Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp cho người khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật thụy an huyện ba Vì,TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.62 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH : Công tác xã hội
NKT: Người khuyết tật
PHCN : Phục hồi chức năng

2

2


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội và các chiến lược phát triển kinh tế,
những chủ trương chính sách phát triển xã hội thơng qua các chính sách
đảm bảo đời sống an sinh xã hội của con người cũng ngày càng được chú
trọng.Các lĩnh vực mà những chương trình chính sách an sinh xã hội
hướng đến như : Xố đói giảm nghèo, người khuyết tật, các vấn đề liên
quan đến gia đình, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn… Một trong
những lĩnh vực mà ngành công tác xã hội rất cần được quan tâm là lĩnh
vực người khuyết tật, những động thái tạo điều kiện cho sự hoà nhập,
nâng cao năng lực cho người khuyết tật .
Hiện nay,Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển với
các nước trên thế giới ở nhiều lĩnh vực và phương diện. Trong đó, khơng thể
khơng kể đến cơng cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh chống
lại bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp dân cư


và sự chung tay của Việt Nam trong lộ trình thúc đẩy quyền lợi và khả năng hỗ
trợ cho người khuyết tật.
Để những mục tiêu tốt đẹp và to lớn trên được triển khai một cách hệ
thống, khoa học và hiệu quả thì đào tạo là một chìa khóa tối ưu cung cấp một
giải pháp bền vững. Bởi vậy, đào tạo Công tác xã hội, đặc biệt là Công tác xã
hội với người khuyết tật là một lĩnh vực cần quan tâm, đầu tư. Điều này càng
cấp thiết hơn khi Công tác xã hội ở Việt Nam vốn là một ngành nghề mới, còn
nhiều hạn chế về sách chuyên khảo và giáo trình.
Người khuyết tật thường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp
cận các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hội nhập đời sống của cộng đồng. Bản thân NKT không thể hội nhập
vào cuộc sống cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn cần
được sự quan tâm chia sẻ của gia đình, cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy
nhân viên cơng tác xã hội đóng vai trị như là cầu nối của người khuyết
tật để họ có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng và xã hội từ đó phát huy
3

3


được khả năng của mình.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài " Vai trò của nhân viên CTXH
trong trợ giúp cho người khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng người
khuyết tật Thụy An huyện Ba Vì,TP.Hà Nội ".Trong q trình làm bài khơng
tránh khỏi những sơ xuất và cịn nhiều thiếu xót,em mong nhận được lời nhận
xét và đánh giá của cơ để em có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề em đã lựa chọn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

4


4


I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG TRỢ
GIÚP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT:
1. Các khái niệm liên quan:
1.1.Khái niệm người khuyết tật:
Người khuyết tật là người có một hay nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoăc
tinh thần,những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động
hay trí tuệ người mắc bệnh.Những khiếm khuyết đó gây ra những suy giảm đáng
kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của người khuyết tật.Sự suy yếu về thể
trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động,giảm khả
năng tư duy về nhận thức.
1.2.Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề,một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân,gia đình hoặc cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu, tăng
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội đồng thời thúc
đẩy mơi trường xã hội về chính sách,nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân
,gia đình và cộng đồng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần
đảm bảo an sinh xã hội.
1.3.Khái niệm trợ giúp xã hội :
Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ,trợ giúp của nhà nước,cộng đồng và xã hội
đối với những người có hồn cảnh khó khăn mà bản thân họ khơng tự khắc phục
được nhằm mục đích đảm bảo an sinh xã hội.Chế độ trợ giúp xã hội bao gồm
các quy định của nhà nước về chính sách,chế độ đối với những người có hồn
cảnh khó khăn.
2.Khái qt chung về người khuyết tật:
2.1.Trên thế giới:
Theo số liệu của Liên hợp quốc (UN), hiện nay trên tồn cầu có hơn
600 triệu người khuyết tật và cuộc sống hằng ngày của 25% dân sốtồn cầu

có liên quan với người khuyết tật ở mặt này hay mặt khác. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) thì lưu ý rằng 25% dân số tồn cầu ảnh hưởng bởi sự
5

