Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.68 KB, 10 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 3-12
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0046

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Thái Văn Thành1 , Trần Thế Lưu2
1 Khoa

Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Xuất phát từ những u cầu đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục, bài báo đề cập
đến vấn đề xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) trường trung học
cơ sở (THCS) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Cụ
thể hóa tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm các tỉnh Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân
chuyển cán bộ quản lí; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, lãnh đạo cho đội ngũ
CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; Đổi mới công
tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS; Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của
đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục.
Từ khóa: Giải pháp, phát triển, đội ngũ, cán bộ quản lí, trung học cơ sở.

1.

Mở đầu

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh,
Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng tàu, Long An, Tiền Giang. Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh


tế xã hội của cả nước: là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ điều kiện và lợi thế để phát triển cơng
nghiệp dịch vụ, đi đầu trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, cơng nghiệp dầu khí
và sản phẩm hố dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thơng, tài chính,
ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao.
Trong những năm vừa qua, việc xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) đã có
những chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt ra cho CBQL giáo dục những cơ hội và thách thức mới.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu
then chốt” [4]. THCS là cấp học có một vai trị đặc biệt trong q trình học tập và rèn luyện của
thế hệ trẻ. Đây là cấp học tiếp tục phát triển những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được từ cấp
Tiểu học và hồn thiện nó. Đây cũng là thời gian mà con người hình thành, hồn thiện nhân cách
Ngày nhận bài: 15/2/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2015.
Liên hệ: Trần Thế Lưu, e-mail:

3


Thái Văn Thành, Trần Thế Lưu

và định hướng cho tương lai của cuộc đời. Với mỗi học sinh, câu trả lời rồi tương lai mình sẽ là ai,
sẽ trở thành người như thế nào, hầu như đã xác định ở cấp học này. CBQL trường THCS có vai trị
hết sức quan trọng, làm cho nhà trường đi vào nền nếp, ổn định, hoạt động có hiệu quả. Họ có vai
trị to lớn trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; Phát triển chương trình
GD nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV; Lãnh đạo sự thay đổi nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi

mới GD phổ thông; Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường. Vì vậy, việc đề ra các giải
pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở (THCS) ở các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là việc làm cấp
thiết hiện nay.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Thực trạng công tác phát triển đội ngũ Cán bộ quản lí trường Trung học
cơ sở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bảng 1. Tổng hợp các tiêu chí hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
Giá Tần Phần
Giá Tần
Nội dung
Tiêu chí
trị
trị
số
trăm
số
1
42
71,2
1
00
Nâng cao nhận thức
2

17
28,8 Xây dựng tiêu chuẩn
3
59
Tổng
59
100,0
Tổng
59
1
41
69,5
1
47
Quy hoạch phát triển
2
18
30,5 Bổ nhiệm
2
12
Tổng
59
100,0
Tổng
59
1
36
61,0
1
34

Luân chuyển
2
22
37,3 Miễn nhiệm
2
17
3
1
1,7
3
8
Tổng
59
100,0
Tổng
59
1
41
69,5
1
44
Sử dụng
2
18
30,5 Đào tạo
2
15
Tổng
59
100,0

Tổng
59
1
32
54,2
1
37
Bồi dưỡng nghiệp vụ
2
27
45,8 Tự bồi dưỡng
2
22
Tổng
59
100,0
Tổng
59
1
29
49,2
1
33
Chế độ
2
30
50,8 Tạo động lực
2
24
Tổng

59
100,0
Tổng
59
1
31
52,5
1
44
2
23
39,0
2
13
Tổ chức học tập
Tổ chức đánh giá
3
5
8,5
3
2
Tổng
59
100,0
Tổng
59
4

Tỉ lệ
%

00,0
100,0
100,0
79,7
20,3
100,0
57,6
28,8
13,6
100,0
74,6
25,4
100,0
62,7
37,3
100,0
55,9
44,1
100,0
74,6
22,0
3,4
100,0


Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế...

