Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 129 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện, đến nay luận văn thạc sỹ đề tài
“Nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trong tính tốn chế độ tưới cho lúa tỉnh
Hà Tĩnh” đã được hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh;
PGS.TS. Trần Viết Ổn đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu
thực hiện luận văn.
Qua luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Tĩnh; Phịng Nơng nghiệp huyện Hương Sơn;
Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã
ln động viên, khích lệ tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
TÁC GIẢ

Nguyễn Thành Lê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………….........................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI…………………..……………..….………1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI……………………………………..……………..1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………...…………………..………1
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………………...………2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………………..………………..2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ
TRONG TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA……………...…………………3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MƯA HIỆU QUẢ.............3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trên thế giới.........3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả ở Việt Nam..........5


1.1.3. Các nhận xét đánh giá............................................................................6
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO
LÚA.......................................................................................................................7
1.2.1. Ý nghĩa của việc xác định chế độ tưới………..……………….……....7
1.2.2. Nội dung tính toán trong chế độ tưới………………...………………..7
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ tưới...................................................8
1.3. VÀI NÉT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................................9
1.3.1. Vị trí địa lý.............................................................................................9
1.3.2. Đặc điểm địa hình................................................................................10
1.3.3. Đặc điểm sơng ngịi..............................................................................10
1.3.4. Đặc điểm đất đai..................................................................................11
1.3.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh............................13
1.3.6. Đặc điểm dân sinh - kinh tế.................................................................14
1.3.7. Giới thiệu một số hệ thống thủy nông đặc trưng trên địa bàn nghiên
cứu………………..………………………………………..……….………17


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA CỦA MỘT SỐ VÙNG
THUỘC TỈNH HÀ TĨNH…………………...……...……….………………………..20
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM…………..…………20
2.2. VÀI NÉT VỀ KHÍ HẬU TỈNH HÀ TĨNH…………………………….....21
2.3. QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA TRẬN THEO KHÔNG GIAN…..……….22
2.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA TRẬN THEO THỜI GIAN.…...………....22
2.4.1. Phân mùa mưa……………………………………..…………...…….22
2.4.2. Thời kỳ mưa lớn nhất…………………………………………...……23
2.4.3. Thời kỳ mưa nhỏ nhất……………………………………………......24
2.4.4. Phân phối mưa năm……………………………………………..…....24
2.5. CÁC NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ……………………………………………29
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ
VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ CHO CÁC VÙNG THUỘC TỈNH HÀ

TĨNH…………………………………………………………………………….....30
3.1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỐI QUAN HỆ ẢNH HƯỞNG
GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ …...……..30
3.2. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ ……32
3.2.1. Cơ sở phân vùng xác định lượng mưa hiệu quả ………………….....32
3.2.2. Nghiên cứu phân vùng mưa hiệu quả……………………………......32
3.3. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN LƯỢNG MƯA HIỆU
QUẢ…………………………………………………………………………...…...38
3.3.1. Tài liệu dùng trong tính tốn………………………………...…...…..38
3.3.2. Phương pháp tính tốn lượng mưa hiệu quả........................................40
3.4. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐƯỜNG QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG MƯA
HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ……………………………….....……44
3.4.1. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa
trận…………..……………………….……………………………………..44
3.4.2. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa
tháng...............................................................................................................57


3.4.3. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa
vụ....................................................................................................................82
3.4.4. Nhận xét...............................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……........…………………...…......……………….89
1. KẾT LUẬN……………………………………...…………….…………….89
2. KIÊN NGHỊ………………………………........……………….……………90
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...………..91
PHỤ LỤC………………………………………………….…...…………………..93


1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh
Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây
giáp với nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào. Diện tích đất tự nhiên 6.025 km2,
trong đó đất nơng nghiệp 103.720 ha chiếm 17,13%, dân số 1.265.411 người (năm
2008).
Hiện nay, chế độ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phụ thuộc
chủ yếu vào chế độ khai thác vận hành của các hệ thống thủy nông lấy nước từ các
hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, do chế độ khí hậu, thuỷ văn ở các lưu vực sông rất
khác nhau, hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai như úng, hạn, lũ, bão, xâm nhập
mặn nghiêm trọng cần có nhiều cơng sức và tiền của mới giải quyết được nhưng
nguồn vốn đầu tư lại rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này cơng tác thủy lợi đóng
vai trị quan trọng. Một nhiệm vụ quan trọng trong khâu quy hoạch, thiết kế và quản
lý vận hành hiệu quả hệ thống thủy nông là việc xác định lượng mưa hiệu quả trong
tính tốn chế độ tưới lúa.
Việc xác định chính xác lượng mưa hiệu quả phù hợp với chế độ tưới và chế
độ mưa của từng vùng phục vụ cho việc tính tốn chế độ tưới cho lúa rất có ý nghĩa
thực tiễn trong công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành hiệu quả cơng trình
của các hệ thống thủy nơng trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói
riêng .
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất các phương pháp xác định lượng mưa hiệu quả trên cơ sở tài liệu
mưa thực tế, chế độ nước mặt ruộng và lượng nước tưới thực tế tại các vùng thuộc
tỉnh Hà Tĩnh.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:


