Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thiết kế, chế tạo mô hình phân loại hành lý tự động trong sân bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------

ĐỖ TÀI VINH

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO
MƠ HÌNH PHÂN LOẠI HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG
TRONG SÂN BAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------

ĐỖ TÀI VINH

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO
MƠ HÌNH PHÂN LOẠI HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG
TRONG SÂN BAY
Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử
Mã số: 60.52.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH MINH DIỆM

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Đỗ Tài Vinh


THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MƠ HÌNH PHÂN LOẠI
HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG TRONG SÂN BAY
Học viên: Đỗ Tài Vinh
Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử
Mã số: 60.52.01.14 Khóa: K33 PFIEV. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt:
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu đi
lại hành khách và nâng cao chất lượng phục vụ hành lý nhanh chóng, kịp thời
chính xác đảm bảo bảo an ninh, an tồn ln ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, việc
nghiên cứu hệ thống phân loại hành lý tự động tại các sân bay lớn của các
nhà thầu nước ngoài để ứng dụng cho các sân bay địa phương nhỏ lẻ nhằm
tăng năng suất lao động, giảm thiểu tối đa các sai sót là điều hết sức cần thiết.
Đề tài “Thiết kế, chế tạo mơ hình phân loại hành lý tự động trong sân bay”
nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng sân bay nhỏ lẻ và phát triển

thành mơ hình đào tạo cho các nhân viên mới tại sân bay và sinh viên ngành
sản xuất tự động, cơ điện tử. Mơ hình được chế tạo mơ phỏng theo modul
quan trọng phân loại tự động hành lý bao gồm: Bộ phận soi kim loại (An
ninh soi chiếu), bộ phận đọc mã vạch để phân loại theo chuyến bay, phân loại
theo hành lý ưu tiên (Hạng thương gia) và hành lý thường (Hạng phổ thông)
dưới sự điều khiển PLC S7- 300, giao diện Wincc.Tác giả đã tóm tắt các kết
quả đã đạt được và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo.
Từ khóa – Hàng khơng; sân bay địa phương; hệ thống phân loại hành lý tự
động; bộ phận soi kim loại (An ninh soi chiếu); bộ phận đọc mã vạch (phân
loại theo chuyến bay) .
DESIGN, MANUFATURE OF AUTOMATED BAGGAGE SORTING
SYSTEM MODEL IN THE AIRPORT
With the rapid development of the aviation industry, it is the top piority to
meet the need of travelling of passengers and improving the quality of
baggage handling services to ensure the security and safety. Therefore, the
study of Automated baggage sorting system at large airport of the foreign
contractors to apply for small local airport to increase the labour
productivity and minimize the errors is the most necessary. The topic of
“Design, manufacture of automated baggage sorting system model in the
airport” aims to serve the reseach, apply in small local airport and develop
into a training model for the new employees and the student of
manufacturing automation, mechatronics engineering technology major.
The model has been designed to simulate the key model of the automated


baggage sorting system, including: metal scanner part (Airport security
screener), tag reader part (sorting by the flight), sorting by piority baggage
(business class) and normal baggage (economy class) in under-control of
PLC S7-300, Wincc interface. The author summarized the result and gave
the further directions. The model has been designed to simulate the key

modules of automatic luggage classification, including: metal detector
(security screening), bar code reader for flight classification, luggage
classification First Class (Business Class) and Normal Baggage (Economy
Class) under the control of PLC S7-300, Wincc interface. The author
summarizes the results achieved and gives further directions.
Key words – Aviation; local airport; automated baggage sorting system;
metal scanner part (Airport security screener); tag reader part (sorting by
the flight)


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 1
4. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG .. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT......... 4
1.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG ...................................... 4
1.2.1. Giới thiệu hệ thống sản xuất tự động ....................................................... 4
1.2.2. Giới thiệu các hệ thống cơ điện tử phục vụ q trình tự động hóa sản
xuất .................................................................................................................... 5
Chương 2 - LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BĂNG TẢI PHÂN LOẠI
HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG TRONG SÂN BAY.......................................................... 16
2.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BĂNG TẢI THIẾT KẾ ............................................. 16
2.2. PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BĂNG TẢI HÀNH LÝ.. 16
2.2.1. Giới thiệu các phương án băng tải hành lý ............................................ 16

2.2.2. Phương án lựa chọn bộ truyền cho băng tải .......................................... 20
2.2.3. Phân tích lựa chọn cơ cấu đẩy hành lý từ băng tải 1 sang băng tải 2 .... 21
Chương 3 - TÍNH TỐN THIẾT KẾ CÁC CỤM CỦA BĂNG TẢI PHÂN
LOẠI HÀNH LÝ .................................................................................................... 23
3.1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BĂNG TẢI PHÂN LOẠI HÀNH LÝ
TRONG SÂN BAY .................................................................................................. 23
3.2. TÍNH TỐN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA CỤM BĂNG TẢI CHUYỂN HÀNH
LÝ ............................................................................................................................. 24
3.2.1. Sơ đồ tính tốn, thơng số kỹ thuật ban đầu của cụm băng tải chuyển
hành lý (Băng tải 1) ......................................................................................... 24
3.2.2. Tính tốn băng tải chuyển hành lý (băng tải 1) ..................................... 25
3.2.3. Tính tốn, chế tạo băng tải tiếp nhận hành lý ........................................ 26
3.3. TÍNH TỐN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA CỤM BĂNG TẢI 2 ....................... 29
3.3.1. Sơ đồ tính tốn, thơng số kỹ thuật ban đầu ............................................ 29
3.3.2. Tính toán băng tải .................................................................................. 29