Nghiên cứu sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng.
Khách thể khảo sát: 160 CBQL trường THCS, 40 CBQL phòng GD&ĐT.
Các nội dung khảo sát: Nâng cao nhận thức cho CBQL về phát triển đội ngũ CBQL trường

THCS; Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THCS; quy hoạch phát triển CBQL trường THCS; bổ
nhiệm CBQL trường THCS; luân chuyển CBQL trường THCS; miễn nhiệm CBQL trường THCS;
sử dụng CBQL trường THCS; ĐT và nâng cao năng lực đội ngũ CBQL trường THCS; bồi dưỡng
nghiệp vụ CBQL trường THCS; chế độ chính sách đối với CBQL trường THCS; tạo động lực và
xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường THCS, tổ chức tham quan học
tập kinh nghiệm nước ngoài cho CBQL trường THCS; tổ chức đánh giá CBQL trường THCS.
Mỗi nội dung được đánh giá ở 3 mức cụ thể là: mức 1, đã thực hiện có hiệu quả; mức 2,
đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả; mức 3, chưa thực hiện. Kết quả thu được như trong bảng 1
(chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu).
Qua bảng này, chúng ta thấy rằng, các nội dung gần như đã được triển khai ở các trường
THCS trên địa bàn Vùng KTTĐPN. Trong đó, các nội dung được đánh giá có hiệu quả nằm trong
khoảng 49,2% đến 74,6%. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung vẫn chưa được triển khai thực hiện
ở các trường ở một số địa phương như, tổ chức đánh giá, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm
ở nước ngoài, luân chuyển, miễn nhiệm, xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với
các tỉnh Vùng KTTĐPN. Qua kết quả điều tra ở trên, kết hợp với việc trao đổi, phỏng vấn CBQL
trường THCS, phòng GD&ĐT, cho phép đánh giá thực trạng công tác này như sau:
- Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS
Ý thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch CB đối với việc nâng cao chất lượng
đội ngũ, trong những năm qua, các trường THCS Vùng KTTĐPN đều triển khai việc quy hoạch
phát triển GV và CB QL. Kế hoạch quy hoạch được trình Phịng Giáo dục và Đào tạo xem xét
và phê duyệt quy hoạch chung. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát, điều tra, đánh
giá, phân loại, dự báo nhu cầu để thực hiện đề án quy hoạch đội ngũ CBQL toàn ngành, trong đó
có đội ngũ CBQL trường THCS trong khoảng thời gian 3 - 5 năm. Tuy nhiên, trên thực tế, cơng
tác này chưa thực sự phát huy hiệu quả vì việc quy hoạch mới chỉ đồng nhất với dự báo nhu cầu
CB chứ chưa mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện, chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng và bổ
nhiệm, sử dụng CB. Việc quy hoạch dường như cũng chỉ được tiến hành theo quy định, mang tính
chiếu lệ nên khơng có sự chủ động, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các trường. Thậm chí, việc
quy hoạch CB ở một số trường còn chịu sự chi phối bởi cảm tình cá nhân, cục bộ địa phương hoặc
cịn có biểu hiện tiêu cực. Kết quả điều tra cho thấy, có 30,5% các trường đã thực hiện nhưng chưa
có hiệu quả. Đây là một trong số những nguyên nhân lí giải tình trạng đội ngũ CBQL các trường

THCS vẫn đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng không được cải tiến đáng kể qua các năm.
- Thực trạng công tác bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS
Phần lớn các CBQL được lựa chọn đều là những người có trình độ chun mơn, năng lực
lãnh đạo và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Thơng qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL đúng chuyên môn, sở trường, tạo điều
kiện cho đội ngũ này phát huy tốt khả năng của mình, các trường THCS đã xây dựng được đội ngũ
CBQL vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức,
tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo.
Tuy vậy, công tác bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS còn một số hạn chế
cần khắc phục: việc bổ nhiệm, bố trí CBQL cịn có lúc phụ thuộc vào mối quan hệ, áp lực của
cấp trên nên chưa phát huy được vai trò chủ động của CB cơ sở và cơ quan QL. Lại có kiểu bố
trí CBQL theo kiểu ê kíp, do mối quan hệ họ hàng, thân thích hơn là căn cứ vào năng lực, phẩm
chất bản thân. Vì vậy, việc bổ nhiệm chưa thực sự khách quan, dân chủ và quy trình tiến hành chưa
5


