Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tình hình chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại khoa Chăm sóc tích cực thuộc một Trung tâm Y tế tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.77 KB, 7 trang )

Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN
THUỐC TIÊM/TIÊM TRUYỀN TẠI KHOA CHĂM SĨC TÍCH CỰC
THUỘC MỘT TRUNG TÂM Y TẾ TỈNH BẠC LIÊU
Lý Khoa Đăng*, Nguyễn Hương Thảo*

TĨM TẮT
Mở đầu: Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc có thể gây tổn hại cho sức khỏe bệnh nhân và
làm tăng chi phí điều trị. Điều này cịn nghiêm trọng hơn khi sai sót xảy ra với các thuốc tiêm/tiêm truyền tại
khoa chăm sóc tích cực.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại một khoa chăm
sóc tích cực và xác định các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện sai sót.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mơ tả, thu thập số liệu bằng phương pháp quan sát trực
tiếp thao tác chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền, 12 giờ mỗi ngày, trong 14 ngày liên tục. Hồi quy
logistic được dùng để phân tích các yếu tố liên quan đến sai sót.
Kết quả: Tỷ lệ sai sót chung là 87,5% (KTC 95%: 83,3% - 91,7%). Sai tốc độ và thời gian xảy ra thường
xuyên nhất với tỷ lệ lần lượt là 82,9% và 45,0%. Yếu tố liên quan đến sai sót có ý nghĩa là số thuốc tiêm/tiêm
truyền dùng trong cùng một lần cho bệnh nhân (OR =3,13; KTC 95%: 1,19 – 8,18)
Kết luận: Sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại khoa chăm sóc tích cực xảy ra với
tỷ lệ cao, đặc biệt là sai tốc độ tiêm/tiêm truyền. Cần xây dựng và áp dụng biện pháp can thiệp phù hợp nhằm
giảm thiểu sai sót trong sử dụng thuốc.
Từ khóa: sai sót, chuẩn bị thuốc, thực hiện thuốc, chăm sóc tích cực

ABSTRACT
INVESTIGATION ON INTRAVENOUS MEDICATION PREPARATION AND ADMINISTRATION
ERRORS IN AN INTENSIVE CARE UNIT OF A HEALTH CENTRE IN BAC LIEU PROVINCE
Ly Khoa Dang, Nguyen Huong Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 3 - 2020: 120 - 126


Background: Medication preparation and administration errors can negatively affect patients’ health and
increase health care cost, especially errors involving intravenous medications used at intensive care units.
Objectives: To determine the prevalence, types of intravenous medication preparation and administration
errors, and to identify factors associated with errors.
Methods: A cross-sectional study was conducted, collecting data by direct observation of intravenous
medication preparation and administration, 12 hours per day on 14 consecutive days. Logistic regression was
used to analyze factors associated with errors.
Results: The overall error rate was 87.5% (95% CI: 83.3% - 91.7%). Incorrect rate and incorrect time errors
were the most frequent errors with the rate of 82.9% and 45.0%, respectively. Factors associated with errors were
the number of intravenous drugs used each time for patient (OR =3.13; 95% CI: 1.19 – 8.18).
Conclusions: Errors in intravenous medication preparations and administrations were high,
* Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo
ĐT: 0918177254

120

Email:

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Nghiên cứu

especially, incorrect rate errors. Appropriate interventions could be developed and implemented to help
reduce medication errors.
Key words: errors, medication preparation, medication administration, ICU