3.4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG CHO BĂNG TẢI 1
VÀ BĂNG TẢI 2 ..................................................................................................... 30
3.4.1. Chọn tốc độ chuyển động cho các cơ cấu .............................................. 30
3.4.2. Tính tốn cơng suất động cơ và chọn động cơ ...................................... 31
Chương 4 - THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BĂNG TẢI PHÂN LOẠI
HÀNH LÝ ................................................................................................................ 34
4.1. SƠ ĐỒ KHỐI BĂNG TẢI ĐANG THIẾT KẾ ............................................ 34
4.2. SƠ ĐỒ KHỐI CỤM ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BĂNG TẢI .................... 35
4.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN KHẢ LẬP
TRÌNH THƠNG DỤNG .......................................................................................... 35
4.3.1. Thiết bị điều khiển khả lập trình S7-300 ............................................... 35
4.3.2. Chương trình được viết cho PLC trong phần mềm Lập trình PLC
Siemens S7-300 ............................................................................................... 42

4.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO ........................... 42
4.4.1. Tổng quát ............................................................................................... 42
4.4.2. Tổ chức bộ nhớ ...................................................................................... 43
4.4.3. Cách phân chia bộ nhớ ........................................................................... 44
4.4.4. Viết code cho chương trình Arduino ..................................................... 45
4.5. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM WINCC V7.0................................................... 45
4.5.1. Tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp ..................................... 45
4.5.2. Tổng quan về phần mềm WINCC v7.0 ................................................. 46
4.6. NGÔN NGỮ GRAFCET TRONG PLC S7 300 ........................................... 48
4.7. THIẾT KẾ PHẦN ĐIỀU KHIỂN TOÀN BỘ HỆ THỐNG ......................... 51
4.7.1. Phân tích chọn phương án thiết kế điều khiển hệ thống ........................ 51
4.7.2. Kết luận lựa chọn thiết kế điều khiển .................................................... 52
4.8. THIẾT KẾ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN BĂNG TẢI THƠNG QUA MÀN HÌNH 53
4.8.1. Thiết kế hệ điều khiển PLC S7- 300 ...................................................... 54
4.8.2. Giao diện giám sát hoạt động của mơ hình............................................ 55
4.8.3. Grafcet tiêu chuẩn của chương trình ...................................................... 56
4.8.4. Ứng dụng vi điều khiển trong điều chỉnh tốc độ của động cơ .............. 58
Chương 5 - CHẾ TẠO BĂNG TẢI PHÂN LOẠI HÀNH LÝ TRONG SÂN BAY 63
5.1. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU CÁC CHI TIẾT CHẾ TẠO CÁC CỤM ................ 69
5.1.1. Cụm phân loại kim loại .......................................................................... 70
5.1.2. Cụm chuyển đổi hướng hành lý ............................................................. 72
5.1.3. Cụm phân loại hành lý theo mã vạch..................................................... 73
5.1.4. Cụm cơ cấu hành lý cần được kiểm tra lại ............................................ 73


5.1.5. Tủ điều khiển trung tâm ......................................................................... 74
5.2. BẢN VẼ CÁC CHI TIẾT ............................................................................. 76
5.3. MÁY SAU KHI HOÀN THÀNH ................................................................. 78
KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................... 82
LỜI KẾT ................................................................................................................. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 84
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
4.1
4.2

4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13

Tên hình
Băng tải xích
Băng tải con lăn
Băng tải cao su
Băng tải kiểu xoắn ốc
Băng tải thẳng đứng
Băng tải linh hoạt
Băng tải rung
Bộ truyền đai
Bộ truyền xích
Cơ cấu vít me đai ốc
Cơ cấu bánh răng thanh răng
Cơ cấu xi lanh khí nén
Sơ đồ nguyên lý của băng phân loại hành lý trong sân bay
Sơ đồ băng tải chuyển hành lý (băng tải 1)
Lực kéo của tang
Lực của xilanh
Áp lực tác dụng lên thành xylanh

Băng tải 2
Lực kéo của tang
Băng tải sau khi được thiết kế trên máy tính (Phần mềm
SolidWorks)
Sơ đồ điều khiển cáchoạt động của tồn hệ thống
Sơ đồ khối cụm điều khiển hệ thống băng tải
Sơ đồ vị trí PLC – Hệ thống băng chuyền hành lý đi và đến
quốc nội
Sơ đồ hệ thống điều khiển khả lập trình PLC
CPU S7 300
CPU 314 và CPU 314IFM.
Cấu tạo bên ngồi của CPU SIMATIC S7-300
Chu trình thực hiện chương trình trong S7 300.
Cấu trúc chương trình PLC S7 300
Phương pháp biểu diễn chương trình bằng STL
Phương pháp FBD
Phương pháp LAD
Ngôn ngữ S7-GRAPH

Trang
16
17
17
18
18
19
19
20
20
21

22
22
23
24
25
26
27
29
30
33
34
35
35
36
37
38
38
39
39
40
40
41
42


Số hiệu
hình
4.14
4.15
4.16

4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32
4.33
4.34
4.35
4.36
4.37
4.38
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7

5.8
5.9
5.10

Tên hình
Board mạch Arduino
Arduino IDE
Vi điều khiển AVR
Mơ hình phân cấp các hệ thống mạng trong cơng nghiệp
Màn hình thiết kế giao diện điều khiển
Màn hình soạn thảo Graph
Cấu trúc chương trình viết bằng Graph
Bước và chuyển tiếp
Bước nhảy
Nhánh đồng thời
Kết thúc nhánh
Điều kiện tác động
Tác động
Sơ đồ khối quá trình dùng vi điều khiển điều khiển tốc độ động

Giao diện điều khiển băng tải được xây dựng trên WinCC
Sơ đồ đấu dây
Bảng phân bố vào ra
Sơ đồ thuật tốn phối hợp chuyển động của băng tải và phơi
Bộ nhớ lưu trữ
Mạch nguyên lý điều khiển động cơ bước
Mạch kích FET
Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ
Mạch cách ly quang
Sơ đồ mạch điều khiển

