Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tracnghiem luathinhsuvietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.51 KB, 39 trang )

Trắc nghiệm Luật Hình sự Việt Nam
Câu hỏi 1

Chức năng của ngành luật hình sự là
a. Cả 03 phương án trên
b. Giáo dục
c. Chống và phòng ngừa tội phạm
d. Bảo vệ

Đáp án đúng là: Cả 3 phương án trên
Vì: khái niệm luật hình sự và quy định của BLHS
Tham khảo: Điều 1 BLHS năm 2015
Câu hỏi 2

Bộ luật Hình sự Việt Nam khơng có hiệu lực áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
a. Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
b. Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
c. Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, khơng xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc lợi ích của Việt Nam và không thuộc
các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết.
d. Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đáp án đúng là: Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, khơng xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc lợi ích của Việt Nam và không thuộc
các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
Vì: khoản 2 Điều 6 BLHS
Câu hỏi 3

Luật Hình sự có hiệu lực trở về trước trong trường hợp:
a. Xác định có tội hoặc xác định tội nặng hơn



1


b. Xóa bỏ một tội phạm
c. Quy định nội dung khơng có lợi cho người bị áp dụng luật
d. Xác định TNHS nặng hơn

Đáp án đúng là: Xóa bỏ một tội phạm. Vì: K3 Điều 7 BLHS 2015
Tham khảo: Giáo trình
Câu hỏi 4

Có thể áp dụng hiệu lực trở về trước đối với Luật hình sự Việt Nam trong trường hợp:
a. Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự.
b. Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng án treo.
c. Điều luật quy định một hình phạt nặng hơn.
d. Điều luật mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự.

Đáp án đúng là: Điều luật mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự.
Vì: K3 Điều 7 BLHS 2015
Câu hỏi 5

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là…
a. Phương pháp phục tùng
b. Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
c. Phương pháp tự thỏa thuận
d. Phương pháp mệnh lệnh

Đáp án đúng là: Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
Vì: dựa vào phương pháp điều chỉnh – 1 bên quan hệ là nhà nước

Câu hỏi 6

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là…

2


a. Quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội
b. Quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân
c. Quan hệ giữa nhà nước và nạn nhân
d. Quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội và nạn nhân

Đáp án đúng là: Quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội
Vì: dựa vào khái niệm ngành luật hình sự
Câu hỏi 7

Thời điểm nào xác định phát sinh quan hệ xã hội giữa người phạm tội và Nhà nước?
a. Khi người phạm tội bị bắt
b. Khi người phạm tội bị xét xử
c. Khi phát hiện hành vi của người phạm tội
d. Khi hành vi phạm tội xảy ra

Đáp án đúng là: Khi hành vi phạm tội xảy ra.
Vì: Khi hành vi phạm tội xảy ra người phạm tội ln trong tình trạng phải bị truy cứu TNHS
Câu hỏi 8

Không truy cứu trách nhiệm tư tưởng của con người là biểu hiện của nguyên tắc nào trong
luật hình sự Việt Nam?
a. Nguyên tắc lỗi
b. Nguyên tắc nhân đạo

c. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
d. Nguyên tắc hành vi

Đáp án đúng là: Nguyên tắc hành vi
Tham khảo: giáo trình

3


Câu hỏi 9

Nguyên tắc nào là nguyên tắc đặc trưng của ngành luật hình sự?
a. Nguyên tắc pháp chế
b. Nguyên tắc nhân đạo
c. Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
d. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Đáp án đúng là: Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
Tham khảo: Giáo trình
Câu hỏi 10

Luật Hình sự Việt Nam cấm truy tội khách quan là biểu hiện của nguyên tắc nào?
a. Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
b. Ngun tắc pháp chế
c. Nguyên tắc hành vi
d. Nguyên tắc lỗi

Đáp án đúng là: Nguyên tắc lỗi
Tham khảo: giáo trình
Câu hỏi 11


Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật
a. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có

thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó
b. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
c. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả pháp lý bất lợi cho người thực hiện

hành vi nguy hiểm đó.