2


- Phương pháp kế thừa: trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã có, dự kiến ứng
dụng các kết quả này nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định quan hệ giữa lượng mưa thực
tế và lượng mưa hiệu quả của các vùng nghiên cứu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi lý luận chung về mối quan hệ ảnh
hưởng của dạng phân bố mưa và lượng mưa hiệu quả. Thời gian nghiên cứu trong
phạm vi 20 năm trở lại đây. Phạm vi nghiên cứu là các vùng thuộc địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Nghiên cứu tổng quan cách xác định lượng mưa hiệu quả trong tính tốn
chế độ tưới cho lúa.
2) Nghiên cứu quy luật phân bố mưa của một số vùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
3) Nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của mối quan hệ ảnh hưởng của lượng mưa
hiệu quả và lượng mưa thực tế.
- Nghiên cứu phân vùng xác định lượng mưa hiệu quả.
- Nghiên cứu xây dựng đường quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng
mưa thực tế cho các vùng thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ
TRONG TÍNH TỐN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MƯA HIỆU QUẢ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trên thế giới
Lượng mưa hiệu quả phụ thuộc chặt chẽ vào 2 yếu tố là chế độ mưa của từng

vùng miền (bao gồm lượng mưa và sự phân bố mưa) và chế độ nước trên ruộng lúa
(bao gồm công thức tưới và chế độ tưới). Việc xác định lượng mưa hiệu quả nhằm
ứng dụng các phần mềm tin học giải quyết bài toán chế độ tưới cho các loại cây
trồng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định lượng mưa hiệu quả, trên
thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đã được công bố.
1) Tổ chức bảo vệ đất của Mỹ (US Soil Conservation Association), trên cơ
sở tài liệu thực đo giữa mối quan hệ lượng mưa tháng và lượng mưa hiệu quả đối
với ruộng lúa và đề xuất áp dụng cho vùng California như sau:
Po = P(125-0,2P)/125, khi P<250mm

(1-1)

Po = 125-0,1P, khi P>250mm

(1-2)

Trong đó:
Po: Lượng mưa hiệu quả
P: Lượng mưa thực tế
2) Các nhà khoa học của Nga dựa trên cơ sở tài liệu thực nghiệm tại vùng
trồng lúa khu vực miền Nam đã đề xuất các công thức thực nghiệm xác định lượng
mưa hiệu quả:
Khi P ≤ E + (W dr – W o ) thì lấy α = 1
R

R

R

R


Khi P > E + (W dr – W o ) thì lấy α = [E+(W dr – W o )]P
R

R

R

R

Trong đó:
P: Lượng mưa thực tế
E: Lượng bốc hơi thực tế
W dr : Lớp nước mặt ruộng tại cuối thời đoạn
R

R

W o : Lớp nước mặt ruộng tại đầu thời đoạn
R

R

R

R

R

R



4

R

R

α: Hệ số sử dụng nước mưa

3) Các nhà khoa học Trung Quốc trên cơ sở tài liệu thực nghiệm tại các vùng
trồng lúa các tỉnh phía Nam đã đề xuất cơng thức tính lượng mưa hiệu quả áp dụng
cho các vùng này.
Khi P < 5mm, lấy α = 0
Khi 5mm < P < 50mm, lấy α = 0,8 ÷ 1
Khi P > 50mm, lấy 0,7 ÷ 0,8
Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa lượng mưa hiệu quả và
các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa hiệu quả, các nhà lập trình CROPWAT đã đề
xuất một giải pháp xác định lượng mưa hiệu quả theo 4 phương án mở.
Phương án 1: Cố định phần trăm lượng mưa hiệu quả
Theo phương án này, lượng mưa hiệu quả được lấy cố định theo một tỷ lệ
nào đó của lượng mưa.
P hq = %P
R

R

(1-3)

Đây là phương án khá kiên cưỡng vì như đã phân tích ở phần trên, tỷ lệ giữa

lượng mưa thực tế và lượng mưa hiệu quả phụ thuộc chặt chẽ vào các yêu tố quản
lý lớp nước mặt ruộng và chế độ mưa. Nghĩa là để xác định được tỷ lệ hợp lý phải
thí nghiệm đo đạc xác định.
Phương án 2: Phụ thuộc lượng mưa
Theo phương án này, một công thức kinh nghiệm đã được tổ chức FAO xây
dựng dựa trên cơ sở vùng khô hạn và bán khô hạn, như sau:
P hq = 0,6P – 10 (khi P < 70mm)

(1-4)

P hq = 0,8P – 24 (khi P> 70mm)

(1-5)

R

R

R

R

Phương án này cho thấy công thức kinh nghiệm được xây dựng trên cơ sở
vùng khô hạn và bán khơ hạn khơng thích hợp với chế độ mưa ở các tỉnh duyên hải
miền Trung nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.
Phương án 3: Xây dựng cơng thức kinh nghiệm