5


khuyết tật vì nó ảnh hưởng đến tồn gia đình của người khuyết tật, chứ
khơng chỉ có cá nhân người đó, và rằng 80% số người khuyết tật sống
trong các nước nghèo (trong đó cóViệt Nam) phần lớn trong số họ là
những người nghèo và không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản như các
trung tâm phục hồi chức năng.
Theo thống kê của Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á-Thái
Bình Duơng (ESCAP), trên thếgiới có khoảng 650 triệu người khuyết tật,
chiếm tỷ lệ trên 10% dân số thế giới; đa phần người khuyết tật sống trong
các gia đình có hồn cảnh khó khăn; nhưng với sự giúp đỡ của gia đình,
cộng đồng xã hội và Nhà nước, người khuyết tật vẫn chủ động vươn lên
trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và khẳng định được vai trị của
mình trong gia đình và xã hội.
2.2.Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng
5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số, trong đó có 1,1
triệu người khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao
gồm 29,41% người khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị
giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngơn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng
tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân
hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương
tích.
Người khuyết tậtởViệt Nam được phân bố trên 8 vùng lãnh thổ như sau:
-Vùng Tây Bắc : 157.369 người

-Vùng Đông Bắc: 678.345 người.
-Vùng Đồng bằng Sông Hồng : 980.118 người
-Vùng Bắc Trung Bộ : 658.254 người
-Vùng Duyên Hải miền Trung : 749.489 người
-Vùng Tây Nguyên : 158.506 người
-Vùng Đông Nam Bộ : 866.516 người
6

6


-Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long : 1.018.341 người
Có thể thấy rằng với sự phân bố như trên, việc tiếp cận các chính sách, các
dịch vụ trợ giúp NKT của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu họ tập
trung ở cùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% bẩm sinh, 32,34% do bệnh
tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các
nguyên nhân khác. Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỷ trọng cao nhất là
khuyết tật vận động và khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ, tiếp đến là
khuyết tật về thị giác, còn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức dưới 10% so
với tổng số NKT. Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định
hướng các hoạt động trợ giúp NKT hòa nhập cộng đồng và phát triển phù hợp
với nhu cầu thiết yếu của NKT.
Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác
động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hậu quả thiên
tai,…
Đời sống vật chất, tinh thần của NKT còn nhiều khó khăn. Theo kết quả
khảo sát NKT do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì
phần lớn các hộ có NKT đều có mức sống thấp. Theo đánh giá của các hộ gia

đình thì có 32,5% số hộ thuộc loại nghèo ( chung của cả nước là 22% ), 58 % số
hộ có mức sống trung bình, chỉ có 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc
loại giàu. Hộ càng có nhiều NKT thì mức sống càng giảm, trong nhóm hộ có 1
NKT , 31 % là thuộc diện hộ nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ có 3 NKT
lại lên trên 63%. Có tới 37% NKT đang sống trong hộ nghèo ( cao gấp 3 lần so
với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm ), 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa
biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học, 79,13% trong độ tuổi lao động
không có khả năng tham gia lao động, 88,9% từ 16 tuổi trở lên chưa được đào
tạo chuyên môn ( trong đó chỉ có 2% đang học nghề ), 79,13% chỉ sống dựa vào
gia đình, người thân. Những khó khăn này cản trở NKT tiếp cận dịch vụ y tế,
7

