Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

HÓA DƯỢC 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.55 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO HĨA DƯỢC 1
THUỐC KHÁNG VIÊM KHƠNG STEROID
(NSAID)


1. ĐẠI CƯƠNG:
Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory
drug, viết tắt là NSAID) là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm
khơng có cấu trúc steroids. Là thuốc giảm đau, nhưng khác với các thuốc opioids,
NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và khơng có tác dụng gây nghiện.


Những thuốc tiêu biểu của nhóm này gồm có aspirin, ibuprofen, diclofenac, và 
naproxen đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị từ lâu. Paracetamol
 (acetaminophen) có tác dụng chống viêm khơng đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ
sốt và giảm đau rất tốt, nên đơi khi vẫn được xếp trong nhóm này.
1.1 Phản ứng gây viêm :



Vai trị phản ứng viêm

Viêm là một q trình tổng hợp chuỗi các phản ứng xảy ra tại một vùng nào đó
trong cơ thể khi bị kích thích bởi các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, virus, vi nấm,
các tác nhân lý hóa khác….






Quá trình này nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh hoặc để sửa chữa các tế bào, tổ
chức bị chấn thương. Dấu hiệu chung của quá trình viêm là: sưng, nóng, đỏ đau
và suy giảm chức năng hoạt động của vùng bị tổn thương do viêm.
Một cách tổng quát, viêm là phản ứng có lợi, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, viêm gây ra các bất tiện cho người bệnh, như gây đau đớn,
thoái biến khớp, sụn, suy giảm chức năng hoạt động cơ quan, tổ chức bị viêm, …
và trong đa số các trường hợp, viêm mạn tính rất khó điều trị.




Cơ chế tác dụng:

- Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin (PG) do ức chế men cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp PG.
- Năm 1972 Flower và Vane đưa ra giả thuyết về sự có mặt của hai chất đồng dạng
COX-1 và COX-2, đến thập niên 1991, Daniel L. Simmons đã xác định được chất
COX-2 là một loại mARN khác so với COX-1, hai chất đồng dạng này có cùng trọng
lượng phân tử (71kDa), có 60% acid amin giống nhau và được tìm thấy ở những vị
trí khác nhau trong tế bào:





COX-1 có mặt trong các tổ chức bình thường, là một men ‘’quản gia’’ về cấu
trúc, điều hòa các hoạt động sinh lý của hệ thống tiêu hóa, thận và nội mô mạch
máu. Nếu COX-1 bị ức chế sẽ gây ra các tác dụng bất lợi trên các tổ chức bình
thường như hệ tiêu hóa, thận và tiểu cầu.

COX-2 hầu như khơng có mặt trong các tổ chức bình thường, mà được tạo ra do
cảm ứng, chủ yếu tại các tổ chức viêm. Nếu COX-2 bị ức chế sẽ kiểm sốt được
q trình viêm mà khơng ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.


- Năm 2002, Simmons còn khám phá ra COX-3 và phân tích mối quan hệ của
enzyme mới này với paracetamol (thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất trên
thế giới). Tác giả đã cho rằng sự ức chế COX-3 có thể là cơ chế tác dụng trung ương
của thuốc này đối với tác dụng giảm đau và hạ sốt.



Trên cơ sở này, người ta thấy rằng sự an toàn của thuốc kháng viêm phụ thuộc
vào khả năng ức chế chuyên biệt, ức chế ưu thế, ức chế chọn lọc hay không ức
chế chọn lọc men COX-2.


Một số thuốc kháng viêm mới như Nimesulide, Acemetacin (ức chế ưu thế
COX-2), Meloxicam ,  Celecoxib, Rofecoxib, Valdecoxib, Etoricoxib (ức chế chuyên
biệt COX-2) có các tác dụng phụ liên quan đến ức chế tổng hợp PG giảm đi nhiều so
với các thuốc kháng viêm cổ điển khác. Tuy nhiên, trên thực tế khơng có thuốc
kháng viêm nào hồn tồn chỉ ức chế COX-2, tức là chỉ có tác dụng kháng viêm mà
hồn tồn khơng có tác dụng bất lợi.