ĐẶT VẤNĐỀ

Bối cảnh nghiên cứu

Hơn một phần ba biến cố bất lợi xảy ra trong
quá trình sử dụng thuốc là do sai sót trong sử
dụng thuốc gây ra(1). Điều này dẫn đến những
tổn hại cho sức khỏe bệnh nhân và tạo gánh
nặng cho hệ thống y tế(2). Trong quá trình dùng
thuốc, giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc là
một trong những giai đoạn có nhiều sai sót xảy
ra nhất(3). Một nghiên cứu được thực hiện tại
thành phố Hồ Chí Minh (năm 2015) đã cho thấy
tỷ lệ sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
tiêm/tiêm truyền lên đến 73,2%(4). Từ đó đến nay,
đã có thêm một số ít cơng bố về sai sót trong
chuẩn bị và thực hiện thuốc tại các bệnh viện
tuyến tỉnh/thành phố(5,6). Theo tìm hiểu của
nhóm nghiên cứu, việc khảo sát các sai sót trong
chuẩn bị và thực hiện thuốc chưa được thực hiện
tại các cơ sở y tế tuyến thấp hơn. Thêm nữa,
khoa chăm sóc tích cực là một khoa điều trị bệnh
nặng, sử dụng nhiều thuốc tiêm/tiêm truyền, do
đó sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc có
khả năng xảy ra với tần suất cao hơn so với các
khoa phịng khác(7). Trên cơ sở đó, chúng tơi thực
hiện đề tài tại khoa chăm sóc tích cực của một
trung tâm y tế thuộc tỉnh Bạc Liêu, nhằm xác
định tỷ lệ, loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện
thuốc tiêm/tiêm truyền và các yếu tố liên quan

đến việc xuất hiện sai sót.

Sau khi thuốc được kê đơn bởi bác sĩ, điều
dưỡng sẽ sao chép thuốc trong y lệnh vào
phiếu lĩnh thuốc. Phiếu này sẽ được chuyển
đến khoa dược. Khoa dược sẽ soạn thuốc cho
từng bệnh nhân và chuyển lên khoa chăm sóc
tích cực. Trong trường hợp khẩn cấp, khoa có
thể sử dụng thuốc từ tủ trực và thuốc sẽ được
bồi hồn sau đó.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

các sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện

Đối tượng nghiên cứu

thuốc tiêm/tiêm truyền. Người quan sát được

Điều dưỡng thực hiện thao tác của hai giai
đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm
truyền trên bệnh nhân tại khoa chăm sóc tích cực
từ 22/02/2020 đến 06/3/2020. Một quan sát hồn
chỉnh được tính cho từng liều thuốc từ khi bắt
đầu chuẩn bị thuốc đến khi sử dụng hết thuốc
cho bệnh nhân. Các trường hợp quan sát khơng
hồn chỉnh hoặc điều dưỡng từ chối, bệnh nhân
cấp cứu, chuyển khoa khác sẽ được loại khỏi
nghiên cứu.


tập huấn việc quan sát trước khi tiến hành

B - Khoa học Dược

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu.

Cỡ mẫu
Theo phân tích gộp của Keers (năm 2013),
tỷ lệ sai sót của giai đoạn chuẩn bị và thực
hiện thuốc tiêm/tiêm truyền (bao gồm sai thời
gian) là 85,9%(8). Giả sử tỷ lệ sai sót trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như
trên, chọn p = 86% và sai số mong muốn là m =
0,05. Thay các số liệu vào cơng thức tính cỡ
mẫu cho việc ước lượng một tỷ lệ(9), chúng tơi
có n = 185. Như vậy, nghiên cứu cần ít nhất
185 quan sát hồn chỉnh.

Phương pháp tiến hành
Quan sát trực tiếp được áp dụng để khảo sát

nghiên cứu. Tại khoa, người quan sát xin ý kiến
điều dưỡng và nếu điều dưỡng đồng ý tham gia
nghiên cứu thì sẽ tiến hành quan sát, cần hạn chế
thấp nhất xáo trộn gây ra cho điều dưỡng và ghi
chép lại thông tin liên quan đến thao tác chuẩn
bị và thực hiện thuốc. Trong trường hợp có thể
xảy ra những sai sót nguy hiểm, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân,


121


Nghiên cứu
người quan sát sẽ tư vấn một cách nhẹ nhàng, và

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
Bảng 1. Định nghĩa các loại sai sót

định/chỉ trích trong suốt q trình quan sát. Việc

từ 22/02/2020 đến 06/3/2020.
Để phát hiện sai sót, chúng tơi đối chiếu
thông tin quan sát được với y lệnh của bác sĩ
(trong hồ sơ bệnh án) và các tài liệu tham chiếu,

Giai đoạn chuẩn bị

quan sát được tiến hành trong 3 ca làm việc 7:00
– 11:30; 13:00 – 17:00 và 18:30 – 22:00 mỗi ngày,

gồm: hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất,
Dược thư quốc gia Việt Nam 2018(10) và
Handbook on Injectable Drugs 17th edition(11).