7


giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thơng dẫn đến khó khăn
trong cuộc sống và hịa nhập với cộng đồng.
NKT Việt Nam chiếm một phần đáng kể dân số, nhưng trình độ học thức
và nghề nghiệp vẫn ở mức độ thấp. NKT cũng gặp phải những khó khăn nhất
định. Theo thống kê của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ NKT được
đi học chiếm rất thấp, khoảng 35,83% NKT biết chữ, và chỉ có khoảng 12,58%
NKT biết đọc, biết viết. Bởi vậy, NKT gặp nhiều khó khăn để tìm việc làm, và
kiếm sống do họ khơng có đủ các kỹ năng cần thiết thực để thực hiện một cơng
việc.
Về trình độ chun mơn kỹ thuật thì 93,4% số NKT từ 16 tuổi trở lên
khơng có chun mơn, số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%.
Riêng NKT có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm trên
2,75%. Trình độ chun mơn kỹ thuật của NKT khu vực thành thị cao hơn khu
vực nông thôn, của nam giới cao hơn nữ ( 97% nữ khơng có chuyên môn kỹ
thuật, nam 91,3%) và của người kinh cao hơn dân tộc thiểu số.

Có khoảng 58% NKT tham gia làm việc, 30% chưa có việc làm và mong
muốn có việc làm ổn định, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng
( khoảng 42% ), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ ( khoảng 36% ). Mặc dù số
NKT có chun mơn kỹ thuật khơng nhiều nhưng lại rất ít người được nhận vào
làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp.
Chưa có số liệu khảo sát mới về lao động việc làm của NKT nhưng theo
kết quả khảo sát NKT do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành năm
2005 thì trong số NKT từ 15 tuổi trở lên chỉ có 29% NKT trả lời là có khả năng
lao động trong số này, có gần 75% tham gia hoạt động kinh tế, tuy nhiên cũng
chỉ có 47,5% đủ việc làm, 37,2% thiếu việc làm và 15,3% chưa có việc làm. Thu
nhập của những người có việc làm cũng rất thấp, thấp hơn cả mức tiền lương tối
thiểu, đa số làm việc trong ngành nông nghiệp, nơi mà mức thu nhập thấp nhất.
Qua số liệu này có thể thấy vấn đề việc làm và thu nhập cho NKT đang là vấn đề
bức xúc cần được quan tâm.
8

8


3.Phân loại các dạng khuyết tật.
a)

Các dạng khuyết tật bao gồm :
Khuyết tật gồm 6 dạng như sau









Khuyết tật vận động
Khuyết tật nghe, nói
Khuyết tật nhìn
Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật khác
Thứ nhất, khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử
động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Thứ hai, khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe,
nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế
trong giao tiếp, trao đổi thơng tin bằng lời nói.
Thứ ba, khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và mơi trường
bình thường.
Thứ tư, khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí
nhớ, cảm xúc, kiểm sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói,
hành động bất thường.
Thứ năm, khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận
thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc khơng thể suy nghĩ, phân tích về sự
vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Thứ sáu, khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ
thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà khơng
thuộc các trường hợp trên.
b) Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất
hồn tồn chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được các hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu
9


9


sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hồn
tồn.
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần
hoặc suy giảm chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc không tự thực hiện được một
số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc.
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.
II-THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG TRỢ
GIÚP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỤY AN, BA VÌ,TP.HÀ NỘI:
1.Khái quát về địa bàn:
1.1.Khái quát về huyện Ba Vì:
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có
một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đơng giáp thị
xã Sơn Tây, phía Đơng Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện
Lương Sơn (về phía Đơng Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hịa Bình (về phía Tây
Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sơng
Hồng (sơng Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam
Nơng, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đơng Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh
Vĩnh Phúc, ranh giới là sơng Hồng.
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km²,
lớn nhất Thủ đơ Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng
Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu
nguồn sơng Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội,
rồi đổ nước vào sơng Đáy.

Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với
tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông
Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại xã
10

10


Tản Hồng, đối diện với thành phố Việt Trì).
Theo thống kê năm 2009, dân số huyện Ba Vì là hơn 265 nghìn người,
gồm các dân tộc: Kinh,Mường,Dao
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, tồn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba
Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, tồn bộ
diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc
huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết
của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh
Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.
Hiện tại, huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba
Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông
Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú
Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản
Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn
Thắng, Vật Lại, Yên Bài.
1.2.Khái quát chung về Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật
Thụy An:
Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An được thành lập
năm 1976 (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nằm trên địa bàn xã
Thụy An, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội. Tổng diện tích tồn đơn vị là 37.400m 2 với
hệ thống cây xanh đa dạng và cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, có vườn hoa

cây cảnh xanh tươi và khu vui chơi giải trí rộng trên 5000m 2, khơng khí mát mẻ
trong lành. Đây là nơi rất phù hợp cho bệnh nhân PHCN về vận động và tinh
thần.
Các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm:
Khám bệnh, điều trị, phục hối chức năng đối với người khuyết tật, người có
11