Sơ đồ mạch nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ bước
Sơ đồ mạch nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều
Bản vẽ toàn bộ băng tải (chiếu đứng)
Mặt cắt A-A (chiếu đứng)
Mặt cắt B-B (chiếu đứng)
Mặt phóng to E (chiếu đứng)
Bản vẽ tồn bộ băng tải (chiếu bằng)
Mặt cắt C-C (chiếu bằng)
Mặt cắt D-D (chiếu bằng)
Bản vẽ toàn bộ băng tải (chiếu cạnh)
Mặt cắt H-H (chiếu cạnh)
Cơ cấu quét sắt

Trang
42
43
45
46
47
48
49
50
50
50
51
51
51
53
53
54

54
55
55
58
60
60
61
61
62
62
63
64
64
65
66
67
67
68
69
70


Số hiệu
hình
5.11
5.12
5.13
5.14
5.15
5.16

5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
5.23
5.24

Tên hình
Máy quét kim loại
Cơ cấu phân chuyển đổi hướng vận chuyển
Máy quét mã vạch
Cảm biến màu
Tủ điều khiển trung tâm
PLC S7- 300
Arduino
Trượt phân đôi
Cơ cấu phân đôi
Cơ cấu nhận diện màu
Cơ cấu nhận diện mã vạch
Cơ cấu gá động cơ
Cơ cấu căng đai
Toàn bộ về máy sau khi hoàn thành

Trang
71
72
73
74

75
75
75
76
77
78
79
80
81
81


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật con người ngày càng
địi hỏi trình độ tự động hố phải càng phát triển để đáp ứng được nhu cầu của mình.
Tự động hoá phát triển rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, nó là
ngành mũi nhọn trong công nghiệp đặc biệt lĩnh vực ngành hàng không.
Từ những thực tế tại sân bay nhỏ lẻ như sân bay Chu Lai, sân bay Buôn mê
thuột…việc phân loại hành lý thủ công chưa ứng dụng công nghệ tự động phân loại
hành lý gây tốn nhân công và thời gian phục vụ. Vì vậy để nâng cao chất lượng phục
vụ đến khách hàng và các Hãng Hàng không, giảm thiểu nhân cơng đảm bảo tính an
tồn, tin cậy, nhanh chóng tôi xin chọn đề tài “Thiết kế chế tạo mô hình phân loại
hành lý tự động trong sân bay” làm mơ hình mẫu của một hệ thống sản xuất tự động
hiện đại với sự kết hợp của các cơ cấu cơ khí, truyền động khí nén, điều khiển và giám
sát bằng PLC để phục vụ công tác giảng dạy và có thể nghiên cứu phát triển ứng dụng
tại các sân bay.
2. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế chế tạo mơ hình phân loại hành lý tự động trong sân bay làm mơ hình
mẫu của một hệ thống sản xuất tự động hiện đại với sự kết hợp của các cơ cấu cơ khí,
truyền động khí nén, điều khiển và giám sát bằng PLC để phục vụ cơng tác giảng dạy
và có thể nghiên cứu phát triển ứng dụng tại các sân bay nhỏ lẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mơ hình hệ thống sản xuất tự động dùng cho dạy học hoặc trong thực tế
như hệ thống phân loại tự hành lý tự động tại sân bay Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế cơ khí và chế tạo mơ hình băng tải phân loại hành lý.
Nghiên cứu lý thuyết trong lĩnh vực điều khiển tự động bằng PLC và khả năng
lập trình PLC.
Nghiên cứu thiết kế điều khiển hệ thống phân loại hành lý tự động.
Viết chương trình điều khiển hệ thống bằng PLC.
4. Cấu trúc luận văn
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HĨA CÁC Q TRÌNH SẢN
XUẤT VÀ CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
1.1. Tổng quan về tự động hóa các q trình sản xuất
1.2. Giới thiệu hệ thống phân loại hành lý tự động
Chương 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MƠ HÌNH PHÂN
LOẠI HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG TRONG SÂN BAY


2

2.1. Phân tích các hoạt động vận chuyển, phân loại tự động
2.1.2. Phân tích các hệ thống cơ điện tử phục vụ q trình tự động hóa sản xuất
2.1.3. Mơ phỏng hệ thống băng chuyền tự động phân loại hành lý.
2.2. Thiết kế mơ hình
2.2.1. Tiêu chí của thiết kế

2.2.2. Lựa chọn cấu tạo của mơ hình
2.2.3. Kết luận về xây dựng phương án lựa chọn cấu tạo mơ hình
Chương 3. THIẾT KẾ MƠ HÌNH PHÂN LOẠI HÀNH LÝ TỰ ĐỘNG
TRONG SÂN BAY
3.1. Tóm tắt nội dung thiết kế mơ hình
3.1.1. Xác định tiêu chí của mơ hình
3.1.2. Các bộ phận mơ hình đề tài thực hiện
3.1.3. Tóm tắt quy trình cơng nghệ của mơ hình
3.2. Phân tích về động học trong q trình tính tốn thiết kế
3.2.1. Các chuyển động chính trong mơ hình.
3.2.2. Phân tích lựa chọn cơ cấu cho chuyển động vận chuyển.
3.2.3. Phân tích lựa chọn cơ cấu truyền động.
3.2.4. Các thiết bị cần thiết để có thể thiết kế được mơ hình
3.2.4.1. Các thiết bị đầu vào
3.2.4.2. Phân tích phần tử điều khiển (các loại van phân phối khí)
3.2.4.3. Lựa chọn phần tử điều khiển sử dụng trong mơ hình
3.3. Tính tốn động lực học
3.3.1. Thông số thiết kế ban đầu
3.3.2. Mối quan hệ giữa áp suất và tải trọng
3.3.3. Tính tốn cơ cấu cấp sản phẩm (động lực học của piston - xylanh đẩy
Hành lý)
3.3.4. Tính tốn cơ cấu phân loại hành lý
3.3.5. Tính tốn băng tải
3.3.7. Phân tích lựa chọn tốc độ chuyển động cho các cơ cấu
3.3.7.1. Chọn tốc độ chuyển động cho các cơ cấu
3.3.7.2. Tính tốn cơng suất động cơ và chọn động cơ
Chương 4. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU
KHIỂN HỆ THỐNG
4.1. Giới thiệu chung về các thiết bị điều khiển khả lập trình thơng dụng
4.1.1. Thiết bị điều khiển khả lập trình S7 - 200

