan đến các phần khác của cơ thể
PALOMA-3 (palbociclib + fulvestrant) đã cho
như gan, phổi, xương hay não. Các phác đồ điều
thấy kết quả khả quan trong tiên lượng (kéo dài
trị ung thư vú di căn/tiến xa được xây dựng phụ
thời gian sống bệnh không tiến triển - PFSs và
thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như trạng
cải thiện tỉ lệ lợi ích đáp ứng trên lâm sàng thái của thụ thể nội tiết (HR - hormone receptor)
CBRs) khi điều trị ung thư vú di căn/tiến xa so
và thụ thể yếu tố phát triển biểu mô 2 (HER2 với các liệu pháp nội tiết khác không chứa
human epidermal growth factor receptor 2); đáp
palbociclib đã từng sử dụng trước đó.
ứng lâm sàng của người bệnh; chức năng các cơ
Palbociclib là thuốc ức chế cyclin-dependent
quan cùng các yếu tố khác. Ngày nay, nhiều giải
kinases 4/6 (CDK 4/6), chỉ định trong điều trị
pháp trị liệu toàn thân được ưu tiên sử dụng khi
ung thư vú khi kết hợp với liệu pháp nội tiết
điều trị ung thư vú như hóa trị liệu, liệu pháp
được FDA chấp thuận những năm gần đây,
nhắm đích, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nội
trong đó việc kết hợp với letrozole được chấp
tiết (đơn trị liệu hay liệu pháp kết hợp).
nhận năm 2015, và việc kết hợp với fulvestrant

Theo thống kê, khoảng 83% trường hợp ung
được chấp nhận năm 2016. Vì vậy, nhiều nghiên
thư vú có HR+, và tỉ lệ ung thư vú di căn/tiến xa
cứu đánh giá tính hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn
có HR+/HER2− chiếm 73% các phân nhóm ung

64

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
lợi ích lâm sàng của liệu pháp nội tiết có chứa
palbociclib đã được thực hiện kể từ sau mốc thời
gian đó. Để có những thơng tin tổng hợp về chi
phí - hiệu quả (CP-HQ) của palbociclib khi kết
hợp với letrozole/fulvestrant so với các liệu pháp
điều trị nội tiết khác trong điều trị ung thư vú ở
giai đoạn di căn/tiến xa, cần có một nghiên cứu
tổng quan kết quả các phân tích liên quan đã
được cơng bố.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan hệ thống, tiến hành
tìm kiếm và tổng hợp kết quả các nghiên cứu về
CP-HQ liên quan đến các liệu pháp nội tiết chứa
palbociclib trong điều trị ung thư vú, được công
bố trong giai đoạn từ tháng 06/2016 đến tháng
06/2019.


Phương pháp thực hiện
Trên

sở
dữ
liệu
HINARI,
Medline/Pubmed có kết hợp MeSH, và
Springerlink, sử dụng các từ khóa kết hợp với
thuật ngữ BOOLEAN để tìm kiếm ở phạm vi
tiêu đề/tóm tắt, với cơng thức ((“cost effectiveness”
OR “cost-effectiveness” OR “cost utility” OR “cost–
utility” OR “economic evaluation”) AND

Nghiên cứu
“palbociclib” AND (“metastatic breast cancer” OR
“advanced breast cancer”)).
Chọn các nghiên cứu có thời gian cơng bố
trong giai đoạn 2016-2019, và có bài tồn văn.
Sau đó, xem xét nội dung các nghiên cứu được
đề xuất bởi cơ sở dữ liệu để đánh giá chất lượng
theo 24 tiêu chí của bảng kiểm CHEERS(3)
(Consolidated Health Economic Evaluation
Reporting Standards), được đề xuất sử dụng để
đánh giá độ tin cậy, chính xác của các nghiên
cứu Kinh tế Dược theo quyết định 2701/QĐ-BYT
của Bộ Y tế năm 2017. Quy trình tìm kiếm 12
nghiên cứu được mơ tả trong Hình 1.
Các nghiên cứu đạt yêu cầu sẽ được chọn

cho q trình tổng hợp và đánh giá các thơng tin
về quần thể mục tiêu, quan điểm chi trả, đối
tượng nghiên cứu, đơn vị hiệu quả được lựa
chọn, đặc điểm của mơ hình nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, ngưỡng sẵn sàng chi trả (WTP) và
chỉ số gia tăng chi phí - hiệu quả (ICER).
Dữ liệu được tổng hợp vào Microsoft Excel
365. Sự phân bố đặc điểm các nghiên cứu được
mô tả thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm. Chi
phí của các nghiên cứu sẽ được quy đổi thống
nhất sang Đô la Mỹ (USD) và năm 2019 bằng chỉ
số giá tiêu dùng (CPI)(4).