11


cơng với cách mạng, trẻ tự kỷ, trẻ em có hoàn cánh đặc biệt, người cao tuổi và
đối tượng khác có nhu cầu.
Chăm sóc, ni dưỡng người khuyết tật; điều dưỡng người có cơng với
cách mạng và phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi.
Tổ chức các hoạt động dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và lao động trị
liệu giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức sản xuất, sửa chữa và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp, dụng
cụ thay thế đối với người khuyết tật.
Tham gia đào tạo, tập huấn, thực hành kỹ năng chăm sóc, giáo dục, phục
hồi chức năng cho công chứ, viên chức và người lao động theo sự phân công của
Bộ; là cơ sở thực hành cho sinh viên các trường có chuyên ngành lien quan.
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Trung tâm cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm y tế. Cung cấp dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng, phục hồi, chức năng và
dịch vụ cơng tác xã hội đối với đối tượng có nhu cầu.
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực được giao.
Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống dịch bệnh, phịng ngừa thương tích và khuyết tật.
Hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước về lĩnh vực được giao
theo quy định của Nhà nước và của Bộ; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá

nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp
luật.
Quản lý đội ngũ cơng chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản
của Trung tâm theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
12

12


Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các lĩnh vực công
tác của Trung tâm.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Đây là một Trung tâm phục hồi chức năng khép kín, tồn diện cả về thể
chất và tinh thần, kết hợp chặt chẽ giữa PHCN (phục hồi chức năng) y học và
giáo dục, hướng nghiệp, với đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm,
đồn kết, có kỷ cương, tình thương và trách nhiệm, luôn tạo điều kiện tốt nhất
giúp các cháu khuyết tật được PHCN sớm hoà nhập cộng đồng, giảm bớt gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
2.Thực trạng người khuyết tật tại Trung tâm:
Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An- Ba Vì có chức
năng khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật, người có
cơng với cách mạng, trẻ tự kỷ, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, người cao tuổi và
đối tượng khác có nhu cầu; chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp, dạy
nghề đối với người khuyết tật.
Hiện Trung tâm có 95 cán bộ, cơng chức, người lao động, trong đó có 6
bác sỹ, 24 y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, 2 dược sỹ, 7 hộ lý. Trung tâm tiếp
nhận, phục hồi chức năng từ 200 - 230 trẻ em khuyết tật, trung bình mỗi năm tổ
chức khám, tư vấn, điều trị từ 500 - 600 trẻ em khuyết tật, chủ yếu là ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Cùng với việc điều trị, phục hồi cho trẻ khuyết tật, đơn vị
cịn đặc biệt chú trọng cơng tác giáo dục đặc biệt và hòa nhập cộng đồng. Trung

tâm hiện có tổng số 120 học sinh đang theo học 4 lớp khiếm thính, 4 lớp chậm
phát triển trí tuệ, 1 lớp học chức năng sinh hoạt, 4 lớp tự kỷ, trên 80 trẻ em
khuyết tật được đào tạo các nghề: cắt may, thêu, tin học văn phòng, nấu ăn, làm
vườn, sản xuất tranh đá quý…
Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, Trung tâm đã tiếp nhận, phục
hồi chức năng cho 2.275 trẻ em khuyết tật, giúp 2.080 em trở về với gia đình,
13