Phân loại sai sót
Sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
được phân loại thành 9 loại(13) (Bảng 1).


Giai đoạn thực hiện

Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu

Sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
Là sự khác biệt giữa việc chuẩn bị và thực
hiện thuốc trong thực tế so với y lệnh của bác
sĩ, chính sách/quy định của cơ sở y tế, hướng
dẫn sử dụng của nhà sản xuất(12), Dược thư
quốc gia Việt Nam 2018(10) hoặc Handbook on
Injectable Drugs 17th edition(11).

Định nghĩa
Thuốc được chuẩn bị khác với thuốc
được chỉ định
Sai liều
Liều chuẩn bị nhiều hơn hay ít hơn liều
chỉ định (sai số ± 10%)
Sai dạng bào Dạng bào chế được chuẩn bị khác với
chế
dạng được chỉ định
Thuốc hỏng
Chuẩn bị thuốc hết hạn sử dụng hay
khơng cịn tính tồn vẹn về mặt vật lý –
hóa học của thuốc.
Sai kỹ thuật
Thuốc được chuẩn bị không đúng kỹ
chuẩn bị thuốc thuật (so với các hướng dẫn của nhà
sản xuất, quy trình/hướng dẫn của cơ sở
y tế). Các sai sót này bao gồm: sai dung

mơi hồn ngun hay dung mơi pha
lỗng, sai thể tích dung mơi, tương kỵ.
Khơng thực hiện liều thuốc đã được chỉ
Bỏ sót
định cho bệnh nhân
Thuốc khơng Thực hiện thuốc (không được chỉ định)
được chỉ định
cho bệnh nhân
Sai kỹ thuật Dùng thuốc cho bệnh nhân không đúng
thực hiện thuốc quy trình, kỹ thuật thực hiện (sai đường
dùng, sai tốc độ, sai liều (±10% nếu liều
chuẩn bị đúng), tương kỵ). Tốc độ
truyền tĩnh mạch có sai số chấp nhận là
±15% so với y lệnh. Tốc độ tiêm tĩnh
mạch (chậm) và tương kỵ dựa vào
hướng dẫn của nhà sản xuất,
Handbook on Injectable Drugs 17th
edition(11) và Dược thư quốc gia Việt
Nam 2018(10)
Sai thời gian
Chênh lệch hơn 60 phút giữa thời gian
thực hiện thuốc thực hiện thuốc và thời gian trong y lệnh.
Loại sai sót
Sai thuốc

khơng dùng từ “sai/sai sót” hay các nhận

Xử lý số liệu

KẾT QUẢ


Thống kê mô tả được sử dụng để tính tỷ lệ
sai sót chung và tỷ lệ từng loại sai sót. Tỷ lệ sai
sót chung (%) được tính bằng cách chia tổng số
liều có ít nhất một sai sót cho tổng của số liều
thực hiện và số liều bỏ sót, sau đó nhân với
100. Tỷ lệ từng loại sai sót (%) được tính bằng
cách chia tổng số sai sót của từng loại cho tổng
số sai sót, nhân với 100. Hồi quy logistic đa
biến được dùng để xác định các yếu tố liên
quan đến sai sót: giới tính của điều dưỡng
(nam, nữ), số năm cơng tác của điều dưỡng
(≤ 5 năm, > 5 năm), ngày trong tuần, ca làm
việc (ngày (7:00 – 11:30 và 13:00 – 17:00); đêm
(18:30 – 22:00)), tổng số thuốc tiêm/tiêm
truyền dùng trong cùng 1 lần cho bệnh nhân
(1 thuốc, ≥ 2 thuốc). Kết quả có ý nghĩa thống
kê khi p < 0,05.