4


d. Xác định hình phạt áp dụng cho người thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội

Đáp án đúng là: Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình
phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó
Vì: Khái niệm luật hình sự
Tham khảo: Giáo trính
Câu hỏi 12

Bộ luật hình sự Việt Nam phân hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác
nhau là biểu hiện của nguyên tắc nào?
a. Nguyên tắc nhân đạo
b. Nguyên tắc hành vi
c. Nguyên tắc lỗi
d. Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Đáp án đúng là: Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
Tham khảo: giáo trình

Câu hỏi 13

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình

phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình

phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khơng lớn mà mức cao nhất của khung

hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 03 năm
d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của

khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình

5


Đáp án đúng là: Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình
Vì: K1 Điều 9 BLHS năm 2015
Câu hỏi 14

Người phạm tội làm gián điệp theo khoản 1 Điều 110, bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù. Trong
trường hợp này tội phạm mà họ thực hiện thuộc loại tội gì?

a. Đặc biệt nghiêm trọng
b. Ít nghiêm trọng
c. Rất nghiêm trọng
d. Nghiêm trọng

Đáp án đúng là: đặc biệt nghiêm trọng
Vì: căn cứ mức cao nhất của khung hình phạt quy định trong luật, khơng phải mức hình phạt tịa án
tun
Câu hỏi 15

Người phạm tội theo khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 – Tội cướp giật tài sản là tội phạm
a. Rất nghiêm trọng
b. Đặc biệt nghiêm trọng
c. Ít nghiêm trọng
d. Nghiêm trọng

Đáp án đúng là: Nghiêm trọng
Vì: khoản 1 Điều 9 BLHS
Câu hỏi 15b

Tình tiết hành hung để tẩu thoát trong tội cướp giật tài sản được hiểu là:
a. Người phạm tội dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản

6


b. Người phạm tội dùng vũ lực để gây thương tích của người khác
c. Người phạm tội dùng vũ lực để tước đoạt tính mạng người khác
d. Người phạm tội dùng vũ lực chống lại việc bắt giữ để tẩu thoát.


Đáp án đúng là Người phạm tội dùng vũ lực chống lại việc bắt giữ để tẩu thoát.
Vì: Hành hung để tẩu thoát ở tội cướp giật tài sản là trường hợp người phạm tội khi bị đuổi bắt đã
dùng vũ lực tấn công chống lại việc bắt giữ với mục đích để thoát thân chứ khơng phải giữ bằng
được tài sản.
Câu hỏi 15c

Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản (Điều 171) có đặc điểm đặc trưng là:
a. Lén lút
b. Gian dối
c. Làm nạn nhân lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được
d. Cơng khai và nhanh chóng.

Đáp án đúng là: Cơng khai và nhanh chóng.
Vì: Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt với tính chất cơng khai và
nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát.
Câu hỏi 16

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm nghiêm trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung

hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 03 năm
b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung

hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình
c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung

hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù


7


d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình

phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
Đáp án đúng là: Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
Vì: K1 Điều 9 BLHS năm 2015
Câu hỏi 17

Khẳng định nào đúng?
a. Mục đích phạm tội chỉ có trong các tội phạm cố ý.
b. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm.
c. Tất cả đều đúng.
d. Mục đích phạm tội là kết quả thực tế người phạm tội đạt được khi thực hiện tội phạm.

Đáp án đúng là: Mục đích phạm tội chỉ có trong các tội phạm cố ý.
Vì: mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi
thực hiện hành vi phạm tội.
Câu hỏi 18

Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm mà tội phạm:
a. Đã bắt đầu thực hiện
b. Đã chấm dứt trên thực tế.
c. Đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
d. Đã bị dừng lại vì những nguyên nhân ngoài ý muốn.