4.1.1.1. Giới thiệu về thiết bị khả lập trình PLC
4.1.1.2. Cấu hình phần cứng S7 - 200
4.1.1.3. cấu trúc chương trình PLC S7 - 200


3

4.1.1.4. Ngơn ngữ lập trình S7 - 200
4.1.2. WINCC V7.0
4.1.2.1. Tổng quan về mạng truyền thong công nghiệp
4.1.2.2. Giới thiệu chung về WINCC v7.0
4.1.3. Ngôn ngữ GRAFCET trong PLC S7 - 200
4.1.4. Giới thiệu chung về vi điều khiển 8051
4.2. Thiết kế phần điều khiển toàn bộ hệ thống
4.2.1. Phân tích chọn phương án thiết kế điều khiển hệ thống
4.2.2. Kết luận lựa chọn thiết kế điều khiển
4.3. Thiết kế điều khiển, giám sát mơ hình
4.3.1. Thiết kế hệ điều khiển PLC S7 - 200
4.3.2. Giao diện điều khiển giám sát
4.3.3. Lập trình Grafcet
4.3.4. Ứng dụng vi điều khiển trong điều chỉnh tốc độ động cơ
KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
- Kết quả và hướng phát triển, kiến nghị.


4

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT
TỰ ĐỘNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

Ngày nay, tự động hóa là u cầu không thể thiếu đối với bất kỳ hệ thống sản
xuất nào. Tự động hóa cho phép giảm tối đa sức lao động của con người, nâng cao tốc
độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra,
trong một số lĩnh vực đặc biệt, máy móc tự động là lựa chọn hàng đầu, ngay cả bản
thân con người cũng không thể thay thế được. Điều này thể hiện rất rõ trong các ngành
công nghiệp độc hại hoặc những môi trường mà con người không tồn tại được.
Ngành sản xuất tự động hiện đại đã và đang thể hiện vai trị của mình trong tất
cả các lĩnh vực sản xuất, từ các lĩnh vực yêu cầu sản xuất hàng loạt như sản xuất hàng
tiêu dùng, thực phẩm, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử… đến các lĩnh vực yêu cầu
cao về công nghệ, kỹ thuật như hàng không, hàng không vũ trụ, quân sự…
Ở các nước có trình độ phát triển cao, tự động hóa trong sản xuất gần như đã đi
vào sự hoàn hảo. Việc can thiệp của con người vào hệ thống sản xuất tự động là rất ít.
Đặc biệt có những dây chuyền sản xuất chỉ cần một người để khởi động và dừng hệ
thống. Con người được giải phóng khỏi việc lao động tay chân, tuy nhiên, quá trình tự
động hóa các hệ thống sản xuất lại làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Để điều hòa vấn đề này
cần một khoảng thời gian nhất định với những chính sách hợp lý.
1.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG
Như đã nói ở trên, tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng loạt, việc sử dụng
các hệ thống sản xuất tự động là điều tất yếu. Nhất là trong các cơng đoạn phân loại,
vận chuyển và đóng gói, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đã trang bị một hệ thống tự
động. Việc này không chỉ giúp giảm số lượng lao động, tăng tốc độ sản xuất, độ chính
xác mà cịn cải thiện những khó khăn trong quản lý. Hệ thống sản xuất, phân loại,
đóng gói gạch men được trình bày dưới đây là một ví dụ điển hình.
1.2.1. Giới thiệu hệ thống sản xuất tự động
Một đặc điểm nổi bật của hệ thống sản xuất tự động là khơng có sự tham gia
của con người trong q trình hoạt động của hệ thống. Vì vậy, tồn bộ trang thiết bị
của hệ thống phải đảm bảo thay thế được tất cả các cơng việc của con người trong q
trình hoạt động của nó như: Nâng chuyển, gia cơng, lắp ráp, kiểm tra, điều khiển đồng
thời quản lý các số liệu lưu trữ…
Qua tìm hiểu và phân tích các hệ thống sản xuất tự động trong thực tế và các tài

liệu tham khảo, qua các mơ hình dùng để sinh viên thực hành và ứng dụng được thiết
kế chế tạo tại các hãng nổi tiếng tại châu Âu như Festo (Đức), SL (Italia), một số hãng


5

ở Pháp… Nhận thấy rằng một cách tổng quát nhất thì hệ thống sản xuất tự động bao
gồm các bộ phận sau:
 Bộ phận vận chuyển sản phẩm: Dùng để vận chuyển sản phẩm từ vị trí này
đến vị trí khác.
 Bộ phận kiểm tra, phân loại sản phẩm: Dùng để kiểm tra một số thơng số,
tính chất của sản phẩm xem có đạt u cầu khơng, rồi tiến hành phân loại sản phẩm
theo thông số kiểm tra hoặc phân loại đạt và không đạt yêu cầu của sản phẩm.
 Bộ phận gia công sản phẩm: Thực hiện một nguyên cơng, một bước hoặc
một thao tác lắp ghép nào đó trong quy trình cơng nghệ.
 Bộ phận để chuyển sản phẩm từ dây chuyền chung đến thiết bị gia công hoặc
lắp ráp.
 Bộ phận để kẹp chặt sản phẩm nếu gia công.
 Bộ phận để sắp xếp sản phẩm vào kệ, giá, kho hoặc lấy phôi từ kho chuyển
vào dây chuyền để gia cơng, lắp ráp.
Nói chung là việc vận chuyển, phân loại, đóng gói các sản phẩm ở các kho phải
trải qua rất nhiều công đoạn, nhất là đối với các kho có quy mơ lớn thì việc quản lí rất
phức tạp địi hỏi một lượng nhân viên lớn, với cơng việc ở kho người quản lí rất dễ bị
căng thẳng, cho nên chúng ta cũng thường thấy thái độ cáu kỉnh của một số người quản
lí đó cũng là một điều dễ hiểu. Chính vì thế việc ra đời một hệ thống quản lí vận chuyển,
phân loại, đóng gói một cách tự động là một việc thiết nghĩ là hết sức cần thiết.
1.2.2. Giới thiệu các hệ thống cơ điện tử phục vụ q trình tự động hóa
sản xuất
Việc ứng dụng các thành tựu của lý thuyết điều khiển tối ưu, cơng nghệ thơng
tin, cơng nghệ máy tính và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác cho phép thiết lập một