Hình 1. Quy trình tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu đưa vào phân tích tổng quan

B - Khoa học Dược

65


Nghiên cứu
KẾT QUẢ
Đánh giá chất lượng nghiên cứu theo bảng
kiểm CHEERS
Có 14 nghiên cứu CP-HQ các liệu pháp nội
tiết chứa palbociclib trong điều trị ung thư vú đã
công bố trong giai đoạn 2016-2019 và có bài tồn
văn. Sau khi xem xét nội dung của 14 nghiên cứu
này, có 2 nghiên cứu không được đưa vào để
chấm điểm theo bảng kiểm CHEERS. Trong đó,

nghiên cứu của tổ chức Pan-Canadian Oncology
Drug (2019) là nghiên cứu đánh giá công nghệ y
tế được chuẩn bị bởi cơ quan đánh giá công
nghệ y tế quốc gia chứ khơng phải một phân tích
kinh tế độc lập; nghiên cứu của Matter-Walstra
K (2017) là nghiên cứu cập nhật các thông tin
liên quan đến dữ liệu về CP-HQ cho nghiên cứu
của tác giả trước đó vào năm 2016.
Kết quả chấm điểm theo bảng kiểm
CHEERS của 12 nghiên cứu còn lại(5-16) cho
thấy các nghiên cứu đều đáp ứng các tiêu chí
có trong bảng kiểm, trong đó nhiều tiêu chí
được thỏa mãn đầy đủ trong cả 12 nghiên cứu.
Những tiêu chí được ghi nhận còn chưa rõ
ràng trong một số nghiên cứu như nội dung
của tiêu đề(5), quan điểm nghiên cứu(6,7), tỉ lệ
khấu trừ(7-9); đơn vị tiền tệ theo năm và cách
quy đổi(7), lựa chọn mơ hình và giả định(7,9),
nguồn tài trợ và xung đột lợi ích(2). Chỉ có 1
nghiên cứu(10) đạt tiêu chí mơ tả sự khơng
đồng nhất giữa CP-HQ do sự khác biệt giữa
các nhóm quần thể lựa chọn.
Đặc điểm các nghiên cứu phân tích CP-HQ của
các liệu pháp nội tiết chứa palbociclib đạt chất
lượng theo bảng kiểm CHEERS
Trong 12 nghiên cứu CP-HQ được phân
tích chi tiết, quần thể mục tiêu chủ yếu là phụ
nữ ở giai đoạn hậu mãn kinh, bị ung thư vú di
căn/ tiến xa thể HR+/HER2− và chưa từng sử
dụng liệu pháp nội tiết trong điều trị. Quan

điểm chi trả được nhiều nghiên cứu lựa chọn
nhất là quan điểm của bên cung cấp dịch
vụ(5,9,11,13,15), chiếm 41,7% trong tổng số 12
nghiên cứu.

66

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
Liên quan đến đối tượng nghiên cứu, có 9
nghiên cứu(5,6,2,9,11-15) về palbociclib + letrozole,
chiếm tỉ lệ 75,0%; 1 nghiên cứu(16) về palbociclib +
fulvestrant, 1 nghiên cứu(10) về palbociclib +
letrozole/fulvestrant , và 1 nghiên cứu(7) kết hợp
palbociclib với hóa trị liệu.
Khi đánh giá hiệu quả điều trị, 9 nghiên cứu
(75,0%) dựa trên số năm sống được điều chỉnh
chất lượng (quality-adjusted life years –
QALYs)(2,5,6,10-13,15-16); 1 nghiên cứu (8,3%) đánh giá
bằng số tháng sống được điều chỉnh chất lượng
(quality-adjusted life months – QALMs)(14) và 2
nghiên cứu (16,6%) đánh giá trên thời gian sống
bệnh không tiến triển (progression-free
survivals– PFSs)(7,9).
Các nghiên cứu phân tích CP-HQ đều sử
dụng mơ hình ra quyết định với các hình thức
khác nhau, trong đó có 5 nghiên cứu (41,7%) sử
dụng mơ hình ngăn(2,5,11-13), một mơ hình cho
phép nội tương tác và thêm vào các khoảng
chậm thời gian ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
và quần thể nghiên cứu. Các mơ hình khác cũng

