Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài thảo luận môn LMT bài 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.32 KB, 17 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
Câu 1. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Nhận định sai.
Chất gây ô nhiễm môi trường là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm môi trường bị ô nhiễm. Như
vậy ngoài tồn tại dưới dạng chất hay hợp chất, chất gây ơ nhiễm mơi trường cịn có thể
tồn tại dưới dạng yếu tố vật lý như nhiệt độ, ánh sáng, sinh vật….
CSPL: Khoản 11 Điều 3 Luật Môi trường 2014.
Câu 2: Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ơ nhiễm
mơi trường.
Nhận định sai.
Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
=> Các hành vi làm biến đổi chất lượng mơi trường chính là suy thối mơi trường.
Cịn hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi làm biến đổi các thành phần môi
trường.
CSPL: Khoản 8, 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 3: Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện
trạng môi trường.
Nhận định sai.


Vì trách nhiệm đánh giá hiện trạng mơi trường quốc gia và địa phương là của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ mơi
trường trong đó có đánh giá hiện trạng mơi trường. Cịn Bộ Tài nguyên và Môi trường
không chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.
CSPL: Khoản 4 Điều 141 Luật Bảo vệ mơi trường 2014.


Câu 4: Chất thải có thể là chất gây ơ nhiễm.
Nhận định sai.
Vì căn cứ theo Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT 2014 quy định Chất gây ô nhiễm là các
chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn
ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT 2014: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Vì vậy nếu nếu vật chất
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và hoạt động khác ra môi
trường thấp hơn ngưỡng cho phép và không làm cho môi trường bị ơ nhiễm thì sẽ
khơng được xem là chất gây ô nhiễm.
CSPL: Khoản 11,12 Điều 3 Luật BVMT 2014.
Câu 5: Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Nhận định sai.
Theo khoản 16 Điều 3 VBHN 09/VBHN-BTNMT về quản lý chất thải và phế liệu thì
xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ
chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chơn lấp chất thải và các
yếu tố có hại trong chất thải.
Và căn cứ theo khoản 15 điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 có định nghĩa quản lý
chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Theo đó, thì hoạt động xử lý chất thải
chỉ là một hoạt động trong quá trình quản lý chất thải, cịn quản lý chất thải là một quá
trình rộng hơn gồm rất nhiều hoạt động trong đó có xử lý chất thải, đóng vai trị quan


trọng trong việc giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, mơi trường
hay tính mỹ quan, góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.
Do vậy, không thể xem quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2014.
Câu 6: Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải
nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 90 Luật BVMT 2014 chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về
chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
tỉnh như quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tại Khoản 1 Điều 143 chứ không phải lập hồ sơ tại Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Việc cấp phép mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thực
hiện.
CSPL: Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 7: Sở Tài nguyên và Mơi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
xử lý chất thải nguy hại.
Nhận định sai.
Theo khoản 24 Điều 3 VBHN 09/VBHN-BTNMT về quản lý chất thải và phế liệu thì
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại
để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy
hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 90 LBVMT 2014 thì Bộ Tài ngun và Mơi trường quy
định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại chứ không phải
là Sở Tài nguyên và Môi trường.
CSPL: Khoản 3 Điều 90 LBVMT 2014.
Câu 8: Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trường đã được phê duyệt.


Nhận định sai.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 40/2019 thì Một trong những điều kiện bắt buộc để
được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động mơi
trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Tuy nhiên, điều kiện này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu
cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà

khơng thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu
cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác
động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng
mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động mơi trường thì phải
có phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận
trước khi triển khai việc cải tạo, nâng cấp.
=> Cơ sở sản xuất hoặc cơ sở xử lý chất thải đáp ứng tiêu chí trên thì được cấp Giấy
phép xử lý chất thải nguy hại mà khơng cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt
CSPL: Khoản 2 Điều 3 NĐ 40/2019, Khoản 9 Điều 9 NĐ38/2015.
Câu 9: Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại
đều phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 93 Luật BVMT 2014 quy định điều kiện của cơ sở xử lý chất thải
nguy hại gồm:


Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.



Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con
người.




Có cơng nghệ, phương tiện, thiết bị chun dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất
thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường.




Có cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường.



Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chun
mơn phù hợp.



Có quy trình vận hành an tồn cơng nghệ, phương tiện, thiết bị chun dụng.



Có phương án bảo vệ mơi trường.



Có kế hoạch phục hồi mơi trường sau khi chấm dứt hoạt động.



Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường
thẩm định và phê duyệt.

=> Khơng có điều kiện về phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Chỉ cần đáp ứng
các điều kiện trên thì tổ chức, cá nhân có thể thực hiện hoạt động xử lý chất thải nguy
hại.

CSPL: Điều 93 Luật BVMT 2014.
Câu 10: Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ
kiện đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường.
Theo Khoản 16 Điều 3 Luật BVMT 2014 thì phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân
loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Nên phương tiện
giao thông được phá dỡ lấy phụ kiện để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình
sản xuất khác là phế liệu.
Theo Khoản 1 Điều 76 Luật BVMT 2014 thì Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào
Việt Nam đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định thì sẽ được nhập khẩu. Theo Phụ
Lục I Thông tư 01/2013/TT-BTNMT thì phụ kiện phương tiện giao thơng có thể dưới
dạng phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa), gang, sắt, thép hoặc các nguyên tố hóa


học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương
tự. Vậy nếu phụ kiện trong phương tiện giao thông là phế liệu thuộc danh mục phế liệu
được phép nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện quy định thì việc nhập khẩu phương
tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện là được phép.
CSPL: Điều 3, Điều 76 Luật BVMT 2014, Phụ lục I TT 01/2013/TT- BTNMT.
Câu 11: Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất thì mới được phép nhập khẩu phế liệu.
Nhận định sai.
Khơng chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất mới
được phép nhập khẩu phế liệu, mà còn có Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu
cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cũng được
phép nhập khẩu phế liệu.
Ngồi ra, Khoản 3 Điều 76 Luật BVMT 2014 thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu
có trách nhiệm sau: Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
=> Chỉ cần tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là đã được

phép nhập khẩu phế liệu chứ không quy định trực tiếp hay gián tiếp.
CSPL: Khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP/2015.
Câu 12: Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến
đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Nhận định sai.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
=> Để coi là sự cố môi trường thì sự cố đó phải gây ra hậu quả như gây ơ nhiễm, suy
thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng. Cho nên các sự cố nếu gây thiệt hại mà
khơng có hậu quả như gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng
thì khơng được coi là sự cố môi trường.
CSPL: Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.


Câu 13: Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố mơi trường mới có trách nhiệm
khắc phục sự cố.
Nhận định sai.
Theo Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT 2014: Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá
trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc
biến đổi mơi trường nghiêm trọng.
Nếu sự cố môi trường xảy ra do các sự kiện khách quan hoặc chưa xác định được
nguyên nhân gây ra thì trách nhiệm khắc phục thuộc về bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các
nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ơ nhiễm mơi trường.
=> Khơng chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố mơi trường mới có trách nhiệm khắc
phục sự cố.
CSPL: Khoản 3 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Câu 14: Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện
chủ sở hữu.
Nhận định sai.

Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối
với rừng thuộc sở hữu toàn dân.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 7 và Khoản 10 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017: Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây
trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn
được giao, được thuê để trồng rừng.
=>Tài nguyên rừng là rừng sản xuất là rừng trồng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư cũng có quyền sở hữu.
CSPL: Điều 7, Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017.
Câu 15: Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định sai.