13


hòa nhập cộng đồng, tự lập, ổn định cuộc sống.
Mặc dù cho rằng điều kiện cũng như cuộc sống của Trung tâm cịn nhiều
khó khăn, vất vả song Bộ trưởng vẫn tin tưởng trong thời gian tới, Trung tâm sẽ
có bước phát triển mới, để nơi đây thực sự trở thành ngơi nhà chung của những
mảnh đời cịn khó khăn, bất hạnh. Cùng với đó Trung tâm cũng cần phải phối
hợp chặt chẽ với địa phương, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, để huy
động sự trợ giúp, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để
việc ni dưỡng, chăm sóc người khuyết tật ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.
3.Thực trạng các hoạt động trợ giúp NKT của nhân viên CTXH tại trung
tâm:
Trung tâm PHCN NKT Thụy An có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, điều
dưỡng viên được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước, nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực chăm sóc ni dưỡng và PHCN, áp dụng các phương pháp kỹ
thuật hiện đại của thế giới và trong nước. Tinh thần thái độ phục vụ ân cần, ln
có kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Trang thiết bị PHCN đầy đủ, phòng
điều trị và PHCN rộng rãi, thoáng mát, phù hợp cho NKT. Các phương pháp
PHCN được áp dụng tại Trung tâm như: Vật lý trị liệu gồm điện xung, điện
phân, sóng ngắn, sóng cao tần, siêu âm, laser, kéo giãn cột sống, điện châm…;
phẫu thuật chỉnh.

Hiện Trung tâm có đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành
giáo dục đặc biệt, kinh nghiệm, am hiểu tâm sinh lý của NKT, yêu nghề, tâm
huyết và tình thương đối với NKT. Dạy văn hóa từ lớp 1 đến 5 theo chương trình
giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh
hoạt cho trẻ khuyết tật. Dạy ngôn ngữ trị liệu và văn hóa cho trẻ khiếm thính.
Can thiệt sớm cho trẻ tự kỷ.
NKT được hướng nghiệp, dạy nghề do các thầy, cơ giáo có kinh nghiệm lâu
năm về: Thêu, may, làm tranh đá quý, công nghệ thông tin, làm hương thơm,
trồng rau, làm hoa lụa và hoa giấy, đồ handmade, đan, dạy nấu ăn.
Trung tâm mời các chuyên gia cơng tác xã hội (CTXH) nước ngồi và
14

14


trong nước về tập huấn cho cán bộ, nhân viên đơn vị nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức
đào tạo, tiếp nhận, bố trí cơng ăn việc làm ổn định sau khi đã được PHCN ổn
định và hướng nghiệp dạy nghề tại Trung tâm. Theo Giám đốc Trần Văn Lý, sau
40 năm hoạt động, Trung tâm đã tổ chức khám và điều trị nội viện cho gần
20.000 trường hợp; PHCN cho 2.275 NKT, trong đó PHCN nội trú cho 1.825
người. Số NKT được phẫu thuật chỉnh hình là 456, với 522 lần phẫu thuật; 738
người được trang cấp dụng cụ chỉnh hình. “Nhờ sự quan tâm, chăm sóc, PHCN
tận tình của bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý nhiều trường hợp khi ở
nhà khơng đi lại được, phụ thuộc hồn tồn vào trợ giúp của gia đình và nguời
thân, sau khi vào Trung tâm PHCN, đa phần NKT tiến bộ rõ rệt, nhiều NKT có
thể tự chăm sóc bản thân, di chuyển được bằng dụng cụ trợ giúp hoặc đi lại
được, đem lại nhiều niềm vui cho bản thân và gia đình”, ông Trần Văn Lý cho
hay. Trung tâm là mô hình PHCN toàn diện cả về thể chất và tinh thần, được các
nước phát triển trên thế giới và khu vực Đơng Nam Á áp dụng. Với tổng diện