loạt các loại vật liệu, các quá trình cơng nghệ, các trang thiết bị và hệ thống sản xuất tự
động, các loại rô bốt công nghiệp, các hệ thống sản xuất linh hoạt, các hệ thống sản
xuất tích hợp có trợ giúp tích hợp có trợ giúp của máy tính (CIM - Computer
Integrated Manufacturing), các hệ thống trí tuệ nhân tạo và liên kết chúng thành một
hệ thống nhất để giả quyết các bài toán kinh tế kỹ thuật thay đổi của sản xuất. Toàn bộ
trang thiết bị của hệ thống phải đảm bảo thay thế được tất cả các cơng việc của con
người trong q trình hoạt động của nó như: Nâng chuyển, gia cơng, lắp ráp, kiểm tra,
điều khiển đồng thời quản lý các số liệu lưu trử… Ta có thể phân chia các thiết bị cơ
bản của hệ thống tự động thành 3 nhóm chính sau:
Cơ cấu chấp hành: Cơ cấu chấp hành có thể là một bộ phận máy, thiết bị có
khả năng thực hiện một cơng việc nào đó dưới tác động của tín hiệu điều khiển phát ra
từ thiết bị điều khiển. Các cơ cấu chấp hành thủy lực: Có ưu điểm là kích thước gọn,
nhẹ khơng gây ồn và cơng suất cao. Tuy nhiên các thiết bị này thường giá khá cao.
Các cơ cấu chấp hành thủy lực gồm: Bơm, van, xi lanh, động cơ thủy lực xoay… Các


6

cơ cấu chấp hành khí nén: Có ưu điểm là nguồn khí nén thường có sẳn trong cơng
nghiệp, các thiết bị khí nén rẻ tiền, khí nén co giãn tốt nên có thể hấp thụ các xung
động. Tuy nhiên hệ thống khí nén khó điều khiển chính xác vị trí và tốc độ, ngồi ra hệ
thống này cịn gây ồn. Các cơ cấu chấp hành khí nén gồm: máy nén khí, van đóng mở,
bộ lọc khí, van điều áp, các loại van khí nén chuyển động xoay. Các cơ cấu chấp hành
điện: Gồm các loại động cơ điện một chiều DC, động cơ xoay chiều AC, động cơ cổ
góp điện tử (động cơ bước, động cơ thời gian, động cơ có bộ nắn dịng, bán dẫn SCR,
động cơ servo DC khơng chổi than). Ngồi ra, một số hệ thống thiết bị truyền động và
chuyên dụng cũng được xem như cơ cấu chấp hành như: Bàn dịch chuyển X-Y,
roobot, thiết bị lắp ráp, máy hàn, thiết bị kiểm tra, hệ thống kho và cấp phát tự động,
băng tải tự động, bàn phân độ, bộ cấp liệu rung, bộ truyền sóng hình, vít me bi, xe
nâng điều khiển tự động …

Nếu dựa vào mức năng lượng sử dụng, có thể phân cơ cấu chấp hành theo các
dải năng lượng khác nhau như: Cơ cấu chấp hành năng lượng thấp: Nhiệt điện trở, đi
ốt quang LED, màn tinh thể lỏng LCD, màn hình plasma, ống tia catôt, máy phát lự áp
điện. Và cơ cấu chấp hành năng lượng trung bình: Nam châm điện, động cơ điện, xi
lanh khí nén, xi lanh thủy lực, các động cơ thủy lực, động cơ khí nén, van khí, van
thủy lực…
Các đầu đo cảm biến (sensor): Trong tất cả các hệ thống tự động, thiết bị tiếp
nhận thông tin về diễn biến của môi trường và diễn biến của các đại lượng vật lý bên
trong hệ thống được gọi là cảm biến. Cảm biến, đôi khi chỉ là các trang bị đơn giản
như các công tắc mini, các cơng tắc hành trình, các thanh lưỡng kim… Có rất nhiều
loại cảm biến khác nhau, nhưng có thể xếp chúng vào 2 nhóm chính là các cảm biến
tiếp xúc và các cảm biến khơng tiếp xúc. Có thể kể ra một số loại cảm biến thường
dùng như sau:
Cảm biến vị trí: gồm các loại cảm biến điện từ, cảm biến hiệu ứng Hall, cảm biến
từ ngẫu, cảm biến đo vị trí góc quay resolve, cảm biến vị trí góc sychro, cảm biến đo
vị trí selsyn, cảm biến điện dung, cảm biến con chạy hay biến trở, cảm biến quang học,
cảm biến giao thoa, encoder gia tăng, encoder tuyệt đối. Cảm biến đo vận tốc và gia
tốc: Cảm biến cảm ứng điện từ, cảm biến sử dụng hiệu ứng Dopler, cảm biến gia tốc
theo định luật quán tính Newton.
Cảm biến đo nhiệt độ: Cảm biến điện trở kim loại RTD, nhiệt điện trở
(thermistor), cảm biến bán dẫn, cảm biến can nhiệt.
Cảm biến đo áp suất: Cảm biến áp suất dạng lò xo, cảm biến áp xuất dạng
tenzomet áp điện…
Cảm biến lưu lượng: Sử dụng tín hiệu áp suất dịng chảy, sử dụng nguyên lý
chênh lệch áp lực, sử dụng nguyên lý tản nhiệt, sử dụng dao động các tấm mỏng dưới
tác động của dòng chảy, cảm biến cánh gạt, cảm biến dạng tua bin kết hợp cảm biến