Vì căn cứ theo khoản 9 Điều 2, Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 thì chủ rừng là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao
đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng,
tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 7 LLN 2017 thì chủ sở hữu đối với rừng gồm 2 nhóm: là sở hữu tồn dân
do Nhà nước đại diện quản lý và các chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Trong sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện quản lý thì Nhà nước có quyền sở hữu tuyệt đối với tất cả các
yếu tố cấu thành rừng. Theo khoản 10 Điều 2 LLN 2017 thì chủ rừng là chủ sở hữu đối
với rừng sản xuất là rừng trồng và chủ rừng có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ
rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng. Do đó, chủ rừng chỉ có
phạm vi sở hữu tương đối, khơng có quyền sở hữu đối với động, thực vật hoang dã và
đất rừng như chủ sở hữu đối với rừng là nhóm sở hữu tồn dân.
CSPL: khoản 9, 10 Điều 2 và Điều 7, Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.
Câu 16: Chỉ có Ủy ban Nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế

hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 101, Điều 102 Luật Lâm nghiệp 2017 khơng chỉ có
UBND các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng mà cịn có
Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn vì đây là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp như: “Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp”.
CSPL: Điều 101,102 Luật Lâm nghiệp 2017.
Câu 17: Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản
xuất kinh doanh.
Nhận định sai.


Căn cứ theo điểm đ khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 thì tổ
chức kinh tế chỉ được Nhà nước giao rừng đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Và căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì chức năng của rừng đặc
dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam
thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái …; chức năng của rừng phòng hộ là được sử dụng
chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, sạt lở, lũ quét, lũ ống,
chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai,...
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì rừng sản xuất được sử dụng
chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ mơi trường rừng. Do đó, để được
giao rừng khơng thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh thì tổ chức kinh tế phải
được giao rừng là rừng sản xuất nhưng theo khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017
thì tổ chức kinh tế không được giao rừng đối với rừng sản xuất.
Như vậy, tổ chức kinh tế được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng là để bảo vệ và
phát triển rừng chứ không phải sản xuất kinh doanh.

CSPL:Điều 5, Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017.
Câu 18: Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ.
Nhận định sai.
Nhà nước khơng chỉ giao rừng phịng hộ khơng thu tiền sử dụng cho Ban quản lý rừng
phòng hộ mà còn giao cho các đối tượng khác như: tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân, hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phịng
hộ, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
CSPL: Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017.
Câu 19: Tổ chức, cá nhân nước ngồi cũng có thể được Nhà nước giao rừng để
sản xuất kinh doanh.
Nhận định sai.


Theo Khoản 9 Điều 2 Luật lâm nghiệp 2017 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư được Nhà nước giao rừng là chủ rừng.
Theo Khoản 2, 5 Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017 thì tổ chức kinh tế bao gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật và cá nhân trong nước là chủ rừng.
=> Tổ chức,cá nhân nước ngồi khơng là chủ rừng và khơng thể được Nhà nước giao
rừng để sản xuất kinh doanh.
CSPL: Điều 2, Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017.
Câu 20: Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng
rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 việc chủ rừng sử dụng rừng với
hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng được Nhà nước bồi thường khi thu hồi
rừng trong trường hợp vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc
khơng đúng đối tượng. Cịn những trường hợp khác thì khơng được bồi thường.
CSPL: Khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017.

Câu 21. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loại đông vật, thực vật nguy cấp,
quý, hiếm thuộc nhóm 1A, 1B.
Nhận định sai.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019 Danh mục thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại. Vậy các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB
chỉ bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhận định trên
chỉ đề cập đến “gây ni” mà khơng chỉ rõ vì mục đích gì. Nếu khơng vì mục đích
thương mại chỉ ni trồng, nhân giống, bảo tồn thì pháp luật khơng cấm. Cịn ni vì
mục đích thương mại thì bị nghiêm cấm.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019.