được sử dụng như mơ hình Markov(6,15-16), mơ
hình mơ phỏng sự kiện rời rạc(10,14). Phương pháp
phân tích độ nhạy xác suất (PSA) kết hợp với
phương pháp phân tích độ nhạy quyết định
(DSA) được đề cập trong 41,7% nghiên cứu(2,5,11-13).
Phương pháp phân tích kịch bản (scenario
analysis) được áp dụng trong 91,7% nghiên cứu,
và 8 trong tổng số 12 nghiên cứu có thời gian giả
định (time-horizon) trên 15 năm(5,6,2-12,15) (Bảng 1).
Các kết quả chính trong điều trị ung thư vú
giai đoạn di căn hoặc tiến xa
Kết quả về CP-HQ tương đối khác nhau giữa
các quốc gia. Trong 10 nghiên cứu sử dụng phác
đồ palbociclib kết hợp với letrozole cho phụ nữ
ung thư vú giai đoạn di căn/tiến xa, có 9 nghiên
cứu đã chứng minh rằng phác đồ này không
thật sự CP-HQ so với giải pháp so sánh khi
xem xét đến ngưỡng sẵn sàng chi trả tại quốc
gia tương ứng, bao gồm các nghiên cứu tại
Mỹ(6,10,12), Tây Ban Nha(13), Canada(14), Thụy
Điển(15), Anh(2,5,11).

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Nghiên cứu

Bảng 1. Tổng hợp đặc điểm chung của 12 nghiên cứu giai đoạn 2016-2019 phân tích chi phí - hiệu quả của liệu

pháp nội tiết chứa palbociclib trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa
Đối tượng nghiên cứu
(Các nghiên cứu
liên quan)
Đặc điểm nghiên cứu

Liệu pháp nội tiết
PAL+LET Nội tiết (PAL)
PAL+LET
+ hóa trị liệu Tổng cộng
PAL+FUL

(n=9)
n=12(%)
PAL+FUL
(2,5,6,9,11-15)

(16)

(10)

Đặc điểm của phụ nữ ung thư vú trong quần thể mục tiêu
Di căn/tiến xa HR+/HER2−
2(9, 15)
1(16)
0
(14)
Tiến xa HR+
1
0

0
Di căn/tiến xa
7(2,5,6,11-13,15)
0
1(10)
HR+/HER2− hậu mãn kinh
Tiến xa và tái phát
0
0
0
Quan điểm chi trả
Người chi trả
3(2,12,14)
1(16)
0
Bên cung cấp dịch vụ
Xã hội
Khác/ Không đề cập

6(5,7,9,11,13,15)

8(66,7)

1(7)

1(8,3)

0

4(33,3)


0

6(50,0)

0
0

0

0
1(7)

1(8,3)
2(16,6)

7(2,5,6,11-13,15)

1(16)

1(10)

0

9(75,0)

1(14)

0


0

0

1(8,3)

1(9)
Loại mơ hình

0

0

1(7)

2(16,6)

1(16)

0

0

3(25,0)

0
1(10)
0

0

0
1(7)

5(41,7)
2(16,6)
2(16,6)

Mơ hình ngăn PSM
0
Mơ phỏng sự kiện rời rạc
1(14)
0
Khác
1(9)
0
Phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis)
Độ nhạy xác suất PSA
1(14)
0
Độ nhạy xác suất - quyết định
(PSA – DSA)
Khác/ Không đề cập

0

0

5(2,5,11-13)

Độ nhạy xác suất - một chiều


3(25,0)
1(8,3)

1(10)

2(6,15)

Markov

0
0

0

0
1(6)
Đơn vị hiệu quả

Số năm sống được điều chỉnh
chất lượng - QALY
Số tháng sống được điều chỉnh
chất lượng - QALM
Thời gian sống bệnh không tiến triển - PFS

(7)

0

0


1(8,3)

2(6,15)

1(16)

1(10)

0

4(33,3)

5(2,5,11-13)

0

0

0

5(41,7)

1(9)

0

0

1(7)


2(16,6)

1(10)
0

0
1(7)

10(83,3)
1(8,3)

Phân tích kịch bản (Scenario analysis)

Khơng

8(2,5,9,11-15)
0

1(16)
0

Thời gian giả định điều trị trong nghiên cứu (Time-horizon)
<10 năm

0

0

0


1(7)

1(8,3)

10 - 15 năm

2(13,14)

1(16)

0

0

3(25,0)

>15 năm

7(2,5,6,9,

0

1(10)

0

8(66,7)

11,12,15)


PAL = palbociclib; LET = letrozole; FUL = fulvestrant; QALY = quality-adjusted life years; QALM =
quality-adjusted life-months; PFS = progression-free survivals; PSM= partitioned survival model; PSA =
probabilistic sensitivity analysis; DSA = deterministic sensitivity analysis

B - Khoa học Dược

67


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Bảng 2. Mô tả kết quả chính của 12 nghiên cứu giai đoạn 2016-2019 phân tích chi phí - hiệu quả của liệu
pháp nội tiết chứa Palbociclib trong điều trị ung thư vú di căn/tiến xa

Tác giả
(năm)