CHẤN THƯƠNG 

Histamin

Phospholipid


Serotomon
Kinin

Phospholipase A2

 
Acid arachidonic
Cyclooxygenase

Lipooxygenase

Endoperoxyd

Leucotrien

 
Thromboxan A2
(TXA2)

Prostaglandin
(PEG2)

Prostacyclin
(PGI2)


Thuốc kháng viêm, giảm đau và hạ nhiệt
Tác dụng hạ nhiệt






Tác dụng lên trung tâm: thí nghiệm tiêm thuốc thẳng vào trung khu điều hịa thân
nhiệt (nhân Caudatus) thì thấy tác dụng hạ sốt rõ rệt. Thuốc không gây hạ thân
nhiệt ở người bình thường.
Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như: giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi, và khơng
tác dụng trên q trình sinh nhiệt.
Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ chế gây sốt: Khi vi khuẩn, nấm, độc tố...(gọi
chung là chất gây sốt - pyrogen ngoại lai) xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch
cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại.


Chất này hoạt hóa men cylo-oxygenase (COX), làm tổng hợp PG (nhất là PG E1 và
E2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi. PG sẽ gây sốt do làm tăng quá trình tạo
nhiệt (rung cơ, tăng hơ hấp, tăng chuyển hóa) và giảm q trình thải nhiệt (co mạch
da...). Thuốc hạ sốt do ức chế COX làm giảm tổng hợp PG do đó làm giảm q trình
gây sốt nên có tác dụng hạ sốt. Thuốc khơng tác động lên nguyên nhân gây sốt nên
chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng.


Tác dụng chống viêm



Đặc điểm

-Tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân.
-Chỉ ở liều cao mới có tác dụng chống viêm

- Thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.




Cơ chế:

- Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp PG do ức chế men cyclo-oxygenase
(COX) làm giảm tổng hợp PG.
- Thuốc cịn làm bền vững màng lysosom do đó hạn chế giải phóng các enzyme của
lysosom trong q trình thực bào, nên có tác dụng chống viêm.
- Ngồi ra thuốc cịn ức chế các chất trung gian hóa học của q trình viêm như các
kinin huyết tương, ức chế cơ chất của enzyme, ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức
chế phản ứng kháng nguyên - kháng thể.


- Riêng nhóm salicylat cịn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng chống
viêm.
Tác dụng chống viêm của các thuốc khác nhau, lấy Aspirin làm chuẩn thì Diclofenac, 
Flurbiprofen, Indomethacin có tác dụng chống viêm mạnh gấp 10 lần, Naproxen, 
Piroxicam, Pirprofen gấp từ 6,5 - 4,9 đến 3,9 lần. Có thể sắp xếp hiệu lực chống viêm
của các thuốc theo thứ tự của chúng với liều trung bình như sau: 
Indometacin > Flurbiprofen > Diclofenac > Piroxicam > Pirprofen > Ketoprofen > 
Naproxen> Butadion > Analgin > Amidopyrin > Aspirin.


Tác dụng giảm đau




Đặc điểm

- Thuốc tác dụng lên các cơn đau nông nhẹ, khu trú hoặc lan tỏa như đau đầu, đau
cơ, đau răng, đau khớp. Đặc biệt có tác dụng tốt đối với đau do viêm. Khơng có tác
dụng lên các đau nội tạng như morphine.
- Không gây ngủ, khơng gây khối cảm, khơng gây nghiện. 




Cơ chế

- Thuốc làm ức chế tổng hợp PGE2α nên giảm tnh cảm thụ của các ngọn dây cảm
giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin.
- Tác dụng giảm đau của thuốc NSAIDs liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm.

-

Tác dụng giảm đau của các thuốc Diclofenac, Flurbiprofen, Indomethacin mạnh
gấp 6-31 lần so với Aspirin. Tác dụng giảm đau với liều trung bình được xếp theo
thứ tự như sau:




Diclofenac > Indomethacin> Flurbiprofen > Analgin > Amidopirin > Piroxicam > 
Pirprofen > Naprofen > Naproxen > Ibuprofen > Butadion > Aspirin > Ketoprofen.

Nhóm thuốc NSAID bao gồm những thuốc có tác động giải nhiệt, giảm đau, kháng viêm.
Tất cả những thuốc ấy có đặc điểm chung về mặt cấu trúc là chúng đều chứa nhóm acid

trong cấu trúc hoặc bản thân đều mang tính acid .


về tác dụng chúng đều là những chất ức chế sinh tổng hợp prostaglandin thông qua ức
chế cyclooxygerase, enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hóa acid arachidonic tạo
thành chất trung gian gây viêm, sốt và đau, đó là các prostaglandin.
1.2.2 Phân loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt và kháng viêm khơng steroid
* Dẫn xuất anilin:
- Nhóm thuốc này dùng để giảm nhiệt độ đang tăng trong những trường hợp sốt do
nhiều nguyên nhân khác nhau và dùng để điều trị những cơn đau nhẹ như : đau răng,
đau đầu, đau cơ,…