Thái Văn Thành, Trần Thế Lưu

đảm bảo tính khoa học. Có 20,3% ý kiến cho rằng cơng tác này chưa có hiệu quả. Các tiêu chuẩn
bổ nhiệm CBQL cịn có lúc nặng về bằng cấp, thâm niên công tác, về lí lịch chính trị, về cơ cấu
nên chưa chọn được những người có năng lực nhất vào vị trí lãnh đạo, QL; chưa chú trọng đánh
giá hiệu quả thực tế công tác của CB, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của người
CBQL; chưa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm đối với những CBQL thiếu năng lực, chưa hồn
thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, có 30,5% ý kiến đánh giá, các trường và lãnh đạo địa phương đã
quan tâm đến việc bố trí và sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS nhưng chưa có hiệu quả.
- Thực trạng công tác đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS,
nhìn chung được tổ chức và thực hiện khá bài bản. Ngay từ đầu năm học, phịng Giáo dục Đào tạo
đã có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó có thanh tra hoạt động của
đội ngũ CBQL. Quá trình thanh tra diễn ra tương đối nghiêm túc, theo quy định. Tuy nhiên, cịn

có 3,4% các trường chưa triển khai thực hiện đầy đủ nội dung này; 22,0% các trường đã triển khai
thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động
của đội ngũ CBQL trường THCS còn một số hạn chế như: mới thường xuyên thanh tra định kì,
theo kế hoạch cịn thanh tra đột xuất rất ít; thanh tra chưa đủ các nội dung theo quy định; còn nể
nang, nương nhẹ trong đánh giá, nhận xét với những hạn chế, sai phạm của đội ngũ CBQL; khâu
xử lí sau thanh tra chưa triệt để, việc đánh giá CBQL cịn hình thức, thiếu một số đối tượng tham
gia để đảm bảo tính khách quan; một số yêu cầu mới đối với CBQL chưa được bổ sung vào tiêu
chí đánh giá. . . Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa thực sự là động lực để nâng
cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS.
- Thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực QL, lãnh đạo cho đội ngũ cán
bộ quản lí trường THCS
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL được thực hiện tương đối tốt trên
phạm vi cả nước. Trọng tâm của cơng tác này chính là bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội
ngũ CB, GV. Có thể nói, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đã thực sự góp phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
Bên cạnh những kết quả thực tế đã làm được thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các
trường THCS vẫn còn nhiều hạn chế về đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo, chưa đáp ứng nhu
cầu học tập của CBQL trước bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thơng. Có 25,4% ý kiến đánh giá cơng
tác này chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, những quy định, kỉ luật khi tham gia các lớp học còn dễ
dãi, chưa được áp dụng một cách triệt để. Những hạn chế này cần được khắc phục nhanh chóng
nếu muốn cơng tác đào tạo, bồi dưỡng mang lại hiệu quả thiết thực.
- Thực trạng cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật với đội ngũ
cán bộ quản lí trường THCS
Người CBQL các trường THCS ngồi việc được hưởng các chính sách ưu đãi chung như
GV, họ còn được tiền phụ cấp chức vụ, giảm giờ lên lớp, thường được nằm trong danh sách đề nghị
khen thưởng, được tham gia các chế độ bảo hiểm, hưu trí, nghỉ việc. . . và một số chế độ đãi ngộ
khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách với CBQL các trường THCS vẫn chưa thỏa
đáng, chưa tạo được động lực thực sự mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ. Ví như: chế độ
cơng tác, định mức lao động của đội ngũ CB QL còn bất cập; hệ thống chính sách đãi ngộ theo

hướng dàn đều, chưa chú ý đến kết quả và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến nảy sinh tư
tưởng bình quân chủ nghĩa; khơng có các chính sách, chế độ khuyến khích người CB QL tự học,
tự nâng cao năng lực khiến cho khơng ít CB có tư tưởng ỷ lại; kinh phí chi cho cơng tác QL cịn
thấp; cơng tác khen thưởng, kỉ luật thực hiện chưa tốt, không thực sự phát huy tác dụng;; chế độ
chính sách với CBQL miền núi cịn chưa thỏa đáng. Có 50,8% ý kiến đánh giá, công tác này đã
6


Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế...

được các địa phương triển khai thực hiện nhưng chưa tốt, chưa có hiệu quả, chưa tạo được động
lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THCS.

2.2.