Đáp án đúng là: Đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Vì: Tội phạm hoàn thành thành tức là hoàn thành về mặt pháp lý, khi đó hành vi phạm tội đã thỏa

mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Câu hỏi 19

Trường hợp nào sau đây không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

8


a. Cướp tài sản của người khác nhưng sau đó đã trả lại tài sản.
b. Định giết người nhưng mới đâm người đó được một nhát thì đã băng bó và đưa nạn nhân đi cấp

cứu.
c. Định trộm cắp tài sản nhưng khơng dám thực hiện nữa vì sợ phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Đã dùng vũ lực quật ngã người phụ nữ để hiếp dâm nhưng sau đó khơng tiếp tục thực hiện hành

vi giao cấu vì nạn nhân van xin.
Đáp án đúng là: Cướp tài sản của người khác nhưng sau đó đã trả lại tài sản.
Vì: Trường hợp cướp tài sản của người khác tội phạm đã hồn thành rồi nên khơng cịn là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc tội phạm.
Câu hỏi 20

Người có hành vi chuẩn bị phạm tội nào sau đây thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
a. Tội trộm cắp tài sản
b. Tội rửa tiền
c. Tội giết người
d. Tội bạo loạn

Đáp án đúng là: Tội trộm cắp tài sản.
Vì: BLHS 2015 không quy định người chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản phải chịu TNHS (Khoản 2
Điều 14)

Tham khảo: Khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 21

Người phạm tội trong trường hợp chưa đạt vơ hiệu thì:
a. Khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Được miễn trách nhiệm hình sự.

9


d. Được miễn hình phạt.

Đáp án đúng là: Phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vì: Phạm tội chưa đạt vơ hiệu là một trường hợp của phạm tội chưa đạt. Điều 15 Bộ luật hình sự đã
quy định người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tham khảo: Điều 15 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 22

Tình tiết nào sau đây không thuộc về giai đoạn chuẩn bị phạm tội
a. Tìm người cảnh giới cho mình.
b. Nói chuyện với bạn thân về ý định phạm tội của mình
c. Mua sắm công cụ phạm tội
d. Vẽ sơ đồ địa điểm sẽ thực hiện tội phạm

Đáp án đúng là: Nói chuyện với bạn thân về ý định phạm tội của mình
Vì: khơng truy cứu TNHS đối với tư tưởng, suy nghĩ.
Tham khảo: Giáo trình
Câu hỏi 23


Đối với hành vi đã thực hiện, người sai lầm về pháp luật:
a. Phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đã thực hiện có các dấu hiệu cấu thành tội

phạm.
b. Khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Ln phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình

sự.
Đáp án đúng là: Phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đã thực hiện có các dấu hiệu cấu thành
tội phạm.
Vì: Nếu sai lầm về pháp luật mà hành vi phạm tội cấu thành một tội phạm mới thì người đó phải
chịu TNHS.

10


Câu hỏi 24

Dấu hiệu nào khơng bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
a. Dấu hiệu hành vi
b. Dấu hiệu lỗi
c. Dấu hiệu mục đích phạm tội
d. Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi

Đáp án đúng là: Dấu hiệu mục đích phạm tội
Vì: 03 dấu hiệu còn lại là dấu hiệu bắt buộc.
Tham khảo: Giáo trình
Câu hỏi 25


Các giai đoạn chuẩn bị phạm tội được tính
a. Từ khi có ý định phạm tội đến khi bắt tay vào việc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội

phạm.
b. Từ khi có ý định phạm tội đến khi đã tạo xong điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
c. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến khi bắt tay vào việc thực

hiện hành vi đầu tiên trong mặt khách quan của tội phạm.
d. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến trước khi bắt tay

vào việc thực hiện tội phạm.
Đáp án đúng là: Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến trước khi bắt
tay vào việc thực hiện tội phạm.
Vì: Chuẩn bị phạm tọi là tìm kiếm, sửa sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện
khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015
Câu hỏi 26

Đối với các tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vơ ý:
a. Có thể xuất hiện giai đoạn phạm tội chưa đạt.

