Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề kiểm tra chất lượng giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2017-2018 – Trường THPT Lý Thái Tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.71 KB, 6 trang )

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 11 năm học 2017 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
-Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Câu 1. Văn bản trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về lối sống “tôn cao nhau” của đất, “làm đầy
nhau” của nước và “đan vào nhau” của cỏ?
Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trả lời câu hỏi của Hữu Thỉnh “Người
sống với người như thế nào?”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên


Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thơn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Sách Ngữ văn 11, tập 2)
Đáp án Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
PHẦN CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
0, 5
- Đất sống “tôn cao nhau”: Nâng đỡ, nương tựa tạo ra
sự vững chãi trước những thử thách nghiệt ngã.

2

I

- Nước sống “làm đầy nhau”: Hợp lưu lấp đầy, khỏa
lấp những khoảng trống, mềm mại, linh hoạt.
- Cỏ sống “đan vào nhau”: Hòa hợp, vươn xa, tạo
thành một chân trời rộng lớn.

0,5

=> lối sống vị tha, đoàn kết để cùng nhau chia sẻ, giúp
đỡ nhau, vươn tới những điều kì diệu trong cuộc sống.

- Những biện pháp tu từ:

3

+ Điệp từ, cấu trúc câu: Đất, nước, cỏ; Tôi hỏi…./
Chúng tôi…/ Người sống…
+ Câu hỏi tu từ: Người sống với người như thế nào?

1,0

-Tác dụng: làm cho hình ảnh thơ vừa sinh động, gần
gũi vừa giàu sức gợi; gieo vào lòng người đọc những
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


suy nghĩ khắc khoải…
- Hình thức: viết một đoạn văn, độ dài 5-7 câu.
- Nội dung: có thể trình bày được các ý như sau:
+ Người sống với người như thế nào? là câu hỏi khắc
khoải được lặp đi lặp lại trong đoạn thơ đã đã gieo vào
lòng người đọc sự suy ngẫm phải tìm câu trả lời
nghiêm túc.
4

+ Câu trả lời chính là “tơn cao nhau”, “làm đầy nhau”,
1,0
“đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý
nghĩa, sống vị tha, biết đặt lợi ích của người khác lên
trên lợi ích của mình, biết làm đầy, biết giúp đỡ nhau
để cùng hoàn thiện, biết đoàn kết với nhau tạo ra sức

mạnh vượt qua những khó khăn.
+ Tuy nhiên cần tránh những sự hi sinh mù quáng, sẻ
chia khơng đúng chỗ và phê phán lối sống ích kỉ, đố
kị, thờ ơ, vơ trách nhiệm, khơng biết hồ nhập với
cộng đồng.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ
Dạ.

0,25

- Dẫn hai khổ thơ đầu.
2. Thân bài
*. Khái quát:

II

- Hoàn cảnh sáng tác: khơi nguồn cảm hứng từ mối
tình đơn phương.
- Vị trí đoạn thơ: 2 khổ đầu.
*. Cảm nhận:
a. Khổ 1: Bức tranh thơn Vĩ buổi bình minh

0,5

- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ vừa là lời thăm hỏi, lời
mời gọi tha thiết vừa là lời trách móc nhẹ nhàng của cô
gái thôn Vĩ (do tác giả tự tưởng tượng ra) vừa như lời
tự vấn của nhân vật trữ tình. Câu hỏi làm sống dậy kỷ
niệm về thôn Vĩ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai đẹp tinh khôi, trong
trẻo và tràn đầy sức sống. Là bức tranh phong cảnh
nhưng cũng chính là bức tranh tâm cảnh bắt nguồn từ
niềm vui khi Hàn nhận được tấm bưu ảnh - tín hiệu
tình cảm của người tình mà Hàn thầm thương, trộm
nhớ.
Bức tranh thiên nhiên buổi bình minh có 3 đối tượng
miêu tả: Nắng, hàng cau và vườn.
+ Nắng: Là cái nắng “mới” tinh khôi, trong trẻo của
buổi sớm mai. Điệp từ “nắng” gợi tả khơng khí ấm áp,
dễ chịu của buổi sớm.
+ “Hàng cau”: Là loài cây cao nhất trong vườn, đón
ánh nắng tinh khơi đầu tiên của ngày mới.
+ “Vườn”: Tính từ “mướt” giàu giá trị biểu đạt, gợi tả
khu vườn không chỉ tràn đầy sức sống mà cịn óng ả,
mượt mà, long lanh. Phép so sánh “mướt như ngọc”
chứa đựng tình yêu, sự trân trọng, nâng niu của nhà
2,5
thơ dành cho khu vườn thôn Vĩ. Phép so sánh để lại
nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
- Điểm xuyết vào bức tranh thiên nhiên ấy là bóng
dáng con người xuất hiện với vẻ đẹp phúc hậu, kín
đáo, dịu dàng: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình
ảnh con người và thiên nhiên hài hịa.
=> Bức tranh thơn Vĩ trong khổ thơ đầu đẹp, tươi sáng,
trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên
nhiên tươi vừa là bức tranh phong cảnh vừa là bức