7


điện từ, cảm biến dùng nguyên lý đo lưu lượng thông qua cơ cấu định lượng và thiết bị
đo tốc độ, cảm biến từ trường.
Cảm biến lực: Dùng cảm biến đo lực một hoặc nhiều thành phần, cảm biến áp
điện.
Các cảm biến và hệ cảm biến chuyên dùng: Cảm biến dạng mảng công tắc cực
nhỏ, hệ thống theo dõi và nhận dạng sản phẩm bằng camera, máy đo tọa độ CMM.
Các thiết bị điều khiển: Trong hệ thống sản xuất tự động bắt buộc phải có hệ
thống điều khiển tự động. Hệ thống này có nhiệm vụ theo dõi đầu ra và điều khiển cơ
cấu chấp hành để đạt được đầu ra theo yêu cầu. Hệ thống cảm biến - thiết bị điều khiển
- cơ cấu chấp hành tạo thành một hệ kín được gọi là hệ điều khiển mạch kín, hay hệ
điều khiển servo. Ngày nay có rất nhiều nhà cung cấp các thiết bị chuyên dùng đặc biệt
là PLC (các hiệu Siemens, Mítubishi, Omron, LG…), các hệ điều khiển servo hay còn
gọi là điều khiển tổ hợp PID (tỉ lệ - tích phân - vi phân). Các thiết bị điều khiển servo
hiện đại và điều khiển các quá trình lớn thường là các thiết bị điều khiển số. Trong các
thiết bị điều khiển tương tự thì các hàm điều khiển được tạo ra bởi phần “cứng”.
Ngược lại, trong các thiết bị số thì các hàm điều khiển là các cơng thức được đánh
trong các dịng lệnh của chương trình. Chương trình phải có đầu ra và đầu vào nối lên
trên các kênh của mạch chuyển đổi tiêu chuẩn A/D và D/A gắn thêm lên máy tính.
Máy tính số linh hoạt và tin cậy hơn loại máy tính tương tụ. Ngồi ra, máy tính số cịn
có khả năng giải được các bài toán chuyển động phức tạp để cung cấp chuẩn vào cho
các chương trình của hệ điều khiển servo. Yêu cầu thấp nhất của máy tính số là thiết bị
điều khiển loogic khả lập trình PLC. PLC có thể tạo được thiết bị điều khiển PID với
giá thành thấp. Các mơ đun vào/ra của PLC có thể nhận được các tín hiệu tương tự từ
sensor và đưa ra một điện áp hay dòng tương tự để điều khiển cơ cấu chấp hành. Các
PLC có thể được lập trình trực tuyến qua PC và có thể chọn các dạng điều khiển thích
hợp: P(tỉ lệ), PI(tỉ lệ - tích phân), PD (tỉ lệ - vi phân) hay PID (tổ hợp), có thể thay đổi
hệ số khếch đại, hiển thị kết quả và có thể chọn lựa các cấu hình của hệ điều khiển nên
phần mềm.
1.3. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HÀNH LÝ TRONG SÂN BAY
1.3.1. Mơ hình chung phân loại hành lý trong sân bay



8

Hình 1.1. Hệ thống băng chuyền hành lý trong sân bay

Hình 1.2. Sơ đồ khối hệ thống băng chuyền đi và đến nội địa


9

Gồm có 3 dãy hành lý đi 1, 2, 3 với 36 quầy làm thủ tục nhận hành lý.
Sau khi qua quầy thủ tục, hành lý sẽ lần lượt được đưa qua các máy soi. Nếu máy
soi không phát hiện ra vấn đề thì hành lý tiếp tục được chuyển đi. Nếu máy soi phát hiện
ra vật thể khả nghi thì sẽ đưa hành lý vào bàn con lăn có nhân viên kiểm định.
Hành lý sau khi qua máy soi sẽ được đưa đến máy quét. Tại đây, máy quét sẽ đọc
mã hành lý và gửi dữ liệu đến máy tính phân loại hành lý SAC. Máy tính sẽ xác định
hành lý thuộc chuyến bay nào, và sẽ đẩy hành lý đến máng trượt hành lý được sắp xếp
trước. Đối với những hành lý không đọc được mã code, mã code khơng đúng định dạng
IATA hoặc có nhiều mã code… thì hành lý sẽ được đẩy vào đảo hành lý đi. Tại cuối các
máng trượt và đảo hành lý đi, sẽ có nhân viên chịu trách nhiệm bốc hành lý vào các xe
dolly khác nhau để đưa lên máy bay.
Passenger
Hành khách

Fire Alarm System
Hệ thống báo cháy

Arrport systems (FDS,
DCS)

Hệ thống điều khiển
phân tán

Operational
Supervisor
Hệ thống giám
sát hoạt động

BHS
Baggage Handling System
Hệ thống băng chuyền hành lý

Bulding Management
Systems
Hệ thống quản lý tòa
nhà

Check – in operators
Bộ phận check - in

Security/ Customs
Screening
An ninh/ soi chiếu theo
yêu cầu

Baggage operators
Bộ phận hành lý

Hinh 1.3. Sơ đồ mô tả việc tương tác giữa hệ thống băng chuyền hành lý và các hệ thống
khác trong nhà ga

Ghi chú:
1. BHS - (Baggage Handling System) - Hệ thống băng chuyền hành lý
Hệ thống băng chuyền hành lý (Baggage Handling System) bao gồm các PLC và
SCADA điều khiển cấp thấp hệ thống băng chuyền đi, đến và hệ thống phân loại hành lý
tự động. Nó cịn bao gồm máy tính SAC (tiếng anh) điều khiển hệ thống cấp cao.
Chức năng của Baggage Handling System:
• Kiểm tra hành lý của khách về mặt cân nặng và kích thước.
• Kiểm tra cân nặng của hành lý quá khổ của khách.
• Vận chuyển từ quầy check-in đến khu vực phân loại hành lý.
• Giao tiếp với máy soi an ninh.