11


b. Có thể xuất hiện giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu tội phạm đó là tội đặc biệt nghiêm trọng.
c. Khơng có các giai đoạn phạm tội.
d. Có thể xuất hiện một hoặc một số giai đoạn phạm tội cụ thể.

Đáp án đúng là: Khơng có các giai đoạn phạm tội.
Vì: các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ có ở tội phạm có lỗi vơ ý.

Câu hỏi 27

Để được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm
mà người phạm tội thực hiện phải đang ở giai đoạn:
a. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (đã hoàn thành)
b. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (thuộc trường hợp chưa đạt vô hiệu)
c. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (chưa hoàn thành)
d. Phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm hoàn thành

Đáp án đúng là: Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (chưa hồn thành)
Vì: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khong thực hiện tội phạm đến cùng, tuy
khơng có gì ngăn cản.
Tham khảo: Điều 16 BLHS
Câu hỏi 28

Trong khoa học luật hình sự thì khơng hành động phạm tội là:
a. Gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
b. Không làm một việc pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
c. Thực hiện tội phạm thông qua người khác.
d. Không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Đáp án đúng là: Không làm một việc pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

12


Vì: Khơng hành động phạm tội là hình thức thể hiện của hành vi khách quan, làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ
thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm.
Câu hỏi 29


Theo cách phân loại của luật hình sự Việt Nam thì tội phạm có mức cao nhất của khung hình
phạt là 10 năm tù thuộc loại tội:
a. Đặc biệt nghiêm trọng
b. Rất nghiêm trọng
c. Ít nghiêm trọng
d. Nghiêm trọng

Đáp án đúng là: Rất nghiêm trọng
Vì: khoản 1 Điều 9 BLHS
Câu hỏi 30

Đối với tội phạm có cấu thành vật chất thì tội phạm hồn thành khi:
a. Người phạm tội đã thực hiện tội phạm.
b. Người phạm tội đã gây ra hậu quả.
c. Người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan.
d. Người phạm tội đã chuẩn bị công cụ phương tiện.

Đáp án đúng là: Người phạm tội đã gây ra hậu quả.
Vì: Tội phạm hồn thành là khi tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành
tội phạm. Đối với cấu thành tội phạm vật chất tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra
hậu quả..
Câu hỏi 30b

Đối với tội phạm có cầu thành hình thức thì tội phạm hồn thành khi:
a. Người phạm tội đã kết thúc tội phạm.

13



b. Người phạm tội đã thực hiện tội phạm.
c. Người phạm tội đã gây ra hậu quả
d. Người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm.

Đáp án đúng là: Người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm.
Vì: Tội phạm hồn thành là trường hợp hành vi phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong
cấu thành tội phạm. Đối với cấu thành tội phạm hình thức, tội phạm hồn thành khi người phạm tội
đã thực hiện hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Câu hỏi 31

Về trách nhiệm hình sự, người 16 tuổi trở lên sẽ:
a. Khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Được miễn trách nhiệm hình sự
c. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật
có quy định khác.
d. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Đáp án đúng là: Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà
bộ luật có quy định khác.
Vì: Theo khoản 1 Điều 12 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 32

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm ít
nghiêm trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khơng lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt
cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm


14


b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm

c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù
đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm

Đáp án đúng là: Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
Vì: K1 Điều 9 BLHS năm 2015
Câu hỏi 33

Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp
a. Định gây thiệt hại cho khách thể nhưng khơng gây thiệt hại được vì đối tượng tác
động khơng có tính chất mà người phạm tội cho là có.
b. Cả 3 phương án trên
c. Định gây thiệt hại cho khách thể nhưng không gây thiệt hại được vì khơng có đối
tượng tác động
d. Định gây thiệt hại nhưng khơng được vì sử dụng nhầm cơng cụ phạm tội.