tranh tâm cảnh - tâm trạng của Hàn Mặc Tử. Đó là
niềm vui khi nhận được bức thư thăm hỏi - tín hiệu
tình cảm của người trong mộng. Niềm hi vọng về hạnh
phúc lứa đơi lóe lên trong tâm hồn Hàn cũng đẹp và
tươi sáng như bức tranh thiên thơn Vĩ vậy. Nhưng
ngồi niềm vui, còn ẩn chứa một nổi buồn thân phận
(mặc cảm) bâng khng, kín đáo.
b. Khổ 2: Bức tranh sơng nước đêm trăng
2,5
– Khơng cịn trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức
sống, khổ thơ này, khung cảnh mang nét đượm buồn
chứa đựng dự cảm chia lìa. Những mặc cảm, chia lìa
được hiện ra với hình ảnh “gió” và “mây”,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


“dịngnước”, “hoa bắp lay”:
– Hai câu thơ đầu: gợi khơng gian ly tán, chia lìa. Gợi
tả qua hình ảnh:
+ “gió” và “mây” chia cách đôi ngả. Trong tâm tưởng
thi nhân bị ảm ảnh bởi sự chia cách lứa đôi mà phản
chiếu nỗi ám ảnh ấy vào thiên nhiên.
+ “dòng nước” vốn vô tri vô giác cũng mang nỗi niềm
tâm trạng “buồn thiu” như một sinh thể sống động.
+ Nỗi buồn ấy cịn lây lan sang cả “hoa bắp”. Hình ảnh
“hoa bắp lay” nhẹ nhàng trong gió gợi lên sự hiu hắt,
thưa vắng. Đó là nỗi buồn hiu hắt, mang dự cảm về
hạnh phúc chia xa.
– Hai câu sau: Tình người, tình đời, tình yêu cuộc sống

tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ:
+ Hai câu thơ là một tuyệt, là kết tinh rực rỡ bút pháp
tài hoa, lãng mạn của Hàn Mặc Tử.
+ Về hình ảnh “sơng trăng”. Với trí tưởng tượng phi
thường, Hàn Mặc Tử đã hư ảo hóa thế giới thực, tạo ra
một thế giới mới, thế giới huyền ảo, đưa người đọc
theo những chuyến viễn du đến một khơng gian huyền
bí, ảo mộng mà ở đó chỉ có nước và trăng, giao thoa
lấp lánh.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” trong“Thuyền ai” không mang
sắc thái nghĩa mơ hồ mà bộc lộ tâm trạng bâng
khuâng, ngỡ ngàng. Đồng thời, chứa đựng khát khao
giao cảm của thi nhân.
+ Về hình ảnh “trăng”, trăng xưa nay trong thơ ca
được biết đến như là một người bạn tri kỉ, người bạn
tâm tình của thi nhân. Đồng thời “trăng” cịn là hình
ảnh ẩn dụ của tình u, hạnh phúc lứa đơi.
+ Câu hỏi tu từ: Từ những phân tích trên có thể hiểu
câu hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay?” là con thuyền
kia có vượt được thời gian, chở niềm hạnh phúc về
“kịp” những ngày khi ta còn trên cõi dương thế này
hay không? Câu thơ là câu hỏi tu từ ẩn chứa bao nỗi
niềm khắc khoải, mong chờ hạnh phúc, khao khát giao
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


cảm với đời.
+ Chữ “kịp”: không chỉ tạo điểm nhấn cho câu thơ mà
chữ “kịp” còn hé mở cho ta thấy một cuộc đời đầy mặc
cảm, một thế sống đầy vội vàng, chạy đua cho kịp với

thời gian ít ỏi cịn lại. Đó cũng chính là tình người,
tình đời, tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt của
nhà thơ.
=> Bức tranh thiên nhiên sông nước đêm trăng vẫn đẹp
nhưng buồn. Đồng thời, bức tranh phong cảnh này
cũng là bức tranh tâm cảnh- chứa đựng nỗi buồn về dự
cảm hạnh phúc chia xa nhưng vẫn thấy ở đó niềm khát
khao giao cảm với đời, khao khát yêu, khao khát hạnh
1,0
phúc của thi nhân vào những năm tháng cuối đời.
c. Đánh giá chung:
- Hai khổ thơ là một bức tranh đẹp về thôn Vĩ Dạ - xứ
Huế - một miền quê đất nước, đồng thời còn là tiếng
lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.
- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc (cách dùng từ, đặt câu,
tạo nhịp điệu, các biện pháp tu từ) đã góp phần làm rõ
tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng như
miêu tả bức tranh thiên nhiên.
3. Kết luận:
- Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thơ và tài năng của
tác giả.
Điểm toàn bài thi = I+II= 10,0 điểm

0,25

Xem thêm các bài tiếp theo tại: />
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×