Trong thời gian nghiên cứu (từ ngày
22/02/2020 đến ngày 06/3/2020), chúng tôi đã
thu thập được tổng cộng 240 quan sát hoàn
chỉnh được thực hiện bởi 10 điều dưỡng trên 37
bệnh nhân.

122

Tỷ lệ sai sót
Có 210/240 quan sát có ít nhất một sai sót
(87,5%; Khoảng tin cậy (KTC) 95%: 83,3% 91,7%). Trong đó, 82 quan sát có một sai sót,

115 quan sát có hai sai sót, 13 quan sát có từ ba
sai sót trở lên.
Loại sai sót
Sai tốc độ thực hiện thuốc xảy ra thường
xuyên nhất (chiếm 82,9%), kế đến là sai thời gian
thực hiện thuốc (chiếm 45,0%). Chưa phát hiện

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
các sai sót về dạng bào chế, thuốc hỏng, dùng
thuốc khơng có chỉ định (Bảng 2).
Bảng 2. Tần suất các loại sai sót và ví dụ (tính trên
tổng số 352 sai sót).
Loại
n
sai sót
Giai đoạn 28
chuẩn bị
Sai thuốc 1

Sai liều

Sai
dung mơi
(*)

7


8

Sai
12
thể tích
dung mơi
(*)

Giai đoạn 324
thực hiện
Bỏ sót liều 3
Sai
đường
dùng
(**)
Sai liều
(**)

%

Ví dụ

8,0
Y lệnh: chỉ định furosemid
Q trình thực hiện: dùng
gentamicin.
Y lệnh: tiêm tĩnh mạch 2 lọ
2,0
hydrocortison 100mg
Quá trình thực hiện: tiêm 1 lọ

hydrocortison 100mg.
Hướng dẫn nhà sản xuất:
2,3
cefuroxim hoàn ngun trong
nước cất pha tiêm.
Q trình thực hiện: cefuroxim hồn
ngun trong dung mơi có chứa
propylen glycol, acid citric (dung mơi
đặc biệt chỉ dùng để hoàn nguyên
omeprazol), ghi nhận thấy dung dịch
bị vẩn đục và đổi màu (tương kỵ).
3,4
Dược thư quốc gia: hồn ngun
cefuroxim 750mg trong 8ml nước
cất pha tiêm(10).
Q trình thực hiện: hồn ngun
cefuroxim 750mg trong 4ml nước
cất pha tiêm.
92,0
Sót liều cefuroxim 750mg lúc 16h00

1

0,3 Y lệnh: hydrocortison tiêm tĩnh mạch.
Quá trình thực hiện: hydrocortison
tiêm bắp.

10

Y lệnh: 4 ống kali clorid 500mg/5ml

pha lỗng với 500ml NaCl 0,9% sau
đó truyền tĩnh mạch.
Q trình thực hiện: dung dịch truyền
đã pha cịn lại 150ml bị loại bỏ.
56,5 Hướng dẫn sử dụng: tiêm không
quá 1ml calci clorid trong 1 phút.
Quá trình thực hiện: calci clorid
500mg/5ml tiêm tĩnh mạch trong
2 phút.
0,9 Cefuroxim và gentamicin tiêm tĩnh
mạch qua cùng kim luồn mà không
rửa kim giữa 2 liều thuốc.
30,7 Y lệnh: 4 ống kali clorid 500mg/5ml
chỉ định truyền tĩnh mạch lúc 17:30.
Quá trình thực hiện: 4 ống kali clorid
500mg/5ml bắt đầu truyền lúc 20:30.