tích 37.400m2, hệ thống cây xanh đa dạng và cơ sở hạ tầng phù hợp, khu vui
chơi giải trí rộng trên 5.000m2, khơng khí mát mẻ trong lành, phù hợp cho bệnh
nhân PHCN.
NKT nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng khi đến với mơ hình PHCN tại
Trung tâm sẽ được tham gia đầy đủ các hoạt động dịch vụ cung cấp, đáp ứng cơ
bản nhu cầu bản thân. Thông qua các dịch vụ PHCN tại Trung tâm, NKT được
phát triển về thể chất và tinh thần; được can thiệp phẫu thuật chỉnh hình, tham
gia các hoạt động luyện tập vật lý trị liệu và PHCN về y học, các hoạt động can
thiệp sớm, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tham
vấn, tư vấn, giới thiệu việc làm..., giúp NKT khắc phục những khiếm khuyết của
tật bệnh, rèn luyện thể lực, ý trí, trang bị kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp...
Sự kết hợp chặt chẽ giữa PHCN về y học và giáo dục hướng nghiệp đã
được áp dụng 40 năm qua tại Trung tâm và đây cũng là Trung tâm đầu tiên áp
dụng mơ hình PHCN khép kín tại Việt Nam theo mơ hình của thế giới.
15

15


Vai trò của nhân viên CTXH đối với hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại
Trung tâm
-Hỗ trợ tâm lý, tiếp cận dịch vụ y tế cho NKT tại trung tâm
Nhân viên công tác xã hội đã cung cấp cho NKT và gia đình họ nhiều loại
dịch vụ hỗ trợ. Hỗ trợ tâm lý, giúp NKT có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã
hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ.
Những đánh giá ban đầu của NVXH cũng sẽ là cơ sở cho những hỗ trợ về
sau. NVXH đánh giá về: sức mạnh; nguồn lực; những hỗ trợ sẵn có như hành vi
trong quá khứ họ đã sử dụng để ứng phó với hồn cảnh, sự hỗ trợ từ gia đình,
mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hồn cảnh kinh tế,…của từng đối tượng nkt
tại Trung tâm

NVXH hiểu được cảm xúc và phản ứng của NKT,những ảnh hưởng của
khuyết tật đối với bản thân và gia đình của NKT.
Trong quá trình làm công tác xã hội với người khuyết tật, NVXH đã cung
cấp cho nhân viên y tế những thông tin liên quan đến tâm lý của NKT. Tư vấn
cho NKT và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những
nguồn hỗ trợ nội lực và ngoại lực có sẵn của NKT tại Trung tâm.
-Nhân viên CTXH đã cung cấp cho NKT tại Trung tâm kỹ năng sống
Sống q lâu trong một mơi trường chỉ tồn “tàn tật” nên NKT ít có cơ
hội học tập và phát triển. Vì vậy đại đa số NKT rất thiếu hụt kỹ năng sống.
NVXH đã giữ vai trò của nhà giáo dục, giúp NKT tại Trung tâm phát triển
những kỹ năng xã hội cần thiết.
-Nhân viên CTXH tuyên truyền với cộng đồng giúp đỡ NKT không chỉ tại
Trung tâm mà ở tất cả mọi nơi có NKT
NVXH giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về NKT và
bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT. Từ đó nhìn nhật
ra sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải. Tác động đến những người, tổ
chức liên quan đến việc phát triển các chính sách, chương trình phát triển xã hội
để họ bao gồm sự tham gia của NKT vào quá trình ra quyết định. NKT tại Trung
16

16


tâm cũng sẽ tham gia giám sát và đánh giá việc thực hiện những quyết định liên
quan đến cuộc sống của chính họ.
NKT là đối tượng rất cần được quan tâm của xã hội. Công tác xã hội với
người khuyết tật cũng cần được đẩy mạnh. Vì thế ngành cơng tác xã hội đóng
một vai trị hết sức quan trọng
Được sự giúp đỡ của Cục Bảo trợ và Hội NKT TP Hà Nội, Hội đã triển
khai dự án sinh kế cho hội viên của Hội NKT TT Tây Đằng để hội viên có kinh