Zhang Y
(2019)(16)

Zhang B
(2019)(6)

Nghiên cứu
Kết quả
Ngưỡng
Đặc điểm của phụ nữ bị Ung thư vú

sẵn sàng Chỉ số gia tăng
trong quần thể mục tiêu
chi trả
chi phí hiệu quả Chọn lựa
Tỉ lệ
Quốc
Hậu
Chưa
WTP
ICER
gia khấu trừ Di Tiến
tối ưu
HR+ HER2− mãn điều trị (USD/2019) (USD/ QALY)
căn xa
kinh nội tiết
(PAL+FUL) vs
Nên có
Mỹ
3%
101.812
(PCB+FUL):
chính sách
497.712
hỗ trợ chi
phí
Vùng giàu
*
*
*
(PAL+FUL) vs

vs khác
điều trị khi
Trung
5%
(PCB+FUL):
59.540 vs
chọn
Quốc
186.091
PAL+FUL
27.326
Mỹ

3%

Anh

3,5%

*

Anh

Không
đề cập

*

Kimura M
(2019)(7)


Nhật
Bản

Không
đề cập

*

tái
phát

Giuliani J
(2019)(9)

Ý

Không
đề cập

*

Mistry R
(2018)(12)

Mỹ

3%

3%


Telford C
(2019)(11)
Suri G
(2019)(8)

GalveTây
Calvo E
Ban Nha
(13)
(2018)
Raphael J
Canada
(2017)(14)

*

*

*

*

*

*

*

*


*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*


*

*

*

5%

Mamiya H
(2017)(10)

Mỹ

Fleeman N
(2017)(5)

Anh

3,5%

*

MatterWalstra K
(2016)(15)

Thụy
Điển

3%; 6%


*

3%

*

*

*

(PAL+LET) vs LET:
LET
675.763
*
106.521
(RIB+LET) vs LET:
LET
468.610
(PAL+LET) vs
*
36.307
FUL
FUL: -1.102.433
(PAL+LET) vs
*
36.307
RIB+LET
(RIB+LET): 44.592
PAL vs EVE:

PAL kết hợp
PAL và Khơng
921
EVE
đề cập
hóa trị liệu
USD/PFS/tháng
(PAL+LET) vs LET:
4.514
USD/PFS/tháng
Khơng
Chưa thể
đề cập (RIB+LET) vs LET: kết luận
4.676
USD/PFS/tháng
(PAL+LET) vs LET:
53.260
LET
328.209
*
(PAL+LET) vs
213.041£
RIB+LET
(RIB+LET): 531.547
*

22.91534.373

(RIB+LET) vs
(PAL+LET): 1.769


3.186 /
QALM

*

*

*

*

*

*

*

*

RIB+LET

(PAL+LET) vs LET:
10.999/ QALM
(PAL+FUL) vs
FUL: 990.374
107.864
(PAL+LET) vs LET:
828.936


FUL

(PAL+LET) vs LET:
165.870

LET

51.313- (PAL+LET) vs LET:
140.660
102.625

LET

36.937

LET

LET

WTP = willingness to pay; ICER = incremental cost-effectiveness ratio; PAL = palbociclib; LET = letrozole;
FUL = fulvestrant; EVE = everolimus; RIB = ribociclib; QALY = quality-adjusted life years; QALM =
quality-adjusted life-months; PFS = progression-free survivals; £ Ngưỡng sẵn sàng chi trả ở Mỹ cho thuốc
ung thư; * dùng để đánh dấu vào những đặc điểm hiện diện ở quần thể mục tiêu của mỗi nghiên cứu

68

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Tại Mỹ, phác đồ palbociclib kết hợp letrozole
chỉ được xem là CP-HQ khi chi phí mua
palbociclib giảm 71% (~4.063 USD/ tháng)(6),
hoặc nâng ngưỡng sẵn sàng chi trả trên 250.000
USD cho một năm sống chất lượng tăng
thêm(10). Nghiên cứu tại Canada(14) cũng thống
nhất cùng nhận định rằng phác đồ trên chỉ CPHQ khi ngưỡng sẵn sàng chi trả tại quốc gia
này từ 8.410 USD trở lên cho một tháng sống
chất lượng tăng thêm.
Ở Anh, phác đồ này có CP-HQ với ICER
bằng 30.233 USD/ QALY, nhỏ hơn ngưỡng sẵn
sàng chi trả (WTP= 36.937 USD/ QALY)(5). Kết
quả này được thực hiện với phân tích kịch bản
giả định rằng chi phí mua Letrozole tương
đương với Palbociclib, đồng thời khơng có chi
phí phát sinh trong thời gian bệnh sau tiến triển.
Tại Ý, khi so sánh với liệu pháp đơn trị liệu
letrozole, cả hai phác đồ (palbociclib + letrozole)
và (ribociclib + letrozole) đều được xem là CPHQ khi nghiên cứu không đề cập đến ngưỡng
sẵn sàng chi trả cụ thể(9). Tuy nhiên, kết luận này
vẫn chưa thỏa đáng vì chênh lệch chi phí ước
tính áp dụng tính chỉ số gia tăng chi phí hiệu quả
chỉ là chênh lệch giá thuốc bán ra thị trường vào
thời điểm nghiên cứu, với hiệu quả đo lường
bằng thời gian sống bệnh không tiến triển PFSs
và thời gian điều trị giả định (time-horizon) là
toàn thời gian sống của người bệnh.
Với phác đồ palbociclib kết hợp với
fulvestrant, có 2 nghiên cứu(10,16) cho rằng việc sử
dụng liệu pháp này là ít CP-HQ hơn khi so sánh