Câu 22: Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
Cho phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với: Mẫu vật các lồi động
vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc ni sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau; mẫu vật
các lồi thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.
CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định 06/2019.
Câu 23: Khi động vật rừng tấn cơng đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì
họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Nhận định sai.
Vì theo quy định của tại Điều 8 Nghị định 06/2019, khi động vật rừng tấn công đe doạ
tính mạng, tài sản của người dân thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước
các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng. Trường hợp biện
pháp xua đuổi khơng có hiệu quả thì phải báo cáo cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc huyện gần nhất để xem xét. Trong trường hợp, động vật tấn cơng
ở ngồi khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nếu đã áp dụng các biện pháp xua
đuổi nhưng khơng có hiệu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, chỉ

đạo việc bẫy, bắn động vật.
Như vậy, khi động vật rừng tấn cơng, đe doạ tính mạng, tài sản của người dân thị họ
khơng có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
CSPL: Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp.
Câu 24: Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện
chủ sở hữu.
Nhận định sai.
Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo


quy định của pháp luật. Đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ
vốn tự ni trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được Nhà nước giao hoặc
cho thuê thì thuộc sở hữu hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
CSPL: Điều 4, Khoản 1 Điều 42 Luật thủy sản 2017.
Câu 25: Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ
để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định sai.
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 6 Luật Thuỷ sản 2017 quy định về chính sách phát
triển hoạt động thuỷ sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố mơi
trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản,
chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thuỷ sản ven bờ.
Do hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ sẽ dẫn đến hậu quả cạn kiệt nguồn thuỷ sản,
bãi sinh sản ven bờ của các loài thủy hải sản, khu vực ven bờ thường các loại thủy sản
chưa trưởng thành và không đem lại lợi ích kinh tế cao, do vậy Nhà nước không
khuyến khích đánh bắt gần bờ nhằm ngăn chặn tận diệt thủy sản và đề ra những chính
sách mới nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác đánh bắt ở vùng khơi xa, khai thác các
loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng lớn hơn.

Như vậy, pháp luật Việt Nam khơng khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản gần bờ.
CSPL: Khoản 2 Điều 6 Luật Thuỷ sản 2017.
Câu 26: Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo
quy định của Luật thủy sản.
Nhận định sai.
Căn cứ Khoản 18 Điều 3 Luật thủy sản 2017 thì khai thác thủy sản là hoạt động đánh
bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 50 Luật thủy sản 2017 thì tổ chức, cá nhân khai thác thủy
sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên mới phải có Giấy phép khai
thác thủy sản nên trường hợp tàu cá đánh bắt thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 mét


trở lên mới bắt buộc phải có Giấy phép, cịn tàu cá có chiều dài dưới 06 mét thì khơng
cần phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
CSPL: Khoản 18 Điều 3, Khoản 1 Điều 50 Luật thủy sản 2017.
Câu 27: Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thỗ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên
nước.
Nhận định sai.
Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012 thì “Nước dưới đất
và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, nước khống, nước nóng thiên nhiên khơng thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật này.” Và căn cứ theo Điều 1 Luật khống sản 2010 thì nước khống và
nước nóng thiên nhiên là khoáng sản thuộc sự điều chỉnh của Luật Khống sản
Do đó, các nguồn nước được nêu trong khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012
tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không là tài nguyên
nước và không chịu sự điều chỉnh của Luật này.
Như vậy, không phải mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên
nước.

CSPL: Khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012, Điều 1 Luật Khoáng sản 2010.
Câu 28: Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Nhận định sai.
Luật có quy định tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhưng có 1 số trường hợp ngoại lệ quy định ở
khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012 đó là nếu tổ chức, cá nhân đó chỉ xả nước
thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì sẽ khơng phải
xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
CSPL: Khoản 3 và khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012.


Câu 29: Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước.
Nhận định sai.
Theo Khoản 1 Điều 65 Luật tài nguyên nước 2012 thì Tổ chức, cá nhân khai thác tài
nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp
sau đây:
a) Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông
nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng
thủy sản tập trung với quy mơ lớn.
Ngồi ra, quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
tại Khoản 2 Điều 43 Luật tài nguyên nước 2012 cũng khơng có nghĩa vụ nộp tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước.
=> Nếu không thuộc các trường hợp trên thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
CSPL: Điều 65 Luật tài nguyên nước 2012.
Câu 30: Tổ chức, cá nhân có hoạt động khống sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi

môi trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
Theo Khoản 5 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 thì hoạt động khống sản bao gồm hoạt
động thăm dị khống sản, hoạt động khai thác khống sản.
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là
quỹ bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ
chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.( khoản 2 Điều 3 Nghị định số
19/2015/NĐ-CP).