phí để chăn ni, trồng rau sạch, mở một số các ngành nghề dịch vụ khác như
sửa chữa điện tử, mở xưởng may công nghiệp tại nhà và xây đường tiếp cận tại
trạm y tế thị trấn Tây Đằng giúp NKT được tiếp cận dịch vụ chăm sóc khám
chữa bệnh một cách tốt nhất.
Hội phối hợp với UBND huyện,trung tâm CTXH huyện Ba Vì Dương tổ
chức khảo sát và sửa chữa, xây dựng đường tiếp cận tại một số cơng trình cơng
cộng như : chợ TT Tây Đằng, chợ Mơ của xã Vạn Thắng, chợ Nhông của xã Phú
Sơn, chợ Dốc của xã Tản Hồng, chợ xã Thuần mỹ và Hội phối hợp với tổ chức
APCD cử 1 số đại biểu được tham dự tập huấn về môi trường không khuyết tật
tại Thái Lan.
Không những vậy mà Hội NKT huyện Ba Vì đã phối hợp chặt chẽ với
Hội NKT TP Hà Nội, Tổ Chức CRS,Trung tâm CTXH huyện triển khai thực
hiện dự án “hòa nhập cho trẻ khuyết tật”. Tổ chức cho cha mẹ trẻ khuyết tật tập
huấn một số kỹ năng như giáo dục chăm sóc trẻ khuyết tật nặng, kỹ năng tự
phục vụ bản thân, kỹ năng vận động chính sách, kỹ năng viết dự án và quản lý
dự án từ đó đã nhận được 6 dự án nhỏ từ tổ chức CRS như dự án chăn nuôi nhỏ,
dự án nâng cao tay nghề may công nghiệp, dự án cho trẻ khuyết tật giao lưu hòa
nhập cộng đồng ngày 1/6, tết trung thu… Đặc biệt là dự án dạy trẻ khuyết tật
nặng tại nhà từ tổ chức CRS đã được Hội liên hệ trực tiếp với phịng GD&ĐT
huyện Ba Vì, BGH 5 trường tiểu Phú Cường, Tản Hồng, Đồng Thái, Đông
Quang và Minh Châu và đã được nhà trường phân công từng giáo viên đến tận
17

17


nhà dạy các cháu đến nay có 16 cháu đang được hưởng lợi dự án 10 cháu đã biết
đọc, biết viết, 6 cháu đang được dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Nhân viên CTXH đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện Ba Vì tổ
chức 2 lớp dạy may công nghiệp cho hội viên theo nghị định 1956 của Thủ

tướng chính phủ, phối hợp với công ty TNHH Hồng Hà dạy 3 lớp nâng cao tay
nghề may công nghiệp cho NKT từ dự án CRS, đến nay có 3 xưởng may của
NKT tạo cơng ăn việc làm cho NKT và nhiều lao động khác.
Nhân viên CTXH đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề của huyện mở 3
lớp dạy may cho 120 hội viên; giới thiệu việc làm cho 15 hội viên làm việc tại
xưởng may trên địa bàn…. Từ các việc làm trên đã giúp các hội viên có việc
làm, hịa nhập cộng đồng và giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
III-ĐỀ XUẤT,GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA NHÂN
VIÊN CTXH TRONG TRỢ GIÚP NKT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG NKT THỤY AN:
Để NKT có thể hịa nhập cộng đồng,nhân viên CTXH nói riêng và xã hội
nói chung cần có những hoạt động trợ giúp,hỗ trợ,tạo điều kiện cho NKT trong
mọi hoạt động của xã hội.
Để tăng cường hiệu quả của quá trình trợ giúp NKT tại Trung tâm và tại
cộng đồng cần đưa ra những giải pháp như:
Nhân viên CTXH cần được đào tạo để triển khai các dịch vụ CTXH nói
chung và để thực hiện hoạt động trợ giúp với NKT nói riêng.
Phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp
của NKT tại Trung tâm và cộng đồng thông qua nguồn lực nội tại của cơ sở và
đặc biệt trong mạng lưới kết nối các cơ sở cung cấp dịch vụ.
Tăng cường chất lượng dịch vụ thông qua chuyên mơn hóa các hoạt động
trợ giúp thơng qua đội ngũ nhân viên CTXH được đào tạo và chuyên môn vị trí
việc làm, hỗ trợ từng nhóm đối tượng trong đó có NKT và cần ổn định vị trí
cơng việc lâu dài cho người thực hiện.
18