- Tác dụng giảm đau của nhóm này tuy khơng bằng morphin và dẫn xuất của
morphin nhưng ưu điểm là không gây nghiện
- Trước đây người ta dùng acetanilid và phenacetin nhưng do độc tnh quá cao nên
những chất nay khơng cịn được sử dụng nữa. Thay vào đó người ta sử dụng
acetaminophen thay thế (paracetamol)



Dẫn xuất pyrazolon


- Đây là nhóm có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau tương tự acetaminophen, nhưng do khá
nhiều độc tính nên ngày càng ít được sử dụng. Trong số đó có những thuốc như: antipyrin,
pyramidon,sulfamipyrin,… chỉ có noramidopyrin hiện cịn đang được sử dụng với ít nhiều
thận trọng.




Dẫn xuất acid salicylic:

- Nhóm này gồm các chất chính sau: natri salicilic, methyl salicilic, salicylamid, acid
acetylsalicylic,salsalat và diflunisal,…
- Acid acetylsalicylic(aspirin): là thuốc được sử dụng phổ biến nhất của nhóm này


- Sự thay thế trên nhóm OH hoặc COOH có ảnh hưởng đến tác động và độc tính
- Sự thay halogen trên nhân thơm làm gia tăng tác động và độc tính
- Diflunisal: tác dụng tương tự aspirin có tác dụng giảm đau kéo dài, chữa các bệnh
về khớp tuy nhiên khơng gây kết tập tiểu cầu.



Dẫn chất aryl-acetic

- Nhóm này gồm có: Aceclofenac, diclophenac, bromfenac…


- Diclofenac là trong một số các NSAID được sử dụng nhiều nhất. Chất này có đặt
tính về cấu trúc của cả acid arylalkanoic lẫn acid anthranilic; có tác dụng giải nhiệt,
giảm đau, kháng viên. Dạng muối kali của diclofenac do có khả năng phân bố tốt đến
cơ trơn tử cung, nên được sử dụng nhiều cho các thuốc giảm đau bụng kinh. Dạng
muối diethylamin của diclofenac là thành phần chính của các gel dùng ngồi.
- Trong các thử nghiệm về tính hoạt tính, diclofenac có tác động giảm đau 6 lần hơn
so với indomethacin và 40 lần so với aspirin.


- Diclofenac là NSAID duy nhất có 3 cơ chế tác động: ức chế cyclooxygenase, ức chế

lipooxygenase, ức chế sự phóng thích acid arachidonic đồng thời kích thích sự tái
hấp thu acid này.
- Quan hệ cấu trúc – hoạt tnh: dường như 2 nhóm o-cloro đóng vai trị quan trọng
trong tác động của diclofenac.



Dẫn chất heteroaryl-acetic

- Nhóm này gồm: indomethacin, sulindac, etodolac, zomepirac, fentazac, tolmetin…


- Indomethacin là một trong các NSAIDS mạnh nhất, hoạt tính gấp khoảng 25 lần so
với phenylbutazon, có tác động giảm đau mạnh hơn 10 lần so với aspirin và
acetaminophen, tác động giảm đau mạnh hơn 10 lần so với aspirin. Tuy vậy ngày nay
ít được sử dụng do nó có nhiều tác dụng phụ.
- Sulindac ức chế hệ cyclooxygenase khoảng 8 lần hiệu quả hơn so với aspirin. Hoạt
tính kháng viêm và hạ nhiệt chỉ bằng phân nữa so với indomethacin nhưng hoạt tính
giảm đau thì tương đương. Sự thay đổi vòng indol bằng hệ vòng inden làm cho chất
nầy ít có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương và trên dạ dày hơn.




Dẫn chất acid aryl propionic

- Nhóm này gồm các chất đại diện : ibuprofen, naproxen, phenofrofen, ketoprofen…
Ibuprofen : trong các thử nghiệm về hoạt tính kháng viêm và ức chế sinh tổng hợp
prostaglandin, ibuprofen mạnh hơn aspirin nhưng kém hơn indomethacin. Chất này
gây kích ứng dạ dày trung bình

Naproxen : tác động ức chế sinh tổng hợp prostaglandin 12 lần mạnh hơn aspirin, 10
lần mạnh hơn ibuprofen, nhưng kém hơn 300 lần so với indomethacin.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×