Các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ CBQL trường THCS

2.2.1. Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, ln chuyển cán
bộ quản lí
Trong bài viết này, chúng tơi trình bày quy trình đổi mới cơng tác quy hoạch và tuyển chọn
CBQL trường THCS.
Xây dựng quy hoạch CBQL
Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS giúp cho các trường THCS có đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hố về trình độ; đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT của ngành nói chung và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
nói riêng. Chúng tơi đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch như sau: Phịng GD&ĐT phối hợp với
Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND quận/huyện xây dựng quy hoạch CBQL trường THCS gồm
các bước như sau:
+ Bước 1: Thông qua khảo sát, đánh giá CBQL của trường THCS tiến hành phân tích số
lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch.

+ Bước 2: Dự báo nhu cầu CBQL từng thời kì 2015, 2020, 2025. Căn cứ dự báo về dân số,
quy mô phát triển số học sinh, số trường, lớp của THCS trong quận/huyện để dự báo về các chức
danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; yêu cầu về năng lực tổ chức thực hiện, trình độ chun mơn, lí
luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lí... đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục phổ thông
+ Bước 3: Xác định nguồn bổ sung cán bộ quản lí: Tại chỗ, ở các trường khác trong
quận/huyện, trong tỉnh...
+ Bước 4: Lập danh sách cán bộ dự nguồn: BGH, cấp uỷ của trường giới thiệu cán bộ dự
nguồn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ, giáo viên).
Phịng GD&ĐT , phòng Nội vụ lập danh sách quy hoạch đề nghị UBND quận/huyện phê duyệt
+ Bước 5: Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực
hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm ở các vị trí
cơng tác khác nhau.
+ Bước 6: Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch, sau khi xây dựng
quy hoạch cán bộ hàng năm cần định kì kiểm tra, đánh giá quy hoạch cán bộ và có biện pháp bổ
sung quy hoạch
Tuyển chọn CBQL
Theo chúng tôi để lựa chọn được CBQL thực sự khách quan, đúng người, đúng việc cần
thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Rà sốt tồn bộ đối tượng CBQL trong quy hoạch nguồn về năng lực chuyên mơn
nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, uy tín trong đồng nghiệp, thời gian công tác cọ sát thực tiễn, tuổi
đời và giới tính...
Bước 2: Phịng GD&ĐT phối hợp với phịng Nội vụ xét tuyển các đối tượng được tuyển
chọn đối chiếu với những tiêu chí như sau: 1) Tốt nghiệp ĐHSP trở lên, biết ứng dụng công nghệ
thông tin vào cơng tác quản lí trường học; 2) Tuổi đời: Nữ dưới 45 tuổi, nam dưới 50 tuổi, có đủ
sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ: 3) Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; 4) Khơng có thời
gian vi phạm kỉ luật từ khiển trách trở lên; 5) Về chuyên mơn, nghiệp vụ và các hoạt động khác:
Các thành tích trong 3 năm học liền kề: Cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Huyện, Trình độ chun mơn: Thạc
7



Thái Văn Thành, Trần Thế Lưu

sĩ, Đại học, Trình độ khác: Trình độ Tin học, trình độ ngoại ngữ, trình độ QLNN, QLGD,... Có
sáng kiến kinh nghiệm được các cấp Bộ, Tỉnh, Huyện công nhận.
Bước 3: Những người được lựa chọn bổ nhiệm cần trình bày đề án cơng tác trong nhiệm
kì của mình để các cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở xem xét, tham
khảo. Các đề án có thể tập chung vào các đề tài sau: Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển
nhà trường; Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Các giải pháp xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia giai đoạn I, giai đoạn II; Các giải pháp thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua
xây dựng trường học thân thiện; Các giải pháp thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục đạt hiệu quả;
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên...; Giải pháp phát triển chương trình
giáo dịc nhà trường THCS theo định hướng phát triển năng lực HS; Giải pháp định hướng giá trị
xây dựng văn hóa nhà trường.
Bước 4: Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ lập danh sách những người được lựa
chọn trình UBND huyện xem xét bổ nhiệm.