với đơn trị liệu fulvestrant tại các quốc gia như là
Mỹ và Trung Quốc nếu khơng có sự giả định
giảm chi phí liên quan đến thuốc (chủ yếu là giá
thuốc) hoặc không nâng ngưỡng chấp nhận. Cụ
thể, tại Mỹ(10), theo quan điểm của người chi trả
và quan điểm xã hội, phác đồ chứa palbociclib
được xem là CP-HQ so với đơn trị liệu bằng
fulvestrant khi giá thành của palbociclib giảm
90% so với giá tại thời điểm nghiên cứu. Lúc đó
tỉ lệ gia tăng CP-HQ của phác đồ palbociclib +
fulvestrant lần lượt là 100.651 USD và 96.236
USD cho một năm sống chất lượng tăng thêm

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
(QALY). Tương tự, tại Trung Quốc(16), khi giá
thành palbociclib giảm 90% thì ICER bằng 50.912
USD/ QALY trên quan điểm của người chi trả.
Trong khi đó, khi điều trị cho phụ nữ ung
thư vú tái phát và tiến xa đã điều trị
palbociclib và everolimus trước đó, nghiên cứu
tại Nhật Bản(7) lại cho thấy rằng việc kết hợp
palbociclib có CP-HQ tương đương với
everolimus trong q trình hóa trị liệu cho
người bệnh, thậm chí cịn được ưu tiên hơn do
những biến cố bất lợi (AEs) của everolimus có
thể xảy ra trong quá trình điều trị, bao gồm
viêm miệng, phát ban, giảm bạch cầu và tăng
men gan (AST, ALT).

Tóm lại, đa số kết quả nghiên cứu trên
nhiều quan điểm khác nhau, đều đánh giá
rằng việc sử dụng phác đồ liệu pháp nội tiết có
chứa palbociclib sẽ có tỉ lệ gia tăng CP-HQ
vượt ngưỡng sẵn sàng chi trả của người dân
tại đa số các quốc gia được tiến hành nghiên
cứu (Bảng 2).

BÀNLUẬN
Kết quả tổng quan 12 phân tích trong giai
đoạn 2016-2019 cho thấy sự đa dạng về
phương pháp phân tích CP-HQ của các liệu
pháp nội tiết có chứa palbociclib trong điều trị
ung thư vú. Phương pháp mơ hình hóa được
ưu tiên lựa chọn do có nhiều ưu điểm, việc
ứng dụng mơ hình hóa kèm theo phân tích độ
nhạy, phân tích kịch bản trong nghiên cứu
nhằm xây dựng các tình huống có thể xảy ra
trong điều trị thực tế, để tăng tính xác thực của
kết quả thu được từ mơ hình, giúp mơ hình có
độ chính xác và độ tin cậy cao hơn. Đa số các
nghiên cứu đều sử dụng phương pháp phân
tích độ nhạy xác suất, một phương pháp phân
tích độ nhạy được xem như một phần của tiêu
chuẩn thực hành trong mô hình hóa đánh giá
kinh tế y tế, vì phương pháp này cho phép tất
cả các tham số đầu vào sẽ có giá trị biến đổi
đồng thời theo phân phối xác suất của nó.
Trong thực tế, phương pháp mơ hình hóa ngày
càng được sử dụng nhiều trong đánh giá kinh