Đáp án đúng là: Cả 3 phương án trên
Vì: chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của
việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện và đối tượng tác động của tội phạm.

Câu hỏi 34

Trường hợp nào sau đây được coi là có đồng phạm:
a. Hai người cùng khơng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cùng thực hiện tội phạm.
b. Một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và một người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

cùng cố ý thực hiện tội phạm.

15


c. Hai người cùng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
d. Một người có năng lực trách nhiệm hình sự và một người khơng có năng lực trách nhiệm hình

sự cùng cố ý thực hiện tội phạm.
Đáp án đúng là: Hai người cùng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Vì: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Tham khảo: Điều 17 BLHS
Câu hỏi 35

Trong đồng phạm, người có hành vi giúp sức là người:
a. Cùng người khác trực tiếp thực hiện tội phạm.
b. Tổ chức những người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.
c. Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác thực hiện tội phạm.
d. Tác động đến người khác để họ thực hiện tội phạm.

Đáp án đúng là: Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác thực hiện tội phạm.

T Vì: Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự thì người giúp sức là người tạo điều kiện vật chất
hoặc tinh thần cho người khác thực hiện tội phạm.
Tham khảo: Điều 17 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 36

Những người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người
thực hành nếu:
a. Hành vi phát sinh ngoài kế hoạch nhưng được những người đồng phạm khác chấp nhận
b. Hành vi nằm trong kế hoạch của những người động phạm.
c. Hành vi nằm trong dự tính của những người đồng phạm.
d. Hành vi khơng nằm trong kế hoạch chung của những người đồng phạm.

16


Đáp án đúng là: Hành vi không nằm trong kế hoạch chung của những người đồng phạm.
Tham khảo: giáo trình
Câu hỏi 37

Lỗi trong đồng phạm chỉ có thể là:
a. Lỗi cố ý
b. Lỗi vô ý
c. Lỗi cố ý trực tiếp.
d. Lỗi cố ý gián tiếp.

Đáp án đúng là: Lỗi cố ý trực tiếp.
Vì: Điều 17 Bộ luật hình sự quy định:
Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Do vậy lỗi trong
đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Tham khảo: Điều 17 Bộ luật hình sự 2015.

Câu hỏi 38

Có bao nhiêu loại người trong đồng phạm?
a. 1
b. 3
c. 2
d. 4

Đáp án đúng là: 4
Vì: Khoản 3 Điều 17 quy định:
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Tham khảo: Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 39

Mỗi người đồng phạm có thể tham gia vào việc thực hiện tội phạm ngay từ đầu
những cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng:

17


a. Chưa hoàn thành.
b. Chưa bị phát hiện.
c. Chưa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
d. Chưa kết thúc.

Đáp án đúng là: Chưa kết thúc
Tham khảo: giáo trình
Câu hỏi 40

Trong một vụ đồng phạm thì người trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã

hội là:
a. Người xúi giục
b. Người thực hành
c. Người giúp sức
d. Người tổ chức

Đáp án đúng là: Người thực hành
Vì: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, do vậy họ là người trực tiếp
thực hiện tội phạm.
Câu hỏi 41

Người có hành vi hứa hẹn tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có thì bị:
a. Bị truy cứu về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
b. Được miễn trách nhiệm hình sự
c. Truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trị đồng phạm.
d. Khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáp án đúng là: Truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trị đồng phạm.

18


Vì: Hành vi hứa hẹn sẽ tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được là hành vi giúp sức
trong đồng phạm. Trong trường hợp này họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng
phạm giúp sức cho người phạm tội.
Câu hỏi 42

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu lý trí trong lỗi cố ý của những người đồng
phạm?
a. Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của những người đồng phạm khác cũng nguy hiểm cho


xã hội
b. Mỗi người đồng phạm chỉ biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
c. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu quả.
d. Mỗi người đồng phạm đều biết cùng hành động với mình cịn có những người khác.