5


Về nguyên tắc này có nguyên lý tương tự như phương án 2. Tuy nhiên điểm
khác biệt cơ bản là các tham số của phương trình hồi quy do người sử dụng tự xác
định dựa trên cơ sở xây dựng quan hệ hồi quy tuyến tính. Phương trình có dạng:
P hq = a*P – b (khi P< z mm)

(1-6)

P hq = c*P – d (khi P> z mm)

(1-7)

R

R

R

R

Các hệ số a, b, c, d và z do người sử dụng tự xác định
Phương án 4: Phương pháp của cơ quan bảo vệ đất Hoa Kỳ
Cơ quan bảo vệ đất Hoa Kỳ xây dựng công thức kinh nghiệm xác định lượng
mưa hiệu quả trên cơ sở chế độ mưa và chế độ quản lý nước vùng trồng lúa
California.
P hq = P/125(125-0,2P), khi P< 250mm

(1-8)

P hq = 125 + 0,1P, khi P > 250mm


(1-9)

R

R

R

R

Rõ ràng đây cũng là công thức kinh nghiệm. Do vậy, cơng thức này chỉ đúng
cho vùng có chế độ mưa và chế độ quản lý nước mặt ruộng phù hợp với vùng
nghiên cứu mà thơi.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả ở Việt Nam
Ỏ Việt Nam, việc nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả đã được một số
nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là các cơng trình nghiên
cứu sau:
Vũ Ngọc Châu trên cơ sở tài liệu thí nghiệm tại vùng Tuy Phước – Bình
Định trong các niên vụ 1998 ÷ 2000 đã cho thấy hệ số sử dụng nước mưa:
- Vụ hè Đông Xuân:

C đạt từ 0,65 ÷ 0,7

- Vụ Hè Thu :

C đạt từ 0,57 ÷ 0,61

- Vụ mùa:

C đạt từ 0,58 ÷ 0,60


Theo luận án tiến sỹ của Nguyễn Đức Châu : “Hệ số sử dụng nước mưa của
các vụ trong năm của khu vực Duyên hải Nam miền Trung” biến đổi từ 33% đến
90% và biến đổi theo từng khu vực, thống kê ở bảng (1-1).


6

Bảng 1-1 : Hệ số sử dụng nước mưa vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa
TT

Đông Xuân

Trên trạm

Hè Thu

Vụ Mùa

PA1

PA2

PA1

PA2

PA1

PA2


1

Đà Nẵng

0,70

0,85

0,58

0,59

0,36

0,37

2

Tam Kỳ

0,57

0,69

0,60

0,61

0,33


0,35

3

Quảng Ngãi

0,61

0,70

0,55

0,63

0,34

0,35

4

Quy Nhơn

0,79

0,80

0,65

0,70


0,38

0,39

5

Tuy Hòa

0,80

0,85

0,71

0,72

0,33

0,34

6

Nha Trang

0,80

0,81

0,78


0,79

0,52

0,55

7

Phan Thiết

0,88

0,90

0,64

0,65

0,49

0,51

1.1.3. Các nhận xét đánh giá
Qua các kết quả nghiên cứu về lượng mưa hiệu quả trong và ngồi nước, có
thể đi đến một số nhận xét sau :
- Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều cho thấy lượng mưa hiệu quả phụ
thuộc chặt chẽ vào vùng nghiên cứu, cụ thể là phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa
và chế độ nước mặt ruộng của từng vùng nghiên cứu.
- Các kết quả nghiên cứu bắt nguồn từ số liệu thực đo lấy từ quan hệ hồi quy

cho từng vùng để xác định mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa
thực tế tương ứng với các thời đoạn và lượng mưa khác nhau.
- Các kết quả nghiên cứu trong nước mặc dù đã có một số kết quả bước đầu
tương đối chi tiết, nhưng nhìn chung hầu hết mới chỉ dừng lại ở dạng thô chưa qua
chế biến. Các nghiên cứu này chưa đưa ra được cách xác định lượng mưa hiệu quả
từ mưa thực tế. Việc áp dụng các kết quả này do vậy rất hạn chế.
Cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa
thực tế trên cơ sở chế độ tưới và chế độ mưa cho từng vùng cụ thể.