Sai
tốc độ
(**)

199

Tương kỵ
(**)

3

Sai
108

thời gian

Các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện sai sót
Kết quả hồi quy logistic cho thấy tổng số
thuốc tiêm/tiêm truyền dùng trong cùng 1 lần
cho bệnh nhân có liên quan với việc xuất hiện sai
sót (OR = 3,13; KTC 95%: 1,19 – 8,18; p = 0,02)
(Bảng 3).
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện sai sót

0,3

0,9

Nghiên cứu

2,8

*: Thuộc sai kỹ thuật chuẩn bị thuốc
**: Thuộc sai kỹ thuật thực hiện thuốc

B - Khoa học Dược

Yếu tố
Giới
Số năm công tác
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ trong tuần Thứ năm

Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
Ngày
Ca làm việc
Đêm
Số thuốc
tiêm/tiêm truyền 1 thuốc
dùng cùng 1 lần ≥ 2 thuốc
cho bệnh nhân

OR Khoảng tin cậy 95% p
1,01
0,34 – 2,99
0,99
0,78
0,31 – 1,96
0,59
0,40
0,39
0,43
0,51
1,09
0,82

0,08 – 1,94
0,08 – 1,90
0,08 – 2,34
0,09 – 2,90
0,22 – 5,42

0,17 – 3,91

0,26
0,24
0,33
0,45
0,92
0,80

1,05

0,41 – 2,73

0,91

3,13

1,19 – 8,18

0,02

BÀNLUẬN
Tỷ lệ sai sót
Tỷ lệ sai sót chung là 87,5% cho thấy nguy cơ
xảy ra sai sót trên giai đoạn chuẩn bị và thực
hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại khoa chăm sóc
tích cực là rất cao. Thêm nữa, trong tổng số 210
quan sát có ít nhất một sai sót, có 128 quan sát có
trên 1 sai sót. Các kết quả này cao hơn so với các
kết quả của một nghiên cứu tại bệnh viện cơng

tại thành phố Hồ Chí Minh (với tỷ lệ sai sót
chung là 73,2% và có 344 quan sát có nhiều hơn
một sai sót trong tổng số 2060 quan sát có ít nhất
một sai sót)(4). Tỷ lệ sai sót chung (87,5%) tương
tự với tỷ lệ sai sót chung thu được từ phân tích
gộp Keers (85,9%)(8).
Điều này có thể do cơ sở hạ tầng y tế và việc
tiếp cận/cập nhật thông tin về chuẩn bị và thực
hiện thuốc của nhân viên y tế tại trung tâm y tế
còn hạn chế hơn so với các cơ sở y tế tại các
tỉnh/thành phố lớn. Hằng năm, tại cơ sở nghiên
cứu, điều dưỡng chỉ được tham gia vài buổi tập
huấn dành cho tất cả nhân viên y tế (bao gồm
bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng) của trung tâm y

123


Nghiên cứu
tế; và nội dung tập huấn lại chưa tập trung vào
thông tin về việc chuẩn bị và thực hiện thuốc. Ví
dụ: nếu điều dưỡng được cập nhật thơng tin về
loại dung mơi đặc biệt dành cho omeprazol thì
trong q trình chuẩn bị thuốc có thể sẽ khơng
xuất hiện sai sót nghiêm trọng từ nhầm lẫn giữa
dung mơi của omeprazol và dung môi của
cefuroxim, dẫn đến hiện tượng tương kỵ. Bên
cạnh đó, điều dưỡng tại khoa thường làm việc
trong 12 giờ liên tục và nghỉ trong 24 giờ tiếp
theo, vì thế thời gian làm việc ca ngày và ca đêm