Đáp án đúng là: Mỗi người đồng phạm đều biết cùng hành động với mình cịn có những người
khác.
Vì: Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người động phạm không chỉ cố ý với hành vi
của mình mà cịn mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác.
Câu hỏi 43

Trong đồng phạm, người đóng vai trị nguy hiểm nhất trong đồng phạm là:
a. Người xúi giục
b. Người tổ chức
c. Người giúp sức
d. Người thực hành

Đáp án đúng là: Người tổ chức
Vì: Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Do vậy trong đồng
phạm người tổ chức là người có vai trị nguy hiểm nhất.
Câu hỏi 44

Trong khoa học luật hình sự thì có bao nhiêu loại người thực hành?
a. 4

19


b. 3

c. 2
d. 1

Đáp án đúng là: 2
Vì: Trong khoa học luật hình sự thì người thực hành sẽ có hai dạng là người thực hành dạng thứ
nhất và người thực hành ở dạng thứ hai.
Câu hỏi 45

Vụ án nào sau đây là vụ đồng phạm giản đơn?
a. A hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tài sản mà B cướp giật được
b. Khơng có vụ nào thuộc hình thức này
c. A cung cấp súng để B bắn chết nạn nhân.
d. A và B dùng vũ lực với nạn nhân rồi cả 2 cùng thực hiện hành vi giao cấu

Đáp án đúng là: A và B dùng vũ lực với nạn nhân rồi cả 2 cùng thực hiện hành vi giao cấu
Vì: đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia vào vụ phạm tội
đều có vai trị là người thực hành.
Câu hỏi 46

Thủ đoạn nào sau đây không phải là thủ đoạn của tội hiếp dâm (Điều 141)?
a. Dùng vũ lực để giao cấu
b. Lợi dụng tình trạng khơng thể chống cự của người khác để giao cấu
c. Lợi dụng người lệ thuộc mình để ép họ miễn cưỡng giao cấu
d. Đe dọa dùng vũ lực để giao cấu

Đáp án đúng là: Lợi dụng người lệ thuộc mình để ép họ miễn cưỡng giao cấu
Vì: Lợi dụng người lệ thuộc mình để ép họ miễn cưỡng giao cấu là thủ đoạn của tội
Cưỡng dâm

20



Câu hỏi 47

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định hậu quả của tội phạm phải ở
mức độ tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?
a. 31% trở lên.
b. 11% trở lên.
c. 61% trở lên.
d. 30% trở lên.

Đáp án đúng là: 31% trở lên.
Vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015.
Tham khảo: Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015.
Câu hỏi 48

Tình tiết “có tính chất loạn luân” quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 141 Bộ luật
Hình sự 2015 được áp dụng trong trường hợp nào sau đây:
a. Người phạm tội và nạn nhân là 2 anh em con chú – con bác
b. Người phạm tội và nạn nhân là anh em cùng mẹ khác cha
c. Người phạm tội và nạn nhân có quan hệ lệ thuộc
d. Người phạm tội và nạn nhân là cha nuôi và con nuôi

Đáp án đúng là: Người phạm tội và nạn nhân là anh em cùng mẹ khác cha
Vì: Đây là trường hợp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dịng máu về
trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ
hoặc cùng mẹ khác cha.
Tham khảo: Điều 184 BLHS năm 2015
Câu hỏi 49


Tội phạm nào sau đây khơng áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ?
a. Tội vô ý làm chết người.

21


b. Tội khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
c. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
d. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Đáp án đúng là: Tội vơ ý làm chết người.
Vì: Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự về tội vơ ý làm chết người thì:
Người nào vơ ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Tham khảo: Điều 128 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 50

Hiếp dâm dẫn đến hậu quả chết người (điểm d khoản 3 Điều 141 BLHS) là trường
hợp:
a. Lỗi với hành vi của người phạm tội là vô ý và lỗi đối với hậu quả chết người là cố ý
b. Lỗi với hành vi và hậu quả đều là cố ý.
c. Lỗi với hậu quả chết người là lỗi cố ý.
d. Lỗi với hậu quả chết người là lỗi vô ý.