2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lí
trường Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Trong đào tạo, bồi dưỡng phải chú ý cả ba yếu tố: Đối tượng, nội dung và phương thức đào
tạo, bồi dưỡng.
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng đào tạo bồi dưỡng: Đối tượng đào tạo bồi dưỡng gồm 2 nhóm
đối tượng: CBQL đương chức và CBQL trong quy hoạch.
Đối với cán bộ quản lí đương chức:
Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kì theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi
dưỡng, trao đổi kinh nghiệm:
+ Đầu năm học tổ chức cho CBQL học nhiệm vụ năm học và duyệt kế hoạch năm học của
các trường trên cơ sở tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các CBQL các trường trong tồn
huyện theo cụm trường.

+ Cuối kì và cuối năm học chọn những nhân tố điển hình trong cơng tác quản lí để các
trường học tập nhân rộng áp dụng mơ hình quản lí hay có hiệu quả vào thực tiễn từng đơn vị trong
toàn huyện.
+ Tổ chức hội thảo trao đổi học tập kinh nghiệm theo định kì hàng năm.
+ Bồi dưỡng các kĩ năng quản lí, bồi dưỡng theo các chun đề.
Có chính sách động viên khuyến khích mỗi cán bộ quản lí có kế hoạch tự học, tự nghiên
cứu, tự bồi dưỡng. có kế hoạch đào tạo đối với CBQL với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn
cán bộ gồm: Đào tạo trên đại học về chuyên môn hoặc về chuyên ngành QLGD, đào tạo lí luận
chính trị, đào tạo về tin học và ngoại ngữ...
Đối với CBQL trong quy hoạch:
Giai đoạn trước quy hoạch: Diện cán bộ đã qua đào tạo càng rộng, trình độ cán bộ được
đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Khơng có
nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ phải quy hoạch gượng ép hoặc làm một cách hình thức.
Giai đoạn sau quy hoạch: ở đây đào tạo, bồi dưỡng có vai trị quyết định kết quả thực hiện
quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó sẽ là một q trình công phu,
gian khổ, phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch, để thực
hiện có kết quả kế hoạch đã được thơng qua. Muốn vậy phải: Chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy
8


Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế...

hoạch; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm; Lựa chọn nội dung, chương trình,
phương thức đào tạo, bồi dưỡng; Bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo bồi dưỡng.
Bước 2: Định hướng lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù
hợp với từng đối tượng.
Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012
của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông.

Căn cứ vào thực trạng công tác này của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhu cầu bồi dưỡng
của CBQL trường THCS qua khảo sát thực trạng, yêu cầu đổi mới căn bản tồn diện giáo dục phổ
thơng, theo chúng tôi, cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường THCS những vấn đề
sau: Người CBQL trường THCS trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông;
Lập kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS; Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà
trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy
học ở trường THCS; Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh
nghiệm ở trường THCS; Quản lí tài chính trường THCS.
Đổi mới phương pháp bồi dưỡng CBQL
Đối với CBQL trường THCS, theo chúng tôi, nên kết hợp giữa phương pháp lấy học viên
làm trung tâm và tự bồi dưỡng của CBQL là chủ yếu. Từ đó, chúng tơi đề xuất một quy trình bồi
dưỡng CBQL bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Phát tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn sơ bộ cho CBQL về nội dung tài liệu; Bước 2:
CBQL tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng; Bước 3: Tổ chức cho CBQL trao đổi về tài liệu bồi dưỡng
theo huyện, cụm huyện; Bước 4: Tập trung những nội dung CBQL chưa rõ, chưa thống nhất qua tự
nghiên cứu và trao đổi, thảo thuận; Bước 5: Tổ chức giải đáp những nội dung CBQL chưa rõ hoặc
chưa thống nhất ở tài liệu bồi dưỡng.
Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cần tập trung vào các hình thức:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại, CBQL cần được đào tạo bồi
dưỡng dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như:
Bồi dưỡng thường xuyên: Tự học, tự bồi dưỡng trong thực tiễn giáo dục, tham gia các buổi
hội thảo, tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Thăm quan học tập kinh nghiệm quản lí của một
số nước trong khu vực và trên thế giới; Đào tạo, bồi dưỡng tập trung; Đào tạo, bồi dưỡng theo hình
thức từ xa với các học liệu phát cho người học hoặc qua mạng...
Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL
Cùng với việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng CBQL, cần thiết
phải đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL.
1. Về nội dung đánh giá: Theo chúng tôi, cần đánh giá trên hai phương diện: 1) Nhận thức
của CBQL về các vấn đề được bồi dưỡng, 2) Khả năng vận dụng những kiến thức được bồi dưỡng
vào công tác chỉ đạo, vào thực tế quản lí nhà trường của CBQL.