Và theo khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010 có quy định: “Trước khi tiến hành
khai thác khống sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.”. Theo đó chỉ có có hoạt động khai thác
khoáng sản mới phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật
chứ không bao gồm hoạt động thăm dị khống sản.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có hoạt động khống sản là hoạt động thăm dị khống sản
thì khơng đương nhiên phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của
pháp luật.
CSPL: khoản 5 Điều 2, khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010.
Câu 31. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dị khống sản phải kí quỹ cải tạo,
phục hồi mơi trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
Vì theo khoản 5 Điều 2 Luật khống sản 2010 thì hoạt động khống sản bao gồm hoạt
động thăm dị khống sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
Mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi
trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Nghĩa là, chỉ khi tổ chức
cá nhân tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản thì mới phải thực hiện ký quỹ, nếu
chỉ dừng ở hoạt động thăm dị thì khơng cần phải kí quỹ.
CSPL: Khoản 3, 4 Điều 8 NĐ 40/2019/NĐ-CP.

Câu 32: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương
nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khống sản đó.
Nhận định sai.
Tổ chức, cá nhân chỉ được chuyển nhựợng quyền khai thác khống sản, chứ khơng
được chuyển nhượng Giấy phép khai thác khống sản.
Ngồi việc đã đã được cấp giấy phép khai thác khống sản thì cịn phải có điều kiện
khác là đã hồn thành cơng tác xây dựng cơ bản, đưa mỏỏ̉ vào khai thác thì mới có
quyền chuyển quyền khai thác khống sản.


Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận
CSPL: Khoản 1, 2, 3 Điều 66 Luật khoáng sản 2010.
Câu 33: Mọi trường hợp khai thác khống sản đều phải có giấy phép khai thác
khống sản.
Nhận định sai.
Vì hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác
khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường, khai thác tận thu khống sản khi có
đủ điều kiện do chính phủ quy định.
Ngồi ra, tại Khoản 2 Điều 64 quy định trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khống
sản làm vật liệu xây dựng thơng thường khơng phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác
khống sản.
Do đó hộ kinh doanh khai thác khoáng sản nếu như đáp ứng các điều kiện do chính
phủ quy định thì được khai thác khóang sản mà khơng cần phải có giấy phép khai thác
khoáng sản.
CSPL: Khoản 2 Điều 51, Khoản 2 Điều 64 Luật khoáng sản 2010.
Câu 34: Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định sai.
Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên. Quy định quyền sở hữu rừng thì tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cũng có quyền sở hữu rừng sản xuất là

rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng
đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong
thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
Ngoài ra, đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn tự nuôi
trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì
thuộc sở hữu hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.


CSPL: Khoản 10 Điều 2, Khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 4, Khoản 1
Điều 42 Luật thủy sản 2017.
Câu 35: Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền chun mơn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên.
Nhận định sai.
Vì theo Điều 1 Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài ngun và Mơi trường thì Bộ Tài ngun và Môi trường
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài
nguyên khoáng sản, địa chất; mơi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc
và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn
thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ.
Và theo khoản 3 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Bộ Tài ngun và Mơi trường
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Và theo
khoản 3 Điều 9 Luật thủy sản 2017 thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Như vậy, đối với tài nguyên rừng, thủy sản sẽ thuộc thẩm quyền chuyên môn của Bộ
nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn. Do đó, Bộ Tài ngun và Mơi trường sẽ khơng
có thẩm quyền chun môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
CSPL: Điều 1 Nghị định 36/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017,
khoản 3 Điều 9 Luật thủy sản 2017.




×