10

• Chuyển hướng hành lý đã rõ ràng và cịn nghi vấn, dựa vào việc soi chiếu an
ninh, để chắc chắn chỉ hành lý đã rõ ràng được gởi đến make-up và hành lý cịn nghi
vấn có thể được kiểm sốt thủ cơng.
• Qt hành lý để xác định hành lý của ai, thuộc chuyến bay nào.
• Phân loại hành lý đến các máng trượt đích.
• Kiểm sốt các hành lý ưu tiên.
• Ln chuyển hành hóa đến thơng thường từ khơng phận xuống mặt đất.
• Phát hiện và chỉ ra sai sót (trong cabin và giao tiếp với SCADA).
• Thực hiện chế độ dự phòng từ OP/SCADA (thực hiện thủ cơng bởi người
giám sát).
• Điều khiển cửa sập an ninh tại khu băng chuyền đến.
• Tiết kiệm năng lượng.
• Kiểm sốt việc ngừng khẩn cấp.
2. Hành khách (Passenger)
Khi có yêu cầu từ hệ thống điều khiển quầy check-in, các hành khách đặt hành lý
lên băng chuyền cân ký. Nếu có hành lý q khổ thì nhân viên u cầu hành khách sang

quầy check-in cho hành lý quá khổ. Đối với lúc đến, hành khách nhận hành lý từ đảo
nhận hành lý đến.
3. Hệ thống báo cháy (Fire Alarm System)
Hệ thống báo cháy là hệ thống có số lượng hữu hạn các thiết bị cùng làm việc với
nhau để phát hiện và đưa ra cảnh báo về các sự cố cháy, nổ thông qua các thiết bị cảnh
báo thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh khi lửa, khói, carbon monoxide hoặc trường hợp
khẩn cấp khác đang có mặt. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra thì hệ thống sẽ được kích hoạt
tự động bằng một số các đầu dị khói, đầu dị nhiệt, đầu dị ánh sáng, đầu dị hỗn hợp
(khói + nhiệt hoặc lửa + nhiệt) hoặc bằng các nút nhấn thủ công.
- Các loại hệ thống báo cháy
- Hệ thống báo cháy thơng thường là gì?
Là hệ thống báo cháy có các đầu báo, nút nhấn thủ công được gắn trên một số
vùng (zone) để cảnh báo cho mọi người biết được vùng (zone) đang xảy ra sự cố. Các
tín hiệu cảnh báo thơng qua các thiết bị như loa, cịi, đèn sẽ được kích hoạt trên toàn
hệ thống.
Người ta thường sử dụng hệ thống báo cháy thông thường cho các dự án qui mô
vừa và nhỏ do chi phí đầu tư thấp và khu vực cần cảnh báo hẹp.
- Hệ thống báo cháy địa chỉ là gì?
Là hệ thống báo cháy có các đầu báo và nút nhấn thủ cơng được gắn trên các vịng
(loop), với mỗi phần tử gắn trên các vịng đó sẽ có một địa chỉ riêng biệt. Vì vậy, khi xảy
ra sự cố cháy thì tín hiệu từ bất cứ phần tử nào báo về trung tâm đều được nhận dạng
chính xác địa chỉ. Các vịng lặp là đường truyền tín hiệu 2 dây, được nối từ ngõ ra của


11

trung tâm điều khiển, xuyên qua các thiết bị và trở về ngõ vào của vịng đó. Mục đích
thiết kế vịng (loop) khép kín là để hệ thống vẫn hoạt động bình thường khi xảy ra sự cố
đứt vịng lặp.
4. Hệ thống điều khiển phân tán (FDS, DCS) (Arrport systems)

Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system - DCS) là một hệ thống
kiểm soát thường của một hệ thống sản xuất, quá trình hoặc bất kỳ loại hệ thống năng
động, trong đó các yếu tố điều khiển khơng phải là trung tâm trong vị trí (như não bộ),
chúng được phân tán trên toàn hệ thống với mỗi thành phần tiểu hệ thống điều khiển bởi
một hoặc nhiều bộ điều khiển. Toàn bộ hệ thống điều khiển được kết nối với mạng lưới
giao tiếp và giám sát.
DCS là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành cơng nghiệp,
để giám sát và kiểm sốt thiết bị phân tán.
5. Hệ thống giám sát hoạt động (Operational Supervisor)
Hệ thống giám sát hoạt động thực hiện nhiều nhiệm vụ cần thiết cho hoạt động
của BHS
• Khởi động/dừng BHS.
• Khởi động lại sau khi bị lỗi.
• Vận hành bảng vận hành tại tủ điện điều khiển.
• Lựa chọn chế độ dự phịng.
• Thực hiện kiểm tra bảo trì.
• Sửa lỗi và/hoặc thay thế cục bộ.
Trong giai đoạn vận hành của BHS, các nhiệm vụ này có thể được chia sẻ giữa
nhiều người hoặc vài nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhân viên vận hành hoặc nhân
viên làm thủ tục. Quản lý các nhiệm vụ này là trách nhiệm của Cảng HKQT Đà Nẵng.
6. Hệ thống quản lý tòa nhà (Building Management System)
Hệ thống BMS (Building Management System) Hệ thống Quản lý toà nhà là một
hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà
như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hồ thơng gió, cảnh báo môi
trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị
trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi
phí vận hành. Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến,
đa phương tiện, nhiều người dùng, hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm
với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị vào và ra, các bộ vi xử lý
khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm.