2. Về hình thức đánh giá: Có thể sử dụng các hình thức đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá của
phòng giáo dục và đào tạo, của UBND quận/huyện. . . .
3. Kết quả đánh giá được lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của quận/huyện.

2.2.3. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS
Hoàn thiện và bổ sung một số nội dung tiêu chí đánh giá
9


Thái Văn Thành, Trần Thế Lưu

Nghiên cứu các Tiêu chuẩn và Tiêu chí đánh giá được quy định tại Thơng tư số
29/2009/TT-BGDT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn
hiệu trưởng, chúng tôi nhận thấy, với 3 Tiêu chuẩn gồm 23 Tiêu chí. Đây là bộ tiêu chí rất khoa
học, đảm bảo tính khách quan, tồn diện và cơng bằng. Song Thông tư đã ra đời hơn 5 năm, hiện
nay, trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải nâng cao năng lực
cho đội ngũ CBQL trường THCS để có thể đáp ững được u cầu, nhiệm vụ mới. Chính vì vậy,
chúng ta cần hoàn thiện và bổ sung nội dung tiêu chuẩn CBQL trường THCS và nội dung này cần
được đưa vào công tác đánh giá CBQL.
Đổi mới cách cho điểm
Hiện tại tất cả các tiêu chí đều đang được đánh giá ngang bằng nhau: mỗi tiêu chí 10 điểm,
lấy số nguyên. Chúng tơi đề xuất tạo tiêu chí trọng điểm bằng cách nhân hệ số (Hệ số 2). Những
tiêu chí nào đòi hỏi đội ngũ CBQL phải nỗ lực hơn để nâng cao năng lực của người quản lí trong
giai đoạn hiện nay cần được nhấn mạnh. Theo chúng tôi, các tiêu chí sau nên tính hệ số 2: Tiêu chí
10; Tiêu chí 11; Tiêu chí 12 và Tiêu chí 14.
Bổ sung đối tượng tham gia đánh giá
Để giúp hiệu trưởng và các nhà QLGD có cái nhìn khái qt, đa chiều trong cơng việc của
mình, cần có nhiều đối tượng tham gia đánh giá từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tại Điều 9 – Chuẩn
hiệu trưởng quy định: 1. Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu

trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Cơng đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; cán
bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp hiệu trưởng.
Tuy nhiên, Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 xác định rõ: “Thực hiện cơ chế người học
tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lí, cán bộ
quản lí cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lí cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá quản
lí nhà nước về giáo dục”. Bởi vậy, theo chúng tôi cần bổ sung thêm các đối tượng tham gia đánh
giá hiệu trưởng. Đó là: Người học; Phụ huynh học sinh; Các chuyên gia về quản lí trường THCS.
Đổi mới cách thức đánh giá
Theo chúng tôi đánh giá CBQL trường THCS cần theo các bước sau:
Bước 1: Xác định lực lượng đánh giá, xếp loại CBQL bao gồm: Tại đơn vị cơ sở là Hiệu
trưởng, các Phó hiệu trưởng, cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Cơng đồn, Ban Chấp hành Đồn
Thanh niên, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường; Cấp quản lí là Trưởng phịng GD&ĐT
quận/huyện.
Bước 2: Tại đơn vị cơ sở Đại diện cấp uỷ Đảng chủ trì thực hiện như sau:
- Căn cứ vào 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí về đánh giá CBQL trường THCS để CBQL các
trường tự đánh giá xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đánh giá CBQL.
- Cấp uỷ Đảng, Ban Chấp hành Cơng đồn, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên với sự chứng
kiến của CBQL tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá CBQL của cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng các nguồn thông tin xác thực khác, phân tích các ý
kiến đánh giá đó và nhận xét, góp ý cho CBQL.
Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và tổ chức Đảng nơi cư trú.
Bước 4: Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện đánh giá theo trình tự:
- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL; Kết quả đánh giá của tập thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thơng tin xác thực khác chính thức đánh giá, xếp
loại CBQL.
10



Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học cơ sở các tỉnh thuộc vùng kinh tế...