Đáp án đúng là: Lỗi với hậu quả chết người là lỗi vơ ý.
Vì: Hiếp dâm dẫn đến chết người là trường hợp mà lỗi của người phạm tội đối với hậu
quả chết người là lỗi vô ý. Nếu lỗi với hậu quả chết người là lỗi cố ý người phạm tội bị
xử lý về tội hiếp dâm và tội giết người

Câu hỏi 51

Chủ thể của tội giết người là:
a. Người từ đủ 14 tuổi.
b. Chủ thể thường
c. Người từ đủ 16 tuổi

22


d. Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.

Đáp án. Đáp án đúng là: Chủ thể thường
Vì: Tội giết người là tội phạm có dấu hiệu chủ thể là chủ thể thường, tức là chỉ cần họ
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi 52

Khách thể của tội giết người là:
a. Thân thể của con người.
b. Danh dự của con người.
c. Sức khỏe của con người.
d. Quyền sống của con người.

Tội giết người xâm phạm đến một trong những khách thể quan trọng nhất, đó là quyền sống của
con người.
Câu hỏi 53

Chỉ được coi là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu
nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội là:
a. Do lỗi của nạn nhân.

b. Do hành vi phạm tội của nạn nhân.
c. Do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
d. Do hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân.

Đáp án đúng là Do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
Tham khảo: Giáo trình
Câu hỏi 54

Một trong các dấu hiệu bắt buộc có trong mặt khách quan của tội giết người là:
a. Mục đích giết người.

23


b. Động cơ giết người.
c. Hậu quả chết người.
d. Lỗi cố ý.

Đáp án đúng là: Hậu quả chết người.
Vì: Các dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội giết người là: hành vi tước đoạt tính mạng
người khác và hậu quả chết người xảy ra.
Câu hỏi 54b

Hậu quả nào sau đây là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong tội bức tử?
a. Nạn nhân chết.
b. Nạn nhân tự sát.
c. Nạn nhân thiệt hại về thể chất
d. Nạn nhân bị thương.

Đáp án đúng là: Nạn nhân tự sát.

Vì: Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 chỉ địi hỏi hành vi phạm tội đã dẫn đến xử sự tự sát, chứ khơng
địi hỏi nạn nhân chết. Việc nạn nhân chết hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm.
Tham khảo: Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015.
Câu hỏi 55

Tội phạm nào sau đây được thực hiện bằng hình thức khơng hành động phạm tội?
a. Tội hành hạ người khác.
b. Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
c. Tội bức tử.
d. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

24


Vì: Tội khơng cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là trường hợp thấy người
khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù có điều kiện để cứu giúp nhưng khơng cứu
làm người đó chết. Đây là tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động phạm tội.
Câu hỏi 56

Hành vi quan hệ tình dục khác khơng phải là hành khách quan của tội phạm nào sau đây?
a. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
b. Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
c. Tội cưỡng dâm.
d. Tội hiếp dâm.

Đáp án. Đáp án đúng là: Tội dâm ơ với người dưới 16 tuổi.
Vì: Theo quy định tại Điều 146 về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi thì:
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ơ đối với người dưới 16 tuổi khơng nhằm mục đích
giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng

đến 03 năm.
Do vậy hành vi giao cấu và hành vi tình dục khác không phải là hành vi khách quan của tội này.
Tham khảo: Điều 146 Bộ luật hình sự 2015.
Câu hỏi 57

Hình phạt nào sau đây khơng áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội:
a. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
b. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
c. Cấm cư trú
d. Phạt tiền

Đáp án đúng là: Cấm cư trú.
Vì: Theo quy định tại Điều 33 thì hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
- Phạt tiền;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×