7

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA
1.2.1. Ý nghĩa của việc xác định chế độ tưới
Tưới là một khâu quan trọng trong công tác điều tiết nước mặt ruộng nhằm
cung cấp thỏa mãn yêu cầu về nước trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của
cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Trong điều kiện tự nhiên nhất định như
thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn.
Đối với một số cây trồng nhất định sẽ có một yêu cầu về cung cấp nước theo
một chế độ nhất định gọi là chế độ tưới. Chế độ tưới là một tài liệu quan trọng trong
việc quy hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác hệ thống cơng trình về tưới.
1.2.2. Nội dung tính tốn trong chế độ tưới
a) Thời gian cần tưới (ngày tưới chính)
b) Mức tưới mỗi lần
Mức tưới mỗi lần là lượng nước tưới mỗi lần cho một đơn vị diện tích cây
trồng nào đó trong suốt q trình sinh trưởng của loại cây đó.
Mức tưới được biểu thị bằng:
- Lượng nước, ký hiệu m (m3/ha)
P


P

- Lớp nước, ký hiệu h (mm)
Giữa lượng nước trên một đơn vị diện tích m và lớp nước trên mặt rng h
có mối liên hệ:
m = 10*h (m3/ha) khi h (mm)
P

P

(1-10)

c) Số lần tưới trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng
d) Thời gian tưới mỗi lần: Là thời gian thực hiện tưới hết mức tưới mỗi lần
e) Mức tưới tổng cộng: Là lượng nước tưới tổng cộng cho một đơn vị diện
tích cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng đó, thường gọi là mức
tưới toàn vụ, ký hiệu là M (m3/ha). Mức tưới tổng cộng bằng tổng các mức tưới mỗi
P

P

lần.
M = m 1 + m 2 + m 3 +...+m n
R

R

R

R


R

R

R

R

(1-11)


8

g) Hệ số tưới: Là lượng nước cần tưới trong một thời gian t nào đó để đạt
được mức tưới m. Giả sử ta thực hiện mức tưới m (m3/ha) trong t (ngày) thì hệ số
P

P

tưới được tính bằng cơng thức:
q=

m
(l/s-ha)
86,4 * t

(1-12)

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ tưới

Chế độ tưới cho một loại cây trồng xác định trong một điều kiện tự nhiên
nhất định song các điều kiện tự nhiên lại bao gồm nhiều yếu tố thay đổi rất phức
tạp. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ tưới. Các yếu tố ảnh hưởng có
thể phân làm 2 loại:
a) Yếu tố khí hậu: Bao gồm mưa, gió, bốc hơi, nhiệt độ v.v...
b) Yếu tố phi khí hậu: Bao gồm loại cây trồng, chế độ canh tác gieo trồng,
thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, điều kiện tổ chức tưới v.v...
Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố đó lại biến đổi rất phức tạp nên
việc xác định chế độ tưới chính xác và phù hợp với thực tế là hết sức khó khăn. Để
xác định chế độ tưới thường phải dựa vào các tài liệu thống kê tổng kết tưới lâu
năm của các hệ thống tưới, trạm thí nghiệm tưới để rút ra chế độ tưới thích hợp với
vùng canh tác đó.
Chế độ tưới được xác định dựa vào phương trình cân bằng nước viết cho một
khu vực trong một thời đoạn nào đó. Trong đó xét sự tương quan giữa lượng nước
đến và lượng nước đi trên khu ruộng trồng trọt mà xác định ra mức tưới, thời gian
tưới và số lần tưới.
Để thực hiện cần xác định từng thành phần trong phương trình cân bằng
nước. Trong các thành phần đó thì lượng bốc hơi mặt ruộng là một thành phần cơ
bản, nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khó xác định.


9

1.3. VÀI NÉT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến
P

P


18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106030'20'' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh
P

P

P

P

P

P

Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130
km, phía Đơng giáp Biển Đơng với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Lào
(Tỉnh Bộ Ly Khăm Xây và Khăm Mn) với chiều dài biên giới 145 km.
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 Thành phố (TP Hà
Tĩnh - tỉnh lỵ) và 1 Thị xã (TX Hồng Lĩnh), và 10 huyện: Đức Thọ, Nghi Xuân,
Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang,
Lộc Hà. TP Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của tỉnh nằm trên quốc
lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Bắc, cách thành phố Huế 314 km và cách
thành phố Hồ Chí Minh 1.348 km về phía Nam.


10

1.3.2. Đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng
bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có

diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sơng suối. Phía Tây là dãy Trường Sơn
nằm dọc biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1.000m trở lên, trong đó có một
vài đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2711m), Rào Cỏ (2.335m).
Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Phía Tây
là núi cao, kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp và cuối cùng là
các bãi cát ven biển.
Phần lớn diện tích của tỉnh là núi có độ cao dưới 1.000m, cấu trúc địa chất
tương đối phức tạp. Một phần diện tích nhỏ là các thung lũng có độ cao chủ yếu
dưới 300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm dọc theo hướng song song
với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ xâm thực.
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển có địa hình trung bình trên
dưới 5m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng
về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng
hình thành bởi phù sa các sơng suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt
trung bình đến nhẹ.
Địa hình bờ biển Hà Tĩnh với Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để
thiết lập cảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8-12m từ bờ vào,
thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu.
1.3.3. Đặc điểm sơng ngịi
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ
ở phía Bắc, cịn lại các vùng khác có lượng mưa bình qn hàng năm đều trên 2.000
mm, cá biệt có nơi trên 3.000 mm. Sơng, hồ, biển và bờ biển Sơng ngịi nhiều
nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông
Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sơng ngịi Hà Tĩnh có thể
chia làm 3 hệ thống:


11

- Hệ thống sơng Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sơng

P

P

bé như sơng Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ
P

P

Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sơng Lam
chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sơng và cửa lạch ven biển: có nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa
Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống
P

P

Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục
vụ cho sinh hoạt, cơng nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
1.3.4. Đặc điểm đất đai
Hà Tĩnh có 9 nhóm đất:
- Nhóm đất cát: Có diện tích 38.204 ha chiếm 6,3% diện tích tồn tỉnh, trong
đó chủ yếu là đất cát biển (23.926 ha) còn lại là đất cồn cát (14.278 ha). Loại đất
này thường trồng đậu, lạc, khoai, rừng phòng hộ.
- Nhóm đất mặn: Có diện tích 4432 ha, chiếm 0,73 % diện tích tồn tỉnh,
phân bố rải rác ven theo các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập
và tích luỹ trong đất, theo 2 con đường hoặc do mặn tràn, hoặc ngầm theo mạch
ngang trong đất.

- Nhóm đất phèn mặn: Ở Hà Tĩnh đất phèn khơng điển hình, chỉ xuất hiện
đất phèn ít và đất phèn trung bình, nhưng thường đi đơi với đất mặn ít, hình thành
nên đất phèn trung bình mặn ít. Có diện tích 17.919,3 ha, chiếm 2,95% diện tích
tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các dải đất phù sa gần các cửa sông ven biển có địa
hình tương đối thấp. Hiện tại một số vùng cải tạo trồng lúa, cịn có vùng chuyển
sang ni trồng thuỷ sản.
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 100.277,3 ha chiếm 17,73%, phân bố tập
trung ở địa hình vùng đồng bằng ven biển, là sản phẩm phù sa của các sơng suối
chính như sơng La, sơng Lam, sơng Nghèn, sơng Hội, sơng Rào Cái, sơng Rác.
Nhóm đất này có đặc điểm chính là khá bằng phẳng, ở thượng nguồn như ở Hương


12

Sơn, Đức Thọ. Ngồi ra cịn có các dải phù sa hẹp của các con sông suối nhỏ ở rãi
rác các huyện trong tỉnh, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiều
sỏi sạn.
- Nhóm đất bạc màu: Có diện tích 4.500 ha, chiếm 0,7% diện tích đất tồn
tỉnh, phân bố rải rác ở địa hình ven chân đồi, có địa hình lượn sống nhẹ, thốt nước
nhanh ở các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Thích hợp với cây
trồng cạn và các loại cây ăn quả.
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích lớn nhất trong tỉnh gồm 312.738 ha chiếm
51,6 % diện tích tự nhiên của tỉnh.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Có diện tích 201.655,2 ha, chiếm
33,3% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện miền núi. Đất được hình
thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Nhìn chung loại đất này có tầng
dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày, là loại đất
có tiềm năng của tỉnh.
+ Đất đỏ vàng trên đá mácma axít: Có diện tích 70.312,6 ha, chiếm 11,6%
diện tích tồn tỉnh, phân bố rãi rác ở các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê.

Loại đất này thích hợp với loại cây dài ngày như: cao su, chè, cây ăn quả và một số
cây công nghiệp ngắn ngày khác.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 35.120 ha, chiếm 5,8% diện tích
tồn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng đồi núi các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm
Xun. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn và cây dài ngày.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 4900 ha, chiếm 0,8% diện tích
tồn tỉnh, phân bố ở 2 huyện Kỳ Anh và Hương Khê trên nền địa hình lượn sống.
Loại đất này thích hợp các loại cây trồng cạn như rau, màu, cây công nghiệp ngắn
ngày và các loại cây lâu năm như chè, cao su, cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có diện tích 750 ha, chiếm 0,12% diện
tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở huyện Hương Khê, trên địa hình chân đồi có dốc
dưới 10o, được cải tạo để trồng lúa nước.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:


13

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Có diện tích 11.073 ha, chiếm 1,83% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh. Phân bố trên địa hình đồi núi của các huyện Hương Khê,
Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh. Thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất đỏ vàng trên granit: Có diện tích 24.220,6 ha, chiếm 4% diện tích tồn
tỉnh, đất phát triển trên đá granit ở độ cao trên 900 m. Thích hợp cho trồng cây lâm
nghiệp.
- Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 4.800ha chiếm 0,79% diện tích tồn tỉnh,
phân bố tập trung ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Thị xã Hồng
Lĩnh ở địa hình thung lũng xen giữa các dãy núi. Thích hợp trồng 1 vụ lúa, có thể
trồng màu.
- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: Có diện tích 37.742,1 ha, chiếm 6,2% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can
Lộc, Kỳ Anh. Trên địa hình đồi núi, có tầng đất mỏng dưới 10 cm. Loại đất này chỉ

dành để phát triển lâm nghiệp, trồng cây che phủ đất, cải tạo môi sinh.
1.3.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh
1.3.5.1. Thuận lợi
- Hà Tĩnh là tỉnh nằm trên huyết mạch giao thơng Bắc Nam, gồm có đường
bộ, đường sắt và đường thủy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng, thủy hải sản là thế mạnh của tỉnh.
- Hà Tĩnh có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, dịch vụ.
1.3.5.2. Hạn chế
Điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,
song cũng bộc lộ những hạn chế:
- Địa hình tương đối phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây khơng
ít khóa khăn cho xây dựng các cơng trình hạ tầng, đặc biệt là các cơng trình giao
thơng, thủy lợi.
- Địa hình nhiều đồi núi, thảm thực vật mỏng, lượng mưa phân bố không đều
trong năm cùng với một số hình thái thời tiết gây lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán


14

trong mùa khơ gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và các ngành khác
cũng như giao thông đi lại.
1.3.6. Đặc điểm dân sinh - kinh tế
1.3.6.1. Dân số
Trong những năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số của Hà Tĩnh giảm dần. Tuy
vậy, hàng năm dân số vẫn tăng lên hàng nghìn người, tỷ lệ tăng dân số bình quân
hàng năm xấp xỉ 8%.
Bảng 1-2: Dân số và phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh - 2008
TT

Đơn vị


Dân số

Diện tích

Mật độ dân số

(Người)

(Km2)

(Người/Km2)

1

Thành phố Hà Tĩnh

79.500

56

1.420

2

Thị xã Hồng Lĩnh

35.465

59


601

3

Huyện Hương Sơn

110.903

1104

100

4

Huyện Đức Thọ

119.856

202

593

5

Huyện Vũ Quang

32.421

638


51

6

Huyện Nghi Xuân

94.718

220

431

7

Huyện Can Lộc

135.728

301

451

8

Huyện Hương Khê

107.145

1.278


84

9

Huyện Thạch Hà

141.898

355

400

10

Huyện Cẩm Xuyên

147.717

637

232

11

Huyện Kỳ Anh

173.059

1056


164

12

Huyện Lộc Hà

87.001

119

731

1.265.411

6.025

210

TỔNG SỐ

(Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh)


15

1.3.6.2. Đặc điểm kinh tế
1) Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh là 6.025 km2. Trong đó, đất nơng nghiệp là
103.720 ha chiếm 17,13%; đất lâm nghiệp 231.100 ha, chiếm 38,16%; đất chuyên

dùng 45.700 ha, chiếm 7,55%; đất ở 6.920 ha, chiếm 1,14%; đất chưa sử dụng
218.134 ha, chiếm 36,02%.
Nguồn tài nguyên đất đai của Hà Tĩnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai
thác. Hơn 50% diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp,
khoảng 10% đất chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, 5.340
ha mặt nước có khả năng cải tạo để ni trồng thủy sản, 10.000 ha đất vườn gia
đình chưa được cải tạo để trồng cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, hệ số sử dụng
đất nơng nghiệp cịn thấp, nhất là ở các huyện miền núi. Đất đai, thổ nhưởng ở Hà
Tĩnh chủ yếu thích hợp cho trồng cây lương thực và cây cơng nghiệp ngắn ngày.
2) Tình hình sản xuất nơng nghiệp
a) Ngành trồng trọt
Hàng năm trồng trọt đóng góp khoảng 63% giá trị sản xuất nơng nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 đạt 6.337,6 tỷ đồng, tăng gần gấp đơi
năm 2004. Trong đó trồng trọt chiếm 65,32%, chăn nuôi chiếm 32,58%, dịch vụ
chiếm 2,1%.
Để nâng cao sản lượng lúa, tỉnh Hà tĩnh đã áp dụng gieo trồng các giống lúa
có năng suất và chất lượng cao. Đối với vụ Đông xuân, gieo trồng các giống lúa
như: IR1820, Xi23, NX30, IR35366, KD18, IR352, HT1, PC6, ĐB6, Khải phong số
1, Nhị ưu 838, Thụy hương 308, Thục hưng số 6. Lịch thời vụ: gieo mạ từ 5-30/12,
thu hoạch vào tháng 4. Đối với vụ Hè thu, gieo trồng các giống lúa như: ATY77,
PC6, IR50404, ATY77, PC6, KD18, XM12, HT1, IR352, TH3-3, Nhị ưu 838, Khải
Phong số 1, Bio404, Syn6. Lịch thời vụ: gieo mạ từ 5-30/5, thu hoạch vào cuối
tháng 9.
b) Chăn nuôi