của mỗi điều dưỡng thay đổi liên tục. Điều này
có thể khiến điều dưỡng mệt mỏi và căng thẳng,
ảnh hưởng đến việc chuẩn bị và thực hiện thuốc.
Loại sai sót
Sai sót về tốc độ thực hiện xảy ra thường
xuyên nhất (chiếm 82,9%). Nếu khơng tính sai
sót tốc độ thực hiện thì tỷ lệ sai sót chung giảm
đáng kể từ 87,5% xuống còn 56,3%. Một nghiên
cứu tại Anh cũng cho thấy sai sót tốc độ thực
hiện thuốc xảy ra thường xuyên nhất (69,3%)(15).
Sai sót tốc độ thực hiện thuốc cũng là loại sai sót
phổ biến nhất (chiếm 43,9%) trong một nghiên
cứu tại thành phố Hồ Chí Minh(14). Tiêm, truyền
tĩnh mạch quá nhanh có thể gây ra những nguy
hại nghiêm trọng cho bệnh nhân. Ví dụ khi tiêm
tĩnh mạch nhanh calci clorid (trên 1ml/phút) có
thể tăng cao nồng độ Ca2+ trong máu gây nguy cơ
loạn nhịp tim và ngất(10). Hoặc tiêm tĩnh mạch
nhanh cefotaxim 1000mg/10ml (dưới 3 phút) có
thể gây nguy hiểm đến tính mạng do liên quan
đến việc loạn nhịp tim(10). Những nguyên nhân có
thể dẫn đến sai sót tốc độ tiêm có thể kể đến là
khơng đủ các thiết bị hỗ trợ kiểm soát tốc độ như
bơm tiêm tự động, hoặc điều dưỡng chưa có
thơng tin về tốc độ tiêm cho từng loại thuốc
và/hoặc chưa thấy được sự nguy hiểm khi tiêm
thuốc quá nhanh(15).
Nghiên cứu không ghi nhận việc dùng thuốc
hỏng, sai dạng bào chế, dùng thuốc khơng có chỉ
định. Đây có thể là ưu điểm của cách thức cấp

phát thuốc cho từng người bệnh của khoa dược.
Điều này giúp giảm bớt khâu chia liều thuốc tại
khoa, giảm cơ hội xảy ra sai sót. Theo quan sát

124

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
của chúng tơi, các liều thuốc sau khi hồn
ngun/pha lỗng, được thực hiện ngay cho bệnh
nhân, nên đảm bảo được ổn định của thuốc.
Trong q trình quan sát chúng tơi ghi
nhận được một số trường hợp sai sót có thể
xem là nghiêm trọng như sau:

Ví dụ sai sót nghiêm trọng
Y lệnh: cefuroxim 750mg và hydrocortison
100mg tiêm tĩnh mạch chậm, gentamicin
80mg/2ml tiêm bắp.
Quá trình thực hiện: tiêm tĩnh mạch
gentamicin trong vịng 7 giây, cefuroxim tiêm tĩnh
mạch trong 10 giây qua cùng kim luồn nhưng
khơng rửa, sau đó tiêm bắp hydrocortison.
Nhận xét: nhầm lẫn đường dùng giữa
hydrocortison và gentamicin, tương kỵ giữa
cefuroxim – gentamicin và sai tốc độ tiêm tĩnh
mạch của cefuroxim và gentamicin(10).
Y lệnh: pha loãng 4 ống kali clorid
500mg/5ml trong 1 chai NaCl 0,9% 500ml, truyền
tĩnh mạch lúc 17:30 cho bệnh nhân vừa có kết
quả kali máu là 2,4 mmol/L.

Q trình thực hiện: điều dưỡng bắt đầu
truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân lúc 20:30
Nhận xét: bệnh nhân hạ kali máu nặng nếu
không truyền tĩnh mạch kali kịp thời có thể dẫn
đến nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp
nhanh xoắn đỉnh, rối loạn nhịp, ngừng tim(16).
Hướng dẫn của nhà sản xuất: omeprazol chỉ
hồn ngun trong dung mơi đi kèm (thành phần
có: propylen glycol, acid citric). Trong khi,
cefuroxim hoàn nguyên trong nước cất pha tiêm.
Q trình thực hiện: cefuroxim hồn
ngun bằng dung mơi dành cho omeprazol.
Trong khi đó, omeprazol hồn ngun bằng
nước cất pha tiêm.
Nhận xét: ghi nhận thấy dung dịch sau
hoàn nguyên vẩn đục và đổi màu khi
cefuroxim hoàn nguyên với dung mơi đặc biệt
của omeprazol. Omeprazol hồn ngun trong
nước cất pha tiêm mặc dù khơng thấy có hiện
tượng lạ, tuy nhiên chất lượng và độ ổn định
của thuốc có thể đã giảm đi nhiều(11).