Bước 5: Trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan, dân chủ.
Bước 6: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại tới CBQL, nhà trường.
Bước 7: Ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ của quận/huyện.

2.3.

Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS
trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Để tạo động lực phấn đấu cho CBQL, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ các khâu
sau đây:
Thứ nhất: Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định
của Chính phủ và Thơng tư liên bộ. Nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lí có thẩm quyền tiếp
tục cải tiến, đổi mới chính sách tiền lương, cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của CBQL tương
xứng với chức danh và nhiệm vụ hiện tại đảm nhiệm.
Thứ hai: Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ưu tú trở thành CBQL
giỏi: Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, Đồn thể
cũng như các lực lượng xã hội khác tham gia vào quản lí nhà trường. Có chính sách “Khuyến học
- Khuyến tài” cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lí. Được
tham gia các lớp tập huấn cơng tác quản lí trong nước và nước ngồi, có điều kiện tham gia học
tập kinh nghiệm tiên tiến cuả các huyện bạn, tỉnh bạn và các nước trong khu vực và trên thế giới,
được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại nhằm mở mang trí tuệ, cập nhật thông tin, tránh sự già cỗi,
bảo thủ trong công tác quản lí.
Thứ ba: Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục được trang bị các phương tiện dạy học hiện
đại để người CBQL thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục
thì việc cần thiết phải đầu tư kinh phí, tăng cường trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho
CBQL các nhà trường theo hướng hiện đại hóa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng

hiện nay.
Thứ tư: Đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần: cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và phương tiện làm việc cho CBQL, có chế độ ưu đãi , tiếp tục bổ sung hoàn thiện chính sách thu
hút đối với những CBQL giỏi như: Hỗ trợ đào tạo, nâng lương trước thời hạn, tăng phụ cấp trách
nhiệm và phụ cấp ưu đãi đặc biệt.
Thứ năm: Thực hiện giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế
và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Thư sáu: Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong từng trường và trong phạm vi
toàn quận/huyện: khen thưởng kịp thời đi đơi với khuyến khích bằng vật chất những CBQL nhà
trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời xử lí kỉ luật nghiêm minh đối với những CBQL
vi phạm kỉ luật và mắc sai phạm trong công tác quản lí.
Thứ bảy: Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế với các nước khu vực châu Á để phát triển đội
ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lãnh đạo Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam phối hợp với các cấp ủy, chính quyền các tỉnh ban hành quy chế, tăng cường hợp
tác quóc tế với các nước khu vực châu Á, như: Hàn Quốc, Singapore... Tổ chức cho CBQL tham
quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

3.

Kết luận

Để phát triển đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
11


Thái Văn Thành, Trần Thế Lưu

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chúng ta cần triển
khai thực hiện các giải pháp cơ bản trên một cách đồng bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Chính phủ, 2012. Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan, 2001. Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt
Nam. Nxb Chính trị !uốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997. Văn kiện Hội nghị lần thứ III BCH TW Đảng khóa VIII.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiên Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Drucker Peter F. Những thách thức của quản lí trong thế kỉ 21. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
John C. Maxwell (Đinh Việt Hoà, Nguyễn Thị Kim Oanh dịch), 2010. Phát triển kĩ năng
lãnh đạo. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
John C. Maxwell (Đặng Oanh, Hà Phương dịch), 2014. Nhà lãnh đạo. Nxb Lao động Xã hội,
Hà Nội.
ABSTRACT
Solutions for the development of junior secondary school managers
in southern Vietnam provinces

Based on the current need for education renovation and development, this article proposes
means to develop junior secondary school managers in key southern Vietnam provinces. Solutions
include: create standards for junior secondary school managers which reflect characteristics of the
provinces; have a good process for planning, recruitment, appointment, dismissal, use and transfer
of junior secondary school managers; provide training and foster management and leadership

capacity of junior secondary school managers that will lead to fundamental and comprehensive
education innovation; revise assessment of junior secondary school managers; and create a
motivation that will enhance the role of junior secondary school managers in fundamental and
comprehensive educational innovation work.
Keywords: Solutions, development, staff, managers, junior secondary school.

12



×