tế y tế thời gian gần đây. Các nghiên cứu được

69


Nghiên cứu
lựa chọn và phân tích tổng quan đều thỏa mãn
các tiêu chí trong bảng kiểm CHEERS, do đó
kết quả thu được có độ tin cậy. Đây khơng chỉ
là bản kiểm được Bộ Y tế đề xuất sử dụng tại
Việt Nam, mà còn là bản kiểm được đồng
thuận bởi Hiệp hội quốc tế về kinh tế dược và
hiệu quả đầu ra (International Society for
Pharmacoeconomics and Outcomes Research),
nhằm tối ưu hóa các nghiên cứu đánh giá kinh
tế y tế và giúp nâng cao chất lượng của các
nghiên cứu CP-HQ.
Các kết quả phân tích CP-HQ các liệu pháp
nội tiết có chứa palbociclib nhìn chung đặt ra
một thách thức trong điều trị ung thư vú di
căn/tiến xa trong giai đoạn 2016-2019, vì chính
sách bảo hiểm tư nhân và hệ thống chăm sóc sức
khỏe quốc gia trên quan điểm người cung cấp
dịch vụ có thể không chấp nhận giá trị chỉ số gia
tăng chi phí hiệu quả cao gấp nhiều lần so với
ngưỡng sẵn sàng chi trả. Do đó, việc có đưa
palbociclib vào danh mục thuốc được bảo hiểm
y tế chi trả hay không vẫn cịn được nhiều nhà
hoạch định chính sách xem xét kỹ lưỡng trước
khi ra quyết định, vì nếu palbociclib được bảo

hiểm chi trả sẽ tạo nên sự khác biệt lớn trong các
mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người bị ung
thư vú so với các bệnh khác. Các nghiên cứu lâm
sàng không phủ nhận hiệu quả mà palbociclib
đem lại cho người bệnh, tuy nhiên khi chi phí
thuốc khá cao so với khả năng chi trả của họ thì
việc đưa thuốc vào các phác đồ trong tương lai
sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi mà người
bệnh phải theo một phác đồ điều trị kéo dài.
Nghiên cứu ở Ý(7) và Nhật Bản(9) sử dụng
đơn vị hiệu quả là thời gian sống bệnh khơng
tiến triển (PFSs) cùng với chi phí liên quan trực
tiếp đến giá thuốc, cho phép đánh giá nhanh
tính CP-HQ trong thực hành lâm sàng. Cách tiếp
cận này khá hợp lý để giải thích và phân tích
nhanh dữ liệu, giúp các bác sĩ lâm sàng cân nhắc
giữa các lựa chọn trị liệu có liên quan, trong các
tình huống khơng có dữ liệu so sánh trực tiếp
các lựa chọn điều trị sẵn có. Nghiên cứu tại Nhật
Bản(9) là nghiên cứu đầu tiên phân tích CP-HQ

70

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
và đánh giá độ an toàn giữa palbociclib và
everolimus trong điều trị ung thư vú tái phát và
tiến xa. Nhược điểm của nghiên cứu này là
không đề cập đến ngưỡng sẵn sàng chi trả cụ
thể, chỉ số gia tăng chi phí hiệu quả (ICER) được
tính tốn một cách tương đối, với đơn vị hiệu

quả là thời gian sống bệnh khơng tiến triển
(PFSs). Do đó, cần khắc phục bằng cách tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng đơn vị
hiệu quả thơng dụng là số năm sống chất lượng
trong tương lai (QALYs). Mặc khác, đây là
nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trong một
bệnh viện nên kết quả của nghiên cứu này
không mang tính tổng qt, cần được thực hiện
trong quy mơ rộng hơn để tăng tính đại diện
trong quần thể mục tiêu.
Nghiên cứu tại Anh(2) và Tây Ban Nha(13)
cũng đề cập đến vấn đề lãng phí thuốc khi phân
tích CP-HQ liệu pháp nội tiết chứa palbociclib.
Khi điều trị ung thư vú di căn/tiến xa có sử dụng
palbociclib, người bệnh có thể được chỉ định
theo liệu trình điều trị cần phải giảm liều thuốc
sau một thời gian nhất định, hoặc do gặp các tác
dụng không mong muốn. Tuy nhiên, với dạng
bào chế viên nang và đơn vị đóng gói cố định
hiện tại của palbociclib, việc tái sử dụng thuốc
còn dư khi giảm liều rất bất tiện, dẫn đến việc
phải bỏ đi phần thuốc cịn lại, nên dù người
bệnh giảm liều nhưng vẫn khơng tiết kiệm được
chi phí thuốc. Đây là vấn đề nhóm nghiên cứu
tổng quan đề xuất cần được xem xét, với mục
đích đa dạng hóa trong sản xuất về hàm lượng
và số lượng đóng gói, của các thuốc có giá thành
cao, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư vú di
căn/tiến xa, vì người bệnh sẽ phải điều trị với lộ
trình lâu dài. Do đó giúp tiết kiệm chi phí cho

người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các chương trình hỗ trợ do bảo hiểm chi trả, góp
phần thúc đẩy đáng kể các nghiên cứu CP-HQ
mới, không những về các liệu pháp nội tiết có
chứa palbociclib mà cịn về các liệu pháp điều trị
ung thư vú nói chung trong thời gian tới.
Tiềm năng của palbociclib khi tối ưu hóa các
liệu pháp nội tiết trong điều trị giúp trì hỗn hóa