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
Các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện sai sót
Khi dùng từ 2 thuốc trở lên (trong 1 lần) thì
nguy cơ xảy ra sai sót cao hơn so với khi dùng 1
thuốc (OR = 3,13; KTC 95%: 1,19 – 8,18). Khi thực

hiện nhiều thuốc cùng lúc cho bệnh nhân thì tính
phức tạp trong thao tác chuẩn bị và thực hiện
thuốc sẽ tăng cao. Áp lực thời gian hoàn thành
việc chuẩn bị và thực hiện thuốc của điều dưỡng
trên bệnh nhân cũng tăng có thể dẫn đến tiêm
thuốc với tốc độ quá nhanh, nhiều bơm tiêm đã
chứa sẵn thuốc cùng đặt trên một khay đựng dễ
dẫn đến nhầm lẫn đường dùng, nguy cơ bỏ sót
liều hoặc dùng cùng kim tiêm/kim luồn cho
nhiều thuốc khác nhau.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát
trực tiếp “không ngụy trang”. Mặc dù phương
pháp quan sát trực tiếp “có ngụy trang” có giá trị
cao hơn trong việc quan sát sai sót so với cách
quan sát “không ngụy trang”. Tuy nhiên, trong
bối cảnh nghiên cứu, phương pháp “không
ngụy trang” lại phù hợp thực tế tại cơ sở y tế
hơn. Cụ thể người quan sát là nhân viên y tế của
cơ sở y tế, nên có thể tiến hành quan sát và nội
kiểm thường xuyên chất lượng giai đoạn chuẩn
bị và thực hiện thuốc. Và cũng vì thế, phương
pháp “ngụy trang” khơng áp dụng được. Để
giảm thiểu ảnh hưởng của sự có mặt của người
quan sát, người quan sát sẽ thực hiện nghiên cứu
thử nghiệm để các điều dưỡng quen với sự có
mặt của người quan sát, chỉ quan sát khi có sự
chấp thuận của điều dưỡng và cam kết đảm bảo
bảo mật thông tin của điều dưỡng theo đúng
nguyên tắc y đức.
Trong nghiên cứu, người quan sát tiến hành

quan sát 12 giờ/ngày để có thể ghi nhận được
thơng tin của hầu hết các liều thuốc trong ngày
(cả ca đêm), đây là điểm tích cực của nghiên cứu,
vì các nghiên cứu khác chỉ quan sát các thời
điểm cho thuốc ban ngày hoặc ca sáng. Nghiên
cứu tiến hành trong 14 ngày liên tục nên ghi
nhận được thơng tin về sai sót cho tất cả các
ngày trong tuần. Nghiên cứu khơng quan sát
q 14 ngày vì sau khoảng thời gian này người
quan sát có thể sẽ mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
việc thu thập dữ liệu có nguy cơ bị sai lệch,
khơng cịn chính xác như trước(17).
Nghiên cứu có vài hạn chế: chúng tơi chỉ
khảo sát tại khoa chăm sóc tích cực nên chưa đại
diện cho toàn bộ trung tâm y tế. Người quan sát
không quan sát các trường hợp bệnh nhân trong
tình trạng cấp cứu, đe dọa đến tính mạng vì lý
do y đức, nhưng có thể thao tác trong những
trường hợp này lại có nguy cơ cao xảy ra sai sót.
Do thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mơ tả, nên
chúng tôi chưa xác định được mối quan hệ nhân
quả giữa việc xuất hiện sai sót với nguyên nhân
(có thể là) sự hạn chế trong việc đào tạo/huấn
luyện kỹ năng chuẩn bị và thực hiện thuốc cho
điều dưỡng. Kết quả hồi quy logistic đa biến
cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa số năm

công tác của điều dưỡng với việc xuất hiện sai
sót. Điều này có thể do cơng tác đào tạo/tập
huấn hằng năm cho điều dưỡng của trung tâm y
tế chưa tập trung vào quá trình chuẩn bị và thực
hiện thuốc. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu hiện
đang tiến hành một chương trình can thiệp tập
trung vào các sai sót thường gặp, và sẽ đánh giá
tác động của chương trình này.