Hệ thống quản lý tòa nhà (hệ thống BMS) điều khiển và giám sát các hệ thống sau:
· Trạm phân phối điện
· Máy phát điện dự phòng
· Hệ thống chiếu sáng


12

· Hệ thống điều hồ và thơng gió
· Hệ thống cấp nước sinh hoạt
· Hệ thống báo cháy
· Hệ thống chữa cháy
· Hệ thống thang máy
· Hệ thống âm thanh cơng cộng
· Hệ thống thẻ kiểm sốt ra vào
· Hệ thống an ninh
7. Bộ phận tiếp nhận hành lý (Baggage operators)
8. Bộ phận Check – in (Check – in operators)
9. An ninh/Soi chiếu theo yêu cầu (Security/ Customs Screening)
Tại những điểm cố định trong BHS, hành lý sẽ được soi chiếu bởi máy X-quang.
BHS dùng kết quả soi chiếu để chuyển trực tiếp các hành lý không rõ ràng lên mức soi
chiếu cao hơn. Tất cả hành lý rõ ràng được đưa đến các đảo hành lý tương ứng. Việc soi
chiếu hành lý quá khổ không giao tiếp với BHS và được vận hành bằng tay.
1.3.2. Đặc tính chung
1. Các chỉ số hành lý
IATA phân chia 4 nhóm hành lý được vận chuyển (tham khảo từ Bảng
nhận dạng hành lý từ IATA) như sau:
Chiều dài
Chiều
Chiều rộng

Khối lượng
[mm]
cao[mm]
[mm]
[kg]
Tối đa
1000
750
450
60
Trung bình
700
500
400
18
Tối thiếu
250
200
50
0.5
Hành lý thơng thường
Là loại hành lý có thể được chuyển bởi mọi thiết bị trong hệ thống. Loại
hành lý này có thể được vận chuyển trên băng chuyền thường.
Theo lý thuyết, BHS có thể vận chuyển hành lý có thơng số như sau:
Bảng 1: Các đặc tính hành lý thơng thường
Chiều dài
Chiều
Chiều rộng
Khối lượng
[mm]

cao[mm]
mm]
[kg]
Tối đa
1000
750
450
60
Trung bình
700
500
400
18
Tối thiếu
250
200
50
0.5
Hành lý có khả năng gây lỗi
Là loại hành lý có thể gây vấn đề nhưng nếu được giám sát phù hợp, chúng
có thể được xử lý tự động. Ví dụ như ba lơ có thể xem như hành lý thơng thường
nếu các dây đeo được cột lại với nhau.
Đối với hành lý có khả năng gây lỗi, áp dụng các chú ý sau:


13


Hành lý có thể khơng vận chuyển được trên các bánh lăn, sau khi đã qua
quầy check- in. Hành lý có bánh xe có thể khơng đi vững và gây lỗi trên

các băng chuyền nhận và trả. Nhiệm vụ của nhân viên quầy check-in là
kiểm tra xem các bánh xe phải được lật ngửa lên không.
 Các túi xách với dây đeo bị lỏng có thể khơng được vận chuyển trên
BHS. Các dây đep phải được cột lại.
 Đối với hành lý có khả năng gây lỗi, nhân viên phải xác định nếu hệ
thống có thể xử lý các hành lý cụ thể không và nếu cần thiết, thực hiện
biện pháp phòng ngừa trước khi chuyển hành lý vào hệ thống.
 Hành lý dễ hư hỏng và không nằm trên băng chuyền được thì khơng thể
vận chuyển bởi BHS.
Hành lý không thể vận chuyển
Là loại hành lý không thể được xử lý bởi BHS, vì kích thước hoặc hình
dạng của chúng. Đây là loại phải được xử lý thủ công bởi nhân viên xử lý hành
lý. Ví dụ như xe đạp, bóng đá…
Cái loại hành lý sau có thể khơng được vận chuyển trực tiếp trên bất cứ
phần nào của hệ thống vì kích thước hoặc hình dạng của nó
 Hành lý vượt quá các kích thước được quy định.
 Xe lăn.
 Xe đạp/xe máy.
 Bóng đá, bóng rổ…
 Sinh vật sống.
Hành lý quá khổ
Là loại hành lý chỉ có thể được xử lý bởi thiết biệt đặc biệt hoặc thiết bị
bình thường với phần mềm xử lý đặc biết. Đối với hành lý quá khổ, các thiết bị
đặc biệt có thể được cài đăt, ví như băng chuyền rộng hơn và dẫn trực tiếp từ nơi
vào đến nơi xử lý, không cần thêm bất cứ sự phân loại nào.
Mọi hành lý quá khổ có thể chuyển bằng bằng chuyền, với các giới hạn
được liệt kê như bảng 2, chỉ có thể được xử lý bởi hệ thống hành lý quá khổ với
điều kiện đặc biệt, thiết bị BHS rộng hơn.
Mọi vật dụng trong bảng giới hạn sau có thể được vận chuyển bởi hệ thống
OOG.

Bảng 2: Đặc tính hành lý quá khổ
Chiều
Chiều
Chiều
Khối lượng
dài[mm]
cao[mm]
rộng[mm]
[kg]
Tối đa**
2300
900
650
60 p/m*
Trung bình** 760
500
250
15
Tối thiểu**
300
300
50
2


14

* Là cân nặng tối đa trên mét: cân nặng sản phẩm tối đa là 138kg.
**Chỉ khi tổng chiều dài, chiều rộng và chiều cao không bị vượt quá
2600mm.

2. Phân loại hành lý theo tiêu chuẩn IATA
Để thống nhất, bảng tiêu chuẩn IATA được dùng để phân loại hành lý
thành 4 loại vận chuyển băng chuyền đã được giới thiệu trong phần trước.

Hình 1.4. Giới thiệu 1 số mẫu mã vạch nhận dạng hành lý sân bay (1/2)


×