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
trị liệu (chemotherapy) là rất quan trọng, vì hóa
trị có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Chính vì vậy mà nhiều quốc gia
đã đề ra một số chính sách để người bệnh có thể
sử dụng palbociclib trong điều trị ung thư vú với
chi phí tối thiểu. Ở Mỹ, các nhà sản xuất áp dụng
mơ hình định giá thuốc dựa trên đáp ứng của
người bệnh, nếu sau tháng đầu tiên sử dụng,
người bệnh đáp ứng lâm sàng tốt, chi phí thuốc
sẽ được hồn trả tồn bộ(6). Ở Anh, phác đồ
palbociclib + fulvestrant có CP-HQ so với phác
đồ Everolimus + Exemestane trong một vài đánh
giá phân tích CP-HQ của NICE, kèm theo đó là
các đề xuất thỏa thuận thương mại từ nhà sản
xuất, nên phác đồ này đáp ứng các tiêu chí để
được xem xét đưa vào danh mục Quỹ thuốc
chống ung thư (Cancer Drugs Fund). NICE cũng

khuyến cáo phác đồ palbociclib + fulvestrant có
thể được lựa chọn trong điều trị ung thư vú di
căn/tiến xa thể HR+/HER2− chỉ khi phác đồ
everolimus + exemestane là phác đồ thay thế
thích hợp nhất cho phác đồ chứa thuốc ức chế
CDK 4/6, và tuân thủ các điều kiện thỏa thuận về
quản lý(17).
Palbociclib lần đầu tiên được chấp thuận vào
năm 2015 khi kết hợp với letrozole để điều trị
ung thư vú di căn/tiến xa có HR+/HER2− như là
liệu pháp nội tiết đầu tay (1st – line) ở phụ nữ hậu
mãn kinh. Sau đó vào năm 2016 FDA phê duyệt
palbociclib kết hợp với fulvestrant là liệu pháp
nội tiết 2nd – line khi điều trị ung thư vú di
căn/tiến xa có HR+/HER2− ở phụ nữ hậu mãn
kinh đã điều trị bằng các liệu pháp nội tiết trước
đó. Mới đây, ngày 04/04/2019, để mở rộng các
chỉ định được chấp thuận trước đó, FDA đã phê
duyệt palbociclib kết hợp với thuốc ức chế
aromatase hoặc fulvestrant có thể sử dụng trong
điều trị ung thư vú di căn/tiến xa có HR+/HER2−
ở nam giới(18). Chính vì vậy mà trong tương lai,
nhóm nghiên cứu tổng quan dự đốn sẽ có
nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng mới
để phân tích CP-HQ các liệu pháp nội tiết có kết

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
hợp palbociclib với các chỉ định mới được chấp

thuận, bao gồm chỉ định điều trị ung thư vú di
căn/tiến xa thể HR+/HER2− ở nam.
Nhìn chung, việc đưa ra quyết định dựa trên
các nghiên cứu CP-HQ trong điều trị ung thư vú
sẽ vẫn cịn khó khăn nếu khơng có sự phân tích
tồn diện từ phịng ngừa đến sàng lọc và điều
trị, bao gồm cả việc xem xét chi phí và hiệu quả
liên quan. Tùy vào đặc điểm quần thể và dịch tễ
học mà CP-HQ khác nhau, địi hỏi các nhà hoạch
định chính sách phải cân nhắc cụ thể tình hình
sử dụng nguồn lực phù hợp, để có thể đưa ra
quyết định đúng đắn trong việc sử dụng
palbociclib kết hợp với các liệu pháp nội tiết điều
trị ung thư vú di căn/tiến xa có HR+/HER2− trong
thời gian tới.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu tổng quan đã ghi nhận
những thơng tin quan trọng về đặc điểm chính
trong q trình điều trị ung thư vú di căn/tiến xa
theo các quan điểm khác nhau, mà đại đa số các
nghiên cứu cho kết quả phác đồ sử dụng liệu
pháp nội tiết kết hợp palbociclib sẽ thật sự đạt
chi phí hiệu quả nếu có các kế hoạch hỗ trợ tài
chính khi điều trị, giảm giá thành thuốc hoặc
nâng ngưỡng sẵn sàng chi trả tùy theo chính
sách mỗi quốc gia. Kết quả này cung cấp thông
tin giúp cơ quan quản lý y tế có thể đưa ra
những quyết định phù hợp, đồng thời dự đoán
và đề xuất hướng nghiên cứu mới để khai thác

tối đa tiềm năng của các liệu pháp nội tiết có
chứa palbociclib, nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều
trị ung thư vú giai đoạn di căn/tiến xa với chi phí
tối thiểu, góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho
người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Wild CP, Weiderpass E, Stewart BW (2020). World cancer
report: cancer research for cancer prevention. International
Agency for Research on Cancer, pp.1-596. Lyon, France.
American Cancer Society (2019). Breast cancer facts & figures
2019-2020.
American Cancer
Society Journal.
URL:
(access on 17/4/2020).
Husereau D, Drummond M, Petrou S (2013). Consolidated
health economic evaluation reporting standards (CHEERS);