KẾT LUẬN
Sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
tiêm/tiêm truyền tại khoa chăm sóc tích cực xảy
ra với tỷ lệ cao, đặc biệt là sai tốc độ tiêm/tiêm
truyền. Cần xây dựng và áp dụng biện pháp can
thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu sai sót trong sử
dụng thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Wilson RM, Michel P, Olsen S, et al (2012). Patient safety in
developing countries: retrospective estimation of scale and
nature of harm to patients in hospital. British Medical Journal,
344: e832.

Silva da BA, Krishnamurthy M (2016). The alarming reality of
medication error: a patient case and review of Pennsylvania and
National data. Journal of Community Hospital Internal Medicine
Perspectives, 6(4):31758.
Keers RN, Williams SD, Cooke J, Ashcroft DM (2013). Causes of
medication administration errors in hospitals: a systematic
review of quantitative and qualitative evidence. Drug Safety,
36(11):1045-1067.
Nguyen HT, Nguyen TD, van den Heuvel ER, Haaijer-Ruskamp
FM, Taxis K (2015). Medication errors in Vietnamese hospitals:
prevalence, potential outcome and associated factors. PloS One,

125


Nghiên cứu

5.

6.

7.

8.

9.

10.
11.


10(9):e0138284 URL: . />(access on 20/5/2020).
Vo TH, Nguyen TN, Duong HM, Luu NN (2018). Prevalence,
potential clinical outcome and risk factors of medication errors
related to antibiotics’ preparation and administration by nurses
in a university hospital. Value in Health, 21(2):61-62. URL:
(access on 20/5/2020).
Van Tuong P, Phuong TTM, Anh BTM, Nguyen THT
(2017). Assessment of injection safety in Ha Dong General
hospital, Hanoi in 2012. F1000 Research, 6: 1003. URL:
(access on
20/5/2020).
Cobaugh DJ, Schneider SM (2005). Medication use in the
emergency department: why are we placing patients at risk?.
American Journal Health System Pharmacy, 62(17):1832-1833.
Keers RN, Williams SD, Cooke J, Ashcroft DM (2013).
Prevalence and nature of medication administration errors in
health care settings: a systematic review of direct observational
evidence. Annals of Pharmacotherapy, 47(2):237-256.
Wayne WD, Chad LC (2013). Biostatistics: a foundation for
analysis in the Health Sciences, 10th ed, pp.192. John Wiley &
Sons, Hoboken, USA.
Bộ Y tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam, pp.290-725. Nhà
Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
Trissel LA (2013). Handbook on injectable drugs, 17th ed, pp 1570.
American Society of Health System Pharmacists Inc, Bethesda, MD.

126

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
12.


13.

14.

15.

16.

17.

Taxis K, Barber N (2004). Incidence and severity of intravenous
drug errors in a German hospital. European Journal of Clinical
Pharmacology, 59(11):815-817.
Nguyen HT, Nguyen TD, Haaijer-Ruskamp FM, Taxis K (2014).
Errors in preparation and administration of insulin in two urban
Vietnamese hospitals: An observational study. Nursing Research,
63(1):68-72.
Đoàn Thị Minh Diệu, Trần Minh Trí, Nguyễn Hương Thảo,
Nguyễn Tuấn Dũng (2013). Khảo sát sai sót trong hai giai đoạn
chuẩn bị và thực hiện thuốc tại một Bệnh viện đa khoa thành
phố Hồ Chí Minh. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17(4):83-87.
Taxis K, Barber N (2003). Ethnographic study of incidence and
severity of intravenous drug errors. British Medical Journal,
326(7391):684
Kardalas E, Paschou SA, Anagnostis P, Muscogiuri G, Siasos G,
Vryonidou A (2018). Hypokalemia: a clinical update. Endocrine
Connections, 7(4):135-146.
Dean B, Barber N (2001). Validity and reliability of observational
methods for studying medication admistration errors. American

Journal Health System Pharmacy, 58(1):54-59.

Ngày nhận bài báo:

27/05/2020

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/06/2020

Ngày bài báo được đăng:

20/07/2020

B - Khoa học Dược



×