16

Ngành chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh ngày càng phát triển. Trong những tháng đầu
năm 2009, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng 36% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Miền núi là nơi phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, hươu..), Vùng đồng
bằng ven biển là nơi phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm.
c) Lâm nghiệp
Hà Tĩnh có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng
21,13 triệu m3, rừng trồng 76,156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng
đạt 45%. Rừng tự nhiên thường gặp là kiều rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp
các loại rừng là kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên
18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng và chất lượng rừng được nâng lên
rõ rệt, môi trường sinh thái được cải thiện đáng kể. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm
2008 đạt 295 tỷ 131 triệu đồng, trong đó trồng và ni rừng chiếm 12,31%, khai
thác lâm sản đạt 69,97% dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác đạt 17,72%.
d) Thủy sản
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn, là những ngư trường
lớn để khai thác hải sản. Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính
86.000 tấn. Trong đó có khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn/năm.
Năm 2008 sản lượng ngành thủy sản đạt 32.838 tấn. Tổng giá trị sản xuất
thủy sản năm 2008 đạt 730 tỷ 802 triệu đồng, trong đó khai thác chiếm 54,42%,
nuôi trồng chiếm 41,6%, dịch vụ chiếm 3,98%.
e) Cơng nghiệp
Nhờ chính sách thu hút đầu tư, những năm gần đây, Cơng nghiệp Hà Tĩnh đã
có bước phát triển mang tính đột phá đã có những kết quả bước đầu. Tổng giá trị
sản phẩm công nghiệp (2008) đạt 1.677 tỷ đồng. Hà Tĩnh đang đẩy mạnh củng cố
các cơ sở sản xuất công nghiệp, tập trung đầu tư một số sơ sở mới, bên cạnh đó đã
quy hoạch và phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
công nghiệp như : chế biến thủy sản, khai khoáng, mạng lưới điện và giao thông,
bên cảng...


17


g) Thương mại, dịch vụ
Kinh tế thương mại dịch vụ Hà Tĩnh những năm gần đây khá phát triển, GDP
của ngành thương mại dịch vụ chiếm hơn 33% trong GDP toàn tỉnh Hà Tĩnh. Tại
khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, khu công nghiệp cảng biển Vũng Áng, khu công
nghiệp Gia Lách - Nghi Xuân, tỉnh đã có các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến
khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp, thành phần kinh tế trong tỉnh để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.3.7. Giới thiệu một số hệ thống thủy nông đặc trưng trên địa bàn nghiên cứu
1.3.7.1. Hệ thống thủy nông Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ là một cơng trình nhân tạo, nó mang tính chất phục vụ thuỷ lợi là
chính, hồ được xây dựng trên lưu lực của sông Rào Cái. Hồ được khởi công xây
dựng từ năm 1976 tới năm 1980 thì hồn thành các hạng mục chính, đến năm 1983
thì tồn bộ hệ thống được đưa vào sử dụng. Hồ nằm giữa các sườn đồi, núi thuộc
huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 70 km về phía nam. Hồ dài
gần 30 km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa 300 triệu m³ nước.
Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lịng hồ hơn 30 km2, với dung
P

P

tích hữu ích 345 triệu m3, dung tích tồn bộ 425 triệu m3. Diện tích lưu vực (diện
P

P

P

P


tích hứng nước) của hồ là 223km2; chế độ điều tiết nước trong hồ là nhiều năm. Đập
P

P

tạo hồ bằng đất đồng chất cao 37,4m dài 970m cùng 3 đập phụ; hồ có 3 tràn xả lũ
(tràn Dốc Miếu, tràn trong cống và tràn sự cố). Kênh chính rộng hơn 10m, dài
17,2km, tải lưu lượng 28,2 m3/s; hệ thống kênh nhánh dài 110km. Nhiệm vụ của hồ
P

P

là tưới cho 21.136 ha đất canh tác của huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà và thị xã
Hà Tĩnh, chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du; cung cấp nước tưới phục
vụ công nghiệp và sinh hoạt trong vùng với lưu lượng 1,6m3/s; phát điện công suất
P

P

lắp máy 2,3MW.
1.3.7.2. Hệ thống thủy nơng Động Trịn
Hệ thống thủy nơng Động Trịn bao gồm nhiều cụm cơng trình như Hồ Khe
Cị, Hồ Vực Rồng, Trạm bơm Sơn Ninh 1, Trạm bơm Sơn Thịnh 1.


18

Hồ Khe Cị được xây dựng năm 1966. Hồ có nhiệm vụ tưới cho 420 ha diện
tích lúa 2 vụ của các xã Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn An và Sơn Hồ của huyện Hương

Sơn. Các thơng số thiết kế của hồ như sau:
- Đập chính:
+ Cao trình đỉnh đập:

+42.5

+ Chiều cao đập lớn nhất:

20,0 m,

+ Cao trình mực nước dâng bình thường:

+38,5

+ Chiều dài đỉnh đập:

100 m,

+ Chiều rộng đỉnh đập:

2,5 m

- Tràn xả lũ: Có 2 tràn xả lũ với tổng chiều rộng tràn là 80m. Tràn 1 có cao
trình ngưỡng là +38.5m, Btràn =50m. Tràn 2 có cao trình ngưỡng +39.0 m, Btràn
=30m.
- Cống lấy nước: Gồm 2 ống tròn D=40cm, dài 56 m, đáy ở cao trình
+29.0m. Tháp lấy nước đầu cống dạng trịn D=70 cm
Kênh tưới Khe Cò bắt nguồn từ đầu cống lấy nước hồ Khe Cò, chạy men
theo bờ tả suối Khe Cò xuống đến đường Hồ Chí Minh, đi dọc theo đường khoảng
500 m rồi chui qua đường HCM qua cống tại lý trình Km 423+500. Tổng chiều dài

kênh L=3.100 m.
Hồ Vực Rồng được xây dựng năm 1992, có nhiệm vụ tưới cho 200 ha diện
tích đất canh tác của các xã Sơn Tiến, Sơn Hoà, Sơn An và Sơn Thịnh của huyện
Hương Sơn. Các thông số thiết kế của hồ như sau:
+ Dung tích hữu ích:

1,7 x 106 m3,

+ Cao trình mực nước dâng bình thường:

+19,0 m

+ Cao trình đỉnh đập:

+22,0 m,

+ Chiều dài đập:

150 m,

+ Cao trình đáy cống tưới:

+11,0 m,

P

P

Kênh N1-Vực Rồng dài 3,5 km, phục vụ tưới cho 160 ha diện tích đất các xã
Sơn Tiến, Sơ Hồ và Sơn Thịnh. Kênh N2-Vực Rồng dài 2.572 m, tưới cho 40 ha

diện tích đất canh tác của xã Sơn Tiến và Sơn An.


19

Trạm bơm Sơn Ninh 1 được xây dựng từ năm 1986. Trạm có quy mơ là 4
máy, mỗi máy cơng suất 410 m3/h, lấy nước từ sông Ngàn Phố. Trạm có nhiệm vụ
P

P

tưới cho 250 ha diện tích canh tác của các xã Sơn Ninh, Sơn Hoà và Sơn Lễ của
huyện Hương Sơn. Hệ thống kênh trạm bơm Sơn Ninh có 1 kênh trục chính dài
4982 m.
Trạm bơm Sơn Thịnh 1 được xây dựng từ năm 1986 với quy mô trạm là 2
máy, mỗi máy công suất 1.000 m3/h, lấy nước trên sơng Ngàn Phố tưới cho 150 ha
P

P

diện tích canh tác lúa của các xã Sơn Thịnh và Sơn Hoà của huyện Hương Sơn. Hệ
thống kênh trạm bơm Sơn Thịnh gồm có kênh chính dài 1.614 m. Kênh nhánh N1
dài 1.128 m.


20

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA CỦA MỘT SỐ VÙNG
THUỘC TỈNH HÀ TĨNH

2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía đơng
nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
kiểu khí hậu gió mùa.
Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc,
miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ.
Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ
rệt. Mùa Xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4. Mùa Hè từ
tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều.
Tháng nóng nhất thường vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều
nhất trong năm. Mùa Thu thường trong hai tháng 9 và 10, mùa này khí hậu mát mẻ.
Mùa Đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh
khơ.
Miền Nam gồm khu vực Tây Ngun và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt
đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau). Quanh năm, nhiệt độ của
miền Nam tương đối cao. Khí hậu miền Nam ít biến động nhiều trong năm.
Khí hậu miền Trung được chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc Trung Bộ và
vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải
Vân, về mùa Đông do bị ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc cộng thêm bị dãy núi
Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía Nam (tại
đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đơng Bắc. Vì vậy vùng
này thường lạnh nhiều vào mùa Đơng và thường kèm theo mưa nhiều, do gió mùa
thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với
thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa Đông. Về mùa Hè, lúc này do


21

khơng cịn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khơ nóng (có khi tới > 40

°C, độ ẩm khơng khí thấp), gió này gọi là gió Lào.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.
2.2. VÀI NÉT VỀ KHÍ HẬU TỈNH HÀ TĨNH
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngồi
ra, Hà Tĩnh cịn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đơng
giá lạnh của miền Bắc.
Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nắng
nóng, khơ hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khơ nóng, nhiệt
độ có thể lên tới 40oC. Khoảng tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm
P

P

theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500mm/ngày đêm. Mùa
đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đơng Bắc kéo
theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7oC.
P

P

Khí hậu của Hà Tĩnh có một số đặc điểm chính như mùa đơng lạnh do khối
khí lạnh từ phía Bắc tràn về; là tỉnh nằm ở khu vực có lượng mưa lớn nhất tồn
vùng, chịu ảnh hưởng của bão; khí hậu có sự biến động mạnh, thể hiện rõ trong chế
độ nhiệt mùa đông và chế độ mưa bão mùa hè.
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,6oC÷24,6oC. Biện độ
P

P


P

P

giao động ngày và đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,2oC. Số giờ nắng trung bình năm
P

P

vào khoảng 1.800 giờ. Lượng mây trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 70-80%.
Lượng mưa trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 2.000÷2.700mm, với số ngày
mưa từ 140-160 ngày/năm. Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84-86%. Chênh
lệch giữa độ ẩm trung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18-19%.
Hà Tĩnh là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3÷4 cơn
bão/năm, chịu ảnh hưởng từ 5÷6 cơn bão/năm). Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có
thể đạt tới 30m/s ở vùng núi và 40m/s ở vùng đồng bằng.


×