71


Nghiên cứu


4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

72

explanation and elaboration: a report of the ispor health
economic evaluation publication guidelines good reporting
practices task force. Value in Health, 16(2):231-250.
The World Bank Group: Consumer Price Index. URL:
(access on
9/4/2020.
Fleeman N, Stainthorpe A, Bagust A (2017). Palbociclib in
combination with an aromatase inhibitor for previously
untreated metastatic, hormone receptor-positive, HER2negative breast cancer. Liverpool Reviews & Implementation
Group, pp.1-146. University of Liverpool, England.

Zhang B, Long EF (2019). Cost-effectiveness analysis of
palbociclib or ribociclib in the treatment of advanced hormone
receptor-positive, HER2-negative breast cancer. Breast Cancer
Res Treat, 175(3):775-779.
Kimura M, Usami E, Yoshimura T (2019). Cost-effectiveness
and safety of palbociclib and everolimus for treating advanced
and recurrent breast cancer. Pharmazie, 74(12):763-766.
Suri G, Chandiwana D, Lee A (2019). Cost-effectiveness
analysis of ribociclib plus letrozole versus palbociclib plus
letrozole in the United Kingdom. JHEOR, 6(2):20-31.
Giuliani J, Bonetti A (2019). Palbociclib or ribociclib in first-line
treatment in patients with hormone receptor-positive/human
epidermal receptor 2-negative advanced or metastatic breast
cancer? A perspective based on pharmacologic costs. Clin
Breast Cancer, 19(4):e519-e521.
Mamiya H, Tahara RK, Tolaney SM (2017). Cost-effectiveness
of palbociclib in hormone receptor-positive advanced breast
cancer. Ann Oncol, 28(8):1825-1831.
Telford C, Bertranou E, Large S (2019). Cost-effectiveness
analysis of fulvestrant 500 mg in endocrine therapy-naive
postmenopausal women with hormone receptor-positive
advanced breast cancer in the UK. Pharmacoecon Open,
3(4):559-570.
Mistry R, May JR, Suri G (2018). Cost-effectiveness of ribociclib
plus letrozole versus palbociclib plus letrozole and letrozole

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

13.


14.

15.

16.

17.

18.

monotherapy in the first-line treatment of postmenopausal
women with HR+/HER2- advanced or metastatic breast
cancer: a U.S. payer perspective. J Manag Care Spec Pharm,
24(6):514-523.
Galve-Calvo E, Gonzalez-Haba E, Gostkorzewicz J (2018).
Cost-effectiveness analysis of ribociclib versus palbociclib in
the first-line treatment of HR+/HER2- advanced or metastatic
breast cancer in Spain. Clinicoecon Outcomes Res, 10:773-790.
Raphael J, Helou J, Pritchard KI (2017). Palbociclib in hormone
receptor positive advanced breast cancer: A cost-utility
analysis. Eur J Cancer, 85:146-154.
Matter-Walstra K, Ruhstaller T, Klingbiel D (2016). Palbociclib
as a first-line treatment in oestrogen receptor-positive, HER2negative, advanced breast cancer not cost-effective with
current pricing: a health economic analysis of the Swiss group
for clinical cancer research (SAKK). Breast Cancer Res Treat,
158(1):51-57.
Zhang Y, Zeng X, Deng H (2019). Cost-effectiveness analysis of
adding palbociclib as a second-line endocrine therapy for
HR(+)/HER2(-) Metastatic breast cancer from the US and
Chinese perspectives. Clin Ther, 41(6):1175-1185.

National Institute for Health and Care Excellence (2020).
Palbociclib with fulvestrant for treating hormone receptorpositive, HER2-negative, advanced breast cancer. NICE. URL:
(access on 9/4/2020).
Wedam S, Fashoyin-Aje L, Bloomquist E (2020). FDA approval
summary: palbociclib for male patients with metastatic breast
cancer. Clinical Cancer Research, 26(6):1208.

Ngày nhận bài báo:

23/04/2020

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

04/05/2020

Ngày bài báo được đăng:

20/07/2020

B - Khoa học Dược



×