18


Nhân viên CTXH tăng cường quản lý thông qua chuyên nghiệp hóa hồ sơ

ca, cơng cụ, biểu mẫu và các hoạt động tác nghiệp để chun nghiệp hóa cơng
tác hỗ trợ nhằm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của NKT.
Nhân viên CTXH cần thúc đẩy hoạt động tham vấn, tạo niềm tin, động lực
và khám phá khả năng tiềm ẩn của NKT.
NVXH giúp NKT thay đổi nhận thức qua tập huấn, truyền thơng về quyền
NKT, chính sách pháp luật và trang bị các kỹ năng sống độc lập, tự biện hộ.
Khuyến khích sự tham gia, sự tự quyết của NKT trong mọi hoạt động thường
ngày.
Nhân viên CTXH cần tuyên truyền sâu rộng về quyền của NKT, hệ thống
chính sách, chương trình trợ giúp NKT, trách nhiệm của cộng đồng lợi ích đem
lại cho cộng đồng khi đời sống của NKT được cải thiện và có cơ hội hịa nhập
xã hội, lịch sử và giá trị dân tộc và giá trị cộng đồng khi trợ giúp người có hồn
cảnh khó khăn, các dịch vụ hỗ trợ xã hội, cách thức trợ giúp, giao tiếp với NKT
trong cuộc sống hàng ngày tại cộng đồng.
Nhân viên CTXH tăng cường năng lực cho các thành viên trong gia đình để
giúp họ hỗ trợ NKT có thể tự chăm sóc bản thân, sống độc lập đồng thời trang bị
cho họ kỹ năng quản lý cảm xúc, thay đổi nhận thức, tìm kiếm nhận diện khả
năng, điểm mạnh tăng cường sự tham gia, tôn trọng tiếng nói của thành viên gia
đình là NKT.

19

19


KẾT LUẬN
Cơng tác tun truyền về các chính sách, đề án, chương trình trợ giúp
NKT vẫn tiếp tục được các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan từ
Trung ương tới cơ sở triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Liên
hiệp Hội người khuyết tật Việt Nam, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trể mồ coi

Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội cứu trợ trẻ tàn tật Việt Nam, Hội nạn
nhân chất độc da cam/dioxin đã phối hợp với Bộ LĐ-TBXH tổ chức các chương
trình: “Vì nạn nhân chất độc da cam”, “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”,
“Hội ngộ doanh nhân, chủ cơ sở sản xuất là người khuyết tật”; Chương trình
giao lưu “ Một trái tim – Một thế giới” lần thứ XV; … những chương trình hội
thảo, giao lưu có sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức
xã hội về người khuyết tật và hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
Cùng với đó, triển khai tuyên truyền về PHNC cho NKT tại cộng đồng,
phòng ngừa và phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, tăng cường tham gia
bảo hiểm y tế của NKT, trong đó tập trung triển khai các hoạt động hưởng ứng
ngày NKT 3/12; Tổ chức đoàn thể thao NKT Việt Nam tham dự các đại hội thể
thao quốc tế dành cho NKT; Tập trung duy trì mối quan hệ hợp tác về NKT với
các đối tác song phương, đa phương trong khu vực và thế giới… ‘‘Đơn đốc kiện
tồn và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ giúp việc cho Ủy viên Ủy ban
quốc gia các cấp, các ngành và đôn đốc việc thành lập Ban công tác về NKT cấp
tỉnh’’.
Tất cả mọi người trong chúng ta cần có trách nhiệm chung tay giúp đỡ
người khuyết tật được sống được hòa nhập với cộng đồng, đảm bảo những
quyền lợi cơ bản của người khuyết tật.

20

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình cơng tác xã hội với người khuyết tật
Giáo trình chính sách xã hội

Giáo trình cơng tác xã hội cá nhân và gia đình
Giáo trình tâm lý học
/> />
21

21



×